Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tài liệu ôn thi lịch sử các học thuyết kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.42 KB, 26 trang )

CHƯƠNG 3: TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN ANH
Câu 1: Phân tích đặc điểm phương pháp luận của trường phái cổ điển Anh.
Câu 2: So sánh đặc điểm phương pháp luận của trường phái cổ điển Anh và cổ điển
Pháp (trọng nông).
A. Lí luận giá trị - lao động
Câu 1: Chứng minh W. Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho nguyên lí
giá trị lao động.
Câu 2: Nhận xét câu nói của W.Petty: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải”.
Câu 3: Nhận xét câu nói của W.Petty: “Giá trị của hàng hóa là sự phản ánh giá trị của
tiền tệ cũng giống như ánh sáng của mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng mặt trời vậy”.
Câu 4: Dựa vào lí luận giá trị của W.Petty chứng minh ông là nhà kinh tế học phản ánh
bước chuyển từ chủ nghĩa trọng thương sang chủ nghĩa cổ điển Anh.
Câu 5: Dùng lí luận giá trị của A.Smith chứng minh nhận xét của C. Mác, phương pháp
luận của A.Smith là phương pháp 2 mặt trộn lân các yếu tố khoa học và tầm thường.
Câu 6: Chứng minh rằng A.Smith là nhà lí luận giá trị - lao động song những lí luận giá
trị của ông còn chứa nhiều mâu thuẫn và sai lầm.
Câu 7: Bình luận câu nói “ Tiền công – lợi nhuận – địa tô là 3 nguồn gốc đầu tiên của
mọi thu nhập và do đó là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị”.
Câu 8: Tại sao nói Ricardo đã đưa trường phái cổ điển Anh tới đỉnh cao nhưng không
thể tới tận cùng được.
Câu 9: A.Smith và D.Ricardo bàn luận như thế nào về cơ cấu giá trị hàng hóa.
Câu 10: Dựa vào lí luận giá trị - lao động của trường phái cổ điển Anh để CMR Trường
phái cổ điển dù có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển lí luận giá trị song
vẫn không thể phát triển lí luận đến cùng.
B. Lí luận tiền tệ.
Câu 1: Vì sao nói lí thuyết về tiền tệ của W.Petty là học thuyết quá độ từ chủ nghĩa trọng
thương sang trường phái cổ điển Anh.
Câu 2: Chứng minh rằng: A.Smith đã phân biệt đươc tiền tệ với của cải, đã thấy được
chức năng phương tiện lưu thông của tiền song chưa hiểu bản chất của tiền.
Câu 3: Nhận xét câu nói của A.Smith: “Tiền là bánh xe vĩ đại của lưu thông là công cụ
đặc biệt của trao đổi và thương mại”.


Câu 4: Anh chị có sùng bái tiền tệ không? vì sao?
Câu 5: lí luận tiền tệ của D.Ricardo có gì phát triển so với các nhà kinh tế cổ điển Anh
trước.


Câu 6: W.Petty, A.Smith, D.Ricardo đã đề cập ntn đến quy luật lưu thông tiền tệ?
Câu 7: Trình bày cống hiến và hạn chế của trường phái cổ điển Anh trong lí luận tiền tệ.
C.Lí luận khác
Câu 1: Lí luận tiền công của W.Petty, A.Simth, D.Ricardo.
Câu 2: Những thành tựu và hạn chế của Trường phái cổ điển Anh trong lí luận tiền công.
Câu 3: Chứng minh rằng, A.Smith là nhà tiên tri của chủ nghĩa tự do kinh tế. Những học
thuyết kinh tế nào kế thừa và phát huy tư tường tự do kinh tế của A.Smith. Rút ra ý
nghĩa lí luận và thực tiễn của lí thuyết “bàn tay vô hình”.
Câu 4: Lí luận về khủng hoảng kinh tế của Ricardo.
Câu 1: Phân tích đặc điểm phương pháp luận của trường phái cổ điển Anh.
Chủ nghĩa Trọng thương đã trở thành lỗi thời và bắt đầu tan rã ngay từ thế kỷ XVII,
trước hết là Anh, một nước phát triển nhất về mặt kinh tế. Tiền đề của việc đó được tạo
ra chủ yếu là do sự phát triển các công trường thủ công ở Anh, đặc biệt là trong nhành
dệt, sau đó là công nghiệp khai thác. Giai cấp tư sản đã nhận thức được rằng: “muốn làm
giàu phải bóc lột lao động, lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm
giàu vô tận cho những người giàu”. Tất cả những điều kiện kinh tế, xã hội khoa học của
cuối thế kỷ XVII đã chứng tỏ thời kỳ tích luỹ ban đầu của tư bản đã kết thúc và thời kỳ
sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu. Tính chất phiến diện của học thuyết trọng thương trở
nên quá rõ ràng, đòi hỏi phải có lý luận mới để đáp ứng với sự vận động và phát triển
của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, kinh tế chính trị học cổ điển Anh ra đời.
Các đại biểu tiêu biểu: William Petty (1623-1687), Adam Smith (1723-1790), David
Ricardo (1772-1823)…
Về đối tượng nghiên cứu
: Kinh tế chính trị tư sản cổ điển chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông
sang lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất, trình

bày có hệ thống các phạm trù kinh tế trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: hàng hoá, giá
trị, tiền tệ, giá cả, tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô…để rút ra các quy luật vận động
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Về mục tiêu nghiên cứu:
Luận chứng cương lĩnh kinh tế và các chính sách kinh tế của giai cấp tư sản, cơ chế thực
hiện lợi ích kinh tế trong xã hội tư bản nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản trên cơ
sở phát triển lực lượng sản xuất.
Về nội dung nghiên cứu:
Lần đầu tiên đã xây dựng được một hệ thống phạm trù, quy luật của nền sản xuất hàng
hoá tư bản chủ nghĩa đặc biệt là lý luận Giá trị - Lao động.


Tư tưởng bao trùm là ủng hộ tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước, nghiên
cứu sự vận động của nền kinh tế đơn thuần do các quy luật tự nhiên điều tiết.
Trường phái cổ điển Anh đặt cơ sở lí luận cho các lí luận sau: lí luận giá trị, lí luận về
thu nhập, lí luận về tiền tệ, về tư bản, về tái sản xuất…
Về phương pháp nghiên cứu: Thể hiện tính chất hai mặt:
Một là, sử dụng phương pháp trừu tượng hoá để tìm hiểu các mối liên hệ bản chất bên
trong các hiện tượng và các quá trình kinh tế, nên đã rút ra những kết luận có giá trị
khoa học.
Hai là, do những hạn chế về mặt thế giới quan, phương pháp luận và điều kiện lịch sử
cho nên khi gặp phải những vấn đề phức tạp, họ chỉ mô tả một cách hời hợt và rút ra một
số kết luận sai lầm.
Câu 2: So sánh đặc điểm phương pháp luận của trường phái cổ điển Anh và cổ
điển Pháp (trọng nông).
Giống nhau:
Về bối cảnh lịch sử ra đời:
Đều diễn ra khi quá trình tích lũy nguyên thủy kết thúc. Khi mà các nguồn tích lũy bằng
con đường trao đổi không ngang giá tỏ ra không hiệu quả, giai cấp tư sản bắt đầu chuyển
lợi ích của họ vào lĩnh vực sản xuất.

Đều là học thuyết kinh tế sinh ra nhằm thay thế cho chủ nghĩa trọng thương đã tỏ ra lạc
hậu và bộc lộ những sai lầm làm cho nền sản xuất các nước bị đình đốn.
Về chính trị, giai cấp tư sản phát triển trong lòng xã hội phong kiến một cách mạnh mẽ
đòi hỏi có những cương lĩnh, lí luận kinh tế riêng cho giai cấp mình.
Về đặc điểm phương pháp luận
Đối tượng nghiên cứu: chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực
sản xuất, nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất.
Nội dung: Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của Nhà nước, nghiên
cứu sự vận động của nền kinh tế đơn thuần do các quy luật tự nhiên điều tiết. (VD: tư
tưởng của P.Quesney – trường phái trọng nông, lí thuyết “bàn tay vô hình của A.Smith –
cổ điển Anh)
Ý nghĩa: Đặt nền móng cho sự ra đời của các lí luận về giá trị thặng dư (VD: lí luận về
sản phẩm thuần túy –trọng nông, lí luận về giá trị lao động – cổ điển Anh) về tái sản
xuất (VD: sơ đồ biểu kinh tế - trọng nông, lí luận về tái sản xuất của A.Smith, của
Ricardo – Cổ điển Anh) về tiền tệ (lí luận về tiền tệ - cổ điển Anh, nội dung phê phán
chủ nghĩa trọng thương – trọng nông)
Khác nhau:


Trường phái trọng nông đã đồng nhất sản xuất nông nghiệp với sản xuất vật chất, do đó
đồng nhất địa tô vs sản phẩm ròng, sản phẩm thuần túy (sản phẩm thặng dư).
Còn trường phái cổ điển Anh khẳng định mọi thứ lao động sản xuất đều bình đẳng trong
việc tạo ra giá trị hàng hoá (đã khắc phục hạn chế của chủ nghĩa trọng thương và chủ
nghĩa trọng nông).
Chủ nghĩa trọng nông là một trong những trường phái đầu tiên phân tích sự vận động
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ của xã
hội phong kiến thì trường phái cổ điển Anh đã vượt qua những khuôn khổ đóđã lần đầu
tiên xây dựng được một hệ thống phạm trù, quy luật của nền sản xuất hàng hoá tư bản
chủ nghĩa.
A. Lí luận giá trị - lao động

