Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HOẠT ĐỘNG tự học của học SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH – TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÂM THỤY TRÀ KHANH

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LƯƠNG THẾ VINH – TỈNH ĐỒNG NAI

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 60140101

S K C0 0 4 6 6 6

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÂM THỤY TRÀ KHANH

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH KHỐI 10 TRƢỜNG THPT CHUYÊN
LƢƠNG THẾ VINH – TỈNH ĐỒNG NAI

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 60140101
Hướng dẫn khoa học:


TS. ĐOÀN THỊ HUỆ DUNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: LÂM THỤY TRÀ KHANH

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 11 – 9 - 1984

Nơi sinh: Đồng Nai

Quê quán: Biên Hòa – Đồng Nai

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 155, đường 30/4, phường Trung Dũng, Biên
Hòa, Đồng Nai
Điện thoại cơ quan:

Điện thoại nhà riêng:

Fax:

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:

1. Trung học chuyên nghiệp: (không)
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính qui

Thời gian đào tạo từ 9/2002 đến 9/2006

Nơi học (trường, thành phố): Đại học Nông Lâm t.p Hồ Chí Minh.
Ngành học: Sư phạm kỹ thuâ ̣t nông nghiệp
Tên đồ án, luâ ̣n án hoặc môn thi tốt nghiệp: Khảo sát hiệu quả các kênh truyền
thông trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng
Nai.
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luâ ̣n án hoặc thi tốt nghiệp: trường Đại học Nông
Lâm tp. Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Văn Năm
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian
9/2006 đến
nay

Nơi công tác
Trường THPT chuyên Lương Thế
Vinh – Biên Hòa – Đồng Nai

Công việc đảm nhiệm
Giáo viên giảng dạy môn
Công nghệ lớp 10.


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bấ t kỳ công trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015

Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luâ ̣n văn, tác giả đã được sự hỗ trợ rất nhiều từ
thầ y cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô hướng dẫn khoa học đã định
hướng và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình thực hiện luâ ̣n văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo giảng dạy cho lớp thạc sỹ
Giáo dục học khóa 13B những kiến thức nề n tảng, vững chắc, giúp cho quá trình thực
hiện luâ ̣n văn thuận lợi hơn. Xin cảm ơn sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các chuyên
gia cùng các giảng viên đã nhâ ̣n xét đánh giá, phản biện cho luâ ̣n văn.
Xin gởi lời cảm ơn đến các tác giả của các tài liệu người nghiên cứu đã tham
khảo; cảm ơn các anh chị học viên lớp cao học Giáo dục học 13B đã cùng nhau trao
đổi, chia sẻ các kiến thức trong quá trình học tâ ̣p.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình vì đã động viên, hỗ trợ tạo điề u
kiện cho tác giả trong quá trình tham gia khóa học.
Trân trọng
Tác giả luận văn


TÓM TẮT
Xu thế chung của nền giáo dục thế giới với bốn trụ cột chính do UNESCO đề xuấ t

là : học để biết, học để làm, học để tồ n tại và học để chung sống, cùng với triết lí giáo
dục suốt đời, đã khẳng định vai trò rất quan trọng của hoạt động tự học. Gibbon nhận
định: “Mỗi người phải nhâ ̣n hai thứ giáo dục, một thứ do người khác truyền cho, một
thứ quan trọng hơn, do chính mình tạo lấy”.
Thâ ̣t vậy, với lượng thông tin, kiến thức khổng lồ ngày càng gia tăng không ngừng
đòi hỏi con người phải học và tự học là điề u tấ t yếu nếu không muốn tụt hâ ̣u. Điề u đó
còn đặc biệt quan trọng và rấ t cầ n thiết cho học sinh các trường chuyên. Qua thực tế
giảng dạy, tiếp xúc với học sinh, tác giả nhâ ̣n thấy hoạt động tự học luôn gắn liề n
với việc học tâ ̣p hằng ngày của các em. Đặc biệt, trong quá trình tự học, học sinh lư trú
tại kí túc xá và cư trú tại nhà cùng gia đình bị ảnh hưởng bởi những yếu tố giống và
khác nhau.
Xuấ t phát từ thực tế đó, nhằm tìm hiể u và đề xuấ t những giải pháp để nâng cao
hoạt động tự học của học sinh, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Những yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động tự học của học sinh khối 10 trường THPT chuyên Lương
Thế Vinh – tỉnh Đồng Nai.
Luâ ̣n văn gồm bốn chương
Chƣơng I: Tổng quan
Chƣơng II: Cơ sở lí luận
Chƣơng III: Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của học sinh
khối 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh – tỉnh Đồng Nai.
Chƣơng IV: Kết luâ ̣n – kiến nghị


