Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tunisia AD Tunisia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.06 KB, 20 trang )

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
G/ADP/N/1/TUN/2
G/SCM/N/1/TUN/2
Ngày 9 Tháng 1 năm 2001
(01-0089)
Ủy ban về Thực tiễn chống bán phá giá
Ủy ban về Trợ cấp và Các biện pháp trả đũa
Nguyên bản: Tiếng Pháp
CÔNG BỐ LUẬT VÀ CÁC QUY ĐỊNH THEO
ĐIỀU 18.5 VÀ 32.6 CỦA HIỆP ĐỊNH
TUNISIA
Thông cáo ngày 11 tháng 12 năm 2000 dưới đây do phái đoàn thường trực của Tunisia
cung cấp.
_______________
Phái đoàn thường trực của Tunisia ở Geneva gửi lời chào tới Tổng Thư ký Tổ chức
Thương mại Thế giới và vinh dự gửi kèm theo tài liệu Luật số 99-9 ngày 13 tháng 02 năm
1999 về các biện pháp bảo hộ trước hành vi nhập khẩu không công bằng và Nghị định số
2000-477 ngày 21 tháng 02 năm 2000 quy định các tiêu chuẩn và thủ tục xác định các hành
vi nhập khẩu không công bằng.
LUẬT
Luật số 99-9 ngày 13 tháng 2 năm 1999 về các biện pháp bảo hộ
Trước hành vi nhập khẩu không công bằng
Đại diện cho nhân dân,
Sau khi được Hạ Nghị Viện phê chuẩn,
Tổng thống nước Cộng hòa ban hành luật sau:
Điều 1
Mục đích của Luật này là xác định các quy tắc, luật lệ áp dụng đối với hành vi nhập không
không công bằng và tạo điều kiện để bù đắp thiệt hại do các hành vi này gây ra.
CHƯƠNG I
CÁC ĐỊNH NGHĨA
Điều 2




Theo Luật này:
* "Thuế chống bán phá giá là thuế áp dụng để bù đắp lại các thiệt hại mà hàng hóa nhập
khẩu bán phá giá gây ra cho ngành sản xuất nội địa.
* "Countervailing duty" means a duty applied to remedy injury caused to a domestic
industry by subsidized imports.
* "Ngành sản xuất nội địa" là toàn bộ hoặc một bộ phận các nhà sản xuất sản phẩm tương
tự tại nội địa có tổng sản lượng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng nội địa.
* "Sản phẩm tương tự" nghĩa là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm bán
phá giá hoặc trợ cấp, trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm
khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có đặc điểm gần giống với sản phẩm đang
được xem xét;
* "Biên độ phá giá” là chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá thông thường
* "Giá thông thường" là giá mà những người mua độc lập ở nước xuất khẩu trả hoặc phải
trả trong điều kiện thương mại thông thường
* "Giá xuất khẩu" là giá đã trả hoặc phải trả khi xuất khẩu hàng hóa sang Tunisia.
* "Thiệt hại" là thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa, nguy cơ thiệt hại đối với
ngành sản xuất nội địa hoặc sự cản trở đáng kể việc hình thành một ngành sản xuất nội địa.
* "Các tiêu chuẩn và điều kiện khách quan" là các tiêu chuẩn hoặc điều kiện trung lập,
không thiên vị doanh nghiệp này hơn doanh nghiệp khác, có tính chất kinh tế và được áp
dụng theo tiêu chuẩn chung, ví dụ số lượng lao động hoặc quy mô doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ TRƯỚC HÀNH VI BÁN PHÁ GIÁ VÀ TRỢ CẤP
MỤC I
Xác định bán phá giá
Điều 3
Một sản phẩm bị cho là bán phá giá nghĩa là được bán vào thị trường Tunisi với giá thấp
hơn giá thông thường nếu giá xuất khẩu của sản phẩm đó thấp hơn giá so sánh của hàng
hóa tương tự phục vụ tiêu dùng tại nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông

thường.
SECTION II
Determination of Subsidy
Article 4
A subsidy shall be deemed to exist if:
(a) There is a financial contribution by a government or any public body within the
territory of the country of origin or exportation, i.e. where:


* A government practice involves a direct transfer of funds, potential direct transfers of
funds or liabilities;
* government revenue that is otherwise due is foregone or not collected;
* a government provides goods or services other than general infrastructure, or purchases
goods;
* a government makes payments to a funding mechanism, or entrusts or directs a private
body to carry out one or more of the type of functions illustrated in the first three indents of
subparagraph (a) which would normally be vested in the government and the practice, in
no real sense, differs from practices normally followed by governments;
or
(b) there is any form of income protection or price support in the sense of Article XVI of
GATT 1994;
and
(c ) a benefit is thereby conferred.
SECTION III
Countervailable Subsidies
Article 5
Subsidies as defined in Article 4 shall be countervailable only if they are specific within
the meaning of Article 6 below.
Article 6
In order to determine whether a subsidy as defined in Article 4 is specific, the following

principles shall apply:
(a) Where the granting authority, or the applicable legislation, explicitly limits access to a
subsidy to certain producing enterprises, such subsidy shall be specific;
(b) where the granting authority, or the applicable legislation, establishes objective criteria
or conditions governing the eligibility for, and the amount of, a subsidy, specificity shall
not exist, provided that the eligibility is automatic and that such criteria are adhered to;
(c) if, notwithstanding any appearance of non-specificity resulting from the application of
the principles laid down in subparagraphs (a) and (b), there are reasons to believe that the
subsidy may in fact be specific, other factors may be considered. Such factors are: use of a
subsidy programme by a limited number of certain enterprises, predominant use by certain
enterprises, the granting of disproportionately large amounts of subsidy to certain
enterprises, and the manner in which discretion has been exercised by the granting
authority in the decision to grant a subsidy.
In this regard, in particular, information on the frequency with which applications for a
subsidy are refused or approved and the reasons for such decisions shall be considered;


