Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

new11.hdqt bao cao hoat dong nam 2013 ke hoach 2014 final

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.59 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 08 /2014/BC-TPB.HĐQT
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2014

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NĂM 2013 & PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT
ĐỘNG NĂM 2014 CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Kính gửi:

Các Quý Cổ đông

Chủ tịch Hội đồng Quản trị thay mặt Hội đồng Quản trị báo cáo trước Đại hội đồng Cổ đông kết quả công
tác điều hành năm 2013 như sau:
I. Hoàn thành xuất sắc “Phƣơng án Tái cơ cấu TPBank” và rút gọn quá trình tái cơ cấu sớm hơn 1
năm so với tiến độ đã đề ra
Phương án Tái cơ cấu TPBank được chia làm 3 giai đoạn cơ bản:
- Giai đoạn 1 là “KHẮC PHỤC” - nhằm xử lý những tổn thất và vi phạm
- Giai đoạn 2 là “CỦNG CỐ” - hoàn thiện Bộ máy Quản trị, Bộ máy điều hành
- Giai đoạn 3 là “PHÁT TRIỂN” - nhằm đảm bảo TPBank phát triển an toàn nhanh chóng trở thành một
Ngân hàng mạnh và lọt vào Top 15 Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam
Trong thời gian từ 4/2012 đến nay TPBank đã thực hiện được mục tiêu hoàn thành 2 giai đoạn đầu và bước
sang giai đoạn “Phát triển”, rút ngắn thời gian tái cơ cấu sớm 1 năm.
Với 4 lĩnh vực mũi nhọn trọng tâm: (i) Phục vụ lĩnh vực Công nghệ cao và Công nghệ thông tin; (ii) Phục
vụ Lĩnh vực Công nghệ Phụ trợ; (iii) Cung cấp Dịch vụ Ngân hàng điện tử và Ngân hàng ưu tiên và (iv)
Phục vụ khách hàng hoạt động trong lĩnh vực Vàng và trực tiếp tham gia hoạt động Kinh doanh Vàng đã
đề ra, cho đến nay, TPBank đã triển khai toàn diện các hoạt động của cả 4 lĩnh vực mũi nhọn này và đã đạt
được những kết quả bước đầu rất khả quan, cụ thể:
- TPBank đã tham gia tài trợ cho Dự án Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Dự án Hanssip) - một dự án
trọng điểm của Thủ đô Hà Nội nhằm phát triển ngành Công nghiệp Phụ trợ với tổng vốn đầu tư trên 20.000
tỷ đồng trên diện tích gần 700 ha;
- TPBank đã đi đầu trong các ứng dụng Ngân hàng Điện tử qua Internet Banking và Mobile Banking, đã


phát triển nhiều tiện ích như: Nhận diện khách hàng thông minh không tiếp xúc, ứng dụng mã “QR Code”
để quản lý khách hàng; Sản phẩm tiết kiệm điện tử (e-Saving); Hệ thống quầy giao dịch điện tử (eCounter)...
- TPBank là Ngân hàng đầu tiên đã triển khai các hoạt động Kinh doanh Vàng miếng ở tất cả các điểm
giao dịch trên toàn hệ thống, tham gia đều đặn các Phiên Đấu thầu Vàng của NHNN, góp phần vào thành
công của việc triển khai Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh
Vàng;
- Chỉ trong thời gian ngắn, TPBank đã triển khai hàng loạt các chương trình Hợp tác chiến lược, toàn diện
với các đối tác lớn như Hợp tác chiến lược toàn diện với Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam - BIDV;
Hợp tác trong lĩnh vực nguồn vốn và thị trường Liên Ngân hàng với hàng loạt các Ngân hàng TMCP.
Triển khai hợp tác với Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB để hỗ trợ cho các Doanh nghiệp thuộc
Ngành công nghiệp phụ trợ của Hà Nội, và gần đây nhất - ngày 10/12/2013, TPBank đã ký kết hợp tác
toàn diện với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam làm đầu mối tài trợ vốn tín dụng 2.000 tỷ đồng, xây
dựng, tư vấn và hợp tác trong việc tạo ra cổng thông tin điện tử trực tuyến bán vé điện tử trên nền tảng
công nghệ của TPBank.

