Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

BÀI GIẢNG địa lý tài NGUYÊN DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.64 KB, 65 trang )

Địa lý và tài nguyên du lịch

-

I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC
- ”Địa lý và tài nguyên du lịch” là một trong các môn cơ sở trong chương trình đào
tạo nghề du lịch.
Là môn học lý thuyết, đánh giá kết thúc môn học bằng hình thức kiểm tra hết môn.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan về địa lý, tài
nguyên du lịch, giúp sinh viên nghiên cứu thực tế địa lý, tài nguyên du lịch Việt Nam.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bài giảng điện tử
- Phấn, bảng, giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo, …
IV. NỘI DUNG MÔN HỌC

PHẦN I: CƠ SỞ ĐỊA LÝ DU LỊCH
Chương 1:
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ DU LỊCH
I. Du lịch và chức năng của du lịch
1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, cuộc sống càng phát triển, nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí,… của
con người ngày càng cao và du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, là hiện
tượng kinh tế - xã hội phổ biến, không ai lại không biết đến du lịch. Tuy nhiên, khái niệm
du lịch được hiểu rất khác nhau.
Trên giác độ là người làm du lịch, việc hiểu về du lịch cũng như các khái niệm của
du lịch là rất cần thiết. Vậy du lịch là gì? Các khái niệm về du lịch được hiểu như thế nào?
- Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch:
+ Trong tiếng Pháp, thuật ngữ “DL” được gọi là “Tourisme” nghĩa là đi một vòng.
+ Trong tiếng Anh, người ta gọi là “Tourism” và cũng với ý nghĩa tương tự là khởi


hành, đi lại. Thuật ngữ “Tourist” mà ngày nay được sử dụng phổ biến lần đầu tiên xuất
1
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
1


Địa lý và tài nguyên du lịch

hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1980 (Dẫn theo Robert Lanquar, Kinh tế Du lịch,
NXB TG, HN 1993).
+ Với người Đức, họ không sử dụng gốc từ trong tiếng Pháp mà sử dụng từ “der
Fremdenverkehrs” là tổ hợp từ 3 từ có nghĩa là: ngoại (lạ), giao thông (đi lại), và mối
quan hệ. Với gốc từ này, người Đức nhìn nhận “Du lịch” như là mối quan hệ đi lại hay
vận chuyển của những người đi du lịch.
+ Trong Pháp lệnh du lịch Việt Nam, tại Điều 10, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu
như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”.
Như vậy, tùy theo ngôn ngữ khác nhau và các cách hiểu khác nhau về du lịch ở các
nước khác nhau mà khái niệm về du lịch được hiểu rất khác nhau. Không chỉ vậy:
- Đứng trên các giác độ khác nhau cũng sẽ có các cách hiểu khác nhau về du
lịch:
+ Trên giác độ là người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình đến một nơi khác
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình để được hưởng một khoảng thời gian thú vị,
được đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí,…
+ Trên giác độ là người quan sát (cư dân địa phương): Du lịch là hiện tượng dịch
chuyển của con người đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ; là cơ hội
để tìm hiểu về văn hóa và phong cách của người ngoài địa phương, người nước ngoài; du
lịch còn là cơ hội để tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập.
+ Trên giác độ là đơn vị kinh doanh du lịch: Du lịch là cơ hội để kinh doanh nhằm

tối đa hóa lợi nhuận. (Họ coi du lịch là cơ hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, từ đó mang về lợi nhuận từ kinh doanh).
+ Trên giác độ là chính quyền địa phương nơi làm du lịch: Du lịch là một ngành
kinh tế mang lại nguồn thu ngân sách, mang lại lợi ích ở tầm vĩ mô. (Du lịch là việc tổ
chức các điều kiện về chính trị, về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du
khách. Du lịch là một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, đồng thời thông qua đó
mang về lượng công việc mà du lịch tạo ra, thu nhập mà cư dân của mình có thể kiếm
được, khối lượng ngoại tệ mà khách du lịch quốc tế mang vào cũng như các khoản thuế
nhận được từ hoạt động kinh doanh du lịch và từ khách du lịch).
2
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
2


Địa lý và tài nguyên du lịch

Như vậy, tùy theo cách tiếp cận khác nhau và dưới nhiều góc độ khác nhau mà
khái niệm du lịch cũng được hiểu khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm về
du lịch qua các giai đoạn phát triển của nó. Theo đó:
- Khái niệm du lịch cũng từng bước được hoàn thiện về mặt thời gian:
+ Trước thế kỷ XIX - đầu XX: Du lịch được coi là một hiện tượng nhân văn.
Trước thế kỷ XIX, du lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một số người thuộc tầng lớp
trên (thượng lưu, quan chức,…); cho đến đầu thế kỷ XX, khách du lịch về cơ bản vẫn tự
do lo lấy việc đi lại và ăn ở của mình. Lúc này, du lịch vẫn chưa được coi là đối tượng
kinh doanh, nó vẫn nằm ngoài lề của nền kinh tế. Vì vậy, vào thời kỳ này, người ta coi du
lịch như là một hiện tượng nhân văn làm phong phú thêm nhận thức của con người. Theo
đó, khái niệm du lịch được hiểu như sau:
“Du lịch là hiện tượng những người đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình theo nhiều nguyên nhân khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền và ở đó
họ phải tiêu tiên mà họ đã kiếm được ở nơi khác”

+ Sau chiến tranh thế giới lần thứ II: Du lịch là một hoạt động kinh tế.
Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, thế giới bước vào thời kỳ bình ổn, lúc này dòng
khách du lịch ngày càng đông, việc giải quyết nhu cầu về nơi ăn, ở, giải trí,… đã trở thành
một cơ hội kinh doanh, với góc độ này, du lịch không chỉ là một hiện tượng nhân văn mà
nó còn là một hoạt động kinh tế. Theo đó:
“Du lịch được coi là toàn bộ những hoạt động và những công việc phối hợp nhau
nhằm thỏa mãn các yếu cầu của khách du lịch.”
+ Trong giai đoạn hiện nay: Du lịch là một ngành công nghiệp.
Cùng với xu thế quốc tế hóa, du lịch phát triển một cách mạnh mẽ, các hoạt động
kinh doanh du lịch ngày càng gắn bó và phối hợp chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ
thống rộng lớn. Lúc này:
“Du lịch là một ngành công nghiệp, là toàn bộ các hoạt động mà có mục tiêu là
chuyển các nguồn nhân lực, vốn và nguyên vật liệu thành những dịch vụ, sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch.”
Đến đây, ta thấy định nghĩa đã xem xét du lịch như là một phạm trù kinh tế. Tuy
nhiên, định nghĩa mới chỉ mô tả du lịch theo hiện tượng bên ngoài của nó và nó mang tính
chất phản ánh sự phát triển của du lịch qua các giai đoạn chứ chưa phản ánh được các mối
quan hệ bản chất bên trong của du lịch.
3
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
3


Địa lý và tài nguyên du lịch

- Đứng trên giác độ là người làm du lịch (kinh tế du lịch): Với chúng ta, những
người làm du lịch trong tương lai thì khái niệm du lịch phải được xét về mặt bản chất của
nó. Theo đó: du lịch là tổng hòa của các mối quan hệ và nó được định nghĩa như sau:
“ Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ
du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính

quyền nơi đón khách du lịch.” (Định nghĩa của Michael Coltman).
Có thể thể hiện các mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:



Du khách

ĐV KDDL

CDĐP

CQĐP

+ Khách du lịch:
Tìm thấy ở các ĐVKDDL: Sự thỏa mãn các nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ trong

chuyến đi du lịch của mình.