(d) a subsidy shall be specific if it is limited to certain enterprises located within a
designated geographical region within the jurisdiction of the country of exportation
granting the subsidy.
(e) the following shall be deemed to be specific:
* subsidies contingent, in law or in fact, whether solely or among other conditions, upon
export performance.
* subsidies contingent, whether solely or among other conditions, upon the use of domestic
over imported goods.
MỤC IV
Khởi xướng và tiến hành điều tra
Điều 7
Điều tra nhằm xác định sự tồn tại, mức độ và hậu quả của hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp
sẽ do Bộ trưởng Bộ Thương mại khởi xướng dựa trên đơn kiện bằng văn bản của ngành

hoặc đại diện ngành sản xuất nội địa, trừ trường hợp quy định tại Điều 10.
Đơn kiện ở đoạn trên phải có các chứng cứ đáng tin cậy về hành vi bán phá giá hoặc trợ
cấp để làm cơ sở áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa, chứng cứ về thiệt hại
và mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhâp khẩu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp và
thiệt hại.
Điều 8
Cuộc điều tra sẽ không được khởi xướng theo Điều 7 trừ khi trên cơ sở kiểm tra mức độ
ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện của các nhà sản xuất hàng hóa tương tự tại nội địa, đơn
kiện được xác định là do ngành hoặc đại diện của ngành sản xuất nội địa đệ trình.
Đơn kiện sẽ được cho là của ngành hoặc đại diện của ngành sản xuất nội địa nếu có được
sự ủng hộ của các nhà sản xuất nội địa có tổng sản lượng chiếm hơn 50% tổng sản lượng
hàng hóa tương tự của cả bên ủng hộ và phản đối đơn kiện.
Tuy nhiên, cuộc điều tra sẽ không được khởi xướng nếu các nhà sản xuất nội địa ủng hộ
đơn kiện chiếm ít hơn 25 phần trăm tổng sản lượng hàng hóa tương tự do ngành sản xuất
nội địa sản xuất ra.
Điều 9
Ngoài các điều khoản quy định tại Điều 8, quyết định khởi xướng điều tra được đưa ra sau
khi thẩm tra tính chính xác của các chứng cứ được cung cấp liên quan đến bán phá giá
hoặc trợ cấp và thiệt hại.
Điều 10
Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể quyết định khởi xướng điều
tra mà không cần phải có đơn kiện bằng văn bản của ngành hoặc đại diện ngành sản xuất
nội địa liên quan nếu Bộ trưởng đã có đủ bằng chứng về bán phá giá hoặc trợ cấp và mối
quan hệ nhân quả với thiệt hại như quy định tại Điều 7 làm cơ sở khởi xướng điều tra.
Điều 11


Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể bác bỏ đơn kiện tại Điều 7 và đình chỉ điều tra ngay lập
tức nếu cơ quan điều tra của Bộ trưởng nhận thấy rằng không có đủ chứng cứ về bán phá
giá hoặc trợ cấp hoặc thiệt hại để tiến hành vụ kiện.

Điều 12
Khi quyết định khởi xướng điều tra, Bộ trưởng Bộ Thương mại sẽ tiến hành các bước sau:
* Gửi yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ điều tra đến các cơ quan chức năng của nước
xuất khẩu cũng như các nhà xuất khẩu liên quan. Các đối tượng này sẽ phải cung cấp và
chuyển các thông tin được yêu cầu cho cơ quan điều tra của Bộ Thương mại.
Thông tin phải được cung cấp trong đúng thời hạn và theo đúng mẫu quy định.
Trong vòng 7 ngày kể từ ngày yêu cầu cung cấp thông tin được gửi hoặc báo cho đại diện
ngoại giao của nước xuất khẩu, nhà xuất khẩu sẽ được coi là đã nhận được yêu cầu cung
cấp thông tin.
* Đăng thông báo trên nhật báo chính thức của nước Cộng hòa Tunisi về quyết định khởi
xướng điều tra hàng hóa bị bán phá giá hoặc được trợ cấp.
Thông báo khởi xướng điều tra sẽ mô tả hàng hóa và nêu tên nước hoặc các nước có liên
quan và tóm tắt các thông tin được cung cấp.
Điều 13
Các chứng cứ do một bên liên quan cung cấp sẽ được nhanh chóng công khai cho các bên
liên quan khác tham gia và cuộc điều tra theo đúng các yêu cầu về bảo mật thông tin.
Điều 14
Bất kỳ thông tin nào mang tính bí mật hoặc được các bên cung cấp một cách bí mật với lý
do chính đáng sẽ được quản lý theo đúng thông tin mật. Các thông tin này sẽ chỉ được tiết
lộ nếu được bên cung cấp thông tin cho phép.
Điều 15
Các bên liên quan cung cấp thông tin mật sẽ được yêu cầu cung cấp một bản tóm tắt thông
tin không mang tính bí mật.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu không thể cung cấp một bản tóm tắt như vậy, các bên phải
đưa ra được lý do chính đáng.
Điều 16
Nếu không có lý do chính đáng để yêu cầu giữ bí mật thông tin và nếu bên cung cấp thông
tin không sẵn sàng công khai thông tin hoặc không cho phép công khai bản tóm tắt thông
tin thì thông tin đó sẽ không được xem xét, trừ phi có những nguồn tin thích hợp chứng
minh được rằng thông tin đó là chính xác.

Điều 17
Nếu bên liên quan từ chối không cho truy nhập hoặc không cung cấp các thông tin cần
thiết trong thời hạn Luật định, hoặc cản trở nghiêm trọng cuộc điều tra thì các quyết định
sơ bộ hoặc chính thức có thể được đưa ra dựa trên các thông tin sẵn có.


