Tải bản đầy đủ (.pptx) (57 trang)

Bào chế thuốc mỡ Đào tạo dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 57 trang )

KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC MỠ

Ds. Đào Trung Can

01656032892

1


ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa:
Thuốc mỡ là dạng thuốc có thể chất mềm, dùng để bôi lên da hay niêm mạc, nhằm bảo vệ da hoặc đưa thuốc
thấm qua da. Bột nhão bôi da là loại thuốc mỡ có chứa một tỉ lệ lớn dược chất rắn không tan trong tá dược.
Kem bôi da có thể chất mềm và mịn màng do sử dụng các tá dược nhũ tương chứa một lượng chất lỏng
đáng kể.

2


ĐẠI CƯƠNG
2. Phân loại:
a, Theo thể chất và thành phần cấu tạo
Thuốc mỡ mềm: Là dạng chủ yếu trước đây, có thể chất mềm. Tá dược thường dùng thuộc nhóm thân dầu hoặc tá dược khan.
Ví dụ: Mỡ benzosali, mỡ Flucina, mỡ tra mắt tetracyclin 1%, mỡ tra mắt chlorocid-H

Thuốc mỡ đặc hay bột nhão bôi da: Là dạng thuốc mỡ có chứa một lượng lớn dược chất rắn ở dạng bột không tan trong tá dược
(trên 40%). Tá dược có thể là thân dầu như bột nhão Lassar (thành phần gồm tinh bột, kẽm oxyd, lanolin khan và vaselin), có
thể là tá dược thân nước, chẳng hạn bột nhão Darier (thành phần gồm kẽm oxyd calci carbonat, glycerin và nưóc tinh khiết)

3



ĐẠI CƯƠNG

2. Phân loại:
a, Theo thể chất và thành phần cấu tạo
Sáp: Là dạng thuốc mỡ có thể chất dẻo do chứa một tỷ lệ lớn các sáp, các alcol béo cao, parafin hoặc các hỗn hơp dầu thực vật
và sáp. Ngày nay, chế phẩm loại này ít dùng, nhưng lại phổ biến trong công nghệ mỹ phẩm- chế tạo son môi

Kem bôi da: Là dạng thuốc mỡ có thể chất mềm và rất mịn màng do có chứa một lượng lớn tá dược lỏng như nước, glycerin,
propylen glycol, các dầu thực vật, dầu khoáng, thường có cấu trúc nhũ tương kiểu N/D hoặc D/N. Trong thực tế hiện nay, loại
này được dùng nhiều hơn cả. Các loại kem thuốc có thể chất lỏng sánh được gọi là sữa bôi da

4


ĐẠI CƯƠNG

2. Phân loại:
b, Theo thể cấu trúc lý hóa:
Thuốc mỡ thuộc hệ phân tán đồng thể: Dược chất được hoà tan trong tá dược thân dầu hặc thân nưóc. Ví dụ: Thuốc mỡ long
não 10%, cao xoa Sao vàng, gel lidocain 3%
Thuốc mở thuộc hệ phân tán dị thể: bao gồm các thuốc mỡ có thành phần gồm dược chất và tá dược không hoà tan vào nhau.
Có thể chia thành 3 nhóm:
+ Thuốc mỡ kiểu hỗn dịch: Dược chất rắn đã nghiền, xay mịn được phân tán đểu trong tá dược
+ Thuốc mỡ kiểu nhũ tương: Dược chất thể lỏng hoặc hoà tan trong một tá dược hoặc một dung môi trung gian, được nhũ hoá vào một tá
dược không đồng tan
+ Thuốc mỡ thuộc nhiều hệ phân tán còn gọi là thuốc m ỡ nhiều pha: hỗn- nhũ tương, dung dịch- hỗn dịch, hoặc dung dịch- hỗn dịch- nhũ
tương.

c, Theo mục đích điều trị:

5


ĐẠI CƯƠNG
3. Cấu trúc, nhiệm vụ và chức năng sinh lý của da
a, Cấu trúc da: Có 3 lớp chính