ABSTRACT
The overall trend of world education with four main pillars are proposed by
UNESCO: learning to know, learning to do, learning to be and learning to live
together, along with the philosophy of lifelong education, affirmed very important
role of self-learning activities. Gibbon said: "Everyone must take two things
education, something commanded by someone else, something more important, so
make yourself take."

Indeed, the amount of information, huge knowledge constantly increasing
human demands to learn and study is inevitable if not want to fall behind. That was
particularly important and very necessary for students to magnet schools. Through
practice teaching, contact with students, the authors found that self-study activities
are closely linked to the daily learning of the children. In particular, during the selfstudy, students residing in dorms burners and reside in the same family are affected
by the same or different elements.
Stemming from the fact that, in order to understand and propose solutions to
enhance self-learning activities of students, authors have conducted research on this
issue: Factors affecting the self-study activities of students block 10 Luong The
Vinh specialized high school - Dong Nai Province.
Dissertation contains four chapters
Chapter I: Overview
Chapter II: The rationale
Chapter III: Exploring the factors affecting self-learning activities of students
block 10 Luong The Vinh specialized high school - Dong Nai Province.
Chapter IV: Conclusions - recommendations


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC............................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iii
TÓM TẮT ...............................................................................................................iv
ABSTRACT .............................................................................................................v
MỤC LỤC ...............................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... x
DANH SÁCH CÁC BẢNG....................................................................................xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................. xii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................... xiii
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 1

1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1

1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 1
1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..................................................................... 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.5. Nhiệm vụ của đề tài và giới hạn của đề tài .......................................................... 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................3

1.7. Giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................................4
1.8. Cấ u trúc luâ ̣n văn .................................................................................................5
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 6
2.1. Lịch sử nghiên cứu hoạt động tự học và các yếu tố liên quan đến hoạt động tự
học....................................................................................................................... 6
2.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 6
2.1.2. Trong nước.........................................................................................................10

2.2.Các khái niệm cơ bản .......................................................................................... 20
2.2.1. Thế nào là tự học? .................................................................................... 19


2.2.2. Hoạt động tự học phù hợp với quan điểm thuyết kiến tạo trong dạy học Học là tự tạo tri thức ........................................................................................21
2.2.3. Tự hoc theo quan điêm hoc tâp suôt đời .................................................... 26
2.2.4. Động cơ học tập .......................................................................................27
2.2.5. Chiến lược học tập ...................................................................................30
2.2.6. Môi trường học tập...................................................................................32
2.2.7. Phong cách học tập...................................................................................33
2.2.8. Phương pháp học tâ ̣p ................................................................................34
2.3. Kết luận chương hai .......................................................................................... 41
Chƣơng 3: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ
HỌC CỦA HỌC SINH KHỐI 10, NĂM HỌC 2014-2015, TRƢỜNG THPT

CHUYÊN LƢƠNG THẾ VINH, TỈNH ĐỒNG NAI .......................................... 45
3.1. Vài nét về trường THPT chuyên Lương Thế Vinh- tỉnh Đồng Nai................... 45
 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triể n của trường THPT chuyên Lương Thế
Vinh- TP.Biên Hòa- tỉnh Đồng Nai ............................................................... 45
 Cơ cấ u tổ chức .............................................................................................. 48
 Đội ngũ giáo viên .......................................................................................... 48
 Vài nét về tình hình lưu trú của học sinh kí túc xá ....................................... 48
 Vài nét về thời khóa biểu học tâ ̣p của học sinh khối 10 ............................... 49
3.2. Khảo sát sự ảnh hưởng một số yếu tố đến hoạt động tự học của học sinh khối
10 trường PTTH chuyên Lương Thế Vinh, tỉnh Đồng Nai ..................................... 51
3.2.1. Mục đích và đối tượng khảo sát ................................................................. 51
3.2.2. Công cụ khảo sát ........................................................................................ 52
3.2.3. Quy trình khảo sát ....................................................................................... 52
3.2.4. Tổ chức thực hiện khảo sát ......................................................................... 52
3.3. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 53
3.3.1. Học sinh cư trú tại nhà và cư trú tại kí túc xá ........................................................53
3.3.1.1. Khảo sát mức độ tự học, nội dung tự học của học sinh khối 10 trường THPT
chuyên Lương Thế Vinh ..............................................................................................55


