Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đánh giá tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.11 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------

TIỂU LUẬN
KINH TẾ VĨ MÔ

Chủ đề:
Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam
những năm gần đây
GVHD
Lớp
Nhóm

: Nguyễn Thị Thùy Trang
: ECO 152
:4


Ho Chi Minh city, 18th Nov, 2017

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI Ở VIỆT NAM( FDI)
I. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Ở nước ta, bên cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn đầu tư
nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng.Vai trò của nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm qua đã được khẳng định, đóng góp
tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, nhờ những tiền đề quan
trọng để FDI đổ mạnh vào Việt Nam trong năm qua. Đây cũng là tiền đề để khơi
thông nguồn vốn này trong những năm tiếp theo...
Giai đoạn từ 2011 đến nay, dù có những khó khăn xuất phát từ bất ổn nội tại của


nền kinh tế Việt Nam nhưng nhìn chung vẫn đạt được kế hoạch thu hút FDI đề ra,
bình quân trên dưới 20 tỷ USD/năm, vốn giải ngân cũng khá ổn định và có tăng
trưởng tốt.
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính
đến ngày 20/12/2016, cả nước đang có 22.509 dự án còn hiệu lực với tổng vốn
đăng ký đạt gần 293,25 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt
hơn 154,54 tỷ USD (bằng gần 53% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực). Khu vực FDI
đã đầu tư vào 19 trong tổng số 21 ngành, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến
và chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 58,8% tổng vốn đăng ký), kinh doanh
bất động sản đứng thứ hai (chiếm 17,7% tổng vốn đăng ký). Có 116 quốc gia và
vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất
với 5.747 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50,7 tỷ USD (chiếm 17,3%
tổng vốn đầu tư); đứng thứ 2 là Nhật Bản với 3.280 dự án còn hiệu lực, tổng vốn
đăng ký hơn 42 tỷ USD (chiếm 14,3% tổng vốn đầu tư).
Đến nay, FDI đã có mặt khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tập trung
chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế. Xếp theo quy mô vốn, TP Hồ Chí
Minh dẫn đầu với 6.737 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký hơn 44,82 tỷ USD, chiếm
15,3% tổng vốn đăng ký cả nước; đứng thứ hai là Bà Rịa - Vũng Tàu với 342 dự


án, vốn đăng ký 26,86 tỷ USD, chiếm 9,2% tổng vốn đăng ký cả nước; đứng thứ ba
là Bình Dương với 3.035 dự án, vốn đăng ký 26,96 tỷ USD, chiếm 9,1%.
Theo đó, báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Market Intello vừa công bố
cho thấy, trong năm 2017, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với không ít những khó
khăn, thách thức.
Báo cáo của Market Intello cho rằng, tương lai của TPP ngày càng mịt mờ khi Mỹ
đã chính thức rút khỏi hiệp định này. Sự kiện trên làm ảnh hưởng nặng nề tới tương
lai của hiệp định khi riêng nền kinh tế Mỹ đã chiếm tới 60% tổng GDP của các
nước thành viên.
Trong khi Úc vẫn khuyến khích việc thực hiện hiệp định với các thành viên còn lại,

