Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu ôn thi lịch sử các học thuyết kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.08 KB, 5 trang )

CHƯƠNG 5: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC - LÊNIN
Câu 1: C.Mác có cống hiến gì mới về lí luận tiền tệ.
Câu 2: C. Mác sau này có những đóng góp gì mới trong lí luận giá trị - lao động.
Câu 3: Lí luận của C.Mác về tiền công.
Câu 1: C.Mác có cống hiến gì mới về lí luận tiền tệ.
C.Mác đã khắc phục đc sai lầm của các nhà kinh tế học đi trước trong lí luận về tiền tệ.
Cụ thể:
Ông đã hiểu đc nguồn gốc và bản chất của tiền tệ. Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá
trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Để hiểu nguồn gốc của tiền tệ,
C.Mác nghiên cứu các hình thái biểu hiện của giá trị trong nền kinh tế hàng hóa đc biểu
hiện thông qua 4 hình thái cụ thể:
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: giá trị của 1 hàng hóa chỉ đc phát hiện trên 1
hàng hóa nhất định khác với nó, chứ không biểu hiện ở mọi hàng hóa khác. Hình thái
này chỉ thích hợp vs việc trao đổi ngẫu nhiên nguyên thủy.
- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: là sự mở rộng của hình thái giản đơn ra nhiều
hàng hóa hơn.
- Hình thái chung của giá trị: tất cả các hàng hóa đều biểu hiện giá trị của mình ở cùng
một thứ hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung. Các địa phương khác nhau thì vật
ngang giá chung khác nhau.
- Hình thái tiền tệ: hình thành vật ngang giá chung cho mọi địa phương là vật độc tôn và
phổ biến. Cuối cùng, vàng là kim loại được chọn. Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá
trình sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi tiền tệ ra đời, thế giới hàng hóa đc phân thành 2
cực: một bên là các hàng hóa thông thường, một bên là hàng hóa đặc biệt đóng vai trò
tiền tệ.
Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hóa, là sản phẩm của quá trình phát triển sản
xuất, trao đổi hàng hóa. Ông phát biểu: “tiền tệ là hàng hóa đặc biệt đc tách ra từ trong
thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác”. Nó thể
hiện lao động xã hội, là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời nó biểu hiện quan hệ sản
xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
ØThấy được đầy đủ các chức năng của tiền tệ:
Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của hàng hóa phải là tiền


vàng. Cơ sở của nó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa
đó. Giá cả hàng hóa là hình thái biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền là môi giới trong
quá trình trao đổi hàng hóa.Cụ thể, với công thức H-T-H, hàng vi mua và bán có thể tách
rời nhau về không gian lẫn thời gian, con người không nhất thiết phải tìm đến trao đổi


trực tiếp với người có nhu cầu về hàng hóa mà họ có và có hàng hóa họ cần.Lưu thông
hàng hóa và lưu thông tiền tệ là 2 mặt của quá trinh thống nhất vs nhau. Lưu thông tiền
tệ xuất hiện dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hóa.
Phương tiện cất trữ: tiền rút ra khỏi lưu thông để đi vào cất trữ vì tiền là đại biểu cho của
cải xã hội dưới hình thức giá trị, cất trữ tiền là hình thức cất trưc của cải.
Phương tiện thanh toán: tiền thể hiện chức năng này khi nảy sinh việc mua bán chịu.
Tiền tệ quốc tế: Tiền vượt qua biên giới quốc gia làm chức năng tiền tệ quốc tế. Vs chức
năng này tiền có đầy đủ giá trị giống như vàng.
Ngoài ra, C.Mác còn chỉ ra chức năng tư bản của tiền: bản thân tiền không phải là tư
bản, tiền chỉ chuyển hóa thành tư bản trong điều kiện nhất định, khi chúng đc sử dụng để
bóc lột sức lao động của ng khác.
Tiền là tư bản vận động theo công thức T-H-T. Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền
tệ trong nền kinh tế, phục vụ cho các quan hệ về thương mại hàng hoá, phân phối thu
nhập, hình thành các nguồn vốn và thực hiện phúc lợi công cộng.
Ông xác định lượng tiền cần thiết trong lưu thông bằng công thức:
T: số lượng tiền cần thiết trong lưu thông.
G: tống số giá cả hàng hóa.
Gc: tổng số giá cả hàng hóa bán chịu.
Tk: Tổng số tiền khấu trừ cho nhau.
Ttt: Tổng số tiền thanh toán đến kì hạn.
N: Số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại
Quan điểm của Max đưa ra được xem là cơ sở, là tiền đề cho các mức tiếp theo xác định
lượng tiền cần thiết trong lưu thong, đặt nền tảng cho cơ sở khoa học và phương pháp

