Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.6 KB, 4 trang )

Chào mừng cô và các bạn đến với buổi thuyết trình của nhóm em hôm nay. Hôm
nay em thay mặt cho nhóm 2 chúng em xin trình bày với cô và các bạn về 2 kiểu
nhà nước đó là nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến.

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về nhà nước chủ nô
Như chúng ta đã biết trong lịch sử loài người con người đã trải qua 5 hình thái
kinh tế xã hội trong đó ngoại trừ hình thái KT-XH cộng sản nguyên thủy là hình thái
duy nhất chưa có sự xuất hiện của giai cấp còn 4 hình thái còn lại đều là hình thái
có giai cấp tương ứng với 4 kiểu nhà nước. Mà nhà nước chủ nô hay còn gọi là
nhà nước chiếm hữu nô lệ là hình thức nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người.
Để hiểu rõ hơn về hình thức nhà nước này chúng ta sẽ tìm hiểu về sự ra đời và
bản chất của nhà nước chủ nô.
Đầu tiên là cơ sở ra đời: Sự xuất hiện của nhà nước chủ nô rất đa dạng và phức
tạp, do điều kiện về kinh tế, xã hội, điều kiện về địa lí cùng với các yếu tố tác động
từ bên ngoài.....# nhau nên ở các khu vực # nhau, sự xuất hiện của nhà nước là #
nhau. Tuy nhiên ta có thể tìm hiểu về cơ sở ra đời của nhà nước chủ nô qua 2 khía
cạnh.

.Thứ nhất là về cơ sở xã hội:
+Nhà nước chủ nô ra đời trên cơ sở tan rã.....................Các nhà nước chủ nô đầu
tiên xuất hiện ở châu Á, Bắc Phi như Trung Quốc, Ấn Độ, Babilon, Ai Cập khoảng
từ 4000 đến 5000 năm trước công nguyên.
+ Nhà nước chủ nô tồn tại 2 giai cấp cơ bản đó là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.

Chủ nô chỉ là một thiểu số dân cư trong xã hội nhưng có tất cả: Đất đai, tư liệu sản
xuất, nô lệ, tự do cá nhân và toàn quyền thống từ đối với nô lệ. Nô lệ chiếm số
đông trong xã hội nhưng tính mạng, số phận cũng như các hoạt động xã hội của
họ đều do chủ nô quyết định. Ngoài chủ nô và nô lệ, trong xã hội chiếm hữu nô lệ
còn có cả thợ thủ công, dân tự do, những người lệ thuộc nhà thờ hoặc kinh tế nhà
vua... Những người này tuy không phải là nô lệ nhưng vẫn phụ thuộc gần như
hoàn toàn vào giai cấp chủ nô về kinh tế và chính trị. Với kết cấu xã hội như trên


đã làm cho nhà nước chủ nô gần như hoàn toàn nằm trong tay giai cấp chủ nô,
chủ yếu phục vụ cho lợi ích của giai cấp chủ nô.


.Thứ 2 là về cơ sở kinh tế: cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô chính là quan hệ sản
xuất được đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu tư nhân của chủ nô đối với toàn bộ tư
liệu sản xuất và nô lệ. Trong chế độ này chủ nô là chủ sở hữu đối với đất đai, các
tư liệu sản xuất và đối với cả người sản xuất là nô lệ. Do vậy, sự bóc lột của chủ nô
đối với nô lệ là không có giới hạn. Nô lệ không có tư liệu sản xuất, họ phụ thuộc
hoàn toàn vào chủ nô, họ bị coi là tài sản của chủ nô, là "công cụ biết nói", là động
vật có hai chân. Vì thế, nô lệ bị bóc lột rất tàn nhẫn và phải phục tùng một cách vô
điều kiện những ý muốn của chủ nô.
Ta có thể nhìn thấy qua 2 bức ảnh trên nô lệ là thành phần đông đảo chiếm đa số
trong xã hội nhưng vì trong tay k có tư liệu sản xuất nên họ phải hoàn toàn phụ
thuộc vào chủ nô cả về tể xác lẫn tinh thần. Họ k được coi là người mà chỉ như
công cụ biết nói của giai cấp chủ nô, chủ nô có toàn quyền quyết định đối với nô
lệ, họ có thể bán, cho, tặng nô lệ...... trong xã hội này ta thấy được nô lệ thực chất
chỉ là tài sản của chủ nô.
Tiếp theo là bản chất của nhà nước chủ nô
+ xét về tính giai cấp: nhà nước chủ nô là công cụ chủ yếu thực hiện quyền lực
chính trị của giai cấp chủ nô, một bộ máy trấn áp của giai cấp chủ nô để duy trì sự
thống trị về mọi mặt của chủ nô đối với nô lệ và những người lao động khác. Tính
giai cấp này được nhà nước chủ nô phương tây thể hiện rõ nét và sâu sắc hơn nhà
nước chủ nô phương đông.
+ xét về tính xã hội: nhà nước chủ nô là một tổ chức sinh ra để tổ chức, quản lý xã
hội chiếm hữu nô lệ thay thế cho tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn phù hợp nữa.
Là một trong những hình thức tổ chức của xã hội chiếm hữu nô lệ, nhà nước chủ
nô có trách nhiệm tổ chức và quản lý một số lĩnh vực quan trọng của đời sống xã
hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội. Nhiều nhà nước chủ nô đã tiến hành
các hoạt động tổ chức và quản lý kinh tế ở quy mô lớn, quản lý đất đai, tổ chức

