Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

L m ph t nguy n nh n v gi i ph p

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.72 KB, 14 trang )

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và /> và là website chia sẻ miễn phí luận văn, đồ án,
báo cáo tốt nghiệp, đề thi, giáo án…..nhằm phục vụ học tập và nghiên cứu cho tất cả mọi
người. Nhưng số lượng tài liệu còn rất nhiều hạn chế, rất mong có sự đóng góp của quý
khách để kho tài liệu chia sẻ thêm phong phú, mọi sự đóng góp tài liệu xin quý khách gửi
về
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />Lạm phát nguyên nhân và giải pháp

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />LỜI NÓI ĐẦU
Lạm phát là vấn đề không mấy xa lạ đối với một nền kinh tế hàng hoá và hầu hết quảng
đại quần chúng đã có thể chứng kiến hay trải qua thời kỳ lạm phát ở những mức độ khác
nhau, nhưng để hiểu một cách chính xác lạm phát là gì thì thật là không rễ. Ở đây ta có thể
hiểu một cách nôm na rằng lạm phát là: lạm phát trong lĩnh vực lưu thông tràn ngập khối
lượng tiền thừa làm cho tiền tệ ngày càng mất giá so vời toàn bộ các sản phẩm hàng hoá,
vàng và để lại những hậu quả hết sức trầm trọng cho nền kinh tế. Để có thể hiển sâu hơn
về lạm phát nên em đã chọn đề tài: "Lạm phát nguyên nhân và giải pháp". Trong bài có
gì còn thiếu sót mong các thầy cô giao xem xét và giúp đỡ để em có thể hiểu thêm nhiều
hơn về vấn đề này.

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT
I. KHÁI NIỆM LẠM PHÁT.
Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ, được biểu hiện ở sự mất giá (giảm giá) của tiền tệ,
mà sự mất giá của tiền tệ lại biểu hiện rõ rệt nhất ai cũng thấy được là sự tăng giá bình
quân của tất cả mọi thứ hàng hoá. Lạm phát xảy ra khi giá cả mọi thứ hàng hoá, dịch vụ và
chi phí đều tăng tuy với tốc độ và tỷ lệ không đồng đều, thứ tăng nhanh, thứ tăng chậm,
thứ tăng nhiều, thứ tăng ít, nhưng nói chung mọi thứ đều tăng giá.
Trong nền kinh tế thị trường dù là tiền vàng hay tiền giấy đều có thể bị mất giá. Tiền vàng


(tiền đúc bằng vàng hay tiền giấy đổi được lấy vàng theo tiêu chuẩn giá cả đã được Nhà
nước quy định làm đơn vị tiền tệ) bị mất giá vàng hạ xuống và lên giá khi giá vàng cao lên.
Tiền giấy không đổi được lấy vàng nếu bằng số lượng vàng cần thiết cho lưu thông
PQ 

M =
 thì giá trị đại diện vàng của tiền giấy không thay đổi, giá cả hàng hoá vẫn ổn
V 


định, sức mua của tiền giấy vẫn ổn định. Nếu Nhà nước phát hành ra một lượng tiền giấy


lớn hơn lượng vàng cần thiết cho lưu thông  M >


PQ 
 thì giá trị đại diện vàng của mỗi
V 

đơn vị tiền giấy nhỏ đi, phải có một lượng tiền giấy nhiều hơn trước mới mua được một
lượng hàng hoá như trước.
Trên thế giới từ xưa đến nay chỉ có lạm phát tiền giấy, không hề có lạm phát tiền vàng. Bởi
vì, trong chế độ lưu thông tiền vàng nếu khối lượng tiền vàng vượt quá nhu cầu lưu thông
thì phần thừa sẽ tự động rút ra khỏi lưu thông để làm phương tiện cất trữ. Tiền vàng không
mất giá trong trường hợp này. Trong chế độ lưu thông tiền giấy, thì mỗi khi phát hành nó
vào lưu thông quá mức, nó không tự động rút ra khỏi lưu thông được.
Trước năm 1971 loại tiền giấy đổi được lấy vàng của những nước giàu có như Đô la Mỹ,
bảng Anh, yên Nhật Bản, Frăng Pháp... được coi như tiền vàng, quan hệ giữa các loại tiền
này với nhau đều tính theo tỷ giá cố định bằng vàng. Từ năm 1950 trở đi, các đồng tiền

