Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thực trạng và biện pháp đổi mới PPDH ở trường CĐSP Quảng Ngãin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.65 KB, 24 trang )

Thực trạng và biện pháp đổi mới PPDH
ở trường CĐSP Quảng Ngãin
PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Những vấn đề chung :
 Xuất phát từ yêu cầu của giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước với nền sản xuất của chúng ta đang có nhiều chuyển biến tích cực, đặc
biệt, các lĩnh vực ngành nghề trong xã hội từ chỗ lao động chân tay chuyển
sang lao động trí tuệ. Do tính chất lao động xã hội như vậy nên xã hội cần
một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao. Điều này
có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến mục tiêu, nội dung đào tạo và phương
pháp dạy học ở đại học, cao đẳng (gọi chung là phương pháp dạy học đại
học) hiện nay.
 Sự bùng nổ thông tin và khoa học công nghệ
-Số lượng thông tin ngày càng nhiều, đa dạng và phong phú; kiến thức của
con người mau chóng trở nên lạc hậu trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học và công nghệ trên thế giới.
-Sự phát triển của khoa học và công nghệ làm nảy sinh nhiều ngành nghề
mới, cơ cấu xã hội biến đổi, đội ngũ lao động trí óc tăng nhanh. Các thành
tựu của khoa học được ứng dụng nhanh và hiệu quả trong mọi lĩnh vực.
-Khi tri thức đã trở thành yếu tố thúc đẩy kinh tế sản xuất phát triển, làm cho
xã hội hiện đại thay đổi nhanh về mặt hình thái thì con người nói chung,
người lao động nói riêng không phải chỉ cần tri thức vốn có mà cần phải có
khả năng luôn làm giàu tri thức cho mình, nghĩa là phải biết cách tự học, tự
nghiên cứu và học suốt đời.
 Xuất phát từ thực tiễn của giáo dục đại học hiện nay:
-So với trước đây, sinh viên ngày nay có quá nhiều thay đổi. Môi trường và
điều kiện sống đã làm thay đổi tư tưởng, tình cảm và nhận thức trong mỗi
SV. Họ là những người năng động, có nhu cầu nhận thức cao, có khả năng
hoạt động độc lập, sáng tạo. Thực tế cho thấy động cơ học tập của họ rất đa
dạng, do đó quá trình rèn luyện, học tập, sinh hoạt của họ cũng rất khác


nhau.
Thực trạng và biện pháp đổi mới PPDH ở trường CĐSP Quảng Ngãinn  5
-Mục tiêu chiến lược của giáo dục của nước ta hiện nay là “nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục phải tạo ra con người có
phẩm chất cách mạng, nhân văn, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, có sức
khoẻ tốt… nhưng trong thực tế giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói
riêng của nước ta hiện nay vẫn chưa đạt được mục tiêu này.
-Nền giáo dục của ta còn lạc hậu so với các nước trong khu vực: nội dung
chương trình chậm đổi mới , cơ sở vật chất nghèo nàn, phương pháp giảng
dạy cũ kỷ, chưa thực sự góp phần phát huy tính tích cực, chủ động trong học
tập, nghiên cứu của sinh viên.
1.2 Những vấn đề trong trường CĐSP
-Trường CĐSP là cơ sở đào tạo giáo viên trung học cơ sở, tiểu học , mầm
non có trình độ chuẩn CĐSP hoặc chuẩn trung cấp sư phạm. Việc đổi mới
phương pháp dạy học bộ môn trong nhà trường đã xuất phát từ những yêu
cầu thực tế của giáo dục phổ thông vì hiện nay các bậc học tiểu học, THCS
đã hoàn thành đổi mới nội dung chương trình SGK và phương pháp dạy học.
-Việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn trong nhà trường đã xuất phát từ
sự tích hợp 4 khía cạnh:
+Phương pháp được thể hiện ở quá trình dạy học bộ môn với tư cách là
các hoạt động sư phạm chủ yếu của trường.
+Phương pháp dạy học phải đảm bảo được tính đại học.
+Phương pháp dạy học phải phù hợp với các phương pháp dạy học ở
phổ thông.
+Phương pháp dạy học bộ môn nhằm đạt được mục tiêu giáo dục
chung, vừa đào tạo nghề dạy học.
Thông qua hội thảo liên trường tổ chức năm 2002 (các trường CĐSP
miền Trung và Tây nguyên) và các lần hội thảo cấp trường khác, nhà trường
đã có những sự cố gắng bền bỉ qua hoạt động dạy học thực tiễn để tìm ra giải
pháp thích hợp đổi mới phương pháp dạy học bộ môn nhằm đáp ứng yêu cầu

