Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa theo hướng bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế, giai đoạn 20172020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.37 KB, 58 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
MỤC LỤC................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ 1
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ............................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ 2
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ............................................................................... 4
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề án................................................................................................... 1
2. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu đề án........................................................ 2
2.1. Mục đích......................................................................................................................2
2.2. Ý nghĩa........................................................................................................................3

3. Phạm vi và đối tượng của đề án............................................................................. 3
3.1. Phạm vi của đề án........................................................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề án..................................................................................3

4. Kết cấu của đề án................................................................................................... 3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ..........................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................. 4
1.1.3. Khái niệm kinh tế du lịch.........................................................................................5
1.1.4. Khái niệm du lịch bền vững.....................................................................................6
1.1.4.1. Phát triển bền vững............................................................................................6
1.1.4.2. Du lịch bền vững...............................................................................................6
1.1.5. Khái niệm hội nhập quốc tế......................................................................................6

1.2. CƠ SỞ THỰC PHÁP LÝ................................................................................... 7
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................................................... 8
1.3.3. Thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua...................16
1.3.3.1. Thực trạng phát triển hoạt động du lịch Khánh Hòa, giai đoạn 2011-2015....16



PHẦN 2: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ.......................................... 28
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.......................................................................... 28
2.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁNH HOÀ .......28


2.1.1. Các quan điểm phát triển........................................................................................28
2.1.2. Mục tiêu phát triển.................................................................................................29
2.1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................29
2.1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................30

2.2. NHIỆM VỤ...................................................................................................... 31
3.1.1. Uỷ ban Nhân dân tỉnh............................................................................................43
3.1.2. Sở Du lịch...............................................................................................................43
3.1.3. Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính.......................................................................43
3.1.4. Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Nông nghiệp - PTNT................................................44
3.1.5. Sở Xây dựng...........................................................................................................44
3.1.6. Sở Giao thông Vận tải............................................................................................44
3.1.7. Sở Tài nguyên Môi trường.....................................................................................44
3.1.8. Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng...........................................................................44
3.1.9. Đài phát thanh truyền hình.....................................................................................44
3.1.10. UBND huyện, thị xã, thành phố...........................................................................45
3.4.1. Về kinh tế...............................................................................................................46
3.4.2. Về xã hội................................................................................................................47

KẾT LUẬN............................................................................................................. 48
MỤC LỤC............................................................................................................... 54

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- AFTA


: Khu vực Thương mại tự do ASEAN

- ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

- EU

: Liên minh Châu Âu

- GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

- HĐND

: Hội đồng nhân dân

- KTXH

: Kinh tế xã hội

- NQ

: Nghị quyết

- NXB

: Nhà xuất bản


- PTBV

: Phát triển bền vững


- PTNT

: Phát triển nông thôn

- TN-MT

: Tài nguyên và Môi trường

- TW

: Trung ương

- UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
Bảng 2.1. So sánh các chỉ tiêu kinh tế năm 2013 của Khánh Hòa với các
thành phố trực thuộc trung ương…………………………………………... 11
Bảng 2.2. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế năm 2013 của Khánh Hòa với
các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ………………………………………… 12
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động du lịch Khánh Hòa giai đoạn năm 2011-2015 17
Bảng 2.4. Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phân theo hạng cơ sở 20

Hình 2.1. Cơ cấu lao động trong một số nghề đặc thù của ngành Du lịch
Khánh Hòa năm 2013……………………………………………………… 23


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề án
Khánh Hòa - Nha Trang từ lâu được biết đến là một trong những trung tâm
du lịch biển của cả nước. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên cho phát triển du lịch,
đặc biệt là loại hình du lịch biển đảo, cùng với nỗ lực của chính quyền và doanh
nghiệp, sự hưởng ứng tích cực, sự thân thiện của người dân đã tạo cho Khánh Hòa
sức hấp dẫn mới lôi cuốn du khách trong và ngoài nước chủ động tìm đến tham
quan, trải nghiệm và vui chơi, nghỉ dưỡng, từng bước đưa ngành dịch vụ-du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phương hướng, mục tiêu xuyên suốt trong
Chương trình Phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015, định hướng
đến năm 2020 đã xác định: “Phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn,
qua đó sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững về kinh tế của tỉnh; tăng
cường đầu tư về chiều sâu, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng
các sản phẩm du lịch ngang tầm quốc tế, thu hút nhiều lượng khách quốc tế có mức
chi tiêu cao; tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân
trí, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường, đảm bảo tốt
giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, giữ gìn và bảo vệ an ninh quốc gia”.
Theo số liệu thống kê về du lịch trong những năm qua, ngành du lịch Khánh Hòa
đã đạt được nhiều kết quả to lớn như: Các chỉ tiêu về du lịch đều đạt mức tăng
trưởng bình quân là 16%/năm; tính đến cuối năm 2015, số lượt khách lưu trú đạt
trên 3,6 triệu lượt người với trên 8,1 triệu ngày khách, trong đó khách quốc tế trên
830 nghìn lượt người với 2,5 triệu ngày khách. Du khách quốc tế rất ưa chuộng đến
với Nha Trang-Khánh Hòa, đặc biệt là các nước như: Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Đức,
Nhật, Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc là những thị trường khách sang trọng, có mức
chi tiêu cao.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 556 cơ sở lưu trú với hơn 14 nghìn phòng,

trong đó có 8 khách sạn 5 sao, 9 khách sạn 4 sao, 40 khách sạn 3 sao. Môi
trường hoạt động du lịch đã có nhiều tiến bộ, thu hút được nhiều dự án lớn phát
triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của các nhà đầu tư trong và
ngoài nước, nhiều hoạt động sự kiện, lễ hội văn hóa du lịch ở tầm quốc gia, khu
1