này được phát hành quá mức, dự trữ vàng của các Chính phủ phát hành ra chúng không
tương xứng, các đồng tiền mạnh kể trên bị phá giá (hạ tiêu chuẩn giá cả) hàng loạt, cuối
cùng đến năm 1971, đô la mỹ phải đình chỉ đổi ra vàng trên toàn thế giới và trong mọi giao
dịch. Những đồng tiền này trở thành tiền giấy như mọi đồng tiền giấy khác.

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />Tóm lại lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền giấy so với lượng tiền cần thiết cho lưu
thông làm cho giá cả, mọi thứ hàng hoá tăng lên. Lạm phát càng cao thì đồng tiền càng bị
mất giá nhiều.
Khi giả cả nói chung đều hạ xuống thì có nghĩa là lạm phát giảm, gọi tắt là giảm phát.
II. PHÂN LOẠI
Người ta phân biệt có ba mức khác nhau: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm
phát.
2.1. Lạm phát vừa phải.
Khi giả cả tăng chậm, dưới 10%/năm. Còn gọi là lạm phát một con số (từ 1% đến
9%/năm).
Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tương đối không khác mức bình thường bao
nhiêu; lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa chênh lệch nhau không đáng kể, tiền giữ được
phần lớn giá trị của nó từ năm này qua năm khác, những kế hoạch dự đoán tương đối ổn
định không bị xáo trộn. Dân chúng yên tâm không lo tiền mất giá, không mất nhiều thời
gian tìm cách tiêu tiền đi vì lãi suất thực tế không quá thấp hơn lãi suất danh nghĩa và số
chênh lệch giữa lãi suất thực tế với lãi suất danh nghĩa gần bằng nhau.
2.2. Lạm phát phi mã.
Là loại lạm phát khi giá cả tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100%, 300% một
năm. Khi lạm phát phi mã kéo dài sẻ nảy sinh những biến dạng nghiêm trọng cho nền kinh
tế. Đồng tiền mất giá nhanh chóng, nhân dân tránh giữ nhiều tiền mặt mà tích trữ hàng tiêu
dùng, cho vay với lãi suất cao hơn bình thường, hoặc không cho vay mà đem mua vàng đô
la, nhà, đất. Đồng tiền mất giá nhanh chóng, nên các hợp đồng ký kết đều tính bằng hiện
vật hay ngoại tệ mạnh. Trong khi lãi suất danh nghĩa rất cao thì lãi suất thực tế xuống tới

âm 50% hoặc âm 100%.
2.3. Siêu lạm phát.
Siêu lạm phát là thời kỳ có mức lạm phát rất lớn. Nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh tế
có vẻ còn sống sót được (mặc dù không ổn định) thì trong siêu lạm phát, nền kinh tế xem
như đang đi dần vào cõi chết. Khi mua sắm lặt vặt người ta phải mang tiền trong những
chiếc xe đẩy. Bọn kẻ cắp thường lấp cắp xe đẩy và vứt tiền lại không thèm nhặt.
Trong thời kỳ siêu lạm tốc độ chu chuyển tiền tăng nhanh ghê gớm. Ở Đức cuối thời kỳ
siêu lạm phát tốc độ chu chuyển tiền tăng 30 lần so với trước.
III. NGUYÊN NHÂN
3.1. Nguyên nhân dẫn tới lạm phát