chung của xã hội trong khi chờ Bộ GD&ĐT có định hướng đổi mới nội dung
chương trình, giáo trình và phương pháp dạy học ở bậc cao đẳng.
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng , đề xuất một số biện pháp và tăng cường quản
lý, củng cố các biện pháp hiện hành nhằm góp phần cùng nhà trường trong
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học ở từng bộ môn
tại trường CĐSP Quảng Ngãi có hiệu quả.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thực trạng và biện pháp đổi mới PPDH ở trường CĐSP Quảng Ngãinn  6
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và những biện pháp đổi
mới phương pháp dạy học (ở trường CĐSP Quảng Ngãi).
4.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc đổi mới phương
pháp dạy học ở các bậc học trong nước ta hiện nay.
2. Khảo sát và phân tích thực trạng việc đổi mới phương pháp dạy học ở
trường CĐSP Quảng Ngãi.
3. Đề xuất một số biện pháp nhằm tổ chức thực hiện, quản lý đổi mới
phương pháp dạy học có hiệu quả.
5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Như đã trình bày, trường CĐSP Quảng Ngãi không chỉ đào tạo giáo
viên THCS mà còn đào tạo GV Tiểu học, Mầm non ở trình độ chuẩn. Do
thời gian có hạn, đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng và biện pháp đổi mới
phương pháp dạy học ở bậc cao đẳng đào tạo giáo viên THCS tại trường.
6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
6.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
6.2.Phương pháp quan sát, điều tra, nghiên cứu sư phạm
6.3.Tổng kết kinh nghiệm.

PHẦN NỘI DUNG
Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm
1.1.1.Phương pháp
Thực trạng và biện pháp đổi mới PPDH ở trường CĐSP Quảng Ngãinn  7
Thuật ngữ “phương pháp” được dịch từ tiếng Hy lạp là “methodos” . Nó
được hiểu là “con đường theo dõi sau một đối tượng” hay hiểu một cách cụ
thể là :
-Phương pháp là cách thức, là con đường, là phương tiện, là tổ hợp các bước
mà trí tuệ phải đi theo để tìm ra chân lý.
-Phương pháp là tổ hợp những qui tắc, nguyên tắc qui phạm chỉ đạo hành
động.
-Phương pháp là ý thức về hình thức của sự vận động bên trong của nội dung
(theo Hêghen)
-Phương pháp là một hoạt động có tổ chức hợp lý (theo quan điểm của
thuyết vận động)
Với mục đích khác nhau, nội dung khác nhau thì phương pháp cũng
khác nhau, nghĩa là phương pháp chịu sự chi phối của mục đích và nội dung,
không có phương pháp vạn năng ứng cho mọi mục đích, mọi nội dung.
1.1.2.Phương pháp dạy học
Trong lý luận dạy học, có các định nghĩa sau :
-Theo cố GS Hà Thế Ngữ : Phương pháp dạy học là phương pháp chuyển
giao kinh nghiệm lịch sử xã hội của cộng đồng vào cá nhân. Kinh nghiệm
được hiểu là toàn bộ những gì mà cộng đồng đã trải qua, đã biết, đã thừa
nhận.
Trong định nghĩa này, tác giả đã nhấn mạnh đến người học
-Theo GS Nguyễn Văn Lê: Phương pháp dạy học là cách thức mà các nhà sư
phạm sử dụng để chuyển giao những tri thức khoa học, những giá trị văn
hoá, đạo đức, những kỹ năng cho người học, làm cho người học lĩnh hội
những vấn đề trên để xây dựng bản thân mình theo các yêu cầu của sự phát

