Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bao cao VBiS 4 thang dau nam 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.1 KB, 16 trang )

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF)

BÁO CÁO TỔNG HỢP

“ĐỘNG THÁI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
4 THÁNG ĐẦU NĂM 2015”

Hà nội, 5/2014


Mục lục


I. BỐI CẢNH KINH TẾ TRONG NƯỚC 4 ĐẦU NĂM 2015. 1
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Bốn tháng đầu năm 2015, cả nước có 28.235 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
với tổng vốn đăng ký là 162,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% về số doanh nghiệp và tăng
13,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2014. Bên cạnh đó, có 6834 lượt doanh
nghiệp thay đổi tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 223 nghìn tỷ đồng. Tỷ
trọng vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 5,7 tỷ đồng, tăng 1,8% so với cùng
kỳ năm trước. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập
mới 4 tháng đầu .năm là 427,9 nghìn người, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong 4 tháng đầu năm là 3249 doanh nghiệp, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm
2014, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ
đồng. Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ
tục giải thể, chấm dứt hoạt động có 1162 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
(chiếm 35,8%); 855 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 27,2%); 708
doanh nghiệp tư nhân (chiếm 21,8%) và 494 công ty cổ phần (chiếm 15,2%).
Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu


năm là 19.035 doanh nghiệp, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 6726 doanh
nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 12.309 doanh nghiệp ngừng hoạt
động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký. Trong tổng số doanh nghiệp gặp
khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, có 6569 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành
viên (chiếm 34,5%); 6339 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 33,3%);
3212 công ty cổ phần (chiếm 16,9%) và 2915 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 15,3%). Có
tới 94% số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động có quy mô vốn
dưới 10 tỷ đồng.
Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm nay là
6316 doanh nghiệp, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2014. Điều này cho thấy tín hiệu tốt của
nền kinh tế, tạo thêm cơ hội đầu tư, kinh doanh cho những doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

1

Nguồn: Tổng cục Thống kê

3


Đầu tư
Bốn tháng đầu năm 2015, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt
53,1 nghìn tỷ đồng, bằng 26,2% kế hoạch năm và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Vốn trung ương quản lý đạt 10.023 tỷ đồng, bằng 24,6% kế hoạch năm và tăng 5,2% so
với cùng kỳ năm trước. Vốn địa phương quản lý đạt 43.075 tỷ đồng, bằng 26,6% kế
hoạch năm và tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/4/2015 thu
hút 448 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 2676,3 triệu USD, tăng 14,9%
về số dự án và giảm 17,1% về số vốn so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời có167 lượt
dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 1046,2 triệu USD. Như
vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 3722,5 triệu USD,

giảm 23,3% so với cùng kỳ năm 2014. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4
tháng đầu năm ước tính đạt 4200 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 4 tháng đầu năm, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư nước
ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt2830,5 triệu USD, chiếm 76% tổng vốn đăng
ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 327,7 triệu USD, chiếm 8,8%; các ngành còn lại
đạt 564,3 triệu USD, chiếm 15,2%.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Bốn tháng đầu năm 2015, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 50,1 tỷ
USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 15
tỷ USD, giảm 1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 35,1 tỷ USD,
tăng 12,6%. Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ
năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 62,9%; sắn và sản phẩm của sắn tăng
44,6%; hạt điều tăng 25,1%; giầy dép tăng 19,1%; điện thoại các loại và linh kiện tăng
13,9%. Một số mặt hàng nông sản giảm cả về lượng và kim ngạch: Gạo giảm 0,5% về
lượng và giảm 5% về trị giá; cà phê giảm 40,6% và giảm 38,2%; thủy sản giảm 15% về
trị giá.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam trong 4 tháng đầu năm với 9,9 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tiếp
đến là thị trường EU với 9,4 tỷ USD, tăng 10,6%; ASEAN đạt 6,2 tỷ USD, tăng 2,7%;
Trung Quốc đạt 4,9 tỷ USD, giảm 1,2%; Nhật Bản đạt 4,5 tỷ USD, giảm 5,8%; Hàn
Quốc đạt 2,5 tỷ USD tăng 20,3%.
Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 4 tháng đầu năm ước tính đạt 53,1 tỷ USD, tăng
19,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đókhu vực kinh tế trong nước đạt 20,7 tỷ
USD, tăng 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 32,4 tỷ USD, tăng 27,8%. Một
số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh: Ô tô đạt 1,8 tỷ USD, tăng 96,4% (ô tô
nguyên chiếc tăng 188,8%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 9,5 tỷ USD,
tăng 44,4%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 7,5 tỷ USD, tăng 36,4%; điện thoại các
4



