Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU NQTW4 VÀ TẤM GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 37 trang )

Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất
trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.
Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân,
cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam.
(Bác Hồ một tình yêu bao la – Thuận Yến)
Tôi cũng như bao nhiêu người con của đất nước Việt Nam,
được sinh ra, lớn lên và được hưởng cuộc sống ấm no, hòa bình,
hạnh phúc, được học hành và thụ hưởng những giá trị văn hóa tốt
đẹp của dân tộc, điều không thể nào quên được lịch sử hào hùng
của dân tộc mình. Những sự hy sinh cao cả, thiên liên của biết bào
nhiêu thế hệ cha, anh bằng máu xương của mình. Họ đã khuất, đâu
đó vẫn còn những người
mẹ, người chị, người vợ,
người em nhớ về họ, còn
đâu đó những sự hy sinh
ấy chưa được ghi nhận
đầy đủ, sứng đán nhưng
hòa chung lại Đảng, Nhà
nước ta đã dành tất cả
những gì tốt đẹp nhất có
thể để khắc ghi công lao
to lớn ấy và để dân tộc ta
được hưởng hòa bình, ấm
no, hạnh phúc. Một phút
giây nào đó trong cuộc
sống hòa bình này có bao
giờ bạn ngồi nhớ lại mình
đã và đang sống trong
thời đại nào hay không?
Tôi, một người cộng sản,
một chiến sỹ Công an


nhân dân muốn nhắc nhở
quý vị rằng, chúng ta
đang sống trong thời đại
Hồ Chí Minh, mặc dù
Bác bên cây vú sữa của bà mẹ Cà Mau gửi tặng vào ngày mùng 2 Tết năm 1955 –
Người đã đi xa hơn 40
Nguồn:giaoduc.net.vn
năm, dù chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng khoa học – kỹ
thuật lần thứ 4 thì những tư tưởng của Bác vẫn là tấm gương soi
sáng cho mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta và cho toàn thể dân tộc.
Chúng ta chợt nhớ đến những lời cuối cùng trong di chúc của Bác:
“Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu,
xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,
và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
1


Về bản thân, trước nhất tôi là một đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam, được vinh dự là một người chiến sỹ Công an nhân dân với
nhiệm vụ là bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và bảo vệ tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm cho nhân dân, bảo vệ cuộc sống
bình yên, hạnh phúc cho nhân dân với phương châm “thức cho dân
ngũ, gác cho dân vui chơi, lấy niềm vui, hạnh phúc của nhân dân
làm lẽ sống của mình”. Về gia đình, bản thân là một người bố của 2
đứa con gái, tôi luôn ý thức xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc
để những đứa con của mình khi lớn lên là một công dân có ích cho
xã hội. Với nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước phân công bản thân
luôn ý thức về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, luôn
gắn bó với nhân dân và xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh. Với
tư cách của một người đảng viên, tôi luôn ý thức sâu sắc việc học

tập Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng như giữ vững
bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống nhất là thực hiện Nghị quyết số
04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng
cường
xây
dựng,
chỉnh
đốn
Đảng,
ngăn chặn, đẩy lùi sự
suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”,
“tự
chuyển
hóa”
trong nội bộ gắn với
thực hiện Chỉ thị số
05-CT/TW của Bộ
Chính trị về “đẩy
mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ
Chí Minh”. Trong các
chuyên đề được học
tập theo Bác tôi đều
tâm đắc và nhận
thấy từng chuyên đề
2


2


tư tưởng của Bác cần được học tập, phát huy, tuy nhiên theo quan
điểm của bản thân, cái cốt lỗi trong học tập tư tưởng của Bác vẫn là
học làm người và phải học cả đời, khi có người công dân tốt, người
cán bộ tốt, người đảng viên tốt thì việc học tập, vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh mới mang lại hiệu quả thiết thực và công tác xây dựng,
chỉnh đốn đảng nhất định thành công. Trong phạm vi một bài viết,
tôi xin được phân tích, đi sâu hơn nữa chủ đề “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó
với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh’’,
trong đó tôi đề cao nhất là nhân dân, vì cán bộ, đảng viên làm việc
gì mà không vì nước, vì dân thì cũng bằng vô nghĩa và để phục vụ
cho đất nước, nhân dân thì một lần nữa tôi vẫn muốn nhắc đến việc
học Bác trước tiên là phải học làm người.