vực và quốc tế được đăng cai tổ chức tại Nha Trang, qua đó góp phần quảng bá
hình ảnh Nha Trang - Khánh Hòa rộng rãi trong và ngoài nước.
Theo nghiên cứu đánh giá thị trường khách du lịch đến Khánh Hòa năm
2010 cho thấy mức chi tiêu bình quân một ngày của một khách quốc tế tại
Khánh Hòa là khoảng 98,8 USD, trong đó: chi cho thuê phòng là 23,9 USD; chi
ăn uống là 12,5 USD; mua quà lưu niệm 12,8 USD; chi phí mua sắm 12,8 USD;
chi phí đi lại 7,2 USD; chi phí tham quan 4,2 USD; chi dịch vụ văn hóa, y tế 2,2
USD và chi khác 3,3 USD 1.
Tuy vậy, bên cạnh những thành quả đã đạt được, hoạt động du lịch Khánh
Hòa hiện nay vẫn còn một số mặt yếu kém đã làm giảm sự hài lòng của du
khách về mua sắm, tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa cũng như việc kéo dài thời gian
lưu trú nghỉ dưỡng của du khách tại các điểm du lịch như: tình trạng ách tắc giao
thông trong các mùa du lịch, sự "nhếch nhát" mất đi hình ảnh với du khách về
thành phố du lịch văn minh với những người bán vé số dạo, hát rong bán kẹo
kéo, đeo bám du khách bán hàng lưu niệm, "cò" du lịch hay tình trạng "chặt
chém" du khách của các cơ sở ăn uống tư nhân...
Vậy, giải pháp nào để thu hút nhiều hơn nữa du khách đến với Nha TrangKhánh Hòa? Giải pháp nào giúp tăng giá trị sản xuất du lịch đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế; phát triển nhanh du lịch nhưng không làm tổn hại môi trường
sinh thái nói chung và môi trường biển nói riêng? Với những lý do trên, nên tôi
chọn đề tài: “Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa theo hướng bền
vững trong điều kiện hội nhập quốc tế, giai đoạn 2017-2020” làm đề án
nghiên cứu với mong muốn đóng góp vào việc hoạch định chính sách phát triển
bền vững ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong điều kiện hội nhập quốc tế.

2. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu đề án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận chung về du lịch, phát triển bền vững du lịch, đề án phản
ánh thực trạng du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua; xác định mục tiêu, nhiệm vụ
và đề xuất các giải pháp pháp triển bền vững du lịch trong quá trình hội nhập quốc
1

Báo cáo Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa, 2010.

2


tế đến năm 2020.
2.2. Ý nghĩa
Kết quả đánh giá, phân tích và giải pháp của đề án này có ý nghĩa thực
tiễn nhất định, là cơ sở cho lãnh đạo các Sở, Ban, ngành của tỉnh tham khảo
nhằm hoạch định và xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch theo hướng
bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế.
3. Phạm vi và đối tượng của đề án
3.1. Phạm vi của đề án
- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động du lịch trong phạm vi tỉnh Khánh Hòa.
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015
và đề xuất các giải pháp thực hiện đến năm 2020.
- Về nội dung: Nêu thực trạng ngành du lịch và đề xuất các giải pháp phát
triển du lịch.
3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề án
Đối tượng nghiên cứu là phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa theo hướng
bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế.
4. Kết cấu của đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, các Danh mục tài liệu, đề án gồm có phần

chính sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn của đề án
Phần 2: Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đề án.
Phần 3: Tổ chức thực hiện đề án.

3


NỘI DUNG
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ
THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm du lịch
Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi
người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung có một số
cách tiếp cận về du lịch phổ biến như sau:
Thứ nhất, theo cách tiếp cận xem du lịch là một hiện tượng xã hội
Theo Glusman (1930) thì “du lịch là sự khắc phục về mặt không gian văn
hóa của con người hướng tới một điểm nhất định nhưng không phải là nơi ở
thường xuyên của họ”.
Thứ hai, coi du lịch là quá trình hoạt động của con người trong xã hội
Theo Tiến sĩ Trần Nhạn: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời
khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích là được thẩm nhận những giá trị
vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương không nhằm mục
đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”2.
Thứ ba, coi du lịch là một ngành kinh tế thì du lịch không chỉ là một
hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế
Năm 1963, Hội nghị Liên hợp quốc cho rằng: “Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình
và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ

hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình”.
Luật du lịch (2005) đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Dưới góc độ nghiên cứu Thống kê, du lịch cần được hiểu theo nghĩa đầy
2

TS. Trần Nhạn: Du lịch và kinh doanh du lịch, tr.17

4


đủ nhất nhằm phục vụ cho quá trình Thống kê du lịch. Vì vậy, Hội nghị quốc tế
về Thống kê du lịch ở Ottawa-Cananda ngày 24-28/6/1991 đã thống nhất khái
niệm về du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một môi
trường ngoài môi trường thường xuyên trong một khoảng thời gian ít hơn
khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của
chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng
tới thăm”.
1.1.2. Khái niệm khách du lịch
Theo tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization) năm 1968 đã
chấp nhận định nghĩa khách du lịch như sau: “Khách du lịch là một người từ quốc
gia này đi tới một quốc gia khác với một lý do nào đó, có thể là kinh doanh, thăm
viếng hoặc làm một việc gì khác (ngoại trừ hành nghề hay lãnh lương)”.
Luật Du lịch (2005) của nước ta đã đề ra khái niệm: “Khách du lịch là
người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc
hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Từ khái niệm ta thấy, khách du lịch bao
gồm cả khách tham quan trong ngày không ngủ qua đêm miễn là mục đích
chuyến đi không phải để kiếm tiền ở nơi đến và khách nghỉ qua đêm với các

mục đích khác.
Từ những khái niệm trên, những người sau được coi là khách du lịch:
- Những người đi du lịch rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến nơi khác
trong khoảng thời gian nhất định.
- Những người đi thăm viếng ngoại giao, hội họp, hội thảo, trao đổi khoa
học, công vụ, thể thao…
- Những người đi du lịch kết hợp mục đích thương mại như khảo sát đầu
tư, ký kết hợp đồng…
- Việt kiều ở nước ngoài về thăm quê hương và người thân.
1.1.3. Khái niệm kinh tế du lịch
Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, là loại hình kinh doanh
dịch vụ được coi là ngành “công nghiệp không khói’’.
5