loại và linh kiện đạt 3,5 tỷ USD, tăng 30,5%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt
1165 triệu USD, tăng 27,5%; sản phẩm chất dẻo đạt 1163 triệu USD, tăng 24,2%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 4 tháng đầu năm, Trung Quốc tiếp tục là thị
trường lớn nhất với kim ngạch ước tính đạt 15,6 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm
2014; tiếp đến là Hàn Quốc đạt 9 tỷ USD, tăng 25%; ASEAN đạt 8 tỷ USD, tăng 12%;
Nhật Bản đạt 5 tỷ USD, tăng 39,1%; EU đạt 3 tỷ USD, tăng 13,4%; Hoa Kỳ đạt 2,5 tỷ
USD, tăng 18,3%.
II. ĐỘNG THÁI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2015
Trong tháng 4/2014, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tiến hành
khảo sát nhanh động thái doanh nghiệp Việt Nam 4 tháng đầu năm 2015 trên quy mô toàn
quốc để đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh 4 tháng
đầu năm 2015và dự cảm cho 6 tháng tới của năm 2015.
2.1 Một số kết quả của khảo sát chính như sau:
a)Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh (SX-KD) 4 tháng đầu năm 2015 được
các doanh nghiệp đánh giá là xấu hơn so 6 tháng cuối năm 2014. Sự xấu đi này là kết
qủa của sự giảm đi của các yếu tố lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm, giá bán bình
quân và lượng đơn đặt hàng. Tuy nhiên các yếu tố này được doanh nghiệp dự cảm sẽ
được cải thiện vào 6 tháng tới năm 2015.
b)Mặc dù vậy, tổng thể điều kiện sản xuất kinh doanh 4 tháng đầu năm 2015 tốt hơn
so với 6 tháng cuối năm 2014 và kết quả này đúng như những dự cảm của doanh nghiệp
vào cuối năm 2014. Các điều kiện này được dự cảm sẽ tiếp tục tốt hơn trong 6 tháng tới
năm 2015.
c)Có sự cải thiện lớn của chỉ số tổng thể môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô trong
4 tháng đầu năm 2015 so với 6 tháng cuối năm 2014. Đây là kết quả tổng hợp từ sự cải
thiện của từng yếu tố thành phần như: chất lượng của các quy định pháp lý, hiệu lực thực
thi chính sách, thủ tục hành chính liên quan tới doanh nghiệp, sự cải thiện trong thái độ
và ý thức trách nhiệm của các bộ công quyền, sự ổn định của môi trường pháp lý và điều
hành kinh tế.
d)Trong 4 tháng đầu năm 2015 các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ gặp nhiều khó
khăn hơn các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.Trong các doanh nghiệp nhỏ và siêu

nhỏ, lợi nhuận và doanh thu bị giảm mạnh, số lượng lao động bị cắt giảm, trong khi tại
các doanh nghiệp lớn đã có dấu hiệu phục hồi: doanh thu tăng, lao động được tuyển
dụng thêm,và lợi nhuận tuy vẫn giảm những tốc độ giảm thấp hơn nhiều so với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
e)Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 4 tháng
đầu năm 2015 tốt hơn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy
sản và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Chỉ số động thái
thực thấy về doanh số và số lượng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp và xây
dựng tăng lên trong khi chỉ số này của các doanh nghiệp trong 2 lĩnh vực còn lại giảm đi.
Chỉ số lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng cũng bị giảm, tuy nhiên
tốc độ giảm thấp hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong các linh vực khác.
5


2.2. Điểm sáng nổi bật trong các chuyển biến tốt (theo trình tự của mức độ chuyển
biến):
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19

Bảng 3: Điểm sáng nổi bật trong các chuyển biến tốt
Các yếu tố
Điểm
Mức độ cải thiện các thủ tục thuế, hải quan
44
Chất lượng chính sách, quy định pháp lý
31
Tổng thể môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô
30
Thái độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức
29
Hiệu lực thực thi chính sách, quy định pháp lý
28
Tiếp cận thông tin thị trường, công nghệ
27
Nhu cầu thị trường quốc tế
24
Điều kiện hạ tầng giao thông
24
Sự ổn định môi trường pháp lý, kinh tế vĩ mô
24
Sản phẩm tồn kho
18

Tiếp cận vốn vay
16
Điều kiện hạ tầng tiện ích
16
Cấp đất, giải phóng mặt bằng mở rộng sx
15
Nhu cầu thị trường trong nước
13
Cung ứng lao động theo yêu cầu
12
Năng suất lao động bình quân
6
Hiệu suất sử dụng máy móc
3
Giá thành sản xuất
3
Tổng doanh số
2

2.3.Điểm đáng quan ngại nổi bật trong các chuyển biến không thuận lợi (theo
trình tự của mức độ nghiêm trọng giảm dần):
1. Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm;
2. Giá bán bình quân
3. Lượng đơn đặt hàng

