Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 134 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống và là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ
sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Cà Mau là tỉnh cực Nam của tổ
quốc, có bờ biển dài hơn 254 km với hệ thống các cửa sông và bãi bồi ven biển trù
phú, tài nguyên đất khá đa dạng, có nhiều tiềm năng để xây dựng quy hoạch sử dụng
đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững theo chiến lược phát triển kinh tế – xã
hội giai đoạn 2011 - 2020 của Đảng.
Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật của Nhà nước về đất đai có
liên quan, UBND tỉnh Cà Mau đã tiến hành lập “Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Cà
Mau thời kỳ 2000 - 2010” và điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2006 - 2010 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất những năm qua
đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các chương trình, dự án như
các mục tiêu đề ra, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, đảm bảo quản lý, sử dụng hợp lý hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai theo quy
hoạch và pháp luật.
Trong thời gian qua, tỉnh đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội đến năm 2020 nhằm đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình
hội nhập với các nước trên thế giới. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như
phương hướng mục tiêu phát triển của các ngành, các lĩnh vực đã có nhiều thay đổi.
Điều này kéo theo những thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất, cũng như nhu cầu sử dụng
đất đai cho các ngành, các lĩnh vực. Trong khi đó, tỉnh chưa thực hiện quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt.
Mặt khác, theo quy định Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới Luật của
Nhà nước về đất đai hiện hành, đối với việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh thì kỳ quy hoạch là 10 năm, kỳ kế hoạch là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
phải được thực hiện đồng thời với việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của
kỳ trước đó.


Xuất phát từ những lý do trên, UBND tỉnh Cà Mau tiến hành xây dựng dự án
“Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011
- 2015)” nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về đất cho những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả theo đúng các
quy định của Luật đất đai.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003.
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai.
Căn cứ Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
1


Căn cứ Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
Căn cứ Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015).
Căn cứ Công văn số 3163/UBND-NĐ ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh về việc
triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm
(2011-2015).
Căn cứ Công văn số 1829/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 18/12/2009 của Tổng cục
Quản lý Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc góp ý triển khai công tác lập
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015).
Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Căn cứ Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ

quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Căn cứ Công văn số 23/CP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về
việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
Căn cứ Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16 tháng 4 năm 2012 của
Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và môi
trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 (theo Nghị quyết Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ tư Khoá X).
Quyết định số 84/2006/QĐ-TTg ngày 19/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.
Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ Tư của BCH TW Đảng khoá X và Chương trình hành động của
Chính phủ về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg ngày
11/12/2008.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA DỰ ÁN
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu
(2011 - 2015) tỉnh Cà Mau nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh và mục tiêu phát triển của các ngành, các lĩnh
vực, các địa phương trong tỉnh đến năm 2020 đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có
hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Làm cơ sở định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của các địa phương trong tỉnh.
2


- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu

(2011 - 2015) của tỉnh được lập theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2003; Nghị
định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai; Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Thông tư số
19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định
chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
IV. NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ lập quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 - 2015 của tỉnh.
- Phân tích, đánh giá đặc điểm của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tác
động đến sử dụng đất.
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai,
hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất qua các thời kỳ; kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; Đánh giá tiềm năng đất đai.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp với phương hướng,
nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của tỉnh.
V. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
(1). Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Cà Mau (kèm theo bản đồ thu nhỏ,
sơ đồ, bảng biểu số liệu phân tích).
(2). Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỉnh Cà Mau, tỷ lệ 1/100.000.
(3). Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Cà Mau, tỷ lệ 1/100.000.
(4). Các bản đồ chuyên đề có liên quan (nếu có): bản đồ quy hoạch phát triển
mạng lưới giao thông, thuỷ lợi; bản đồ quy hoạch công nghiệp, dịch vụ, mạng lưới đô
thị và điểm dân cư nông thôn.
(5). Đĩa CD lưu trữ các file sản phẩm trên.

3



Phần I

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên:
1.1.1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Cà Mau là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, có vị trí lãnh thổ: điểm cực
Nam 8030’ vĩ độ Bắc, điểm cực Bắc 9033’ vĩ độ Bắc, điểm cực Đông 105024’ kinh độ
Đông và điểm cực Tây 104043’ kinh độ Đông.
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 529.487 ha được chia thành 9 đơn vị hành
chính trực thuộc tỉnh gồm: thành phố Cà Mau và 08 huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời,
U Minh, Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Ngọc Hiển và Năm Căn. Toàn tỉnh có 101 xã,
phường, thị trấn, trong đó, có 10 phường, 09 thị trấn và 82 xã; ngoài ra, tỉnh Cà Mau
còn có các đảo: cụm đảo Hòn Khoai (gồm 05 đảo, thuộc xã Tân Ân), cụm đảo Hòn
Chuối (gồm 02 đảo, thuộc thị trấn Sông Đốc), cụm đảo Hòn Đá Bạc (gồm 02 đảo,
thuộc xã Khánh Bình Tây) và đảo Hòn Buông.
Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Đông giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Nam và Đông nam giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp biển Tây.
1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, trong đất liền không có núi
đá (ngoài biển cũng chỉ có một số cụm đảo gần bờ như Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc), cao
trình phổ biến từ 0,5 - 1,0 m so với mặt nước biển, các khu vực trầm tích sông hoặc
sông - biển hỗn hợp có địa hình cao hơn; các khu vực trầm tích biển - đầm lầy hoặc
đầm lầy có địa hình thấp hơn (trung bình và thấp trũng) chiếm tới 89%. Như vậy về
mặt địa hình, nếu giữ nguyên độ cao tự nhiên chỉ phù hợp cho các loại cây chịu ngập

nước như rừng ngập mặn, rừng tràm, lúa nước, nuôi thủy sản. Việc trồng cây ăn trái,
xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình dân dụng, khu dân cư đòi hỏi phải chi phí
tôn tạo mặt bằng rất lớn.
Bên cạnh đó, địa hình của tỉnh còn bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông rạch
chằng chịt, có nhiều sông rạch là lợi thế về giao thông đường thủy nhưng là hạn chế rất
lớn đối với phát triển giao thông đường bộ, phát sinh nhiều cầu cống, là một trong
những nguyên nhân làm giao thông đường bộ của tỉnh chậm phát triển. Đồng thời
phần lớn diện tích của tỉnh thuộc dạng đất ngập nước ven biển, nền đất yếu nên việc
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và xây dựng dân dụng rất tốn kém do yêu cầu
xử lý nền móng phức tạp; tính ổn định của các công trình xây dựng bị hạn chế, thường
bị lún nền. Đây cũng là những trở ngại cho chương trình phát triển đô thị của tỉnh (hạn
chế khả năng phát triển khu đô thị cao tầng, tốn kém nhiều trong đầu tư xây dựng hạ
tầng đô thị…), cùng với nhiều khu vực thuộc bờ biển Đông và Tây thường xảy ra xói
lở, nhất là trong những năm gần đây và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và
tài sản nhân dân.
4


1.1.3. Khí hậu:
Tỉnh Cà Mau mang những đặc tính chung của khí hậu vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao (nhiệt độ
trung bình 27,90C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm không còn vào tháng 4 mà
vào tháng 5 với 30,20C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng giêng với 26,5 0C), đây
là điều kiện thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản.
Khí hậu trong tỉnh những năm gần đây không còn phân mùa rõ rệt như trước,
mùa mưa cũng không còn tập trung từ tháng 5 - 11 và các tháng mùa khô không diễn
ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau nữa mà lượng mưa thường phân bố rãi rác ở tất cả
các tháng trong năm, vào các tháng mùa mưa thường xuất hiện những đợt nắng hạn
kéo dài hoặc xuất hiện nhiều cơn mưa lớn vào các tháng mùa khô. Cụ thể lượng mưa
từ tháng 5 - 11 năm 2005 là 2.090,4 mm, đến năm 2010 là 1.973 mm; lượng mưa từ

tháng 12 đến tháng 4 năm 2005 là 172,6 mm, năm 2010 là 25,3 mm.
So với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL thì tỉnh Cà Mau có lượng mưa cao hơn
hẳn. Bình quân hàng năm có 165 ngày có mưa với lượng mưa trung bình năm là 1.998,3
mm (so với ở Gò Công tỉnh Tiền Giang chỉ có 74 ngày mưa và 1.209,8 mm, ở Bạc Liêu
có 114 ngày mưa và 1.663 mm, ở Vĩnh Long có 120 ngày mưa và 1.414 mm, ở Rạch
Giá có 132 ngày mưa và 1.050 mm). Lượng mưa từ tháng 5 - 11 từ năm 2005 – 2009 chỉ
còn khoảng 84,7% lượng mưa cả năm (so với 90% ở những năm trước 2005), riêng
lượng mưa từ tháng 5 - 11 năm 2010 chiếm 98,73% lượng mưa cả năm, lượng mưa phân
bố không đều trong các tháng và có sự khác biệt giữa các khu vực trong tỉnh, thời điểm
có lượng mưa cao nhất cũng diễn biến phức tạp trong các năm chứ không còn tập trung
từ tháng 8 đến tháng 10, sau đó giảm dần đến tháng 11 như trước. Độ ẩm trung bình là
81% nhưng mùa khô độ ẩm thấp hơn, vào tháng 3 độ ẩm khoảng 74%.
Chế độ gió thịnh hành theo mùa, mùa khô thịnh hành hướng gió Đông Bắc và
gió Đông, vận tốc gió trung bình khoảng 1,6 - 2,8m/s; mùa mưa thịnh hành hướng gió
Tây Nam hoặc gió Tây, vận tốc trung bình 1,8 - 4,5m/s. Trong những năm gần đây,
thời tiết diễn biến phức tạp hơn, trong mùa mưa thường xảy ra các cơn giông, lốc xoáy
cấp 7 đến cấp 8 ở vùng biển, ven biển; trên vùng biển Cà Mau - Kiên Giang chịu ảnh
hưởng của một số cơn bão với những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động khai thác hải sản và các hoạt động kinh tế khác trên vùng biển. Trong mùa mưa
cũng thường có những đợt nắng hạn kéo dài (hạn Bà Chằng) làm tăng sự nhiễm mặn
cho những vùng sản xuất luân canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm.
Về cơ bản, khí hậu trong tỉnh ôn hoà, ít khắc nghiệt hơn các vùng khác, thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, nhưng cũng cần chú ý các điểm sau:
+ Yếu tố mưa phân mùa là cơ sở để tỉnh quy hoạch sản xuất luân canh 01 vụ lúa
trên đất nuôi tôm trong mùa mưa, nhưng trong điều kiện chưa chủ động về thủy lợi
nên khi gặp hạn, lúa bị chết do bị nhiễm mặn. Đây là yếu tố làm cho quy hoạch sản
xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm của tỉnh Cà Mau chưa thành công trên diện rộng (vì
không chủ động được nguồn nước ngọt tưới bổ sung).
+ Trong mùa mưa, có những trở ngại cho đời sống dân cư và thi công các công
trình giao thông, xây dựng dân dụng; nhưng đối với vùng quy hoạch ngọt hoá ở huyện