1.1.4. Khái niệm du lịch bền vững
1.1.4.1. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia, dân tộc trên
thế giới. Mỗi quốc gia sẽ dựa trên những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, về
lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá để hoạch định chiến lược phát triển bền vững
của mình. Bên cạnh đó, phát triển bền vững còn là mục tiêu chung của nhân loại,
mang tính toàn cầu và nhìn nhận dưới góc độ quan hệ quốc tế, đó cũng là mục
tiêu quan trọng của các nước khi tham gia vào đời sống quốc tế.
Trên cơ sở hai Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên
hợp quốc tổ chức ở RiodeJaneiro (Braxin, 1992) và Johannesburg (Nam Phi,
2002). Khái niệm phát triển bền vững được xác định là quá trình phát triển có sự
kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển gồm: phát triển
kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
1.1.4.2. Du lịch bền vững
Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện

tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
1.1.5. Khái niệm hội nhập quốc tế
Thuật ngữ “hội nhập quốc” tế trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng
nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégration
internationale”). Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa
khác nhau về khái niệm “hội nhập quốc tế”.
Thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa
thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. Những năm
gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọn là “hội nhập”) được
sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế
quốc tế. Có một thực tiễn đáng lưu ý là trước khi thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc
tế” được đưa vào sử dụng, trong tiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên kết kinh
tế quốc tế” và“nhất thể hóa kinh tế quốc tế”. Cả ba thuật ngữ này thực ra được sử
6


dụng để chỉ cùng một khái niệm mà tiếng Anh gọi là “international economic
integration”. Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là cách dùng với hàm ý chính trị và
lịch sử khác nhau. Thuật ngữ “nhất thể hóa kinh tế quốc tế” được sử dụng chủ yếu
trong bối cảnh hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng
Tương trợ kinh tế (SEV) những năm 1970-1980.
Hiện nay, các thuật ngữ “liên kết quốc tế” và “hội nhập quốc tế” có thể
thay thế nhau và hầu như không có sự khác biệt về ý nghĩa.
Tóm lại, hội nhập quốc tế là quá trình các nước tiến hành các hoạt động
tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá
trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật
chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.
1.2. CƠ SỞ THỰC PHÁP LÝ
Đề án được xây dựng dựa trên các cơ sở pháp lý như sau:

- Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2016-2020);
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55 /2014/QH13, ngày 23/6/2014;
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11, ngày 14/6/2005;
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII,
nhiệm kỳ 2015 - 2020.
- Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 09/12/2015 của HĐND tỉnh Khánh
Hòa về Kế hoạch phê duyệt KT-XH tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết số 39-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về miền Trung đã xác định
những phương hướng cơ bản của vùng và tạo cơ hội đẩy nhanh sự phát triển KTXH các tỉnh trong vùng và cả với Khánh Hòa;
- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 09/5/2016 của Chính phủ về một số giải
pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
- Quyết định số 157/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh Khánh
Hòa ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan chức năng trong việc
hỗ trợ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
- Quyết định số 194/2005/QĐ/TTg ngày 04/8/2004 của Thủ tướng Chính
7


phủ phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch
khu vực miền Trung-Tây Nguyên trong đó Nha Trang được xác định là trung
tâm du lịch của các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 22/8/2016 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Việt Nam phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm
du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng 2030”;
- Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế

trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 về việc Phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền
Trung đến năm 2020;
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và lợi thế so sánh trong khu
vực và cả nước
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Khánh Hòa là tỉnh ven biển, ở vị trí trung tâm của các tỉnh Duyên hải
Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5.217,6 km 2, dân số trung bình năm
2015 là 1.205.672 người, chiếm 1,58% về diện tích và 1,32% về dân số của
cả nước; mật độ dân số trung bình 231 người/km2. Khánh Hòa là tỉnh có
huyện đảo Trường Sa, phần đất liền phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam
giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp Lâm Đồng và Đắc Lắc, phía Đông là
Biển Đông. Toàn tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện/thành phố, bao gồm
thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và 06 huyện là
Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và huyện đảo
Trường Sa. Thành phố Nha Trang là đô thị loại I - là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Khánh Hòa - một trung tâm du lịch lớn của cả
8


nước. Cùng với phần đất liền, Khánh Hoà có thềm lục địa và vùng lãnh hải
rộng lớn với gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó quần đảo Trường Sa có vị trí
chiến lược rất quan trọng về cả quốc phòng và kinh tế của cả nước. Khánh
Hòa có vị trí địa kinh tế khá thuận lợi, có tiềm năng lớn về kinh tế biển đặc
biệt là tiềm năng du lịch và dịch vụ vận tải biển.
Tỉnh Khánh Hòa có phạm vi lãnh thổ từ 11041'53'' đến 12052'35'' vĩ độ Bắc
và từ 108040'33'' đến 109023'24" kinh độ Đông. Điểm cực Đông trên đất liền của
Khánh Hòa và cũng là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam, nằm trên bán