III.PHÂN TÍCH CHI TIẾT
3.1 Khái niệm chỉ số động thái (CSĐT)
Chỉ số động thái (CSĐT) được tính bằng cách lấy tỷ lệ doanh nghiệp có đánh giá
(cảm nhận) “tình hình tốt lên” trừ đi tỷ lệ doanh nghiệp có đánh giá (cảm nhận) “tình hình
xấu đi”. Chỉ số này dương phản ánh xu thế được cải thiện. Chỉ số này âm cho thấy tình

hình xấu đi. Nếu chỉ số này bằng không, tình hình được coi là không thay đổi. Giá trị
tuyệt đối của CSĐT cho thấy mức độ cải thiện hay giảm sút của tiêu chí khảo sát. Trong
phân tích dưới đây, báo cáo xem xét ba loại CSĐT:
a. CSĐT Thực thấy (VBiSO): là chỉ số xây dựng dựa trên đánh giá kỳ khảo sát này

so với kỳ trước đó.
6


b. CSĐT Dự cảm (VBiSE): là chỉ số xây dựng dựa trên cảm nhận của doanh nghiệp

về kỳ tới so với kỳ khảo sát này.
c. CSĐT Tổng hợp (VBiSI): là trung bình tích hợp của VBiSO và VBiSE1

3.2 Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4 tháng năm
2015.
Theo Hình 1, CSĐT thực thấy 4 tháng đầu năm 2015 đạt -4 điểm, điều này cho thấy
tình hình sản xuất –kinh doanh (SX-KD) chung của doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2015
xấu hơn so với 6 tháng cuối năm 2014. Sự xấu đi này là kết qủa của sự giảm đi của các
yếu tố thành phần như lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm (-14 điểm), giá bán bình quân
(-9 điểm) và lượng đơn đặt hàng (-2 điểm).
Các doanh nghiệp cũng dự cảm rằng, tình hình SX-KD 6 tháng tới năm 2015 sẽ tốt
hơn 4 tháng đầu năm 2015. Điều này được phản ánh ở sự tăng lên của CSĐT dự cảm 6
tháng tới của năm 2015, đạt + 22 điểm. Nguyên nhân là do tất cả các yếu tố thành phần
đều được dự cảm sẽ tốt lên, bao gồm cả yếu tố lợi nhuận và giá bán bình quân. trong đó
mức độ cải thiện thể hiện chủ yếu ở tổng doanh số (+ 31 điểm), lượng đơn đặt hàng (+28
điểm), năng suất lao động ( +25 điểm). Sự cải thiện của chỉ số dự cảm này cũng đã góp
phần hỗ trợ Chỉ số động thái tổng hợp của tổng thể tình hình sản xuất kinh đạt +8 điểm.
(Hình 2).
Hình 1. Tình hình SX-KD: CSĐT thực thấy 4 tháng đầu năm 2015 và CSĐT dự

cảm 6 tháng tới của năm 2015.
Đơn vị: Điểm

Về các yếu tố thành phần phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh, nhìn chung, bên
cạnh các yếu tố có CSĐT thực thấy 4 tháng đầu năm 2015 giảm đi như đã nói trên, một số
các yếu tố có CSĐT thực thấy được cải thiện như sản phẩm tồn kho, năng suất lao động
và hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị.

Hình 2.Tình hình SX-KD: CSĐT tổng hợp
Đơn vị: Điểm





CSĐT thực thấy về tổng doanh số tăng nhẹ trong 4 tháng đầu
năm 2015. Chỉ số này được dự cảm sẽ được cải thiện lớn trong 6 tháng tới của năm
2015(CSĐT thực thấy đạt +2 điểm, CSĐT dự cảm đạt + 31 điểm).
Giá bán bình quân 4 tháng đầu năm 2015 giảm đi so với giá bán 6 tháng cuối năm
2014 (CSĐT thực thấy đạt – 9 điểm). Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng dự cảm

1 VBiSI=[(100 +VBiSO)(100 + VBiSE)]1/2 – 100. Các chữ cái O, E, và I hàm ý viết tắt tương ứng cho “Observed”,
“Expected”, và “Index”.

7


rằng giá bán bình quân 6 tháng tới của năm 2015 sẽ tăng lên (CSĐT dự cảm đạt +9
điểm).



Lợi nhuận bình quân tiếp tục giảm vào 4 tháng đầu năm 2015 so với 6 tháng cuối
năm 2014 (CSĐT thực thấy đạt -14 điểm), tuy nhiên các doanh nghiệp dự cảm rằng
yếu tố này sẽ tăng lên vào 6 tháng tới năm 2015 ( CSĐT dự cảm đạt +8 điểm. Theo
kết quả khảo sát vào cuối năm 2014, các doanh nghiệp cũng dự cảm rằng yếu tố
này sẽ tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2015, tuy nhiên kết quả 4 tháng đầu năm đã
không đúng như những gì doanh nghiệp dự cảm.