Tìm thấy ở CDĐP: Là nhân tố hấp dẫn khách du lịch bởi lòng hiếu khách, trình độ văn
hóa và các giá trị về bản sắc văn hóa địa phương.

Tìm thấy ở CQĐP: Sự an toàn về điều kiện chính trị - xã hội, sự thuận lợi trong quá
trình tham quan, lưu trú.
+ Đối với nhà cung ứng dịch vụ du lịch:

Tìm thấy ở KDL: Cơ hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.


Tìm thấy ở CDĐP: Như là đối tượng khái thác nhằm phục vụ nhu cầu của khách du


lịch.

Tìm thấy ở CQĐP: Là sự đầu tư cho CSHT và CSVCKT xã hội, cũng như sự bảo đảm
về an ninh chính trị, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của họ.
+ Đối với cộng đồng cư dân địa phương:

Tìm thấy ở KDL: Những hiểu biết về nền văn hóa và phong cách của người ngoài địa
phương, người nước nước ngoài; là cơ hội làm ăn.

Tìm thấy ở các ĐVKDDL: Việc làm và thu nhập.
4
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
4


Địa lý và tài nguyên du lịch



Tìm thấy ở CQĐP: Tạo điều kiện để bán các sản phẩm địa phương.



+ Đối với chính quyền địa phương:
Tìm thấy ở KDL: Khối lượng ngoại tệ mà khách du lịch quốc tế mang vào cũng như

các khoản thuế nhận được từ khách du lịch.

Tìm thấy ở các ĐVKDDL: Các khoản thu nhập từ thuế.



Tìm thấy ở CDĐP: Là nguồn lực để tạo ra các sản phẩm địa phương để đáp ứng nhu
cầu của KDL.
KẾT LUẬN: Khái niệm trên đây đã lột tả được đầy đủ các mối quan hệ bản chất
bên trong của du lịch cả về góc độ kinh tế và kinh doanh du lịch và nó phù hợp với xu
hướng phát triển của du lịch trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, cùng với sự phát triển của
hoạt động du lịch, khái niệm du lịch cũng có sự phát triển, đi từ hiện tượng đến bản chất.
2. Chức năng của du lịch
Du lịch là một lĩnh vực, một ngành kinh tế có nhiều chúc năng. Có thể xếp các chức
năng ấy thành 4 nhóm.
2.1. Chức năng xã hội:
- Giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường sức sống cho nhân dân: thông qua chế đệ
nghỉ ngơi.
- Du lịch đã tạo điều kiện cho đông đảo quần chúng tiếp xúc với những thành tựu
văn hoá, tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm
chất đạo đức tốt đẹp. Điều này quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá
nhân trong toàn xã hội.
2.2. Chức năng kinh tế:
- Nâng cao sức khoẻ và tính dẻo dai cho người lao động nhằm nâng cao hiệu quả lao
động: thông qua các hoạt động nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng giúp phục hồi sức khoẻ, từ đó nâng
cao năng suất lao động.
- Du lịch là một ngành kinh tế độc đáo – kinh tế dịch vụ, do đó nó làm ảnh hưởng
đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nền kinh tế: Công – nông – dịch vụ.
- Việc chi tiêu cho du lịch của khách du lịch không chỉ là hàng hóa dịch vụ do ngành
du lịch tạo ra mà cả các ngành kinh tế khác sản xuất ra, kể cả nó kéo theo sự phát triển
của giao thông vận tải.
=> Vì vậy du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu
ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia.
5
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân

5


Địa lý và tài nguyên du lịch

2.3. Chức năng sinh thái:
- Tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái.
- Để đáp ứng nhu cầu du lịch và nâng cao sức hấp dẫn khách yêu cầu môi trường
cảnh quan của vùng (quốc gia) làm du lịch phải được đảm bảo. Từ đó, hàng loạt các công
việc quốc gia đã xuất hiện để vừa bảo vệ các cảnh quan tự nhiên có giá trị, vừa tổ chức
hoạt động giải trí du lịch (công viên,...).
- Phát triển du lịch sẽ tạo cho khách có hiểu biết sâu sắc các tri thức về MTTN, hình
thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên, góp phần giáo dục cho KDL về mặt sinh
thái học.
2.4. Chức năng chính trị:
- Củng cố hòa bình, đẩy mạnh câc mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa
các dân tộc.
- Du lịch quốc tế làm cho người dân của các quốc gia xích lại gần nhau hơn, xoá bỏ
thù hằn giai cấp, phân biệt chủng tộc…
3. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của du lịch
 Về mặt kinh tế:
- Trước hết, du lịch gây biến đổi lớn trong cơ cấu cán cân thu chi của đất nước, của
vùng du lịch:
+ Du lịch nội địa: là việc tiêu dùng sản phẩm du lịch của khách du lịch chỉ làm biến
động trong cơ cấu cán cân thu - chi của nhân dân trong vùng.
+ Du lịch quốc tế:
Du lịch phát triển góp phần làm tăng thu nhập quốc dân: KDL mang ngoại tệ đến đổi
và tiêu tiền ở nước làm du lịch, do đó làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng
và đất nước, từ đó góp phần tăng thu nhập. Hoạt động du lịch quốc tế là nguồn thu ngoại
tệ đáng kể cho vùng (quốc gia) lăm du lịch.

Xuất khẩu du lịch (du lịch quốc tế chủ động): là việc khách du lịch đến du lịch ở một
quốc gia khác và chi tiêu cho các hoạt động du lịch. Lúc này, các quốc gia đón khách
(nhận khách) đê thu được ngoại tệ và khách du lịch đê hưởng thụ các giá trị của TNDL.
Nhập khẩu du lịch (du lịch quốc tế thụ động): là việc 1 quốc gia gởi khách là dân cư
của nước mình sang du lịch ở các quốc gia khác. Tại đó, họ bỏ tiền ra cho chi tiêu du lịch,
kết thúc chuyến du lịch, họ quay về nước và mang theo những giá trị du lịch của nước
đến.
6
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
6


Địa lý và tài nguyên du lịch

- Thông qua hoạt động lưu thông mà du lịch ảnh hưởng tích cực đến các ngành kinh
tế khác:
+ Du lịch có ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và
nông nghiệp (như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công
nghiệp gỗ, công nghiệp dệt,ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, v.v...).
+ Du lịch luôn đòi hỏi hàng hoá có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, mĩ
thuật và hình thức. Do vậy, du lịch góp phần định hướng cho sự phát triển của các ngành
ấy trên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm và việc chuyên môn hoá của
các xí nghiệp trong sản xuất.
+ Ảnh hưởng của du lịch lên sự phát triển các ngành khác trong nền kinh tế quốc
dân như: Thông tin, xây dựng, y tế, thương nghiệp, văn hoá, v.v... cũng rất lớn: Sự sẵn
sang đón tiếp khách du lịch của 1 vùng không chỉ thể hiện ở chỗ những nơi đó có tài
nguyên du lịch, mà bên cạnh chúng phải có cả cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống đường sá,
nhà ga, sân bay, bưu điện, ngân hàng, ,mạng lưới thương nghiệp, v.v... Qua đó cũng kích
thích sự phát triển tương ứng của các ngành có liên quan. Ngoài ra, du lịch phát triển còn
đánh thức 1 số ngành sản xuất thủ công cổ truyền.