đảo Hòn Gốm thuộc huyện Vạn Ninh.
1.3.1.2. Lợi thế so sánh trong khu vực và cả nước
* Về vị trí địa lý
Khánh Hoà nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước.
Quốc lộ 1 và đường sắt chạy từ phía Bắc đến phía Nam tỉnh, nối liền Khánh
Hòa với các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với Ðăk
Lăk, quốc lộ 27 và dự kiến tuyến quốc lộ nối với vùng du lịch núi Ðà Lạt.
Tỉnh có các cảng biển lớn như: Nha Trang, Cam Ranh và tương lai có cảng
biển lớn tầm quốc tế ở Vân Phong. Sân bay Cam Ranh đã là sân bay quốc tế,
là cửa ngõ giao thông đường không quan trọng cho cả khu vực Duyên hải
Nam Trung bộ và Tây nguyên. Nằm ở giữa hai thành phố lớn là thành phố
Hồ Chí Minh và Ðà Nẵng, là các trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước,
Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km. Yếu tố này là lợi thế lớn
trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn
đầu tư, thu hút chất xám.
Nằm giáp biển Đông, Khánh Hòa còn có huyện đảo Trường Sa, là
huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc, vừa có ý nghĩa về phát triển kinh tế, vừa có
vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo của nước ta.
Với kế hoạch đầu tư xây dựng căn cứ Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự
hiện đại và thực hiện chủ trương xây dựng đơn vị điểm khu vực Khánh Hòa
của Quân chủng Hải quân đã đưa Khánh Hòa thành vị trí quân sự chiến
lược, quan trọng của đất nước.
9


* Được thiên nhiên ưu đãi cho phát triển kinh tế,
đặc biệt là kinh tế biển
Khánh Hòa có các nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú: Đất đai, biển
- đảo, vốn rừng, khoáng sản, môi trường trong lành cho phép Khánh Hòa
phát triển một nền kinh tế toàn diện, đa ngành. Đặc biệt tài nguyên biển đảo giàu tiềm năng về phát triển dịch vụ du lịch, nguồn lợi hải sản là lợi thế

so sánh cho phép Khánh Hòa phát triển mạnh tổng hợp kinh tế biển.
Vùng bờ biển và thềm ven bờ là khu vực có nhiều tiềm năng trong việc
hình thành và phát triển các ngành kinh tế biển quan trọng. Có bờ biển dài
200km, dọc bờ biển có những đầm, vịnh, bãi triều, bãi cát mịn rất thuận lợi cho
xây dựng các cảng biển, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch; với một số
đầm, vịnh, bãi biển nổi tiếng như: Vịnh Vân Phong, Nha Phu, Cù Hin, Cam
Ranh; bãi biển Nha Trang, Ðại Lãnh, Dốc Lết, Ðầm Môn, Bãi dài Cam Lâm.
Ngoài ra phải kể đến 8 cửa lạch và trên 200 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều hình thù
khác nhau…
Vịnh Vân Phong dài 35 km, rộng 25 km, cách Nha Trang 80 km và cách
Tuy Hòa (Phú Yên) 35 km. Nước vịnh trong, độ sâu trung bình khoảng 20m, bãi
biển đầy cát trắng, sóng lặng do được các đảo che chắn, lớn nhất là Hòn Lớn.
Phía Đông của vịnh là bán đảo Hòn Gốm; bán đảo này có chiều dài khoảng 18
km với nhiều đồi núi có độ cao 200 - 400m; phía Tây Nam của bán đảo là một
trong những địa điểm có điều kiện lý tưởng cho hoạt động cảng biển trung
chuyển quốc tế. Ở phía bắc là bãi biển Ðại Lãnh dài gần 3 km nằm sát quốc lộ
1A với bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh hấp dẫn du khách, gần kề với
các di tích lịch sử, cách mạng Vũng Rô, đèo Cả.
Ở phía Nam tỉnh, vịnh Cam Ranh có bề ngang rộng khoảng 8-10 km, bề
dọc từ 12-13 km, kín đáo vì bốn bề đều có núi bao quanh; nơi đây cũng là một
trong những nơi hình thành cảng thuận lợi nhất.
Vùng biển ở khu vực giữa tỉnh có nhiều bãi biển đẹp lại nằm ngay trong
thành phố, thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển
đảo. Đặc điểm khí hậu, thời tiết Khánh Hòa rất thuận lợi cho tham quan du lịch
10


biển, nhất là từ tháng 1 đến tháng 8; ánh sáng nhiều là điều kiện tốt cho cây cối
sinh trưởng nói riêng và phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung. Trữ lượng
hải sản thuộc vùng biển Khánh Hòa ước khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ

yếu là cá nổi (70%). Khả năng khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn. Ngoài
các hải sản biển, Khánh Hòa còn là nơi trú ngụ của loài chim yến, hàng năm
cho phép khai thác khoảng 3.000 kg yến sào. Yến là một đặc sản quý mà không
phải tỉnh nào trong cả nước cũng có thể có được; nó không chỉ góp phần cho
xuất khẩu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược
liệu bổ dưỡng cao cấp.
* Về con người với truyền thống cách mạng và năng động trong phát
triển kinh tế
Nguồn lao động đồi dào, người dân cần cù, năng động, một bộ phận dân
cư, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý đã bước đầu tiếp cận thị
trường. Nhân dân có truyền thống cách mạng, nếu được đào tạo và có chính sách
sử dụng tốt sẽ là động lực to lớn cho phát triển của vùng; yếu tố đó đã tạo cho
Khánh Hòa là một trong những tỉnh sớm thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường
và đã thu được kết quả bước đầu.
Trình độ dân trí của Khánh Hòa khá cao so với các tỉnh trong vùng, đặc
biệt là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật; trong những năm gần đây đã năng động
tiếp cận với kinh tế thị trường về tổ chức quản lý và áp dụng công nghệ mới trong
lĩnh vực công nghiệp, du lịch và dịch vụ, người lao động có kinh nghiệm nhất
định về hoạt động thương mại và du lịch ở các đô thị, thâm canh nông nghiệp ở
nông thôn, có trình độ về đánh bắt và nuôi trồng, chế biến hải sản.
* Về tiềm lực kinh tế và kết cấu hạ tầng
So sánh với các thành phố trực thuộc Trung ương: Quy mô GDP được xếp
thứ 5; GDP bình quân đầu người xếp thứ 6 và thu ngân sách và kim ngạch xuất
khẩu đứng thứ 5.