-

Lớp biểu bì
+ Màng chất béo bảo vệ
+ Lớp sừng

-

Trung bì
Hạ bì

b, Nhiệm vụ chức năng sinh lý của da

-

Chức năng cơ học
Chức năng bảo vệ :
+ Bảo vệ sinh vật
+ Bảo vệ hóa học
+ Bảo vệ các tia
+ Bảo vệ nhiệt và điều chỉnh nhiệt
6



THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ

1. Dược chất:
Bao gồm các loại rắn, lỏng, tan hoặc không tan trong tá dược
2. Tá dược:
a, Vai trò của tá dược
Là môi trường phân tán, nó có tác dụng tiếp nhận, bảo quản, giải phóng dược chất và dẫn thuốc qua da và niêm mạc với mức
độ và tốc độ thích hợp, đảm bảo hiệu quả điều trị mong muốn.

b, Yêu cầu đôi với tá dược
Hỗn hợp đồng đều, dược chất dễ phân tán, không có tác dụng dược lý và không càn trở dược chất, pH của da, không cản trở các
sinh lý của da, không làm khô và kích ứng da, giải phóng dược chất, bền vững, ít gây bẩn,
Ngoài ra, còn tuỳ theo mục đích sử dụng của thuốc mỡ

7


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược:
c, Phân loại tá dược

Thân dầu (Lipophile)

Thân nước (Hydrophile)

Khan (hấp phụ, nhũ hoá, hút)

Nhũ tương


N/D.
Chất béo: Dầu, mỡ, sáp và dẫn chất.

Gel polysaccarid
D/N.

Lanolin khan

Hydrocarbon no

Gel khoáng vật

Các hỗn hợp khác:

 

Silicon

Các PEG

Lanolin và vaselin

 

Vaselin và cholesterol
Polyethylen và polypropylen

Gel dẫn chất cellulose
Gel của các polymer khác


 

Vaselin và alcol béo cao

8


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược: (thân dầu)




Dầu, mỡ, sáp

Ưu điểm: Dễ bắt dính da và hấp thu tốt lên da, dược chất dễ hấp thu.
Nhược điểm:
+ Trơn nhờn, kỵ nước, gây bẩn, khó rửa sạch, gây cản trở hoạt động sinh lý bình thường ở da.
+ Giải phóng hoạt chất chậm.
+ Dễ bị ôi khét do kết quả của phản ứng oxy hoá khử các acid béo không no dưới tác dụng của không khí, ẩm, men và

các vết kim loại... Vì vậy, khi sử dụng các tá dược này thường cho thêm các chất chống oxy hoá như a-tocopherol, BHA, BHT,
các alkyl galat.

9


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
Dầu, mỡ, sáp


2. Tá dược: (thân dầu)

TÁ DƯỢC
THÂN DẦU

DẦU

MỠ

SÁP

CÁC DẪN CHẤT
DẦU, MỠ, SÁP

- Dầu cá

Thường dùng

Sáp là những sản

- Dầu lạc

mỡ lợn

phẩm có nguồn

- Dầu vừng
- Dầu thầu dàu

gốc động thực

vật

10


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược: (thân dầu)

Dầu




Hầu hết các dầu thực vật có thể chất lỏng sánh ở nhiệt độ thường rất dễ bị ôi khét.
Dầu cá: Là dầu béo động vật duy nhất hay được dùng làm tá dược trong các dạng thuốc bôi, xoa ngoài da. Vitamin A, D 
thuốc mỡ dùng bôi lên các vết bỏng, vết thương, vết loét





Dầu lạc: Sử dụng nhiều nhất ở nước ta
Dầu vừng: Làm dịu da và niêm mạc tốt  thuốc bôi xoa ngoài da của đông y
Dầu thầu dầu: Dễ hoà tan trong alcol ethylic 95°, hoà tan nhiều dược chất có tinh sát khuẩn  thuốc dùng ngoài và mĩ
phẩm (thuốc đánh móng tay, thuốc chải tóc...). Độ nhớt cao, khả năng làm bóng tốt  thành phần không thể thiếu trong
son môi.