luận của việc quản lý lưu thông tiền tệ.
Câu 2: C. Mác sau này có những đóng góp gì mới trong lí luận giá trị - lao động.
Người đặt nền móng đầu tiên cho học thuyết này là W.Petty, Boisguilbert, A.smith…
Tuy vậy, phải chờ đến Mac thì học thuyết giá trị lao động mới phát triển đầy đủ. Lý luận
hàng hoá sức lao động là một trong những nội dung quan trọng trong học thuyết kinh tế
của C.Mác. Kế thừa có sáng tạo những quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển về lý
lụân lao động, C.Mác đã nghiên cứu, xây dựng lý luận hàng hoá sức lao động, C.Mác đã
vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư, bản chất, mục đích của nền sản xuất hàng hoá
TBCN. Đồng thời khám phá ra quy luật chi phối sự vận động, phát triển của CNTB.
Nhờ phát hiện được tính hai mặt của lao động mới khẳng định được lao động nào tạo ra
giá trị hàng hoá. Mac đã phân tích nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, khám phá ra giá trị sức
lao động được xem là hàng hoá, quy luật giá trị thặng dư và hệ thống các quy luật kinh
tế của chủ nghĩa tư bản, qua đó làm cho nhận thức về quy luật giá trị được đầy đủ hơn.


C. Mác chỉ ra rằng, những giá trị sử dụng của các loại hàng hoá là muôn hình vạn trạng,
không thể dùng số lượng để đo lường chúng là bao nhiêu. Ông nói: "Nếu bóc tách riêng
giá trị sử dụng của hàng hoá ra, hàng hoá chỉ còn lại một thuộc tính, đó là thuộc tính sản
phẩm lao động". Tức là, giá trị của hàng hoá chính là lao động tiêu hao để sản xuất ra
hàng hoá đó. Cho nên, chúng ta thường nói rằng, lao động tạo ra giá trị. Trong chế độ tư
bản chủ nghĩa, để đạt được giá trị thặng dư, nhà tư bản bắt buộc phải tìm trên thị trường
loại hàng hoá mà bản thân giá trị sử dụng của nó có một thuộc tính đặc biệt làm nguồn
gốc cho giá trị, quá trình sử dụng nó đồng thời là quá trình tạo ra giá trị. Loại hàng hoá
đặc thù đó chính là sức lao động của con người. C.Mác chỉ rõ: lao động thặng dư không
phải xuất hiện từ khi có tư bản. Trong xã hội được tạo nên bởi kẻ bóc lột và người bị bóc
lột, giai cấp thống trị đều thu được lao động thặng dư trên thân thể của số đông người lao
động bị bóc lột. Ðặc điểm của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là ngày càng bóc
lột nhiều hơn lao động thặng dư, dùng những thủ đoạn tinh vi hơn, khéo léo hơn, lừa bịp
hơn để đoạt lấy lao động thặng dư.Chủ nghĩa tư bản đương đại vẫn là xã hội sở hữu tư
nhân tư bản, về mặt bóc lột lao động thặng dư, nó không khác gì về bản chất so với chủ