Trần Văn Thời và U Minh trong mùa khô hoạt động xây dựng cũng gặp khó khăn do
không vận chuyển vật liệu xây dựng đến chân công trình được vì phải đắp đập ngăn mặn.
+ Trong mùa khô, nắng hạn kéo dài làm tăng nguy cơ cháy rừng tràm, nhất là
những vùng rừng tràm có than bùn; nắng hạn cũng làm cho độ mặn nước sông và
5


trong đầm nuôi tôm tăng cao (có khi lên đến trên 40‰) làm cho tôm nuôi chậm lớn và
dễ phát sinh dịch bệnh.
+ Những diễn biến phức tạp về thời tiết trên vùng biển đã ảnh hưởng nhiều đến
hoạt động khai thác thủy hải sản, đe dọa an toàn cho ngư dân, làm giảm hiệu quả các
chuyến khai thác biển.
1.1.4. Thuỷ văn:
Tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ thủy triều biển Đông (bán nhật
triều không đều) và của biển Tây (nhật triều không đều). Triều biển Đông tương đối
lớn, độ lớn triều tại cửa Gành Hào từ 3,19 - 4,18 m, trong khi thủy triều biển Tây thấp
hơn, độ lớn triều tại cửa sông Ông Đốc từ 0,73 - 0,9 m. (Nguồn: Bảng dự tính mực
nước thủy triều năm 2009 dành cho các cửa sông Nam Bộ, với mực nước triều tính
theo hệ cao độ Nhà Nước).
Do ảnh hưởng của hai chế độ thủy triều và có nhiều cửa sông thông ra biển, nên
toàn bộ diện tích đất liền của tỉnh đều bị nhiễm mặn và chế độ truyền triều rất phức
tạp. Từ khi chuyển đổi sản xuất sang nuôi tôm, nhiều cống đập được mở thông, làm
cho quá trình truyền triều càng vào sâu trong đất liền. Chế độ thủy triều đã được người
dân tận dụng trong đời sống, sản xuất như: giao thông đi lại theo con nước, lấy nước
và thoát nước cho các vùng đầm nuôi tôm… Nhưng do chế độ truyền triều không đều
của biển Đông và biển Tây đã hình thành một số vùng giáp nước, là những khó khăn
cho giải pháp thủy lợi phục vụ sản xuất.
Thủy triều đưa nước biển vào ra thường xuyên, mang theo một lượng phù sa lớn
làm nhanh bồi lắng ở các sông, kênh thủy lợi, việc nạo vét kênh mương thủy lợi rất tốn
kém, phải đầu tư thường xuyên, nhất là ở một số cửa sông lớn trong tỉnh như: Cái Đôi

Vàm, Khánh Hội, Sông Đốc… Ngoài ra, trong mùa khô (mùa gió chướng) nước biển
dâng cao, gây tình trạng tràn mặn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, vì vậy công
tác ngăn mặn, chống tràn là công việc phải thực hiện hàng năm của địa phương.
Do ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều, nên dự án thủy lợi ngọt hoá vùng bán đảo
Cà Mau nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự đầu tư và vận
hành đồng bộ các công trình thủy lợi trong vùng và liên tỉnh (như dự án Xẻo Rô, hệ thống
cống tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, cống dưới đê biển Tây, Âu thuyền Tắc Thủ… ).
1.1.5. Tác động của Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đến tình hình
sản xuất của tỉnh Cà Mau:
Khí hậu trong tỉnh Cà Mau những năm gần đây diễn biến ngày càng phức tạp,
nhiệt độ ngày càng tăng, lượng mưa lớn. Nhiệt độ trong giai đoạn 1970 - 1979 tăng
hơn 0,20C so với giai đoạn 1960 - 1969; nhiệt độ trong giai đoạn 1990 - 1999 tăng hơn
0,40C so với giai đoạn 1980 - 1989 và giai đoạn 2000 - 2009 tăng cao hơn giai đoạn
1990 - 1999 khoảng 0,30C. Khí hậu trong tỉnh không còn phân mùa rõ rệt như trước,
mùa mưa không còn tập trung từ tháng 5 - 11 và mùa khô cũng không còn tập trung từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau nữa mà lượng mưa thường phân bố rãi rác ở tất cả các
tháng trong năm, vào các tháng mùa mưa lại thường xuất hiện những đợt nắng hạn kéo
dài hoặc xuất hiện nhiều cơn mưa lớn vào các tháng mùa khô. Kết quả quan trắc cũng
cho thấy mực nước trên địa bàn tỉnh tăng dần qua từng thập niên.
Tại Cà Mau, diễn biến tình hình hạn hán càng thêm gay gắt do phần lớn nguồn
nước trong ao hồ, kênh rạch là nước mặn. Tuy UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo cho
ngành nông nghiệp thực hiện ngay việc nạo vét kênh mương để dẫn nước tưới tiêu, lập
6


dự án trạm cấp nước ở những vùng quá khó khăn để cấp nước sinh hoạt cho người
dân. Đến nay, Cà Mau đã chuyển đổi hơn 7.000 ha đất trồng lúa sang trồng hoa màu để
chủ động nguồn nước sản xuất.
Trong nhiều năm qua, hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất chưa đáp ứng yêu
cầu. Do hệ thống kênh cấp III nằm sâu trong nội đồng, đa số người dân sống trên hệ

thống kênh này kinh tế còn khó khăn nên ít được đầu tư nâng cấp (không vận động
được nhân dân tham gia). Hàng năm cấp vốn cho các huyện, thành phố để đầu tư thuỷ
lợi còn hạn chế. Hiện các tiểu vùng chưa được đầu tư khép kín nên tình trạng tràn bờ,
xâm nhập mặn diễn biến phức tạp.
Từ năm 2005 - 2010 thời tiết trong tỉnh thay đổi phức tạp đã gây thiệt hại nhiều
diện tích sản xuất trong địa bàn, với tổng diện tích bị thiệt hại 38.177 ha, trong đó,
diện tích lúa bị thiệt hại khoảng 22.500 ha, chủ yếu là diện tích lúa luân canh trên đất
nuôi tôm, còn lại là diện tích nuôi tôm. Cụ thể, trong năm 2005 nắng nóng kéo dài, tạo
điều kiện cho đất, nước bị nhiễm phèn, mặn đã gây thiệt hại cho 10.245 ha diện tích
lúa luân canh trên đất nuôi tôm, làm giảm năng suất thu hoạch. Đồng thời gây tác động
đến vấn đề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt phần lớn diện tích sản xuất lúa trên đất nuôi
tôm trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả. Trong năm 2008, triều cường đã ảnh hưởng
đến sản xuất với tổng diện tích bị ảnh hưởng là 20.265,3 ha. Năm 2009, triều cường
tràn bờ ảnh hưởng làm thiệt hại 14.795,6 ha (trong đó, diện tích lúa - tôm là 3.867 ha;
chuyên tôm là 10.928,6 ha). Năm 2010 nắng hạn kéo dài làm thiệt hại 3.800 ha diện
tích trồng lúa. Đồng thời thiên tai còn làm sạt lở đất, phá hủy nhiều công trình... tác
động đến tình hình sản xuất của nhân dân trong vùng.
Tác động rõ rệt nhất của biến đối khí hậu là gia tăng độ mặn xâm nhập vào nội
đồng, làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Theo số liệu thống kê, năm 2000 tổng diện tích
sản xuất theo hệ sinh thái ngọt của tỉnh Cà Mau (trừ cây lúa) là 38.981 ha và diện tích
đất gieo trồng lúa là 178.733 ha, chủ yếu là lúa 02 vụ; diện tích nuôi thủy sản là
113.087 ha nhưng đến năm 2010 thì diện tích các loại cây trồng (ngoài lúa) chỉ còn
19.193 ha và diện tích gieo trồng lúa còn 125.581 ha (trong đó, có khoảng 55.000 ha
diện tích trồng lúa trên đất nuôi tôm) và diện tích nuôi thủy sản tăng lên 296.300 ha.
Các huyện ven biển như Cái Nước, Phú Tân và Năm Căn trước đây còn luân phiên sản
xuất tôm – lúa nhưng hiện nay hầu hết đã chuyển sang nuôi tôm mà nguyên nhân chủ
yếu là do xâm nhập mặn nên trồng lúa không đạt hiệu quả mà nuôi tôm nước lợ là giải
pháp phù hợp và mang lại hiệu quả hơn. Như vậy, với mức độ gia tăng xâm nhập mặn
hàng năm như hiện nay thì trong tương lai hệ sinh thái nông nghiệp với cây lúa là chủ
đạo sẽ chuyển dần thành nuôi tôm.

