Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài tập học kỳ Kỹ năng tư vấn dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.96 KB, 8 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Đời sống xã hội ngày càng phát triển, con người luôn muốn được tư vấn
các vấn để bỏa vệ quyền, lợi ích của mình. Trong đó, tư vấn pháp luật là lĩnh
vực tư vấn được quan tâm hàng đầu, tư vấn pháp luật có nhiều lĩnh vực như tư
vấn pháp luật trong lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính,… tư vấn páp luật
trong lĩnh vực dân sự luôn là lĩnh vực tư vấn được quan tâm hàng đầu. Vậy tư
vấn pháp luật trong lĩnh vực dân sự có gì khác biệt với các lĩnh vực tư vấn
pháp luật khác mà được quan tâm đến vậy? Vì vậy, trong bài tập này em xin
chọn đề bài “Phân tích đặc thù của tư vấn pháp luật trong lĩnh vực dân sự so
với tư vấn pháp luật trong lĩnh vực khác” để là rõ vấn đề này.

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về hoạt động tư vấn pháp luật
1. Khái niệm tư vấn pháp luật
Điều 28 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 định nghĩa: “Tư
vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn
thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ”. Như
vậy, tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp
luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp khác hàng thực hiện và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Hoạt động tư vấn pháp luật được thực hiện bởi luật sư và là hoạt động
đòi hỏi lao động trí óc cẩn thận, sâu sắc. Câu trả lời hay ý kiến tư vấn của luật
sư phải bao hàm được hai yếu tố.
Thứ nhất, luật sư cần phải cung cấp thông tin pháp lý cho khách hàng.
Khách hàng là người yêu cầu tư vấn một hoặc một số tình huống cụ thể với
một loạt câu hỏi như: “Tôi nên làm điều đó hay không? Tôi nên hành động
như thế nào và làm gì để đạt được hiệu quả cao nhất?” . Vậy trong lời tư vấn
của luật sư phải đáp ứng câu hỏi luật pháp quy định như thế nào về trường


hợp cụ thể mà khách hàng đề nghị luật sư tư vấn? Điều mà khách hàng mong
2


muốn có hợp pháp hay không? Trình tự, thủ tục thực hiện được luật quy định
như thế nào…?
Thứ hai, luật sư phải đưa ra được chính kiến của mình bằng việc đưa ra
những chỉ dẫn và lời khuyên. Một cách cụ thể, chỉ dẫn của luật sư phải chỉ ra
những điểm yếu và điểm mạnh của khách hàng, đánh giá được mức độ rủi do,
cách thức phòng tránh và ngăn ngừa rủi ro để khuyên khách hàng nên hành
động hay không nên hành động. Như vậy, luật sư đóng vai trò định hướng cho
khách hàng bằng việc chỉ dẫn cho khách hàng cách thức hành động cụ thể1.
Trong đời sống xã hội nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng, tư
vấn pháp luật mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, bởi tư vấn là một trong các
biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao
dịch, đặc biệt là cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Người tư vấn có vai trò tiên liệu rủi ro và tìm các giải pháp phòng ngừa, hạn
chế, khắc phục rủi ro.
Như vậy, có thể nó rằng tư vấn pháp luật là một nghề sử dụng trí óc của
những chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật, là hoạt động mang tính chất lao
động trí óc bằng việc sử dụng chất xám, đòi hỏi phải có kỹ năng tư vấn pháp
luật một cách sâu rộng, thấu hiểu cuộc sống cũng như phải có đạo đức hành
nghề, lương tâm trách nhiệm.
2. Nguyên chung khi tắc tư vấn pháp luật
Khi thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật Luật sư phải đảm bảo các
nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Khi tư vấn Luật sư phải tuân theo hiến
pháp và pháp luật, luật sư tuyệt đối không được gợi ý hay khuyên khách hàng
vi phạm hay không tôn trọng pháp luật.
- Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích: Luật sư trong bất kỳ trường hợp nào

cũng không được tư vấn cho hai khách hàng mà lợi ích của họ trái ngược
nhau.
1 TS. Phan CHí Hiếu – Ths. Nguyễn Thị Hằng Nga (Chủ biên), Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, NXB.
Công an Nhân dân, Năm 2012, Trang 11