- Kinh tế du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc dân: Hoạt động du lịch quốc tế
là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Ngoại tệ thu được từ du lịch quốc tế làm sống
động cán cân thanh toán của đất nước du lịch và thường được sử dụng để mua sắm máy
móc, thiết bị cần thiết cho quá trình tái sản xuất xã hội. Do vậy, du lịch quốc tế góp phần
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước.
+ Du lịch quốc tế tạo điếu kiện cho đất nước phát triển du lịch tiết kiệm lao động
xã hội khi xuất nhập khẩu một số mặt hàng. Nhưng xuất khẩu theo đường du lịch có lợi
hơn nhiều so với xuất khẩu ngoại thương, xuất khẩu bằng du lịch là xuất khẩu đa số dịch
vụ. Hàng hoá trong du lịch được xuất với giá bán lẻ, luôn đảm bảo cao hơn giá xuất theo
đường ngoại thương là giá bán buôn.
+ Ngoài ra, xuất khẩu bằng du lịch quốc tế không tốn chi phí vận chuyển quốc tế,
tốn ít chi phí bảo quản và đóng gói như xuất khẩu ngoại thương vì vận chuyển trong phạm
vi đất nước. Do vậy, xuất khẩu bằng du lịch quốc tế tiết kiệm phương tiện vận chuyển, tiết
kiệm chi phí vận hành và sử dụng các phương tiện ấy không tốn chi phí trả thuế xuất nhập
khẩu.
7
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
7


Địa lý và tài nguyên du lịch

+ Do đặc điểm của tiêu dùng du lịch: khách hàng phải tự vận động đến nơi có hàng
hoá và dịch vụ, chứ không phải vận chuyển hàng hoá đến với khách, nên tiết kiệm được
nhiều thời gian và làm tăng nhanh vòng quay của vốn, do đó thu hồi vốn nhanh và có hiệu
quả.
- Việc phát triển du lịch sẽ tạo ra nhiều công ăn,việc làm và tạo điều kiện tăng thu
nhập cho nhân dân địa phương, phát triển du lịch, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở
những vùng đó, và cũng vì vậy mà góp phần làm giảm sự tập trung dân cư căng thẳng ở
những trung tâm dân cư.

- Du lịch quốc tế còn là phương tiện tuyên truyền và quản cáo không mất tiền cho
đất nước du lịch chủ nhà, mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các
hướng: ký kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước, các tổ chức và các hãng du lịch,
tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch.
- Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khoẻ cho nhân dân lao động và do
vậy góp phần làm tăng năng xuất lao động xã hội.
 Về mặt xã hội:
- Trong thời gian đi du lịch, khách thường sử dụng các dịch vụ, hàng hoá và
thường tiếp xúc với dân địa phương. Thông qua các cuộc giao tiếp đó, văn hoá của cả
khách du lịch và của người bản xứ được trau dồi và nâng cao. Du lịch tạo khả năng cho
con người mở mang hiểu biết lẫn nhau; mở mang hiểu biết về lịch sử, văn hoá, phong tục
tập quán, đạo đức, chế độ xã hội, kinh tế, v.v... Du lịch còn làm giàu và phong phú thêm
khả năng thẩm mĩ của con người khi họ được tham quan các kho tàng mỹ thuật của 1 đất
nước.
- Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng cao
truyền thống dân tộc. Thông qua các chuyến di tham quan,nghỉ mát, vãn cảnh, v.v... người
dân có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hoá dân tộc, qua đó thêm yêu
đất nước mình.
- Ngoài ra, sự phát triển du lịch còn có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần khai thác,
bảo tồn các di sản văn hoá và dân tộc, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên
nhiên xã hội.
II. Đối tượng, nhiệm vụ của địa lý du lịch
1. Đối tượng:
8
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
8


Địa lý và tài nguyên du lịch


- Địa lý du lịch nghiên cứu hệ thống tổ chức lãnh thổ du lịch, phát hiện các quy luật
hình thành và phân bố của nó theo mọi kiểu, mọi cấp, dự báo và nêu lên các biện pháp để
hệ thống ấy hoạt động một cách tối ưu.
- Những thành phần của hệ thống tổ chức lãnh thổ du lịch:
+ Phân hệ khách (du lịch): là phân hệ trung tâm, quyết định các thành phần khác của
hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm (nhân khẩu, dân tộc, xã hội…). Phân hệ này được đặc
trưng bởi cấu trúc và lượng cầu, bởi tính lựa chọn, tính mùa và tính đa dạng của luồng
khách.
+ Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hoá: tham gia vào phân hệ với tư cách là
TNDL, là điều kiện để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và là cơ sở cho việc hình thành
hệ thống. Đặc trưng của phân hệ là: sức chứa, độ tin cậy, tính thích hợp, tính ổn định và
tính hấp dẫn.
+ Phân hệ công trình - kỹ thuật: đảm bảo nhu cầu bình thường cho khách du lịch (ăn,
ở, đi lại…) và những nhu cầu giải trí đặc biệt (chữa bệnh, tham quan du lịch …) tạo nên
cơ sở hạ tầng của du lịch.
+ Phân hệ cán bộ phục vụ: hoàn thành chức năng cung cấp dịch vụ cho khách và
đảm bảo phân hệ kỹ thuật hoạt động bình thường. Đặc trưng của phân hệ này là: số lượng
và trình độ chuyên môn nghề nghiệp của cán bộ phục vụ và mức độ đảm bảo chất lượng.
+ Phân hệ cơ quan điều khiển: có nhiệm vụ giữ cho hệ thống và từng phân hệ hoạt
động bình thường.
2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu tổng hợp mọi loại TNDL, sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ và xác
định phương hướng cơ bản của việc khai thác các tài nguyên ấy.
- Nghiên cứu nhu cầu du lịch phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu học, xã hội học của
dân cư căn cứ vào nhu cầu cùng với TNDL vốn có của lãnh thổ, cho phép tính toán xây
dựng cơ sở hạ tầng thích hợp.
- Xác định cơ cấu lãnh thổ tối ưu của vùng, gồm:
+ Cấu trúc sản xuấ t- kỹ thuật của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch phù hợp với
nhu cầu và tài nguyên.
+ Các khối liên kết giữa hệ thống nghỉ ngơi du lịch với hệ thống khách.