3

3


Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trên trang bìa tạp chí LIFE năm 1966
Nguồn: baodatviet.vn

Bác Hồ với các Anh hùng, chiến sĩ thi đua miền Nam 1965 - Ảnh Vũ Đình Hồng

Tôi mở đầu bài viết bằng một khúc ca về Bác để thấy trọn một
kiếp người của Bác, “Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân

dân, cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam”, với 79 mùa
xuân trôi qua từng hành động, việc làm của Người điều hướng đến
một mục đích là lo cho dân tộc, cho nhân dân, vậy có khi nào
chúng ta ngồi suy ngẫm Bác đã dành riêng cho bản thân mình
những gì, đó phải chăng là trong mỗi bữa ăn của Bác chỉ có một
niêu cơm nhỏ, một đĩa tai hoặc mũi lợn luộc, một chút mắm chua.
Khi ăn, bao giờ Bác cũng gắp tai - mũi lợn ra một chiếc đĩa nhỏ rồi
lấy chén đậy lại. Sau đó, Bác lấy dao khoanh tròn niêu cơn, lấy
cháy ra ăn trước. Ăn xong, Bác tự bưng xuống bếp đưa cho anh em
cán bộ phục vụ đĩa thịt tai lợn rồi nhẹ nhàng bảo “chỗ này Bác chưa
gắp đến, các chú ăn đi”, hay những dịp đi nước ngoài của một vị
lãnh tụ, va li quần áo của Bác chỉ có hai chiếc quần đùi, hai chiếc
áo may ô và một bộ trang phục để tiếp khách thế nhưng Bác luôn
4

4


dặn phải hết sức cẩn thận cất giữ chiếc va li như báu vật, nếu đi
đâu ra khỏi phòng phải cho vào tủ khoá lại. Bác còn bảo "Đây là bí
mật quốc gia, đừng tiết lộ ra ngoài", Bác không muốn người nước
ngoài nhìn thấy sự quá giản dị của một vị lãnh tụ. Khi về nước, Bác
được tặng một chiếc quạt điện, Bác không dùng mà bảo phụ tá
rằng: "Chú may cho cái quạt này một chiếc áo rồi cất đi, bao giờ
dân có Bác mới dùng".

Trở lại với chủ đề về học tập là làm theo Bác gắn với việc thực
hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng và chỉnh đốn
Đảng, việc đầu tiên là về sự trung thực. Theo Từ điển Tiếng Việt:
“Trung thực” là ngay thẳng, thật thà; là đúng như vốn có, đúng như

sự thật. “Trung thực” là một đặc trưng của nhân cách, là một phẩm
chất đạo đức của một con người. “Trung thực” là phẩm chất đạo
đức, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động của con
5

5


người. Như vậy học “Trung thực” cũng là học làm người, trung thực
cũng là cái cốt lõi của đạo đức.

6

6


Vậy, một người đảng viên trung thực thì không chỉ làm những
điều tốt đẹp cho bản thân mà đang góp phần vào công cuộc xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, chống lại sự suy thoái về tư tưởng, chính trị,
đạo đức, lối sống. Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi
người, với công việc; luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật
trong từng lời nói và hành động. Đây là một trong những phẩm chất
quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân chính.
Tính trung thực giúp con người được tin cậy. Người trung thực
không chấp nhận gian dối trong bất kỳ việc gì. Trung thực làm nên
tính cách tự trọng, thẳng thắng của cá nhân; tạo nên uy tín, sức
mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và
nghiêm khắc với chính bản thân. Do đó, trung thực luôn luôn gắn
liền với trách nhiệm. Trung thực phải được đặt lên hàng đầu để
chống lại sự giả dối. Trong chính trị, trung thực còn là chống lại cả

chủ nghĩa cơ hội. Người có đạo đức phải là người trung thực. Sâu xa
và quan trọng nhất là trung thực với chính nhân dân của mình.
Nhân dân là người chủ, cán bộ đảng viên là đầy tớ, công bộc của
người dân. Người trung thực là người biết nhận lỗi, dũng cảm nhận
lỗi và có quyết tâm sửa lỗi. Người trung thực thì sẽ có lòng tự trọng,
biết trọng danh dự, trọng liêm sỷ, trọng khí tiết. Như thế mới chống

7

Bác Hồ với học sinh trường trung học Trưng Vương (Hà Nội) 19-5-1956.- Nguồn: giaoduc.net.vn

7


được tham nhũng, mà tham nhũng này không phải xảy ra trong
dân, mà xảy ra ở những người có chức, có quyền từ nhỏ đến lớn.
Người trung thực là người biết trọng chân lý và trọng đạo lý, nhất là
những người có học, biết nhận ra lẽ phải và sai trái, biết phê phán
cái sai, khẳng định cái đúng. Hiệu quả sâu sa là bảo vệ lợi ích và
quyền lợi của người dân, chống lại tất cả những gì vi phạm quyền
làm chủ của dân, luôn lấy dân làm chủ. Đó cũng là tính trách
nhiệm.