11



THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược: (thân dầu)

Mỡ



Mỡ lợn: pH khoảng gần trung tính, dịu đối với da và niêm mạc, khả năng thấm cao  thuốc mỡ tác dụng ở nôi bì, hạ bì hoặc
trên toàn thân.




Mỡ lợn thích hợp với nhiều loại dược chất, trừ các kiềm mạnh. Khả năng nhũ hoá: 12 - 15% nước, 20% glycerin, 5 - 10% cồn.
Do mỡ lợn rất dễ bị ôi khét vì vậy ít khi dùng đơn độc mỡ lợn làm tá dược, thường thêm 3-5% sáp ong.

Sáp



Sáp là những sản phẩm có nguồn gốc động, thực vật, thể chất dẻo hoặc rắn, cấu tạo chủ yếu bằng este phức tạp của các acid
béo cao no và không no với các alcol béo cao và alcol thơm.



Vững bền, ít bị biến chất, ôi khét hơn dầu, mỡ. Hay dùng điểu chỉnh thể chất, tăng độ chảy, tăng khả năng hút nước và các
chất lỏng phân cực khác.

12



THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược: (thân dầu)

Sáp



Sáp ong: Este của các acid béo cao với các alcol béo cao, dùng phối hợp với các tá dược khác (dầu, mỡ, vaselin,…)  làm tăng
độ cứng, độ chảy, khả năng hút nước... của tá dược trên, làm chất nhũ hóa, làm tá dược chính trong son môi. Ngoài ra, sáp
ong còn được dùng phối hợp làm tá dược cho thuốc đặt. Hai loại sáp ong: Sáp vàng và sáp trắng. Loại trắng do đã được tẩy
màu.



Lanolin: Sáp lông cừu. Este của một số acid béo đặc biệt với các alcol béo cao và các alcol. Ngoài ra, lanolin còn chứa một tỷ lệ
nhỏ các alcol béo cao và alcol thơm nói trên ở dạng tự do. Dịu với da và niêm mạc, thấm cao, hút nưóc và các chất lỏng phân
cực rất mạnh, tạo thành nhũ tương N/D. Nhược điểm: dẻo, dính, dễ bị ôi khét.

13


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược: (thân dầu)



Dẫn chất của dầu, mỡ, sáp

Biến đổi hoá học

+ hydrogen hoá: khắc phục biến chất, ôi khét và khả năng nhũ hoá kém của các dầu, mỡ, sáp thiên nhiên.
+ polyoxyethylen glycol hoá: alcol hoá các dầu thực vật bằng các polyoxyethylen glycol có trọng lượng phân tử trung bình

trong khoảng 200-400. Có đặc tính thân nước, có khà năng thấm cao, thích hợp với tất cả các loại da và niêm mạc.
+ acid béo: * Acid stearic: Phân lập từ mỡ bò, dùng làm tướng dầu trong các nhũ tương D/N, điều chỉnh thể chất của dạng
thuốc.
* Acid oleic: Thuỷ phân mỡ hoặc dầu béo, sánh như dầu, màu vàng, có mùi vị đặc biệt, để ra không khí sẽ bị sẫm màu
dần, dùng làm tướng dầu trong các nhũ tương và đặc biệt có tác dụng làm tăng tính thấm qua da.

14


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược: (thân dầu)




Hydrocarbon

Tinh chế dư phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ.
Ưu điểm: Rất bền vững, không bị biến chất, ôi khét, không bị vi khuẩn, nấm mốc phá huỷ. Các tá dược này trơ
về mặt hoá học vì vậy không tương kị với dược chất, không bị tác dụng bởi các acid, kiềm, chất oxy hoá-khử.
Các tá dược này dễ kiếm, giá thành rẻ.