Trong 4 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp cảm nhận hiệu suất sử dụng máy
móc thiết bị tốt hơn so với 6 tháng cuối năm 2014. Các doanh nghiệp dự cảm yếu tố
này tiếp tục tốt hơn vào 6 tháng tới năm 2015. Một trong những nguyên nhân mang
lại sự cải thiện này có thể là do nhu cầu thị trường thị tăng lên, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp sản xuất lượng sản phẩm lớn hơn, tận dụng được công suất làm
việc của máy móc thiết bị.



CSĐT thái thực thấy của yếu tố việc làm (số lượng lao động) trong 4 tháng đầu
năm 2015 không thay đổi. Điều này cho thấy trong quý I của năm 2015 các doanh
nghiệp không tuyển dụng thêm lao động. Tuy nhiên, CSĐT dự cảm 6 tháng tới năm
2015 đạt 25 điểm. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang có kế hoạch tuyển
dụng thêm lao động vào 6 tháng tới của năm 2015. Đây là một tín hiệu rất lạc quan
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.



Năng suất lao động bình quân được cảm nhận có xu hướng được cải thiện. Chỉ số
này tăng nhẹ vào 4 tháng đầu năm 2015 và tiếp tục được dự cảm tăng lên trong 6

tháng tới năm 2015 với mức tăng cao gấp đôi so với 4 lần so với 6 tháng đầu năm
2015 (CSĐT dự cảm đạt +25 điểm).



Lượng đơn đặt hàng giảm nhẹ trong 4 tháng đầu năm 2015 so với 6 tháng đầu năm
2014, tuy nhiên yếu tố này được dự cảm sẽ tăng cao trong 6 tháng tới của năm 2015
( CSĐT thực thấy đạt -2 điểm, CSĐT dự cảm đạt 28 điểm

Tương tự như năm 2014, trong 4 tháng đầu năm 2015 các doanh nghiệp nhỏ và siêu
nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Cụ thể, các
doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có chỉ số về doanh thu giảm, lượng đơn đặt hàng giảm
trong khi các chỉ số này của các doanh nghiệp vừa và lớn tăng lên, chỉ số về lợi nhuận
của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ giảm mạnh, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và siêu
nhỏ có xu hướng cắt giảm lao động thì các doanh nghiệp lớn có dấu hiệu tuyển thêm
lao động. Nhìn chung, trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, doanh thu
giảm, lượng đơn đặt hàng giảm, lợi nhuận giảm mạnh và lao động bị cắt giảm. Trong
các doanh nghiệp vừa doanh số tăng, lượng đơn đặt hàng tăng, lợi nhuận có tăng
nhưng không đáng kể và nguồn nhân lực không thay đổi. Trong các doanh nghiệp lớn
tổng doanh thu tăng, lượng đơn đặt hàng tăng, có tuyển thêm lao động, tuy rằng lợi
nhuận vẫn có xu hướng giảm.
Hình 3: CSĐT thực thấy 4 tháng đầu năm 2015 về tình hình SX-KD theo quy
mô doanh nghiệp phân theo số lao động

8


Chỉ số động thái thực thấy về tình hình SX-KD theo ngành nghề kinh doanh cho
thấy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 4 tháng
đầu năm 2015 tốt hơn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp

thủy sản và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Chỉ số động
thái thực thấy về doanh số và số lượng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp và
xây dựng tăng lên trong khi chỉ số này của các doanh nghiệp trong 2 lĩnh vực còn lại
giảm đi. Chỉ số lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng cũng bị giảm
đi, tuy nhiên tốc độ giảm thấp hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong các linh
vực khác. Trong 3 lĩnh vực hoạt động, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản có 4 tháng đầu năm khó khăn nhất, doanh thu giảm
mạnh, lợi nhuận giảm mạnh nhất và số lượng lao động bị cắt giảm cũng nhiều nhất.
Bảng 3: CSĐT thực thấy về tình hình SX-KD ngành nghề kinh doanh

STT

Ngành nghề kinh doanh

Tổng
doanh
thu

Lợi
nhuận/
đơn vị
sản
phẩm

Số
lượng
lao động

1


Nông, lâm nghiệp và thủy sản

-7

-26

-12

2

Công nghiệp và xây dựng

5

-12

3

3

Thương mại và dịch vụ

-2

-15

-4

3.3 Các yếu tố tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp

Chỉ số động thái tổng hợp của tình hình sản xuất kinh doanh có xu thế cải thiện rõ rệt.
Điều này được thể hiện ở việc CSĐT tổng hợp đạt giá trị dương (+ 26 điểm: Hình 3). Đây
là kết quả tích hợp của CSĐT thực thấy (đạt +18 điểm ) và CSĐT dự cảm (đạt +34 điểm).
Như vậy, tổng thể điều kiện sản xuất kinh doanh 4 tháng đầu năm 2015 tốt hơn nhiều so
với 6 tháng cuối năm 2014. Kết quả này đúng như những dự cảm của doanh nghiệp vào
cuối năm 2014.
Hình 4. Các yếu tố tác động trực tiếp đến SX-KD: CSĐT tổng hợp
Đơn vị: Điểm