Câu 1: Chứng minh W. Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho
nguyên lí giá trị lao động.
William Petty (1623-1687) là một trong những người sáng lập ra học thuyết kinh tế cổ
điển ở Anh. Ông sinh ra trong một gia đình thợ thủ công, có trinh độ tiến sĩ vật lý, là
nhạc trưởng, là người phát minh ra máy chữ. Ông là người áp dụng phương pháp mới
trong nghiên cứu khoa học, được gọi là phương pháp khoa học tự nhiên.
W.Petty không trực tiếp trình bày lý luận về giá trị nhưng thông qua những luận điểm
của ông về giá cả có thể khẳng định ông là người đầu tiên đưa ra nguyên lý về giá trị lao
động. Nghiên cứu về giá cả, ông cho rằng có hai loại giá cả: giá cả tự nhiên và giá cả
chính trị. Giá cả chính trị (giá cả thị trường) do nhiều yếu tố ngẫu nhiên chi phối, nên rất
khó xác định chính xác. Giá cả tự nhiên (giá trị) do hao phí lao động quyết định, và năng
suất lao động có ảnh hưởng tới mức hao phí đó. Như vậy, W.Petty là người đầu tiên tìm
thấy cơ sở của giá cả tự nhiên là lao động. Ông xác định giá cả tự nhiên của hàng hoá
bằng cánh so sánh lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá với lượng lao động
hao phí để tạo ra bạc hay vàng.
VD: Một người nào đó có thể sản xuất ra 1 bussel lúa mì hoặc khai thác 1 ounce vàng
với 1 công sức như nhau.
Giá cả tự nhiên 1 bussel lúa mì = 1 ounce vàng
Nếu năng suất lao động của khai thác vàng tăng gấp đôi thì:
Giá cả tự nhiên 1 bussel lúa mì = 2 ounce vàng
Theo ông giá cả tự nhiên (giá trị của hàng hoá) là sự phản ánh giá cả tự nhiên của tiền tệ,
cũng như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu của mặt trời. Nhưng ông lại chỉ thừa nhận
lao động khai thác vàng là lao động tạo ra giá trị còn giá trị của hàng hoá chỉ được xác
định khi trao đổi với tiền.


Khi trình bày về mối quan của năng suất lao động đối với lượng giá trị hàng hoá: Ông
khẳng định giá cả tự nhiên (giá trị) tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác vàng
bạc. Một lý luận quan trọng của ông đó là: ông khẳng định: “lao động là cha của của cải
còn đất đai là mẹ của của cải”, luận điểm này đúng nếu xem của cải là giá trị sử dụng,

song sẽ là sai nếu hiểu lao động và tự nhiên là nhân tố tạo ra giá trị. Ông đã tìm thước đo
thống nhất của giá trị là thước đo chung đối với tự nhiên và lao động, ông đưa ra quan
điểm “thước đo thông thường của giá trị là thức ăn trung bình hàng ngày của mỗi người,
chứ không phải là lao động hàng ngày của người đó”. Với luận điểm này đã chứng tỏ
ông chưa phân biệt được rõ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chưa biết đến tính chất xã
hội của giá trị.
Ngoài ra ông còn có ý định giải quyết mối quan hệ giữa lao động phức tạp và lao động
giản đơn nhưng không thành công. Do là người đầu tiên đặt nền móng cho nguyên lí giá
trị lao động nên lí luận của W.Petty không tránh khỏi còn nhiều hạn chế:
- Chưa phân biết được lao động cụ thể và lao động trừu tượng, chưa biết đến tính 2 mặt
của lao động sản xuất hàng hóa.
- Chưa phân biết được các phạm trù: giá trị hàng hóa, giá trị trao đổi và giá cả hàng hóa.
- Chưa phân biệt được giá trị hàng hóa và các hình thái biếu hiện của nó nên ông đưa ra
luận điểm “Giá trị hàng hóa là sự phản ánh giá trị tiền tệ cũng như ánh sáng mặt trăng là
sự phản chiếu ánh sáng mặt trời vậy”. Đây là câu nói ngược, ông lẫn lộn giữa nội dung
và hình thái biểu hiện, giữa cái phản ánh và cái đc phản ánh.
Lí luận này của ông đã được Ađam Smith kế thừa và phát triển, ông đã đưa ra 1 quan
điểm rằng giá trị trao đổi là do lao động quyết định, giá trị là do hao phí lao động để sản
xuất ra hàng hoá quyết định. Đây là quan niệm đúng đắn về giá trị nhưng ông vấp phải
vấn đề về giá cả sản xuất.
Đến Ricando, ông đã phân biệt được hai thuộc tính của hàng hoá và đã đưa ra đầy đủ :“
giá trị của hàng hoá hay số lượng của một hàng hoá nào đó khác mà hàng hoá đó trao
đổi là do số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định”
ông thấy rõ nguyên nhân của hàng hóa có giá trị trao đổi. Ông đã khẳng định một cách
thuyết phục rằng giá trị hàng hoá giảm khi năng suất lao động tăng lên (dự đoán thiên tài
của W. Petty đã được ông luận chứng )
Chỉ khi đến lí luận của C.Mác ra đời mới phân biệt số 2 thuộc tính của hàng hoá đó là
giá trị sử dụng và giá trị có sự thống nhất biện chứng. Đây là chìa để khoá giải quyết
một loạt các vấn đề trong kinh tế.
Như vậy. W. Petty đã đặt nền móng cho nguyên lí giá trị - lao động. Tuy lý thuyết giá trị

- lao động của ông còn có những hạn chế chưa phân biệt được các phạm trù giá trị, giá


trị trao đổi với giá cả. Từ những lí luận của ông, các nhà kinh tế học đã kế thừa và phát
triển lí luận đó và khi được hoàn thiện bởi Mark.
Câu 2: Nhận xét câu nói của W.Petty: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải”.
Đây là câu nói nổi tiếng của W.Petty trong lí luận về giá trị lao động.
Theo câu nói này, có 2 nhân tố tạo ra của cải là đất đai và lao đông. Đất đai có vai trò
trực tiếp sinh ra của cải, còn lao động là điều kiện không thể thiếu để sản xuất ra của cải.
Xét về mặt hiện vật thì câu nói này là chính xác, ông đã nêu được nguồn gốc của của cải.
Đó chính là lao động của con người kết hợp với yếu tố tự nhiên. Điều này phản ánh quá
trình sản xuất ra của cải vật chất là quá trình con người tác động vào tự nhiên, cải biến
vật chất tự nhiên thành sản phẩm phục vụ con người.
Nếu thiếu 1 trong 2 yếu tố này không thế coi là quá trình sản xuất ra của cải.
Xét về phương diện giá trị thì câu nói này là sai. Trên thực tế, giá trị hàng hóa không
phải do đất đai và lao động cấu thành mà chỉ có lao động mới tạo ra giá trị. Sau này
C.Mác đã chứng minh được giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội quyết định. Bản
thân W.Petty trong lí luận về 2 loại giá cả (giá cả chính trị và giá cả tự nhiên) cũng
khẳng định: Giá cả tự nhiên (giá trị) do hao phí lao động quyết định, và năng suất lao
động có ảnh hưởng tới mức hao phí đó.
Có lẽ khi đưa ra luận điểm này, W.Petty đã mắc phải sự nhầm lẫn khi chưa phân biệt
được lao động cụ thể và lao động trửu tượng, chưa biết đến tính 2 mặt của lao động sản
xuất hàng hóa.
- Lao động cụ thể: lao động có ích dưới 1 hình thức cụ thể của những nghế nghiệp
chuyên môn nhất định.
- Lao động trừu tượng: sự hao phí trí óc, sức thần kinh và sức cơ bắp nói chung của con
người chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó.
Đồng thời, W.Petty cũng chưa phân biệt được các phạm trù: giá trị hàng hóa, giá trị trao
đổi và giá cả hàng hóa…Sở dĩ như vậy là do khi phát biểu câu nói này, tư tưởng của ông
vẫn mang nặng màu sắc của chủ nghĩa trọng thương đồng nhất tiển tệ với của cải. Petty

đã lẫn lộn lao động với tư cách là nguồn gốc của giá trị với lao động với tư cách là
nguồn gốc của giá trị sử dụng, nghĩa là ông đã đồng nhất lao động trừu tượng với lao
động cụ thể. Từ đó Petty có ý định đo giá trị bằng hai đơn vị lao động và đất đai. Ông
nêu ra câu nói nổi tiếng: “Lao động là cha, còn đất là mẹ của của cải”. Về phương diện
của cải nói như vậy là đúng, chỉ rõ nguồn gốc giá trị sử dụng. Nhưng cái mà ông muốn
nói đến là giá trị, ông nói: việc xem xét giá trị của tất cả mọi hàng hoá đều phải xuất
phát từ hai yếu tố tự nhiên, tức là đất đai và lao động. Nói như vậy ông đã đi ngược lại
kết luận đúng đắn của chính mình là giá trị được quyết định bởi thời gian lao động hao
phí trong quá trình sản xuất hàng hoá.