Theo dự đoán do ảnh hưởng bởi hiện tượng biến đối khí hậu, nhiệt độ không khí
có thể tăng 0,70C vào năm 2020; 1,60C vào năm 2050 và 3,10C vào năm 2100 so với
nhiệt độ trung bình trong nhiều năm của tỉnh tính đến năm 2007, kết hợp với số giờ
nắng trong năm gia tăng sẽ làm tăng lượng nước mặt bị bốc hơi của tỉnh, nhiệt độ tăng
cao kéo theo độ bốc hơi trong không khí gia tăng, gây ra tình trạng hạn hán. Thêm vào
đó, theo dự đoán lưu lượng nước sông Mêkông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ
7 – 15% vào mùa mưa, dẫn đến giảm lượng nước, làm giảm lượng nước ngọt từ sông
Hậu dẫn về ngọt hóa vùng bán đảo Cà Mau. Nguyên nhân là do hạn hán và ảnh hưởng
của các công trình thủy điện phía thượng nguồn của sông. Vấn đề này sẽ làm quá trình
xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ hơn, mặn từ biển sẽ theo dòng chảy của sông, kênh rạch
lấn sâu vào nội đồng, làm giảm nguồn tài nguyên nước ngọt. Đồng thời hạn hán gia tăng
làm hạ thấp mực thủy cấp trong khu vực, tạo điều kiện cho quá trình phèn hóa ngày
7


càng tăng (Cà Mau có diện tích đất phèn lớn, chiếm trên 51% diện tích tự nhiên và chủ
yếu là đất phèn tiềm tàng), cùng với mực nước biển dâng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến các vùng sản xuất trong tỉnh, đặc biệt là vùng ngọt hóa.
Trong thời gian tới, theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam (2009) vào thế kỷ 21 được Trung tâm Viễn thám Quốc gia (IPCC) - Bộ Tài
nguyên và Môi trường xây dựng thì trong các vùng lãnh thổ của Việt Nam, ĐBSCL có
địa hình thấp, nhiều nơi cao trình chỉ đạt từ 20 - 30 cm, đường bờ biển dài nên được
đánh giá là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và nghiêm trọng nhất. Đối với ĐBSCL thì
tỉnh Cà Mau lại là vùng nguy hiểm nhất, là tỉnh duy nhất chịu tác động của cả 2 chế độ
thủy triều biển Đông và biển Tây và có đường bờ biển dài nhất, khoảng 254 km.
Để đánh giá các tác động của nước biển dâng đến địa bàn tỉnh Cà Mau, một
trong những hệ quả của sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Dựa vào dự báo từ IPCC trong
thời gian từ 30 tới 50 năm tới, Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam đã xây dựng 2
kịch bản nước biển dâng khác nhau: Trung bình 25 cm và cực đại 50 cm.
Mô hình thuỷ lực và xâm nhập mặn toàn ĐBSCL đã được sử dụng để tính toán

tác động của các kịch bản đến chế độ thuỷ lực và xâm nhập mặn. Trong điều kiện hiện
tại (A0), ngoài khu vực bảo tồn U Minh Hạ là hệ sinh thái ngọt, trữ nước mưa bằng hệ
thống đê, cống và đập tạm còn lại phần lớn diện tích của tỉnh đều ảnh hưởng bởi hai
chế độ thuỷ triều, bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây, nhưng do biên độ
triều biển Đông (từ 3,0 – 3,5 m vào ngày triều cường và từ 1,8 - 2,2 m vào các ngày
triều kém) lớn hơn rất nhiều so với triều biển Tây (0,5 - 1,0 m) nên chế độ truyền triều
trong địa bàn tỉnh rất phức tạp, phạm vi xâm nhập mặn do ảnh hưởng của triều biển
Đông có quy mô lớn hơn so với ảnh hưởng của triều biển Tây, tạo điều kiện cho nước
mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Trong thời kỳ mùa khô, diện tích có độ mặn xâm
nhập vượt hơn 28g/l chiếm xấp xỉ 60% đất canh tác của tỉnh và đạt mức đỉnh vào
tháng 4, tháng 5 hàng năm.
Khi nước biển dâng sẽ làm tăng thêm nhiều diện tích đất bị ngập nước. Với mực
nước biển dâng 25 cm (ứng với năm 2040 trong kịch bản) thì nồng độ mặn đạt giá trị
lớn nhất vẫn trong tháng 4 và 5 với giá trị >28g/l. Phần diện tích bị ngập từ 1 - 1,2 m sẽ
tăng thêm 22% trong mùa khô và lên đến 40% trong mùa mưa so với diện tích bị ngập 1
- 1,2 m hiện tại. Nhìn chung vào năm 2040, mực nước trung bình cả năm của tỉnh là từ 1
- 1,2 m, tăng hơn 0,2 m so với hiện nay. Khi đó sẽ có hơn 4.693 km2 bị ngập từ 1 - 1,2 m
trở lên, chiếm 85,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.
Với mực nước biển dâng 50 cm (ứng với giai đoạn các năm 2060 - 2070 trong
kịch bản), trong mùa khô sẽ có 22% diện tích có mực nước từ 1,2 - 1,4 m, trong mùa
mưa có 33% diện tích có mực nước từ 1,2 - 1,4 m. Nhìn chung mực nước ngập trung
bình trong cả năm từ 1,2 - 1,4 m, tăng đến 0,4 m so với hiện nay. Với mực nước như
vậy tổng diện tích bị ngập từ 1,2 - 1,4 m trở lên của Cà Mau sẽ là 4.476 km 2, chiếm
đến 81,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.
Địa hình tỉnh Cà Mau có cao trình phổ biến từ 0,5 - 1,0 m so với mặt nước
biển nhưng địa hình trong tỉnh có sự phân chia theo từng khu vực, phía Bắc có địa
hình thấp (trung bình từ 0,2 - 0,5 m) thuận lợi cho việc trữ nước mưa phục vụ sản
xuất nông nghiệp và phía Nam có địa hình cao hơn (trung bình từ 0,2 – 0,8 m), cao
ven biển và hướng nghiêng thấp dần từ biển vào nội địa nên theo các kịch bản trên
khi mực nước biển dâng thì phần diện tích ngập nước theo thứ tự sẽ là diện tích đất

trồng lúa luân canh trên đất nuôi tôm và đất chuyên lúa ở khu vực huyện Cái Nước,
8


Phú Tân và TP. Cà Mau, vùng trồng lúa của huyện Trần Văn Thời, phần lớn diện tích
đất nuôi trồng thủy sản, phần diện tích đất trồng lúa còn lại của tỉnh, diện tích rừng
ngập mặn và rừng tràm… (ngoại trừ một số khu vực thuộc xã Biển Bạch Đông và xã
Thới Bình thuộc huyện Thới Bình và khu vực ven biển Đông của huyện Đầm Dơi do
có địa hình cao hơn). Do đó, tùy từng mức độ dâng của mực nước biển sẽ tác động
khác nhau đến cơ cấu sản xuất trong vùng, tuy nhiên khu vực ngọt hóa trong tỉnh là
vùng đáng quan tâm nhất do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Một tác động khác của mực nước biển dâng là làm gia tăng diện tích bị ảnh
hưởng bởi mặn có nồng độ cao so với hiện nay, nguyên nhân vì triều biển Đông với đỉnh
triều cao làm mặn xâm nhập mạnh vào nội đồng, đặc biệt là khu vực ven biển nơi mà
nguồn nước ngọt cực kỳ khan hiếm trong mùa khô. Trong mùa khô, diện tích bị ảnh
hưởng mặn ước tính khoảng 0,4 triệu ha, trong đó nghiêm trọng nhất là từ tháng 4 - 5
khi mà mực nước xuống thấp nhất thì mặn xâm nhập mạnh cả về cường độ và thời gian.
Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng sẽ làm thay đổi sâu sắc các yếu tố tự
nhiên trong môi trường sống của các hệ sinh thái. Nước biển dâng sẽ làm chết các loài
cây tiên phong, giảm diện tích rừng ngập mặn. Nước biển dâng gây nhiễm mặn, ngập
úng, thay đổi tính chất môi trường đất và môi trường nước... tác động xấu đến rừng
tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn. Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng cũng
làm tăng nguy cơ cháy rừng, phèn hóa, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh... Xâm nhập
mặn gia tăng, hạn hán kéo dài gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn nước cung cấp cho
nông nghiệp trong tỉnh, ranh giới các loại cây trồng sẽ thay đổi, đồng thời dẫn đến tình
trạng các vùng đất chuyên canh lúa, nuôi tôm luân canh với trồng lúa sẽ chuyển sang
nuôi tôm chuyên canh do thiếu nước ngọt phục vụ cho cây trồng. Do đó, Biến đổi khí
hậu và nước biển dâng được dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái và
làm thay đổi đến tình hình sử dụng đất trong vùng.
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng tác động sâu sắc đến nhiều thành phần kinh