11


Bảng 2.1. So sánh các chỉ tiêu kinh tế năm 2013 của Khánh Hòa với các
thành phố trực thuộc trung ương

Các chỉ tiêu
GDP - theo giá thực tế
Xếp thứ tự so sánh
GDP bình quân đầu
người
Xếp thứ tự so sánh
Thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn
Xếp thứ tự so sánh
Kim ngạch xuất khẩu

Đơn
vị tính
tỷ
đồng
triệu
đồng
tỷ
đồng
triệu
USD

Khánh
Hòa


Nội

Hải
Phòng


Đà
Nẵng

Tp
HCM

Cần
Thơ

51.883

451.213

101.700

49.892

764.561

77.287

5

2

3

6


1

4

43,6

65

52,8

50,2

97,8

63,2

6

2

4

5

1

3

14.096


163.043

42.916

20.566

256.664

11.198

5

2

3

4

1

6

1.074

9.913

3.023,7

1.008


26.575

1.231

5

2

3

6

1

4

Xếp thứ tự so sánh

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Đối với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, hiện nay tỉnh Khánh Hòa đang
dẫn đầu về một số chi tiêu quan trọng phát triển kinh tế như: GDP, kim ngạch
xuất khẩu, doanh thu du lịch.
Bảng 2.2. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế năm 2013 của Khánh Hòa với
các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ
Các chỉ tiêu
GDP - theo giá
so sánh 2010
Thứ tự so sánh
GDP bình quân

đầu người
Thứ tự so sánh
Thu ngân sách

ĐVT

Khánh
Hòa

Đà
Nẵng

Quảng
Nam

Quãng
Ngãi

Bình
Định

Phú
Yên

Ninh
Thuận

Bình
Thuận


tỷ
đồng

44.086

38.160

34.098

37.552

34.670

18.346

10.180

29.525

1

2

5

3

4

7


8

6

43,6

50,2

29,8

43,7

32,3

26,7

23,7

31,7

3

1

6

2

4


7

8

5

14.096

20.566

13.403

33.162

10.245

3.107

2.625

8.625

3

2

4

1


5

7

8

6

1.074

1.008

595

508,8

630

101,5

59,7

370,7

1

2

4


5

3

7

8

6

3.350

2.130

1.697

182,1

206

141

99,9

1.710

1

2


4

6

5

7

8

3

triệu
đồng
tỷ
đồng

Thứ tự so sánh
Kim ngạch xuất
khẩu
Thứ tự so sánh
Doanh thu du
lịch
Thứ tự so sánh

triệu
USD
tỷ
đồng


(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Với lợi thế, thành tựu như nêu trên cộng với định hướng phát triển của
Khánh Hòa được Trung ương thông qua như: Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày
12


16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020 và Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 16/8/2004 của Bộ
Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc
Trung bộ và Duyên hải Trung bộ. Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch
các khu vực như: Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh
Hòa; quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2020; quy hoạch phát triển khu
vực Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa; quy hoạch chung khu du lịch Cam Ranh,
tỉnh Khánh Hòa.
Ngoài ra, ba tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận đã ký kết thoả thuận
hợp tác kinh tế - xã hội: Văn bản thoả thuận hợp tác giữa tỉnh Phú Yên và tỉnh
Khánh Hòa đã được Chủ tịch UBND hai tỉnh ký ngày 23/13/2004, Văn bản thoả
thuận hợp tác giữa tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận đã được Chủ tịch UBND
hai tỉnh ký ngày 10/01/2005, Tiếp theo ba tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh
Thuận đã có Tờ trình số 1734/TTr-LTPY-KH-NT ngày 16/5/2005 gửi Thủ tướng
Chính phủ về việc triển khai lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 3 tỉnh Phú
Yên - Khánh Hòa - Ninh Thuận thành tiểu vùng kinh tế Nam Trung bộ, trong đó
Khánh Hòa trở thành trọng điểm, trung tâm phát triển của khu vực Nam Trung
bộ và Nam Tây Nguyên.
1.3.2. Kết quả phát triển KT-XH tỉnh Khánh Hòa 5 năm qua
 Những kết quả đạt được
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm tăng 8,3%/năm

(GRDP tăng 6,86%/năm), GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.347 USD,
phù hợp với tình hình thực tế trong nước và thế giới trong những năm gần đây.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng và theo hướng
tăng tỷ trọng các ngành kinh tế biển, đặc biệt là phát triển du lịch biển đảo. Tái
cơ cấu kinh tế của các doanh nghiệp đi dần theo chiều sâu, tăng tỷ trọng các
ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao như du lịch, dịch vụ kho ngoại quan...
Chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh ngày càng được định hình rõ nét, tạo nền
tảng cho giai đoạn mới. Từng bước đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu cho 3 vùng
13


kinh tế trọng điểm của tỉnh; các công trình dân dụng, công nghiệp có quy mô lớn,
kỹ thuật phức tạp và chất lượng cao đang được xúc tiến triển khai. Khu kinh tế
Vân Phong đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, với vốn đã,
đang và dự kiến đăng ký khoảng 14 tỷ USD; khu vực Cam Ranh đã thu hút
khoảng 600 triệu USD với các dự án về công công nghiệp đóng tàu, công nghiệp
phụ trợ, khu du lịch sinh thái cao cấp...; thành phố Nha Trang đang triển khai
nhiều dự án, công trình lớn, mang tầm quốc tế… là những cơ sở quan trọng để
Khánh Hòa hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh theo hướng văn minh, hiện đại, thân
thiện với môi trường. Đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã có 01 đô thị loại I; 01 đô thị
loại III; 03 đô thị loại IV; 04 đô thị loại V và 03 khu vực xã được công nhận đạt
tiêu chuẩn là đô thị loại V. Đến năm 2015, dân số TB toàn tỉnh là 1.205.672
người, trong đó, dân số đô thị là 536.148 người. Tỷ lệ đô thị hóa hiện nay ở mức
44,79%, điều đó cho thấy tốc độ phát triển các đô thị rất nhanh.
Các loại quy hoạch, dự án trọng điểm mang tính chiến lược, gắn kết với
các tỉnh lân cận nhằm ngày càng phát huy vai trò là trung tâm khu vực duyên hải
Nam Trung bộ và Tây Nguyên như:
- Tuyến đường Nha Trang - Đà Lạt được hình thành là điều kiện thuận lợi
trong việc gắn kết phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Khánh Hòa với khu vực

