Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

De thi thu THPT Quoc gia nam hoc 2014 2015 Hoa hoc De so 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.98 KB, 6 trang )

ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN: HÓA HỌC
ĐỀ THI SỐ 1
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;
K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Ni = 59; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; Sn = 119; I =
127; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207.
Câu 1: Hỗn hợp A gồm SO2 và O2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 24. Đun nóng hỗn hợp A với xúc tác V2O5 sau
một thời gian thu được hỗn hợp khí B, tỉ khối của B so với H2 bằng 30. Hiệu suất phản ứng oxi hóa SO2 thành
SO3 là
A. 20%.
B. 80%.
C. 40%.
D. 60%.
Câu 2: D là một axit cacboxylic mạch cacbon không phân nhánh. Cho 25,52 gam D tác dụng hết với NaHCO 3
vừa đủ, thu được dung dịch 1 muối và 0,44 mol CO2. Công thức phân tử của D là
A. C4H4O4.
B. C2H2O4.
C. C6H12O2.
D. C2H4O2.
Câu 3: Hỗn hợp X chứa 2 este đơn chức là đồng phân của nhau. Cho 5,7 gam hỗn hợp X tác dụng vừa hết với
100 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được hỗn hợp Y gồm 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Khi cho lượng
hỗn hợp Y thu được tác dụng với H2 thì thể tích H2 phản ứng nhỏ hơn 0,672 lít (đktc). Công thức 2 este là
A. C3H5COOC3H7 và C3H7COOC3H5.
B. C2H3COOC3H7 và C3H7COOC2H5.
C. C2H3COOC3H7 và C2H5COOC3H5.
D. C3H5COOC2H5 và C3H7COOC2H3.
Câu 4: Trong các phát biểu sau:
(1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
(2) Kim loại Be và Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
(3) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.


(4) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
(5) Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(6) Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Câu 5: Cho sơ đồ sau:
 X H2 O
X
X
A
 B 
 C 
 NH4NO3.
A 
 D 
Biết A, B, C, D chứa Nitơ; A, B, C, X là chất khí. Vậy A, B, C, D lần lượt là những chất nào trong sơ đồ trên?
A. NH3, NO, NO2, HNO3.
B. NH3, N2, N2O5, HNO3.
C. N2, NO, NO2, HNO3.
D. NO, NO2, N2O5, HNO3.
Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm 0,04 mol Al và 0,06 mol Mg. Nếu đem hỗn hợp này hòa tan hoàn toàn trong dung
dịch HNO3 thu được 0,03 mol sản phẩm khử duy nhất X. Nếu đem hỗn hợp đó hòa tan trong dung dịch H2SO4
đặc, nóng cũng thu được 0,03 mol sản phẩm khử Y duy nhất. X và Y là:
A. NO2 và H2S.
B. NO và SO2.
C. NH4NO3 và H2S.
D. NO2 và SO2.

Câu 7: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Al và FexOy bằng dung dịch HNO3 dư, thu được hỗn hợp khí Y
gồm 0,05 mol NO và 0,03 mol N2O và dung dịch Z (không chứa muối amoni). Cô cạn dung dịch Z thu được
37,95 gam hỗn hợp muối khan. Nếu cho lượng muối này vào dung dịch NaOH dư thì thu được 6,42 gam kết
tủa. Giá trị của m là
A. 4,32.
B. 7,29.
C. 7,77.
D. 7,61.
Câu 8: Đóng 7 cây đinh sắt vào 7 miếng kim loại là thiếc, kẽm, đồng, chì, nhôm, magiê, niken, rồi thả chúng
vào 7 ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 loãng (lượng dung dịch đủ ngập các kim loại). Số ống nghiệm sắt bị
ăn mòn trước là
A. 4.
B. 3.
C. 6.
D. 5.
Câu 9: Xét các phản ứng tạo thành polime từ các monome:
xt,t o ,p
xt,t o ,p
(1) caprolactam 
(2) hexametylenđiamin + axit ađipic 


Trang 1/5


o

xt,t ,p
(3) phenol + fomanđehit 


o
xt,t ,p
(5) ure + fomanđehit 

xt,t o ,p
(7) buta-1,3-đien + stiren 
Số phản ứng trùng ngưng là
A. 5.
B. 4.

o

xt,t ,p
(4) buta-1,3-đien + acrilonitrin 

xt,t o ,p
(6) axit terephtalic + etylen glicol 

xt,t o ,p
(8) axit -aminoenatoic 

C. 7.

D. 6.

Câu 10: Cho 3 gam hỗn hợp X (gồm Al, Sn, Zn) tác dụng với dung dịch HCl dư giải phóng 0,1 gam khí; Mặt
khác, 3 gam X tác dụng với lượng dư khí oxi thu được 3,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Phần trăm khối lượng của Sn
trong X là
A. 59,51%.
B. 79,33%.