Điều 18
Các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa bị điều tra cũng như nguyên đơn được thông
báo về tiến độ và kết quả điều tra.
Tuy nhiên, các thông tin được cung cấp bằng văn bản này sẽ không ảnh hưởng đến việc ra
quyết định về sau.
Điều 19
Khi đơn kiện theo Điều 7 được chấp nhận và trước khi khởi xướng điều tra, Bộ trưởng Bộ
Thương mại sẽ thông báo cho chính phủ của nước xuất khẩu có liên quan.
The previous subparagraph notwithstanding, if the complaint concerns imports subject to
countervailable subsidies, the Minister responsible for trade shall invite the government of
the country concerned to hold consultations with a view to establishing the facts and
arriving at a mutually agreed solution.
Điều 20
Theo yêu cầu của các bên liên quan hoặc theo mục đích điều tra, cơ quan chịu trách nhiệm
điều tra có thể mở phiên điều trần chung hoặc riêng lẻ để lắng nghe ý kiến phản đối của
các bên.
Các bên không bắt buộc phải tham dự phiên điều trần và việc không tham dự phiên điều
trần cũng sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong vụ kiện.
Trong suốt phiên điều trần, việc giữ bí mật thông tin sẽ được xem xét.
Các thông tin miệng sẽ chỉ được xem xét khi được cung cấp lại bằng văn bản sau đó và
công khai cho các bên liên quan.
Các bên liên quan dự định tham dự phiên điều trần sẽ thông báo cho Bộ trưởng Bộ thương
mại về đại diện của mình muộn nhất là 7 ngày trước ngày mở phiên điều trần.
Điều 21

Cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ ngay lập tức khi xác định được rằng biên độ bán phá giá hoặc
mức trợ cấp là tối thiểu hoặc khối lượng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá hoặc được trợ
cấp thực tế hoặc dự kiến thấp hơn mức quy định trong tiêu chuẩn và thủ tục xác định các
hành vi không công bằng.
Điều 22
Trừ trường hợp đặc biệt, cuộc điều tra sẽ được tiến hành trong vòng 1 năm, và trong mọi
trường hợp không vượt quá 18 tháng, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ thương mại ra quyết định
khởi xướng điều tra.
Thông báo về quyết định sơ bộ và chính thức có hay không có hành vi bán phá giá hoặc trợ
cấp, chập nhận tiến hành hoặc chấp nhận đình chỉ điều tra theo Luật này cũng như các
quyết định đình chỉ điều tra sẽ được đăng trên Nhật báo chính thức của nước cộng hòa
Tunisia.
Điều 23


Tiến trình chống bán phá giá hoặc trợ cấp sẽ không cản trở việc tiến hành các thủ tục khai
báo hải quan.
MỤC V
Áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế trả đũa
Điều 24
Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Thương mại, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá
hoặc thuế trả đũa tạm thời sẽ được ban hành khi:
* Cuộc điều tra được khởi xướng theo Điều 7 và 10 của Luật này;
* Thông báo khởi xướng điều tra được đăng trên Nhật báo chính thức của nước Cộng hòa
Tunisia;
* các bên liên quan có cơ hội cung cấp thông tin và trình bày ý kiến;
* Đã có quyết định sơ bộ xác định có hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp và thiệt hại gây ra
cho ngành sản xuất nội địa và mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá hoặc trợ cấp và thiệt
hại;
* Bộ trưởng Bộ Thương mại đánh giá cần thiết phải áp dụng các biện pháp này để ngăn

chặn thiệt hại xảy ra trong suốt quá trình điều tra.
Điều 25
Thuế chống bán phá giá và thuế trả đũa tạm thời được áp dụng sớm nhất là 60 ngày kể từ
ngày khởi xướng điều tra.
Điều 26
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ không lớn hơn biên độ phá giá được xác định tạm
thời và có thể thấp hơn biên độ phá giá nếu mức thuế thấp hơn cũng đủ để bù đắp các thiệt
hại đối với ngành sản xuất nội địa.
Article 27
The amount of the countervailing duty provisionally determined shall not exceed the full
amount of the subsidy that gave rise to its application.
Điều 28
Thuế chống bán phá giá tạm thời có thể được áp dụng trong khoảng thời gian là bốn tháng.
Tuy nhiên, thời hạn này có thể kéo dài lên sáu tháng theo đề nghị của nhà xuất khẩu có tỷ
lệ lớn hàng hóa liên quan.
Nếu thuế thấp hơn biên độ phá giá đủ để bù đắp các thiệt hại thì thời hạn tương ứng có thể
là sáu và chín tháng.
Provisional countervailing duties may be applied for a period of four months.
Điều 29


Thuế trả đũa và thuế chống bán phá giá tạm thời có thể được thanh toán dưới dạng tiền đặt
cọc hoặc bảo lãnh thanh toán.
Điều 30
Thuế chống bán giá hoặc thuế trả đũa chính thức được ra lệnh áp dụng khi thẩm tra thông
tin cuối cùng cho thấy có hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp và có thiệt hại.
* Thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa chính thức không lớn hơn biên độ phá giá hoặc
khoản trợ cấp được xác định. Tuy nhiên, các mức thuế này có thể thấp hơn biên độ phá giá
hoặc khoản trợ cấp nếu như vậy vẫn đủ để bù đắp các thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất
nội địa.

Điều 31
Thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa sẽ được thu như thu thuế hải quan.
MỤC VI
Các cam kết về giá
Điều 32
Điều tra bán phá giá có thể bị đình chỉ mà không áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
hoặc chính thức nếu nhà xuất khẩu tự nguyện đề nghị cam kết điều chỉnh giá và Bộ thương
mại nhận thấy rằng cam kết này sẽ loại bỏ các thiệt hại do bán phá giá gây ra.
Article 33
A subsidy investigation may be terminated without the imposition of provisional or
definitive countervailing duties upon acceptance of a satisfactory voluntary undertaking
under which:
(1) The government of the country of origin and/or exportation agrees to eliminate or limit
the subsidy or take other measures concerning its effects;
(2) the exporter undertakes to revise its prices or no longer to export to Tunisia products
benefiting from the countervailable subsidy.
Điều 34
Cam kết về giá của nhà xuất khẩu sẽ không được đưa ra hoặc chấp nhận nếu Bộ trưởng Bộ
thương mại chưa đưa ra quyết định sơ bộ xác định có bán phá giá hoặc trợ cấp và thiệt hại.
In the case of a subsidy, an undertaking made by an exporter shall not be accepted unless
the authorities of its country have previously given their consent.
Điều 35
Các bên đề nghị cam kết sẽ cung cấp một bản cam kết không mang tính bí mật để cung cấp
cho các bên liên quan.
Điều 36


Khi cam kết được chấp nhận, nếu nhà xuất khẩu mong muốn hoặc Bộ trưởng Bộ Thương
mại quyết định thì điều tra bán phá giá hoặc trợ cấp và thiệt hại sẽ tiếp tục được hoàn tất
như bình thường.