Tây Nguyên (chủ yếu là tỉnh Lâm Đồng), rút ngắn khoảng cách giao thông giữa
hai tỉnh, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Hệ thống đường giao thống ven biển của tỉnh về cơ bản đã được hình
thành và kết nối từ Bắc đến Nam gắn kết với hệ thống đường Quốc lộ 1A từ việc
đầu tư hoàn thành và đi vào sử dụng hệ thống đường Phạm Văn Đồng thông
tuyến với Quốc lộ 1A và Đại lộ Nguyễn Tất Thành.
- Dự án hầm đường bộ qua đèo Cả là cơ sở gắn kết phát triển kinh tế - xã
hội giữa tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Phú Yên, thu hẹp khoảng cách giao lưu phát
triển giữa hai tỉnh, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi và an toàn trên tuyến QL1A.
- Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh được hình thành và đi vào hoạt động là
cơ hội thuận lợi trong việc thu hút trực tiếp du khách quốc tế đến với tỉnh Khánh Hòa
14


lẫn các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, tạo mối liên kết hợp tác phát triển trong
lĩnh vực du lịch, là lĩnh vực có ưu thế và điểm mạnh của các tỉnh Nam Trung bộ và
Tây Nguyên với nhiều vị trí địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước và ngoài nước.
- Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Vân Phong với định
hướng trở thành khu kinh tế tổng hợp, kết hợp phát triển kinh tế tổng hợp đa
ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi
trồng hải sản.
- Tuyến đường Quốc lộ 26 đã được đầu tư xây dựng từ lâu, nối tỉnh Khánh
Hòa và các tỉnh Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong liên kết phát triển giữa các
tỉnh khu vực đồng bằng với các tỉnh Tây Nguyên.
Năm 2015, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh vượt mốc 15.700 tỷ đồng, gấp
2,18 lần so với năm 2010; trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bình quân
tăng 21,1%/năm và thu nội địa bình quân tăng 8%/năm. Hệ thống ngân hàng
tiếp tục phát triển với 35 Chi nhánh tài chính tín dụng; 149 điểm giao dịch
ngân hàng, so đầu năm 2010 tăng 18 điểm giao dịch, phân bổ đến các huyện,
thị xã, thành phố. Các nguồn lực để phát triển nền kinh tế được quản lý, phân

bổ, sử dụng có hiệu quả. Nhiều sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trong
tỉnh có thương hiệu mạnh và sức canh tranh cao.
 Khó khăn và hạn chế

Kinh tế tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra, nguồn lực dành cho đầu tư
phát triển gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của 3 khu
vực trọng điểm kinh tế (Vịnh Cam Ranh, Nha Trang, Khu kinh tế Vân Phong)
chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư, cũng
như hỗ trợ các dự án đầu tư trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng và đi vào
hoạt động.
Còn tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên biển quá mức ở một số
nơi, các nguy cơ về ô nhiễm môi trường vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp.
Cải cách hành chính thực hiện phân tán theo chức năng của từng ngành,
việc phối hợp giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính còn
chậm (đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường), chưa có sự tập trung vào
15


các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng điểm, chưa tạo ra đột phá trong giải quyết
thủ tục hành chính, làm giảm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (chỉ đạt mức trung
bình của cả nước).
Công tác đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu sử dụng của xã hội, chưa
đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ có hàm lượng trí thức
và tay nghề cao. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn
hóa cơ sở còn thiếu và một số nơi hiệu quả sử dụng thấp; nếp sống văn minh
đô thị chưa được người dân tự giác thực hiện. Chất lượng khám, chữa bệnh của
ngành y tế tuy được cải thiện nhưng thái độ, phong cách phục vụ của một bộ
phận công chức, viên chức thuộc ngành còn hạn chế.
Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công
nghệ chậm được đổi mới, còn chưa hợp lý; thị trường khoa học và công nghệ

phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào
tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý, hợp tác quốc tế về khoa học
và công nghệ còn thiếu định hướng chiến lược, hiệu quả thấp.
1.3.3. Thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Khánh Hòa trong thời
gian qua
1.3.3.1. Thực trạng phát triển hoạt động du lịch
Khánh Hòa, giai đoạn 2011-2015
1.3.3.1.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh doanh du lịch
Sau khi Chương trình phát triển du lịch của tỉnh ban hành từ năm 2001,
được triển khai thực hiện, ngành du lịch Khánh Hòa đã có bước phát triển đáng
kể cả về chất và lượng. Giai đoạn từ 2011- 2015, các chỉ tiêu chủ yếu về du lịch
hàng năm tăng từ 15% đến 25%. Tổng số lượt khách du lịch đến Khánh Hòa giai
đoạn 2011- 2015 trên 15 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế trên 3,5 triệu
lượt người, doanh thu du lịch đạt xấp xỉ 18 nghìn tỷ đồng. Cơ sở kinh doanh du
lịch tiếp tục phát triển theo xu hướng đầu tư chiều sâu và quy mô lớn. Các loại
hình, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, nâng cao chất lượng; hoàn thành và
triển khai thực hiện Đề án phát triển dịch vụ - du lịch, khuyến khích phát triển
các ngành dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao. Hoạt động xúc tiến quảng
16


bá, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường du lịch tiếp tục được tăng
cường và có nhiều tiến bộ.
Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển với tổng mức bán lẻ hàng hoá và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn hàng năm đều tăng. Nhiều trung tâm
thương mại của các nhà bán lẻ hàng đầu trong và ngoài nước như Metro Cash &
Carry, Co-op Mart, Big C... đi vào hoạt động tại tỉnh tạo hình ảnh thương mại văn
minh, hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân và du khách. Thị
trường xuất khẩu mở rộng đến 105 quốc gia, tăng 20 nước so năm 2010. Kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn năm 2015 đạt trên 1 tỷ USD.