Trang 1


Với sự chỉ đạo và tham gia trực tiếp điều hành của các thành viên HĐQT chuyên trách (EXCO), cùng nỗ
lực của BĐH và sự hỗ trợ của NHNN, TPBank đã hoàn thành xuất sắc Phương án Tái cơ cấu, góp phần
vào sự phát triển chung của Ngành Ngân hàng và đóng góp tích cực cho công cuộc tái cơ cấu ngành Ngân
hàng giai đoạn 2011 - 2015.
II. Thực hiện thành công các nhiệm vụ đã đƣợc ĐHĐCĐ giao cho HĐQT tại Báo cáo định hƣớng
hoạt động giai đoạn 2013 - 2018
Theo định hướng hoạt động đã được ĐHĐCĐ thông qua ngày 12/4/2013, HĐQT đã trực tiếp tham gia vào
các hoạt động quản trị, giám sát, kiểm tra đối với mọi mặt hoạt động của TPBank, cụ thể như sau:
1. Quản trị hiệu quả các mặt hoạt động quan trọng chủ chốt của Ngân hàng
- Tham gia hoạt động của các Uỷ ban/Hội đồng của HĐQT: Các thành viên EXCO đều là thành viên quan
trọng của các Ủy ban/Hội đồng của HĐQT. Trong năm 2013, EXCO đã tham gia quản lý và vận hành hiệu
quả mọi hoạt động của các Ủy ban/Hội đồng, góp phần thay mặt HĐQT chỉ đạo các hoạt động quan trọng

nhất của TPBank.
- Hoạt động Công nghệ thông tin là điểm mạnh của TPBank trong nhiều năm qua, vì vậy HĐQT cũng đã
chỉ đạo chú trọng phát triển nhiều chương trình, ứng dụng mới, nâng cấp hạ tầng công nghệ phục vụ việc
phát triển kinh doanh đặc biệt là việc tăng trưởng mạnh khách hàng trong năm 2013. Xây dựng dự án
eCounter… Đây là những công nghệ đi đầu trên thị trường và được coi là điểm lợi thế cạnh tranh của
TPBank trong thời gian tới.
- Thông qua các thành viên EXCO, HĐQT tham gia điều phối, chỉ đạo và hỗ trợ hoạt động của BĐH, duy
trì chế độ họp báo cáo định kỳ hàng tháng với Tổng Giám đốc, Giám đốc các Khối, họp giao ban toàn hàng
hàng tháng. Đưa ra những đánh giá, khích lệ cũng như định hướng kịp thời cho hoạt động của từng khối,
phòng, ban tại Hội sở và đặc biệt là đối với các đơn vị kinh doanh. Đặc biệt, EXCO đã trực tiếp hỗ trợ cho
BĐH mở rộng quan hệ với các định chế tài chính trong nước và nước ngoài. Các ngân hàng quốc doanh và
cổ phần đều đã đồng ý cấp lại các hạn mức (bị cắt bỏ từ đầu năm 2012) với số lượng lớn cho TPBank.
Điều đó cho thấy, TPBank đang dần khôi phục được lòng tin từ thị trường và cả khách hàng.
- Trong năm 2013, TPBank đã rà soát và ban hành mới 79 văn bản quy định, quy trình, quy chế, cập nhật
kịp thời các văn bản liên quan đến mọi mặt hoạt động của ngân hàng phù hợp với yêu cầu pháp luật và
điều kiện thực tế tại TPBank. Tuân thủ các quy định về hạn mức cho vay, bảo lãnh, quy định về tín dụng,
đầu tư, đặc biệt với các đối tượng là thành viên HĐQT và người có liên quan.
- Triển khai thành công hệ thống quản trị văn bản nội bộ eISO: Trên nền tảng hệ thống quản trị văn bản nội
bộ eISO được thiết kế đầy đủ và tiện lợi, HĐQT đã chỉ đạo BĐH rà soát, sửa đổi hầu hết các văn bản đang
áp dụng theo hướng chặt chẽ, đúng quy định, chuẩn mực của NHNN nhưng đơn giản, hiệu quả, dễ áp dụng
theo dõi và kiểm tra, đảm bảo không bị chồng chéo.
- Tập trung nhiệm vụ trọng tâm phát triển hệ thống khách hàng cốt lõi của TPBank bao gồm khách hàng
doanh nghiệp, định chế tài chính, khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, tạo nền tảng vững chắc để triển khai
thiết kế sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nổi trội phù hợp với phân đoạn khách hàng tiềm năng, thúc đẩy hoạt
động kinh doanh hiệu quả.
2. Nâng cao vai trò giám sát của HĐQT
Trong năm 2013, HĐQT đã tiến hành họp các phiên định kỳ và bất thường, trong trường hợp đột xuất đã tổ
chức lấy ý kiến các thành viên HĐQT bằng văn bản về các nội dung liên quan đến hoạt động của ngân
hàng. Vai trò giám sát của HĐQT với hoạt động của TGĐ, BĐH được nâng cao thông qua việc ủy quyền
cho Uỷ ban Điều hành (EXCO) - đơn vị trực thuộc Hội đồng Quản trị (HĐQT) - thay mặt HĐQT quyết