Câu 3: Nhận xét câu nói của W.Petty: “Giá trị của hàng hóa là sự phản ánh giá trị
của tiền tệ cũng giống như ánh sáng của mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng mặt
trời vậy”.
Ông cho rằng giá trị hàng hóa là sự phản ánh của giá trị tiền tệ mà không phân biệt đc
giá trị hàng hóa và các hình thái biểu hiện của nó.
Đây là câu nói ngược, ông đa lẫn lộn nội dung với hình thái biểu hiện, giữa cái được
phản ánh và cái phản ánh.
Trong mối quan hệ: H – T thì giá trị hàng hóa (H) là nội dung cơ sở. giá trị tiền tệ (T) là
hình thức biểu hiện.
Giá trị
Giá trị tiền tệ
Câu 4: Dựa vào lí luận giá trị của W.Petty chứng minh ông là nhà kinh tế học phản
ánh bước chuyển từ chủ nghĩa trọng thương sang chủ nghĩa cổ điển Anh.
Ông xác định giá cả tự nhiên của hàng hoá bằng cánh so sánh lượng lao động hao phí để
sản xuất ra hàng hoá với lượng lao động hao phí để tạo ra bạc hay vàng.
VD: Một người nào đó có thể sản xuất ra 1 bussel lúa mì hoặc khai thác 1 ounce vàng
với 1 công sức như nhau.
Giá cả tự nhiên 1 bussel lúa mì = 1 ounce vàng
Nếu năng suất lao động của khai thác vàng tăng gấp đôi thì:

Giá cả tự nhiên 1 bussel lúa mì = 2 ounce vàng
Theo ông giá cả tự nhiên (giá trị của hàng hoá) là sự phản ánh giá cả tự nhiên của tiền tệ,
cũng như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu của mặt trời. Nhưng ông lại chỉ thừa nhận
lao động khai thác vàng là lao động tạo ra giá trị còn giá trị của hàng hoá chỉ được xác
định khi trao đổi với tiền.
Khi trình bày về mối quan của năng suất lao động đối với lượng giá trị hàng hoá: Ông
khẳng định giá cả tự nhiên (giá trị) tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác vàng
bạc.
Một lý luận quan trọng của ông đó là: ông khẳng định: “lao động là cha của của cải còn
đất đai là mẹ của của cải”, luận điểm này đúng nếu xem của cải là giá trị sử dụng, song
sẽ là sai nếu hiểu lao động và tự nhiên là nhân tố tạo ra giá trị. Ông đã tìm thước đo
thống nhất của giá trị là thước đo chung đối với tự nhiên và lao động, ông đưa ra quan
điểm “thước đo thông thường của giá trị là thức ăn trung bình hàng ngày của mỗi người,
chứ không phải là lao động hàng ngày của người đó”. Với luận điểm này đã chứng tỏ
ông chưa phân biệt được rõ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chưa biết đến tính chất xã
hội của giá trị.


Có thế thấy, lí luận giá trị lao động của W.Petty vẫn còn chịu ảnh hưởng một phần tư
tưởng của chủ nghĩa Trọng thương.
Ông chỉ tập chung nghiên cứu mặt lượng, nghĩa là nghiên cứu về giá cả một bên là hàng
hóa, một bên là tiền tệ. Ông giới hạn giả thiết đào tạo giá trị trọng lao động khai thác
vàng và bạc. Các loại lao động khác chỉ so sánh với lao động tạo ra tiền tệ. Giá trị hàng
hoá là sự phản ánh giá trị tiền tệ. Phải chăng tư tưởng của ông ra đời trong bối cảnh chủ
nghĩa trọng thương bắt đầu lụi tàn nên không tránh khỏi sự kế thừa việc coi trọng vàng
bạc tiển tệ, lấy nó làm thước đo cho sự giàu có, cho giá trị…
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi trường phái trọng thương, nhưng trong khi mà trường phái
trọng thương chỉ đơn thuần mô tả lại các hiện tượng kinh tế dựa trên kinh nghiệm chủ
quan từ đó đề ra các biện pháp kinh tế thì W.Petty đi xa hơn tìm cách giải quyết các hiện
tượng đó, đã biết tiếp cận với các quy luật kinh tế khách quan, biết xây dựng hệ thống

phạm trù, khái niệm kinh tế mới như giá cả tự nhiên và giá cả chính trị…
Phương pháp trình bày lí luận của W.Petty cũng tiến bộ hơn chủ nghĩa trọng thương, ông
xuất phát từ hiện tượng kinh tế cụ thể, phức tạp lên đến hiện tượng trừu tượng. Đó là
phương pháo kinh tế học đặc trưng của thế kỉ XVII.
Trong những tác phẩm đầu tiên, W.Petty còn mang nặng tư tưởng trọng thương song đến
những tác phẩm cuối cùng thì ông không còn dấu vết của CNTT nữa.
Câu 5: Dùng lí luận giá trị của A.Smith chứng minh nhận xét của C. Mác, phương
pháp luận của A.Smith là phương pháp 2 mặt trộn lân các yếu tố khoa học và tầm
thường.
Adam Smith(1723-1790) là 1 nhà Kinh tế chính trị học nổi tiếng thuộc trường phái cổ
điển Anh.Học thuyết Kinh tế của ông đc thể hiện tập trung trong cuốn ‘của cải của các
dân tộc’ xuất bản năm 1776. Ông đã có công trong phát triển phương pháp trìu tượng
hóa trong nghiên cứu Kinh tế CT, có nhiều đóng góp vào việc xây dựng các phạm trù,
quy luật của linh tế thị trường và phân tích nền sản xuất TBCN. Mặc dù vậy, rong
phương pháp luận của ông bị lẫn lộn giữa 2 yếu tố khoa học và tầm thường. Có thể thấy
tính chất này trong học thuyết giá trị của ông. Ông là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp
tư sản, ông muốn thủ tiêu tàn tích phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển, kêu gọi tích luỹ và phát triển lực lượng sản xuất theo ý nghĩa tư bản, xem chế độ
tư bản chủ nghĩa là hợp lý duy nhất. Marx coi A.Smith là nhà kinh tế học tổng hợp của
công trường thủ công.
Tính khoa học:
Ông đã sử dụng phương pháp trừu tượng hóa để nghiên cứu làm rõ bản chất bên trong
của các hiện tượng và quá trình kinh tế, qua đó đã rút ra đc những kết luận đúng đắn
khoa học và đã phát hiện ra các quy luật kinh tế.


Đã phân biệt 2 thuộc tính của HH là gtri sử dụng và giá trị trao đổi.Khẳng định gtri sử
dụng ko quyết định giá trị trao đổi và bác bỏ lí luận về sự ích lợi, cho rằng sự ích lợi ko
có quan hệ gì với giá trị trao đổi. Ông nói: “Giá trị có hai nghĩa khác nhau, có lúc nó
biểu thị hiệu quả sử dụng như là một vật phẩm đặc biệt, có lúc biểu thị sức mua do chỗ

chiếm hữu một vật nào đó mà có được đối với vật khác. Cái trước gọi là giá trị sử dụng,
và cái sau gọi là giá trị trao đổi” Cho rằng giá trị trao đổi do lđộng tạo ra bằng số lượng
lao động hao phí gồm cả lđộng quá khứ và lđộng sống, lđộng chung ở tất cả các ngành
SX chứ ko chỉ trong nông nghiệp hay thương nghiệp. Lao động là thước đo duy nhất
cuối cùng của giá trị HH. Ông còn chứng minh rõ quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị
trao đổi. Những thứ có giá trị sử dụng rất lớn thường có giá trị trao đổi cực nhỏ, thậm
chí còn không có. Ví dụ: “Không có gì hữu ích bằng nước, nhưng với nó thì không thể
mua được gì”. Ngược lại, những thứ có giá trị trao đổi rất lớn, thường có giá trị sử dụng
cực nhỏ, thậm chí không có. Việc phân biệt rõ ràng hai khái niệm giá trị sử dụng và giá
trị trao đổi này đồng thời giải thích rõ là giá trị trao đổi lớn hay nhỏ không liên quan gì
đến giá trị sử dụng, đó là công lao của A.Smith. Nhưng ông cho rằng những thứ không
có giá trị sử dụng có thể có giá trị trao đổi thì lại sai lầm.
Chỉ ra thước đo thực tế của giá trị trao đổi của HH đc tiến hành qua 3 bước:
B1: trao đổi HH vs lđộng
B2: trao đôỉ HH vs HH
B3: trao đổi HH thông qua tiền tệ
Như vậy giá trị trao đổi của HH có 2 thước đo là lđộng và tiền tệ. Lđộng là thước đo bên
trong duy nhất chính xác và tiền tệ là thước đo bên ngoài và chỉ xác định trong 1 thời
gian và ko gian nhất định.
Giá trị trao đổi của HH đc thể hiện trong tương quan trao đổi giữa lượng HH này vs
lượng HH khác, còn trong nền Kinh tế HH phát triển, nó đc biểu hiện ở tiền.
Cho rằng lượng giá trị HH do lao động hao phí trung bình cần thiết quyết định. Lđộng
giản đơn và lđộng phức tạp có ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá trị HH. trong cùng 1
thời gian, lđộng phức tạp tạo ra lượng giá trị nhiều hơn so vs lđộng đơn giản.
Nêu 2 quan niệm về giá cả: giá cả tự nhiên và giá cả thực tế. Giá cả tự nhiên là biểu hiện
tiền tệ của giá trị, giá cả thực tế là giá bán HH trên thị trường. Giá này phụ thuộc vào giá
cả tự nhiên, quan hệ cung cầu và độc quyền trong đó giá cả tự nhiên là trung tâm.
Tính tầm thường:
Trước những vấn đề Kinh tế phức tạp,A.Smith đã tỏ ra bất lực nên mới chỉ dừng lại quan
sát,mô tả vẻ bề ngoài để rút ra KL.