Hình 5. Các yếu tố tác động trực tiếp đến SX-KD: CSĐT thực thấy 4 tháng
đầu năm 2015 và CSĐT dự cảm 6 tháng tới năm 2015,
Đơn vị: Điểm

9


CSĐT thực thấy của các yếu tố phản ánh điều kiện kinh doanh đều mang giá trị
dương. Điều này cho thấy sự cải thiện của các điều kiện SX-KD trong 4 tháng đầu năm
2015 so với 6 tháng cuối năm 2014. Yếu tố điều kiện như nhu cầu thị trường quốc tế, tiếp
cận thông tin về thị trường và công nghệ, và điều kiện hạ tầng giao thông vẫn tiếp tục là
các yếu tố được cải thiện với mức cải thiện nổi trội. Tương tự như CSĐT thực thấy,
CSĐT dự cảm của các điều kiện SX-KD được cải thiện với mức độ cải thiện lớn. Cụ thể:


Nhu cầu thị trường trong nước 4 tháng đầu năm 2015 cải thiện hơn so với 6 tháng
cuối năm 2014, kết quả này đúng như dự cảm của các doanh nghiệp vào cuối năm
2014. Các doanh nghiệp dự cảm nhu cầu thị trường trong nước sẽ tiếp tục tăng lên
trong 6 tháng tới của năm 2015 (CSĐT thực thấy đạt +13 điểm và CSĐT dự cảm
đạt +30 điểm).




Nhu cầu thị trường quốc tế 4 tháng đầu năm 2015 có cải thiện rõ rệt so với 6 tháng
cuối năm 2014 (CSĐT thực thấy đạt +24 điểm). Các doanh nghiệp dự cảm nhu cầu
thị trường quốc tế sẽ tiếp tục tăng lên mạnh mẽ trong 6 tháng tới năm 2015(CSĐT
dự cảm đạt +42 điểm). Điều này cho thấy dấu hiệu phục hồi kinh tế của các nước
khác trên thế giới.



Giá thành sản xuất giảm nhẹ trong 4 tháng đầu năm 2015 so với 6 tháng cuối năm
2014 (CSĐT thực thấy đạt +3 điểm). Tuy nhiên, các doanh nghiệp dự cảm giá
thành sản xuất sẽ giảm mạnh hơn vào 6 tháng tới của năm 2015 (CSĐT dự cảm đạt
+18 điểm).



Việc tiếp cận vốn vay 4 tháng đầu năm 2015 được các doanh nghiệp đánh giá tiếp
cận vốn vay dễ dàng hơn (CSĐT thực thấy đạt +16 điểm). Các doanh nghiệp dự
cảm yếu tố này sẽ tiếp tục được cải thiện lớn 6 tháng tới năm 2015 (CSĐT dự cảm
đạt +28 điểm).



Tình hình cung ứng lao động 4 tháng đầu năm 2015 được cải thiện hơn trong 4
tháng đầu năm 2015 và các doanh nghiệp dự cảm yếu tố này tiếp tục được cải
thiện 6 tháng tới năm 2015.




Các yếu tố về tiếp cận thông tin thị trường công nghệ, điều kiện hạ tầng tiện ích và
điều kiện giao thông tiếp tục được đánh giá là những yếu tố được cải thiện nhiều
trong 4 tháng đầu năm 2015 và doanh nghiệp dự cảm các yếu tố này tiếp tục được
cải thiện tốt 6 tháng tới năm 2015.

3.4 Chính sách kinh tế và điều hành kinh tế vĩ mô
3.4.1 Đánh giá về các yếu tố liên quan đến chính sách và điều hành vĩ mô
Các doanh nghiệp đánh giá về tổng thể môi trường chính sách và điều hành vĩ mô 4
tháng đầu năm 2015 cải thiện hơn so với 6 tháng cuối năm 2014. Kết quả này phù hợp với
những dự cảm của doanh nghiệp vào cuối năm 2014.
Hình 6. Các điều kiện sản xuất kinh doanh khác: CSĐT thực thấy 4 tháng đầu
năm 2015
Đơn vị: Điểm
Hình 5 cho thấy sự cải thiện này của chỉ số tổng thể môi trường pháp lý và kinh tế vĩ
mô trong 4 tháng đầu năm 2015. Đây là kết quả tổng hợp từ sự cải thiện của từng yếu tố
thành phần như: chất lượng của các quy định pháp lý, hiệu lực thực thi chính sách, thủ tục
10