định, thực hiện các công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT trong thời gian HĐQT không
họp và báo cáo kết quả hoạt động định kỳ tới HĐQT. Các thành viên EXCO tham gia chỉ đạo trực tiếp vào
các mặt hoạt động của ngân hàng đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả và minh bạch. HĐQT thông qua
EXCO phối hợp chặt chẽ với Ban Kiểm soát kiểm tra, giám sát sâu sát hoạt động của ngân hàng kể cả hoạt
động của HĐQT và BĐH bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và quy định quy chế của ngân hàng.
Hàng tháng, EXCO họp giao ban với TGĐ và các thành viên BĐH về kết quả hoạt động tháng cũng như kế
hoạch cho tháng tới, chỉ đạo họp đều đặn giao ban tháng với tất cả các đơn vị và chi nhánh trong toàn
Trang 2


hàng. Nội dung họp chú trọng các vấn đề trọng tâm như huy động vốn, tín dụng, hoạt động ngoại hối, đầu
tư, hoạt động kinh doanh vàng, lãi suất…đảm bảo ngân hàng hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả theo đúng
định hướng đã đề ra.
3. Tổ chức Bộ máy Quản trị Rủi ro hoạt động chuyên nghiệp theo chuẩn mực cao nhất của NHNN và
chuẩn mực quốc tế
Đối với hoạt động quản trị rủi ro, HĐQT TPBank quyết định lựa chọn mô hình chuyên môn hóa cao và
đảm bảo tách bạch các khâu thực hiện giao dịch và kiểm soát giao dịch (nguyên lý “maker - checker”):
a) Về QTRR đối với hoạt động tín dụng:
- Ủy ban Tín dụng (UBTD) được thiết lập gồm các Thành viên EXCO và TGĐ tham gia chỉ đạo xây dựng
chính sách tín dụng, khẩu vị rủi ro tín dụng. UBTD đồng thời là cấp phê duyệt cao nhất chịu trách nhiệm
thẩm tra và phê duyệt các hồ sơ tín dụng có giá trị cao và tính chất phức tạp. Để đảm bảo chất lượng tín
dụng trên toàn hệ thống, UBTD cũng là cơ quan thay mặt HĐQT lập, đánh giá và phân quyền phê duyệt
cho các cấp thấp hơn, gồm Hội đồng Tín dụng, các Chuyên gia phê duyệt tín dụng độc lập từ cấp A đến
cấp D. Các hồ sơ tín dụng sẽ được phân luồng tới các cấp phê duyệt tùy thuộc vào quy mô, mức độ phức
tạp (sản phẩm), phương án bảo đảm (tài sản bảo đảm). Hội đồng Tín dụng và các Chuyên gia phê duyệt
độc lập sẽ được định kỳ đánh giá để đảm bảo yếu tố năng lực phê duyệt cũng như yếu tố đạo đức nghề
nghiệp trong hoạt động tín dụng. Tuân thủ nguyên tắc phân cấp phân quyền, phê duyệt tập trung và chịu
trách nhiệm tập thể đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc ra quyết định về tín dụng.
- Lập Ban chỉ đạo Dự án Xây dựng hệ thống văn bản tín dụng. Dự án được điều hành trực tiếp bởi một Phó
Chủ tịch HĐQT và TGĐ với mục tiêu rà soát, điều chỉnh và xây dựng mới hệ thống các văn bản định