Nhươc điểm: Khả năng thấm rất kém, giải phóng hoạt chất chậm và không hoàn toàn. Không có khả năng hút
các chất lỏng phân cực. Cản trở hoạt động sinh lý bình thường của da. Kỵ nước vì vậy gây bẩn khó rửa sạch.


15


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
Hydrocarbon

2. Tá dược: (thân dầu)

VASELIN

DẦU PARAFIN
- Dầu vaselin

- Vaselin trắng
- Vaselin vàng

- Parafin lỏng

PARAFIN RẮN
Thể rắn, màu trắng, có
cấu trúc hình thể óng
ánh, nhờn, không mùi

- Liqui parafin

16


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược: (thân dầu)


Hydrocarbon

Vaselin





Hỗn hợp các hydrocarbon no rắn và lỏng.
Có 2 loại: Vaselin trắng và vàng. Loại vàng thường trung tính hơn.
Hoà tan nhiều loại dược chất như tinh dầu, menthol, long não. Tuy nhiên, vaselin có chỉ số nước thấp.

17


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược: (thân dầu)

Hydrocarbon

Dầu parafin




Hỗn hợp các hydrocarbon no thể lỏng, trong suốt, không màu, sánh như dầu, hầu như không mùi, không vị.
Dầu parafin hay được dùng phôi hợp vối một số tá dược khan nhằm mục đích điểu chỉnh thể chất hoặc để dễ nghiền mịn các
dược chất rắn trước khi phôi hợp với tá dược trong phương pháp trộn đều đơn giản. Được dùng làm pha dầu trong các thuốc
mỡ nhũ tương và mỹ phẩm.


Parafin rắn



Hỗn hợp các hydrocarbon no thể rắn, màu trắng, có cấu trúc tinh thể óng ánh, sờ nhờn tay, không mùi, không vị, chảy ở 50 57°.



Không tan trong nước và trong alcol 96°, dễ tan trong ether, benzen, cloroform, dầu béo và tinh dầu, có thê trộn lẫn vối các
dầu, mỡ, sáp khi đun chảy.



Thường dùng parafin rắn để điểu chỉnh thể chất thuổc mỡ với các tá dược cùng nhóm, tỷ lệ thay đổi từ 1 - 5%.

18


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược: (thân dầu)



Silicon

Sánh như dầu nên còn được gọi là "dầu Silicon" hầu như không màu, không mùi và không vị. Tuỳ theo mức độ trùng hiệp (giá trị n)
sẽ có độ nhớt khác nhau, bền vững mặt lý hoá, không bị vi khuẩn, nấm mốc phát triển, không gây kích ứng, dị ứng da và niêm mạc,
tạo thành lớp bao bọc làm cho da và niêm mạc trở thành kị nước, không thấm nước nhưng không ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của
da. Không có khả năng thấm qua da.




Thuốc mỡ gây tác dụng ở bể mặt da. Đặc biệt là thuốc mỡ bảo vệ da hoặc niêm mạc. Phối hợp với các tá dược khan trong các công
thức thuốc mỡ chứa dược chất không bền vững, dễ bị thuỷ phân, chẳng hạn như các kháng sinh. Ngoài ra các silicon được dùng làm
tướng dầu trong các nhũ tương. Nhưng cần chú ý là không dùng silicon làm tá dược cho thuốc mỡ tra mắt vì có thể gây kích ứng
niêm mạc mắt.

19


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược: (thân nước)



Ưu điểm:
+ Có thể hoà tan hoặc trộn đều với nước và nhiều chất lỏng phân cực.
+ Giải phóng hoạt chất nhanh, nhất là với các chất dễ tan trong nước.
+ Không cản trở các hoạt động bình thưòng của da.
+ Không trơn nhờn, dễ rửa sạch bằng nước.