3


- Trách nhiệm giữ bí mật đối với các thong tin của khách hàng: nghĩa vụ
giữ bí mật thông tin về khách hàng được áp dụng bất kể thông tin đó có được
từ đâu. Những thông tin đó không nhất thiết phải do khách hàng cung cấp.
Nghĩa vụ giữ bí mật vụ việc của khách hàng tồn tại cho đến khi khách hàng
cho phép tiết lộ hoặc khước từ bí mật đó. Điều này cũng áp dụng trong trường
hợp khách hàng chết.
- Nguyên tắc trung thực khách quan: Nguyên tắc này đòi hỏi luật sư phải
trung thực đánh giá về khả năng xử lý tình huống của khách hàng. Trước khi
nhận lời với khách hàng, luật sư phải xem khách hàng yêu cầu loại dịch vụ gì
rồi quyết định một cách nghiêm túc và chân thực xem việc đó có nằm trong
khả năng của luật sư hay không. Năng lực về pháp luật còn bao gồm cả kinh
nghiệm và kỹ năng của luật sư. Nếu luật sư chỉ có kinh nghiệm về hình sự thì
việc chấp nhận một vụ việc dân sự khó, hay tài chính ngân hàng có thể là quá
sức.
3. Hình thức tư vấn
- Tư vấn bằng lời nói: Hình thức tư vấn này được áp dụng đối với các vụ
việc đơn giản. Các khách hàng thường gặp gỡ luật sư để trình bày vụ việc của
họ và nhờ luật sư giúp họ tìm giải pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình một cách nhan chóng và có hiệu quả.
- Tư vấn bằng văn bản: Việc tư vấn bằng văn bản thông thường được tiến
hành vì những lý do như: khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp luật sư để
nhận tư vấn bằng miệng; khách hàng muốn khẳng định độ tin cậy của giải

pháp thông qua việc đề ra các câu hỏi để luật sư trả lời bằng văn bản; kết quả
tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng vào những mục đích
riêng của khách hàng. Khác với tư vấn bằng lời nói, tư vấn bằng văn bản tạo
cơ hội cho luật sư nghiên cứu hồ sơ một cách kỹ càng, chính xác hơn, trên cơ
sở đó đưa được ra những giải pháp hữu hiệu cho khách hàng. Tuy vậy, việc tư
vấn bằng văn bản yêu cầu luật sư phải làm việc cẩn thận hơn, chu đáo hơn.

4


Văn bản tư vấn đưa ra phải có độ chính xác cao, có căn cứ pháp lý và đúng
pháp luật.
II. Một số đặc thù của hoạt động tư vấn pháp luật trong lĩnh
vực dân sự so với tư vấn trong các lĩnh vực khác
1. Phạm vi tư vấn rộng và bao trùm nhiều lĩnh vực
Tư vấn pháp luật dân sự mang tính bao quát, đòi hỏi phải có kiến thức
pháp lý cũng như kiến thức xã hội sâu rộng. Tư vấn pháp luật dân sự là dịch
vụ tư vấn chuyên sâu các quy định của pháp luật, các thức áp dụng pháp luật
và thực tiễn áp dựng pháp luật của các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa
rộng như: đất đai, thừa kế, hôn nhân và gia đình, hợp đồng dân sự, giao dịch
dân sự, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và các vấn đề khác liên quan.
Ví dụ như khi tư vấn pháp luật về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất,
hay tư vấn pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất thì ngoài việc tư vấn các
vấn đề dấn sự thuần túy như hình thức hợp đồng, chủ thể ký kết, thực hiện
hợp đồng, nội dung hợp đồng… Để có thể tư vấn nội dung hợp đồng cho
đúng các quy định của pháp luật thì đòi hỏi phải có kiến thức và tư vấn cho
khách hàng về cả các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật đất đai.
2. Đối tượng tư vấn là các quan hệ pháp luật dân sự
Đối tượng của tư vấn pháp luật dân sự là các quan hệ pháp luật dân sự.
Quan hệ pháp luật dân sự là một quan hệ pháp luật rộng, điều chỉnh hai mối

quan hệ chủ yếu là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của cá nhân, pháp
nhân trong các quan hệ được hình thành dựa trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện
thỏa thuận, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
- Quan hệ nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao cho người khác (Khoản 1, điều 25, Bộ luật dân sự năm 2015).
Quyền nhân thân được quy định cụ thể bao gồm các quyền năng như: Quyền
có họ tên (điều 26); Quyền thay dổi họ tên (điều 27, 28); Quyền khai sinh,
khai tử (điều 30); Quyền xác định dân tộc, quốc tịch (điều 29,31); Quyền đối
với hình ản cá nhân (Điều 32); Quyền bảo toàn sức khỏe, thân thể, danh dự,
5