hướng, chính sách, quy chế, quy định và quy trình thuộc tất cả các nội dung liên quan đến hoạt động tín
dụng.
- Khối Tín dụng được tách bạch và tập trung chuyên sâu trong hoạt động chuyên môn thẩm định tín dụng
và định giá tài sản bảo đảm. Trong nội tại khối cũng được chuyên môn hóa theo vùng miền và theo đặc
điểm khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp).
- Các công cụ và hệ thống báo cáo sử dụng trong quản lý tín dụng được HĐQT chú trọng quan tâm. Một số
nhiệm vụ đã được triển khai trong năm 2013 như Hệ thống báo cáo quản trị danh mục, Hệ thống cảnh báo
sớm (EWS), Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Bộ thẻ điểm chấm điểm khách hàng thẻ tín dụng.
b) Về QTRR đối với hoạt động đầu tư: Theo định hướng của ngân hàng đã được ĐHĐCĐ thông qua, mảng
hoạt động đầu tư trong năm 2013 tập trung chủ yếu vào thu hồi các khoản công nợ tồn đọng của giai đoạn
trước. Việc thu hồi nợ đã đạt được hiệu quả cao. Để tiếp tục nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động
này, HĐQT thông qua EXCO đã chỉ đạo thành lập Trung tâm Đầu tư và Ngân hàng lưu ký nhằm tập trung
nguồn lực để thu hồi công nợ và khai thác dịch vụ ngân hàng lưu ký mà TPBank là một trong số ít NHTM
có giấy phép hoạt động.
c) Về QTRR đối với các lĩnh vực khác:
- Rủi ro thanh khoản là nội dung được chú trọng và giám sát thường xuyên tại TPBank. Ủy ban ALCO
ngoài việc họp đều đặn hàng tháng, còn lập ra Tiểu ban ALCO (do Chủ tịch HĐQT đứng đầu) thực hiện
việc họp định kỳ hàng tuần với Khối Nguồn vốn, Khối Quản trị Rủi ro và Khối Tài chính để đánh giá các
yếu tố liên quan đến thanh khoản toàn hàng, chính sách giá để điều tiết dòng tiền ra vào trên hệ thống.
ALCO chịu trách nhiệm kiểm soát và cân đối nguồn vốn nhằm mục tiêu sử dụng tối ưu hóa, phục vụ hiệu
quả cho hoạt động kinh doanh.
- Rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá được quản lý bởi Phòng Rủi ro Thị trường - một đơn vị tách bạch với Khối
Nguồn vốn. Các rủi ro được giám sát thông qua hệ thống các hạn mức được ALCO phê duyệt. Hệ thống
báo cáo được thực hiện hàng ngày.
- Với rủi ro vận hành, hai trọng tâm trong năm 2013 được HĐQT chú trọng là kế hoạch đảm bảo vận hành
liên tục và hạn chế rủi ro đạo đức. Hệ thống các văn bản quy định về đảm bảo vận hành liên tục đã được
đánh giá lại, điều chỉnh và bổ sung. Cơ chế tách bạch rõ maker – checker, HĐQT phối hợp với Kiểm toán
Nội bộ tổ chức các đợt kiểm tra thường xuyên đã giúp ngăn ngừa giảm thiểu vi phạm đạo đức nghề
nghiệp. Các trường hợp bị phát hiện đều có cơ chế xử lý kỷ luật nghiêm minh.
Trang 3



4. Chỉ đạo chặt chẽ công tác Nhân sự của Ngân hàng
Năm 2013 đánh dấu những nỗ lực của HĐQT đặc biệt là các thành viên EXCO và TGĐ trong việc chỉ đạo
định hướng và đưa công tác quản trị nhân sự của Ngân hàng lên một tầm cao mới:
- TPBank đã thực hiện việc kiện toàn sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các Khối, Phòng, Ban, Trung
tâm thuộc Hội sở chính theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, tăng cường khả năng phối hợp, hỗ trợ, rút ngắn thời
gian tác nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ. Được sự bảo trợ của EXCO, TPBank cũng đã định hướng
xây dựng được các Giá trị cốt lõi riêng, đó là: “Liêm - Sáng - Hoàn - Hợp - Bền” (Liêm chính, Sáng tạo,
Hoàn hảo, Hợp lực và Bền bỉ) để truyền thông và giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho CBNV của
Ngân hàng.
- Năm 2013 cũng là năm TPBank đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong việc thu hút nhân tài từ
các nguồn khác nhau để phát triển tổ chức đến một qui mô lớn hơn với 1.183 CBNV - tăng hơn 44% so với
năm 2012. Ngoài ra, TPBank cũng chú trọng việc tuyển dụng nội bộ, tạo điều kiện cho CBNV có cơ hội
được luân chuyển và phát triển nghề nghiệp. Trong năm 2013 đã có 421 lượt CBNV được điều chuyển, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, có 54 trường hợp là Cán bộ quản lý.
- Hệ thống Quản lý hiệu quả làm việc và lương thưởng là một trong những sáng kiến Nhân sự trọng tâm,
đã được truyền thông và triển khai rộng rãi trong năm 2013. Điểm khác biệt lớn nhất của Hệ thống quản lý
hiệu quả làm việc mới được triển khai không chỉ là việc tạo sự cam kết của mọi cá nhân với tổ chức thông
qua việc xây dựng các mục tiêu chuẩn (KPIs/Balance Scorecard), có liên hệ chặt chẽ với các mục tiêu
chiến lược của các đơn vị và của toàn hàng, mà c n cho phép đánh giá hiệu quả làm việc đến từng cá nhân
trong các chu kỳ hoạt động (giữa năm và cuối năm) một cách công bằng. Tất cả các cấp từ TGĐ tới các
Giao dịch viên (Tellers) đều đã có bản mô tả công việc (JDs) và bản mục tiêu công việc (KPIs).
- Trong năm 2013, TPBank cũng đã sử dụng dịch vụ tư vấn của Hay Group để hoàn thành Dự án xây dựng
hệ thống thang bảng lương, phù hợp với thông lệ của ngành Ngân hàng - Tài chính, tham chiếu được với
các thông tin của thị trường và của ngành. Hệ thống Lương thưởng mới tiếp cận theo hướng đưa ra các giải
pháp cạnh tranh tổng thể về các chế độ đãi ngộ: bằng tiền mặt (lương trả cho vị trí công việc (được chia
thành lương cố định và lương hiệu quả gắn với việc hoàn thành các chỉ tiêu KPIs), ngoài ra còn có thưởng
thành tích kinh doanh, các loại trợ cấp theo tính chất công việc) hay bằng các chương trình phúc lợi ngắn
và dài hạn, cho cán bộ nhân viên và gia đình.