Nhược điểm:
+ Kém bền vững, dễ bị mấm mốc và vi khuẩn xâm nhập, vì vậy thường phải thêm các chất bảo quản như natri benzoat,

paraben, dẫn chất thuỷ ngân hữu cơ... với nồng độ thích hợp.
+ Dễ bị khô cứng, nứt mặt trong quá trình bảo quản vì vậy trong thành phần thường đưa thêm các chất háo ẩm như
glycerin, sorbitol, propylen glycol vối nồng độ khoảng 10 - 20%.


20


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược: (thân nước)
TÁ DƯỢC
THÂN NƯỚC

GEL POLYSACCARID

GEL DẪN CHẤT
CELLULOSE

GEL
CARBOMER

POLYETHYLEN GLYCOL
21


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược: (thân nước)



Gel polysaccarid

Bao gồm các gel chế từ tinh bột, tinh bột biến tính, thạch, alginat. Hiện nay, sử dụng chủ yếu natri alginat, ít dùng
tá dược tinh bột, thạch, pectin. Tuy nhiên tinh bột biến tính còn được dùng.


Tá dược điều chế từ alginat: Thường dùng muối kiềm của acid alginic, được chiết từ rong biển  dễ kiếm, giá thành
rẻ. Nồng độ dùng từ 5% đến 10%. Khi dùng gel alginat cần chú ý rằng độ nhớt bị thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như pH, các muối kim loại... do đó thể chất của gel củng bị thay đổi. Các alginat bền vững trong khoảng pH từ 4 - 10.

22


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
2. Tá dược: (thân nước)



Gel dẫn chất cellulose

Dẫn chất thân nước, trương nở trong nưóc tạo thành hệ keo như: Methyl cellulose (MC), carboxymethyl cellulose (CMC),
natri carboxy methyl cellulose (Na CMC), hydroxy propyl methyl cellulose (HPMC), hydroxy propyl cellulose (HPC)...




Khá bền vững, có thể tiệt khuẩn và điểu chỉnh pH  dùng làm tá dược cho thuốc mỡ tra mắt.
Dễ bị nhiễm khuẩn. Có thể tương kỵ với một số dược chất như: Phenol, clocresol, resorcin, tanin, natri clorid, bạc nitrat,
các muối kim loại nặng... Có thể tạo phức với paraben, làm giảm hoạt tính của một số chất kháng khuẩn như natri
sulphadimidin, nitrofurazon, mercurocrom, oxiquinolein sulphat, thimerosal.

23


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ

2. Tá dược: (thân nước)

Gel carbomer



Trùng hiệp cao phân tử của acid acrylic, có công thức chung:



Tính chất: Bột trắng không tan hoặc rất ít tan trong nước nhưng trương phồng trong nước tạo gel, có pH và độ nhớt không
cao. Thường trung hoà gel với các kiềm (mono-di-tri ethanolamine). Các gel này có độ nhớt cao hơn, đặc hơn, thích hợp
cho tá dược thuốc mỡ. Nồng độ dùng carbopol làm tá dược gel thường từ 0,5 - 5%.

24


THÀNH PHẦN CỦA THUỐC MỠ
Polyethylen glycol (PEG)

2. Tá dược: (thân nước)



Polyethylen glycol là sản phẩm trùng hiệp cao phân tử của ethylen oxyd, có công thức chung:
HOCH2-(CH2OCH2)n-CH2OH



Tuỳ theo mức độ trùng hiệp (n), có các PEG với phân tử lượng khác nhau, tính chất, thể chất khác nhau 200, 300, 400,

600,…6000.
Các PEG 200, 300 và 400 thể lỏng, sánh.
PEG 600, 1000 và 1500 giống như sáp.
PEG từ 2000 trở lên thể chất rắn



Các PEG có khả năng hoà tan nhiều dược chất ít tan do đó cải thiện được độ tan và tốc độ hoà tan cũng như khả năng giải
phóng của nhiều dược chất ít tan.



Khi cần hút một lượng nước lớn hoặc các chất lỏng phân cực người ta phối hợp PEG vói alcol béo cao hoặc vói các chất
nhũ hoá thích hợp

25


×