 Các học sinh lưu trú tại nhà cùng gia đình.................................................... 55
 Các học sinh lưu trú tại kí túc xá, nhà trọ ..................................................... 57
3.3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của môi trường học tập đến hoạt động tự học của học sinh khối
10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh ............................................................59

 Các học sinh lưu trú tại nhà cùng gia đình .................................................... 59
 Các học sinh lưu trú tại kí túc xá, nhà trọ ..................................................... 60
3.3.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của động cơ học tập đến hoạt động tự học của học sinh
khối 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh ........................................................61


 Các học sinh cư trú tại nhà cùng gia đình ..................................................... 62
 Các học sinh cư trú tại kí túc xá,nhà trọ ........................................................ 63
3.3.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của chiến lược học tập đến hoạt động tự học của học sinh khối
10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh ........................................................64

 Các học sinh cư trú tại nhà cùng gia đình ..................................................... 64
 Các học sinh cư trú tại kí túc xá, nhà trọ ....................................................... 65
3.3.1.5. Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp học tâ ̣p đến hoạt động tự học của học
sinh khối 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh .................................................... 67

 Các học sinh cư trú tại nhà cùng gia đình ..................................................... 67
 Các học sinh cư trú tại kí túc xá,nhà trọ ........................................................ 68
3.3.1.6. Khảo sát ảnh hưởng của phong cách học tập đến hoạt động tự học của học sinh
khối 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh .........................................................68

 Các học sinh cư trú tại nhà cùng gia đình ...................................................... 68
 Các học sinh cư trú tại kí túc xá, nhà trọ ....................................................... 70
3.3.2. Ban quản lí nhà trường .......................................................................................71

 Về mức độ tự học của học sinh khối 10 ........................................................ 71
 Về một số yếu tố ảnh hưởng đến tự học của học sinh khối 10 ..................... 71
-

Động cơ tự học .............................................................................................. 71

-

Yếu tố giúp hoạt động tự học có hiệu quả .................................................... 72

-


Các trở ngại trong hoạt động tự học .............................................................. 73

 Giáo viên giảng dạy có làm công tác chủ nhiệm .......................................... 75
-

Mức độ hiệu quả của hoạt động tự học học sinh khối 10 ............................. 75


-

Động cơ tự học của học sinh khối 10 ............................................................ 77

-

Yếu tố giúp hoạt động tự học có hiệu quả .................................................... 78

-

Các trở ngại trong hoạt động tự học .............................................................. 78

3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố khảo sát đến hoạt động tự học của học sinh khối 10
THPT chuyên Lương Thế Vinh ........................................................................ 79
3.5. Kết luâ ̣n chương ba ........................................................................................... 80
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 82
4.1. Những đóng góp chính của đề tài ..................................................................... 82
4.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 83
4.3. Hướng phát triể n của đề tài ...............................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 85
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 88



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
THPT: trung học phổ thông
UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization ( Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa quốc tế)


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của học sinh .........................44
Hình 3.1: Học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh – tỉnh Đồng Nai ngày
khai giảng năm học mới. .............................................................................................46
Hình 3.2: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh – tỉnh Đồng Nai .........................47
Hình 3.3: Cơ cấ u tổ chức trường THPT chuyên Lương Thế Vinh – tỉnh Đồng Nai .48
Hình 3.4: Thời khóa biểu buổi sáng thứ tư của học sinh khối 10 ............................. 50
Hình 3.5: Thời khóa biểu buổi chiề u thứ tư của học sinh khối 10 ............................ 50


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1: Số lượng học sinh ở kí túc xá ..................................................................49
Bảng 3.2: Mức độ của động cơ tự học của học sinh...................................................71
Bảng 3.3: Yếu tố giúp hoạt động tự học của học sinh có hiệu quả ............................72