Nhật Bản lại cho rằng, TPP sẽ không còn ý nghĩa nếu Mỹ không tham gia.
Đối với Việt Nam, các chuyên gia của Market Intello đánh giá, sự thất bại của TPP
sẽ khiến Việt Nam mất đi cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn bậc nhất và sẽ phải
dần chuyển sang ưu tiên đàm phán thương mại song phương, đặc biệt là với các
nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo báo cáo, thách thức chủ yếu đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017 sẽ
là thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Mặc dù trong tháng 1/2017, lượng vốn FDI đăng ký cũng như thực hiện đều tích
cực hơn so với cùng kỳ năm 2016 (vốn đăng ký và thực hiện trong tháng 1/2017
ước tính lần lượt đạt 1.244 triệu USD và 850 triệu USD, tăng 23% và 6,3% so với
cùng kỳ năm 2016). Tuy nhiên, trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang có
xu hướng quay trở lại Mỹ và các nước phát triển và TPP rơi vào bế tắc, Việt Nam
sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút FDI.
Do đó, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng 6,7% như kế hoạch, những chính sách
khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư sẽ trở nên vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó, các chuyên gia Market Intello cũng bày tỏ lo ngại, xuất khẩu có thể
bị ảnh hưởng bởi các rủi ro quốc tế. Theo đó, sự kiện Brexit kể từ sau tháng 3/2017
sẽ bắt đầu định hình rõ ràng ảnh hưởng đối với nền kinh tế Eurozone, thị trường
xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
Ngoài ra định hướng chính sách thương mại không rõ ràng của Tổng thống Donald
Trump có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại của các nền kinh tế đang
phát triển hiện phụ thuộc nhiều vào xu hướng toàn cầu hóa.
Việc nguồn vốn ngoại chững lại trước thông tin TPP không được Mỹ thông qua sẽ
khiến xuất khẩu khó tăng trưởng mạnh hơn khi khu vực FDI vẫn là động lực chính
của xuất khẩu ở Việt Nam.


Tuy vậy, với việc kinh tế thế giới tháng 1/2017 cho thấy, nhiều dấu hiệu tốt xấu đan
xen, về cơ bản, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong tháng 1/2017 vẫn
nằm trong kỳ vọng. Do đó, Market Intello vẫn giữ nguyên dự báo cho năm 2017

bao gồm tốc độ tăng trưởng 6,3% và lạm phát đạt 4,3 – 4,5%.
Mặt bằng lãi suất được cho là sẽ được giữ ở mức ngang với năm 2016 nhờ tác
động kiểm soát lạm phát từ Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. Trong khi đó, tăng
trưởng tín dụng sẽ chỉ duy trì ở mức 17 – 18% trong năm 2017 do nền kinh tế còn
yếu.
Tỷ giá tăng khoảng 1,5-2%. Triển vọng kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh dưới thời tân
tổng thống cùng việc Fed nâng lãi suất 3 lần trong năm sẽ khiến đồng USD tăng
giá so với đa số các đồng tiền trên thế giới bao gồm Việt Nam đồng. Tuy nhiên,
VND sẽ không bị mất giá đáng kể nhờ cán cân thương mại tiếp tục cân bằng trong
khi cán cân vốn đạt thặng dư và nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào.
Khi xem xét giá trị của FDI dưới các góc độ khác nhau, các nhà kinh tế và quản lý
có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau khi nhận định về giá trị của
nó đối với sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, không nhiều thì ít, FDI cũng đã
đem lại những giá trị tích cực cho nền kinh tế, thể hiện ở những điểm sau:
Một là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
Hai là, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại,
FDI là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản
phẩm mới, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một
số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, như: dầu khí, điện tử, công nghệ
thông tin, thép, ximăng…, làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân
nhờ có cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn.
FDI cũng góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng
hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số
công nghệ tiên tiến, giống cây, con có năng suất chất lượng cao. Các doanh nghiệp
FDI đã tập trung đầu tư vào một số ngành quan trọng trong nông nghiệp và nông
thôn, như: chế biến nông sản sau thu hoạch, chế biến thức ăn gia súc,… tạo ra
nhiều loại sản phẩm mới và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản.
Trong lĩnh vực dịch vụ, FDI làm xuất hiện nhiều dịch vụ mới có chất lượng cao,
như: ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, vận tải biển, logistic, khách sạn, văn phòng,