- Quan hệ lao động được thực hiện tốt, tuân thủ theo đúng quy định của Luật lao động và các quy định của
TPBank. Trong năm 2013, TPBank đã ban hành Nội quy lao động mới tuân thủ Bộ Luật Lao động hiện
hành; thực hiện nghiêm túc việc giao kết hợp đồng lao động cho tất cả các đối tượng nhân viên, học việc,
thử việc, cộng tác viên. Công tác kỷ luật lao động cũng được HĐQT chỉ đạo sát sao, nghiêm túc, đúng
người đúng vụ việc; năm 2013, TPBank đã xử lý 10 vụ vi phạm kỷ luật trong đó có 24 CBNV bị xử lý kỷ
luật (sa thải 5 trường hợp, cách chức 10 trường hợp, khiển trách 9 trường hợp và 12 trường hợp có thư
cảnh cáo/ nhắc nhở).
- Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng được TPBank chú trọng, đã có 110 khóa đào tạo
được tổ chức trong năm 2013 cho CBNV ở tất cả các cấp với 126 lớp đào tạo, 3.373 lượt đào tạo với 1.665
giờ đào tạo, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra.
5. Mở rộng mạng lưới chi nhánh và các điểm giao dịch trên toàn quốc
Tính đến cuối 2013, TPBank có 10 Chi nhánh, 19 Phòng Giao dịch, 04 Quỹ Tiết kiệm trên toàn quốc.
Dưới sự chỉ đạo của HĐQT, những điểm giao dịch chưa thuận lợi của TPBank đã được thay đổi hoặc dịch
chuyển tới những vị trí tốt nhất, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và mang lại cho TPBank
một hình ảnh tươi mới, trẻ trung, năng động và tràn trề nhiệt huyết. TPBank cũng đang nhanh chóng gấp
rút hoàn thành việc xây dựng Trụ sở chính mới khang trang, bề thế ngay tại 57 Lý Thường Kiêt, Hà Nội.
Trong năm 2014, HĐQT và BĐH sẽ tiếp tục chỉ đạo việc thay đổi địa điểm hoạt động của các điểm giao
dịch còn lại về những vị trí thuận lợi hơn.
Do việc mở rộng mạng lưới là nhiệm vụ sống còn của TPBank, HĐQT đã trực tiếp cùng BĐH xin mở mới
5 Chi nhánh với ưu tiên mở trước tại Hà Nội, HCM và Bình Dương. Tính đến tháng 3/2014, TPBank đã
được NHNN chấp thuận cho mở 5 chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu 2013 đã đặt ra, trong đó đã khai trương và
đi vào hoạt động gồm 01 tại Hà Nội, 01 tại HCM và 01 tại Bình Dương. 2 CN còn lại sẽ khai trương trong
Trang 4


tháng 4/2014. Dự kiến trong năm 2014 TPBank sẽ xin phép mở thêm 5 CN nữa ở các Thành phố và Tỉnh
có tiềm năng.
TPBank là ngân hàng hiếm hoi được phép mở Chi nhánh mới tại Hà Nội và HCM, việc được NHNN cho
phép mở 05 Chi nhánh mới, trong đó có Hà Nội và HCM thể hiện sự hỗ trợ của NHNN đối với TPBank và
nâng cao vị thế, uy tín của TPBank trên thị trường.