triển kinh tế, xã hội trong cộng đồng.
Trong định nghĩa này, tác giả đã nhấn mạnh đến cả người học và
người dạy.
-Theo GS Trần Bá Hoành:
Nếu dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học
trong hoạt động học tập thì phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của
giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập của người học
nhằm giúp người học chủ động đạt các mục tiêu dạy học.
Trong định nghĩa này, tác giả không những đề cập đến vai trò người dạy
và người học mà còn nói lên mối quan hệ giữa người dạy và người học.
Thực trạng và biện pháp đổi mới PPDH ở trường CĐSP Quảng Ngãinn  8
Theo ông, thuật ngữ “dạy học” vốn dùng để phản ánh hoạt động của
người dạy. Đối tượng của hoạt động dạy là người học, nhưng người học vừa
là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt động học. Nếu người học không chủ
động thì việc dạy khó đạt được kết quả mong muốn.
Vậy phương pháp dạy học phải bao gồm cả cách thức dạy của giáo viên
và cách thức học của người học.
-Theo Bách khoa toàn thư sư phạm của Nga: phương pháp dạy học là cách
thức làm việc của giáo viên và học sinh, nhờ đó học sinh nắm vững kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực trí
tuệ.
-Theo GSTS Meier (Đức): Phương pháp dạy học là những hình thức và cách
thức mà giáo viên thực hiện giúp học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên
và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể.
Một cách tổng quát, có thể hiểu “ phương pháp dạy học là cách thức
hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập
nhằm giúp người học chủ động đạt các mục tiêu dạy học”.
1.1.3. Chất lượng
Các định nghĩa về chất lượng, theo các tư liệu khác nhau:
-Theo từ điển tiếng Việt phổ thông: Chất lượng là tổng thể những tính chất,

thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc…) làm cho sự vật (sự việc…) này phân
biệt với sự vật (sự việc…) khác.
-Theo Oxford Poket Dictionary: Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng
so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số
cơ bản.
-Theo tiêu chuẩn Pháp NFX 50 -109: Chất lượng là tiềm năng của một sản
phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng.
-Theo TCVN ISO 8402: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể
(đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu
cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn.
-Theo INQAAHE (international Network for Quanlity Assurance Agencies):
Chất lượng là sự phù hợp với mục đích.
Như vậy quan niệm về chất lượng tuy có khác nhau nhưng đều có
chung một ý tưởng : Chất lượng là sự thoả mãn một yêu cầu nào đó.
1.1.4.Chất lượng giáo dục đào tạo
Thực trạng và biện pháp đổi mới PPDH ở trường CĐSP Quảng Ngãinn  9
Mặc dù khó có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát về chất lượng trong
giáo dục đào tạo đại học, song các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng tìm ra
cách tiếp cận phổ biến nhất. Cơ sở của cách tiếp cận này là xem chất lượng
là một khái niệm mang tính tương đối, đa diện, đa chiều và với những chủ
thể khác nhau có thể có những ưu tiên khác nhau. Ví dụ đối với thầy giáo và
sinh viên thì ưu tiên của khái niệm chất lượng phải là quá trình đào tạo, là cơ
sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho quá trình dạy và học, còn đối với người sử
dụng thì ưu tiên về chất lượng của họ là trình độ, năng lực và kiến thức của
sinh viên tốt nghiệp ra trường.
Tuy nhiên, ta có thể biết chắc rằng chất lượng đào tạo được đánh giá
qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với chương trình đào tạo
và chất lượng đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo
sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, nghĩa là đáp ứng đựợc những yêu
cầu đa dạng của kinh tế, xã hội trước mắt cũng như trong quá trình phát triển