căn hộ cho thuê... Một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế, từng bước tạo điều kiện
cho thị trường dịch vụ phát triển và tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, tăng quy mô vốn đầu tư cho nền kinh tế,
Với Việt Nam, đang trong quá trình đẩy manh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên
nhu cầu về vốn của nền kinh tế quốc dân là rất lớn, FDI đã bổ sung phần nào đáng
kể nhu cầu đó. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, nguồn vốn FDI giữ một vai trò quan
trọng, thể hiện qua tổng nguồn vốn đầu tư phát triển của khu vực này ngày càng
tăng lên
Trong giai đoạn 2011-2015, khu vực FDI đóng góp trên 22% tổng vốn đầu tư toàn
xã hội. Tuy nhiên, dù vốn FDI là ngoại lực quan trọng cho quá trình đầu tư phát
triển nền kinh tế quốc dân, nhưng cần lưu ý nếu chúng ta sử dụng không có hiệu
quả sẽ tác động xấu đến quy hoạch, làm mất cân đối trong cơ cấu đầu tư, cơ cấu
vùng, có thể gây ô nhiễm môi trường và tiếp thu những công nghệ lạc hậu.
Bốn là, nâng cao trình độ công nghệ,
FDI được coi là kênh quan trọng để phát triển năng lực công nghệ của nước tiếp
nhận đầu tư. Thông qua FDI, Việt Nam có điều kiện tiếp cận với công nghệ tiên
tiến của thế giới để phát triển các ngành kinh tế sử dụng công nghệ hiện đại, như:
cơ khí chính xác, điện tử, công nghiệp phần mềm, bưu chính - viễn thông, công
nghệ sinh học… FDI còn góp phần thúc đẩy phát triển nhanh các khu chế xuất, khu
công nghiệp với trình độ công nghệ tiên tiến. Nhiều công nghệ mới và hiện đại đã
được chuyển giao thông qua hoạt động FDI, tạo bước ngoặt quan trọng trong sự
nghiệp phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận việc chuyển giao những công nghệ mới, có tính
cạnh tranh cao thường khó thực hiện được, vì các công ty này sợ lộ bí mật hoặc
mất bản quyền công nghệ do việc bắt chước, cải biến và nhái lại công nghệ của các
công ty nước chủ nhà. Đây chính là hạn chế cơ bản trong chuyển giao công nghệ
thông qua FDI.
Năm là, thúc đẩy xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng khả
năng hội nhập kinh tế quốc tế,



Những năm qua, hàng hóa xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI đã “biến” bạn
hàng của họ thành bạn hàng của Việt Nam, quảng bá thương hiệu quốc gia, trở
thành “cầu nối”, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành
hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, những trung tâm kinh tế, kỹ thuật,
công nghệ lớn trên thế giới, từng bước nâng cao thế và lực của nước ta trong bối
cảnh toàn cầu hóa.
Trong giai đoạn 2011-2015, cũng không ngừng tăng lên, năm 2015 đạt gần 80 tỷ
USD và 67,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhờ xuất khẩu từ khu vực FDI,
cán cân thương mại không những được cải thiện, mà còn tạo ra xuất siêu trong vài
năm gần đây.
Sáu là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng,
trong đó lao động trực tiếp làm việc trong khu vực công nghiệp chiếm gần 80%,
năm 2015 là 2,2 triệu lao động, chiếm 4,2% so với cả nước. Ngoài ra, FDI còn tạo
việc làm cho khoảng 2,5 triệu lao động gián tiếp. Khu vực FDI được xem là tiên
phong trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, nâng cao trình độ của công
nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý. Một bộ phận trong đó đã có năng lực quản lý,
trình độ khoa học, công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài.
Với nhiều giá trị đem lại, tuy nhiên, FDI không phải không có mặt trái, như: lợi
dụng chính sách ưu đãi để thực hiện chuyển giá, đưa vào Việt Nam những dự án có
công nghệ lạc hậu gây tác hại đến môi trường sinh thái, núp bóng dưới hình thức
nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài để hoạt động tình báo, gây rối, phá hoại an ninh
quốc gia...
II.Vấn đề của vốn FDI với tình trạng nền kinh tế Việt Nam hiện tại ,
Rõ ràng Việt Nam cần vốn. Nhưng cách thu hút vốn của Việt Nam là ưu đãi quá
nhiều cho vốn nước ngoài, ví dụ như ưu đãi về thuế. Trên báo chí có nói đến rất
nhiều doanh nghiệp nước ngoài được ưu đãi 5 – 10 năm về thuế, không đóng thuế,
hoặc đóng thuế rất thấp, hoặc được hoàn thuế.