nghĩa tư bản tự do, bởi sự phân tích của C.Mác đã được cơ bản thực hiện một cách tổng
thể đối với chủ nghĩa tư bản, nên vẫn còn thích hợp với chủ nghĩa tư bản đương đại.
Nhưng, do sự phát triển của khoa học - kỹ thuật hiện đại cùng những ngành nghề sản
xuất dựa trên nó, quá trình tự động hoá trong sản xuất tạo ra hiện tượng vai trò của lao
động trực tiếp của người lao động ngày càng mờ nhạt. Vì thế, có học giả phương Tây đã
đưa ra kết luận rằng, lý luận về giá trị lao động và học thuyết thặng dư của C.Mác nhằm
vạch trần thực chất nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời và mất tác dụng. C. Mác chỉ
ra rằng, sức lao động là năng lực của người tiến hành lao động, là "tổng hoà của thể lực
và trí lực tồn tại trong thân thể con người hay trong cơ thể con người sống, được vận
dụng mỗi khi con người sản xuất ra giá trị sử dụng nào đó". Sử dụng sức lao động chính
là lao động. Nhìn chung, "quá trình lao động đều kết hợp lao động trí óc và lao động thể
lực". Theo C. Mác, lao động tạo ra giá trị bao gồm lao động thể lực và cả lao động trí óc,
thêm nữa, hai loại lao động này được kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất. Cái gọi
là giá trị, chính là lao động trong quá khứ được ngưng kết trong hàng hoá. "Bản thận giá
trị sử dụng (của sức lao động) đã có thuộc tính đặc thù để trở thành nguồn gốc của giá
trị. Do đó, việc sử dụng nó thực tế chính là quá trình vật hoá lao động, từ đó sáng tạo nên
giá trị". C.Mác chưa từng nói chỉ có mỗi lao động thể lực của con người mới làm nên giá
trị, ông không hề coi thường vai trò của lao động trí óc và nhân tố trí tuệ trong việc tạo
ra giá trị. Ngược lại, C.Mác rất đề cao vai trò quan trọng của lao động trí óc và yếu tố trí
tuệ của con người trong quá trình sản xuất. Ông còn nhấn mạnh rằng, chính phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa mới tạo ra sự đối lập giữa lao động trí óc với lao động thể lực.
ông nói: "Ðặc điểm của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là ở chỗ nó chia tách các
loại lao động khác nhau, do đó nó tách lao động trí óc và lao động thể lực, hoặc có thể
nói, chia tách các loại lao động lấy lao động lấy trí óc làm chủ đạo hay lấy lao động lấy


thể lực làm chủ đạo, phân phối cho những người khác nhau. Chính vì C.Mác coi trọng
tác dụng của lao động trí óc và thành quả của nó (tri thức), ông mới chỉ ra cho số đông
quần chúng công nhân thấy rằng, "Công nhân có một nhân tố thành công đó là số lượng
đông đảo, nhưng, chỉ khi nào quần chúng được tổ chức lại cùng với sự chỉ đạo của từ

thức, số lượng đông đảo ấy mới phát huy vai trò quyết định thắng bại của nó". Mác
nghiên cứu cái gì quyết định giá trị của các hàng hoá và xem lao động của con người
chứa đựng trong những hàng hoá đó. Trong Học thuyết về giá trị thặng dư, C. Mác đã có
một nhận định có tính chất dự báo khoa học trong xã hội hiện nay, đó là: "Mục đích
thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm thế nào để với một tư bản ứng
trước tối thiểu, sản xuất ra một giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư tối đa; và trong
chừng mực mà kết quả ấy không phải đạt được bằng lao động quá sức của những người
công nhân, thì đó là một khuynh hướng của tư bản, thể hiện ra trong cái nguyện vọng
muốn sản xuất ra một sản phẩm nhất định với những chi phí ít nhất về sức lực và tư liệu,
tức là một khuynh hướng kinh tế của tư bản dạy cho loài người biết chi phí sức lực của
mình một cách tiết kiệm và đạt tới mục đích sản xuất với một chi phí ít nhất về tư liệu".
Mac hiểu được mặt chất của giá trị hàng hóa:
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, còn giá
trị trao đổi chì là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa.
Ngoài ra khin nghiên cứu tính 2 mặt của lao động sx hàng hóa, ông chỉ ra lao động trừu
tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự trao đổi ngang giá.
Xác định được lượng giá trị:
Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng mới quyết định đại
lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy.
ØChứng minh đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị:
- Năng suất lao động; cường độ lao động;
- Mức độ phức tạp của lao động.
ØBổ sung đầy đủ cấu thành lượng giá trị:
So vs trường phái cổ điển Anh, bổ sung thêm C2 – giá trị cũ trong nguyên vật liệu.
Như vậy cấu thành lượng giá trị hàng hóa W = c + v + m.
Giải thích được các bộ phận di chuyển vào sản phẩm mới như thế nào.
ØChỉ ra các hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa: giá trị trao đổi, giá cả hàng hóa.
ØChứng minh được các hình thức chuyển hóa của giá trị hàng hóa, giá cả sản xuất trong
cạnh tranh và giá cả độc quyền trong độc quyền.
Câu 3: Lí luận của C.Mác về tiền công.