tế - xã hội chính của tỉnh:
- Đối với nông nghiệp, biến đổi khí hậu tác động đến sinh trưởng, tăng dịch
bệnh, dịch hại, làm giảm năng suất cây trồng, thay đổi thời vụ gieo trồng, gây nguy cơ
thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Với ngành thủy sản, nuôi tôm bị ảnh hưởng nặng nề
nhất do sự thay đổi số lượng và chất lượng nước, đặc biệt là khu vực sản xuất ven
biển. Với ngành lâm nghiệp, nước biển dâng sẽ đẩy nhanh tốc độ xói lở vùng ven biển
và cửa sông, đồng thời làm cho các bãi triều bị ngập sâu hơn, ảnh hưởng đến sự phát
triển của cây ngập mặn, đặc biệt là những loài có khả năng giữ lại phù sa để bồi đắp
cho các bãi đất ven biển, làm giảm diện tích rừng ngập mặn, tác động xấu đến rừng
tràm và rừng trồng, giảm tài nguyên động thực vật nên giảm hiệu quả kinh tế của các
hoạt động khai thác tài nguyên từ rừng.
- Đối với hệ thống thủy lợi, đường giao thông, nước biển dâng sẽ làm ảnh
hưởng đến khoảng 45.000 km kênh mương, trong đó chủ yếu là kênh nội đồng, kênh
cấp I, II; khoảng 4.500 km đường giao thông sẽ bị ngập, đặc biệt khi có bão và triều
cường thì con số này tăng đáng kể khoảng 13.000 km bị ngập.
Như vậy biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Cà Mau. Trước tình hình trên, nhiệm vụ đặt ra
cho chính quyền và nhân dân địa phương là phải chuẩn bị để ứng phó và thích nghi hiệu
quả với Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo cuộc sống cho người dân, bảo vệ
an ninh kinh tế và an ninh xã hội. Do đó, lập “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,
9


kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của tỉnh Cà Mau” nằm trong
chương trình kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu và nước biển dâng
tỉnh Cà Mau là rất cần thiết nhằm trang bị cho các cấp quản lý, chính quyền địa phương
cũng như người sử dụng đất trong tỉnh Cà Mau có cơ sở khoa học cho việc quản lý nhà
nước về đất đai và xây dựng các giải pháp cụ thể để hạn chế thiệt hại do biến đổi khí
hậu, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
1.2. Các nguồn tài nguyên:

1.2.1. Tài nguyên đất:
Theo các kết quả dự án điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Cà
Mau tỷ lệ 1/100.000 do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện năm
2011 với mạng lưới trên 1000 phẫu diện đất, phân bố đều trên khắp các huyện, thị, cho
thấy về mặt phân loại đất tỉnh Cà Mau được chia thành 6 nhóm với 26 đơn vị chú dẫn
bản đồ theo hệ thống phân loại của FAO/WRB. Quy mô diện tích của các đơn vị chú
dẫn bản đồ được trình bày ở bảng 1.
Kết quả điều tra cho thấy 91,41% DTTN toàn tỉnh là đất phèn và đất mặn; trong
đó nhóm đất phèn chiếm diện tích lớn nhất 268.843 ha (50,77% DTTN), kế đến là nhóm
đất mặn: 215.135 ha (chiếm 40,63% DTTN). Các nhóm đất than bùn phân bố dưới rừng
tràm ở vùng trũng U Minh, đất bãi bồi, đất cát phân bố ở ven bờ biển và đất đỏ vàng
phân bố ở ngoài các cụm đảo chỉ chiếm diện tích nhỏ (khoảng 4,3% DTTN), 4,29% diện
tích còn lại là sông rạch.
Bảng 1: Phân loại và quy mô diện tích các loại đất ở Cà Mau
STT

Tên đất
Việt Nam

Diện tích

Tên tương đương WRB(*)

I

NHÓM ĐẤT CÁT

ARENOSOLS

II


NHÓM ĐẤT MẶN

III

NHÓM ĐẤT PHÈN

Ha

%

424,16

0,08

SALIC FLUVISOLS

215.135,55

40,63

THIONIC FLUVISOLS (FL)

270.320,44

51,05

ĐẤT PHÈN TIỀM TÀNG (TT) PROTO- THIONIC FL

175.067,85


33,06

ORTHI- THIONIC FL

95.252,59

17,99

IV

ĐẤT PHÈN HOẠT ĐỘNG
(HĐ)
ĐẤT THAN BÙN

HISTOSOLS

8.277,53

1,56

V

ĐẤT BÃI BỒI

REGOSOLS

11.967,50

2,26


VI

ĐẤT ĐỎ VÀNG

FERRALSOLS/ ACRISOLS

638,52

0,12

VII

SÔNG, RẠCH

22.723,07

4,29

TỔNG DIỆN TÍCH

529.486,77

100,00

(*) WRB = World Reference Base for Soil Resources, ISSS/ ISRIC/ FAO, 1998
= Cơ sở tham chiếu thế giới về tài nguyên đất, ISSS/ISRIC/FAO, 1998

Các nhóm đất chính:
- Nhóm đất cát, diện tích đất cát giồng 424 ha, chiếm 0,08% DTTN, phân bố

thành giải hẹp kéo dài, song song với bờ biển ở khu vực Khai Long, xã Đất Mũi,
huyện Ngọc Hiển. Nhìn chung, đất cát có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì trung bình và
phân bố thành dãi hẹp ven biển. Tuy nhiên, trong đất cát thường có nước mạch treo,
10


chất lượng ngọt nên một số nơi đã khai thác để trồng hoa màu (dưa, bí, rau đậu... ).
Các loại cây trồng đều sinh trưởng tốt và cho năng suất khá trên loại đất này.
- Nhóm đất mặn, diện tích 215.135,55 ha, chiếm 40,63% DTTN, được hình
thành trên các trầm tích trẻ tuổi Holocene, có nguồn gốc sông, biển hoặc sông - biển
hỗn hợp. Đất thường có thành phần cơ giới nặng và tính chất mặn (Salic properties).
Nhóm đất này phân bố nhiều nhất ở huyện Đầm Dơi (26,7% tổng diện tích đất mặn),
kế đến là Trần Văn Thời (20,53%), Cái Nước (17,21%), Phú Tân (12,17%) và U Minh
(11,33%). Các huyện còn lại chỉ chiếm khoảng 12,06%. Tuỳ theo mức độ và cơ chế
xâm nhập mặn, đất mặn được chia thành 4 đơn vị phân loại đất như sau:
Bảng 2: Phân loại và diện tích đất mặn tỉnh Cà Mau
Ký hiệu

TÊN ĐẤT
Việt Nam

Diện tích

Tên tương đương WRB(*)

II. NHÓM ĐẤT MẶN

SALIC FLUVISOLS

Mm


1. Đất mặn sú vẹt

Umbric Hypersalic Fluvisols

Mn

2. Đất mặn nhiều

M
Mi

(ha)

(%)

215.135,55

100

5.684,95

2,64

Salic Tidalic Fluvisols

117.834,42

54,77


3. Đất mặn trung bình

Umbric Salic Fluvisols

20.765,50

9,65

4. Đất mặn ít

Umbric Hyposalic Fluvisols

70.850,68

32,93

+ Đất mặn dưới rừng ngập mặn (Mm):
Đất mặn dưới rừng ngập mặn có diện tích 5.685 ha, chiếm 1,07% DTTN và
2,64% diện tích nhóm đất mặn. Phân bố dọc theo bờ biển Tây thuộc các huyện U
Minh, Trần Văn Thời và Phú Tân. Do phân bố ở những đai rừng phòng hộ ven biển, bị
ngập triều thường xuyên nên phần lớn diện tích đất này là rừng ngập mặn. Về khả
năng sử dụng, phần diện tích đất này nên giữ đai rừng phòng hộ ven biển.
+ Đất mặn nặng (Mn): có diện tích 117.834 ha, chiếm 22,25% DTTN. Phân bố
nhiều nhất ở vùng chuyển đổi nuôi tôm thuộc các huyện Đầm Dơi (57.441 ha), kế đến
là Cái Nước (30.394 ha), Phú Tân (24.291 ha), Thới Bình (1.195 ha), TP. Cà Mau
(1.898 ha) và dãi hẹp ven sông Cửa Lớn thuộc huyện Năm Căn (1.246 ha) và Ngọc
Hiển (1.428 ha).
Hiện nay phần lớn diện tích đất này đang được sử dụng để nuôi tôm nên gần
như bị mặn quanh năm, phần diện tích còn lại là rừng ngập mặn nằm trong vành đai
rừng phòng hộ ven biển. Đây là một loại đất không phèn, phân bố ở địa hình khá thích

hợp cho nuôi tôm. Vì vậy, ngoài đai rừng phòng hộ ven biển ra, phần bên trong nội địa
nên bố trí chuyên nuôi tôm hoặc kết hợp mô hình tôm - rừng trên đất này.
+ Đất mặn trung bình (M): có diện tích 20.765 ha, chiếm 3,92% DTTN, phân bố
tập trung ở khu vực phía nam Sông Đốc, nhiều nhất ở huyện Trần văn Thời (7.731 ha),
Cái Nước (6.686 ha) và Nam TP. Cà Mau (5.807 ha) và một ít ở Thới Bình (541 ha). Đa
số là những vùng chuyển đổi sang nuôi thuỷ sản hoặc nuôi tôm kết hợp với trồng lúa
trong mùa mưa.
Đất mặn trung bình là một loại đất có độ phì tương đối khá, độ độc thấp. Hầu
hết diện tích đất mặn trung bình đang được sử dụng để trồng hoa màu, rau đậu và lúa
nước hoặc kết hợp với nuôi tôm. Về khả năng sử dụng: do độ mặn và sắt hoà tan
không đáng kể nên đất mặn trung bình có thể sử dụng để trồng lúa, hoa màu hoặc kết
11


hợp nuôi tôm, cá tuỳ thuộc vào việc điều tiết nguồn nước và bố trí lịch thời vụ thích
hợp cho từng loại hình sử dụng đất.
+ Đất mặn ít (Mi): Diện tích đất mặn ít 70.851 ha, chiếm 13.38% DTTN, phân
bố chủ yếu ở dạng địa hình cao chạy theo hướng Bắc - Nam từ huyện Thới Bình cho
đến TP. Cà Mau, dạng gờ cao hình cánh cung khu vực trung tâm thuộc huyện Trần Văn
Thời hoặc dạng đê tự nhiên ven các sông Cái Tàu và sông Trẹm. Huyện Trần Văn Thời
có diện tích đất mặn ít lớn nhất (33.706 ha), kế đến là huyện U Minh (23.311 ha), Thới
Bình (7.837 ha) và TP. Cà Mau (5.993 ha).
So với các đất khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đất mặn ít được đánh giá là một
loại đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều loại hình sử dụng đất nông nghiệp
như lúa 2 vụ, lúa 1 vụ, lúa + cá đồng, hoa màu, cây ăn quả... được phát triển trên đất
này. Hạn chế chính cho bố trí cây trồng trên đất này chủ yếu là do khan hiếm nguồn
nước ngọt vào mùa khô. Vì vậy, để gia tăng hiệu quả sử dụng đất, cần phải đẩy mạnh
công tác thuỷ lợi nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt, tạo điều kiện thuận lợi
cho bố trí tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng trên loại đất này.
- Nhóm đất phèn, chiếm đa số với diện tích 268.843,44 ha, chiếm 51,05%