Bảng 3.4: Các trở ngại trong hoạt động tự học của học sinh .....................................73
Bảng 3.5: Mức độ hiệu quả của hoạt động tự học học sinh .......................................74
Bảng 3.6: Động cơ tự học của học sinh... ..................................................................76
Bảng 3.7: Mức độ động cơ tự học của học sinh .........................................................76
Bảng 3.8: Yếu tố giúp hoạt động tự học có hiệu quả .................................................77
Bảng 3.9: Các trở ngại trong hoạt động tự học ..........................................................78


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biể u đồ 3.1: Mức độ tự học của học sinh ................................................................. 54
Biể u đồ 3.2: Thời gian tự học của học sinh .............................................................. 55
Biể u đồ 3.3: Nội dung tự học của học sinh cư trú tại nhà ........................................ 56
Biể u đồ 3.4: Hiệu quả tự học của học sinh ở nhà ..................................................... 56
Biể u đồ 3.5: Nội dung tự học của học sinh ở kí túc xá............................................. 58
Biể u đồ 3.6: Hiệu quả tự học của học sinh ở kí túc xá ............................................. 59
Biể u đồ 3.7: Trở ngại khi tự học của học sinh ở nhà................................................ 60
Biể u đồ 3.8: Trở ngại của học sinh ở kí túc xá......................................................... 61
Biể u đồ 3.9: Động cơ tự học của học sinh ............................................................... 62
Biể u đồ 3.10: Động cơ tự học của học sinh cư trú tại nhà ....................................... 63
Biể u đồ 3.11: Động cơ tự học của học sinh lưu trú tại kí túc xá .............................. 64
Biể u đồ 3.12:Chiến lược tự học của học sinh cư trú tại nhà .................................... 65
Biể u đồ 3.13: Chiến lược tự học của học sinh lưu trú tại kí túc xá .......................... 66
Biể u đồ 3.14: Phương pháp tự học của học sinh cư trú tại nhà ................................ 67
Biể u đồ 3.15: Phương pháp tự học của học sinh lưu trú tại kí túc xá ...................... 68
Biể u đồ 3.16: Phong cách học tâ ̣p của học sinh cư trú tại nhà ................................. 69
Biể u đồ 3.17: Phong cách học tâ ̣p của học sinh lưu trú tại kí túc xá ........................ 70



Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, thế kỷ của sự hợp tác, cạnh tranh
để sinh tồn và phát triển. Vai trò của giáo dục, khoa học và kĩ thuật giữ vai trò then
chốt. Trong điều kiện hiện nay, nhịp độ phát triển của khoa học kĩ thuật đang đề ra
những yêu cầu ngày càng cao với tri thức của thế hệ trẻ. Quan niệm học tập suốt đời là
chìa khóa mở cửa vào thế kỷ XXI. Một trong các nhiệm vụ đổi mới giáo dục Việt Nam
đó là “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học
tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”.
Bàn về nguyên tắc và chiến lược phát triển giáo dục, Ủy ban quốc tế về giáo
dục UNESCO đã đề ra bốn trụ cột giáo dục của thế kỷ XXI là: học để biết; học để làm;
học để cùng chung sống với người khác; học để tự khẳng định mình. Bốn trụ cột nói
trên tương đồng với với quan điểm tự học, học tập suốt đời của xu thế giáo dục trên thế
giới ngày nay.
Từ những đặc điểm cơ bản của học sinh trường THPT chuyên Lương Thế
Vinh, Đồng Nai nói chung, học sinh khối 10 của trường nói riêng: thời lượng học tập
nhiều, khối lượng học tập nặng, áp lực của các kỳ thi học sinh giỏi các cấp… chính vì
thế tự học là hoạt động tất yếu của các em học sinh, cùng với xu thế chung của nhiệm
vụ nền giáo dục trong thế kỷ XXI là học tập suốt đời. Kết hợp với những tầm nhìn
chiến lược, nhìn xa trông rộng của các nhà khoa học, các vĩ nhân cũng là những tấm
gương sáng trong học tập và nghiên cứu,“ Học, học nữa, học mãi” một câu nói rất nổi
tiếng của V.I.Lenin, vị lãnh tụ vĩ đại rất có ý chí và nghị lực tự học của nước Nga.
Người đề cao việc học tập, học tập suốt đời và tinh thần tự học. Chính Lenin là tấm
gương sáng tự học vô cùng tiêu biểu.
1