+ Hệ thống tổ chức điều khiển được xây dựng trên cơ sở phân vùng du lịch.
III. Phương pháp nghiên cứu địa lý du lịch
9
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
9


Địa lý và tài nguyên du lịch

1. Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống:
Thu thập và phân tích thông tin ban đầu, vạch ra các chỉ tiêu thích hợp, xác định cấu
trúc hệ thống tối ưu của hệ thống lãnh thổ du lịch.
2. Phương pháp nghiên cứu thực địa:
Cho phép tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ
chức lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch.
3. Phương pháp bản đồ:
Với việc sử dụng các mô hình bản đồ, phân tích liên hợp các xeri bản đồ sẽ giúp
phản ánh những đặc điểm không gian về tài nguyên, các luồng khách và cơ sở kỹ thuật
phục vụ du lịch.
4. Phương pháp toán học:
- Xử lý số lượng lớn thông tin nhờ vào máy tính điện tử.
- Nghiên cứu khả năng chọn lọc du lịch.
5. Phương pháp xã hội học:
Có ý nghĩa quan trọng vì tính chất xã hội của đối tượng nghiên cứu. Thông thường
gồm có:
- Trưng cầu ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp qua phiếu điều tra.
- Quan sát cá nhân.
- Nghiên cứu tài liệu.
6. Phương pháp cân đối:
Là tập hợp các phương pháp tính toán nhằm phân tích, lập kế hoạch, dự báo sự phát

triển của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch. Chú ý đến khối lượng, cơ cấu nhu cầu, tài
nguyên và sức chứa của các hệ thống CSVC-KT phục vụ du lịch.
Ngoài ra địa lí du lịch còn sử dụng hàng loạt các phương pháp khác (thu thập và xử
lý tư liệu, viễn thám, kinh tế - y - sinh…).
Chương 2:
TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
I. Tài nguyên du lịch
1. Quan niệm về tài nguyên du lịch
1.1. Quan niệm về tài nguyên
10
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
10


Địa lý và tài nguyên du lịch

Theo nghĩa rộng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn năng lượng, nguyên liệu,
các thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ có liên quan mà con người có thể
sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch
Trước hết, Tài nguyên du lịch (TNDL) là loại tài nguyên có những đặc điểm giống
các loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của
ngành du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “TNDL là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, DTLSVH, công trình lao động, sáng tạo của con người và các
giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ
bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
1.3. Ý nghĩa, vai trò của tài nguyên du lịch:
* Ý nghĩa: TNDL là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển du lịch. Nếu

không có TNDL thì không thể phát triển được du lịch.
* Vai trò:
- TNDL là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch. Để hấp dẫn và đáp
ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch, các sản phẩm du lịch cũng cần phải đa
dạng, phong phú, đặc sắc và mới mẻ. Chính điều đó đã tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm
du lịch. Số lượng, chất lượng, sự kết hợp giữa các loại tài nguyên cùng sự phân bố của
TNDL là yếu tố quan trọng hấp dẫn khách du lịch và có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng
đến việc đầu tư CSVCKT du lịch, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực du lịch. TNDL là yếu
tố quan trọng mang tính quyết định để tạo nên quy mô, số lượng, chất lượng của sản
phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch.
- Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Để đáp
ứng nhu cầu đa dạng, phong phú và ngày càng cao của khách, các doanh nghiệp, các địa
phương, quốc gia cần phải đẩy mạnh phát triển nhiều loại hình du lịch. Các loại hình du
lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của TNDL. Hoạt động DL mạo hiểm được tổ chức trên
cơ sở các TNDL như : núi cao, hệ thống hang động, các khu rừng nguyên sinh,... ; du lịch
nghỉ dưỡng, tắm nước khoáng được tổ chức ở những vùng có suối khoáng ; du lịch lặn
biển được tổ chức ở vùng có nhiều san hô,...
- Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du
lịch. Các quan hệ của hệ thống lãnh thổ du lịch gồm: KDL, TNDL, CSHT, CSVCKTDL,
11
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
11


Địa lý và tài nguyên du lịch

đội ngũ cán bộ nhân viên và bộ máy tổc chức điều hành, quản lý du lịch. Các phân hệ này
đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường kinh tế - xã hội, trong đó chúng
đều phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của TNDL.
2. Đặc điểm và phân loại tài nguyên du lịch

2.1. Đặc điểm của tài nguyên du lịch:
- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và
độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
- Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có những giá trị vô hình
(tạo cảm xúc thẩm mỹ văn hoá của khách).
- Tài nguyên du lịch thường dễ khai thác.
- Thời gian khai thác là khác nhau, tạo nên tính mùa vụ du lịch.
- Tài nguyên du lịch được khai thác tại chổ để tạo ra sản phẩm du lịch, nên có sức
hút cơ sở hạ tầng và khách du lịch tới nơi tập trung các tài nguyên đó.
- Tài nguyên du lịch có thể sử dụng nhiều lần, nếu sử dụng kết hợp với bảo vệ hợp
lý.
2.2. Phân loại tài nguyên du lịch:
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
a/ Quan niệm:
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các thành phần, hiên tượng và các thể tổng
hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm
du lịch phục vụ mục đích phát triển du lịch.
b/ Phân loại:
- Địa hình
Đối với du lịch, đặc điểm hình thái địa hình, tức là các dấu hiệu bên ngoài của địa
hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác cho du lịch. Địa hình còn
tạo nên phong cảnh.
+ Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại hình, nhưng văn hóa của con
người ở đây cũng góp phần ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.
+ Địa hình vùng đồi thường tạo ra một không gian thoáng đãng và bao la, thích hợp
để cắm trại, dã ngoại, tham quan.
+ Địa hình miền núi có không khí trong lành, có nhiều đối tượng hoạt động du lịch
như suối, thác, hang động, sinh vật và các dân tộc ít người.
12
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân

12


Địa lý và tài nguyên du lịch

+ Địa hình kiểu Karsto, đặc biệt là hang động Karsto, những cảnh quan thiên nhiên
và văn hóa của hang động Karsto rất hấp dẫn khách du lịch.
Kiểu karsto ngập nước cũng là một tài nguyên du lịch hấp dẫn.
+ Các kiểu địa hình ven bờ các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, sông, hồ…) có
ý nghĩa quan trọng đối với du lịch : tham quan, nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển…
- Khí hậu:
+ Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người: Khí hậu là sự thay đổi theo chu
kỳ của thời tiết. Tài nguyên khí hậu phục vụ du lịch là tổng hợp các yếu tố như nhiệt độ,
độ ẩm, áp suất không khí, gió, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất đối với sức khoẻ con
người.
+ Ảnh hưởng của khí hậu đối với du lịch được thể hiện:
+) Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích.
Họ thường tránh nơi quá lạnh, quá ẩm, hoặc quá nóng, quá khô. Người sống ở nơi có khí
hậu khắc nghiệt thường thích đi du lịch ở nơi có khí hậu thích hợp hơn.
Theo sự nghiên cứu của một nhà khoa học Ấn Độ, khí hậu thích hợp đối với hoạt
động du lịch thể hiện ở bảng sau:

Hạng

Ý nghĩa

1

Thích nghi
Khá thích

Nghi
Nóng
Rất nóng
Không
thích nghi

2
3
4
5

Nhiệt
độ
Nhiệt
độ
trung bình
trung bình/
tháng nóng
năm (00 C)
nhất (00 C)
18 - 24
24 - 27