8

8


Trung thực cũng là yêu cầu hàng đầu của cán bộ, đảng viên
làm công tác lãnh đạo, quản lý. Những người thiếu trung thực, sớm

muộn cũng bị phát hiện, làm mất lòng tin người khác thì không
sứng đán làm người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Người thiếu trung
thực thì không thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với những
người xung quanh.
“Một sự bất tín, vạn
sự bất tin”. Để cũng
cố, tăng cường lòng
tin của nhân dân
đối với cán bộ,
đảng viên; của cán
bộ, đảng viên, nhân
dân với sự lãnh đạo
của
Đảng,
Nhà
nước, cần phải đề
cao tính trung thực,
đi đôi với trách
nhiệm của từng cấp
ủy, tổ chức đảng,
cơ quan, đơn vị và
mỗi đảng viên, nhất
là cán bộ, đảng viên giử cương vị lãnh đạo, quản lý.
Trong Tư tưởng Bác Hồ, trung thực phải từ trong suy nghĩ, rồi
từ suy nghĩ dẫn tới việc làm, người luôn nhắc “nói phải đi đôi với
làm”, đã nói thì phải làm. Trung thực còn là nghiêm túc với chính
mình, giữ đúng và làm đúng với người khác, không được hứa mà
không làm. Đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cần trung
thực trong tự phê bình và phê bình; trung thực trong việc chấp
Bác Hồ với thiếu nhi và bạn bè quốc tế - Nguồn: mmhomepage.com

hành nguyên tắc Đảng, kỷ luật Đảng. Bác dạy: tự phê bình và phê
bình là phải thành khẩn, thành tâm, không được “giấu bệnh, sở
thuốc”. Bác thường xuyên nhấn mạnh tới việc yêu cầu cán bộ, đảng
viên không “đặt điều”, “không thêm bớt”. Trung thực theo tư tưởng
Hồ Chí Minh còn có nghĩa là “trung với Đảng”, “trung với nước”,
“hiếu với dân”.
9

9


Xin kể lại một mẫu chuyện nhỏ, vào cuối năm 1952, đoàn cán
bộ, chiến sĩ Miền nam ra căn cứ Việt Bắc được gặp Bác Hồ. Bác ân
cần hỏi thăm sức khỏe từng đồng chí đi đường có ai ốm đau gì
không, có đủ áo ấm chưa, đã được cấp phát những gì. Thay mặt
cho hơn 50 anh em, một đồng chí báo cáo: “Thưa Bác, từ khi đến
đất Khu Bốn rồi lên Việt Bắc đến nay chưa được cấp phát gì cả ạ”.
Bác quay sang đồng chí Võ Nguyên Giáp nói: “Chú Văn phải lo việc
này cho các chú ấy, Chú Văn phải chiêu đãi các chú ấy nhân dịp ta
vừa chiến thắng Nghĩa Lộ”. Sau đó Bác mời cả đoàn đi ăn cơm, Bác
nhìn hết đồng chí này đến đồng chí kia, gắp thức ăn cho từng người
đến quên cả ăn. Tan tiệc, Bác tặng cho mỗi người mỗi cái kẹo, một
điếu thuốc lá “Đại Tiền Môn” của Trung Quốc – quà của cố vấn nước
bạn tặng Bác, Bác nói: “Kẹo và thuốc lá của các cố vấn Trung Quốc
biếu Bác, Bác biếu lại cho các chú”. Khi biết thiếu một đồng chí,
Bác hỏi ai không có mặt, anh em thưa, có đồng chí Hoàng mệt
không đến được, Bác bèn chia phần kẹo, thuốc lá cho đồng chí
Hoàng. Bác còn dặn thêm phải giữ ấm ngực, siêng năng tập thể
dục, ngủ trưa. Mỗi buổi sáng như thường lệ, Bác vẫn dậy sớm tập
thể dục. Bác đến từng lán của các đại biểu chính trị quân sự miền

Trung, miền Nam, giục xuống sân tập thể dục. đến một lán khuất,
Bác nghe “một hai, một hai..” nhưng không nghe tiếng chân giậm.
Đến nơi, Bác chẳng thấy một ai cả, Bác trèo lên sàn, lật chăn, kéo
chăn “chư vị đại biểu” trách nhẹ: “Này, Các chú nằm trên giường
tập thể dục bằng mồm à”, các đồng chí cùng nhau xin lỗi Bác mong
bác bỏ qua, Bác chỉ nói một câu “thôi các đồng chí cùng Bác xuống
sân tập thể dục để sau này có sức đi cứu nước”, qua câu chuyện
này thiết nghĩ hai chữ trung thực sẽ được các chú nhắc mãi và cũng
không ai quên được sự nhẹ nhàn, vị tha trong cách cư xử của một vị
lãnh tụ.
Lời nói, lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể.
“Làm” ở đây là hành động từ việc nhỏ đến việc lớn, là hoạt động
thực tiễn, tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Bác yêu cầu
cán bộ, đảng viên “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “Tốt nhất là
miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Cán bộ,
10

10


đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng
nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh
(…), phải thật thà nhúng tay vào việc”. Đối với Đảng, Người yêu
cầu: “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị
của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết
và chỉ thị đó hóa ra như lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy
của nhân dân đối với Đảng”. Đảng phải luôn luôn tự đổi mới, tự
chỉnh đốn để hoàn thành trách nhiệm trước nhân dân. Khi mắc sai
lầm, khuyết điểm thì dũng cảm nhận lổi trước dân và kiên quyết

dựa vào dân để sửa chữa khuyết điểm.
Một mẫu chuyện khác của các chú cảnh vệ xin được kể lại để
cùng nghe và học tập: Hòa bình lập lại, mặc dù rất bận, Bác vẫn

