Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài tập kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.75 KB, 6 trang )

BÀI TẬP CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ
Bài 1: Có số liệu sau:
Đầu tư ròng

60

Tiêu dùng của công chúng

850

Khấu hao

240

Lợi nhuận trước thuế

260

Xuất khẩu

150

Thu nhập từ cho thuê đất

120

Nhập khẩu

200

Lợi tức cho vay



80

Thuế gián thu

100

Chỉ số giá năm 2000

: 1,5

Tiền lương

500

Chỉ số giá năm 2001

: 1,6

Chính phủ chi mua hàng hóa và dịch vụ: 200

Thu nhập từ yếu tố ròng nước ngoài 50

Yêu cầu:
a. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng phương pháp chi tiêu và phương pháp
thu nhập
b. Tính GNP danh nghĩa theo giá thị trường và giá sản xuất
c. Tính GDP thực và GNP thực theo giá thị trường năm 2001
d. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2001
Bài 2: Cho số liệu của một nền kinh tế giả định như sau:

Giá bút

Lượng bút

Giá sách

Lượng sách

(1.000 đ)

(1.000 cái)

(1.000 đ)

(1.000 quyển)

2014

3

100

10

50

2015

3


120

12

70

2016

4

120

14

70

Năm

Yêu cầu :
a. GDP danh nghĩa và GDP thực tế của năm 2014, 2015, 2016
b. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2016
c. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014 – 2016
Bài 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo giá so sánh năm 1994 của Việt Nam trong giai
đoạn 2008 đến 2013 được tổng hợp như sau:
Năm

2008

2009


2010

2011

2012

2013

g(%)

6,31

5,32

6,78

5,89

5,03

5,42


Yêu cầu:
a. Xác định GDP thực tế mỗi năm, biết GDPr của năm 2007 là 425.373 tỷ đồng VND
b. Xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2008 – 2013
c. Giả sử tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014, 2015 lần lượt là 5,67% và 5,9%. Xác
định tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 – 2015
Bài 4: Giả sử có các số liệu sau:
Năm


GDP danh nghĩa (tỷ USD)

Chỉ số giảm phát (%)

2010

300

100

2011

312

106,2

a. Tính GDP thực tế của năm 2010 và năm 2011.
b. Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2011.
c. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2011.
Bài 5: Trong thời kỳ 2000 – 2007, GNP tiềm năng của nền kinh tế một nước tăng 6%
nhưng GNP thực tế không thay đổi. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2000 là 5%. Xác định
tỷ lệ thất nghiệp thực tế của nước đó vào năm 2007.
Bài 6: Biết sản lượng tiềm năng là 100 tỷ USD, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 5%, sản
lượng thực tế đang thấp hơn sản lượng tiềm năng 12%.
a. Xác định sản lượng thực tế.
b. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế là bao nhiêu?
Bài 7: Trong mô hình kinh tế giản đơn, cho biết khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,7;
khuynh hướng đầu tư biên là 0,1; tiêu dùng tự định của hộ gia đình là 500; đầu tư tự định
của doanh nghiệp là 100; sản lượng tiềm năng là 3000; tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 5%.

a. Xác định số nhân chi tiêu.
b. Xác định sản lượng cân bằng và tỷ lệ thất nghiệp tương ứng.
c. Nếu sản lượng thực tế là 2800 thì tình trạng nền kinh tế như thế nào?
Bài 8: Có số liệu về một nền kinh tế năm 2010 như sau:
C = 200 + 0,75Yd

I = 50 + 0,05Y

Y* = 1390

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: 5%
a. Xác định sản lượng cân bằng.
b. Giả sử vào năm 2011, đầu tư tự định tăng thêm 15, tiêu dùng tự định tăng thêm 20.
Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011.