Biên độ của
nhiệt
độ
trung bình
(00 C)
<6


24 - 27

27 - 29

6-8

1900 - 2550

27 - 29
29 - 32

29 - 32
32 - 35

8 - 14
14 - 19

> 2550
< 1250

> 32

> 35

> 19

< 650

Lượng mưa
trong năm

(mm)
1250 - 1900

+) Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng
+)Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao, giải trí.
Các loại hình du lịch thể thao vui chơi giải trí như nhảy dù, tàu lượn, khinh khí cầu,
thả diều, thuyền buồn… rất cần có các điều kiện khí hậu thích hợp như hướng gió, tốc độ
gió, quang mây, không có sương mù…
13
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
13


Địa lý và tài nguyên du lịch

+) Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt
động dịch vụ về du lịch. Tính mùa của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu.
Mùa du lịch cả năm đối với loại hình du lịch chữa bệnh suối khoáng; Mùa du lịch vào
mùa đông như du lịch trượt tuyết trên núi, du lịch tham quan các tài nguyên du lịch nhân
văn; Mùa du lịch vào mùa hè như du lịch leo núi, du lịch tắm biển và các loại hình du lịch
ngoài trời.
=> Tóm lại, tài nguyên khí hậu tác động lớn đến sức khoẻ con người, đến loại hình du lịch
phục vụ chữa bệnh an dưỡng và việc triển khai các loại hình du lịch.
- Tài nguyên nước:
+ Bề mặt nước và các bãi nông ven bờ: Bề mặt nước là mặt không gian thoáng rộng, khí
hậu trong lành, mát mẻ, có phong cảnh đẹp. Các bãi biển hoặc bãi ven hồ sử dụng để tắm
mát, dạo chơi, hoạt động thể thao như bơi lội, du thuyền, lướt ván.
+ Nguồn nước khoáng, nước nóng phục vụ loại hình du lịch tắm nước nóng, đắp bùn,
chữa bệnh.
- Tài nguyên sinh vật:

Những khu rừng xa lạ, đẹp đã trở thành đối tượng tham quan hấp dẫn, tính đa dạng
sinh học, bảo tồn những nguồn gen quý đã thu hút các nhà khoa học quan tâm nghên cứu,
sự giàu có của một số loài động vật có thể phục vụ cho du lịch săn bắn thể thao.
Tài nguyên sinh vật nước ta phục vụ lợi ích du lịch được tập trung khai thác ở các
vườn quốc gia, các hệ sinh thái đặc biệt và các điểm tham quan sinh vật.
+ Vườn quốc gia: Hệ thống các vườn quốc gia là nơi tập trung đa dạng sinh học cao.
Trong đó có nhiều động thực vật đặc hữu, quý hiếm.
Nước ta có nhiều vườn quốc gia, phục vụ đắc lực cho việc khai thác phát triển du lịch
như: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Ba Bể, Cát Bà, Cát Tiên... Ngoài ra còn có
một số khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, môi trường khá tiêu biểu, có giá trị du lịch như
Hương Sơn (Hà Tây), Côn Sơn (Hải Dương), Đền Hùng (Phú Thọ)…
- Một số hệ sinh thái đặc biệt:
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
+ Hệ sinh thái rạn san hô ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa –
Vũng Tàu…
+ Các hệ sinh thái vùng đấu ướt và cửa sông ở Tràm Chim (Đồng Tháp), Xuân Thủy
(Nam Định).
14
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
14


Địa lý và tài nguyên du lịch

- Các điểm tham quan sinh vật:
Nước ta có nhiều điểm tham quan sinh vật như : Các vườn thú, vườn bách thảo,
công viên vui chơi, giải trí, các viện bảo tàng Hải dương học (Hải Phòng, Nha Trang), sân
chim, vườn chim, vườn hoa trái (Đồng bằng sông Cửu Long), các cơ sở thuần dưỡng voi
(Buôn Đôn – Đăk Lăk), cơ sở nuôi khỉ (đảo Rều - Quảng Ninh), nuôi trăn, rắn cá sấu ở
đồng bằng sông Cửu Long…

Tài nguyên sinh vật có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh
thái, săn bắn, thể thao, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, chỉ một số cảnh quan tự nhiên
hoặc các thành phần, bộ phận của chúng chứa đựng các tài nguyên du lịch mới tạo nên
các cảnh quan du lịch tự nhiên. Các cảnh quan du lịch tự nhiên gồm có :
+ Điểm du lịch tự nhiên: Nơi có dạng tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn, có khả
năng thu hút khách du lịch và giới hạn trong một không gian không lớn lắm.
+ Khu du lịch tự nhiên: Là nơi có nhiều điểm du lịch tự nhiên, có phạm vi không
gian rộng lớn, ví dụ : Hạ Long – Cát Bà.
Ngoài các tài nguyên du lịch kể trên, các hiện tượng thiên nhiên đặc biệt cũng có sức
hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch như sự xuất hiện của Sao Chổi, hiên tượng Nhật
Thực, hiện tượng Núi Lửa Phun, hiện tượng Cực Quan hoặc Mưa Sao…
2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn:
a/ Quan niệm:
TNDL nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy
nhiên, chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác
phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường mới được gọi là TNDL
nhân văn.
Vì vậy, TNDL nhân văn thường là những giá trị văn hoá tiêu biểu, đặc sắc của mỗi
địa phương, mỗi quốc gia. Thông qua những hoạt động du lịch dực trên việc khai thác các
tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lich có thể hiểu được những đặc trưng cơ bản về
văn hóa dân tộc, địa phương nơi mình đến.
b/ Đặc điểm:
- Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn là giải trí.
- Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo diễn ra trong thời gian rất ngắn, do đó trong
chuyến đi du lịch có thể đi thăm quan nhiều đối tượng tài nguyên.
15
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
15



Địa lý và tài nguyên du lịch

- Số người quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân văn thường có văn hóa cao hơn, thu
nhập và yêu cầu cao hơn.
- Tài nguyên du lịch nhân tạo thường tập trung ở các thành phố, ở các điểm quần cư
nên không cần xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng.
- Tài nguyên du lịch nhân tạo không có tính mùa vụ như tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Đối với tài nguyên du lịch nhân tạo, khách quan tâm là những người có trình độ
văn hoá cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng
- Sở thích của người tìm đến tài nguyên du lịch nhân tạo rất phức tạp và khác nhau,
nó phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới
quan, vốn trí thức của họ.
- Tài nguyên du lịch nhân văn tác động theo từng giai đoạn.
c/ Phân loại:
 Các di tích lịch sử - văn hoá:
Các di tích lịch sử văn hoá là những công trình được tạo ra bởi con người trong quá
trình sáng tạo lịch sử, hoạt động văn hoá. Đó là những bằng chứng xác thực, cụ thể nhất
về đặc điểm văn hóa mỗi nước, chứa đựng tất cả những những gì thuộc về truyền thống
tốt đẹp, những tinh hoa, trí, tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia.
Theo luật di sản căn hóa Việt Nam năm 2001 ,“Di tích lịch sử văn hoá là những
công trình xây dựng, địa điểm,và các di vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”
Do đó:
+ Chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật mới được
coi là những di tích lịch sử văn hoá.
+ Cần đánh giá đúng giá trị của các di tích
+ Theo các thang giá trị khác nhau, những di tích cũng được phân thành những cấp
khác nhau:
 Các di tích cấp địa phương
 Các di tích cấp quốc gia