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />- Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến lạm phát, song dù có những sự khác nhau
như thế nào đi nữa thì cấc cuộc lạm phát đều có những nguyên nhân có tính chất chung đó
là:
+ Những nguyên nhân có liên quan đến chính sách của nhà nước như: Chính sách tiền tệ
và tài chính của nhà nước, phát hành tiền đáp ứng các nhu cầ chi tiêu của nhà nước quá
mức, định mức cho vay và lãi suất thấp hơn mức lạm phát, chính sách thuế không hợp lý,
không đảm bảo được các nguồn thu... chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý khuyến
khích các ngành có chi phí cao kém hiệu quả phát triển.
+ Những nguyên nhân có liên quan đến các chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí tiền
lương, nguyên nhiên liệu...
+ Những nguyên nhân có liên quan đến các điều kiện quốc tế: Chiến tranh, giá dầu mỏ
tăng....
+ Những nguyên nhân có liên quan đến các điều kiện tự nhiên: Thiên tai, động đất...
Tuỳ theo các điều kiên cụ thể mà có thể có những cuộc lạm phát bắt nguồn từ một hoặc hai
nguyên nhân.
3.2. Những hậu quả của lạm phát
Qua thực tế của lạm phát ta thấy rằng hậu quả của nó để lại cho nền kinh tế là rất trầm

trọng, nó thể hiện về mọi mặt của nền kinh tế, đặc biệt là một số hậu quả sau:
- Xã hội không thể tính toán hiệu qủa hay điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình
một cách bình thường được do tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị hay
nói đúng hơn là thước đo này bị co giãn thất thường.
- Tiền tệ và thuế là hai công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền kinh tế đã bị vô
hiệu hoá, vì tiền mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa, các biểu thuế không thể điều
chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạm phát và do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị
hạn chế, ngay cả trường hợp nhà nước có thể chỉ số hoá luật thuế thích hợp với mức lạm
phát, thì tác dụng điều chỉnh của thuế cũng bị hạn chế.
- Phân phối lại thu nhập làm cho một số người nắm giữ các hàng hoá có giá cả tăng đột
biến giầu lên nhanh chóng và những người có các hàng hoá mà giá cả của chúng không
tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo đi.
- Kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hoá, bất động sản, vàng bạc... gây ra tình trạng
khan hiếm hàng hoá không bình thường và lãng phí.
- Xuyên tạc, bóp méo các yếu tố của thị trường làm cho các điều kiện của thị trường bị
biến dạng. hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng hoá, giá cả tiền tệ, giá

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />cả lao động... một khi những giá cả này tăng hay giảm đột biến và liên tục , thì các yếu tố
của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng hoặc bóp méo.
- Sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi nhuận cao.
- Ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày càng giảm về mặt giá
trị.
- Đối với ngân hàng, lạm phát làm cho hoạt động bình rhường của ngân hàng bị phá vỡ,
ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội.
- Đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng hoá tiêu dùng và
buộc nhân dân phải giảm khối lượng về hàng hoá tiêu dùng, đặc biệt là đời sống cán bộ
công nhân viên ngày càng khó khăn.
Chính vì các tác hại trên của lạm phát nên việc kiểm soát lạm phát và giữ lạm phát ở mức

độ vừa phải đã trở thành một trong những mục tiêu lớn của mọi nền kinh tế hàng hoá. Và
nó là một công cụ đắc lực giúp điều tiết và phát triển kinh tế một cách hiệu quả.

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />CHƯƠNG II
CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VÀ TÌNH TRẠNG THỰC TẾ VỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT
NAM QUA MỘT SỐ THỜI KỲ
I. GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI LẠM PHÁT.
Các giải pháp đối phó với lạm phát nói chung cúng chỉ nhằm hai mục tiêu chính đó là rút
bớt lượng tiền thừa trong lưu thông và gia tăng số lượng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của
dân chúng. Những giải pháp mà các nước thường áp dụng để đối phó với lạm phát là:
- Chính sách tiền tệ.
Chính sách này được thực hiện theo hướng thắt chạt cung ứng tiền tệ.
- Chính sách chi - thu ngân sách.
+ Tiết kiệm chi ngân sách, nâng cao hiệu quả thu ngân sách và hạn chế tình trạng bội chi
ngân sách.
- Chính sách giá cả.
Nhà nước thực hiên chính sách kiểm soát giá cả đối với các lĩnh vực:nông sản, công
nghiệp, thương nghiệp, nhập khẩu và dịch vụ.
- Chỉ số hoá tiết kiệm.
Ở biện pháp này có hai ý kiến đối lập nhau. Một ý kiến cho rằng chỉ số hoá tiền để dành có
thể coi là một vũ khí chống lạm phát có hiệu lực. ý kiến khác lại cho rằng biện pháp này
làm cho lạm phát bùng nổ mạnh mẽ hơn. để khắc phục nhược điểm các nàh kinh tế đưa ra
các kiến nghị sau:
+ Không nên chỉ số hoá tất cả các khoản nợ, mà chỉ nên chỉ số hoá các khoản nợ có tính
chất ổn định.
+ Các khoản nợ không ổn định, từng định kỳ được đánh giá lại cả vốn và lãi theo tỷ lệ diễn
biến giá sinh hoạt.
- Chính sách thu nhập.