Trong trường hợp này, nếu xác định không có hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp và thiệt hại
thì cam kết sẽ hết hiệu lực.
Nếu xác định có hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp và thiệt hại, cam kết sẽ tiếp tục có hiệu
lực theo đúng các điều khoản quy định trong Luật này.
Điều 37
Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể yêu cầu bất kỳ một nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu
hoặc nhà xuất khẩu nào có cam kết được chấp nhận cung cấp thông tin định kỳ liên quan
đến việc thực hiện cam kết đó.
Điều 38
Trong trường hợp có sự vi phạm hoặc rút khỏi cam kết, thuế chống bán phá giá hoặc thuế
trả đũa tạm thời sẽ được áp dụng ngay lập tức, và hàng hóa nhập khẩu phục vụ tiêu dùng
có thể bị đánh thuế chống bán phá hoặc thuế trả đũa chính thức tối đa là 90 ngày trước
ngày áp dụng thuế chống bán phá hoặc thuế trả đũa tạm thời.
Tuy nhiên, thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa chính thức sẽ không có hiệu lực hồi tố
đối với hàng hóa được nhập khẩu trước khi có sự vi phạm hoặc rút lui khỏi cam kết.
CHƯƠNG III
HÀNH VI BÁN PHÁ GIÁ VÀ TRỢ CẤP TRƯỚC KHI ÁP DỤNG THUẾ
Điều 39
Các biện pháp tạm thời và thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa chính thức chỉ có thể
được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ tiêu dùng sau khi quyết định áp dụng
các biện pháp này có hiệu lực, trừ các trường hợp sau:
(a) Thuế chống bán phá hoặc thuế trả đũa chính thức có thể được áp dụng đối với hàng hóa
nhập khẩu phục vụ tiêu dùng tối đa là 90 ngày trước ngày áp dụng thuế chống bán phá giá
hoặc thuế trả đũa tạm thời, nhưng phải sau khi mở cuộc điều tra, khi xác định rằng:
Hoặc
* đã có tiền sử bán phá giá gây ra thiệt hại hoặc nhà nhập khẩu đã hoặc phải nhận biết
được rằng nhà xuất khẩu đó đang bán phá giá và hành vi bán phá giá đó sẽ gây ra thiệt hại;

* thiệt hại gây ra do nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa bị bán phá giá trong một
khoảng thời gian tương đối ngắn mà với thời gian và khối lượng hàng hóa bị bán phá giá

như vậy và trong các hoàn cảnh khác có thể làm mất hiệu quả ngăn chặn thiệt hại của thuế
chống bán phá giá chính thức sẽ được áp dụng.
Hoặc
* there are critical circumstances where, for the products in question on which subsidies
have been paid or bestowed inconsistently with the provisions of the GATT 1994 and the


Agreement on Subsidies and Countervailing Measures, injury which is difficult to repair is
caused by massive imports in a relatively short period of a product benefiting from
countervailable subsidies and, in order to preclude the recurrence of such injury, it is
deemed necessary to assess countervailing duties retroactively on those imports.
(b) Khi xác định có nguy cơ thiệt hại hoặc cản trở đáng kể, thuế chống bán phá giá hoặc
thuế trả đũa chỉ có thể được áp dụng kể từ ngày xác định có nguy cơ thiệt hại hoặc cản trở
đáng kể, và khoản tiền đặt cọc trong suốt thời gian áp dụng biện pháp tạm thời sẽ được
hoàn trả và bảo lãnh thanh toán sẽ được giải tỏa.
(c) Nếu thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa chính thức cao hơn thuế tạm thời, khoản
chênh lệch sẽ không bị truy thu.
Nếu thuế chống bán phá hoặc thuế trả đũa chính thức thấp hơn thuế tạm thời thì khoản
chênh lệch sẽ được hoàn trả.
CHƯƠNG IV
THỜI HẠN HIỆU LỰC, XEM XÉT LẠI VÀ HOÀN THUẾ
MỤC I
Thời hạn hiệu lực và xem xét lại thuế
Điều 40
Thuế chống bán phá giá sẽ hết hiệu lực ngay sau khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày áp dụng
hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại lần cuối hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp và hậu quả
thiệt hại, trừ khi kết quả rà soát lại cho thấy việc hết hạn áp dụng thuế chống bán phá giá
có thể dẫn tới việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp.
Điều 41
Khi hết thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa chính thức, việc tiếp tục

áp dụng thuế có thể được xem xét lại dựa theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại
hoặc theo đề nghị của bên liên quan và dựa trên các thông tin mà bên này cung cấp để
chứng minh sự cần thiết phải xem xét lại.
Thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa sẽ tiếp tục có hiệu lực tùy thuộc vào kết quả của
cuộc rà soát lại.
Các điều khoản này cũng sẽ được áp dụng cho các cam kết về giá tại Chương II, Mục VI
của Luật này.
Điều 42
Khi đã áp đặt thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa chính thức được ít nhất một năm,
thuế chống bán phá giá và thuế trả đũa chính thức có thể được rà soát lại theo quyết định
của Bộ trưởng Bộ Thương mại hoặc theo đề nghị của một trong số các nhà xuất khẩu hoặc
nhập khẩu hoặc đại diện của ngành sản xuất nội địa, nếu đề nghị đó có đầy đủ chứng cứ
chứng minh sự cần thiết phải tiến hành rà soát
Điều 43