DTTN. Các đất phát triển trên trầm tích Holocene có nguồn gốc đầm lầy biển (mb
QIV3) thường chứa nhiều Pyrite (FeS2). Khối vật liệu chứa pyrite này (sulfidic
material) có màu xanh đen hoặc nâu sậm và tồn tại khá ổn định trong môi trường yếm
khí. Khi quá trình ôxy hoá xảy ra (do thoát thuỷ tự nhiên hoặc xới xáo nhân tạo) pyrite
chuyển hoá thành jarosite (K/NaFe 3/Al3(SO4)2(OH)6) có màu vàng rơm đồng thời giải
phóng ra một lượng Sulphate (SO42-) lớn làm cho pH đất giảm xuống mạnh (pH H2O≤
3,5) gây độc cho cây trồng và vật nuôi. Nhóm đất này phân bố nhiều nhất ở Ngọc Hiển
(21,59% tổng diện tích đất phèn), tiếp đến là Thới Bình (19,63%), U Minh (17,09%)
và Năm Căn (14,62%), Trần Văn Thời (7,92%). Các huyện còn lại chỉ chiếm khoảng 4
- 8% tổng diện tích đất phèn. Đất phèn ở Cà Mau được phân chia ra 02 nhóm phụ: Đất
phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động. Trong đó:
+ Đất phèn tiềm tàng: Phân bố tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển
(58.041 ha), kế đến là huyện Năm Căn (39.249 ha) và các huyện Đầm Dơi (18.850
ha), Phú Tân (16.636 ha), Thới Bình (15.088 ha), Trần Văn Thời (13.437 ha). Các
huyện còn lại có quy mô khoảng 4.000 - 6.000 ha.
+ Đất phèn hoạt động: Phân bố tập trung nhiều nhất ở huyện U Minh (30.055 ha)
và Thới Bình (37.684 ha), kế đến là huyện Trần Văn Thời (7.868 ha), TP. Cà Mau (6.110
ha), Đầm Dơi (1.773 ha), các huyện còn lại có quy mô rất nhỏ.
Căn cứ vào độ sâu xuất hiện các tầng phèn kết hợp với độ mặn trong đất đã
phân chia chi tiết ra 18 đơn vị chú dẫn bản đồ. Nhóm phụ đất phèn tiềm tàng có 9 đơn
vị đất và nhóm phụ đất phèn hoạt động có 9 đơn vị đất (Bảng 3).
Bảng 3: Phân loại và diện tích đất phèn tỉnh Cà Mau
Ký hiệu

Sp1Mm

TÊN ĐẤT
Việt Nam

Tên tương đương WRB(*)


Diện tích
(ha)

(%)

268.843,44

100,00

I. NHÓM ĐẤT PHÈN

FLUVISOLS (THIONIC)

I.1. Đất phèn tiềm tàng (TT)

Fluvisols (Protothionic)

175.098,8
5

65,13

1. Đất phèn TT nông, dưới
RNM

Salic Tidalic Fluvisols (Epiprotothionic)

20.156,09


7,50

12


Ký hiệu

TÊN ĐẤT
Việt Nam

Tên tương đương WRB

Diện tích
(*)

(ha)

(%)

80.443,02

29,92

199,74

0,07

1.372,49

0,51


Sp1Mn

2. Đất phèn TT nông, mặn
nặng

Umbric Hypersalic Fluvisols (Epiprotothionic)

Sp1Mh

3. Đất phèn TT nông, mặn TB

Umbric Salic Fluvisols (Epiprotothionic)

Sp1Mi

4. Đất phèn TT nông, mặn ít

Umbric Hyposalic Fluvisols

Sp2Mm

5. Đất phèn TT sâu, dưới
RNM

Salic Tidalic Fluvisols (Endoprotothionic)

21.856,77

8,13


Sp2Mn

6. Đất phèn TT sâu, mặn nặng

Umbric hypersalic Fluvisols (Endoprotothionic)

35.907,35

13,36

Sp2M

7. Đất phèn TT sâu, mặn TB

Umbric Salic Fluvisols (Endoprotothionic)

4.242,15

1,58

Sp2Mh

8. Đất phèn TT sâu, mặn TB

Umbric Salic Fluvisols (Endoprotothionic)

435,21

0,16


Sp2Mi

9. Đất phèn TT sâu, mặn ít

Umbric Hyposalic Fluvisols

10.486,03

3,90

I.2 Đất phèn hoạt động (HĐ)

Fluvisols (Orthithionic)

93.744,59

34,87

Sj1pMn

10. Đất phèn HĐ nông trên
nền phèn tiềm tàng, mặn nặng

Umbric hypersalic Fluvisols (Epiothithionic)

10.214,25

3,80


Sj1Mn

11. Đất phèn HĐ nông, mặn
nặng

Umbric Hyporsalic Fluvisols (Endoothithionic)

3.659,62

1,36

Sj1pMi

12. Đất phèn HĐ nông trên
nền phèn tiềm tàng, mặn ít

Umbric Hyposalic Fluvisols (Epiothithionic)

22.904,65

8,52

Sj1Mi

13. Đất phèn HĐ nông, mặn ít

Umbric Hyposalic Fluvisols (Endoothithionic)

9.771,50


3,63

Sj2pMn

14. Đất phèn HĐ sâu trên nền
phèn tiềm tàng, mặn nặng

Umbric Hypersalic Fluvisols (Endoothithionic)

8.146,27

3,03

Sj2Mn

15. Đất phèn HĐ sâu, mặn
nặng

Umbric Hypersalic Fluvisols (Endoothithionic)

9.473,86

3,52

Sj2M

16. Đất phèn HĐ sâu, mặn
TB

Umbric Salic Fluvisols (Endoothithionic)


392,10

0,15

Sj2pMi

17. Đất phèn HĐ sâu, mặn ít

Umbric Hyposalic Fluvisols (Endoothithionic)

1.243,93

0,46

Sj2Mi

18. Đất phèn HĐ sâu trên nền
phèn tiềm tàng, mặn ít

Umbric Hyposalic Fluvisols (Endoothithionic)

27.938,41

10,39

- Nhóm đất than bùn: Chỉ có một đơn vị chú dẫn bản đồ đất là đất than bùn
phèn (TS) có diện tích 9.785 ha, chiếm 1,85% tổng DTTN, phân bố tập trung trong
khu vực rừng tràm ở phía nam huyện U Minh (6.661 ha) và phía bắc huyện Trần Văn
Thời (3.124 ha).

Hiện nay, hầu hết diện tích đất than bùn là rừng tràm, một ít diện tích là rẫy hoa
màu. Vào mùa khô, than bùn rất dễ bị cháy hoặc phân huỷ khá nhanh khi thiếu ẩm.
Rừng tràm trên đất than bùn là một hệ sinh thái rừng úng phèn đặc thù của nước ta, vì
vậy cần phải bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất than bùn này.
- Nhóm đất đỏ vàng: Chỉ có một đơn vị chú dẫn bản đồ là đất đỏ vàng trên
Macma axit (Fa) có diện tích 638,52 ha (chiếm 0,12% DTTN) phân bố chủ yếu ở
3 cụm đảo gần bờ như: cụm đảo Hòn Khoai, cụm đảo Hòn Chuối và cụm đảo
Hòn Đá Bạc.
Hiện nay phần lớn diện tích loại đất Fa ở Cà Mau là đất lâm nghiệp, đất chưa sử
dụng, đất ở và đất chuyên dùng. Trong những khu vực đất lâm nghiệp và đất chưa sử
dụng, đề nghị nên tiến hành trồng, tu bổ và bảo vệ rừng để bảo vệ đất, chống xói mòn.
13


- Nhóm đất bãi bồi: Nhóm đất này chỉ có một đơn vị chú dẫn bản đồ là đất bãi
bồi (Bb) có diện tích 11.213 ha (chiếm 2,16% DTTN), phân bố thành các dãy đất kéo
dài song song với mép nước biển Tây và mũi Cà Mau (huyện Năm Căn 3.338 ha,
Ngọc Hiển 8.629 ha).
Trong những năm 1988 - 1990, một số khu vực bãi bồi đã được khai thác để
nuôi tôm và các loài thuỷ hải sản khác. Tuy nhiên, do bãi bồi nằm trong vành đai
phòng hộ ven biển nên UBND tỉnh đã ra chỉ thị cấm nuôi tôm trong những khu vực
này, đồng thời trồng bổ sung và bảo vệ thảm thực vật rừng ngập mặn. Đây là những
quyết định rất đúng đắn nhằm bảo vệ vùng đất non trẻ này, tạo điều kiện thuận lợi cho
bãi bồi tiếp tục phát triển và ổn định với vai trò chức năng phòng hộ ven biển.
1.2.2. Tài nguyên nước:
Cà Mau có 03 nguồn nước chủ yếu có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng mạnh
mẽ đến tiến trình khai thác sử dụng đất:
- Nước mưa: Là nguồn nước ngọt, hàng năm nước mưa cung cấp từ 6 - 10 tỷ
m nước. Nước mưa được trữ lại tại các kênh mương vùng ngọt hoá trong mùa mưa và
tạo thành các vùng nước ngọt trong khu vực, hiện tại nguồn nước này chủ yếu còn lại