khai hoang, xây đựng và quản lý các công trình thủy lợi... làm cho đất nước ngày
một phát triển, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Điều này lại được thể
hiện rõ ở nhà nước chủ nô phương đông hơn.
Mặc dù còn nhiều hạn chế tuy nhiên đánh giá 1 cách khách quan thì chúng ta k
thể phủ nhận được ý nghĩa lịch sử của nhà nước chủ nô. Dù sao sự ra đời, tồ tại và


phát triển của nhà nước chủ nô cũng là 1 bước tiến của lịch sử nhân loại, nó tao
tiền đề cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa của các xã hội sau này.

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về hình thức nhà nước thứ 2 nhà
nước phong kiến
Đầu tiên chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về sự ra đời của nhà nước phong kiến

.Có 2 con đường hình thành của nhà nước phong kiến:
+ thứ nhất: ở các nước có chế độ nô lệ điển hình thì nhà nước phong kiến ra đời
dựa trên cơ sở tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ (nhà nước chủ nô).
+ thứ 2 : ở các nước k có chế độ chiếm hữu nô lệ thì nhà nước phong kiến ra đời
trên cơ sở tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy trong điều kiện chuyển biến xã
hội từ cộng sản nguyên thủy sang phong kiến. Ví dụ như Việt Nam, Triều Tiên....

.

Về cơ sở xã hội: nhà nước phong kiến gồm 2 giai cấp chính là địa chủ phong kiến

và nông dân. Địa chủ, phong kiến hợp thành giai cấp thống trị trong đó địa chủ là
những người sở hữu nhiều ruộng đất nhưng k trực tiếp canh tác mà chủ yếu phát
canh, thu tô. Phong kiến là những người được nhà vua ban chức tước đồng thời
cắt cho những khoảnh đất nhất định để lập thành những lãnh đia. Có thể thấy
phong kiến k chỉ là chủ sở hữu đất đai mà còn là người nắm giữ quyền lực chính

trong lãnh địa của mình. Giai cấp địa chủ phog kiến được chia thành nhiều đẳng
cấp # nhau. Nông dân là bộ phận đông đảo nhất trong xã hội phong kiến nhưng
đồng thời cũng là đối tượng bị bóc lột nặng nề nhất. Ngoài ra trong nhà nước
phong kiến còn có các tầng lớp # như tăng lữ, thợ thủ công, thương nhân và nô tỳ.
Nô tỳ chủ yếu phục vụ cho gia đình k có vai trò đáng kể trong sản xuất.

.

Về cơ sở kinh tế: là quan hệ sản xuất phong kiến được đặc trưng bằng chế độ sở

hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất và sự bóc lột 1 phần sức lao
động của nông dân ( chế độ tô, thuế).


Ở nhà nước phong kiến thì cơ sở kinh tế - xã hội cũng quyết định bản chất của nhà
nước này.
+ xét về tính giai cấp: nhà nước phong kiến là bộ máy để bảo vệ lợi ích kinh tế của
giai cấp địa chủ phong kiến, là công cụ chuyên chính đối với giai cấp nông dân, thợ
thủ công, dân nghèo thành thị, là công cụ để xác lập và bảo vệ hệ tư tưởng củ giai
cấp địa chủ phong kiến, tăng lữ. Có thể khẳng định tính giai cấp của nhà nước
phong kiến thể hiện sâu sắc, rõ nét k kém so với nhà nước chủ nô.
+ xét về tính xã hội: bên cạnh tính giai cấp nhà nước phong kiến còm thể hiện tính
xã hội. Là tổ chức công quyền đại diện cho toàn thể xã hội, nhà nước phong kiến
phải đảm nhiệm sứ mệnh tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội. Các nhà
nước phong kiến tùy thuộc vào cơ sở KT-XH, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của
đất nước, tùy thuộc vào người cầm quyền.... mà quyền lực nhà nước được sử
dụng để đảm bảo và bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng xã hội cũng như thể hiện
sự quan tâm đến giai cấp bị trị ở mức độ nào.
So với nhà nước chủ nô, tính xã hội của nhà nước phong kiến thể hiện rõ nét hơn,
các nhà nước đã quan tâm nhiều hơn đến việc giải quyết các vấn đề chung của

toàn xã hội, các hoạt động kinh tế xã hội cũng thuyết thực hơn đặc biệt nhiều nhà
nước thể hiện sự quan tâm rất rõ đến các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội
nhất là những lúc gặp thiên tai, bệnh dịch.........................

P/S: đây là lần cuối cùng tôi viết.ok



×