Có dự án hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, địa phương hỗ trợ về đất đai. Rõ ràng nếu
ta đưa những lợi thế đó cho doanh nghiệp trong nước, có thể doanh nghiệp vẫn có
thể làm được nhiều thứ đáng kể. Nước ngoài bản thân đã rất lớn, tài chính mạnh,


như Samsung chẳng hạn, giờ ta còn ưu đãi thêm cho họ thì doanh nghiệp trong
nước không thể nào cạnh tranh được.
Nói về lợi thế, ví dụ giờ Samsung vào Việt Nam dùng những công ty trong nước để
làm nhà cung cấp cho họ thì cũng có lợi cho trong nước. Nhưng bây giờ chúng ta
quay lại sau 10 năm, chúng ta hầu như không thành công trong việc tạo ra công
nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.
Chúng ta không có nhà cung cấp địa phương cho công ty lớn đó. Họ lại sử dụng
nhà cung cấp từ hàn Quốc, Nhật bản, hay như Intel là họ nhập bên kia về, chỉ coi
Việt Nam là bến đậu, nhập vào, lắp ráp, rồi lại chuyển đi bán ở nước ngoài.
Nguyên nhân của đối cực “có hại” từ doanh nghiệp FDI
Đó là Xu thế đó tự nhiên. Nếu mình có nhân công giá rẻ, họ sẽ vào để tận dụng
nhân công giá rẻ của mình.
Chỉ có một điều là người ta vì lợi thế kinh tế thì phải vào Việt Nam, nhưng Việt
Nam lại đi ưu đãi quá nhiều cho người ta, hi vọng người ta chuyển giao công
nghiệp cho. Nhưng giờ muốn chuyển giao công nghệ cũng không được, vì khoảng
cách trình độ, ví dụ như Intel muốn chuyển giao công nghệ cho mình thì khoảng
cách trình độ cũng rất lớn. Coi như là hao tốn rất nhiều tài nguyên của trong nước.
Theo đánh giá của ông Phạm Hồng Hải - Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, Việt
Nam có lợi thế thu hút đầu tư FDI với chính sách mở cửa và những hiệp định
thương mại đã và đang ký với các đối tác.
Nhờ vào các hiệp định thương mại đã được ký kết và lợi thế cạnh tranh về giá nhân
công, Việt Nam sẽ tiếp tục trở thành công xưởng của khu vực khi các doanh nghiệp
FDI liên tục chuyển dịch nhà máy từ các nước trong khu vực sang Việt Nam để sản
xuất và xuất khẩu đi toàn thế giới.
Để có thể tận dụng tốt được xu hướng này, Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng

của các dự án đầu tư nước ngoài, tăng cường khả năng kết nối của các doanh
nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI.
GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - dự
báo, với những tín hiệu tích cực của năm vừa qua, năm 2017, việc thu hút FDI sẽ


vẫn tăng trưởng tốt, với số vốn đăng ký và vốn thực hiện sẽ tăng khoảng 10 - 12%
so với năm trước.
Ông Nguyễn Mại cho rằng, không nên thu hút quá nhiều vốn FDI mà các cơ quan
chức năng nên tính toán ở mức độ vừa phải. Theo GS Mại, nguồn vốn FDI đăng ký
chỉ nên chiếm khoảng 22 - 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Mức độ tăng trưởng
vốn FDI đăng ký và vốn thực hiện chỉ nên duy trì ở ngưỡng khoảng 10 - 12%/năm.
Giới phân tích cho rằng Việt Nam đang có thời cơ thuận lợi để trở thành điểm đến
đầu tư mang tính chiến lược của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, khu vực châu
Á vẫn sẽ là nguồn vốn chính dù nguồn vốn từ Mỹ và khu vực châu Âu có gia tăng.
Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục là hai nước có vốn cam kết FDI vào Việt Nam
nhiều hơn trong những năm tới.
Đón đầu xu hướng mới,
Một xu hướng mới gần đây đã xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI bắt đầu thiết lập
các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam để tận dụng lực lượng kỹ sư
dồi dào tại chỗ. Đây là xu hướng rất đáng mừng khi giá trị gia tăng ngày càng được
nâng cao tại Việt Nam để cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.
Phát triển dựa vào nhân công giá rẻ chưa phải là điều kiện đủ để phát triển chiến
lược bền vững. Thay vào đó, Việt Nam cần xác định những thế mạnh cạnh tranh
bền vững của mình (ví dụ như nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin…) và cần
đầu tư vào công nghệ trong các lĩnh vực này để tạo giá trị cạnh tranh bền vững.
Theo đánh giá của PwC, nền kinh tế Việt Nam đang thu hút lượng lớn vốn đầu tư
nước ngoài. “Lực hút” lúc này là sự hấp dẫn của một thị trường hơn 93 triệu dân có
mức thu nhập đang tăng cao, kết hợp với sự nới lỏng về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài trong doanh nghiệp ở một số ngành nghề.