 Các di tích quốc gia đặc biệt

*Các loại di tích văn hóa – lịch sử ở nước ta :

16
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
16


Địa lý và tài nguyên du lịch

- Di tích khảo cổ học : Là những địa điểm ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hoá nghệ
thuật về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự, vào thời gian nào đó trong lịch
sử cổ đại.
Ví dụ: Di tích của nề văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình, Bắc Sơn…
- Di tích lịch sử: Di tích ghi dấu các sự kiện lịch sử hoặc các đặc điểm lịch sử tiêu
biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình. Cụ thể, đó là các di tích
ghi dấu về dân tộc học, đó là sự ăn, ở của các tộc người; Di tích ghi dấu sự kiện chính trị
quan trọng, có ý nghĩa quyết định hướng phát triển của đất nước, địa phương; Di tích ghi
dấu chiến công chống xâm lược; Di tích ghi dấu kỉ niệm; Di tích ghi dấu vinh quang
trong lao động; Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc phong kiến.
Ví dụ: Thành Cổ Loa, nhà sàn Bác Hồ, hang Pắc Bó, Ải Chi Lăng, Khu Tân Trào,
bãi cọc Bặch Đằng, Chứng tích Sơn Mỹ….
-Di tích văn hoá - nghệ thuật: Là các di tích gắn với các công trình kiến trúc, có giá
trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Nó chứa đựng giá trị kiến trúc và giá trị văn
hoá tinh thần.
Ví dụ: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), toà thánh
Tây Ninh…
-Danh lam thắng cảnh: Là nơi có cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa

học.
Ví dụ: Chùa Hương, Yên Tử….
 Lễ hội: Lễ hội là một hình thức văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của một dân
tộc, là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và
phát triển trong quá trình lịch sử.
Lễ hội là tài nguyên du lịch có giá trị thu hút khách du lịch rất lớn.

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống:
Đây là một tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du
khách, là sản phẩm độc đáo thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động, thể hiện những
tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người.
Nước ta là nước có nhiều nghề thủ công truyền thống: chạm khắc đá, nghề đúc đồng,
nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt… mỗi nghề đều có lịch
sử phát triển lâu dài và khá độc đáo.
17
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
17


Địa lý và tài nguyên du lịch

+ Nghề chạm khắc đá:
Là một trong những nghề có lịch sử lâu đời nhất thế giới. Thời kỳ đồ đá, con người
đã chế tác ra những vòng đeo tay, hạt chuỗi, khuyên tai, tượng bằng đá.
Tại Việt Nam đã tìm thấy di chỉ xưởng chế tác đá Bái Tự (Bắc Ninh), Tràng Kênh
(Hải Phòng), Bái Tê (Thanh Hoá), Kinh Chủ (Hải Dương), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).
Ngoài ra, còn rải rác ở nhiều nơi khác như Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Biên Hoà…
+ Nghề đúc đồng: Nghề đúc đồng của nước ta xuất hiện rất sớm - từ thời kỳ dựng
nước. Những sản phẩm được đúc từ đồng thau của nền văn hoá Đông Sơn như trống đồng
đã chứng tỏ một trình độ kỹ thuật điêu luyện, một tư duy nghệ thuật phong phú. Ngoài ra

còn có “tứ đại khí” của nước ta thời xưa, đó là:
Tượng đồng cao 20m ở chùa Quỳnh Lâm ( Quảng Ninh).
Chuông Quy Điền ở chùa Diên Hựu ( Chùa Một Cột).
Vạc chùa Phổ Minh (Nam Định) nặng 6150kg.
Nghề đúc đồng phát triển nổi tiếng nhất là ở làng Ngũ Xá (Hà Nội ), làng Trà Đúc
(Thanh Hoá) và làng Điện Phương (Quảng Nam).
+ Nghề kim hoàn: Nước ta có nhiều làng làm nghề kim hoàn, như làng Đình Công
(Thanh Trì – Hà Nội) là ông tổ của nghề này.
+ Nghề gốm: Nước ta là một trong những nơi có kỹ nghệ gồm phát triển sớm nhất ở
châu Á. Nhiều địa phương đã nổi tiếng cả trong và ngoài nước về kỹ thuật làm gốm thủ
công thô sơ rất sơ rất độc đáo có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách như: Hương Canh
(Vĩnh Phúc), Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà ( Bắc Ninh), Lò Chum ( Thanh Hoá), Phương
Tích (Huế), Biên Hoà (Đồng Nai)…
+ Nghề mộc:
Nghề mộc dựng đình chùa, đền miếu, nổi tiếng có thôn Cúc Bồ (Hải Dương).
Nghề chạm trổ, khắc gỗ có rất nhiều nơi nổi tiếng: làng Đồng Giao xã Hương Điền
tỉnh Hải Dương, làng Chàng Thôn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây; làng Giáp thuộc Tứ
Xã, huyện Lâm Thao - Phú Thọ, La Xuyên huyện Yên Ninh tỉnh Nam Định; Phù Khê và
Kim Thiều tỉnh Bắc Ninh… Vùng Thuận Hoá (Huế) là kinh đô của cả nước, nơi tập trung
nhiều nghệ nhân nghề mộc và chạm trổ.
+ Nghề dệt, thêu ren truyền thống: Theo truyền thuyết thì công chúa Thiều Hoa, con
gái thứ sáu của vua Hùng Vương thứ nhất, chính là người tìm ra con tằm và phát minh ra
18
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
18


Địa lý và tài nguyên du lịch

nghề dệt lụa. Những địa danh gắn với truyền thuyết đó ở nước ta có rất nhiều như: Bưởi,