Bác Hồ đã nói: “Học để làm việc, học để làm người, phải biết tự động học tập, lấy
tự học làm cốt, có thảo luận và chỉ đạo giúp vào”. Bác Hồ luôn coi trọng việc học.
Trong tư tưởng của Bác về giáo dục, tự học và học tập suốt đời là một luận điểm quan
trọng và xuyên suốt. Bác là tấm gương mẫu mực về học tập suốt đời. Bác đã từng vừa
tự học, vừa lao động để kiếm sống, biết và sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ mà
không qua một trường đào tạo chính quy nào. Chính từ sự tự học đó mà Bác đã dẫn dắt
dân tộc Việt Nam đến bến bờ vinh quang. Ngày nay, trước sự gia tăng không ngừng
của tri thức, việc tự học là chủ yếu và quyết định cho sự thành công cho người học.
Việc tự học càng là hoạt động tất yếu trong xã hội ngày nay và trong tương lai.
Quan điểm này phù hợp với mô hình xã hội học tập suốt đời mà Đảng, Nhà nước ta đã
và đang phát động trong nhiều năm qua.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo đã định hướng mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông là, tập trung
phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, chú trong giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ,
tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển
khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Đồng thời cũng đưa ra nhiệm
vụ, giải pháp cụ thể, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa
học.
Bên cạnh đó, từ thực tế giảng dạy, tiếp xúc và quan sát học sinh cho thấy hoạt động
tự học của các em có những trường hợp có hiệu quả nhưng cũng có nhưng trường hợp

2



hiệu quả chưa cao hoặc chưa có hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LƯƠNG THẾ VINH - TỈNH ĐỒNG NAI được thực hiện.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Đề tài có mục tiêu khảo sát hoạt động tự học và những yếu tố tác động đến hoạt
động tự học của học sinh khối 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, tỉnh Đồng
Nai. Qua đó, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của học sinh khối 10
trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - tỉnh Đồng Nai.
1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tự học của học sinh khối 10 trường THPT chuyên
Lương Thế Vinh - tỉnh Đồng Nai.
 Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
1. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động tự học của học sinh cư trú tại nhà và kí
túc xá?
2. Học sinh cư trú tại nhà và kí túc xá tự học theo hình thức nào?
3. Các hoạt động tự học nào của học sinh lưu trú tại nhà và kí túc xá mang lại hiệu
quả cao?
1.6. Nhiệm vụ của đề tài và giới hạn của đề tài
1.6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu sự cần thiết của hoạt động tự học đối với học sinh trường chuyên
Lương Thế Vinh.
2. Khảo sát hoạt động tự học và hiệu quả của hoạt động tự học.
3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của học sinh khối 10
trường chuyên Lương Thế Vinh.
3



4. Tìm giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của học sinh khối 10
trường chuyên Lương Thế Vinh.
1.6.2. Giới hạn nghiên cứu
Người nghiên cứu chọn khối 10, năm học 2014 - 2015 của trường THPT chuyên
Lương Thế Vinh - tỉnh Đồng Nai để nghiên cứu đề tài. Khối 10 năm học 2014 – 2015
có 8 lớp chuyên: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (2 lớp), Vật lý, Hóa học, Tin học, Sinh
học, với tổng số học sinh là 205 em.
Dựa trên một số tiền đề về nghiên cứu tự học, cơ sở lý thuyết về hoạt động tự học
như đã trình bày. Kết hợp yếu tố thực tế tại trường phổ thông đang nghiên cứu: Có học
sinh lưu trú tại kí túc xá, học sinh ở tại nhà. Người nghiên cứu muốn chia học sinh
thành 2 đối tượng (theo nơi lưu trú) để nghiên cứu.
1.7. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu tài liệu, bài viết, bài báo khoa học, ấn phẩm, các luận văn, tạp chí, các
văn kiện, nghị quyết trong giáo dục, các trang web giáo dục. Tổng hợp tài liệu, phân
tích tài liệu, chọn lọc và khái quát tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và vận
dụng vào đề tài.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế.
 Phương pháp thống kê:
Xử lý, thống kê, mô tả và đánh giá kết quả nghiên cứu.
1.8. Giả thuyết nghiên cứu
 Động cơ học tập, chiến lược học tập, phong cách học tập, phương pháp học tập,
môi trường học tập có ảnh hưởng đến hoạt động tự học của học sinh khối 10 trường
THPT chuyên Lương Thế Vinh – tỉnh Đồng Nai.
 Bên cạnh đó, đối với các em học sinh ở KTX, yếu tố môi trường sống và tình cảm