Tranh Bác Hồ cùng đại tướng Võ Nguyễn Giáp thăm bộ đội diễn tập 1957 – Nguồn: trieuart.com

dành thời gian đi thăm bà con nông dân. Lần ấy, vào vụ thu hoạch
mùa. Anh em cảnh vệ chúng tôi được lệnh đến trước và bố trí một
11

11


số chiến sĩ cùng gặt với bà con để tiện cho việc bảo vệ Bác. Trên
cánh đồng lúa vàng trải rộng, có khoảng năm sáu tổ đang khẩn
trương gặt hái, mấy tổ gặt ở kề ngay đường còn một nhóm gặt mãi
xa trong cánh đồng lầy lội. Chúng tôi nghĩ, chắc là Bác sẽ đến thăm
mấy tổ gần đường, vì vậy một số anh em bảo vệ trà trộn cùng dân
gặt trong những
nhóm đó. Chuẩn bị
xong, chúng tôi yên
chí chờ đợi... Một
lúc sau xe Bác đến
và dừng lại gần chỗ
chúng tôi bố trí.
Bác
xuống
xe
nhưng không lại
chỗ bà con đang

gặt gần đường,
Người xắn quần,
tháo dép đi thẳng
ra nhóm đang gặt ở
đằng xa. Thấy vậy
một đồng chí trong
chúng tôi lúng túng
gợi ý: “Thưa Bác,
chỗ đằng kia nông
dân gặt đông quá
ạ!” Bác quay lại nói
ngay: “Đông gì?
Ảnh Bác Hồ của liệt sĩ Nguyễn Như Lâm được tặng thưởng, mẹ ông là bà Đặng Thị Ngận (Kiểm) ở
Các chú bố trí
Núi Thành, Quảng Nam đã cất giữ trong ống tre từ 1965 đến ngày giải phóng 1975, sau này bà
trao lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Quân khu 5 – Nguồn: bqllang.gov.vn
đấy!” rồi Bác tiếp
tục đi. Chúng tôi
anh nọ nhìn anh kia ngượng quá. Đến chỗ bà con nông dân đang
gặt ở giữa cánh đồng, Bác ân cần hỏi han từ chuyện trong nhà đến
việc ngoài đồng... Do hóa trang rất khéo, vả lại buổi đi thực tế của
Bác rất bất ngờ, nên bà con nông dân cứ ngỡ là một cán bộ già đi
qua đường xuống thăm nên nói chuyện với Bác rất tự nhiên, vui vẻ.
Lúc về nhà, Bác bảo chúng tôi: "Các chú nên rút kinh nghiệm, nếu
12

12


làm việc gì cần phải bí mật, thì phải làm sao để không ai phát hiện

được (hóa ra Bác đã đón thấy trong đám gặt gần đường có cả
những anh "nông dân" mặc quần kaki đi gặt). Bác nói tiếp: “Lần
này đi thăm bà con nông dân. Bác muốn nói chuyện thật tự nhiên
để biết tình hình thực tế. Bác thì Bác muốn biết sự thật kia! Đối với
nông dân, điều đầu tiên là phải chân thực”.
Trung thực trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mang nội dung
đạo đức cao quý của người cộng sản, những người công khai nói về
sự tự nguyện hy sinh, cống hiến cả cuộc sống của mình cho mục
tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Trong công việc, trung thực phải luôn luôn gắn bó với trách nhiệm.
Trách nhiệm thì bao gồm ý thức trách nhiệm và tinh thần trách
nhiệm. Ý thức trách nhiệm là nhận thức về trách nhiệm còn tinh
thần trách nhiệm là thực hiện trách nhiệm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là bổn phận mỗi người
phải làm: Trách nhiệm đầu tiên là trách nhiệm với Tổ quốc. Mỗi một
người đều phải có trách nhiệm với Tổ quốc. Trong Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến, Bác viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người
già người trẻ, không phân biệt tôn giảo, đảng phái, dân tộc, hễ là
người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân Pháp”; Mỗi một
người đều có trách nhiệm đối với gia đình, quê hương; Mỗi người
đều có trách nhiệm đối với nhân dân, cộng đồng dân tộc; Đối với
cán bộ, đảng viên, công chức phải có trách nhiệm đối với công việc,
đối với Đảng, đối với Chính phủ.
Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận
lấy về mình. Bác coi trách nhiệm là việc phải làm, không thể thoái
thác. Trách nhiệm là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào. Ý
thức trách nhiệm của mỗi cá nhân là sự tự ý thức về các công việc
phải làm, “nhận rỏ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần
làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách
nhiệm của mình. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, biểu hiện cụ thể của