Nghi Tàm, Nghĩa Đô (Hà Nội), Trinh Tiết, Kiều Trúc, La Khê (Hà Tây).
+ Nghề đan lát mây tre: Phú Vinh, Ninh Sở (Hà Nội), Quảng Phong (Thanh Hóa)…
+ Chế biến món ăn: Cốm Làng Vòng (Hà Nội), bánh khô mè Cẩm Lệ (Đà Nẵng)…
+ Mỹ nghệ ngà sừng: Thụy Ứng, Vạn Hạnh.
+ Nghề sơn mài và khảm: Nghề sơn mài ở Việt Nam có từ đời Lê Hiến Tông, có ông
tiến sĩ Trần Lưu tên thật là Lương (1470) ở làng Bình Vọng, huyện Thường Tín tỉnh Hà
Tây, đỗ tiến sĩ năm 1502, là ông tổ của nghề sơn Việt Nam. Kế thừa và phát huy nghề
truyền thống đó, năm 1925 ở nước ta, trường CĐ Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập.
Những hoạ sĩ nổi tiếng về sơn mài là Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung,
Trần Văn Cẩn.
Nghề khảm thì theo truyền thuyết do ông Nguyễn Kim ở làng Thuận Nghĩa, Thanh
Hoá thành lập. Về sau ở làng Chuôn huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây.( thời Lê Hiển Tông
1740-1786). Sau đó ra Thăng Long, lập nên phố hàng Khay và lập đền thờ ông Kim.
Ngày nay, nổi tiếng nhất của Việt Nam là Hà Tây, Hà Nội và Nam Định.
 Các đối tượng du lịch khác gắn với văn hóa dân tộc:
- Là những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá phong tục tập quán, hoạt
động sản xuất với những sắc thái riêng của các dân tộc.
- Những tập tục riêng về cư trú, về tổ chức xã hội, về sinh hoạt, trang phục và ẩm
thực, về ca múa nhạc…
 Các đối tượng văn hoá thể thao và các hoạt động có tính sự kiện:
- Các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, các bảo tàng…
- Những hoạt động mang tính sự kiện như các giải trí thể thao lớn, các cuộc triển lãm
những thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim ảnh quốc, ca nhạc
quốc tế, dân tộc, ...
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch
1. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
1.1. Cơ sở hạ tầng: Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch.
- Giao thông vận tải: Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên một khoảng
cách nhất định. Nó phụ thuộc vào giao thông (mạng lưới đường sá: đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ, đường không,…) và phương tiện giao thông. Một đối tượng có thể có sức

hấp dẫn khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu nhân tố giao thông.
19
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
19


Địa lý và tài nguyên du lịch

Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành
hiện tượng phổ biến trong xã hội.
- Thông tin liên lạc: Đây cũng được coi là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng
của hoạt động du lịch. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch
trong nước và quốc tế; Là phương tiện vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và
kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng, các nước.
- Ngoài ra, hệ thống các công trình cấp điên, nước cũng góp phần không nhỏ cho
việc nghỉ ngơi giải trí của khách.
Như vậy, CSHT là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt
động du lịch.
1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: CSVCKTDL gồm:
- Các cơ sở lưu trú, ăn uống: (Motel, Hotel, camping, Bungalow, làng du lịch, biệt
thự, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà có phòng cho thuê; Nhà hang, night club, snack bar,…).
- Các cơ sở vui chơi giải trí: Các công viên giải trí, công viên chủ đề, các sân thể
thao, phòng thể thao, sân vận động, các thiết bị vui chơi giải trí.
- Các công trình phục vụ hoạt động trung tâm văn hoá: Bao gồm trung tâm văn
hoá, thông tin, phòng chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm,…
- Mạng lưới cửa hàng thương nghiệp: Đáp ứng nhu cầu về hàng hóa của KDL
thông qua các sản phẩm đặc trưng cho du lịch, các hang thực phẩm và hàng hoá khác.
- Cơ sở y tế: Nhằm mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung
tại các điểm du lịch. Cơ sở này bao gồm các trung tâm chữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh
nắng mặt trời, bùn, các món ăn kiêng,…), các phòng y tế với các trang thiết bị trong đó

(phòng tắm hơi, massage,…).
- Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác: Trạm xăng, thiết bị cấp cứu, xưởng sữa
chữa dụng cụ thể thao, giặt là, cắt tóc, bưu điện,…
2. Khách du lịch
- Trong các nhóm nhân tố phát triển du lịch, khách du lịch đóng vai trò rất quan
trọng và là đối tượng trung tâm của hoạt động du lịch. Du lịch không thể phát triển hoặc
tồn tại nếu không có khách du lịch.
- Ngày nay, cuộc sống càng phát triển con người càng có nhu cầu tìm hiểu, khám phá
về thế giới, về tự nhiên, về con người, về văn hoá, lịch sử,…, muốn được nếm trải tất cả
20
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
20


Địa lý và tài nguyên du lịch

sự độc đáo của những vùng đất nới lạ. Đây chính là lúc để du lịch có điều kiện để phát
triển.
3. Các nhân tố về kinh tế - xã hội, chính trị
- Sự phát triển của nền sản xuất có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu
du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Sự phát triển của nền sản xuất xã
hội đẻ ra nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, làm xuất hiện hoạt động du lịch, rồi đẩy nó với tốc độ
phát triển nhanh hơn.
- Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế, cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật là nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch.
Đó là tiền đề nâng cao thu nhập của người lao động, làm tăng thêm khả năng thực tế tham
gia hoạt động nghỉ ngơi du lịch, hoàn thiện cơ cấu hạ tầng và tạo cho du lịch có bước phát
triển mới vững chắc hơn.
- Ngoài ra, các nhân tố chính trị cũng là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng
thúc đẩy hoặc kìm hảm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ có thể

xuất hiện và phát triển trong điều kiện hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc.

Chương 3:
TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
I. Quan niệm và các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
1. Quan niệm:
Trong việc nghiên cứu du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề
được quan tâm hàng đầu, bởi vì không thể tổ chức và quản lý hiệu quả hoạt động này nếu
không xem xét khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó.
Tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các đối
tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài
nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch: Có ba hình thức chủ yếu:
- Hệ thống lãnh thổ du lịch
- Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch
- Vùng du lịch
Trong đó, vùng du lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng
21
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
21


Địa lý và tài nguyên du lịch

2.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch:
Được tạo thành bởi các phân hệ có quan hệ mật thiết với nhau, gồm:
- Phân hệ khách du lịch
- Phân hệ các tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên văn hoá lịch sử.
- Phân hệ các công trình kỹ thuật
- Phân hệ đội ngũ cán bộ công nhân viên

- Phân hệ điều khiển
Các phân hệ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.1.1. Phân hệ khách du lịch:
- Là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cầu đối với các thành phần khác của
hệ thống, bởi vì các thành phần này phụ thuộc vào đặc điểm (xã hội, nhân khẩu, dân
tộc…) của khách du lịch.
- Các đặc trưng của phân hệ khách là: cấu trúc và lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính
mùa và tính đa dạng của luống khách du lịch.
2.1.2. Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hoá:
Là điều kiện để thoã mãn nhu cầu nghỉ nghơi du lịch và là cơ sở lãnh thổ cho việc
hình thành hệ thống. Phân hệ này có sức chứa, có độ tin cậy, tính thích hợp, tính ổn định
và tính hấp dẫn. Nó được đặc trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian
khai thác.
2.1.3. Phân hệ công trình kỹ thuật:
Đảm bảo cho cuộc sống bình thường của khách du lịch, nhân viên phục vụ (ăn ở, đi
lại…) và những nhu cầu giải trí đặc biệt (chữa bệnh, tham quan,du lịch…). Toàn bộ công
trình kỹ thuật tạo nên cơ sở hạ tầng du lịch. Nết đặc trưng của phân hệ là sức chứa, tính đa
dạng, tính thích hợp, mức độ chuẩn bị khai thác…
2.1.4. Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ:
Hoàn thành chức năng dịch vụ cho khách hàng và đảm bảo cho các xí nghiệp hoạt
động bình thường. Số lượng, trình độ chuyên môn - nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân
viên và mức độ đảm bảo lực lượng lao động là những đặc trưng chủ yếu của phân hệ.
2.1.5. Bộ phận điều khiển: Có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống nói chung và từng
phân hệ nói riêng hoạt động tối ưu.
2.2. Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch:
22
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
22