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động du lịch Khánh Hòa giai đoạn năm 2011-2015
ĐVT
Doanh thu
du lịch
Tổng số lượt khách
Trong đó
Khách quốc tế
Tổng số ngày khách
Trong đó
Khách quốc tế
Ngày khách lưu trú bình
quân
Trong đó
Khách quốc tế

2011

2012

2013

2014

2015

Tỷ đồng

2.252,1

2.569,5


3.350,3

4.264,8

5.544,2

Nghìn lượt

2.180,0

2.318,1

3.033,8

3.600

4.273

Nghìn lượt

440,1

532,1

635,9

831,4

1.087


4.600,1

5.228,1

6.720,5

8.105,1

9.775,5

1.146,0

1.487,0

1.928,1

2.505,8

3.255,7

Ngày

2,11

2,26

2,22

2,25


2,28

Ngày

2,6

2,79

3,03

3,01

3,27

Nghìn
ngày
Nghìn
ngày

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh
Hòa)
1.3.3.1.2. Thực trạng tổ chức không gian du lịch
Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch Khánh Hoà được phân theo hệ thống
gồm vùng du lịch, trung tâm, điểm du lịch.
Vùng du lịch: Vùng du lịch được phân vị theo lãnh thổ và theo tính chất
khai thác du lịch.
- Phân vùng theo lãnh thổ trên cơ sở vị trí địa lý và mối quan hệ dịch vụ:
Gồm vùng du lịch trung tâm, vùng du lịch phía Bắc và vùng du lịch phía Nam;
+ Vùng du lịch phía Bắc: bao gồm lãnh thổ hai huyện Vạn Ninh và

Ninh Hoà với tính chất du lịch biển, du lịch sinh thái núi;
17


+ Vùng du lịch trung tâm: gồm lãnh thổ thành phố Nha Trang, các
huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh, tính chất du lịch tổng hợp, biển và núi;
+ Vùng du lịch phía Nam: gồm lãnh thổ Cam Ranh và Khánh Sơn
với hoạt động du lịch biển và núi.
- Phân vùng theo mục tiêu và tính chất khai thác du lịch: Lãnh thổ du lịch
Khánh Hoà đã được quy hoạch gồm ba hành lang du lịch chính theo hướng Bắc-Nam.
+ Hành lang du lịch duyên hải: gồm biển, đảo và đất liền ven biển là
vùng du lịch trọng điểm, khai thác thường xuyên;
+ Hành lang miền núi: gồm lãnh thổ phía Tây tỉnh là hành lang du
lịch định kỳ;
+ Hành lang trung gian: gồm dải lãnh thổ xen giữa hai hành lang trên
với tính chất là dịch vụ hậu cần.
Trung tâm du lịch: Thành phố Nha Trang được định hướng là trung tâm
du lịch tỉnh bên cạnh các trung tâm du lịch vùng khác là: Cam Ranh, Diên
Khánh, Ninh Hoà; và các trung tâm du lịch khu vực gồm Khánh Sơn, Khánh
Vĩnh, Vạn Ninh.
Điểm du lịch: Hệ thống tuyến, điểm du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp tổ chức các chương trình du lịch hợp lý đặc biệt là các tour du lịch
chuyên đề góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của tỉnh. Một số
chương trình du lịch đã tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch
như tour tham quan các đảo, tour du lịch thể thao lặn biển, tour du lịch lễ hội...
Trên cơ sở các điểm du lịch, một số khu du lịch mới có khả năng thu hút
khách du lịch lớn như khu du lịch quốc gia Vịnh Nha Trang và cụm đảo Hòn
Mun, Hòn Tre, khu du lịch sinh thái Suối Tiên, Dốc Lết... đã được quy hoạch,
đầu tư hoặc chuẩn bị đầu tư và phát triển góp phần khai thác có hiệu quả nguồn
tài nguyên, thu hút khách du lịch đem lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương.

Tuy nhiên do điều kiện kinh tế còn khó khăn, khả năng đầu tư còn hạn chế
bên cạnh đó là sự chuyển hướng hoạt động kinh tế xã hội một số khu vực trên địa
bàn nên một số điểm du lịch được xác định có tiềm năng lớn và đã được tiến hành
lập quy hoạch như khu du lịch tổng hợp Vịnh Vân Phong... nhưng không được đưa
18


vào khai thác phục vụ khách du lịch. Đây là một trong những hạn chế ảnh hưởng
đến việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Khánh Hoà trong thời gian qua.
1.3.3.1.3. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch
Tình hình đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch của tỉnh từ năm
2011 đến nay rất sôi động, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong
và ngoài nước. Một số dự án lớn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế đang được triển khai xây
dựng. Nhằm tạo động lực ban đầu, thu hút đầu tư vào khu du lịch quốc gia Vịnh
Vân Phong và các khu du lịch khác trong tỉnh, công tác đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng phục vụ phát triển du lịch cho khu vực bằng nguồn ngân sách của tỉnh và
Trung ương đang được triển khai.
Thành phố Nha Trang hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm
2025 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hình thành một số khu đô thị
mới và đưa vào hoạt động (khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, khu đô thị Phước
Long...); hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng một số dự án du lịch có quy mô
lớn, nhiều thương hiệu khách sạn có đẳng cấp thế giới đã có mặt tại Nha TrangKhánh Hòa như Sheraton, Novotel, Inter Continental, Best Western...; đã phê
duyệt quy hoạch và đang chuẩn bị triển khai hạ tầng Khu trung tâm đô thị
thương mại-dịch vụ-tài chính-du lịch Nha Trang (sân bay Nha Trang); đã tiến
hành lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị-hành chính mới của tỉnh; chú trọng
trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử phục vụ phát triển du lịch-văn hóa.
Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế
ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn,
nhà trọ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch.