C. 19,83%.
D. 39,67%.
Câu 11: Điện phân 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,105M và NaCl 0,2M tới khi ở catot bắt đầu có
bọt khí thì dừng lại. Dung dịch sau điện phân có giá trị pH bằng
A. 7.
B. 8.
C. 2.
D. 1.
Câu 12: Xét các chất sau: KHCO3; NaHSO4; BaCl2; NaNO2, C2H5ONa; ZnSO4; NaAlO2; C6H5ONa (natri
phenolat); C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua). Số chất khi tan trong nước tạo thành dung dịch có môi trường baz

A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3.
Câu 13: Hòa tan a mol một kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO2. Số mol H2SO4
phản ứng là a mol. Vậy M có thể là kim loại nào trong các kim loại sau?
A. Cu.
B. Fe.
C. Au.
D. Ag.
Câu 14: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa
8,696% khối lượng nitơ. Tỉ lệ buta-1,3-đienacrilonitrin trong một mắc xích là
A. 1÷2.
B. 3÷1.
C. 1÷3.
D. 2÷1.
Câu 15: Khi cho dung dịch chứa a mol NaOH hoặc dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa b mol
AlCl3 đều thu được c mol kết tủa. Mối quan hệ giữa a, b, c là:
A. a = 1,25b + c.

B. a = 0,75b – c.
C. a = 0,2b + 2,5c.
D. a = b + c.
Câu 16: Một chất hữu cơ A chứa C, H, O có khối lượng phân tử 74 đvC. Chất này có khả năng tác dụng với
Na, dung dịch NaOH và cho được phản ứng tráng gương. Công thức phân tử của A là
A. C2H2O3.
B. C4H6O2.
C. C3H6O2.
D. C4H10O.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, CaCO3 đều có khả năng phản ứng với CH3COOH.
(b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol dễ hơn của benzen.
(c) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất axetanđehit.
(d) Phenol tan ít trong etanol.
(e) Từ butan có thể điều chế trực tiếp axit axetic.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 18: Đun nóng m gam hỗn hợp có số mol bằng nhau của glucozơ, fructozơ, saccrozơ, mantozơ trong dung
dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thêm lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 12,96 gam Ag. Vậy m có giá
trị là
A. 5,04 gam.
B. 7,02 gam.
C. 5,22 gam.
D. 10,44 gam.
Câu 19: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí
Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z; đun nóng dung dịch chứa NaNO2 và
NH4Cl thu được khí T. Các khí X, Y, Z, T lần lượt là

A. H2, O2, Cl2, N2.
B. SO2, O2, Cl2, N2.
C. SO2, NO2, Cl2, NH3. D. H2, O2, Cl2, NH3.
Câu 20: Chất hữu cơ mạch hở có dạng H2N-R-COOR’ (R, R’ là các gốc hiđrocacbon), thành phần phần trăm
khối lượng của nitơ trong X là 15,73%). Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng
ancol sinh ra tác dụng hết với CuO (nung nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành anđehit). Cho toàn
bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12,96 gam Ag. Giá trị của m là
A. 3,56.
B. 4,45.
C. 2,67.
D. 5,34.
Trang 2/5


Câu 21: Ete hóa hoàn 24,8 gam hỗn hợp 3 ankanol, thu được 19,4 gam hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Số
mol mỗi ete là
A. 0,05 mol.
B. 0,06 mol.
C. 0,03 mol.
D. 0,04 mol.
Câu 22: Cho các phát biểu sau:
(1) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(2) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(3) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3.
(4) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh
lam.
(5) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng  và ).
(6) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(7) Dẫn khí H2 vào dung dịch glucozơ hoặc dung dịch fructozơ đun nóng có mặt xúc tác Ni đều thu được
sobitol.

(8) Ở dạng vòng, glucozơ và fructozơ đều có 5 nhóm –OH.
(9) Dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ đều bị khử bởi Cu(OH)2 trong NaOH đun nóng.
(10) Trong máu người glucozơ và fructozơ đều có nồng độ khoảng 0,1%.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 23: Cho dãy các chất gồm: (1) phenylamoni clorua, (2) benzyl clorua, (3) isopropyl clorua, (4) m-crezol,
(5) naphtol, (6) natri phenolat, (7) anlyl clorua, (8) phenyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung
dịch NaOH loãng, đun nóng là
A. 6.
B. 5.
C. 7.
D. 8.
Câu 24: Số đồng phân rượu bậc 1 ứng với công thức phân tử C5H12O là
A. 4.
B. 5.
C. 6.