Nếu một hàng hóa bị đánh thuế chống bán phá giá theo Luật này, Bộ trưởng Bộ Thương
mại sẽ nhanh chóng tiến hành rà soát nhanh để xác định biên độ phá giá đơn lẻ cho các nhà
xuất khẩu hoặc nhà sản xuất của nước xuất khẩu bị điều tra chưa xuất khẩu hàng hóa sang
Tunisia trong suốt thời kỳ điều tra.
Cuộc rà soát tại đoạn trên sẽ chỉ được tiến hành nếu các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất
liên quan có thể chứng minh rằng họ không liên quan đến bất cứ một nhà xuất khẩu hoặc
nhà sản xuất tại nước xuất khẩu nào có hàng hóa điều tra bị đánh thuế chống bán phá giá.
Hàng nhập khẩu từ những nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuát đó sẽ không bị áp thuế chống
bán phá giá khi việc rà soát lại đang được tiến hành theo quy định tại đoạn một của Điều
này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể đề nghị các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất
nộp bảo lãnh thanh toán nhằm đảm bảo rằng nếu kết quả rà soát lại cho thấy các nhà xuất
khẩu hoặc nhà sản xuất đó có bán phá giá thì thuế chống bán phá giá sẽ có hiệu lực hồi tố
đối với thời gian kể từ ngày đề nghị rà soát lại

Các điều khoản của Điều 11 đến 20 liên quan đến chứng cứ và thủ tục sẽ được áp dụng cho
việc rà soát lại tại điều này.
MỤC II
Hoàn thuế chống bán phá giá và thuế trả đũa
Điều 44
Để được hoàn khoản thuế đánh cao hơn biên độ phá giá hoặc khoản trợ cấp thực tế, nhà
nhập khẩu phải nộp đơn đề nghị trong đó có các chứng cứ chứng minh cho Bộ trưởng Bộ
thương mại trong vòng sáu tháng kể từ ngày phải trả khoản thuế chính thức đó.
Điều 45
Đề nghị xin hoàn thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa chính thức sẽ chỉ được coi là có
chứng cứ chứng minh khi cung cấp các chi tiết chính xác về khoản thuế xin hoàn và gửi
kèm theo các chứng từ hải quan liên quan đến việc tính toán và thanh toán thuế.
Điều 46
Đề nghị hoàn thuế phải có báo cáo của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất xác định rằng biên
độ phá giá hoặc khoản trợ cấp làm cơ sở tính thuế trả đũa đã được giảm hoặc xóa bỏ.
Bất kỳ đơn đề nghị nào không có báo cáo như vậy sẽ bị bác bỏ.
Điều 47
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ ra lệnh hoàn trả
thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa chính thức trong vòng 12 tháng và trong mọi
trường hợp không quá 18 tháng kể từ ngày nộp đơn đề nghị có các chứng cứ chứng minh.
Điều 48
Bộ Tài chính sẽ hoàn thuế trong vòng 90 ngày kể từ ngày có lệnh hoàn thuế.
CHƯƠNG V


CÁN BỘ VÀ CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ
TRỢ CẤP
Điều 49
Các cán bộ do Bộ Thương mại ủy nhiệm sẽ tiến hành thẩm tra các thông tin được cung cấp
trong quá trình điều tra và xem xét đơn kiện của ngành sản xuất nội địa liên quan đến bảo

hộ chống lại hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp.
Theo đó, các cán bộ này có thể đến thăm và điều tra cơ sở làm việc và sản xuất của cá nhân
hoặc pháp nhân liên quan đến cuộc điều tra.
Tương tự, họ có thể tiến hành điều tra bên ngoài lãnh thổ Tunisia theo thỏa thuận với các
nhà xuất khẩu và cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia liên quan.
Trong trường hợp cụ thể, nếu cần thiết, thông tin có thể được thu thập từ các cơ quan của
Tunisia hoăc các cơ quan nước ngoài và các tổ chức công trong và ngoài nước.
CHƯƠNG VI
KHÁNG ÁN
Điều 50
Các bên liên quan có thể gửi đơn lên tòa án sơ thẩm có thẩm quyền xin xem xét lại các
quyết định chính thức, quyết định rà soát lại và quyết định hoàn thuế.
Việc kháng án phải được thực hiện trong vòng tối đa 20 ngày kể từ ngày ban hành thông
báo theo Điều 22 của Luật này.
CHƯƠNG VII
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 51
Các cán bộ đuợc cử nghiên cứu tài liệu điều tra phải tuân thủ theo các quy định về bảo mật
và các điều khoản quy định tại Điều 254 của Luật Hình sự.
Điều 52
Các tiêu chuẩn và thủ tục xác định các hành vi nhập khẩu không công bằng liên quan đến
bán phá giá và trợ cấp về giá trị thông thường, giá xuất khẩu, so sánh giá, xác định thiệt hại
và mối quan hệ nhân quả, biên độ phá giá, tính toán mức trợ cấp và các yêu cầu khi nộp
đơn kiện sẽ được quy định trong nghị định sẽ được ban hành.
Điều 53
Tất cả các điều khoản trước đây trái với Luật này và đặc biệt là trái với Chương III về bảo
hộ chống lại các hành vi nhập khẩu không công bằng của Luật số 94-41 ngày 7 tháng 3
năm 1994 về ngoại thương sẽ bị bãi bỏ.
Luật này là Luật Nhà nước, được công bố trên Nhật báo chính thức của nước Cộng hòa
Tunisia.



Tunis, ngày 13 tháng 2 năm 1999.
Zine El Abidine Ben Ali
Bộ Thương mại
Nghị định số 2000-477 ngày 21 tháng 2 năm 2000 về các tiêu chuẩn và thủ tục xác định
các hành vi nhập khẩu không công bằng
Tổng thống nước Cộng hòa,
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
Căn cứ Luật số 94-41 ngày 7 tháng 3 năm 1994 về ngoại thương,
Căn cứ Luật số 95-6 ngày 23 tháng 1 năm 1995 thông qua các Hiệp định của vòng đàm
phán Uruguay,
Căn cứ Luật số 99-9 ngày 13 tháng 2 năm 1999 về bảo hộ trước các hành vi nhập khẩu
không công bằng, đặc biệt là Điều 21 và 52,
Căn cứ Nghị định số 94-1745 ngày 29 tháng 8 năm 1994 về các tiêu chuẩn và thủ tục xác
định các hành vi nhập khẩu không công bằng,
Căn cứ ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Căn cứ ý kiến của Tòa án dân sự,
Quyết định:
Điều 1
Mục đích của Nghị định này là xây dựng các tiêu chuẩn và thủ tục xác định các hành vi
nhập khẩu không công bằng.
CHƯƠNG I
XÁC ĐỊNH GIÁ THÔNG THƯỜNG
Điều 2
Giá thông thường theo quy định tại Điều 2 của Luật số 99-9 ngày 13 tháng 2 năm 1999 về
bảo hộ trước các hành vi nhập khẩu không công bằng, được xác định trên cơ sở giá so sánh
được trả hoặc phải trả cho hàng hóa tương tự phục vụ tiêu dùng tại nước xuất khẩu trong
điều kiện thương mại thông thường.
Tuy nhiên, các cơ quan điều tra có thể tính giá thông thường trên cơ sở giá so sánh được trả