Địa lý và tài nguyên du lịch

- Thực chất đây là sự kết hợp giữa các cơ sở du lịch với các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ
tầng được liên kết với nhau bằng các mối liên hệ kinh tế, sản xuất và cùng sử dụng chung
vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế của lãnh thổ.
- Có 3 giai đoạn hình thành thể tổng hợp lãnh thổ du lịch:
+ Giai đoạn 1: Là việc tập trung một cách đơn giản các cơ sở, xí nghiệp du lịch.
+ Giai đoạn 2: Phát triển các ngành chuyên môn hóa và tập trung các xí nghiệp du
lịch theo dấu hiệu ngành và lãnh thổ.
+ Giai đoạn 3: Hình thành cấu trúc lãnh thể của thể tổng hợp.
2.3. Vùng du lịch:
Vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội, một tập hợp các hệ thống lãnh thổ
du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng nhằm đảm
bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có chung chuyên môn hóa và
các điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển du lịch có hiệu quả.
Trên quan điểm hệ thống, có thể trình bày vùng du lịch như một tập hợp hệ thống
lãnh thổ được tạo nên bởi hai yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau: hệ thống lãnh thổ du
lịch và không gian kinh tế - xã hội xung quanh, nhằm đảm bảo cho cả hệ thống hoạt động
có hiệu quả. Giữa chúng có các mối liên hệ với nhau. Mối liên hệ giữa các yếu tố tạo
thành hệ thống lãnh thổ du lịch mang tính chất liên hệ công nghệ có tác dụng thực hiện
đầy đủ các khâu công nghệ của quá trình du lịch. Còn các mối liên hệ của hệ thống lãnh
thổ du lịch với các không gian kinh tế - xã hội xung quanh là các mối liên hệ kinh tế.
Như vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân tạo nên vùng du lịch, nhưng không
phải là toàn bộ lãnh thổ của vùng mà chỉ là nơi tập trung nguồn tài nguyên du lịch và các
công trình kỹ thuật. Vùng du lịch có không gian rộng lớn hơn, trong đó bao gồm cả các
khu vực sản xuất hàng hóa, vật liệu, năng lượng, có đội ngũ cán bộ, thông tin, kho tàng,
các công trình công cộng.
II. Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch
Có thể nói, việc phân vị trong phân vùng du lịch có vai trò hết sức quan trọng.
Đó là điều kiện khong thể thiếu trong phân vùng du lịch. Có nhiều hệ thống phân vị khác

nhau. Theo M. Buchvarov thì hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch ở gồm có 5 cấp:
1. Điểm du lịch
- Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch
có quy mô nhỏ.
23
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
23


Địa lý và tài nguyên du lịch

- Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó hay một loại công trình
riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ.
- Do đối tượng tham quan hạn chế nên tại các điểm du lịch, thời gian lưu lại của
khách ngắn, và giữa các điểm được nối với nhau bằng các tuyến du lịch.
2. Trung tâm du lịch
- Trung tâm du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác
loại.
- Nguồn TNDL tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ, có khả năng
lôi cuốn khách du lịch.
- Đây là nơi có CSHT và CSVCKT tương đối phong phú, đủ để đón và phục vụ
khách du lịch trong một thời gian dài.
- Có khả năng tạo vùng du lịch rất cao, là hạt nhân của vùng du lịch.
- Trung tâm du lịch là nơi có quy mô nhất định về mặt diện tích, bao gồm các điểm
du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh. Trung tâm du lịch có thể
có diện tích tương đương với diện tích của một tỉnh.
3. Tiểu vùng du lịch
- Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và trung tâm du lịch
(nếu có). Về quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của một vài tỉnh.
- Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng, đa dạng

về chủng loại.
- Ở nước ta có hai loại tiểu vùng du lịch là tiểu vùng du lịch đã hình thành và tiểu
vùng du lịch đang hình thành.
4. Á vùng du lịch
- Á vùng du lịch là một tập hợp các tiểu vùng du lịch, trung tâm du lịch (nếu có) và
các điểm du lịch thành một thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn. Vai trò của cơ sở
hạ tầng tăng lên, các thông số hoạt động và lãnh thổ du lịch lớn hơn.
- Trong Á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên, tính chuyên môn hoá cũng đã bắt
đầu được thể hiện.
5. Vùng du lịch
- Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là 1 kết hợp lãnh thổ các á
vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch. Vùng du lịch có những đặc trưng
riêng về số lượng và chất lượng.
24
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
24


Địa lý và tài nguyên du lịch

- Vùng du lịch có tính chuyên môn hoá rất cao, nó là cái đặc trưng riêng làm cho
vùng này khác với các vùng khác.
- Vùng du lịch có diện tích lớn, bao gồm nhiều tỉnh và nó bao gồm các vùng du lịch
đã hình thành và vùng du lịch đang hình thành
III. Hệ thống chỉ tiêu trong phân vùng du lịch
1. Cơ sở xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong phân vùng du lịch
- Vùng du lịch được tạo thành bởi nhiều yếu tố. Đó là các yếu tố tạo vùng. Hệ thống
chỉ tiêu phân vùng du lịch trước hết phải nhằm vào yếu tố tạo vùng. Các yếu tố tạo vùng
chủ yếu là nguồn tài nguyên (tự nhiên, văn hóa – lịch sử, kinh tế - xã hội), dòng khách du
lịch, CSHT và CSVCKT.

- Mỗi vùng du lịch phải có một cực đủ mạnh để thu hút các khu vực xung quanh vào
lãnh thổ của vùng. Trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu, cần phải lưu ý đúng mức tới
vấn đề này.
2. Hệ thống chỉ tiêu trong phân vùng du lịch
Xuất phát từ các điểm cơ bản trong việc phân vùng du lịch nói trên, ta có hệ thống
chỉ tiêu phân vùng du lịch với 3 loại chỉ tiêu chính.
2.1. Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ:
- DL là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. TNDL ảnh
hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lãnh thổ DL, đến việc hình thành chuyên môn hoá các
vùng DL và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Do vị trí đặc biệt quan trọng của nó,
TNDL được tách thành một phân hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ du lịch.
+ Về thực chất, TNDL là các ĐKTN, các đối tượng văn hoá – lịch sử đã được biến
đổi ở mức độ nhất định.
+ TNDL có tác động không nhỏ tới sự hình thành và phát triển cũng như cấu trúc
chuyên môn hoá của vùng.
+ Trên tác động tổng hợp của tài nguyên tự nhiên đã xuất hiện các kiểu tổ hợp du
lịch, như : tổ hợp du lịch ven biển, du lịch núi, du lịch đồng bằng – đồi. Còn với TNDL
nhân tạo thì lại thiên về tác dụng nhận thức hơn.
- Khi đề cập tới chỉ tiêu về tài nguyên, trước hết cần xem xét về mặt số lượng tài
nguyên vốn có. Tất nhiên, việc xác định số lượng tài nguyên du lịch chỉ có tính chất
tương đối.
25
Biên soạn: Nguyễn Hoài Nhân
25


×