13

13


trung thực và trách
nhiệm là nói đi đôi với
làm. Đó là nguyên tắc
thực hành đạo đức, là

Bác Hồ gắn huy hiệu cho các chiến sĩ Điện Biên Phủ 1954 – Nguồn: bqllang.gov.vn

Bác Hồ với thiếu nhi Tây Bắc. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, lớp 4c – Trường TH Cương Sơn, Lục Nam, Bắc Giang

phương châm hoạt động, là biểu hiện sinh động, cụ thể của việc
quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiển,
giữa suy nghĩ và hành động trong một con người. Trung thực, trách
nhiệm là phải nói và làm đúng chủ trương, đường lối của đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân,
không được vì lợi ích cá nhân mà nói sai, làm sai. Nắm vững mục
tiêu lý tưởng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được
cụ thể hóa thành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước trong từng giai đoạn để thực hiện cho đúng; để
14

14


tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng.
Trung thực, trách nhiệm cũng có nghĩa là kiên quyết bảo vệ chân lý,

bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với cái sai, khuyết
điểm, cái tiêu cực, nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắng
nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân và tổ chức mình, cầu thị, tích
cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm.
Cụ thể, với cán bộ, đảng viên, trung thực, trách nhiệm, trước
hết là trách nhiệm với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, sau đó là
trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương. Xây dựng, rèn luyện
bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng
của Đảng, phấn đấu vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân
dân, không được quan liêu. Năm 1952, trong một lần đến thăm lớp
“chỉnh huấn” chính trị trung cao cấp, anh em quây quần xung quanh
Bác, nghe Bác kể chuyện, dặn dò. Cuối buổi, Bác cầm một cái que
nói: “Các chú học đã giỏi, bây giờ Bác đố chữ này xem các chú có
biết không nhé!”. Anh em hưởng ứng “vâng ạ!”, “vâng ạ!”. Người
nào biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc thì “nhẩm” lại kiến
thức của mình, người không biết tiếng nước ngoài thì băn khoăn có
chữ gì khó mà lại không đọc được nhỉ? Bác vẽ một gạch ngang trên
mặt đất rồi hỏi: “Chữ gì nào?”. Tưởng chữ “phạn”…chữ “cổ đại” nào
chứ chữ này ai mà không biết. Cả lớp hò lên: “Thưa Bác, chữ “nhất”
ạ”. Bác khen: “Giỏi đấy.”. Rồi Bác lại gạch một gạch nữa dưới chữ
nhất. Chưa kịp hỏi, anh em đã ồn lên: “Chữ “nhị” ạ”. Bác động viên:
“Giỏi lắm…”. Người lại gạch thêm một gạch nữa dưới hai gạch cũ.
“Chữ “tam”ạ…”. Bác cười: “Khá lắm”. Rồi Người vạch thêm một vạch
nữa dưới chữ “tam”. “Chữ gì nào?”, “Các vị” đớ người ra, nhìn vào
vạch đầu tiên thì vừa phải, vạch thứ hai dài hơn đã có hơi lệch một
chút, vạch thứ ba dài hơn tí nữa cũng không được “song song” cho
lắm, vạch thứ tư dài nhất, có vẻ đã “cong” lắm rồi…Tiếng Pháp thì
không phải. Tiếng Hán chữ “tứ” viết khác cơ! Bác giục: “Thế nào?
Các nhà “mác - xít”?”. Bác lại cầm que vạch một vạch, rồi hai vạch
15


15


dọc từ trên xuống dưới, ban đầu thì thẳng đứng, xuống đến vạch
ngang thứ hai đã “queo”, vạch thứ ba thì “quẹo”, vạch bốn như một
con giun, loằng ngoằng như cái đuôi chuột nhắt…Bác đứng dậy:
“Chịu hết à? Có thế mà không đoán ra…Các chú biết cả đấy…”. Để
que xuống đất, Bác nói: “Chủ trương, chính sách, đường lối của
Đảng đúng đắn…Đến tỉnh đã hơi cong, đến huyện đã tả hữu, đến xã
đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ không làm đúng, không nắm chắc chủ
trương, đường lối, không gần gũi dân, không chịu làm “đầy tớ nhân
dân” mà chỉ muốn làm “quan cách mạng”. Cho nên chữ ấy là chữ
“quan liêu”. Các chú không học nhưng biết và vẫn làm. Còn cái các
chú học, thì các chú lại ít làm…”. Học viên cả lớp đứng im, không
dám nhìn vào Bác.
Bác Hồ là một tấm gương sáng về trung thực, trách nhiệm
với mình, với người, với việc, thể hiện trong tư tưởng và lẽ sống của
Người. Từ lòng yêu nước, Người xác định trách nhiệm của mình là
phải cứu nước và suốt đời phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng đó. Ra đi
tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo hoài bão, khát vọng
giành lại nền độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Người
đã xác định trách nhiệm của người công dân đối với Tổ quốc, nhất
là khi Tổ quốc lâm nguy, hoặc trong những giai đoạn khó khăn, gian
khổ. Những hoạt động của Người trong thời gian tìm đường cứu
nước (1911-1920) là công việc tự giác, là trách nhiệm của một
người dân đối với Tổ quốc, đối với dân tộc, nhân dân mình. Sau khi
tìm được con đường cứu nước, Hồ Chí Minh xác định trách nhiệm
thức tỉnh dân tộc Việt Nam, trước hết là lớp thanh niên, trí thức yêu
nước, về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đầu năm 1930,