ở khu vực rừng tràm U Minh Hạ, vùng sản xuất nông nghiệp phía Bắc huyện Trần Văn
Thời và huyện Thới Bình, vùng mía nguyên liệu của huyện Thới Bình. Đây là nguồn
nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và một phần cho sinh hoạt,
nhờ đó có một số diện tích có thể sản xuất lúa 2 vụ, rau màu thực phẩm, cây công
nghiệp. Diện tích vùng này trong những năm qua ngày càng bị thu hẹp.
3

- Nước mặn: Đây là nguồn nước được đưa vào từ biển hoặc được pha trộn với
nguồn nước mưa. Nước mặn không thích hợp đối với cây con nước ngọt, ngược lại
nước mặn lại là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển nuôi trồng thủy sản, làm muối,
phát triển rừng ngập mặn... Trên thực tế ngành thủy sản đã và đang là ngành kinh tế
mũi nhọn có những đóng góp lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau
trong những năm vừa qua.
Trong mùa khô, độ mặn nước sông và nước trong các ruộng tôm tăng cao,
thường ở những vùng cửa sông nước có độ mặn cao hơn, càng sâu vào trong nội đồng
độ mặn càng giảm. Trái lại vào mùa mưa, độ mặn giảm nhanh (cả nước sông và trong
các đầm nuôi tôm). Do đó, một số vùng có điều kiện rửa mặn, giữ ngọt tốt có thể sản
xuất luân canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mưa.
- Nước ngầm: Đây là nguồn nước sạch quan trọng cho sinh hoạt dân cư và chế
biến nông sản, nếu không quản lý khai thác và bảo vệ tốt thì trong tương lai Cà Mau sẽ
mất đi nguồn tài nguyên quý giá và quan trọng này.
Theo kết quả điều tra của Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam, nước ngầm ở
tỉnh Cà Mau có trữ lượng lớn, chất lượng đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất công
nghiệp. Có 07 tầng chứa nước dưới đất theo thứ tự như sau:
+ Tầng I: được phân bố trên toàn bộ diện tích phần đất liền của tỉnh có độ dày
trung bình 36,6 m, là tầng nước không có áp lực, nguồn nước cấp cho tầng này là lớp
nước mặt.
+ Tầng II: được phân bố trên toàn bộ diện tích đất liền của tỉnh. Chiều sâu đáy
tầng từ 89 m đến 136 m.


14


+ Tầng III: phân bố khắp diện tích toàn tỉnh, đáy tầng nước này sâu từ 146 m
đến 233 m.
+ Tầng IV: phân bố khắp diện tích toàn tỉnh, độ sâu đáy tầng từ 198 m đến 306
m.
+ Tầng V: phân bố khắp phần đất liền của tỉnh, độ sâu đáy tầng nước này từ
300 m đến 348 m.
+ Tầng VI: phân bố khắp phần đất liền của tỉnh, có độ sâu đáy tầng nước từ
350 m đến 370 m.
Toàn bộ nước ngầm từ tầng II đến tầng VI là nước ngầm có áp, miền cấp bổ
sung được xác định là từ miền cấp Đông Nam Bộ và từ phía bên Campuchia.
+ Tầng VII: nước ngọt tầng này mới gặp khi khoan ở đảo Hòn Khoai, có độ sâu
372 m đến 413 m, nước tầng này không có áp.
Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước ngầm của tỉnh Cà Mau khoảng 6 triệu
m3/ngày, trong đó của tầng I là 0,64 triệu m 3/ngày, tầng II là 1,2 triệu m 3, tầng III là
1,53 triệu m3, tầng IV là 1 triệu m 3, tầng V là 0,9 triệu m 3, tầng VI là 0,75 triệu m3.
Hiện nay nước ngầm ở tỉnh đang khai thác chủ yếu ở các tầng: II, III và IV (đối với
giếng nước lẻ của hộ dân chủ yếu khai thác ở tầng II và tầng III). Tuy nhiên, hiện tại
nguồn nước ở tầng II tại nhiều khu vực trong tỉnh đã bị ô nhiễm nên nguồn nước được
sử dụng chủ yếu là được khai thác ở tầng III và tầng IV, với độ sâu trung bình từ 180 200m, là nước ngầm có áp, trữ lượng dồi dào và có chất lượng tốt. Đây là nguồn nước
sạch quan trọng cho sinh hoạt dân cư và chế biến nông sản, nếu không quản lý khai
thác và bảo vệ tốt thì trong tương lai Cà Mau sẽ mất đi nguồn tài nguyên quý giá và
quan trọng này.
1.2.3. Tài nguyên rừng:
Rừng ở Cà Mau bao gồm rừng ngập mặn ven biển (tập trung ở các huyện Ngọc
Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi và Phú Tân) và rừng tràm ngập úng phèn (tập trung ở huyện
U Minh và Trần Văn Thời). Đây là 2 hệ sinh thái rừng đặc thù ở vùng ĐBSCL, có
năng suất sinh học cao, đặc biệt rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm U Minh Hạ có

vai trò quan trọng đối với cân bằng sinh thái vùng ven biển, điều hoà khí hậu và phòng
hộ ven biển.
Vị trí và ý nghĩa của rừng ngập mặn Cà Mau có thể so sánh với nhiều khu rừng
ngập mặn nổi tiếng trên thế giới. Năm 2010 tổng diện tích đất rừng ở Cà Mau là
112.250 ha, chiếm 21,20% diện tích toàn tỉnh. Trong đó: diện tích rừng sản xuất:
67.864 ha, diện tích rừng phòng hộ: 26.868 ha và diện tích rừng đặc dụng: 17.519 ha.
Tuy nhiên, giá trị thuần kinh tế của rừng Cà Mau không cao, nhất là rừng tràm do
trữ lượng thấp, sản phẩm gỗ tràm khó tiêu thụ, nguy cơ cháy rừng rất cao.
1.2.4. Tài nguyên biển:
Cà Mau là một trong số 28 tỉnh ven biển của cả nước và là tỉnh có 3 mặt tiếp
giáp với biển, với 254 km bờ biển, diện tích lãnh hải khoảng 67.000 km 2. Đây là vùng
biển có trữ lượng hải sản lớn và phong phú cả về chủng loại. Biển Cà Mau là vùng có
nhiều loại động vật phù du sinh sống, là nguồn thức ăn cho cá tôm sinh sản và phát
triển. Gần đây, các cửa biển được nạo vét cải tạo, số tàu thuyền đánh bắt cá tăng lên
nhanh đã gợi ra một hướng giải quyết nhiều vấn đề cùng lúc: chuyển dịch cơ cấu kinh
15


tế theo hướng hướng ra biển. Biển còn gắn liền với lợi thế về giao thông vận tải biển,
các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối (những nơi có thể xây dựng các cảng cá, trung
tâm dịch vụ biển) cùng với vùng ven biển làm bàn đạp đẩy nhanh kinh tế biển và
những cụm đảo này có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của
tỉnh, vùng và cả nước.
Biển Cà Mau nằm trong vùng biển Tây Nam Bộ (phần lớn là vùng Vịnh Thái
Lan), đây là vùng biển kéo dài từ vùng biển tỉnh Tiền Giang đến Hà Tiên, tỉnh Kiên
Giang; trong vùng biển có 156 đảo lớn nhỏ thuộc 5 quần đảo và các đảo lẻ. Đây là
vùng biển tiếp giáp với nhiều nước như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore,
Indonesia nên vùng biển này có vai trò cửa ngõ của vùng ĐBSCL lưu thông với các
nước trong khu vực và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước. Riêng
tỉnh Cà Mau có đường bờ biển dài 254 km (không kể bờ 3 cụm đảo), bằng 34,46%

chiều dài bờ biển của toàn vùng biển Tây Nam Bộ và bằng 7,8% chiều dài bờ biển của
cả nước.
Vùng biển Tây Nam Bộ nói chung và vùng biển Cà Mau nói riêng là vùng biển
có nguồn tài nguyên và hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Các hệ sinh thái biển và ven
biển có giá trị quan trọng như điều hoà khí hậu, là nơi cư trú, sinh đẻ và ươm nuôi nhiều
loài thủy sinh, nhiều hệ sinh thái có năng suất sinh học cao như: rừng ngập ven biển,
vùng bãi bồi ven biển, vùng cửa sông… Biển đã và sẽ tạo ra vị thế phát triển cho tỉnh Cà
Mau thông qua các lĩnh vực khai thác thủy sản, du lịch, công nghiệp cơ khí và chế biến
thủy sản, vận tải biển và đặc biệt là nhiệm vụ quốc phòng an ninh vùng biển. Nhiều hoạt
động kinh tế - xã hội của tỉnh đang và sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với việc khai thác, bảo
vệ tài nguyên biển.
Vùng biển Cà Mau là vùng biển nông và là vùng biển bồi, điều kiện khí tượng
thủy văn thường ổn định hơn các vùng biển khác, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế
biển. Dọc theo bờ biển, có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển (gồm các cửa: Hương Mai,
Khánh Hội, Đá Bạc, Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, Bảy Háp, Ông Trang, Rạch Tàu, Bồ Đề,
Rạch Gốc, Hố Gùi, Gành Hào…) đã hình thành một số cụm kinh tế ven biển, các làng
cá có khá đông dân cư sinh sống.
Trong vùng biển của tỉnh Cà Mau có 3 cụm đảo gần bờ là cụm đảo Hòn Khoai
(diện tích 577 ha, đỉnh cao nhất 318 m), cụm đảo Hòn Chuối (diện tích 55,22 ha, đỉnh
cao nhất 165 m) và cụm đảo Hòn Đá Bạc (diện tích 6,3 ha, đỉnh cao nhất 24 m). Đặc
biệt cụm đảo Hòn Khoai có khả năng phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển và có vị trí
quan trọng về bảo vệ an ninh quốc phòng do có vị trí án ngữ ở cửa vịnh Thái Lan, nằm ở
giữa vùng biển Đông và vịnh Thái Lan.
Đối với vùng biển của cả nước nói chung và vùng biển Tây Nam Bộ nói riêng có
vị trí địa lý và chính trị hết sức trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh
tế và an ninh quốc phòng. Vì vậy chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định:
“Trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu khách
quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam” và “vùng biển và ven biển là
địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển, là cửa
mở của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối

đa các lợi thế của vùng biển và ven biển, kết hợp với quốc phòng an ninh, tạo thế và lực
để phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của tổ quốc”.