hoặc phải trả cho hàng hóa phục vụ tiêu dùng của nước xuất xứ trong điều kiện thương mại
thông thường, nếu hàng hóa chỉ thuần túy quá cảnh qua nước xuất khẩu hoặc hàng hóa đó
không được sản xuất tại nước xuất khẩu hoặc không có giá so sánh ở nước xuất khẩu.
Giá được xác định bởi các bên có quan hệ hoặc thỏa thuận bù trừ với nhau không được coi
là giá trong điều kiện thương mại thông thường và không được sử dụng để xác định giá
thông thường trừ phi chứng minh được rằng giá đó không bị ảnh hưởng với mối quan hệ
hoặc thỏa thuận trên.


Điều 3
Khi không có giao dịch hàng hóa tương tự trong điều kiện thương mại thông thường ở thị
trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc khi khối lượng giao dịch đó không đủ hoặc không
cho phép so sánh thích hợp do điều kiện thị trường đặc biệt hoặc do khối lượng giao dịch
nhỏ ở thị trường nội địa của nước xuất khẩu, giá thông thường của hàng hóa tương tự sẽ
được tính dựa trên các cơ sở sau:
(a) hoặc giá so sánh của hàng hóa tương tự được xuất khẩu sang nước thứ ba thích hợp với
điều kiện giá đó mang tính đại diện;
(b) hoặc chi phí sản xuất của nước xuất xứ cộng một khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí
bán hàng, chi phí chung và lợi nhuận.
Khối lượng hàng hóa tương tự phục vụ tiêu dùng tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu
hoặc xuất sang một nước thứ ba thích hợp được coi là đủ để xác định giá thông thường nếu
khối lượng đó chiếm từ 5 phần trăm trở lên khối lượng hàng hóa bị điều tra. Tuy nhiên cơ
quan điều tra có thể dựa trên khối lượng ít hơn nếu dựa trên các chứng cứ có được hoặc do
các bên liên quan cung cấp, họ chấp nhận rằng tỷ lệ thấp hơn đó vấn đủ để so sánh.
Điều 4
Hàng hóa tương tự bán tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc xuất sang nước thứ
ba mới mức giá thấp hơn chi phí sản xuất đơn vị (cố định và biến đổi) cộng các chi phí bán
hàng, chi phí quản lý và chi phí chung thì có thể được xem là không được giao dịch trong
điều kiện thương mại thông thường vì lý do giá cả chỉ khi cơ quan có thẩm quyền xác định
rằng giao dịch đó:

(a) trong khoảng thời gian gia hạn, diễn ra trong tối thiểu là sáu tháng;
(b) có khối lượng đáng kể, tức là khi cơ quan điều tra xác định rằng giá bán bình quân gia
quyền của các giao dịch bị xem xét dùng để tính giá thông thường thấp hơn chi phí bình
quân gia quyền, hoặc khối lượng hàng hóa bán dước chi phí chiếm ít nhất 20 phần trăm
tổng giao dịch được xem xét để tính giá thông thường ;
(c) giá không đủ bù đắp tất cả các chi phí trong khoảng thời gian hợp lý.
Nếu tại thời điểm giao dịch, giá thấp hơn chi phí đơn vị nhưng lớn hơn chi phí bình quân
gia quyền trong thời kỳ điều tra thì giá đó sẽ được coi là bù đắp được chi phí trong khoảng
thời gian hợp lý.
Điều 5
Các chi phí tại Điều 3 và 4 của Nghị định này thông thường được tính dựa trên cơ sở các
chứng từ của nhà xuất khẩu và nhà sản xuất bị điều tra, miễn là các chứng từ đó tuân thủ
đúng các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận của nước xuất khẩu và phản ảnh hợp lý
các chi phí sản xuất và kinh doanh hàng hóa tương tự
Điều 6
Khoản chi phí bán hàng, quản lý và chi phí chung và khoản lợi nhuận được tính dựa trên
các dữ liệu thực tế về hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm tương tự của nhà xuất
khẩu hoặc nhà sản xuất bị điều tra trong điều kiện thương mại thông thường.


Khi không thể xác định được trên cơ sở trên, các khoản chi phí và lợi nhuận đó có thể được
xác định dựa trên các cơ sở sau:
(a) khoản chi phí phải chịu và lợi nhuận thực tế thu được của các nhà xuất khẩu hoặc nhà
sản xuất bị điều tra khi sản xuất và kinh doanh ở thị trường nước xuất xứ hàng hóa cùng
chủng loại trong điều kiện thương mại thông thường.
(b) khoản chí phí phải chịu và lợi nhuận bình quân gia quyền thực tế thu được của các nhà
xuất khẩu hoặc nhà sản xuất khác bị điều tra khi sản xuất và kinh doanh sản phẩm tương tự
ở thị trường nước xuất xứ;
(c) các phương pháp hợp lý khác, miễn là khoản lợi nhuận xác định không được vượt quá
mức lợi nhuận thông thường mà các nhà xuất khẩu hoặc sản xuất hàng hóa tương tự khác