Bao gồm các loại sau.
+ Chính sách thu nhập mang tính chất quy định, tức là nhà nước tham gia tối đa vào việc
xác định các khoản thu nhập một cách đơn phương.
+ Chính sách thu nhập mang tính chất hợp đòng dựa trên sự thoả thuận giữa các thành
phần xã hội.
+ Chính sách thu nhập mang tính chất hướng dẫn.
+ Chính sách thu nhập mang tính chất khuyến khích, đang có xu hướng áp dụng xuấng tận
xí nghiệp, cho quyền chủ và công nhân tự ra quyết định về chính sách thu nhập.
- Chính sách tỷ giá.
Việc áp dụng chính sách tỷ giá có sự kiểm soát chặt chẽ, được hỗ trợ bằng cánh tung dự trữ
ngoại hối ra để duy trì tỷ giá ngày càng CM tính hữu hiệu của nó tronh việc kiềm chế lạm
phát. tuy nhiên cần phải phục hồi ngay dự trữ ngoại hôi sau mỗi cuộc khủng hoảng.

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />- Nhập khẩu
Biện pháp này có tính cấp thời để đưa vào thị trường trong nước các mặt hàng đang thiếu
hay lên gíatuy nhiên nó có một số tác hại.
+Số vàng và ngoại tệ dự trữ của QG bị hoa hụt.
+Vay nợ nước ngoài nhiều do kinh tế kiệt quệ.
+Tạo cho dân chúng thói quen tiêu thụ hàng ngoại nhập.
- Gia tăng sản xuất các mặt hàng trong nước.
Biện pháp này là biện pháp cơ bản trong chiến lược chống lạm phát, nhằm tăng hàng hoá,
dịch vụ trong nền kinh tế.
II. THỰC TẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
ỞViệt Nam xét dưới góc độ quan điểm và chính sách đối với vấn đề lạm phát có thể chia
diễn biến quá trình này ở việt nam thành bốn thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất , từ năm 1976 đến năm 1980: là thời kỳ được coi là không có lạm
phát theo quan niệm kinh tế chính trị phổ biến trong các nước xã hội chủ nghĩa đương thời
và không được phản ánh trong các thống kê chính thức .Tuy nhiên, trên thực tế ở việt nam

khi đó vẵn có lạm phát, thể hiện ỏ sự khan hiếm hàng hoá ,dịch vụ và sự giảm sút của
chúng, đồng thời được hi nhận trong sự diễn biến gia tăng giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ
tiêu dùng trên thị trường xã hội trên dưới 20% trên một năm và đó là lạm phát của nền
kinh tế kém phát triển và đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế , nơi độc quyền nhà nước
còn mang đậm tính chất phi kinh tế và được dung dưỡng bởi các chỉ thị của nhà nước và
tồn tại thống trị phổ biến trong tất cả các lĩnh vực. Vào thời kỳ này khu vực kinh tế nhà
nước chiếm khoảng 85 - 87% vốn cố định, 95% lao động lành nghề mà chỉ tạo ra 30 –
37% tổng sản phẩm xã hội. Trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm 13,2% sức lao
động xã hội và suốt thời kỳ dài trước năm 1986 bị nhiều sức ép kiềm chế , xong lại sản
xuất ra tới 32 – 43% tổng sản phẩm xã hội và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất so với khu vực
kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.
Mặt khác lạm phát ở việt nam diễn ra trong suốt nền kinh tế đóng cửa phụ thuộc nhiều
vào nguồn viện trợ bên ngoài.Trên thực tế , trước năm 1988không có đầu tư trực tiếp của
nước ngoàI vào Việt Nam. Các biên giới đều bị khép lại với chế độ xuất nhập cảnh cũng
như lưu thông hàng hoá rất nghiêm ngặt, phiền phức .Cơ cấu chủ yếu có tính hướng nội
,khép kín ,thay thế hàng nhập khẩu và không khuyết khích xuất khẩu . Cùng với chính
sách định hướng phát triển và đầu tư có nhiều bất cập , nên cơ cấu kinh tế việt nam bị mất
cân đối và không hợp lý nghiêm trọng giữa công nghiệp – nông nghiệp , công nghiệp nặng