Trong khi đưa ra định nghĩa khoa học về giá trị ông lại đưa ra định nghĩa thứ 2: giá trị
của HH là lđộng mà ng ta có thể mua đc HH đó quyết định
Dựa vào định nghĩa trên, ông cho rằng giá trị do lđộng quyết định chỉ đúng trong nền
Kinh tế HH giản đơn còn trong nền Kinh tế HH phát triển (nền Kinh tếhàng hóa tư bản
chủ nghĩa) thì giá trị đc cấu thành bởi 3 nguồn thu nhập: tiền công,lợi nhuận va địa tô.
Đến đây lại bị lẫn lộn giữa cấu thành giá trị và phân phối giá trị.
Trong khi xác định cấu thành giá trị HH,chưa tính đến giá trị lđộng quá khứ. Lí luận còn
chịu ảnh hưởng bởi CNTN,như đã cho rằng năng suất lđộng nông nghiệp cao hơn công
nghiệp vì nông nghiệp đc sự trợ giúp của tự nhiên.
Câu 6: Chứng minh rằng A.Smith là nhà lí luận giá trị - lao động song những lí
luận giá trị của ông còn chứa nhiều mâu thuẫn và sai lầm.
Lí thuyết của A.Smith:
Adam Smith đã đưa ra thuật ngữ khoa học là giá trị sử dụng và giá trị traođổi, tuy nhiên
chưa phân biệt được chúng và cho rằng giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi.
Xét về giá trị hàng hoá, ông đưa ra hai định nghĩa. Định nghĩa 1: “Giá trị hàng hóa là do
lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định. Lao động là thước đo thực tế của
mọi giá trị”. Định nghĩa 2: “Giá trị hàng hóa bằng số lượng lao động mà người ta có thể
mua đc bằng hàng hóa đó”.
Adam Smith là người đưa ra quan niệm đúng đắn về giá trị hàng hoá đó là: giá trị hàng
hoá là do lao động hao phí tạo ra, ông còn chỉ rõ giá trị hàng hoá bằng số lượng lao động
đã chi phí bao gồm lao động quá khứ và lao động sống.
Về cơ cấu giá trị hàng hóa, ông cho rằng “Tiền công, lợi nhuận, địa tô là 3 nguồn gốc
đầu tiên của mọi thu nhập và do đó là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị.
Xét trao đổi hàng hoá với hàng hoá: Ông viết: “giá trị trao đổi của chúng bằng một
lượng hàng hoá nào đó”.
Như vậy giá trị traođổi của hàng hoá là quan hệ tỷ lệ về số lượng giữa các hàng hoá.
Xét trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ: Theo ông, khi chấm dứt nền thương nghiệp vật
đổi vật thì giá trị hàng hoá được đo bằng tiền và giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền

của giá trị, giá cả hàng hoá có hai loại thước đo đó là lao động và tiền tệ, trong đó thước
đo là lao động là thước đo chính xác nhất của giá trị, còn tiền tệ chỉ là thước đo trong
một thời gian nhất định mà thôi. Hơn nữa “ giá cả tự nhiên là trung tâm còn giá cả thị
trường là giá bán thực tế của hàng hóa đó. Giá cả thị trường sẽ nhất trí với giá cả tự
nhiên khi mà số lượng hàng hóa đc bán trên thị trường thỏa mãn cầu thực tế nhưng do
biến động thị trường nên giá cả thị trường chênh lệch với giá cả tự nhiên”.


Tóm lại trong lý luận giá trị - lao động A.Smithđã có những bước tiếnđáng kể so với
chủnghĩa trọng nông và W.Petty. Cụ thể là:
Ông đã chỉ ra cơ sở của giá trị, thực thể của giá trị chính là do lao động. Lao động là
thước đo giá trị (theo ông: lao động là nguồn gốc của sự giàu có của các quốc gia, là
thực thể giá trị của hàng hoá. Không phải vàng hay bạc mà sức lao động mới là vốn
liếng ban đầu và có khả năng tạo ra mọi của cải cần thiết).
-Trong khi phân biệt hai phạm trù giá trị sử dụng và giá trị, ông bác bỏ quan niệm cho
rằng giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi. Khi phân tích về giá trị, ông cho rằng giá
trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi trong mối quan hệ về số lượng với các hàng hoá
khác, còn trong nền sản xuất hàng hoá phát triển nó được biểu hiện ở tiền.
-Ông khẳng định mọi thứ lao động sản xuất đều bình đẳng trong việc tạo ra giá trị hàng
hoá (đã khắc phục hạn chế của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng nông).
Lượng giá trị: là do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định, không phải do lao
động chi phí thực tế để sản xuất hàng hoá. Ở đây đã có sự trừu tượng hoá các dạng lao
động cụ thể, các chi phí lao động cá biệt để xem xét giá trị do lao động tạo ra như một
đại lượng xác định mang tính chất xã hội. Đã có sự phân biệt lao động giản đơn, lao
động phức tạp trong việc hình thành lượng giá trị hàng hoá.
- Về giá cả: theo A.Smith, giá trị là cơ sởcủa giá cả và có giá cả tự nhiên và giá cả thị
trường. Giá cả tự nhiên là giá trị thực của hàng hoá do lao động quyết định. Giá cả thị
trường (hay giá cả thực tế) thì khác với giá cả tự nhiên, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu
và các loại độc quyền khác (ông đã sớm nhận ra nhân tố độc quyền tư bản).
Lý luận giá trị - laođộng của A.Smith còn có hạn chế,đó là:

- Quan niệm về lượng giá trị chưa nhất quán: trên cơ sở lý luận giá trị lao động ông đã
có định nghĩa đúng giá trị là lao động hao phí để sản xuất hàng hoá. Nhưng có lúc ông
lại định nghĩa giá trị là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hoá này
quyết định (gồm v+m), tức là không thấy vai trò của lao động quá khứ. Vì vậy dẫn đến
sự bế tắc khi phân tích tái sản xuất.
- Một quan điểm sai lầm của Adam Smith khi ông cho rằng: “tiền công, lợi nhuận, địa tô
là ba nguồn gốc đầu tiên của thu nhập cũng như của mọi giá trị trao đổi, là ba bộ phận
cấu thành giá cả hàng hoá”. Do đó giá trị do lao động tạo ra chỉ đúng trong nền sản xuất
hàng hoá giản đơn còn trong kinh tế tư bản chủ nghĩa thì nó do các nguồn thu nhập tạo
thành là tiền công, lợi nhuận và địa tô. Điều này biểu hiện sự xa rời học thuyết giá trị lao động.
- Ông cũng đã phân biệt được giá cả tự nhiên và giá trị thị trường, nhưng ông lại chưa
chỉ ra được giá cả sản xuất bao gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân.


Câu 7: Bình luận câu nói “ Tiền công – lợi nhuận – địa tô là 3 nguồn gốc đầu tiên
của mọi thu nhập và do đó là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị”.
Đây là câu nói nổi tiếng của A.Smith trong lí luận về giá trị lao động.
Để bình luận câu nói này, trước tiên chúng ta phải hiểu ý nghĩa của nó trước đã. Câu nói
của A.Smith bao gồm 2 luận điểm chính:
Thứ nhất, ông cho rằng: Tiền công – lợi nhuận – địa tô là 3 nguồn gốc của mọi thu nhập.
Thứ hai, đồng thời ông khảng định Tiền công – lợi nhuận – địa tô là 3 nguồn gốc của
mọi giá trị.
Tiền công: v
Lợi nhuận: p
Địa tô: r
Vậy, 2 luận điểm đó là đúng hay sai?
Vế thứ nhất, Tiền công – lợi nhuận – địa tô là 3 nguồn gốc của mọi thu nhập. Điều này
là hoàn toàn đúng đắn, thu nhập có 3 hình thức biểu hiện chính là Tiền công là thu nhập
của người công nhân, của người trực tiếp sản xuất nhưng không sở hữu tư liệu sản xuất,
Lợi nhuận là thu nhập của nhà tư bản do tước đoạt giá trị thặng dư do người nông dân

tạo ra, Địa tô là thu nhập của địa chủ do nông dân không có tư liệu sản xuất phải thuê
đất đai của địa chủ và trả cho họ khoản thu nhập này.
Vế thứ hai là một sai lầm về chất của A.Smith, chính bản thân ông khi đưa ra định nghĩa
về giá trị đã đưa ra 2 định nghĩa, trong đó định nghĩa thứ nhất là: Giá trị hàng hóa là do
lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định. Lao động là thước đo thực tế của
mọi giá trị. Như vậy, chính lao động là nguồn gốc của giá trị chứ không phải thu nhập.
Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này có lẽ là do A.Smith lẫn lỗn quá trình hình thành và
phân phối của giá trị. Giá trị được hình thành rồi mới tạo ra thu nhập cho nhóm người có
liên quan. Tiền công – lợi nhuận – địa tô là kết quả của phân phối giá trị.
Thêm nữa, việc cho rằng giá trị hàng hóa = v + p + r là thiếu về lượng khi đã bỏ quên
mất sự đóng góp của tư bản bất biến (c).
Câu 8: Tại sao nói Ricardo đã đưa trường phái cổ điển Anh tới đỉnh cao nhưng
không thể tới tận cùng được.
Lý luận về giá trị là lý luận chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quan điểm kinh tế của
Ricardo, là cơ sở của học thuyết của ông và được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phê phán,
phát triển lý luận giá trị của
A.Smith đưa nó lên đến đỉnh cao:
- Ông định nghĩa giá trị hàng hoá, hay số lượng của một hàng hoá nào khác mà hàng hoá
khác trao đổi, là số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết


định. Ông phê phán sự không nhất quán trong khi định nghĩa về giá trị của A.Smith.
D.Ricardo bác bỏ quan điểm cho rằng tiền lương ảnh hưởng đến giá trị hàng hoá. Ông
khằng định tính đúng đăn của định nghĩa 1 về giá trị của A.Smith “giá trị hàng hóa là do
lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Lao động là thước đo thực tế
của mọi giá trị” và đồng thời bác bỏ định nghĩa 2 “tiền công cao hay thấp k ảnh hưởng
tới giá trị mà chỉ ảnh hường đến lợi nhuận của tư bản vì không thu nhập quyết định giá
trị mà giá trị được phân giải ra thành các nguồn thu nhập.
- Ông cũng là người đầu tiên mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị, bao gồm 3 bộ phận: c1
(máy móc thiết bị nhà xưởng), v, m, tuy nhiên ông chưa phân biệt được sự chuyển dịch

của c vào sản phẩm như thế nào, và không tính đến yếu tố c2 (lao động quá khứ kết tinh
trong nguyên vật liệu). Theo ông lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải
chỉ có lao động trực tiếp, mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra các
công cụ, dụng cụ, nhà xưởng dùng vào việc sản xuất ấy.
- Ông bác bỏ quan niệm của A.Smith khi cho rằng lao động trong nông nghiệp có năng
suất lao động cao hơn trong công nghiệp.
Ông cũng đã có sự phân biệt rõ ràng dứt khoát hơn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao
đổi, ông nhấn mạnh “ tính hữu ích không phải là thước đo giá trị trao đổi, mặc dầu nó rất
cần thiết cho giá trị này”; năng suất lao động tăng lên sẽ ảnh hưởng một cách khác nhau
đến của cải và giá trị.
- Ông phê phán sự đồng nhất hai khái niệm tăng của cải và tăng giá trị. “Giá trị của hàng
hóa nhiều hay ít không phụ thuộc vào khối lượng của cải nhiều hay ít mà phụ thuộc điều
kiện thuận lợi hay khó khăn”.
- Ông phân biệt đc lao động cá biệt, lao động xã hội quyết định giá trị hàng hóa. Xem
xét đến lượng giá trị hàng hóa, ông nói: “trừ một số hàng hóa quý và hiếm còn đại bộ
phận lượng giá trị hàng hóa đc đo lường bằng thời gian lao động và năng suất lao động
ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian lao động”.
Về thước đo giá trị, ông cho rằng cả vàng hay bất cứ một hàng hoá nào không bao giờ là
một thước đo giá trị hoàn thiện cho tất cả mọi vật. Mọi sự thay đổi trong giá cả hàng hoá
là hậu quả của những thay đổi trong giá trị của chúng. Ông nói: “Giá cả tự nhiên quyết
định giá cả thị trường, không có 1 hàng hóa nào mà giá cả của nó ổn định trong thời gian
dài, xét tới cùng giá cả hàng hóa do chi phí sản xuất điều tiết.
- Về giá cả ông khẳng định: giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của nó, những biểu hiện
bằng tiền, còn giá trị được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá, ông
cũng đã tiếp cận với giá cả sản xuất thông qua việc giải thích về giá cả tự nhiên.
- Ricardo cũng đã đề cập đến lao động phức tạp và lao động giản đơn nhưng ông chưa lý
giải việc quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn.


Tuy nhiên trong lý luận giá trị của D.Ricardo cũng còn những hạn chế, đó là:

- Chưa phân biệt giá trị và giá cả sản xuất mặc dù đã nhìn thấy xu hướng bình quân hoá
tỷ suất lợi nhuận.
- Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật (theo Mác phạm trù này chỉ
tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá).
- Chưa phát hiện ra tính chất hai mặt của sản xuất hàng hoá.
- Chưa làm rõ tính chất lao động xã hội quy định giá trị như thế nào, thậm chí cho rằng
lao động xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định.
- Chưa phân tích được mặt chất của giá trị và các hình thái giá trị.
Câu 9: A.Smith và D.Ricardo bàn luận như thế nào về cơ cấu giá trị hàng hóa.
Adam Smith:
Bàn về cơ cấu giá trị hàng hóa, Adam Smith có một câu nói rất nổi tiếng, “Tiền công –
lợi nhuận – địa tô là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập và do đó là 3 nguồn gốc đầu
tiên của mọi giá trị”.
Vế thứ nhất, Tiền công – lợi nhuận – địa tô là 3 nguồn gốc của mọi thu nhập. Điều này
là hoàn toàn đúng đắn, thu nhập có 3 hình thức biểu hiện chính là Tiền công là thu nhập
của người công nhân, của người trực tiếp sản xuất nhưng không sở hữu tư liệu sản xuất,
Lợi nhuận là thu nhập của nhà tư bản do tước đoạt giá trị thặng dư do người nông dân
tạo ra, Địa tô là thu nhập của địa chủ do nông dân không có tư liệu sản xuất phải thuê
đất đai của địa chủ và trả cho họ khoản thu nhập này.
Vế thứ hai là một sai lầm về chất của A.Smith, chính bản thân ông khi đưa ra định nghĩa
về giá trị đã đưa ra 2 định nghĩa, trong đó định nghĩa thứ nhất là: Giá trị hàng hóa là do
lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định. Lao động là thước đo thực tế của
mọi giá trị. Như vậy, chính lao động là nguồn gốc của giá trị chứ không phải thu nhập.
Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này có lẽ là do A.Smith lẫn lỗn quá trình hình thành và
phân phối của giá trị. Giá trị được hình thành rồi mới tạo ra thu nhập cho nhóm người có
liên quan. Tiền công – lợi nhuận – địa tô là kết quả của phân phối giá trị.
Thêm nữa, việc cho rằng giá trị hàng hóa = v + p + r là thiếu về lượng khi đã bỏ quên
mất sự đóng góp của tư bản bất biến (c). A.Smith đã xem thường tư bản bất biến, coi giá
trị chỉ có v+m.
D.Ricardo:

David. Ricardo đã gạt bỏ tính không triệt để, không nhất quan điểm về các xác định giá
trị của A. Smith ( giả thiết bàng lao động mua được ). D. Ricardo kiên định với quan
điểm: lao động là nguồn gốc giá trị, công lao to lớn của ông đã được đứng trên quan
điểm đó để xác định lí luận khoa học của mình. Đồng thời ông cũng phê phán A. smith


cho rằng giá trị là do các nguồn gốc thu nhập hợp thành. Theo ông giá trị hàng hoá
không phải do các nguồn thu nhập hợp thành mà ngược lại được phân thành các nguồn
thu nhập.
Ông cũng là người đầu tiên mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị, bao gồm 3 bộ phận: c1
(máy móc thiết bị nhà xưởng), v, m, tuy nhiên ông chưa phân biệt được sự chuyển dịch
của c vào sản phẩm như thế nào, và không tính đến yếu tố c2(lao động quá khứ kết tinh
trong nguyên vật liệu). Theo ông lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải
chỉ có lao động trực tiếp, mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra các
công cụ, dụng cụ, nhà xưởng dùng vào việc sản xuất ấy.
Câu 10: Dựa vào lí luận giá trị - lao động của trường phái cổ điển Anh để CMR
Trường phái cổ điển dù có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển lí luận
giá trị song vẫn không thể phát triển lí luận đến cùng.
Trường phái cổ điển Anh là trường phái đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho việc
nghiên cứu lí luận giá trị vì vậy dù có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển
lí luận giá trị song vẫn không thể phát triển lí luận đến cùng.
Những đóng góp của lí luận giá trị lao động trường phái cổ điển Anh đc thể hiện ở chỗ:
- Khi bàn về nguồn gốc của giá trị hàng hóa, lần đầu tiên trong lịch sử họ đã biết đến
nguồn gốc của giá trị chính là do lao động hao phí sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
Lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị.
Đến cuối cùng D.Ricardo đã phân biệt đc lao động cá biệt, lao động xã hội quyết định
giá trị hàng hóa. Xem xét đến lượng giá trị hàng hóa, ông nói: “trừ một số hàng hóa quý
và hiếm còn đại bộ phận lượng giá trị hàng hóa đc đo lường bằng thời gian lao động và
năng suất lao động ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian lao động”. Vậy lượng giá trị hàng
hóa là do thời gian lao động cần thiết quyết định

- Do đó đưa ra nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa chính là năng suất lao động
và đặt vấn đề về tính chất lao động.
- Về cơ cấu giá trị hàng hóa, cuối cùng họ cũng mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị, bao
gồm 3 bộ phận: c1 (máy móc thiết bị nhà xưởng), v, m, tuy nhiên chưa phân biệt được
sự chuyển dịch của c vào sản phẩm như thế nào, và không tính đến yếu tố c2. Lao động
hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải chỉ có lao động trực tiếp, mà còn có cả lao
động cần thiết trước đó để sản xuất ra các công cụ, dụng cụ, nhà xưởng
dùng vào việc sản xuất ấy.
Trường phái cổ điển Anh đã phân biệt được giá trị hàng hóa và giá cả hàng hóa. giá cả
hàng hoá là giá trị trao đổi của nó, những biểu hiện bằng tiền, còn giá trị được đo bằng
lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá, ông cũng đã tiếp cận với giá cả sản xuất
thông qua việc giải thích về giá cả tự nhiên.


Tuy nhiên vẫn còn có nhiều hạn chế:
- Chưa biết đến tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa chưa phân biệt được lao
động cụ thể lao động trừu tượng.
- Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật (theo Mác phạm trù này chỉ
tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá).
- Chưa chứng minh được đầy đủ các hình thái biểu hiện của giá trị
B. Lí luận tiền tệ.
Câu 1: Vì sao nói lí thuyết về tiền tệ của W.Petty là học thuyết quá độ từ chủ nghĩa
trọng thương sang trường phái cổ điển Anh.
W.Petty là nhà kinh tế học đầu tiên của trường phái cổ điển Anh, vì vậy trong lí luận của
ông thể hiện sự quá độ từ chủ nghĩa trọng thương sang trường phái cổ điển Anh.
Ban đầu, W.Petty còn mang nặng tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương , điều đó thể hiện
qua các câu nói của ông:“Thành quả to lớn của thương nghiệp là tích lũy tiền tệ, sự giàu
có được biểu hiện dưới hình thức vàng bạc là sự giàu có muôn đời vĩnh viễn.”
- Nước Anh có thể chiếm được thương nghiệp toàn thế giới nếu như nước Anh có nhiều
tiền hơn bất kì nước nào khác.”