hành chính liên quan tới doanh nghiệp, sự cải thiện trong thái độ và ý thức trách nhiệm
của các cán bộ công quyền, sự ổn định của môi trường pháp lý và điều hành kinh tế.Trong
đó, mức độ cải thiện của các thủ tục thuế và hải quan là lớn nhất. Chỉ số này cũng được
đánh giá cải thiện lớn nhất trong đợt khảo sát vào cuối năm 2014.
3.4.2 Đánh giá về tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về
những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội:
Hình 10 phản ánh đánh giá của doanh nghiệp về tình hình thực hiện một số nội
dung trong Nghị quyết 01/NQ-CP của chính phủ ban hành ngày 3/1/2015 về những nhiệm
vụ và giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.
Một số nội dung được đưa ra đánh giá như chương trình hành động thực hiện Chiến lược

xuất nhập khẩu hàng hóa, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tháo gỡ các
rào cản về thị trường, đổi mới và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại…
Nhìn chung, phần lớn doanh nghiệp cho rằng các nội dung đều được thực hiện ở
mức trung bình, tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá các nội dung đã được thực hiện tốt
cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá là thực hiện chưa tốt. Tỷ lệ doanh
nghiệp đánh giá “Thực hiện tốt” trong khoảng từ 23% đến 39%, trong khi tỷ lệ doanh
nghiệp đánh giá “Thực hiện chưa tốt” chỉ trong khoảng 0,6% đến 4,8%. Trong các nội
dung này, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan có tỷ lệ doanh
nghiệp đánh giá “Thực hiện tốt” cao nhất (đạt 39,6%), việc tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tiếp cận vốn tín dụng có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “Thực hiện chưa tốt” cao
nhất. Có khoảng 20% doanh nghiệp trả lời “Không biết” về việc thực hiện Nghị quyết
này, nguyên nhân có thể là do những doanh nghiệp này chưa biết đến Nghị quyết hoặc
cũng có thể là do doanh nghiệp không cảm nhận được sự tác động của Nghị quyết.
Hình 7: Đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung trong Nghị quyết 01/NQCP của Chính phủ
Đơn vị: %

3.4.3 Đánh giá của doanh nghiệp về tình hình thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP
ngày 12/3/2015.
Năm 2014 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP ra ngày 18/3/2014 về
những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia. Nghị quyết đã đạt được những thành công nhất định. Để tiếp tục cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ yêu cầu
các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu
trong các Nghị quyết 19/NQ-CP ra ngày12/3/2015 về những nhiệm vụ và giải pháp chủ
yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm
2015-2016 .
Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, các doanh nghiệp dự đoán về mức độ tác
động của một số chỉ tiêu phấn đấu trong năm 2015 được đề cập trong Nghị quyết. Nhìn
chung, các chỉ tiêu đều có tỷ lệ khá cao doanh nghiệp dự đoán có tác động tốt, trong đó
việc “tăng tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử” và việc “giảm thời gian thông quan

11


hàng hóa xuất nhập khẩu” có tỷ lệ cao nhất, khoảng 65%. Tuy nhiên vẫn tồn tại khoảng
13% các doanh nghiệp không biết đến những nội dung này trong Nghị quyết. Vì thế, cần
đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để các doanh nghiệp góp sức, cùng với Chính
phủ đạt được những chỉ tiêu đề ra.
3.5. Một số vấn đề khác liên quan đến doanh nghiệp
3.5.1 Mức độ hoàn thành kế hoạch 4 tháng đầu năm 2015
Trong 4 tháng đầu năm 2015, đối với kế hoạch doanh thu 4,6% doanh nghiệp vượt
kế hoạch, con số này vào thời điểm cuối năm 2014 cao hơn nhiều (14,1%) , 45,1% doanh
nghiệp hoàn thành kế hoạch, 35% doanh nghiệp hoàn thành từ 75% - 99% kế hoạch và
có 15,2% doanh nghiệp đạt dưới 75% kế hoạch trong khi tỷ lệ này vào cuối năm chỉ là
7,6%.
Đối với kế hoạch thị trường, 5% doanh nghiệp vượt kế hoạch, 42% doanh nghiệp
hoàn thành kế hoạch, doanh nghiệp 33,9% hoàn thành từ 75% - 99% kế hoạch và
có19,1% doanh nghiệp đạt dưới 75% kế hoạch, trong khi những tỷ lệ này vào thời điểm
cuối năm 2014 lần lượt là 9,4%, 48,5%, 28,8% và 13,4%. Nhìn chung, tỷ lệ vượt kế
hoạch và hoàn thành kế hoạch trong 4 tháng đầu năm 2015 thấp hơn so với năm 2014.
Đối với kế hoạch lợi nhuận có 3,2% số doanh nghiệp trả lời khảo sát thực hiện
vượt kế hoạch, 40,6% doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch, 35,2% doanh nghiệp hoàn
thành từ 75% - 99% kế hoạch và có 20,9% doanh nghiệp đạt dưới 75% kế hoạch, tỷ lệ
này năm 2014 lần lượt là 9,5%, , 43,2%, 31,2%, và 16,1%.
Như vậy, mức độ hoàn các kế hoạch của doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2015 đều
thấp hơn so với năm 2014.
Hình 8: Mức độ hoàn thành các kế hoạch của doanh nghiệp 4 tháng đầu năm
2015
Đơn vị: %