.
1.2.Cơ sở lý luận
1.2.1.Quá trình phát triển về lý luận dạy học đại học ở Việt Nam
Dạy học đại học, cao đẳng (gọi chung là dạy học đại học) nói chung
và phương pháp dạy học đại học nói riêng của Việt Nam có thể chia làm 3
giai đoạn cơ bản:
-Giai đoạn hình thành: Trước những năm 80 của thế kỷ 20, hầu hết là sử
dụng tài liệu dịch từ nước ngoài mà chủ yếu là các nước XHCN. Những tài
liệu này đã đóng góp cho sự hình thành lý luận dạy học đại học ở Việt Nam.
Có thể kể đến như tài liệu “Quá trình dạy học ở đại học” của Zimoviep
( Maxcơva 1968), “Các vấn đề tổ chức lao động sư phạm khoa học ở đại
học” của Molibog (Maxcơva 1971), “Những bài giảng về lý luận dạy học đại
học” của Arkha-Ghenxki” (Maxcơva 1974) v.v…
-Giai đoạn ổn định: Có thể xem lý luận dạy học đại học ở Việt Nam cơ bản
được hoàn thiện trong những năm 1980 đến 1990 . Một loạt các công trình
nghiên cứu về dạy học đại học ra đời làm cho vấn đề lý luận dạy học đại học
ở ta dần ổn đinh. Có thể kể đến như “ Một số vấn đề về giáo dục đại học
(Viện nghiên cứu Đại học-THCN 1974) , “Những vấn đề KHGD về đại học và
THCN” (Lê Văn Giang – 1988), “Lý luận dạy học đại học” (Đặng Vũ Hoạt ,
1994) v.v… Có thể tập hợp các vấn đề cơ bản của các công trình nghiên cứu
trên như sau :
+Tính cấp bách của việc xây dựng giáo dục đại học.
+Mô hình đào tạo ở các trường đại học.
Thực trạng và biện pháp đổi mới PPDH ở trường CĐSP Quảng Ngãinn  10
+Những vấn đề chung về phương pháp đào tạo và tự đào tạo ở đại
học.
+Công tác tư tưởng , chính trị cho sinh viên.
+Kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên làm công tác nghiên cứu khoa
học.
+Công tác lãnh đạo, quản lý trường học.

-Giai đoạn phát triển: Từ chỗ chỉ trao đổi học tập kinh nghiệm của nước
ngoài, lý luận dạy học đại học Việt Nam dần dần được nghiên cứu có hệ
thống, tạo cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên do sự bùng
nổ dân số, bùng nổ thông tin và sự phát triển của kinh tế xã hội diễn ra nhanh
chóng nên hệ thống lý luận dạy học đại học của ta sớm bộc lộ những hạn chế
. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, nhất là những năm đầu của thế kỷ 21,
cùng với sự nghiệp đổi mới giáo dục, lý luận dạy học đại học cũng đang trên
đà tìm tòi hướng phát triển để mong đáp ứng kịp thời những đòi hỏi khách
quan của đời sống xã hội, theo kịp các nước trong khu vực và thế giới.
1.2.2.Những nghiên cứu cơ bản về phương pháp dạy học đại học ở
Việt Nam:
Ở Việt Nam, lý luận dạy học đại học ra đời muộn hơn so với lý luận
dạy học phổ thông. Đây là lĩnh vực còn rất non trẻ , số lượng chuyên gia đầu
ngành tham gia nghiên cứu còn rất ít. Có thể kể đến các nghiên cứu của các
tác giả như Lê Khánh Bằng, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Quang, Trần Bá
Hoành v.v… Các tác giả đã tập trung vào những vấn đề sau :
Vị trí của phương pháp dạy học đại học:
Hiện nay còn tồn tại 3 quan điểm chính về vấn đề này:
-Quan điểm 1: Không tồn tại phương pháp dạy học đại học. Nhiều giáo sư,
tiến sĩ không dựa vào phương pháp dạy học nào mà vẫn dạy hay, lôi cuốn
sinh viên.
-Quan điểm 2:Phương pháp dạy học đại học được tích lũy theo kinh nghiệm
của cán bộ giảng dạy, mỗi người có một cách dạy riêng trên cơ sở có tri thức
khoa học, chuyên ngành uyên bác..
-Quan điểm 3:Phương pháp dạy học đại học là một thành tố của quá trình
dạy học đại học. Nó là con đường cơ bản để thực hiện mục đích, nội dung
của quá trình dạy học. Hoạt động dạy học phải có phương pháp dạy học.
Các chuyên gia đã có đánh giá chung như sau : quan điểm 1 không thể
đứng vững vì không phù hợp với quan điểm khoa học về hoạt động dạy học.
Quan điểm 2 là quan điểm của chủ nghĩa duy nghiệm, quá đơn giản. Quan