D. 8.

Câu 25: Một hợp chất hữu cơ X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng m C  mH  mO = 21  2  8.
Biết hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Khi cho X phản ứng hoàn toàn với Na
thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol X đã phản ứng. Số đồng phân cấu tạo (có chứa vòng benzen) thỏa
tính chất trên là
A. 3.
B. 10.
C. 9.
D. 11.

Câu 26: Điện phân nóng chảy muối halogen A thu được 0,96 gam kim loại ở catot và 0,896 lít khí (đktc) ở
anot. Nếu cho muối A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 15,04 gam kết tủa. Công thức muối A là
A. NaBr.
B. NaCl.
C. MgCl2.
D. MgBr2.
Câu 27: Một nguyên tố R tạo được với hiđro hợp chất khí có công thức RHn và oxit cao nhất R2Om trong đó
nm = 35. Tỉ lệ phân tử khối của hai hợp chất này là 1771. Nguyên tố R là
A. N.
B. S.
C. P.
D. Cl.
Câu 28: Cho các đồng phân mạch hở cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH,
NaHCO3, H2 (Ni, to). Số phản ứng xảy ra là
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 7.
Câu 29: Cho 100 ml dung dịch X chứa một amino axit có nồng độ 0,2M phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch
NaOH 0,25M thu được 2,5 gam muối khan. Mặt khác, để phản ứng với 200 gam dung dịch X có nồng độ
20,6% phải dùng vừa hết 400 ml dung dịch HCl 1M. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol C2H2; 0,1 mol C2H4; 0,1 mol C4H4 (vinylaxetilen) và 0,4 mol H2. Đun nóng
X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro là 12,7. Dẫn Y qua dung dịch
brom dư, khối lượng brom phản ứng là
A. 40 gam.
B. 104 gam.

C. 56 gam.
D. 72 gam.
Câu 31: Một hiđrocacbon mạch hở X có công thức C5Hy. Hiđro hóa hoàn toàn X thu được isopentan. Số công
thức cấu tạo có thể có của X là
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 7.
Câu 32: Thực hiện các thí nghiệm sau:
Trang 3/5


(1) Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(2) Cho lượng dư dung dịch CaCl2 vào dung dịch KHCO3.
(3) Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch KHSO4.
(4) Cho lượng dư dung dịch H3PO4 vào dung dịch Ca(OH)2.
(5) Cho lượng dư dung dịch NaAlO2 vào dung dịch HCl.
(6) Cho lượng dư dung dịch NH3 vào dung dịch ZnSO4.
(7) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch K2ZnO2.
(8) Dẫn khí H2S đến dư vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm xuất hiện kết tủa là
A. 7.
B. 8.
C. 6.

D. 5.

Câu 33: Cho 2,48 gam hỗn hợp gồm Na và K vào 200 ml dung dịch chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,1M thu được
dung dịch X và 0,896 lít khí (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 5,09.

B. 5,45.
C. 5,28.
D. 5,11.
Câu 34: Để phân biệt các chất: phenol, benzen, anilin, stiren cần phải dùng cặp thuốc thử nào trong các cặp
sau?
A. quỳ tím và dung dịch NaOH.
B. nước brom và kim loại Na.
C. dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
D. quỳ tím và dung dịch HCl.
Câu 35: Cho các mẫu bột lấy dư là Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào 4 ống nghiệm chứa dung dịch HNO3 loãng. Kết
thúc phản ứng, lọc bỏ chất rắn, rồi cho 1 ít bột Cu vào thấy hiện tượng Cu tan dần ở
A. 1 ống nghiệm.
B. 3 ống nghiệm.
C. 4 ống nghiệm.
D. 2 ống nghiệm.
Câu 36: Xét các chất sau: HCl, Na2CO3, Ca(OH)2, Na3PO4, NaOH, NaHCO3. Số chất có thể làm mềm độ cứng
tạm thời là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 37: Cho từng chất: glyxin, axit axetic, metyl axetat lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (t o) và dung
dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 3.
Câu 38: Cho 14 gam bột Fe vào 400 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 x mol/l. Khuấy nhẹ đến
khi phản ứng kết thúc thu được 30,4 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư
thì thu được một hiđroxit kim loại kết tủa. Giá trị của x là