thu được khi bán hàng hóa cùng chủng loại ở thị trường nước xuất xứ.
Điều 7
Khi nước xuất khẩu hàng hóa bị điều tra là nước có nền kinh tế phi thị trường, nếu cơ quan
điều tra cho là các phương pháp xác định giá thông thường theo quy định trong Nghị định
này là không thích hợp, họ có thể xác định giá thông thông trên cơ sở sau:
(a) Giá so sánh được trả hoặc phải trả cho hàng hóa tương tự phục vụ tiêu dùng ở nước có
nền kinh tế thị trường trong điều kiện thương mại thông thường.
(b) giá so sánh được trả hoặc phải trả cho hàng hóa tương tự xuất khẩu trong điều kiện
thương mại thông thường từ một nước có nền kinh tế thị trường thích hợp sang một nước
khác, trong đó có Tunisia;
(c) giá được trả hoặc phải trả ở Tunisia cho hàng hóa tương tự, có điều chỉnh thích hợp nếu
cần thiết để có mức lợi nhuận tương ứng với mức lợi nhuận dự kiến thu được của ngành bị
điều tra
Hoặc
(d) dựa trên bất kỳ một cơ sở hợp lý nào khác.
CHƯƠNG II
XÁC ĐỊNH GIÁ XUẤT KHẨU
Điều 8
Trong trường hợp không có giá xuất khẩu theo quy định tại Điều 2 của Luật số 99-9 ngày
113 tháng 2 năm 1999 về bảo hộ chống các hành vi nhập khẩu không công bằng, hoặc giá
xuất khẩu dường như không đáng tin cậy do có một sự liên kết hoặc thoả thuận bù trừ giữa
nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc một bên thứ ba, giá xuất khẩu có thể được tính dựa
trên cơ sở sau:
(a) giá mà hàng hóa nhập khẩu được bán lại cho một người mua độc lập đầu tiên;
Hoặc
(b) trên bất kỳ một cơ sở hợp lý nào khác, nếu hàng hóa đó không được bán lại cho một
người mua được lập hoặc không được bán lại theo đíng các điều kiện nhập khẩu.
Điều 9



Trong trường hợp quy định tại Điều 2 của Nghị định này, nếu cơ quan điều tra xác định giá
thông thường trên cơ sở nước xuất xứ, giá xuất khẩu sẽ là giá thực tế được trả hoặc phải trả
cho hàng hóa bị điều tra khi được xuất khẩu từ nước xuất xứ.
CHƯƠNG III
SO SÁNH GIÁ VÀ BIÊN ĐỘ PHÁ GIÁ
Article 10
Cơ quan điều tra sẽ so sánh giá xuất khẩu và giá thông thường một cách công bằng. So
sánh này được tiến hành ở cùng một cấp độ thương mại, thông thường là ở cấp xuất xưởng,
và giữa các giao dịch diễn ra gần nhau nhất và khấu trừ hợp lý các chênh lệch ảnh hưởng
đến khả năng so sánh giá, gồm các chênh lệch về điều kiện bán hàng, thuế, cấp độ thương
mại, khối lượng, đặc tính vật lý và các chênh lệch khác được các bên liên quan chứng minh
là ảnh hưởng đến khả năng so sánh giá.
Điều 11
Khi giá xuất khẩu được tính dựa trên cơ sở giá hàng hóa nhập khẩu được bán cho một
người mua độc lập đầu tiên, có thể khấu trừ các chi phí gồm thuế phát sinh giữa công đoạn
nhập khẩu và bán lại cũng như khoản lợi nhuận hợp lý thu được
Điều 12
Khi cần chuyển đổi đơn vị tiền tệ để so sánh giá thì sẽ sử dụng tỷ giá tại ngày giao dịch.
Ngày giao dịch thông thường là ngày ký hợp đồng, ngày đơn đặt hàng, xác nhận đơn đặt
hàng hoặc ngày hóa đơn, tùy thuộc ngày nào quy định phần lớn các điều khoản giao dịch.
Điều 13
Trong quá trình điều tra, biên độ phá giá thông thường được tính trên cơ sở so sánh giữa
giá thông thường và giá xuất khẩu đơn lẻ của từng giao dịch xuất khẩu sang Tunisia hoặc
trên cơ sở so sánh giữa giá thông thường bình quân gia quyền với giá xuất khẩu bình quân
gia quyền của tất cả hàng hóa bị điều tra xuất khẩu sang Tunisia.
Điều 14
Cơ quan điều tra sẽ xác định biên độ phá giá đơn lẻ cho từng nhà xuất khẩu hoặc sản xuất
hàng hóa bị điều tra.
Khi biên độ phá giá thay đổi, có thể xác định biên độ phá giá bình quân gia quyền.
Tuy đã quy định tại đoạn một nhưng nếu có quá nhiều nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà

nhập khẩu hoặc có quá nhiều loại hàng hóa có liên quan khiến khó xác định được biên độ
phá giá đơn lẻ, thì có thể giới hạn xác định cho một số lượng hợp lý các bên liên quan hoặc
loại hàng hóa bị điều tra bằng cách sử dụng mẫu có giá trị thống kê trên cơ sở các thông tin
sẵn có của cơ quan điều tra tại thời điểm chọn mẫu, hoặc xác định biên độ cho tỷ lệ tối đa
khối lượng hàng hóa xuất khẩu từ nước bị điều tra có thể điều tra được một cách hợp lý.
Việc lựa chọn các nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc loại hàng hóa theo điều
này sẽ được tiến hành sau khi tham vấn các nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc nhà nhập
khẩu có liên quan.


Điều 15
Biên độ phá giá được coi là tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2 phần trăm giá xuất khẩu.
CHAPTER IV
CALCULATION OF THE AMOUNT OF THE COUNTERVAILABLE SUBSIDY
Article 16
The amount of the countervailable subsidy shall be calculated in terms of the benefit to the
recipient, as recorded and determined for the investigation period.
This period shall normally correspond to the recipient's last accounting year, but may be
any other period of at least six months prior to the initiation of the investigation for which
reliable financial and other data are available.
Article 17
The amount of the countervailable subsidy shall be calculated in accordance with the
following provisions:
(a) The amount of the countervailable subsidy shall be calculated per unit of subsidized
product exported to Tunisia;
(b) at the request of the interested party and upon good cause shown, the following may be
deducted from the total subsidy:
(1) Any administrative costs and other costs necessarily incurred in order to obtain
entitlement to or to benefit from the subsidy;
(2) export taxes, duties or other charges levied on exportation of the product to Tunisia and