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />- công nghiệp nhẹ, nhất là ngành sản xuất hàng tiêu dùng , giữa sản xuất – dịch vụ .Đó là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hoá, dịch vụ, tăng chi phí sản xuất, thiếu
hụt ngân sách chiền miên , tăng mức cung tiền không tuân theo quy luật lưu thông tiền tệ
…và do đó gy ra lạm phát .
- Thời kỳ thứ hai: là thời kỳ từ năm 1981 đến năm 1988: là thời kỳ lạm phát chuyển từ
dạng “ẩn” sang dạng “mở”.Thực tế cho thấy rằng từ năm 1981 đến năm 1988 chỉ số tăng
giá đều trên 100% một năm . Vào năm 1983 và 1984 đã giãm xuống, nhưng năm 1986 đã
tăng vọt tới mức cao nhất là 557% sau đó có giảm. Nhu vậy mức lạm phát cao và không ổn
định . song vấn đề lạm phát chưa được thừa nhận trong các văn kiện chính thức. Vấn đề

này chỉ được quy vào sử lý các khía cạnh “giá - lương- tiền, mà lại chủ yếu bằng các giải
pháp hành chính ,như xem xét và đIều chỉnh đơn giản giá cả trong khu vực thị trường có tổ
chức những năm 1981 ,1983,1987,và”bù vào giá lương “dổi tiền năm 1985…Đây là thời
kì xuất hiện siêu lạm phát với 3 chữ số kéo dài suốt 3 năm 1986-1988,và đạt đỉnh cao nhất
trong lịch sử kinh tế hiện đại nước ta suốt nửa thế kỉ nay
- Thời kỳ thư ba, từ tháng 5-1988 đến năm 1991 là thời kỳ mà lần đầu tiên lạm phát được
chính thức được thừa nhận bằng nghị quyết số 11 của uỷ ban trung ương đảng cộng sản
việt nam về đấu tranh với lạm phát. Ngay sau quyết định ra đời, những chương trình chống
lạm phát được soạn thảo ở nhiều cơ quan thuộc nhiều cấp , các ngành khác nhau. Có nhiều
dự án ra đời. Các biện pháp chống lạm phát được gắn với quá trình đổi mới, tực hiện các
cải cách thị trường ở việt nam. Song chúng mới ở dạng thử nghiệm , chưa đồng bộ, ngập
ngừng, lúc tiến lúc lùi với những đợt “sốc” nhỏ, đã thu được thành công đáng kể năm 1989
, sau đó bị trững lại do tình hình trong nước và quốc tế biến động mạnh.
- Thời kỳ thứ tư :Từ cuối năm 1991 đến nay:
Chỉ số tăng giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trên thị trưỡngã hội trong
thời kỳ 1976 - 1998

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Năm

Tốc độ giá cả
năm

Năm

Tốc độ cả
năm


1976

1988

308,2

1977

1989

134,7

1978

1990

167,5

1979

1991

167,6

1980

1992

117,4


1981

1993

105,2

1982

1994

114,5

1983

1995

112,7

1984

1996

104,5

1985

1997

103,8


1986

1998

108,2

1987

(đến 30/10/98)