Bài 9: Có số liệu về một nền kinh tế như sau:
C = 200 + 0,75Yd

I = 700 + 0,16Y

G = 260

t = 0,2

X = 350

IM = 78 + 0,16Y.

a. Xác định hàm tiết kiệm S.

b. Xác định sản lượng cân bằng và vẽ đồ thị.
c. Vì lượng tiền mặt đưa vào lưu thông tăng nên tiêu dùng tăng 80, đầu tư tăng 100.
Xác định sản lượng cân bằng mới.
Bài 10: Biết C0 = 40; MPC = 0,75; MPI = 0,2; X = 60; MPM = 0,03 (Các đại lượng khác
bằng 0)
a. Xác định sản lượng cân bằng.
b. Nếu chính phủ tăng xuất khẩu thêm 50 thì cán cân thương mại sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 11: Những nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích (có thể dùng đồ thị để minh họa):
a. Khi tỷ suất thuế ròng tăng thì sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ giảm.
b. Mức ngân sách nhà nước tốt nhất phải là mức ngân sách được cân bằng hàng năm.
c. Khi ngân sách nhà nước thâm hụt 100 tỷ, nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ
thì cán cân ngân sách sẽ cân bằng trở lại.
d. Khi chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ 500 tỷ, đồng thời tăng thuế
thêm 500 tỷ (trong trường hợp thuế là thuế tự định) sẽ làm cho sản lượng cân bằng
tăng 500 tỷ.
e. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, lạm phát gia tăng, để kiềm chế lạm phát,
chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng.
f. Khi chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm cho sản lượng cân bằng
của nền kinh tế tăng lên.
g. Khi chính phủ tăng thuế sẽ làm cho tổng cầu và sản lượng cân bằng tăng.
h. Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ có tác động ngược chiều đến sản
lượng cân bằng của nền kinh tế.
i. Tăng thu của chính phủ là biện pháp duy nhất để chống thâm hụt ngân sách
Bài 12: Cho số liệu của một nền kinh tế như sau (ĐVT: tỷ USD)
C = 800 + 0,75Yd

I = 1.400 + 0,2Y

G = 750


T = 120 + 0,2Y

X = 600

IM = 70 + 0,2Y

a. Nếu Chính phủ gia tăng xuất khẩu thêm 60. Tính mức sản lượng cân bằng.


b. Để đạt được mức sản lượng tiềm năng Yp = 8500, chính phủ cần thay đổi một
lượng thuế bằng bao nhiêu?
Bài 13: Trong nền kinh tế, có các hàm sau:
C = 200 + 0,75Yd

I = 100 + 0,2Y

G = 580

T = 40 + 0,2Y

X = 350

IM = 200 + 0,05Y

Sản lượng tiềm năng = 4.500

Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng cân bằng và nhận xét về tình trạng ngân sách và cán cân
thương mại tại sản lượng cân bằng đó?
b. Giả sử tiêu dùng tăng 20, xuất khẩu tăng 30. Xác định sản lượng cân bằng mới.

c. Từ kết quả ở câu b, để đạt được mức sản lượng tiềm năng đã cho, chính phủ cần sử
dụng chính sách tài khoá như thế nào? (Cụ thể chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa
mở rộng hay thu hẹp, tương ứng với chính sách đó, chính phủ cần tăng hay giảm một
lượng bằng bao nhiều nếu:
-

Sử dụng công cụ G

-

Sử dụng công cụ T

Bài 14: Có số liệu sau: C = 50 + 0,8Yd; I = 45; G = 100
a. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia tại điểm cân bằng ngân sách.
b. Thực tế T = 10 + 0,2Y, vậy chính sách tài khóa cần thực hiện là gì? Biết Yp = 700.
c. Cho biết tình hình cán cân ngân sách ở câu b.
Bài 15: Có số liệu về một nền kinh tế như sau:
C = 60 + 0,75Yd

I = 600

G = 3.260

T = 0,4Y

X = 2.000

IM = 0,25Y

Yp = 7.600


Un = 5%

Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng cân bằng.
b. Nhận xét về tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế.
c. Chính phủ tăng thuế trực thu và thuế gián thu thêm 150, tăng chi mua hàng hóa và
dịch vụ thêm 90 và tăng chi chuyển nhượng thêm 60. Xác định điểm cân bằng sản
lượng mới. Nhận xét về tình trạng ngân sách lúc này.
d. Từ sản lượng ở câu c, chính phủ muốn đưa sản lượng đạt được mức sản lượng tiềm
năng thì phải áp dụng chính sách tài chính như thế nào?
Bài 16: Có số liệu sau:
-

Lượng tiền giao dịch: M1 = 2.100 tỷ đồng

-

Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với lượng tiền gửi là 0,5


-

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHTW quy định cho các NHTM là 25% và các NHTM
thực hiện đúng yêu cầu này.