Người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam và lãnh đạo toàn Đảng,
toàn dân đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc
cho nhân dân. Trong 15 năm, từ năm 1930 đến năm 1945, Hồ Chí
Minh hai lần bị thực dân, đế quốc bắt, bị giam cầm trong lao tù.
Trong hoàn cảnh hết sức gian khổ, khó khăn đó, Người xác định:
“Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”, “Tai ương rèn
16

16


luyện tinh thần thêm hăng”. Trong những năm hoạt động bí mật
trên chiến khu, Người đã cùng đồng chí, đồng bào sống cuộc sống
gian khổ nhưng đầy lạc quan cách mạng, chuẩn bị tinh thần và lực
lượng đấu tranh giành chính quyền. Trong lời kêu gọi nhân dân
tham gia Mặt trận Việt Minh, Người xác định trách nhiệm của mình:
“ Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào

mưu giành tự do độc lập, dầu phải hy sinh tính mệnh cũng không
nề”. Từ sau năm 1945, với cương vị là người đứng đầu Đảng, Nhà
nước, Hồ Chí Minh luôn gương mẫu thể hiện trách nhiệm người
công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trách nhiệm
nặng nề của người lãnh đạo cao nhất. Trong bài Nói chuyện cùng
đồng bào trước khi sang Pháp, Người tâm sự: “ Cả đời tôi chỉ có một
mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của
quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn
tù tội, xông pha sự hiểm nghèo-là vì mục đích đó (…). Bất kỳ bao
17

17



giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ít
quốc lợi dân”. Trong hoàn cảnh cách mạng “ngàn cân treo sợi tóc”
những năm 1945-1946, Người xác định trọng trách cùng với đảng,
với dân bảo vệ nền độc lập dân tộc mới giành được, xây dựng đất
nước, mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Toàn bộ
cuộc đời Hồ Chí Minh, không có gì khác, là sự thống nhất giữa mục
tiêu, lý tưởng và hành động; giữa tư tưởng đạo đức và thực hành
đạo đức cách mạng, đạo đức làm người. Tấm gương trung thực,
trách nhiệm của Hồ Chí Minh thể hiện rỏ ràng, xuyên suốt trong lẽ
sống và lối sống của Người; phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Người phê phán: “Có những người miệng thì nói: Phụng sự Tổ quốc,
phụng sự nhân dân, nhưng bị vật chất dỗ dành mà phạm vào tham

Tranh: Bác đang cùng chúng cháu hành quân – Nguồn: trieuart.com

Bác Hồ những ngày ở chiến khu Việt Bắc – Nguồn: bqllang.gov.vn

ô, lãng phí, hại đến Tổ quốc, nhân dân”.
Tấm gương trung thực, trách nhiệm của Hồ Chí Minh còn thể
hiện trong lối sống trọng danh dự, trung thực, giữ chử tín, nói đi đôi
với làm, nêu gương, làm gương trước. Người khẳng định: “Tự mình
phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình
18
Tranh: Bác Hồ với nông dân – Nguồn: trieuart.com

18



không chính, mà muốn người khác chính là vô lý”. “Nếu chính mình
tham ô bảo người khác liêm khiết có được không? Không được.
Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta
trong sạch, siêng năng được”. Lối sống, phong cách của Hồ Chí
Minh thể hiện rỏ phương pháp: muốn người khác nghe theo thì phải
là con người có
tấm lòng trong
sáng,
phải
chính tâm, phải
thật sự là tấm
gương.
Trung
thực,
trách
nhiệm, theo Hồ
Chí
Minh

sống giản dị,
thanh
bạch,
khiêm
tốn:
Người ở trong
ngôi nhà của
người
công
nhân từng phục
vụ Toàn quyền

Pháp thời trước
đó; đi dép cao
su, mặc áo vá
vai, dùng loại ô

đơn
giản
nhất,
dùng
chiếc quạt bằng
lá cọ dân dã,
bữa ăn đạm
bạc với tương
cà quê hương…
Trong quan hệ
Nhà nước và
nhân dân, Hồ
19