Một khảo sát khác do ngân hàng United Overseas Bank của Singapore thực hiện
mới đây cho thấy, Việt Nam vẫn là một trong những nơi hấp dẫn đầu tư nhất ở
châu Á. Những lĩnh vực hấp dẫn đầu tư nhất ở Việt Nam là ngành sản xuất, y tế và
dược phẩm, xây dựng và bất động sản, năng lượng và khai thác tài nguyên thiên


nhiên.
“Đặt cược” vào tài năng trẻ khởi nghiệp,
Theo Reuters, sức bật của tài năng trẻ Việt Nam chính là yếu tố thu hút vốn ngoại
vào lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ.
Hãng tin Reuters cho hay, sau thành công của Nguyễn Hà Đông với trò chơi
Flappy Bird gây “sốt” thị trường game quốc tế, cộng đồng khởi nghiệp công nghệ
Việt Nam đang tạo ra một làn sóng đầu tư mới từ nước ngoài.
Trào lưu khởi nghiệp công nghệ hiện đang bùng nổ tại Việt Nam, trong đó yếu tố
tài năng công nghệ của đội ngũ trí thức trẻ đã giúp tạo ra một sự hấp dẫn rót vốn từ
các quỹ đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, cộng đồng khởi nghiệp công nghệ Việt
Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn với các quỹ đầu tư nước ngoài. Nhiều dòng
vốn ngoại đang đặt cược vào chất xám của trí thức trẻ Việt Nam, vốn được kỳ vọng
sẽ thành công hơn nữa.
Quỹ đầu tư Standard Chartered Private Equity của Anh và Ngân hàng đầu tư toàn
cầu Goldman Sachs của Mỹ đã đầu tư vào dịch vụ ví điện tử MoMo với số vốn lên
đến 28 triệu USD. Trong khi đó, Quỹ đầu tư 500 Startups có trụ sở ở Thung lũng
Silicon (Mỹ) cũng công bố dành 10 triệu USD cho các dự án khởi nghiệp tại Việt
Nam.
Một trong số những khoản đầu tư của 500 Startups có thể kể đến dịch vụ marketing
tự động mang tên Beeketing, được tạo dựng bởi chàng trai 26 tuổi Trương Mạnh
Quân. Theo dự báo của Quân, Beeketing có thể đạt doanh thu khoảng 2 triệu USD
trong năm nay, với lượng khách hàng chủ yếu tại Mỹ.
Ngoài ra, các hãng công nghệ toàn cầu khác vốn từ lâu đã có nhà máy tại Việt Nam
như LG, Panasonic và Toshiba cũng đã bắt đầu mở rộng các đầu tư cho công tác

nghiên cứu và phát triển.
Giới phân tích cho rằng, một yếu tố cực kỳ quan trọng để thu hút các quỹ đầu tư


nước ngoài đó chính là nhóm người dùng am tường công nghệ của Việt Nam có độ
tuổi khá trẻ, trung bình là 30 tuổi.