điểm 3 được nhiều người chấp nhận vì quá trình dạy học đại học phải là đối
Thực trạng và biện pháp đổi mới PPDH ở trường CĐSP Quảng Ngãinn  11
tượng khoa học. Đó là đối tượng nghiên cứu của giáo dục học nói chung và
lý luận dạy học đại học nói riêng .
Về bản chất, đặc điểm và hệ thống dạy học đại học:
Các chuyên gia đã nghiên cứu và đi sâu theo các hướng:
-Phương pháp luận chỉ đạo nghiên cứu và sử dụng các phương pháp dạy học
đại học.
-Vận dụng lý luận dạy học đại cương để tiếp cận nghiên cứu dạy học đại
học.
-Trình bày hệ thống khái niệm, bản chất và phân loại phương pháp dạy học
đại học. Về lĩnh vực này cần chú ý đến đặc điểm của dạy học đại học.
Phương pháp dạy học đại học có các đặc điểm sau:
+Gắn liền với ngành nghề đào tạo.
+Gắn liền với thực tiễn xã hội.
+Tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học.
+Kích thích cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên.
+Rất đa dạng, tuỳ theo loại hình đào tạo, mục đích, nội dung, đặc
điểm người dạy, người học.
+Gắn với thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.
1.2.3Những nghiên cứu hoàn thiện và đổi mới phương pháp dạy học
đại học.
Việc nghiên cứu hoàn thiện và đổi mới phương pháp dạy học đại học
trong những năm gần đây đã diễn ra mạnh mẽ và đã triển khai ứng dụng. Các
nghiên cứu này cho rằng phải thấy được những yếu tố hợp lý của phương
pháp dạy học truyền thống, không thể phủ nhận các phương pháp dạy học
này mà cần phải định hướng để phù hợp mục tiêu giáo dục.
+ Định hướng theo mục tiêu xã hội-nhân văn
+ Định hướng theo mục tiêu xã hội-chính trị
+ Định hướng theo mục tiêu giá trị và mục tiêu kỹ thuật.

+ Định hướng theo mục tiêu kinh tế và phát triển
Trên cơ sở đó, phương pháp dạy học đại học sẽ vận động theo các
hướng sau:
Thực trạng và biện pháp đổi mới PPDH ở trường CĐSP Quảng Ngãinn  12
-Hình thành ở người học tính tích cực, sáng tạo, tiềm năng trí tuệ nói riêng,
nhân cách nói chung, thích ứng năng động với thực tiễn xã hội đang thay đổi
nhanh chóng.
-Phục vụ hoạt động tự học.
-Tăng cường vận dụng tri thức.
-Ngày càng thống nhất với phương pháp nghiên cứu khoa học.
-Khai thác mọi khả năng của các phương tiện kỹ thuật.
-Đảm bảo thu thập, xử lý thông tin kịp thời.
-Đa dạng hoá các phương pháp dạy học.
-Tối ưu hoá quá trình dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học đại học trước hết phải đổi mới quan hệ
giáo dục trong nhà trường, đổi mới quan hệ giữa dạy và học của giảng viên
với sinh viên. Muốn dạy cho sinh viên tự học và học sáng tạo, trước hết phải
đổi mới bài giảng. Theo các nhà nghiên cứu giáo dục, bài giảng ở đại học
phải đạt được các tiêu chí sau:
1.Dạy đại học là dạy những tư tưởng khoa học có giá trị khái quát cao.
Bài giảng có chứa đựng những kiến thức có giá trị khoa học.
2. Dạy đại học là khoa học và nghệ thuật xử lý hài hoà giữa nội dung
thông tin khoa học có tính khái quát với rèn luyện phương pháp nắm thông
tin.
3.Bài giảng đại học là bài giảng mở.
4.Bài giảng đại học phải là bài giảng khơi gợi và phát huy tiềm năng
sáng tạo của sinh viên. Từ đó nuôi dưỡng khát vọng sáng tạo cho sinh viên.
5.Bài giảng đại học có tính liên thông chuyên ngành.
6.Đích cuối cùng của dạy học đại học là giúp cho sinh viên tự học.
7.Bài giảng đại học phải sử dụng công nghệ thông tin như một ngoại

lực đặc biệt của thời đại kỹ thuật số.
1.2.4 Những nghiên cứu về phương pháp học tập của sinh viên ở đại
học.
Phương pháp học tập của sinh viên ở ĐH, CĐ được đông đảo các nhà
nghiên cứu quan tâm. Về vấn này , các nhà nghiên cứu đưa ra các hướng sau:
Tích cực hoá hoạt động học tập của sinh viên :

×