4



gia đình cũng ảnh hưởng đến hoạt động tự học của các em (các em khối 10 năm đầu
tiên sống xa nhà)
 Tính kiên nhẫn, tự giác là yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động tự học.
 Tự học một mình, có mục tiêu rõ ràng giúp các em học có hiệu quả.
Nếu có những giải pháp khả thi như tác động đến các yếu tố trên, sẽ giúp cải thiện
hiệu quả hoạt động tự học cho học sinh khối 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
– tỉnh Đồng Nai.
1.9. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm bốn chương:
Chương I: Tổng quan
Chương II: Cơ sở lý luận
Chương III: Nội dung
Chương IV: Kết luận và kiến nghị

5


Chương II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Lịch sử nghiên cứu hoạt động tự học và các yếu tố liên quan đến hoạt động tự
học
2.1.1. Trên thế giới
2.1.1.1. Hoạt động tự học
Từ trước công nguyên, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lỗi lạc cũng đề cập nhiều đến
hoạt động tự học và tầm quan trọng của tự học. Trong đó phải kể đến một số nhà
nghiên cứu đã đưa ra những phương pháp, quan điểm mang tính thời đại liên quan đến
hoạt động tự học sau đây:
Khổng Tử (551 – 479 trước CN) với quan điểm trong dạy học là: “ Vật có bốn góc,
bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa”. Cách dạy của

ông mang tính gợi mở, người học trên nền tảng đó phải tự tìm hiểu, tự mở rộng, tự đào
sâu. Nói cách khác, yêu cầu các học trò của ông phải tự suy luận trên nền cơ bản được
thầy cung cấp.
Nhà giáo dục Socrate (469 -339 TCN) có phương pháp giảng dạy khá đặc biệt gồm
2 phần: Phần hỏi và trả lời cho đến khi người đối thoại nhận thức là mình sai; Phần
biện pháp, ông giúp người đối thoại hiểu và tự tìm lấy câu trả lời.
Nhà khoa học đa lĩnh vực Galileo Galilei (1564 - 1642) cũng với quan điểm khuyến
khích sự tự khám phá của người học. Ông cho rằng “Người ta không thể dạy một
người nào đó mà chỉ có thể giúp đỡ để người đó tự khám phá”.
Nhà triết học, giáo dục học Johann Amos Comenius (1592- 1670) nhận định “phải
tìm ra và nhận biết phương pháp dạy học nào mà giáo viên ít phải dạy hơn, tuy nhiên
học sinh lại học nhiều hơn”
Gibbon (1737-1794), nhà Sử gia Anh quốc nhận định rằng “Mỗi người phải nhận

6


hai thứ giáo dục, một thứ do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn, do chính
mình tạo lấy”
N. A. Rubakin (1862 - 1946) là nhà bác học, nhà văn, nhà truyền bá khoa học và
nhà văn hóa quần chúng có tài của Nga. Ông rất khuyến khích và hướng dẫn tự học
cho mọi người. Rubakin đề cao tính kiên trì và lòng tin trong tự học, mỗi người có
một khả năng riêng biệt, muốn việc tự học có hiệu quả cần kết hợp khả năng của bản
thân với kỹ thuật tự học thích hợp. Ông kết luận rằng: hãy mạnh dạn tự mình đặt ra câu
hỏi rồi tự mình tìm lấy câu trả lời- đó chính là hương pháp tự học.
A. S. Makarenko (1888 – 1939), nhà giáo dục của Xô Viết cũng đã cho rằng người
học phải là nhà tổ chức tích cực, phải kiên trì, phải làm chủ bản thân và gây ảnh hưởng
tới người khác.
Mauries Torfs (1950), một trong những nhà nghiên cứu về khoa điện năng ở Châu
Âu với một tác phẩm ngắn Lire pour s’enrichir, đọc sách để làm giàu, ông đã khuyên