specially intended to offset the subsidy.
Article 18
A subsidy liable to provisional countervailing duty shall be considered de minimis if the
subsidy is less than 1 per cent ad valorem.
CHƯƠNG V
XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ
Điều 19
Xác định thiệt hại sẽ bao gồm việc thẩm tra một cách khách quan khối lượng hàng hóa
nhập khẩu bán phá giá hoặc trợ cấp và ảnh hưởng của hàng hóa nhập khẩu này lên giá cả
hàng hóa tương tự tại thị trường nội địa cũng như tác động lên các nhà sản xuất hàng hóa
đó tại thị trường nội địa.
Điều 20
Việc xác định ảnh hưởng của hàng nhập khẩu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp đối với
ngành sản xuất nội địa liên quan bao gồm việc đánh giá tất cả các nhân tố và chỉ số kinh tế
liên quan về thực trạng của ngành, như: thực tế hoặc nguy cơ suy giảm về doanh thu, lợi


nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, tỷ suất đầu tư, hoặc tận dụng công suất, các nhân tố
ảnh hưởng đến giá cả nội địa; khoảng rộng biên độ phá giá và mức trợ cấp; những ảnh
hưởng thực tế và dự kiến đối với dòng tiền, lượng tồn kho, tình trạng việc làm; lương, tăng
trưởng.
Điều 21
Khi xác định nguy cơ thiệt hại đáng kể, ngoài các nhân tố khác, cơ quan điều tra sẽ xem
xét các nhân tố sau:
* bản chất trợ cấp bị điều tra và ảnh huởng thương mại có thể có;
* tỷ lệ gia tăng đáng kể hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp vào thị
trường nội địa cho thấy khả năng làm tăng đáng kể hàng hóa nhập khẩu;
* hàng hóa được nhập khẩu với giá làm giảm hoặc kìm hãm tăng giá nội địa
* lượng tồn kho của hàng hóa đang bị xem xét
Không nhất thiết một nhân tố nào tự nó có thể đủ để đưa ra quyết đinh, nhưng việc xem xét

toàn bộ các nhân tố phải dẫn đến kết luận rằng việc gia tăng hàng hóa xuất khẩu bị bán phá
giá và được trợ cấp sẽ xảy ra và nếu không có các hành động bảo hộ thì thiệt hại đáng kể sẽ
xảy ra.
Điều 22
Khối lượng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu chiếm ít
hơn 3 phần trăm khối lượng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào Tunisi, trừ khi khối lượng
nhập khẩu từ từng quốc gia riêng lẻ chiếm ít hơn 3 phần trăm nhưng tổng khối lượng nhập
khẩu của các quốc gia lại chiếm hơn 7 phần trăm.
Điều 23
Khi hàng hóa có xuất xứ hoặc được nhập khẩu từ hai quốc gia trở lên cùng bị điều tra
chống bán phá giá hoặc trợ cấp, ảnh hưởng của hàng hóa nhập khẩu này chỉ có thể được
tính tích lũy nếu biên độ phá giá hoặc mức trợ cấp được xác định là lớn hơn mức tối thiểu
so với hàng hóa có xuất xứ hoặc được nhập khẩu từ hai quốc gia trở lên, nếu khối lượng
của hàng hóa nhập khẩu này là đáng kể, và nếu việc tính ảnh hưởng tích lũy của hàng hóa
nhập khẩu là thích hợp trong điều kiện cạnh trạnh giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa
nội địa tương tự.
Điều 24
Mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp và thiệt
hại đối với ngành sản xuất nội địa sẽ được xác định dựa trên kiểm tra các chứng cứ liên
quan của cơ quan điều tra.
Cơ quan điều tra cũng sẽ kiểm tra các nhân tố khác ngoài hàng hóa nhập khẩu bị bán phá
giá hoặc được trợ cấp đang đồng thời gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa, và thiệt hại
do các nhân tố này gây ra sẽ không được tính gộp cho hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá
hoặc được trợ cấp. Các nhân tố này bao gồm:
* Khối lượng và giá cả của hàng hóa nhập khẩu không bị bán phá giá hoặc trợ cấp;
* cầu giảm hoặc cách thức tiêu dùng thay đổi;


* sự phát triển của công nghệ.
CHƯƠNG VI

YÊU CẦU KHI NỘP ĐƠN KIỆN
Điều 25
Đơn kiện được đệ trình theo Điều 7 và 8 của Luật về bảo hộ trước các hành vi nhập khẩu
không công bằng sẽ bao gồm các thông tin cụ thể sau:
(l) Nguyên văn khoản đòi bồi thường của nguyên đơn;
(2) khối lượng và giá trị sản xuất nội địa của hàng hóa tương tự;
(3) mô tả đầy đủ về hàng hóa bị cho là bán phá giá hoặc được trợ cấp;
(4) tên của nước hoặc các nước xuất xứ và/hoặc xuất khẩu bị nghi ngờ và danh tính từng
nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nước ngoài;
(5) chứng cứ liên quan chứng tỏ có hành vi bán phá giá và thiệt hại hoặc bản chất và mức
trợ cấp và hậu quả thiệt hại.
CHƯƠNG VII
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 26
Tất cả các điều khoản của Nghị định số 94-1745 ngày 29 tháng 8 năm 1994 về các tiêu
chuẩn và thủ tục xác định các hành vi nhập khẩu không công bằng bị bãi bỏ.
Điều 27
Bộ Trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Thương mại trong phạm vi quyền hạn của mình
chịu trách nhiệm thực hiện Nghị định này. Nghị định này được công bố trên Nhật báo
chính thức của nước Cộng hòa Tunisia.
Tunis, ngày 21 tháng 2 năm 2000.
Zine El Abidine Ben Ali
__________
1 Công việc chuẩn bị: thảo luận và thông qua tại kỳ họp của Hạ Nghị Viện ngày 26 tháng 1
năm 1999.
G/ADP/N/1/TUN/2
G/SCM/N/1/TUN/2
Trang 22
G/ADP/N/1/TUN/2
G/SCM/N/1/TUN/2



Trang 23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×