Đánh giá mức độ hoàn thành các kế hoạch theo quy mô, các doanh nghiệp siêu nhỏ

có tỷ lệ không hoàn thành kế hoạch chiếm tỷ lệ cao nhất. Đối với kế hoạch doanh thu, tỷ
lệ doanh nghiệp siêu nhỏ không hoàn thành kế hoạch là 60,6%, doanh nghiệp nhỏ là
49,6%, doanh nghiệp vừa là 44,7% và doanh nghiệp lớn là 46,7%. Đối với kế hoạch lợi
nhuận, tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ không hoàn thành kế hoạch là 67,3%, doanh nghiệp
nhỏ là 58,7%, doanh nghiệp vừa là 44,7% và doanh nghiệp lớn là 50,7%. Đối với kế
hoạch thị trường, tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ không hoàn thành kế hoạch là 61,5%,
doanh nghiệp nhỏ là 55,1%, doanh nghiệp vừa là 46,8% và danh nghiệp lớn là 48,6%.
Nguyên nhân dẫn đến việc phần lớn các doanh nghiệp siêu nhỏ không hoàn thành kế
hoạch có thể là do sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp siêu nhỏ có sức cạnh tranh
yếu hơn so với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.
Hình 9: Mức độ hoàn thành các kế hoạch của doanh nghiệp 4 tháng đầu năm
2015 theo quy mô doanh nghiệp
Đơn vị: %
12


3.5.2 Trạng thái hoạt động của doanh nghiệp
Trong 4 tháng năm 2015, có khoảng 2,3% doanh nghiệp trả lời khảo sát phải tạm
thời ngừng hoạt động, tương đương tỷ lệ này trong năm 2014 (2,2%). Trong 2,3% doanh
nghiệp tạm ngừng hoạt động, các doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 29,4%, doanh nghiệp nhỏ
47,1% và các doanh nghiệp lớn chiếm 23,5%. Trong số doanh nghiệp khảo sát, không có
doanh nghiệp có quy mô vừa phải ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm 2015.
Thời gian ngừng hoạt động trung bình là 1,2 tháng, doanh nghiệp có thời gian
ngừng hoạt động ngắn nhất là 0,5 tháng và dài nhất là 3 tháng. Doanh nghiệp phải ngừng
hoạt động trong thời gian qua do không tìm được thị trường đầu ra chiểm tỷ lệ cao nhất
31,8%. Kết quả điều tra cuối năm 2014, tỷ lệ của nguyên nhân này cũng chiếm cao nhất
(40%).

Hình 10: Nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động
Đơn vị: %


3.5.3

Tình hình nguyên vật liệu đầu vào trong doanh nghiệp

Trong những doanh nghiệp được khảo sát, có 58,1% doanh nghiệp phải nhập khẩu
nguyên vật liệu đầu vào. Điều này cho thấy phần lớn doanh nghiệp đang phải phụ thuộc
nguyên vật liệu nhập khẩu. Cũng theo kết quả khảo sát, 41% doanh nghiệp nhập khẩu
nguyên vật liệu đầu vào từ Trung Quốc, 36% doanh nghiệp nhập khẩu từ các nước Châu
Á khác ngoài Trung Quốc, số còn lại nhập khẩu từ khu vực Châu Mỹ, Châu Âu và Châu
Phi. Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu đầu
vào từ các nước Châu Á. Khi có biến động ở Trung Quốc và các nước Châu Á, nguồn
cung nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp rất dễ bị ảnh hưởng.
Hình 11: Thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào
Doanh nghiệp phải sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu phần lớn vì doanh nghiệp
trong nước không có loại nguyên vật liệu này hoặc chất lượng nguyên vật liệu trong nước
không đáp ứng nhu cầu.
Hình 12: Nguyên nhân khiến doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu
đầu vào
13


3.5.4

Nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp

Trong 4 tháng đầu năm 2015, 49,5% doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng.
Mặc dù trong thời gian gần đây, lãi suất đã giảm nhiều nhưng có tới 44% doanh nghiệp
cho rằng doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn tín dụng vì lãi suất cao, kinh doanh
không đủ hiệu để trả lãi.