các nhà doanh nghiệp hãy đọc sách, nghĩa là tự học.
Nhiều trang mạng trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực giáo dục đánh giá rất
cao về hoạt động tự học của cá nhân. Các tác giả cho biết tự học đem lại rất nhiều lợi
ích. Tự học rèn luyện cho học sinh trở nên độc lập trong tư duy, tự do học tập và không
bị hạn chế. Đặc biệt, tự học đem lại sự tự tin cho học sinh khi giải quyết vấn đề. Kiến
thức có được là do sự trải nghiệm, tự nghiên cứu mà có được, không phải do truyền thụ
một chiều. Vì thế, học sinh hoàn toàn có thể sai sót, thiếu sót trong quá trình tự học.
Việc tự học còn giúp mỗi cá nhân thể hiện và phát huy mặt mạnh nhưng còn tiềm
ẩn. Với tốc độ phát triển của nền khoa học tri thức như hiện nay, học sinh có rất nhiều
kênh thông tin để thu thập, nghiên cứu phù hợp với bản thân. Quá trình tự học giúp học
sinh có khả năng nghiên cứu chuyên sâu vào một lĩnh vực nào đó mà không cần sự
giúp đỡ của giáo viên. Từ những lợi ích đó, học sinh tiếp tục có sự tự tin hơn cho hoạt
động học tập ở cấp cao hơn như bậc đại học, với một động lực và kế hoạch từ trước.
Xu hướng giáo dục trên thế giới từ cổ đại cho đến nay đều hướng đến lấy người học

7


làm trung tâm, người học phải tự tìm tòi để chiếm lĩnh tri thức. Tự học là một hoạt
động mang tính thiết thực và thời đại, chỉ có tự học thì kiến thức mới là của bản thân,
chỉ có tự học mới theo kịp tốc độ phát triển như vũ bão của tri thức.
Ngoài ra, việc tự học một mình còn giúp học sinh khám phá ra những cách suy nghĩ
khác nhau, khó khăn này giúp cho học sinh độc lập hơn. Toru Kumon cho rằng khả
năng tự học không hề phân biệt tuổi tác, ông đã phát triển một chương trình nhằm mục
đích dạy cho học sinh cách học, khuyến khích tư duy khám phá những cách suy nghĩ
khác nhau để giải quyết vấn đề. Trên cơ sở đó, người học đã tự lĩnh hội kiến thức
thông qua quá trình tự tư duy khám phá phù hợp với khả năng của họ. Tự học còn giúp
cho người học trở nên tự tin giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong tương lai
ở nhiều lĩnh vực khác.
2.1.1.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động tự học

Động cơ học tập
Yamashiro & McLaughlin (2001), các tác giả đã nghiên cứu việc học ngoại ngữ
với sinh viên tại Nhật Bản, các tác giả cho biết động cơ học tập ảnh hưởng rất lớn đến
việc học ngoại ngữ, và học ngoại ngữ ở cấp độ khó hơn. Đồng thời, động cơ học tập
cũng giúp các sinh viên điều chỉnh quá trình học tập để đạt hiệu quả tốt hơn. Động cơ
còn giúp cho sinh viên bắt đầu và duy trì quá trình học lâu dài (Dornyei, 2005)
Động cơ học tập và giáo dục đúng đắn được N.A.Rubakin; H.Smitman
và nhiều nhà giáo dục học coi là yếu tố quan trọng nhất có tính quyết định đến hiệu quả
tự học, vì nó thúc đẩy người học tích cực chủ động trong tự học.
Tác giả Spitek (1993) trong ấn phẩm Motivation to learn đã nhận định về hai
khuynh hướng để giải thích về sự thực hiện động lực thúc đẩy học tập. Trong đó, tác
giả có đề cập đến sự thực hiện động lực thúc đẩy học tập được nảy sinh từ những thành
công

hay

thất

bại

trong

quá

trình

học

tập.


Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động có mục đích. Nó được thúc đẩy
bởi động cơ cụ thể. Động cơ là lực đẩy trực tiếp của hành động, duy trì hứng thú.