Ta thấy rằng nếu biểu diễn sơ đồ tốc độ lạm phát suốt thời kỳ 1976-1998 ta thấy động thái
của lạm phát có dạng hình sin lớn được hình thành từ chuỗi hình hình sin nhỏ nội hàm. Về
cơ bản, thời kỳ 1976 đến 1986 là thời kỳ lạm phát tăng liên tục nhưng không đều và đạt
đỉnh cao nhất vào năm 1986. sau đó là sụt giảm với hai nấc thời điểm ghi nhận rõ rệt là
năm 1989 và năm 1992. Điểm thấp nhất của lạm phát được ghi nhận vào năm 1997.song
kể từ năm 1998, áp lực lạm phát đã bắt đầu ra tăng mạnh, đồ thị lạm phát đã bắt đầu ngóc
lên xấp xỉ10% cho cả năm 1998 tức là gần bằng năm 1995. Xu hướng ra tăng lạm phát sẽ
còn kéo dài cùng với sự ra tăng sưc ép khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực đến nền
kinh tế thế giới và Việt Nam. Cũng như cùng với sự chậm trễ giải quyết các vấn đề do
khủng hoảng và yêu cầu cải cách kinh tế bên trong dặt ra cho việt nam. Tuy vậy, có thể
khẳng định được răng, kể từ năm 1992, lạm phát ở việt nam đã thực sự vượt qua tình trạng
“bất kham” để đạt tới trạng thái ôn hoà và bị kiềm chế khá chủ động và vững chắc từ phía
chính phủ

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />III - KẾT LUẬN
Lạm phát là một vấn đề trung tâm và nhậy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế- xã hội cả ở
cấp quốc gia và quốc tế. Với tư cách là kết quả tổng hoà của các chính sách kinh tế – xã
hội vĩ mô, cũng như các hoạt động kinh doanh vi mô trong sự hoà quện và ảnh hưởng

tương tác với bối cảnh chung của nền kinh tế khu vực và thế giới, lạm phát đến lượt mình
đã có sự tác động gián tiếp hoặc trực tiếp , nhanh hoặc chậm, tích cực hoặc tiêu cực, ở mức
đọ này hay mức độ khác...đến toàn bộ các lĩnh vực và khía cạnh hoạt động của chính phủ,
doanh nghiệp và cá nhân. Nói chung khi nói tới lạm phát là nói tới sự tác động mạnh mẽ
của nó tới nền kinh tế, sự tác động đó luôn luôn biến đổi và ở một khía cạnh nào đó thì lạm
phát là một động lực để phát triển nền kinh tế.
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận ở mức độ Đại học, với kiến thức được trang bị ở
trường và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên bài tiểu luận của em chỉ dừng lại ở một số
vấn đề lí luận cơ bản về lạm phát và mong muốn vận dụng những hiểu biết này để phân
tích bài tiểu luận được tốt. Hy vọng ở những nghiên cứu tiếp theo trong quá trình học tập,
em sẽ có những ý tưởng sâu sắc và phong phú hơn.

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài chính của Trường Đại học Quản Lý & Kinh Doanh Hà Nội.
Tác giả: PGS:Lê Thế Tường
2. Lý thuyết lạm phát, giảm phát và thực tiễn ở Việt Nam.
Tập thể tác giả: PTS: Nguyễn Minh Phong
TS: Võ Đại Lược
TS: Nguyễn Thị Hiền
Và một số tác giả khác.
3. Tạp chí “Thông tin kinh tế kế hoạch" tháng 5-1993 - trang 13.

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT

I. Khái niệm và lạm phát.............................................................................................2
II. Phân loại.................................................................................................................. 3
2.1. Lạm phát vừa phải...................................................................................................3
2.2. Lạm phát phi mã.....................................................................................................3
2.3. Siêu lạm phát..........................................................................................................3
III. Nguyên nhân..........................................................................................................4
3.1. Nguyên nhân dẫn tới lạm phát................................................................................4
3.2. Những hậu quả của lạm phát...................................................................................4
CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VÀ TÌNH TRẠNG THỰC TẾ CỦA LẠM
PHÁT Ở VIỆT NAM QUA MỘT SỐ THỜI KỲ
I. Giải pháp đối phó với lạm phát...............................................................................6
II. Thực tế lạm phát ở Việt Nam ................................................................................7
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×