III.Giải pháp cần thực hiện
Để thu hút nhiều hơn nữa vốn FDI cũng như hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
của nó, chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp định hướng sau đây:
Thứ nhất, thực hiện nhất quán quan điểm của Đảng ta về thu hút FDI trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nguồn vốn FDI cơ bản hình thành một thành phần
kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta. Đây là thành phần kinh tế có nhiều tiềm năng về vốn, khoa học, công nghệ, kinh
nghiệm quản lý và thị trường. Phải xác định rõ thu hút đầu tư nước ngoài vừa là
thời cơ, cũng vừa là thách thức, đồng thời vừa đấu tranh, vừa hợp tác... từ đó chúng
ta mới phát huy nội lực và nâng cao khả năng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Cần xây dựng mối quan hệ hợp tác, hai bên cùng có lợi, đảm bảo thu hút được
nhiều FDI mà vẫn giữ được độc lập tự chủ về mọi mặt theo định hướng xã hội chủ
nghĩa trên cơ sở nhận diện thật thấu đáo đối tác và đối tượng trong từng dự án FDI.
Thứ hai, phải xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật làm
việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về chuyên môn cũng như
phẩm chất đạo đức. Đối với cán bộ quản lý, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối
ngoại, phải am hiểu về luật pháp quốc tế, kỹ năng khai thác thị trường, bí quyết
kinh doanh… Sớm xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ kỹ
thuật và tay nghề cao, vận hành được các công nghệ hiện đại. Song song với việc
đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, cần phải chú trọng nâng cao phẩm chất đạo
đức, chính trị của đội ngũ công chức nhà nước trong công tác quản lý đầu tư nước
ngoài. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cần quan tâm đến chính sách
tiền lương, xây dựng tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp FDI để bảo vệ

quyền lợi của người lao động Việt Nam.
Thứ ba, xây dựng định hướng hội nhập quốc tế và đầu tư. Đây là một trong những
nội dung quan trọng của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Thông qua FDI, nền
kinh tế các nước gắn kết với nhau ngày càng chặt chẽ hơn. Trong những năm gần
đây và trong thời gian tới, Việt Nam đã và sẽ ký kết tham gia các điều ước và định


chế quốc tế thuộc lĩnh vực hội nhập quốc tế về đầu tư, như: Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư song phương với các nước và vùng lãnh thổ, Hiệp định
khung về khu vực đầu tư ASEAN, Hiệp định về các biện pháp thương mại liên
quan đến đầu tư của tổ chức thương mại thế giới (WTO-TRIM)…
Thứ tư, cần định hướng hoạt động của các doanh nghiệp FDI cho phù hợp với yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đối với những ngành hàng mà nước ta
có lợi thế như nông sản và các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, thì nên đầu tư
nhiều hơn. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn và công nghiệp
chế biến hàng nông sản, mở rộng đầu mối xuất khẩu nông sản sang các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh. Đối với các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, như: dệt
may, giày da…, thì điều quan trọng là thị trường, chất lượng, công nghệ và mẫu
mã. Một số mặt hàng ta không có lợi thế, như: xi măng, thép, đường, giấy, thì
không nên đầu tư để xây dựng mới, mà chỉ củng cố những dự án đã có sẵn để sử
dụng hết công suất, đặc biệt là khâu cung ứng nguyên liệu. Khuyến khích các
doanh nghiệp FDI sản xuất hàng xuất khẩu, đồng thời khai thác tối đa thị trường
nội địa để thay thế hàng nhập khẩu.
Thứ năm, tiếp tục đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng cứng (đường, điện, nước, thông
tin…), cũng như hạ tầng mềm (tài chính ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật công nghệ) để
tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm tiếp nhận và phục vụ đầu
tư nước ngoài ngày càng tốt hơn, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công
nghiệp. Đồng thời phải có quy hoạch tổng thể về thu hút FDI thật sự khoa học, phù
hợp với thực tế và đáp ứng yêu cầu quá trình CNH, HĐH; tiếp thu công nghệ hiện
đại, nhưng không quên yếu tố giải quyết việc làm./.






×