Mục tiêu đến năm 2017, TPBank sẽ đạt ít nhất 100 điểm giao dịch, trở thành ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh
vực kinh doanh vàng và ngân hàng điện tử.
6. Tăng cường hiệu quả của hoạt động Kinh doanh
HĐQT đặc biệt là EXCO luôn quan tâm chỉ đạo, ban hành các chính sách kịp thời và phù hợp để thúc đẩy
hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả. Hoạt động tín dụng luôn đảm bảo tính minh bạch, hạn chế rủi ro,
giải ngân kịp thời và có chính sách cho khách hàng tốt. Hoạt động huy động vốn luôn được điều chỉnh lãi
suất theo thị trường, vừa đảm bảo thanh khoản của ngân hàng vừa đảm bảo kinh doanh hiệu quả trên phần
vốn huy động được. Hoạt động đầu tư được rà soát và cơ cấu lại nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư đồng thời
đảm bảo kiểm soát rủi ro và duy trì mức độ an toàn cao cho ngân hàng. Danh mục đầu tư chủ yếu tập trung
vào trái phiếu của các tổ chức phát hành có tiềm năng tài chính và uy tín trên thị trường.
Lợi nhuận đến cuối năm 2013 của toàn hàng là 381 tỷ đồng tăng 21% so với kế hoạch đặt ra, tăng 228% so
với năm 2012, huy động vốn tăng 55%, tín dụng tăng 96%, số lượng khách hàng có mức tăng trưởng vượt
bậc đạt 245.269 người/đơn vị.
7. Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và thu hồi nợ
Các thành viên chuyên trách của HĐQT tham gia chỉ đạo trực tiếp công tác thu nợ (đặc biệt là nợ trên thị
trường liên ngân hàng) - một trong những hoạt động được đánh giá quan trọng nhất của TPBank với số dư
nợ hơn 1.000 tỷ đồng. Trong năm 2013, về cơ bản, TPBank đã thu về toàn bộ các khoản nợ trên thị trường
liên ngân hàng, bao gồm: Toàn bộ nợ gốc của Ngân hàng Đại Tín; toàn bộ danh mục ủy thác từ Công ty
Quản lý Quỹ FPT (bao gồm cả tiền mặt, chứng khoán, tài sản); một phần nợ gốc, lãi của Công ty Đức
Khải; toàn bộ nợ gốc và lãi tồn đọng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB.
TPBank cũng thực hiện bán nợ cho VAMC với tổng số 31 khoản nợ (19 khoản của cá nhân, 12 khoản của
doanh nghiệp) thu về gần 200 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu của TPBank giảm xuống chỉ còn 1,97%.
8. Đảm bảo quyền lợi của các cổ đông
HĐQT thông qua bộ phận quản lý cổ đông luôn giữ liên lạc với các cổ đông, giải đáp thắc mắc của các cổ
đông về các vấn đề cổ phần, chính sách cổ đông của ngân hàng, các thông tin của ngân hàng, hỗ trợ các thủ
tục cần thiết
TPBank luôn cung cấp đầy đủ thông tin cho các cổ đông, hoạt động theo mục tiêu hiệu quả và minh bạch
nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông đặc biệt là cổ đông cá nhân, cổ đông nhỏ lẻ.


Trang 5


9. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cụ thể:
ĐVT: Triệu đồng
STT

Chỉ tiêu

1
2
3
3.1
3.2
3.3
4
4.1
4.2
4.3
5
6
7
8
9

Tổng Tài sản
Vốn điều lệ
Tổng huy động vốn, trong đó
Tiền gửi của Khách hàng
Phát hành GTCG

Tiền gửi, vay của các TCTD khác
Dƣ nợ cho vay, đầu tƣ trong đó:
Cho vay khách hàng (bao gồm TPDN)
Trái phiếu chính phủ
Tiền gửi và cho vay các TCTD khác
Tỷ lệ nợ xấu
Lợi nhuận trƣớc thuế
CPHĐ/TNHĐ thuần
CAR
ROE(*)

Năm 2012

Năm 2013

15,120
5,550
10,785
9,270
752
763
14,233
8,617
2,473
3,143
3.66%
116
63.28%

32,088

5,550
28,067
14,332
2,341
11,394
30,179
16,365
5,284
8,531
1.97%
381
47.58%
19.81%
10.89%

Kế hoạch
2013

So với kế hoạch

30,000
5,550
25,000
19,000
2,000
4,000
28,500
16,500
5,200
6,800

<3,5%
316
>9%
9.09%

+/2,088
3,067
(4,668)
341
7,394
1,679
(135)
84
1,731
65

1.80%

%
107%
100%
112%
75%
117%
285%
106%
99%
102%
125%
121%


So với
2012
212%
100%
260%
155%
311%
1493%
212%
190%
214%
271%
54%
328%

120%

III. Thành tựu nổi bật:
1. Đón nhận bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ và Thống đốc NHNN
Vào ngày 10/12/2013, với việc TPBank đã hoàn thành xuất sắc Phương án Tái cơ cấu, những nỗ lực của
các thành viên EXCO đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN ghi nhận và đánh giá cao bằng
những phần thưởng cao quý, cụ thể:
- Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQ) đã được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Bằng khen vì đã có nhiều
thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai
đoạn 2011 - 2015”;
- Ông Lê Quang Tiến và Ông Đỗ Anh Tú - Phó Chủ tịch HĐQT đã được Thống đốc NHNN trao tặng Bằng
khen vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ
chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”.
2. Ra mắt thành công nhận diện thƣơng hiệu mới