nhân phẩm (Điều 33, 34); Quyền hiến tạng (Điều 35); quyền xác định lại,
chuyển đổi giới tính (Điều 36, 37); Quyền bảo vệ bí mật đời tư (điều 38)... và
một số quyền khác.
- Quan hệ tài sản bao gồm quyền và nghĩa vụ đối với tài sản hữu hình
(vật, tiền, giấy tờ có giá) và quyền đối với tài sản vô hình (quyền sở hữu trí
tuệ, quyền sử dụng đất...)
Nói một cách đơn giản nhất thì Quan hệ pháp luật dân sự là những quan
hệ xã hội phát sinh trong đời sống thường nhật của người dân được nhà nước
bảo vệ và điều chỉnh dựa trên những chuẩn mực pháp lý xác định nhằm tạo ra
sự phát triển ổn định, hài hòa.
Chính vì là quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống thường nhật của
người dân, do đó quan hệ pháp luật dân sự luôn tồn tại những mâu thuẫn nội
tại và rất dễ phát sinh tranh chấp trên thực tế. Quan hệ nhân thân thường là
đối tượng nhạy cảm và dễ bị xâm hại nhất nếu không được tư vấn và bảo vệ
kịp thời. Còn quan hệ về tài sản là quan hệ đặc biệt và thường xuyên xảy ra
những tranh chấp trên thực tế. Do vậy, trong đời sống con người luôn quan
tâm và cần được tư vấn pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
một cách tốt nhất.

3. Tư vấn pháp luật trong lĩnh vực dân sự mang tính linh ho ạt
hơn so với tư vấn trong các lĩnh vực khác
Pháp luật dân sự mang tính chất pháp luật tư, trong đó các chủ thể của
quan hệ pháp luật dân sự có quyền thỏa thuận dựa trên các quy định của pháp
luật và không trái pháp luật, tức là đề cao sự tự định đoạt của các chủ thể,
không có sự can thiệp quá nhiều của các cơ quan nhà nước như các quan hệ
pháp luật khác như: quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật hành
chính… Chính vì vậy, khi tư vấn Luật sư có thể có nhiều phương thức khác
nhau để tư vấn cho khách hàng. Có thể lấy ví dụ như khi tư vấn giải quyết
tranh chấp dấn sự thì luật sư tư vấn có nhiều hướng tư vấn cho khách hàng
các phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, thông qua
6


cơ quan tiến hành tố tụng. Theo đó, phương thức thương lượng và hòa giải là
hai phương pháp có tính linh hoạt rất cao, phụ thuộc hoàn toàn vào sự thỏa
thuận và sự định đoạt của các đương sự, do đó luật sư có thể tư vấn cho khách
hàng nhiều cách khác nhau không chỉ do pháp luật quy định mà có thể là
nhiều biện pháp khác nhau để việc thương lượng hay hòa giải đạt được kết
quả như mong muốn, miễn sao cách đó không vi phạm các quy định của pháp
luật. Kể cả khi việc giải quyết tranh chấp dân sự thông qua cơ quan tiến hành
tố tụng (Tòa án) thì cũng do đương sự lựa chọn có khởi kiện lên Tòa án hay
không. Trong quá trình giải quyết ở Tòa án thì các đương sự vẫn có quyền tự
thương lượng, thỏa thuận với nhau cách thức giải quyết tranh chấp miễn sao
không trái pháp luật.
Trong khi đó, nếu tư vấn pháp luật hành chính hay hình sự thì thông
thường không có sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ, một bên
chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước, nên quan hệ pháp luật hành chính mang
tính chất mệnh lệnh - phục tùng, sự tự định đoạt của các chủ thể không được
đề cao như trong các quan hệ pháp luật dân sự mà thông thường phụ thuộc

vào ý chí của một bên chủ thể là nhà nước lớn hơn. Phần lớn các tranh chấp
được giải quyết thông qua thủ tục hành chính, hoặc thủ tục tố tụng. Do đó,
việc tư vấn pháp luật trong lĩnh vực này cũng mang tính khuôn mẫu nhiều
hơn, Luật sư phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật hành chính, tố tụng để
tư vấn sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN
Qua bài tập này, em đã phần nào nêu và phân tích được một số đực trưng
cơ bản của tư vấn pháp luật trong lĩnh vực dân sự. Qua đó cũng có thể nhận
thấy sự khác biệt giữa tư vấn pháp luật dân sự so với tư vấn pháp luật trong
lĩnh vực khác. Khác hàng có thể xác định nhu cầu của mình thuộc lĩnh vực
nào để yêu cầu tư vấn sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phan Chí Hiếu – Ths. Nguyễn Thị Hằng Nga (Chủ biên), Giáo
trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, NXB. Công an Nhân dân, Năm 2012
2. Trung tâm phát triển và hội nhập – Văn phòng Luật sư Investlinkco –
Oxfam đoàn kết bỉ, Sổ tay Kỹ năng tư vấn pháp luật, Năm 2011
3. Nguyễn Minh Hằng, Sổ tay tư vấn pháp luật (Phần dân sự), NXB.
Lao động xã hội, năm 2014

8



×