19


Chí Minh nhận thức rất rõ trách nhiệm của mình, đó là nhận sự ủy
thác của quốc dân, đồng bào, hoàn thành trách nhiệm được Tổ
quốc, nhân dân giao phó “cũng như một người lính vâng mệnh lệnh
của quốc dân ra trước mặt trận”; cả cuộc đời chỉ có một ham muốn
tột bật là: “Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn
tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành”; xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách

mạng thế giới.
Trong quá trình cách mạng, có lúc Đảng, Nhà nước phạm phải
sai lầm, khuyết điểm. Khi đó, với tinh thần trung thực, dám chịu
trách nhiệm Người đứng lên, thay mặt Đảng, Chính phủ xin lổi nhân
dân. Trong Thư gửi đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải cách
ruộng đất ở miền Bắc căn bản hoàn thành, sau khi nêu những
khuyết điểm, sai lầm của Đảng trong việc đoàn kết nông thôn, việc
chấn chỉnh tổ chức, trong chính sách thuế nông nghiệp, Người viết:
“Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những
sai lầm, khuyết điểm ấy, và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa,
nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân nhân, ổn định nông thôn,
đẩy mạnh sản xuất”. Người đã khóc trước Đảng và nhân dân đồng
thời thẳng thắn nhận khuyết điểm trước Quốc hội về những sai lầm
trong cải cách ruộng đất, một lần nữa tinh thần trách nhiệm của
một lãnh tụ lại được thể hiện.
Người cán bộ tốt, trung thực, trách nhiệm thôi chưa đủ, muốn
mang lại hiệu quả trong công tác cách mạng thì còn phải gắn bó
với nhân dân, Tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với nhân dân bắt
nguồn từ quan niệm của Người về nhân dân: Gắn bó với nhân dân
là phải biết phát huy truyền thống trên dưới đồng lòng, toàn dân
tộc chung sức để tạo ra sức manh xây dựng và gìn giữ non sông, là
đem sức ta giải phóng cho ta. Quá trình đi tìm đường cứu nước,
Người nhận ra rằng, cách mạng muốn thành công thì cuộc cách
mạng đó phải gắn bó mật thiết với lợi ích của nhân dân, phát huy
được cao nhất sức mạnh của nhân dân. Một câu chuyện của một
cán bộ Miền Nam kể lại những ngày lưu lại chiến khu Việt Bắc
Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng cựu Tôn Đức Thắng được bầu làm Phó Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ
nhất Quốc hội khóa II (tháng 7/1960) – Nguồn: bqllang.gov.vn

20


20


những năm 1950, khi được vào gặp Bác cùng đồng chí Phạm Hùng
và Võ Nguyên Giáp ở an toàn khu Sơn Dương. Khi nói chuyện Bác

Ngôi nhà quê nội – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống cùng gia đình (làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) thời thơ ấu - Ngồn:
dulichdaibang.com

rất quan tâm
đến tình hình
Miền Nam vì
vậy đồng chí
có ý định xin
Trung ương hỗ
trợ tiền thì Bác
cười và bảo:
“Trung
ương
không có tiền,
mà chỉ cấp
tiền cho các
chú đi và về
thôi. Các chú
21

21



phải dựa vào dân. Nếu chú có một que diêm, nhưng biết cách thì
cũng có thể đốt được cả cánh đồng. Còn nếu có cả mồi lửa to,
nhưng không biết cách thì cũng không châm lên được”, qua đó Bác
muốn nhắc nhở phải tuyệt đối tin ở dân, dựa vào dân để kháng
chiến.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời gắn bó với nhân
dân thể hiện cả sự nghiệp cách mạng của Người, luôn gắn bó với
nhân dân, gần gũi với nhân dân, thậm chí là tham gia vào những tổ
chức, quan tâm đến người nghèo. Trong khoảng thời gian dài bôn
ba tìm đường cứu nước, Người cũng luôn gần gũi với giới cần lao.
Khi là người lãnh đạo cao nhất của đất nước, Người thường xuyên
dành thời gian đến với nhân dân. Từ năm 1959 đến 1969, Người có
đến 700 lần đi thăm cơ sở. Trong Di chúc, những lời dặn dò của Bác
là những lời dặn dò cho tất cả mọi người trong xã hội, kể cả những
người Bác nói là nạn nhân do chế độ cũ để lại, phải quan tâm đến
họ như thế nào. Theo lời kể, trong buổi Bác duyệt quy hoạch thành
phố Hà Nội. Lúc này một đồng chí trong Trung ương đề nghị Bác
nên xây dựng Văn phòng Trung ương Đảng ở nơi khác, đẹp hơn chỗ
hiện nay, là trường học của Anbexarô. Nghe thấy thế, Bác trả lời:
“Văn phòng Trung ương như thế là được rồi”. Sau khi im lặng một
lúc, Bác hỏi: “Thế các chú có biết Văn phòng Trung ương xây dựng
ở chỗ nào thì tốt không?”. Mọi người nhìn nhau, Bác chỉ tay vào
ngực và nói tiếp: “Xây ở trong này, trong lòng nhân dân là tốt
nhất”. Bác muốn dạy cho chúng ta hiểu rằng Đảng và nhân dân là
một, Đảng phải luôn được nhân dân quý trọng, yêu mến và bảo vệ.
Gắn bó với nhân dân còn có nghĩa là gần dân. Một trong
những nguy cơ của Đảng cầm quyền là dễ xa dân, không thấu hiểu
cuộc sống của người dân, đưa ra những chính sách, quyết sách xa
thực tiễn, không hợp với lòng dân. Chỉ có gần dân, từ đó mới hiểu
dân và tin vào sức mạnh sáng tạo của dân, thì mới có thể có hành