Trong năm 2013, HĐQT chủ trương chỉ đạo xây dựng hình ảnh TPBank mới, các dự án phát triển thương
hiệu, nhận diện hình ảnh, xây dựng logo mới được triển khai quyết liệt, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt dưới
sự chỉ đạo của Ông Đỗ Anh Tú – Phó Chủ tịch HĐQT, Dự án “Thay đổi nhận diện thương hiệu mới” đã
đạt hiêu quả rất cao, mang lại cho TPBank một hình ảnh mới năng động, sáng tạo và trẻ trung.
Ngày 10/12/2013, TPBank chính thức ra mắt Bộ nhận diện thương hiệu mới bằng một buổi lễ trang trọng,
hoành tráng và cực kỳ ấn tượng. Nhiều quan chức cao cấp của Đảng, Quốc hội, Chính Phủ, NHNN, các
Ngân hàng đối tác, khách hàng và cổ đông đến dự và chia vui cùng TPBank thể hiện uy tín của TPBank đã
được nâng lên tầm cao mới. Việc ra mắt nhận diện thương hiệu mới với nhiều điểm nhấn ấn tượng đánh
dấu sự lột xác của TPBank với một giai đoạn phát triển mới. Ngay sau khi ra mắt, nhận diện thương hiệu
mới của TPBank đã được quảng bá rộng rãi và bước đầu được các Cơ quan Nhà nước, các Ngân hàng đối
tác và Khách hàng đánh giá rất tích cực.
IV. Kế hoạch công tác trong năm 2014
1. Về tổng quan: Tiếp tục thực hiện vai trò chỉ đạo, giám sát của HĐQT đối với mọi hoạt động của
TPBank. Chỉ đạo việc nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh xác định rõ lợi thế của TPBank
nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển ngân hàng mà ĐHĐCĐ đã thông qua cho giai đoạn 2013-2018. Bên
cạnh đó nhằm thực hiện kế hoạch kinh doanh được ĐHĐCĐ giao trong năm 2014, EXCO cũng đã đưa ra
những điểm cốt lõi mà toàn hàng cần đẩy mạnh quyết liệt bao gồm:
Trang 6


- Ba Đột phá: Sản phẩm và khách hàng ưu tiên; Quản trị Rủi ro; Đào tạo và phát huy năng lực cá nhân.
- Bốn Mục tiêu: Nhân lực đầy đủ; Nghiệp vụ tinh thông; Hệ thống mở rộng; Sản phẩm đẳng cấp
- Năm Giải pháp: Hoàn thiện Quy trình; Dịch vụ cạnh tranh; Khuyếch trương thương hiệu; Thưởng- Phạt
nghiêm minh; Kiểm tra đôn đốc
2. Về quản trị rủi ro:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị theo tiêu chuẩn Basel 2, đề xuất kế hoạch phòng ngừa phù hợp với
các loại rủi ro vận hành.
- Tuân thủ Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN (về phân loại tài sản và trích lập sự phòng, sử dụng
dự ph ng để xử lý rủi ro), có hiệu lực ngày 01/01/2015.
- Với hoạt động tín dụng, để đảm bảo tăng trưởng nhanh trong an toàn, các công cụ hữu hiệu hỗ trợ việc

thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ cần phải được bổ sung, tăng cường. TPBank đẩy nhanh việc xây dựng
hệ thống thông tin dữ liệu hỗ trợ việc phê duyệt tín dụng, hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời
phát hiện và xử lý các hồ sơ tín dụng không an toàn.
- Với mục tiêu tăng trưởng nhanh về cơ số khách hàng, đặc biệt là phân khúc khách hàng cá nhân (từ 200
ngàn lên 400 ngàn khách hàng đến cuối 2014), cần đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo tính hoạt động liên
tục, hệ thống dự phòng (back-up system) cũng như rủi ro đến từ các hành vi gian lận, vi phạm đạo đức
nghề nghiệp.
- Tăng cường tính tuân thủ trong vận hành, thông qua việc truyền thông, đào tạo và phát động các chương
trình hướng dẫn “tự kiểm tra - đánh giá” (Risk and control self assessment) trên toàn hệ thống.
- Xây dựng lộ trình và có các chuẩn bị cần thiết để TPBank sớm trở thành ngân hàng có hệ thống quản trị
rủi ro tiên tiến. Tiếp tục nghiên cứu lộ trình của NHNN về việc tuân thủ với các quy định của Basel II, III
để có các áp dụng cần thiết cho TPBank.
3. Về công tác nhân sự:
- Chú trọng tuyển dụng đội ngũ CBNV kinh doanh, với mục tiêu nâng tổng số CBNV toàn hàng lên 1.600
CBNV trong năm 2014. Từng bước triển khai chương trình phát triển nhân tài, quy hoạch nhân sự ở các
cấp đặc biệt ưu tiên bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lãnh đạo tại Hội sở và các Chi nhánh.
- Cải thiện hiệu suất làm việc của CBNV, nâng cao năng suất lao động; thực hiện việc trả lương hàng tháng
gắn với hiệu quả công việc, đảm bảo công bằng và minh bạch; Quản lý hiệu quả quỹ chi phí nhân viên,
thực hiện trả lương, thưởng, phúc lợi và chăm sóc sức khỏe cho CBNV đúng, đủ, kịp thời.
- Tăng cường công tác đào tạo, chú trọng đào tạo thực tiễn ứng dụng trong công việc để nâng cao chuyên
môn, nghiệp vụ của CBNV, phát triển các kỹ năng mềm cần thiết giúp nâng cao hiệu quả công việc. Bên
cạnh đó triển khai các giải pháp đào tạo và phát triển, giúp các CBNV tiềm năng của TPBank có cơ hội
học tập, rèn luyện, phát triển nghề nghiệp, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát
triển của Ngân hàng trong tương lai.
- Xây dựng, triển khai thành công Phần mềm nhân sự để rút gọn các thủ tục hành chính, giấy tờ, nâng cao
hiệu quả làm việc của CBNV. Khối QTNL phải hoàn thiện và ban hành các quy trình, chính sách nhân sự.
4. Về phát triển mạng lưới: Yêu cầu mở rộng và phát triển mạng lưới vẫn sẽ là một nhiệm vụ trọng tâm
trong năm 2014 của TPBank. TPBank sẽ tiếp tục xin mở thêm Chi nhánh tại Hà Nội, HCM và các địa bàn
tiềm năng để đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là yêu cầu tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng khách
hàng.

5. Phát triển khách hàng: Yêu cầu phát triển và tăng số lượng khách hàng sẽ là một trong những nhiệm vụ
rất quan trọng không chỉ trong năm 2014 mà cả trong những năm tiếp theo. Mục tiêu đến năm 2018
TPBank sẽ tăng số lượng khách hàng có sử dụng dịch vụ, duy trì số dư tiền gửi cũng như dư nợ tại TPBank
lên 1,4 triệu khách hàng.

Trang 7


6. Các chỉ tiêu tài chính cụ thể:
Đơn vị tính: Tỷ đồng, khách hàng
STT

Năm 2013

Chỉ tiêu

Kế hoạch 2014

1

Tổng tài sản

32,088

50,000

2

Vốn điều lệ


5,550

3

Tổng huy động

28,067

5,550
44,341

3.1

Tiền gửi khách hàng

14,332

25,000

3.2

Phát hành GTCG

2,341

3.3

Tiền gửi & vay của TCTD khác

2,341

11,394

17,000

Dƣ nợ cho vay và đầu tƣ

16,365

25,000

4.1

Cho vay khách hàng

11,926

19,580

4.2

Đầu tư trái phiếu TCKT

4,439

5,420

1.97%

<2,5%


381

438

>9%

>9%

4

5

Tỷ lệ nợ xấu

6

Lợi nhuận trƣớc thuế

7

CAR

8

ROE (*)

10.89%

11.17%


9

Số lượng khách hàng

245,269

400,000

Tăng trưởng huy động KH

55%

74%

Tăng trưởng cho vay KH

96%

53%

Như vậy, với kế hoạch đã đề ra, năm 2014 TPBank sẽ đạt quy mô tổng tài sản 50.000 tỷ đồng; lợi nhuận
trước thuế 438 tỷ đồng; số lượng khách hàng dự kiến đạt 400.000 khách hàng; tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm
soát và dưới 2,5%; các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng luôn được đảm bảo; thanh khoản luôn tốt.
V. Kết luận
Những danh hiệu cao quý đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN trao cho ngân hàng TPBank
và các thành viên HĐQT là những minh chứng rõ ràng nhất cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của tập
thể HĐQT và từng thành viên EXCO trong công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động của TPBank năm
2013.
HĐQT sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình nhằm đưa hoạt động của TPBank phát triển theo hướng hiệu
quả, minh bạch, phấn đấu trở thành 1 trong 15 ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Trân trọng báo cáo!

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH

Nơi nhận:
- Như Kính gửi;
- BKS (để b/cáo);
- Lưu: VP.HĐQT

Đã ký
Đỗ Minh Phú

Trang 8



×