Hình 13: Lý do khiến doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn

3.5.5

Kế hoạch doanh nghiệp 9 tháng cuối năm 2015

Trong 9 tháng cuối năm 2015, có 42,2% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng sản
xuất kinh doanh, 56,1% doanh nghiệp giữ nguyên quy mô kinh doanh, 1,7% doanh
nghiệp giảm quy mô kinh doanh và 0,1% doanh nghiệp có thể phải tạm ngừng hoạt
động.
Hình 14: Kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9 tháng
cuối năm 2015

Doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đầu tư, kinh doanh vì doanh nghiệp nhận thấy
cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài gia tăng (19,1%), nhu cầu thị trường xuất khẩu được dự
đoán sẽ tăng mạnh trong 9 tháng tới của năm 2015. Triển vọng kinh tế thuận lợi cũng có
thể là yếu tố dẫn đến mở rộng sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Hình 15: Nguyên nhân khiến doanh nghiệp mở rộng đầu tư/ kinh doanh
Đơn vị: %

Bên cạnh những doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đầu tư kinh doanh vào 9 tháng
cuối năm 2015, phần lớn doanh nghiệp dự tính giữ nguyên quy mô kinh doanh và giảm
quy mô kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu doanh nghiệp không mở rộng đầu tư kinh
doanh là do chi phí kinh doanh nói chung vẫn cao và triển vọng kinh tế Việt Nam không
thuận lợi.
Hình 16: Nguyên nhân khiến doanh nghiệp không mở rộng đầu tư/ kinh
doanh

14



Tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ mở rộng sản xuất trong 4 tháng đầu năm thấp nhất so
với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ giảm
quy mô kinh doanh cao nhất. Điều này cho thấy các điều kiện kinh doanh của các doanh
nghiệp siêu nhỏ không thuận lợi bằng các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.
Hình 17: Kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp theo quy mô
Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp siêu nhỏ không mở rộng đầu tư kinh
doanh trong 9 tháng cuối năm 2015 là do triển vong kinh tế Việt Nam không thuận lợi và
chi phí kinh doanh vẫn còn cao.
Hình 18: Nguyên nhân khiến doanh nghiệp siêu nhỏ không mở rộng đầu tư/
kinh doanh

3.5.6. Thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong 20 năm tới.
Theo kết quả khảo sát, trong 20 năm tới giáo dục nói chung là một trong những
thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp (18,3%), tiếp đến là cơ sở hạ tầng yếu kém
(14,5%) và quy mô doanh nghiệp Việt Nam nhỏ (12,5%). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
giáo dục về kinh doanh ở phổ thông không phải là thách thức lớn trong vòng 20 năm tới.

VI.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.1. Đối với doanh nghiệp.
1) Chủ động và tích cực tìm kiếm thị trường đầu ra, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để

không bị phụ thuộc vào một thị trường, tránh rủi ro do thị trường xuất khẩu gây ra.
2) Đạt ra mục tiêu là được tham gia vào chuỗi cung ứng để từ đó có ý thức khắc phục những

hạn chế của doanh nghiệp. Nguyên nhân lớn nhất cản trở doanh nghiệp tham gia vào
chuỗi cung ứng là do chưa tiếp cận được công nghệ phù hợp và quy mô của doanh nghiệp

nhỏ. Vì thế, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm và tiếp cận thông tin
công nghệ và có chiến lược để mở rộng quy mô.
3) Tập trung nâng cao năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường bao gồm cả thị trường đầu

vào và thị trường đầu ra, trong đó đặc biệt chú ý tới các thị trường mới, giàu tiềm năng.
Xây dựng và thiết lập hệ thống kênh phân phối hiệu quả. Cụ thể: Đẩy mạnh khai thác các
thị trường trong và ngoài nước; chủ động tìm kiếm, ký kết hợp đồng với các thị trường
mới; tăng cường phát triển thị trường trong nước thông qua xúc tiến bán hàng, đưa hàng
về nông thôn, vùng sâu, vùng xa,… nhằm mở rộng thị trường và giải quyết hàng tồn kho.
4.1.2 Kiến nghị với nhà nước
1) Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp

có quy mô lớn hơn, cụ thể doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh, số lượng lao động bị cắt
giảm. Do đó, chính phủ nên có chương trình hỗ trợ riêng để các doanh nghiệp này bắt kịp
với tốc độ phục hồi chung của nền kinh tế.
15


2) Tăng cường biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường đầu ra vì hầu hết các

doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm 2015 là do không tiêu thụ
được sản phẩm.
3) Việc thay đổi các chính sách cần có lộ trình, tránh tình trạng thay đổi đột ngột để doanh

nghiệp không bị động trong việc tiếp nhận những sự thay đổi này. Như vậy, sẽ hạn chế
được những rủi ro và thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp khi chính sách thay đổi.

16




×