động thiết thực đem lại ích lợi cho dân. Muốn gắn bó với dân, lại
phải thường xuyên đề cao trách nhiệm. Phải tự chịu trách nhiệm với
công việc, với tổ chức, với con người, với chính bản thân mình. Yếu
tố trách nhiệm này cũng là một trong những biểu hiện của đạo đức
cách mạng.
22

22


Khi rèn luyện hoàn chỉnh một con người, một cán bộ, một
đảng viên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh và những chuẩn mực theo
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) thôi thì vẫn chưa đủ, bởi một
tập thể lãnh đạo yếu, mất đoàn kết, vi phạm vào những biểu hiện
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển

Nhà sàn của Bác trong Phủ Chủ tịch – Nguồn: diachiso.vn

hóa” trong nội bộ thì cách mạng không thể đi đến thắng lợi, vì vậy
Bác luôn nhắc nhở phải đoàn kết tro ng Đảng và xây dựng Đảng ta
trong sạch, vững mạnh.
Đoàn kết trong Tư tưởng Hồ Chí Minh là một quan niệm rất
rộng: trước nhất đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết làm nên sức mạnh,
đoàn kết là thành công, Người nói “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết, thành công, thành công, đại thành công”. Bác luôn nhấn mạnh
và coi đoàn kết là cuội nguồn của thành công. Đoàn kết còn là mục
tiêu để phấn đấu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Đoàn kết
23

23



là phải đoàn kết được tất cả các tầng lóp nhân dân. Đoàn kết còn
phải kết hợp với truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, thật thà, giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, “đoàn kết” phải
dựa trên liên minh công - nông. Khi nói về vai trò của Đảng trong
xây dựng khối “đoàn kết”, Người chỉ rõ: Đảng phải là thành viên
của Mặt trận thống nhất và trách nhiệm của Đảng là phải xây dựng
khối đoàn kết cho Mặt trận đó. Đoàn kết còn là chống tư tưởng hẹp
hòi, chống đoàn kết một chiều, chống tư tưởng không có đấu tranh,
không có giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ và cũng không nên lấy quan
điểm giai cấp để chỉ “xét nét”. Xin kể ra một câu chuyện của Bác để
hiểu hơn về Tư tưởng của người: Năm 1954, các cán bộ tham gia
cải cách ruộng đất đang dự hội nghị tổng kết ở Hiệp Hòa (Hà Bắc)
để rút kinh nghiệm làm tốt đợt mới ở vùng giải phóng, thì có lệnh
Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy
đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa
nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp về công tác, anh em bàn tán rất sôi
nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho
được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán…
Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Giữa lúc đó thì Bác Hồ đến thăm
hội nghị. Hôm đó giữa mùa thu, nhưng trời vẫn còn nóng. Bác bước
lên diễn đàn, mồ hôi ướt đầm hai bên vai áo nâu của Bác…Khi tiếng
vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về
tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này,
Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:
“Các chú có trông thấy cái gì đây không?”. Mọi người đồng thanh:
“Cái đồng hồ ạ”; “Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?”; “Có
những chữ số ạ”; “Những cái kim ngắn, kim dài để làm gì?”; “Để chỉ
giờ, chỉ phút ạ”; “Cái máy bên trong dùng để làm gì?”; “Để điều

khiển cái kim chạy ạ”. Bác mỉm cười, hỏi tiếp: “Thế trong cái đồng
hồ, bộ phận nào là quan trọng?”. Mọi người còn đang suy nghĩ thì
Bác lại hỏi: “Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?”;
“Thưa không được ạ”. Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc
đồng hồ lên và kết luận: “Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc
đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm
vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan
trọng, điều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc
24

24


đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài
làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là
cái đồng hồ được không?” Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện
chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh
tan được những suy nghĩ riêng tư vô lý.
Về công tác xây dựng Đảng, khi nói về vai trò của đoàn kết,
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, thì Người xác định trước
hết, phải nói đến vai trò của Đảng chính trị trong đấu tranh giải
phóng dân tộc. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng phải thực hiện
thật tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Chỉ khi những
nguyên tắc cơ bản nhất được thực hiện một cách nghiêm túc, thì
vai trò của Đảng chính trị mới phát huy được. Đảng chính trị muốn
mạnh thì phải quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng
viên có đức, có
tài. Đảng phải
có mối quan
hệ mật thiết

với nhân dân.
Đảng
phải
thường xuyên
tự đổi mới, tự
chỉnh đốn.

Bác Hồ dự và chỉ đạo chiến dịch – Nguồn: bqllang.gov.vn

25

25


×