Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề giao lưu học sinh giỏi toàn diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.9 KB, 9 trang )

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP TIỂU HỌC
NĂM HỌC 2008 - 2009
(Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề)
Số phách
(do Trưởng ban chấm ghi)
…………………
Điểm
(bằng số)
Điểm
(bằng chữ)
Giám khảo 1
(ký, họ tên)
Giám khảo 2
(ký, họ tên)
I. Môn Tiếng Việt:
Câu 1: Cho một số từ sau:
yếu hèn, ngoan ngoãn, giả dối, khó khăn, bạn học, trung thành, bạn đường,
phản bội, san sẻ, bạn bè, hư hỏng, gắn bó, bạn đọc, giúp đỡ, bạn đời, lạnh lùng.
Hãy xếp các từ trên vào ba nhóm:
a) Từ ghép tổng hợp:
…………………………………………………………………..……………
………………………………………………………………………………..
b) Từ ghép phân loại:
…………………………………………………………………..……………
………………………………………..………………………………………
c) Từ láy: ……………………………………………………...
………………………… …………………..
……………………………………………………………
Câu 2: Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào?
A. Thơm rất đậm, đến mức làm ta ngất ngây.
B. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật.


C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú.
Câu 3: Quan hệ từ trong câu: “Mặc dù hồi hộp khi nhận con dao từ già Rok nhưng Y
Hoa bình tĩnh chém một nhát thật sâu vào cột.” biểu thị quan hệ gì?
A. Quan hệ tăng tiến.
B. Quan hệ tương phản.
C. Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
Câu 4: Xác định chức năng ngữ pháp (làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngư, định ngữ) của đại từ
tôi trong từng câu dưới đây:
a) Đơn vị đi qua tôi (1) ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi (2) ấm mãi.
(Giang Nam)
Đại từ tôi làm: (1)
……………………. (2)
…………………….
b) Cả nhà rất yêu quý tôi. (3)
Đại từ tôi làm: (3)
…………………….
c) Người về đích sớm nhất trong cuộc thi chạy
việt dã hôm ấy là tôi. (4)
Đại từ tôi làm: (4)
…………………….
Câu 5: Cho các từ sau:
Trường học, ngủ, già, phấn khởi, tre, em bé, dưa hấu, cô giáo, ngọt, gãy, vàng hoe.
Hãy phân thành nhóm:
Danh từ: ……………………………….
…………………………………………………………..
Động từ: ……………………………….
…………………………………………………………..Tính từ:
……………………………….…………………………………………………………..
Câu 6: Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:

- Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
- Xa xa, đoàn thuyền trên sông đang từ từ trôi.
Câu 7: Chữa lại mỗi câu sai dưới đây thành các câu đúng (bằng hai cách khác nhau và
chỉ được thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu)
a) Vì sóng to nên thuyền không bị đắm.
……………………………….…………………………………………………………..
……………………………….…………………………………………………………..
b) Tuy đau chân nhưng bạn Nam phải nghỉ học.
……………………………….…………………………………………………………..
……………………………….…………………………………………………………..
Câu 8: Bài văn “Mùa thảo quả” đã giúp em cảm nhận được điều gì?
A. Vẻ đẹp của thảo quả trên rừng Đản Khao khi vào mùa.
B. Vẻ đẹp và hương thơm đặc biệt của thảo quả.
C. Vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi phát triển nhanh đến bất ngờ của
thảo quả.
Câu 9:
Thêm các bộ phận chính còn thiếu để tạo thành câu văn trọn vẹn cho các dòng sau:
- Trên trời xanh ……………………….
- Mặt trời .............................................
- Từng đàn chim én ................................
- ………………….……….....hót thánh thót.
- ..............................................đẹp tuyệt vời.
Câu 10: Cho các từ sau:
Khúc khích, ào ào, lom khom, lè tè, lạch bạch , ngoằn ngoèo, rào rào, mấp mô,
rúc rích, chói chang, phều phào, lặc lè, thủ thỉ, khấp khểnh, ríu rít, sằng sặc, chót vót.
Hãy phân thành nhóm:
Từ tượng hình: ……………………………….
…………………………………………………………..
……………………………….
…………………………………………………………..Từ tượng thanh:

……………………………….…………………………………………………………..
……………………………….…………………………………………………………..
Câu 11:
“Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
(Trích: Cây dừa- Trần Đăng Khoa).
Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật miêu tả được tác giả sử dụng trong khổ
thơ trên? Cách miêu tả đó giúp em cảm nhận như thế nào về cây dừa.
Câu 12: Mẹ là người thường xuyên gần gũi chăm sóc em. Em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 25 dòng) nói về mẹ của em để các bạn cùng biết?
II. Môn Toán:
Câu 1: Cho một số tự nhiên. Nếu thêm 28 đơn vị vào ¼ số đó ta được số mới gấp 2 lần
số tự nhiên đó. Số tự nhiên đó là: …………
Câu 2: Số chân chó nhiều hơn số chân gà là 12, số gà hơn số chó là 8 con. Số con gà là
…… Số con chó là ……..
Câu 3: Nam và Tài gặp hẹn gặp nhau lúc 8 giờ 50 phút. Nam đến chỗ hẹn lúc 8 giờ 35
phút còn Tài đến muộn mất 15 phút. Nam phải chờ Tài số phút là: ……….. phút.
Câu 4: Có 3 thùng dầu. Thùng thư nhất có 10,5l, thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ
nhất 3l, số lít dầu ở thùng thứ ba bằng trung bình cộng của số lít dầu trong hai thùng
đầu. Cả ba thùng có số lít dầu là ………
Câu 5: Hình chữ nhật ABCD được chia thành 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật (hình
vẽ). Biết chu vi hình chữ nhật ABCD bằng 144 cm, chu vi hình chữ nhật EBCG gấp 4
lần chu vi hình vuông AEGD. Tính chu vi 2 hình nhỏ?
ơ
Chu vi hình vuông AEGD là: ……………..; chu vi hình chữ nhật EBCG là: …………..
Câu 6: Tính giá trị mỗi biểu thức sau

a. 0,1 + 0,2 + 0,3 + 0,4 + ...+ 1,9 (tổng có tất cả 19 số hạng)
b. (1999 x 1998 + 1998 + 1997) x (1 +
2
1
: 1
2
1
- 1
3
1
)
Câu 7: Hỏi phải cộng thêm vào tử số và mẫu số của phân số
11
2
cùng một số tự nhiên
nào để được phân số mới mà khi ta rút gọn được phân số
7
6
số
Câu 8: Dưới đây ghi thời gian 4 người đến họp. Người đến dự đúng giờ là 13 giờ 30
phút. Khoanh vào chữ cái đặt trước thời gian người đến muộn nhất.
A. 13 giờ 30 phút.
B. 13 giờ 35 phút.
C. 14 giờ kém 20 phút.
D. 14 giờ kém 25 phút
Câu 9: Người ta xếp 4 hình chữ nhật bằng nhau để được một hình vuông ABCD và bên
trong có phần trống hình vuông MNPQ. Tính diện tích phần trống hình vuông MNPQ.
Câu 10: Một lớp có 18 học sinh nữ. Biết số học sinh nữ chiếm 60% số học sinh của lớp
học. Lớp học đó có số học sinh nam là: …………….. học sinh.
A B

CD
E
G
8cm
5cm
A
D
B
C
M
N
PQ
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Hay xếp các từ trên vào ba nhóm:
a) Từ ghép tổng hợp: yếu hèn, giả dối, trung thành, phản bội, san sẻ, bạn bè, hư
hỏng, gắn bó, giúp đỡ. (1 điểm)
b) Từ ghép phân loại: bạn đường, bạn học, bạn đời, bạn đọc. (1 điểm)
c) Từ láy: ngoan ngoãn, khó khăn, lạnh lùng. (1 điểm)
Câu 2:
C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú. (2 điểm)
Câu 3: B. Tương phản. (2 điểm)
Câu 4: (1) chủ ngữ; (2) định ngữ; (3) bổ ngữ; (4) vị ngữ. (2 điểm)
Câu 5:
Danh từ: Trường học, tre, em bé, dưa hấu, cô giáo, (1 điểm)
Động từ: ngủ, phấn khởi, gãy (1 điểm)
Tính từ: già, ngọt, vàng hoe (1 điểm)
Câu 6: Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
- Dưới bóng tre của ngàn xưa, / thấp thoáng / mái đình, mái chùa cổ kính. (1,5điểm)
TN VN CN

- Xa xa, / đoàn thuyền trên sông / đang từ từ trôi. (1,5điểm)
TN CN VN
Câu 7: Học sinh có thể chữa thành các câu khác nhau nhưng yêu cầu phải bằng hai
cách: thay đổi cặp quan hệ từ và thay đổi cấu trúc câu.
a) Vì sóng to nên thuyền không bị đắm.
VD: - Thuyền không bị đắm vì sóng to.
- Mặc dù sóng to nhưng thuyền không bị đắm.
b) Tuy đau chân nhưng bạn Nam phải nghỉ học.
VD: - Bạn Nam phải nghỉ học vì đau chân.
- Vì đau chân nên bạn Nam phải nghỉ học.
Câu 8:
C. Vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
Câu 9: (2,5 điểm)
Học sinh có thể chọn các từ ngữ hợp lý để tạo thành những câu văn hoàn chỉnh, đúng
cấu trúc ngữ pháp.
VD - Trên trời xanh, mây trắng trôi lững lờ.
- Mặt trời buông những tia nắng vàng rực rỡ xuống dòng sông.
- Từng đàn chim én chao lượn giữa bầu trời xanh.
- Trong vườn, chim vành khuyên hót thánh thót.
- Vào buổi sáng, bình minh trên biển đẹp tuyệt vời.

×