Ngành du lịch Khánh Hòa cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà
nghỉ phục vụ khách du lịch.
Số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về
số lượng, quy mô và phương thức hoạt động. Nhìn chung, về số lượng khách sạn
đã đáp ứng được nhu cầu khách nghỉ vào những mùa cao điểm, tuy nhiên vấn đề
chất lượng của các khách sạn ở đây còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày
19


càng cao của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch thương mại, khách du lịch
có khả năng chi trả cao.
Ngoài việc tiếp tục phát triển về mặt số lượng các cơ sở lưu trú mới, thời
gian gần đây các thành phần kinh tế trong tỉnh cũng tiến hành liên doanh với các
đơn vị trong và ngoài nước để phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có
chất lượng cao và quy mô lớn và đã có một số được đưa vào khai thác như khu
du lịch Hòn Tre, khách sạn Sunrise, khu du lịch sinh thái Evason Hideaway at
Mandara (Ninh Vân-Ninh Hòa), khu du lịch tổng hợp Sông Lô, khách sạn
Michelia, khách sạn Havana… Ngoài ra, các cơ sở lưu trú khác trên địa bàn tỉnh
vẫn được tiếp tục đầu tư mở rộng về quy mô, tăng thêm phòng, tăng thêm các
dịch vụ bổ sung như tắm hơi, massage, nhà hàng, karaoke, vũ trường; một số
khách sạn còn tổ chức thêm các dịch vụ lữ hành nội địa, vận chuyển…
Bảng 2.4. Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
phân theo hạng cơ sở
Số
CSLT
Tổng số
5 sao
4 sao
3 sao
2 sao

1 sao

518
7
5
28
107
121

Đạt TC

177

Năm 2013
HSSD
Số
phòng
phòng
(%)
12.463
49,98
1.124
57,23
1.022
78,73
1.911
52,68
3.400
31,52
2.098

24,48
2.253

22,40

Số
CSLT
523
7
6
39
104
110
178

Năm 2014
HSSD
Số
phòng
phòng
(%)
13.015
49,84
1.150
89,20
1.097
58,24
2.362
64,02
3.211

49,36
2.033
33,58
2.433

34,25

Số
CSLT
556
8
9
40
111
134
174

Năm 2015
HSSD
Số
phòng
phòng
(%)
14.452
48,46
1.350
78,19
1.300
61,69
2.679

58,21
3.372
43,01
2.124
36,65
2.893

42,13

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa)
Xu thế hiện nay là xây dựng các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch qui mô
lớn, trang thiết bị hiện đại ngày càng rõ nét, nhiều khách sạn tư nhân rất chú
trọng đầu tư mở rộng quy mô, nâng cấp trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục
vụ để được xét nâng hạng sao; một số khách sạn có quy mô lớn hơn đang triển
khai xây dựng dọc trên đường Trần Phú và các đường phụ cận. Qua đó cho thấy
ngành du lịch Khánh Hòa đã thực hiện tốt mục tiêu về phát triển cơ sở lưu trú du
lịch, bên cạnh đó đã mở ra một hướng phát triển mới đó là xu thế đầu tư chiều
20


sâu trong xây dựng, trang thiết bị kỹ thuật đa dạng, dịch vụ mới, áp dụng tiến bộ
và khoa học kỹ thuật cho phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, tăng dần tỷ trọng các
cơ sở lưu trú cao cấp.
Các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã chú ý quan tâm khai thác
các dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh... để thu hút,
kéo dài ngày khách lưu trú của khách. Trên địa bàn Khánh Hoà hiện đang hoạt động
nhiều khu, điểm du lịch, vui chơi giải trí lớn nhỏ thuộc nhiều thành phần kinh tế
nhằm khai thác các thế mạnh tiềm năng du lịch. Một số khu du lịch, khu vui chơi
giải trí hoạt động có hiệu quả như: trung tâm du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà, khu
du lịch tắm bùn Trăm Trứng, khu du lịch suối khoáng nóng I-Resort Nha Trang, khu

du lịch Hòn Tằm, khu du lịch Dốc Lết, khu du lịch Bãi Dài, thủy cung Trí Nguyên,
công viên Phù Đổng, khu vui chơi giải trí Vinpearl Land...
Ngoài các điểm vui chơi giải trí và các tour du lịch truyền thống, các
doanh nghiệp du lịch trong tỉnh cũng đang cố gắng nghiên cứu, thiết kế, đầu tư
hoàn thiện các tour du lịch mới, như tour du lịch Vịnh Vân Phong, tour Sông
Cái, tour Đảo Yến - Hòn Nội... đã làm phong phú thêm chất lượng, số lượng của
hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí.
Nha Trang - Khánh Hòa được xem là một địa điểm lý tưởng và hấp dẫn
trên bản đồ du lịch thế giới với sự có mặt của các khu nghỉ mát tốt nhất khu vực
và trên thế giới. Năm 2014, khu nghỉ mát Vinpearl Luxury được tổ chức
International Hotel Awards vinh danh là một trong những khách sạn 5 sao hàng
đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương; trước đó, trang web du lịch lớn nhất thế
giới Tripadvisor.com (Mỹ) đã trao “Chứng nhận xuất sắc 2014 (The Certificate
of Excellence)” cho sân golf Vinpearl Nha Trang dựa trên ý kiến đánh giá từ trải
nghiệm của du khách trên toàn thế giới; Khu nghỉ mát Six Senses Ninh Vân Bay
cũng đã được trang web du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor trao chứng nhận
xuất sắc - đơn vị có chất lượng dịch vụ tốt nhất dựa trên ý kiến đánh giá từ trải
nghiệm của du khách, trang web này cũng đã bình chọn Mia Resort Nha Trang
nằm trong top 25 khách sạn tốt nhất Châu Á…
Chất lượng môi trường tại các khu điểm du lịch ngày nay đã được cải
21


×