Ông đã hiểu đc bản chất của tiền công: Người công nhân bán sức lao động cho nhà tư
bản trong một thời gian nào đó, sản xuất ra một số lượng hàng hóa hoặc thực hiện một


dịch vụ nào đó cho nhà tư bản thì nhận được một số tiền nhất định, gọi là tiền công. Tiền
công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay
giá cả của sức lao động nhưng lại đc biểu hiện thành giá cả của lao động.
Có 2 hình thức cơ bản của tiền công: tiền công tính theo thời gian va tiền công tính theo
sản phẩm. Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó tỉ lệ
thuận với thời gian lao động của công nhân. Tiền công tính theo thời gian thường áp
dụng đối với các công việc khó tính được số lượng sản phẩm cụ thể do đó phải căn cứ
vào độ dài ngày lao động, cường độ lao động, trình độ lành nghề để trả công. Giá cả của
một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian.
Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó tỷ lệ thuận với
số lượng sản phẩm hay chi tiết sản phẩm mà công nhân đã chế tạo ra tùy theo số lượng
công việc đã hoàn thành. Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Đơn
giá tiền công được xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của công nhân
trong một ngày với số lượng sản phẩm trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong
một ngày, do đó về thực chất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết
sản xuất ra một sản phẩm. Vì thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hoá
của tiền công tính theo thời gian.
Ông phân biệt đc tiền công thực tế và tiền công danh nghĩa:
Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà ng công nhận nhận đc do bán sức lao động của mình
cho nhà tư bản. Tiền công đc sử dụng để tái sản xuất sức lao động nên tiền công danh
nghĩa phải đc chuyển thành tiền công thực tế.
Tiền công thực tế: là tiền công đc biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ
mà công nhân mua đc bằng tiền công thực tế.
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm xuống tuỳ
theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường.
Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư

liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống
hay tăng lên. Như vậy, tiền công thực tế tỷ lệ thuận với tiền công danh nghĩa và tỷ lệ
nghịch với giá cả hàng hóa, dịch vụ và phụ thuộc vào các khoản thuế mà công nhân phải
đóng cho nhà nước.
C.Mác chỉ ra rằng xu hướng của CNTB là hạ thấp mức tiền công trung bình. Bởi lẽ tuy
tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên nhưng mức tăng đó k theo kịp mức tăng giá
tư liệu tiêu dùng và tư liệu sinh hoạt. Lý luận về tiền công của Mác là sự tiếp tục phát
triển lý luận về tiền công của các nhà kinh tế cổ điển trước đó. Lý luận tiền công của
Mác đã vạch rõ bản chất của tiền công dưới CNTB đã bị che đậy – tiền công là giá cả
của lao động, bác bỏ quan niệm của các nhà kinh tế tư bản trước đó (Ricardo). Những
luận điểm của Mác về tiền công vẫn còn giá trị đến ngày nay.



×