-“Lao động của thủy thủ cao hơn nông dân gấp 3 lần vì thương nghiệp có lợi hơn công
nghiệp, công nghiệp có lợi hơn nông nghiệp.
-“Vấn đề trung tâm là giải thích phương thức làm tăng của cải và nhất là tăng lên số
lượng tiền của nước Anh.”
Có thể thấy ban đầu, khi bàn về tiền tệ, quan điểm của W.Petty chẳng khác nào quan
điểm của một nhà kinh tế học trọng thương điển hình khi ông đồng nhất tiền tệ với của
cải; quá xem trọng vai trò của tích lũy tiền tệ và trong quan điểm thương nghiệp thì đánh
giá cao vai trò của hoạt động thương nghiệp lên trên hoạt động sản xuất.
Nhưng trong tác phẩm cuối cùng của mình năm 1682 “Bàn về tiền tệ” ông đã hoàn toàn
đoạn tuyệt với chủ nghĩa trọng thương và thể hiện những quan điểm mang đậm màu sắc
của trường phái cổ điển Anh:
- W. Petty nghiên cứu hai thứ kim loại giữ vai trò tiền tệ là vàng và bạc và theo ông sự
tồn tại 2 kim loại này tức là tồn tại 2 thước đo giá trị thì mâu thuẫn vs chức năng đo
lường giá trị của tiền.Thêm nữa ông cho rằng, quan hệ tỷ lệ giữa chúng là do lượng lao
động hao phí để tạo ra vàng và bạc quyết định. Ông đưa ra luận điểm, giá cả tự nhiên
của tiền tệ là do giá cả của tiền tệ có giá trị đầy đủ quyết định. Từ đó ông khuyến cáo,
nhà nước không thể hy vọng vào việc phát hành tiền không đủ giá, vì lúc đó giá trị của
tiền tệ sẽ giảm xuống.


W. Petty là người đầu tiên nghiên cứu số lượng tiền tệ cấn thiết trong lưu thông trên cơ
sở thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng hoá trong lưu thông và tốc độ chu chuyển
của tiền tệ.
- Ông còn nghiên cứu ảnh hưởng của thời hạn thanh toán vs số lượng tiền cần thiết cho
lưu thông. Ông cho rằng thời gian thanh toán càng dài thì số lượng tiền tẹ cần thiết cho
lưu thông càng lớn.
- Ông phê phán những người trọng thương về tích trữ tiền không hạn độ. Ông cho rằng
không phải lúc nào tiền tệ cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có, tiền tệ chỉ là công cụ của
lưu thông hàng hoá, vì thế không cần phải tăng số lượng tiền tệ quá mức cần thiết.
Câu 2: Chứng minh rằng: A.Smith đã phân biệt đươc tiền tệ với của cải, đã thấy

được chức năng phương tiện lưu thông của tiền song chưa hiểu bản chất của tiền.
A.Smith đã phân biệt được tiền tệ với của cải. Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương đã
đề cao quá mức vai trò của tiền tệ. Theo ông, sự giàu có không phải ở chỗ có tiền mà là
ở chỗ người ta có thể mua được cái gì với tiền. Ông cho rằng lưu thông hàng hoá chỉ thu
hút được một số tiền nhất định và không bao giờ dung nạp quá số đó.
Adam Smith đã trình bày lịch sử ra đời của tiền tệ thông qua sự phát triển của lịch sử
trao đổi, từ súc vật làm ngang giá đến kim loại vàng, ông đã nhìn thấy sự phát triển của
các hình thái giá trị. Ông đã chỉ ra chức năng của tiền là phương tiện lưu thông và đặc
biệt coi trọng chức năng này của tiền tệ.
- A.Smith cho rằng xã hội là 1 khối liên minh giữa những người trao đổi sản phẩm có ích
trong quan hệ trao đổi phải có công cụ, công cụ đó chính là tiền tệ.
-Ông ví “đồng tiền như con đường rộng lớn, trên đó người ta chở cỏ khô và lúa mì, con
đường không làm tăng thêm cỏ khô với lúa mì”. Điều này thể hiện sự phân biệt rõ ràng
của ông giữa tiền tệ với của cải và khẳng định tiền chỉ là phương tiện lưu thông của hàng
hóa. Tuy nhiên, khi khẳng định “con đường không làm tăng thêm cỏ khô và lúa mì
chứng tỏ A.Smith đã không thấy đc chức năng tư bản của tiền.
-Tuy nhiên A.Smith đã đánh giá quá cao chức năng phương tiện lưu thông của tiền khi
ông ca ngợi: “Tiền là bánh xe vĩ đại của lưu thông, là công cụ đặc biệt của trao đổi và
thương mại”.
Từ đó, ông cho rằng không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả hàng hóa mà chính
giá cả hàng hóa quy định số lượng tiền tệ. Cụ thể, số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu
thông đc xác định bởi giá trị của khối lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
A.Smith là người đầu tiên khuyên dùng tiền giấy. Ông nói: “Tiền có thể đc thay thế bằng
mọi thứ, trong lưu thông người ta có thể dùng vàng, bạc, nhôm, tiền giấy. Bản thân tiền
giấy rẻ hơn còn ích lợi thì cũng thế”.Ông đánh đồng vai trò của tiền vàng, tiền giấy thậm
chí còn coi trọng việc sử dụng tiền giấy vì cho rằng giá trị của tiền giấy “rẻ” hơn.


- Bản thân tiền giấy không có giá trị mà nó chỉ là sự kí hiệu quy ước giá trị của tiền
vàng, tiền vàng mới là thước đo giá trị thực sự. Số lượng tiền giấy in ra phụ thuộc vào số

lượng vàng hay bạc do tiền giấy tượng trưng, lẽ ra sẽ dùng trong lưu thông. Nếu khối
lượng tiền giấy vượt quá số lượng đo, thì giá trị của tiền tệ sẽ giảm xuống dẫn đến tình
trạng lạm phạt.
Điều này thể hiện ông chưa biết đến bản chất của tiền – tiền tệ là hàng hóa đặc biệt đc
tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa
khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng
hóa.
- Hơn nữa còn thể hiện việc ông đang nhầm lẫn giữa giá trị tiền và số lượng tiền.
Tóm lại, lí luận tiền tệ của A.Smith thể hiện phân biệt đươc tiền tệ với của cải, đã thấy
được chức năng phương tiện lưu thông của tiền song chưa đầy đủ (Tiền có các chức
năng là thước đo giá trị - phương tiện lưu thông – phương tiện cất trữ - phương tiện
thanh toán – tiền tệ thế giới và chức năng tư bản của tiền tệ). Đồng thời A.Smith chưa
hiều được bản chất của tiền tệ khi không phân biệt đc sự khác nhau giữa tiền vàng (bạc)
và tiền giấy.
Câu 3: Nhận xét câu nói của A.Smith: “Tiền là bánh xe vĩ đại của lưu thông là công
cụ đặc biệt của trao đổi và thương mại”.
Câu nói trên, A.Smith đang đề cập đến chức năng phương tiện lưu thông của tiền. Với
chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền là môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
Cụ thể, với công thức H-T-H, hàng vi mua và bán có thể tách rời nhau về không gian lẫn
thời gian, con người không nhất thiết phải tìm đến trao đổi trực tiếp với người có nhu
cầu về hàng hóa mà họ có và có hàng hóa họ cần.
Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là 2 mặt của quá trinh thống nhất vs nhau. Lưu
thông tiền tệ xuất hiện dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hóa.
Tuy nhiên, câu nói trên cũng thể hiện việc A.Smith đánh giá quá cao chức năng phương
tiện lưu thông của tiền tệ.
Câu 4: Anh chị có sùng bái tiền tệ không? vì sao?
Câu 5: lí luận tiền tệ của D.Ricardo có gì phát triển so với các nhà kinh tế cổ điển
Anh trước.
Vấn đề lưu thông tiền tệ và ngân hàng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong học
thuyết của D.Ricardo.

Tư tưởng chính của ông là:
Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần dựa trên một sự lưu thông tiền tệ vững chắc.
Lưu thông tiền tệ chỉ vững chắc khi hệ thống tiền tệ dựa vào vàng làm cơ sở.