Yêu cầu:
a. Tính số nhân tiền tệ.
b. Tính lượng tiền cơ sở ban đầu.
c. Tính lượng tiền mặt lưu hành và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống NHTM.

Bài 17: Dùng đồ thị cung cầu tiền để biểu diễn sự thay đổi mức lãi suất cân bằng trên thị
trường tiền tệ (giả định các yếu tố khác không thay đổi)
a. Để bù đắp thâm hụt ngân sách, NHTW phát hành thêm 100 tỷ đồng vào lưu thông.
b. Thu nhập của nền kinh tế tăng.
c. NHTW quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM.
d. Ngân hàng nhà nước Việt Nam tăng mức lãi suất chiết khấu và thắt chặt điều kiện
cho vay đối với các NHTM.
e. Tỷ lệ dự trữ tiền mặt trong công chúng tăng.
Bài 18: Có các hàm:
C = 70 + 0,8Yd

T = 10 + 0,2Y

G = 306

MS = 300

MD = 500 - 100i

I = 600 - 100i

Yp = 2.600
a. Tính sản lượng cân bằng.
b. Chính sách tiền tệ có thể áp dụng?
Bài 19: Có các số liệu sau:
C = 50 + 0,75Yd

I = 100 - 30i

G = 400


T = 200 + 0,2Y

a. Giá trị của số nhân tổng cầu là bao nhiêu?
b. Viết phương trình đường IS.
c. Nếu chi tiêu chính phủ tăng 50 đường IS mới dịch chuyển thế nào?
d. Tiếp câu b, nếu tăng thuế 20, đường IS mới có phương trình như thế nào?


Bài 20: Có các số liệu sau:
C = 200 + 0,75Yd

I = 150 - 40i

G = 700

T = 100 + 0,2Y

MS = 1500

MD = 800 + 0,35Y - 35i

a. Tìm phương trình đường IS và LM. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng.
b. Nếu chính phủ giảm chi tiêu 100, lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng mới là
bao nhiêu?
c. Tiếp câu a, nếu NHTW phát hành một số chứng khoán có giá trị là 20 tỷ thì lãi suất
cân bằng mới sẽ là bao nhiêu? Biết mM = 4,2. Xác định phương trình đường IS và
LM trong trường hợp này.
Bài 21: Có các số liệu sau:
C = 200 + 0,5Yd – 100i


I = 300 +0,3Y - 300i

G = 400

T = 100 + 0,2Y

X = 400

IM = 100 + 0,5Y

MS = 2000

MD = 1500 + 0,5Y - 2000i

a. Giải thích ý nghĩa của hệ số -100 và -300 trong các hàm số C và I.
b. Xác định sản lượng và lãi suất cân bằng.
c. Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng:
giảm thuế bớt 50, tăng chi ngân sách thêm 30, giảm lãi suất chiết khấu để kích
thích các ngân hàng trung gian vay thêm tiền 75. Biết mM = 2 và Yp = 1.600. Hãy
nhận xét về các chính sách trên.
Bài 22: Những nhận định sau đúng hay sai và giải thích:
a. Một nước có năng suất lao động thấp chỉ có thể bị thua thiệt khi mở cửa kinh tế.
b. Cán cân thanh toán bao gồm hai tài khoản là tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.
c. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi đáng kể, tốc độ tăng giá trong nước
tăng nhanh hơn giá thế giới thì sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ giảm.
d. Tăng tỷ giá hối đoái luôn có lợi cho quốc gia.
e. Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, muốn triệt tiêu lượng dư cầu ngoại tệ, NHTW
phải dùng nội tệ để mua ngoại tệ.
Bài 23: Giả sử tổng đầu tư tư nhân là 800 tỷ, chính phủ đang bị thâm hụt ngân sách 400

tỷ. Nếu các hộ gia đình tiết kiệm được 1.000 tỷ thì giá trị xuất khẩu ròng là bao nhiêu?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×