8


Trong hoạt động học tập động cơ là yếu tố tạo ra trạng thái tích cực trong học tập, được
hình thành trong quá trình học tập và giải quyết các nhiệm vụ học tập.
A.K.marcova trong Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2003) cho biết có hai loại động
cơ: thứ nhất là động cơ học tập mang tính nhận thức,thúc đẩy khát vọng lĩnh hội tri
thức ở người học, và thứ hai là động cơ học tập mang tính xã hội, thể hiện khát vọng
chiếm lĩnh tri thức của người học để thành người có ích cho xã hội.
Chiến lược học tập
Katherine Ely (2010). Trong nghiên cứu của tác giả về hiệu quả tự học, có đề
cập đến nhiều yếu tố ảnh hưởng dế hiệu quả tự học như cảm xúc, hành vi tự điều chình,
trong đó có động cơ học tập là yếu tố trung gian giúp cho việc học trở nên có hiệu quả
hơn. Trong quá trình nghiên cứu, ông cũng đề cập đến việc sử dụng chiến lược học tập
của sinh viên trong trường hợp gặp khó khăn trong quá trình tự học. Khi đó, có những
sinh viên ngừng cố gắng tiếp tục và có những sinh viên tiếp tục cố gắng thực hiện
chiến lược học tập. Winne & Nesbit (2010), quá trình nghiên cứu các tác giả cho thấy
có sự tương quan giữa cảm xúc, động lực đến hiệu quả tự học và ngăn chặn sự bỏ học
của các sinh viên.
Quá trình nghiên cứu hoạt động tự học của Schmidt (2001), Winne (1995), các
tác giả nhận định khi học viên được hỗ trợ nhiều về mặt chiến lược cũng làm gia tăng
hiệu suất tự học. Ngược lại khi họ ngưng hỗ trợ về mặt chiến lược thì thành tích tự học
của học viên cũng giảm xuống đáng kể.
Ruban, McCoach, McGuire, & Reis (2003), nghiên cứu về chiến lược học tập
ảnh hương đến kết quả học tập như thế nào, các tác giả cho biết để nghiên cứu chiến
lược tác giả nghiên cứu yếu tố liên quan đó là mức độ hiểu bài giàng và mức độ làm
được các bài tập, bài kiểm tra về bài giảng đó.

Phong cách học tập
Trong nghiên cứu của tác giả Rubakin (2003), ông cho rằng việc tự học có ảnh
hưởng bởi đặc tính riêng của từng người. Nói cụ thể hơn, khả năng tiếp thu mỗi người

9


khác nhau. Trí nhớ ở từng người khác nhau. Mỗi người đều có thế mạnh, năng khiếu
về một mặt nào đó. Biết được điều này, người học sẽ chủ động việc tự học đem lại hiệu
quả hơn. Tác giả cũng đề cập đến phương pháp tự học. Yếu tố này người học có thể
được giúp đỡ, tuy nhiên nếu sự giúp đỡ quá chi tiết thì việc tự học sẽ không còn ý
nghĩa. Như vậy, trong tự học, nếu người học biết được phong cách học tập của bản
than và chọn lựa được phương pháp thích hợp thì hiệu quả sẽ tăng lên.
Artis & Harris (2007), Cron, Marshall, Singh, Spiro, và Sujan (2005); Tobin
(2000),quá trình nghiên cứu để giảng dạy cho sinh viên làm thế nào để học tập chủ
động, các tác giả đề cập đến nhiều yếu tố về kĩ năng, trong đó có yếu tố về phong cách
học tập của từng cá nhân. Những yếu tố này giúp cho học viên sẽ học tập một cách chủ
động hiệu quả, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Môi trường học tập, phương pháp học tập
Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ viết về những vấn đề có liên
quan đến tự học .Các tác giả đã nêu và phân tích cơ sở khoa học
của hoạt động tự học, cơ sở tâm lí học, giáo dục học, xã hội học… Các tác giả
đã khẳng định rõ các yếu tố thuộc về cá nhân ( nội lực) có vai trò quyết định
đối với kết qủa học tập trong đó có năng lực tự học, ngoài ra các yếu tố bên
ngoài như biện pháp hướng dẫn của giáo viên, phương pháp, phương tiện, môi trường
học tập cũng có vai trò quan trọng.
2.1.2. Trong nước
2.1.2.1. Hoạt động tự học
Trước đây, bàn về tự học, Bác Hồ đã nêu rõ cách học tập, phải lấy tự học làm cốt,
phải biết tự động học tập.

Các ấn phẩm sau đây viết về tự học, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tự học,
khuyến khích và hướng dẫn tự học đạt hiệu quả:
Để tự học đạt được hiệu quả của Vũ Quốc Chung, Lê Hải, NXB ĐH SP, 2003
Quá trình dạy – tự học của Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Ký, Vũ Văn Tảo, Bùi

10


×