Vàng trong lưu thông có thể được thay thế một phần hoặc toàn bộ là tiền giấy nhưng với
điều kiện nghiêm ngặt là tiền giấy này phải được vàng đảm bảo. Ricardo vẫn coi vàng là
cơ sở của tiền tệ, nhưng theo ông muốn việc trao đổi thuận lợi thì ngân hàng phải phát
hành tiền giấy. Ông cho rằng giá trị của tiền là do giá trị của vật liệu làm ra tiền quyết
định. Nó bằng số lượng lao động hao phí để khai thác vàng bạc quyết định.
Tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị của tiền tệ, được so sánh tưởng tượng với một lượng vàng
nào đó, do nhà nước và ngân hàng quy định.
Giá cả hàng hóa là giá trị trao đổi của hàng hóa đc trao đổi bằng tiền.
Ông phát triển lý luận của W. Petty về tính quy luật của số lượng tiền trong lưu
thông.Ông đối chiếu giá trị của khối lượng hàng hoá với giá trị của tiền tệ và cho rằng
tác động qua lại giữa số lượng hàng hoá với lượng tiền trong lưu thông diễn ra trong
những khuôn khổ nhất định.
Ricardo đã có nhiều luận điểm đúng đắn về tiền tệ song vẫn còn những hạn chế nhất
định, như: Ông chưa phân biệt được tiền giấy với tiền tín dụng, chưa phân biệt rõ ràng
giữa lưu thông tiền giấy và tiền kim loại nên đi đến một kết luận chung rằng: giá trị của
tiền là do lượng của chúng điều tiết, còn giá cả của hàng hoá thì tăng lên một cách tỷ lệ
với tăng số lượng tiền. Ông là người theo lập trường của thuyết số lượng tiền và lý
thuyết của ông chưa phân tích đầy đủ các chức năng của tiền tệ.
Câu 6: W.Petty, A.Smith, D.Ricardo đã đề cập ntn đến quy luật lưu thông tiền tệ?
W.Petty:
W. Petty là người đầu tiên nghiên cứu số lượng tiền tệ cấn thiết trong lưu thông trên cơ
sở thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng hoá trong lưu thông và tốc độ chu chuyển
của tiền tệ. Chẳng hạn ông xác định (tính toán tùy tiện) số lượng tiền cần thiết cho lưu
thông như sau: Số lượng tiền để lưu thông chỉ cần 1/10 số tiền chi phí trong một năm là
hoàn toàn đủ cho nước Anh. Trong cuốn bàn về tiền tệ, ông tính toán nước Anh cần 1 số

lượng tiền tệ để lưu thông đủ để trả ½ địa tô, ¼ tiền thuê nhà, toàn bộ chi tiêu hàng tuần
của dân số và khoảng 25% giá trị xuất khẩu.
Ông còn nghiên cứu ảnh hưởng của thời hạn thanh toán vs số lượng tiền cần thiết cho
lưu thông. Ông cho rằng thời gian thanh toán càng dài thì số lượng tiền tệ
cần thiết cho lưu thông càng lớn.
Ông chống lại tư tưởng trọng thương về tích lũy tiền không hạn độ, và cho rằng không
cần thiết tăng số lượng tiền tệ đến mức vô tận.
A.Smith:
A.Smith cho rằng không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả hàng hóa mà chính giá
cả hàng hóa quy định số lượng tiền tệ.


Số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông đc xác định bởi giá trị của khối lượng hàng
hóa lưu thông trên thị trường.
Giá trị hàng hóa mua vào bán ra trên thị trường hàng năm đòi hỏi 1 lượng tiền tệ nhất
định lưu thông và phân hàng hóa đó đến tay ng tiêu dùng và không dùng quá số lượng
đó được. Con kênh lưu thông chỉ thu hút một cách tất yếu số lượng thích đáng cho đầy
đủ và không thể chứa đựng hơn nữa.
D.Ricardo:
Ông phát triển lý luận của W. Petty về tính quy luật của số lượng tiền trong lưu
thông.Ông đối chiếu giá trị của khối lượng hàng hoá với giá trị của tiền tệ và cho rằng
tác động qua lại giữa số lượng hàng hoá với lượng tiền trong lưu thông diễn ra trong
những khuôn khổ nhất định.
Ông kết luận: “Với giá trị nhất định của tiền, số lượng tiền trong lưu thông phụ thuộc
vào tổng giá cả hàng hóa”
Tuy nhiên ông lại không nhất quán giữ vững quan điểm của mình và nói rằng bất cứ
lượng tiền giấy tiền vàng nào cũng có thể tham gia lưu thông. Tổng giá cả hàng hóa đối
diện vs tổng số tiền và đc quyết định bởi tương quan giữa các đại lượng trên. Như vậy,
ông quy giá trị của tiền bằng số lượng của chúng.
·Đánh giá chung:

3 nhà kinh tế đại biểu cho trường phái cổ điển Anh đều đã bước đầu đặt nền móng cho
việc nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ và số tiền cần thiết cho lưu thông phụ thuộc
vào giá cả hàng hóa trên thị trường nhưng chưa thể hoàn thiện lí luận, vẫn tồn tại một số
sai lầm và đưa ra đc công thức xác định chính xác.
Nguyên nhân là do chưa hiểu được nguồn gốc và bản chất của tiền, chưa biết đến đầy đủ
các chức năng khác của tiền và chưa phân biệt đc các hình thái của chúng.
Câu 7: Trình bày cống hiến và hạn chế của trường phái cổ điển Anh trong lí luận
tiền tệ.
Thành tựu:
Phân biệt được tiền tệ với của cải, sự giàu có không phải ở chỗ có tiền mà là ở chỗ người
ta có thể mua được cái gì với tiền. Lưu thông hàng hoá chỉ thu hút được một số tiền nhất
định và không bao giờ dung nạp quá số đó
Đều có tư tưởng xác định số tiền cần thiết trong lưu thông và bước đầu đã đi đúng
hướng, đặt nền móng cho quy luật lưu thông tiền tệ. Không phải số lượng tiền tệ quyết
định giá cả hàng hóa mà chính giá cả hàng hóa quy định số lượng tiền tệ.
Thấy được chức năng phương tiện lưu thông của tiền.
Hạn chế:


Chưa thấy đc nguồn gốc và bản chất của tiền tệ khi chưa phân biệt được tiền giấy với
tiền kim loại.
Chưa biết đến các chức năng khác của tiền.
C. Lí luận khác
Câu 1: Lí luận tiền công của W.Petty, A.Simth, D.Ricardo.
W.Petty:
W. Petty không định nghĩa về tiền lương mà chỉ là người nêu ra. Ông xác định tiền
lương là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân.Ông cho rằng tiền lương
của công nhân không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Nếu tiền lương
nhiều thì công nhân không cần làm việc mà chỉ thích uống rượu.
Nói một cách khác, muốn cho công nhân làm việc thì biện pháp là hạ thấp tiền lương

xuống tối thiểu. Ông là người luận chứng đạoluật cấm tăng lương.
Quan điểm của ông về tiền lương được xem xét trong mối quan hệ với lợi nhuận với
giácả tư liệu sinh hoạt, với cung cầu về lao động. Ông cho rằng tiền lương cao thì lợi
nhuận giảm và ngược lại, nếu giá cả của lúa mỳ tăng lên thì sự bần cùng của công nhân
cũng tăng lên, số lượng lao động tăng lên thì tiền lương sẽ tụt xuống, như vậy, tiền lương
tỉ lệ nghịch vs giá trị tư liệu sinh hoạt.
A.Smith:
Theo A.Smith, sản phẩm của lao động cấu thành món tiền thưởng tự nhiên cho lao động
(tiền công, tiền lương) => ông đã biết đến bản chất của việc xác định tiền công.
Trong xã hội nguyên thủy, trước chủ nghĩa tư bản, toàn bộ sản phẩm thuộc về người lao
động. Trong xã hội tư bản, đất đai và tư liệu sản xuất bị chiếm hữu làm của riêng thì địa
tô là khoản khấu trừ đầu tiên, lợi nhuận là khoản khẩu trừ thứ 2.
Tiền công = sản phẩm của lao động – địa tô – lợi nhuận.
Ông không phủ nhận mâu thuẫn giai cấp khi chỉ ra “công nhân mà lĩnh đc càng nhiều
tiền công càng tốt còn chủ thì muốn trả càng ít càng hay”.
Ông tỏ ra thông cảm với công nhân “người ta bao h cũng khó có khả năng sống bằng lao
động của mình”, tán thành việc trả công cao cho công nhân “tiền công cao là hậu quả
của việc tăng của cải, đồng thời cũng là nguyên nhân tăng dân số”.
A.Smith xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến tiền công trung bình là:
Tính chất của công việc, dễ chịu hay không.
- Tính chất thường xuyên của công việc.
- Mức khó khăn đắt đỏ trong việc dạy nghề.
- Khả năng thành công.


- Tình hình di chuyển lao động trong các ngành, địa phương.
Nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương tối thiểu:
- Nhu cầu lao động
- Giá cả trung bình của tư liệu tiêu dùng thiết yếu.
Nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng vận động tiền công:

- Sự tác động của nhân khẩu
- Quy mô tư bản
Ông đã phân biệt được một cách hợp lí tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế (giá cả
bằng tiền và giá cả thực tế của công lao động).
Tuy nhiên, A.S có những hạn chế và sai lầm về lí luận tiền công như: coi tiền công là giá
cả của lao động, là một phạm trù đặc trưng cho tất cả các giai đoạn phát triển kinh tế
( trong đk CNTB chỉ có thể thay đổi về lượng)
D.Ricardo:
D.Ricardo định giải quyết việc xác định tiền công theo quy luật giá trị. Nhưng ông vẫn
theo quan điểm của A.Simth rằng tiền công là giá cả lao động, nên ông xác định tiền
công dựa trên giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân. Như vậy ông còn lẫn lỗn
lao động và sức lao động, nhưng vẫn xác định đúng tiền công của công nhân.
Ông ủng hộ quy luật sắt về tiền công, tiền công ở mức tối thiểu của tư liệu sinh hoạt.
Ông cho rằng tiền công cao làm cho nhân khẩu tăng nhanh, dẫn đến cung lao đông lớn
hơn cầu, làm cho tiền công hạ xuống, đời sống công nhân xấu đi là kết quả của tăng
nhân khẩu.
Ông chủ trương phản đối sự can thiệp của nhà nước vào thị trường lao động.
Ông đã phân tích được tiền công thực tế và xđ nó như 1 phạm trù kinh tế. Ông nhấn
mạnh rằng lượng hàng hóa mà ng công nhân mua bằng tiền công, chưa quyết định địa vị
xã hội của ng đó, sự quyết định tình cảm của ng công nhân phụ thuộc vào mối tương
quan giữa tiền lương và lợi nhuận.
Câu 2: Những thành tựu và hạn chế của Trường phái cổ điển Anh trong lí luận tiền
công.
Thành tựu:
Lí luận về tiền công của trường phái cổ điển Anh là lí luận đặt nền móng cho lí luận về
vấn đề tiền công lao động trong lịch sử kinh tế.
Về cơ bản, trường phái cổ điển Anh đã biết được bản chất tiền công là thu nhập từ lao
động.
Đều hiểu được đúng đắn cơ sở để xác định tiền công là giá trị tư liệu sinh hoạt.