A. 0,1.
B. 0,15.
C. 0,125.
D. 0,2.
Câu 39: Cho m gam Glyxin vào 100 ml hỗn hợp gồm NaOH 2M và KOH 1M. Dung dịch sau phản ứng tác
dụng với một lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau đó cô cạn thu được 35,875 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 7,50.
B. 22,50.
C. 11,25.
D. 15,00.
Câu 40: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với
dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là
A. metyl axetat.
B. phenol.
C. axit acrylic.
D. anilin.
Câu 41: Có 4 dung dịch không màu là HF, HCl, HBr, HI. Khi để lâu ngoài không khí thì dung dịch có thể bị
chuyển màu là:
A. HCl, HBr và HI.
B. HBr và HI.
C. Cả 4 dung dịch.
D. HBr.
Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol
đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện
phản ứng este hóa 7,6 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là
A. 6,12.
B. 2,04.
C. 4,08.
D. 8,16.
Câu 43: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg và Fe trong dung dịch chứa 1,7 mol HNO3. Sau phản ứng thu được

8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O và NO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 22,75. Cần thêm ít nhất bao nhiêu lít
dung dịch NaOH 1M vào dung dịch sau phản ứng để thu được lượng kết tủa cực đại. Cho biết chỉ xảy ra hai
quá trình khử N(+5).
A. 1,1.
B. 1,5.
C. 1,3.
D. 1,2.
Câu 44: Cho Na dư vào V ml dung dịch C2H5OH 46o (khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml) thì thu được
21,28 lít H2 (đktc). Giá trị của V là
Trang 4/5


A. 23.

B. 50.

C. 109,25.

D. 100.

Câu 45: Cho hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau phản ứng thu được hỗn
hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z thu được hỗn hợp rắn. Vậy dung dịch Z
chứa:
A. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2.
B. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.
C. Zn(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.
D. Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3.
Câu 46: Sơ đồ phản ứng điều chế nào sau đây là sai?
(1) FeS2  Fe2(SO4)3  FeSO4  Fe.
(2) Na2CO3  Na2SO4  NaOH  Na.

(3) CuSO4  CuCl2  Cu(NO3)2  Cu.
(4) BaCO3  BaO  Ba(NO3)2  Ba.
A. (2), (3).

B. (2), (4).

C. (1), (2).

D. (4).

Câu 47: X, Y, Z, T là 4 anđehit liên tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó M T = 2,4MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1
mol Z rồi cho sản phẩm cháy hấp thu hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch
nước vôi trong lúc sau
A. giảm 30 gam.
B. giảm 11,4 gam.
C. tăng 13,2 gam.
D. tăng 18,6 gam.
Câu 48: Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,3 mol HCl vào 400 ml dung dịch Na2CO3 0,5M đến khi kết thúc
phản ứng thu được dung dịch dung dịch X và khí Y. Thêm tiếp nước vôi trong dư vào dung dịch X, sau phản
ứng khối lượng kết tủa thu được là
A. 8 gam.
B. 5 gam.
C. 15 gam.
D. 10 gam.
Câu 49: Cho 0,3 mol hỗn hợp khí X gồm HCHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3
trong thu được 91,2 gam kết tủa. Nếu cho toàn bộ lượng X ở trên vào dung dịch brom trong CCl4 thì khối lượng
brom tối đa phản ứng là
A. 128 gam.
B. 32 gam.
C. 80 gam.

D. 64 gam.
Câu 50: Trong quá trình sản xuất gang, xảy ra phản ứng:

 2Fe (rắn) + 3CO2 (khí) H > 0
Fe2O3 (rắn) + 3CO (khí) 

Để tăng hiệu suất quá trình chuyển hóa Fe2O3 thành Fe, có thể dùng biện pháp
A. nén khí CO2 vào lò.
B. tăng áp suất chung của hệ.
C. nghiền nhỏ quặng Fe2O3.
D. tăng nhiệt độ phản ứng.
----- HẾT -----

Trang 5/5


ÐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ HÓA SỐ 1 CHO KÌ THI THPT NĂM 2015
1. B

2. A

3. C

4. B

5. A

6. C

7. B


8. A

9. A

10. D

11. C

12. A

13. D

14. D

15. C

16. A

17. A

18. D

19. A

20. C

21. A

22. A


23. A

24. A

25. C

26. D

27. C

28. B

29. C

30. D

31. D

32. D

33. B

34. B

35. B

36. B

37. C


38. C

39. C

40. B

41. B

42. C

43. D

44. B

45. B

46. D

47. B

48. D

49. D

50. D




×