Đã biết phân biệt tiền công thực tế và tiền công danh nghĩa, tuy chưa đầy đủ.
Hạn chế:
Đó là việc coi lao động là 1 hàng hóa nên coi tiền công là giá cả của lao động.
Chưa phân biệt được lao động và sức lao động.
Đã ko biết đến t/chất lịch sử của tiền công nên đã cho rằng tiền công là 1 phạm trù đặc
trưng cho tất cả các giai đoạn phát triển KT,trong đk CNTB chỉ có thay đổi về lượng mà
thôi.
Tuy đã thấy tiền công mâu thuẫn vs lợi nhuận nhưng do đứng trên lập trường của giai
cấp tư sản nên đã cho rằng tiền công chỉ để ở mức tối thiểu để buộc công nhân phải phụ
thuộc vào nhà TB.
Câu 3: Chứng minh rằng, A.Smith là nhà tiên tri của chủ nghĩa tự do kinh tế.
Những học thuyết kinh tế nào kế thừa và phát huy tư tường tự do kinh tế của
A.Smith. Rút ra ý nghĩa lí luận và thực tiễn của lí thuyết “bàn tay vô hình”.
Có thể nói, A.Smith là nhà tiên tri của chủ nghĩa tự do mới vì ông là người đầu tiên
trong lịch sử đề cập đến cơ chế tự điều tiết trong nền kinh tế và cho rằng không cần đến
sự can thiệp nhà nước tới nền kinh tế vẫn có thể giải quyết hài hòa các vấn đề kinh tế.
Adam Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển ở Anh và trên thế giới,là tiền bối lớn nhất
của Mác.Ông có nhiều lý luận rất có giá trị trong đó chúng ta phải nhắc đến lý thuyết
“bàn tay vô hình” của ông.
Lí thuyết “Bàn tay vô hình”:
Bàn tay vô hình là một phép ẩn dụ,một tư tưởng kinh tế học Adam Smith đưa ra vào
năm 1776. Điểm xuất phát trong phân tích của A.S là nhân tố con người kinh tế. Theo
ông, con người kinh tế có 2 tính: tính vị kỉ và tính vị tha. Trong 2 tính này, tính vị kỉ trội
hơn nên làm nảy sinh mối quan hệ trao đổi, mua bán.
Trao đổi là đặc tính vốn có của con ng, là thiên hướng phổ biến, tất yếu và vĩnh viễn của
mọi xã hội. Chỉ có trao đổi thì nhu cầu của ngta mới đc thỏa mãn. “Khi trao đổi sản
phẩm với nhau, con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân của mình. Mỗi ng chỉ biết tư
lợi và chạy theo tư lợi. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp chi phối ng ta hoạt động trao
đổi. Nhưng khi chạy theo tư lợi con ng kinh tế còn chịu tác động của “bàn tay vô hình”.

Smith đã tuyên bố rằng,trong thị trường nền kinh tế tự do mỗi cá nhân theo đuổi một
mối quan tâm và xu hướng lợi ích riêngcho cá nhân mình,và chính các hành động của
những cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng
đồng thông qua một “bàn tay vô hình”.
Ông biện luận rằng, mỗi một cá nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm
tối đa hóa lợi ích của cả cộng đồng,điièu này giióng như việc cộng toàn bộ tất cả lợi ích


của từng cá nhân lại.Smith chỉ sd thuật ngữ “bàn tay vô hình” ba lần trong ba tác phẩm
của ông.Nhưng sau này,thuật ngữ này đã đc sd rộng rãi trở thành một lý luận kinh tế
học.
“Bàn tay vô hình” là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan chi phối hoạt
động của con người và ông gọi đó là “trật tự tự nhiên”.
Dưới sự tác động của bàn tay vô hình, con ng kinh tế vừa chạy theo tư lợi vừa thực hiện
nhiệm vụ k nằm trong dự kiến là đáp ứng nhu cầu chung của xã hội. Trong nhiều trg hợp
ngta đáp ứng những nhu cầu chung xã hội còn tốt hơn lợi ích riêng dù k dự tính.
Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để quy luật kinh tế khách quan hoạt động là:
- Sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hòa và trao đổi hàng hóa;
- Nền kinh tế phải đc phát triển trên cơ sở tự do kinh tế: tự do sản xuất, tự do liên doanh,
liên kết, tự do mậu dịch.
A.S cho rằng cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên. Hoạt động sản xuất và lưu thông hàng
hóa đc phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô hình. Nhà nước k nên can thiệp và kinh
tế, hoạt động kinh tế vốn có cuộc sống riên của nó.
Nhà nước có các chức năng sau:
- bảo vệ quyển tư hữu của nhà tư bản;
- đấu tranh chống thù trong giặc ngoài;
- trừng phạt kẻ phạm pháp.
Vai trò kinh tế của nhà nước đc thực hiện khi nhiệm vụ kinh tế vượt quá sức của doanh
nghiệp như xây dựng đường xá, đào sông, đắp đê, hay xây dựng các công trình kinh tế
lớn…

Nói tóm lại, chủ trương của A.S là “Xã hội muốn giàu có phải phát triển theo tinh thần
tự do”. Thuyết của Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương (yêu cầu có sự
can thiệp của nhà nước vào kinh tế), là mồng mống cho đòi hỏi được tự do kinh
doanh,có sự thích hợp với chử nghĩa tư bản trong một thời kì dài.tuy nhiên sau này,thực
tế đã cho thấy những điểm chưa hoàn toàn hợp lý cảu thuyết này,và người ta vãn phải
dùng đến nhà nước là “bàn tay hữu hình” thông qua luật pháp,thuế và các chính sách
kinh tế để thúc đẩy sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước.
Sau này, trong lịch sử, có rất nhiều nhà kinh tế, rất nhiều học thuyết kinh tế ra đời kế
thừa và phát huy tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith.
Trường phái cổ điển Pháp: học thuyết về trật tự tự nhiên của Quesney.
Trường phái tân cổ điển:
- lí thuyết cân bằng tổng quát của L.Waras.


Lý thuyết về giá cả: chủ trương phân tích thị trường tự do cạnh tranh.
Lý thuyết cân bằng mọi tổng quát: phản ánh sự phát triển tư tưởng “bàn tay vô hình” của
A.S. đó là trạng thái cơ bản của cả ba tư tưởng: tư tưởng hàng hoá, tư tưởng tư bản và tư
tưởng lao động nó được thực hiện thông qua dao động tự phát của cung – cầu và giá cả
hàng hóa trên thị trường
- lí thuyết giá cả của A.Marshall: lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng trên thị trường tự
do cạnh tranh, tự điều tiết.
Ngoài ra, chủ nghĩa tự do mới đồng thời thừa nhận bàn tay của nhà nước và bàn tay của
thị trường nhưng xem trọng bàn tay thị trường nhiều hơn.
Lí thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới tăng mạnh ở cộng hoà liên bang Đức dưới
hình thức kinh tế tập thể xã hội , chủ nghĩa cá nhân mới ở Anh, chủ nghĩa bảo thủ mới ở
Mỹ, chủ nghĩa giới hạn ở áo.... Đặc biệt ở Đức “kết hợp nguyên tắc tự do với nguyên tắc
cân bằng xã hội trên tập thể”
Trường phái chính hiện đại đồng thời thừa nhận cả 2 bàn tay và xem nó như nhau, “điều
hành nền kinh tế k có chính phủ hay thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng 1 bàn tay
vậy”.

Ý nghĩa lí luận và thực tiễn với nước ta hiện nay:
Nước ta hiện nay đã chuyển sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản
lí của nhà nước, phát triển theo định hướng XHCN, nhưng còn nhiều yếu tố sơ khai.
Việc nghiên cứu lí thuyết ‘Bàn tay vô hình’ của A.Smith có ý nghĩa cung cấp 1 tri thức
quan trọng về vai trò của cơ chế thị trường trong điều tiết nền kinh tế. Trong cơ chế này,
mọi việc lựa chọn sản xuất và tiêu dùng của các chủ kinh tế đều đc thực diện dưới tác
động của các quy luật kinh tế khách quan, theo mệnh lệnh của thị trường. Cơ chế thị
trường là cơ chế điều chỉnh linh hoạt các nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng hiệu
quả, tự nó có thể tạo ra sự cân đối cung-cầu trên thị trường. Bởi vậy cần nhận thức đúng
vai trò của cơ chế thị trường và có giải pháp để phát huy vai trò đó trong vận hành nền
kinh tế nc ta hiện nay.
Lí thuyết ‘Bàn tay vô hình’ của A.Smith mới chỉ quan tâm đến mặt tích cực của thị
trường, mà ko thấy tác động tiêu cực hay thất bại mà tự nó ko thể khắc phục đc, vì thế
ông đã tuyệt đối hóa vai trò của thị trường, phủ nhận vai trò kinh tế của nhà nước.Việc
nghiên cứu lí thuyết này còn có ý nghĩa cần có cái nhìn khách quan, khoa học về cơ chế
thị trường. Không nên coi thị trường là 1 sự ‘hoàn hảo’ trong điều tiết nền kinh tế.
Sự điều tiết của nhà nước đối vs nền kinh tế thị trường là cần thiết để ngăn ngừa,khắc
phục những thất bại của thị trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả. Tuy nhà nước
ko làm thay đc thị trường nhưng nó có thể làm tăng hiệu quả của thị trường.


×