16


1.2.5. Tài nguyên khoáng sản:
- Dầu khí: theo báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển khí khu vực Tây Nam, ở
thềm lục địa Tây Nam gồm nhiều lô thăm dò khai thác dầu khí (từ lô 36 đến lô 51; các
lô A, lô B; vùng thoả thuận thương mại giữa Việt Nam và Malaysia PM3-CAA và
vùng mới phân định giữa Việt Nam và Thái Lan), đây là những lô có trữ lượng và tiềm
năng đáng kể về khí thiên nhiên; chỉ riêng các khu vực đang thăm dò khai thác và một
số lô có tài liệu khảo sát đã cho thấy trữ lượng tiềm năng khoảng 172 tỷ m 3, đã phát
hiện 30 tỷ m3. Dự báo sản lượng khai thác các mỏ khí có thể đạt khoảng 8,25 tỷ
m3/năm. Hiện nay đang khai thác ở lô PM3-CAA; đang thăm dò và thẩm lượng, chuẩn
bị khai thác các lô 46, 50, 51; đã phát hiện và đang khoan thăm dò ở lô B. Đây là
nguồn tài nguyên quý của đất nước, là điều kiện để phát triển công nghiệp vùng
ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng (cụm dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau,
khu công nghiệp Khánh An… ).
- Cát ven biển: từ cửa Bồ Đề đến Mũi Cà Mau dài 36 km (ở huyện Ngọc Hiển)
có bãi cát nằm sát ven biển với chiều rộng khoảng 1,0 km. Đây là bãi cát có trữ lượng
không lớn, cát mịn và lẫn nhiều chất mùn bã, không có ý nghĩa khai thác công nghiệp
lớn. Tuy nhiên, cũng cần tiếp tục khảo sát để có thể khai thác ở những địa điểm phù
hợp phục vụ nhu cầu cát san lấp xây dựng.
- Than bùn: Vùng than bùn U Minh Hạ của tỉnh Cà Mau là một trong những
vùng chứa than bùn lớn nhất Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực Vườn quốc gia U
Minh Hạ và một phần của Lâm ngư trường U Minh 1 cũ; tổng diện tích có chứa than
bùn còn lại (sau các vụ cháy rừng lớn năm 1982 và năm 2002) là 9.785 ha, trữ lượng
than bùn hiện còn khoảng 14,1 triệu tấn (giảm gần 12 lần so với năm 1976), trong đó
trữ lượng đã thăm dò là 4,8 triệu tấn.

- Sét gạch ngói và sét Ceramic: tỉnh Cà Mau có tiềm năng lớn về sét gạch
ngói và sét ceramic, qua khảo sát điều tra 15 điểm (các xã Trí Phải, Khánh lâm, An
Xuyên, Hồ Thị Kỷ, Tân Thành, Khánh Bình, Khánh Bình Tây, Khánh Lộc, Khánh
Bình Đông, Lương Thế Trân, Tắc Vân, Tân Hưng…) cho tổng trữ lượng khoảng
250 triệu m3, có thể thăm dò khai thác giai đoạn 1 khoảng 9 triệu m 3 (ở Tân Thành,
Lương Thế Trân, An Xuyên).
1.2.6. Tài nguyên du lịch:
- Du lịch sinh thái: tỉnh Cà Mau có đất bồi hàng năm lấn thêm ra biển từ 80 - 100
m, có tổng chiều dài hệ thống kênh rạch khoảng 7.000 km, xen vào đó là các dải vườn
cây ăn trái, các sân chim tự nhiên, sân chim nhân tạo, cùng với diện tích rừng ngập mặn
và rừng tràm rộng lớn, tỉnh có 02 Vườn quốc gia đã được UNESCO công nhận là khu
dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009 (VQG Mũi Cà Mau và U Minh Hạ) mang đậm
nét đặc trưng của vùng đất rừng phương Nam, là những cơ hội để tỉnh Cà Mau phát triển
du lịch sinh thái, đem lại cho du khách những tuyến du lịch hấp dẫn. Hiện nay, du lịch
rừng ngập mặn Cà Mau đang được đầu tư theo dự án du lịch chuyên đề quốc gia. Nhờ
đó, sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh Cà Mau ít bị trùng lặp với các tỉnh khác trong
vùng ĐBSCL (chủ yếu là sinh thái miệt vườn).
- Du lịch biển: Với chiều dài bờ biển 254 km, có một số bãi cát ven bờ (Giá
Lồng Đèn, Khai Long), có cồn bồi lắng cửa sông, các cụm đảo gần bờ: Hòn Khoai,
Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc... còn giữ được vẻ đẹp nguyên thủy của tự nhiên, là tiềm năng
để khai thác du lịch biển đảo.
17


- Du lịch lịch sử nhân văn: Gắn liền với quá trình lịch sử của dân tộc, tỉnh Cà
Mau có nhiều khu di tích lịch sử như: Hồng Anh thư quán, đình Tân Hưng, khu căn cứ
Lung Lá Nhà Thể, căn cứ Xẻo Đước, khu chứng tích tội ác Mỹ ngụy Hải Yến - Bình
Hưng. Đây là những công trình văn hoá du lịch, đang được đầu tư tôn tạo. Nghệ thuật
đờn ca tài tử, văn hoá dân gian, lễ hội Nghinh ông, hoạt động mua bán chợ nổi trên
sông… là những yếu tố có thể khai thác trong hoạt động du lịch.

Ngành du lịch trong tỉnh đã và đang được khai thác phục vụ chủ yếu trong lĩnh
vực du lịch sinh thái hấp dẫn du khách cả nước và quốc tế, được đánh giá là ngành
kinh tế mũi nhọn đứng vị trí thứ 2 của tỉnh chỉ sau ngành thuỷ sản. Tuy nhiên, các tài
nguyên du lịch của tỉnh hiện chủ yếu còn ở dạng tiềm năng, để sớm khai thác có hiệu
quả đòi hỏi phải đẩy nhanh đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông đường bộ, các
doanh nghiệp cần có những ý tưởng mới về các sản phẩm du lịch, mô hình kinh doanh
du lịch...
1.3. Thực trạng môi trường:
Những nét đặc trưng của điều kiện tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội chi
phối mạnh mẽ đến vấn đề môi trường trong tỉnh Cà Mau là:
- Có trên 50% diện tích đất là đất phèn dưới dạng phèn tiềm tàng và thủy sản là
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong khi đó, diện tích nuôi tôm của tỉnh với quy mô
lớn (chiếm khoảng 50% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh) đã gây những tác động về môi
trường như: đào đắp thủy lợi, bờ bao làm giải phóng lượng phèn trong đất ra nguồn
nước, việc nạo vét kênh thủy lợi, nhất là lượng nước, bùn thải khi sên vét, cải tạo ao
đầm phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản không được quản lý chặt chẽ mà đưa thẳng ra
sông rạch đã tạo điều kiện cho tầng phèn tiềm tàng trở nên hoạt động và gây ô nhiễm
nguồn nước bởi các độc tố từ đất phèn, làm bồi lắng các kênh thủy lợi, tạo điều kiện lây
lan dịch bệnh tôm trên diện rộng…
- Hiện tượng xâm nhập mặn tự nhiên và do quá trình chuyển đổi cơ cấu sản
xuất nông nghiệp từ sản xuất cây con nước ngọt sang nuôi tôm nước mặn, lợ đã làm
thay đổi đột ngột về hệ sinh thái và môi trường nước trong khu vực, làm thay đổi chức
năng của toàn bộ hệ thống thủy lợi ở các vùng chuyển đổi (từ ngăn mặn giữ ngọt
chuyển sang đưa nước mặn vào nội đồng), đã và đang xuất hiện những tổn thất lớn về
môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển bền vững của
tỉnh. Độ che phủ của thảm thực vật đã giảm sút nhanh chóng, diện tích canh tác nông
nghiệp (trồng cây hàng năm và lâu năm) đã giảm đáng kể so với trước khi chuyển đổi.
Quá trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội đồng, tình trạng tự phát đưa nước mặn
vào đất lúa, đất rừng tràm phân tán để nuôi tôm vẫn diễn ra. Do hệ thống thủy lợi hầu
hết chưa được đầu tư khép kín, chưa chủ động được nguồn nước ngọt trong những đợt

hạn kéo dài cùng với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp làm cho tình trạng nhiễm
mặn trong đồng ruộng ngày càng cao nên sản xuất lúa trên đất nuôi tôm thời gian qua
chưa thành công trên diện rộng.
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán, còn nằm xen lẫn trong khu vực tập
trung dân cư, chưa được quy hoạch tập trung để xử lý nước thải nhằm giảm thiểu tác
động đến con người và môi trường xung quanh. Việc đầu tư riêng lẻ hệ thống xử lý
nước thải cho từng nhà máy là rất tốn kém, do đó tình trạng thải trực tiếp nước thải ra
sông rạch vẫn chiếm tỉ lệ lớn và thường xuyên xảy ra.
18


Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa đã và đang gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tình hình môi trường trong tỉnh:
- Hệ thống đô thị đang phát triển mở rộng nhưng không được đầu tư đồng bộ về
hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thu gom, xử lý nước thải trong tỉnh hiện tại chủ yếu chỉ mới
được đầu tư xây dựng tại TP. Cà Mau và khu vực thị trấn của các huyện nhưng kích
thước chưa đồng bộ, đang bị xuống cấp, chỉ tập trung tại các khu vực chợ và một số
khu dân cư (trừ hệ thống thoát nước khu vực TP. Cà Mau được xây dựng khá hoàn
chỉnh), việc thoát nước thải sinh hoạt với nước mưa cùng một hệ thống, chưa được quy
hoạch thiết kế riêng, hình thức xử lý chủ yếu vẫn là thoát trực tiếp vào nguồn tiếp nhận
không qua xử lý (hoặc chỉ được xử lý sơ bộ qua hệ thống hố gas), gây tình trạng ngập
úng trong khu vực và ô nhiễm nguồn nước sông rạch. Hệ thống chợ chưa được đầu tư
đúng quy hoạch, số chợ tự phát còn khá nhiều nên việc đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là
các hạng mục công trình bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. Hệ thống bãi rác phục vụ
cho các khu đô thị, khu dân cư còn thiếu, hầu hết là các bãi rác tạm (trừ TP. Cà Mau),
việc xử lý chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, ở các vùng nông thôn phần lớn rác thải
xuống sông rạch, khu vực quanh nhà hoặc tập trung để đốt, gây ô nhiễm môi trường.
- Nguồn nước ngầm đang bị khai thác, sử dụng với áp lực rất lớn, hiện tại số
trạm cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, số lượng giếng khoan nhỏ lẻ của
các hộ dân chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy nguy cơ ô nhiễm thông tầng sẽ rất lớn vì nhiều

giếng khoan trong dân không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật lúc lắp đặt, bảo dưỡng, quản lý
và trong thời gian sử dụng, nhất là chưa quản lý tốt các giếng khoan không còn sử
dụng được.
- Ở các vùng nông thôn trong tỉnh, do tập quán và do còn thiếu các nghĩa địa
chôn cất tập trung, tình trạng mộ được chôn phân tán theo nghĩa địa họ tộc, chôn cất
xen kẻ trong phần đất gia đình gần với nhà ở, các công trình nước sinh hoạt… còn rất
phổ biến, đây là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIII, từ năm 2005
đến 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn đạt 13,73%, cao hơn nhiệm
kỳ trước, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân hàng năm tăng 13,5%, đạt 14.604
tỷ đồng (giá cố định 1994) vào năm 2010. Các khu vực kinh tế đều phát triển nhanh.
Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng dần trong cơ cấu kinh tế. Các tiềm
năng, lợi thế của tỉnh bước đầu được khai thác có hiệu quả.
- Cơ cấu kinh tế năm 2010 (theo giá hiện hành):
+ Nông - Ngư - Lâm nghiệp: 39,88%.
+ Công nghiệp và xây dựng: 35,94%.
+ Thương mại, dịch vụ: 24,18%.
- GDP bình quân đầu người (giá hiện hành): 19,99 triệu đồng.
- Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2010 đạt: 520.000 tấn.
- Sản lượng thuỷ sản năm 2010 đạt: 387.070 tấn.
- Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2010: 1,01%/ năm.
Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế – xã hội trong tỉnh thời gian qua cũng
như giai đoạn sắp tới vẫn còn gặp phải những tồn tại sau:
19


- Các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản của tỉnh đã, đang và sẽ bị sức ép cạnh
tranh lớn từ thị trường nội địa và quốc tế.
- Môi trường đất, nước, không khí đã bị ô nhiễm và có nguy cơ gia tăng trong

khi khả năng kiểm soát rất hạn chế, việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như môi
trường sinh thái chưa được chú trọng đúng mức đã dẫn tới tình trạng tôm nuôi bị
nhiễm bệnh gây thiệt hại về kinh tế và tác động xấu đến môi trường.
- Một số lĩnh vực kinh tế phát triển còn chậm, một số ngành kinh tế phát triển
không đều như ngành dịch vụ.
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế:
Trong giai đoạn 1996 - 2005, kinh tế tỉnh Cà Mau tăng trưởng khá nhanh. Quy
mô tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2005 gấp 2,5 lần so với năm
1995 (đạt 7.673,663 tỷ đồng so với 3.092 tỷ đồng của năm 1995 theo giá so sánh năm
1994), tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2005 là 9,57%. Trong đó, giai đoạn
1996 - 2000 tăng bình quân hàng năm 8% và giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình quân
hàng năm 11,18%.
Đặc biệt, trong 5 năm (từ 2006 – 2010), với sự khởi động của dự án cụm Khí Điện - Đạm Cà Mau (đầu tư xây dựng và nhà máy Điện Cà Mau 1, 2 đi vào hoạt động)
đã tác động mạnh đến nền kinh tế tỉnh, đạt tốc độ tăng trưởng cao. GDP năm 2010 đạt
14.604 tỷ đồng (giá thực tế là 24.224 tỷ đồng), tăng gấp 1,9 lần so với năm 2005
(trong đó, năm 2006 tăng 19,82%, năm 2007 tăng 12,34%, năm 2008 tăng 13,04%,
năm 2009 tăng 11,52% và đến năm 2010 tăng 13,50%). Tính chung cả giai đoạn 1996
- 2010 thì GDP tăng bình quân hàng năm đạt 13,55%, trong đó giai đoạn 2001 - 2010
tăng 12,9%.
Cơ cấu kinh tế ngành trong tỉnh thời kỳ 2005 – 2010 có sự chuyển dịch đúng
hướng, giảm dần tỷ trọng ngành nông – ngư – lâm nghiệp (năm 2005 là 52,46%, đến
năm 2010 là 39,88%), tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và thương
mại - dịch vụ (năm 2005 ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 24,21%, đến năm 2010
là 35,94%; thương mại - dịch vụ năm 2005 là 23,33%, đến năm 2010 là 24,18%).
Các khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá cao, nhất là khu vực công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ, cụ thể như sau:
- Khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tiếp tục phát triển, tổng giá trị sản xuất toàn
ngành ngư - nông - lâm nghiệp năm 2005 (giá thực tế) đạt 11.458 tỷ đồng, năm 2010 đạt
20.407 tỷ đồng, tăng bình quân 11,7%. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 21,45%, ngành

thủy sản tăng 10,14%, riêng lâm nghiệp giảm 4,01% do hiệu quả kinh tế của rừng trồng
sản xuất đem lại còn thấp, giá cả không ổn định. Tổng giá trị tăng thêm của các ngành
nông, lâm, thủy sản năm 2005 đạt 3.563 tỷ đồng, năm 2010 đạt 4.909 tỷ đồng, tăng bình
quân giai đoạn 2005 - 2010 là 6,96%; giai đoạn 2001 - 2010 tăng bình quân 6,56%.
Trong các ngành khu vực I, thủy sản là ngành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh,
nhất là nuôi trồng do thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, diện tích nuôi tôm nước lợ,
nước mặn tăng nhanh, tạo ra lượng hàng thủy sản xuất khẩu lớn. Sản lượng lúa giảm
so với trước năm 2000, nhưng vẫn đảm bảo cân đối lương thực trong tỉnh.
- Khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao:
tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2005 đạt 14.843 tỷ đồng (giá thực
20


tế. Trong đó, giá trị sản lượng công nghiệp là 13.989 tỷ đồng, ngành xây dựng là 854
tỷ đồng), năm 2010 đạt 39.671 tỷ đồng; tăng bình quân hàng năm 21,43%, trong đó
ngành công nghiệp tăng 20,1%; ngành xây dựng tăng 70,43%. Tổng giá trị tăng thêm
ngành công nghiệp và xây dựng năm 2005 đạt 1.992 tỷ đồng, năm 2010 đạt 5.726 tỷ
đồng; tăng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 là 21,9%; giai đoạn 2001 - 2010 tăng bình
quân 21,64%.
- Khu vực dịch vụ phát triển nhanh, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất,
kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã
hội năm 2005 đạt khoảng 7.583 tỷ đồng, năm 2010 đạt 24.245 tỷ đồng, tăng bình quân
hàng năm 24,08%. Tổng giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ năm 2005 đạt 2.118 tỷ
đồng, năm 2010 đạt 3.968,8 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 là 13,94%;
giai đoạn 2001 - 2010 tăng 18,45%.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng như các lĩnh vực trong giai
đoạn 2005 - 2010 đều cao hơn cả giai đoạn 2001 - 2010, chứng tỏ tốc độ tăng trưởng
giai đoạn 2005 - 2010 nhanh hơn giai đoạn 2001 - 2005, các lĩnh vực công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ tăng nhanh hơn giai đoạn trước, cho thấy kinh tế tỉnh trong 05 năm
qua tăng trưởng khá bền vững, đây là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đặc biệt là tác động của dự án cụm Khí Điện - Đạm Cà Mau, xây dựng kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ; là kết quả của
quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngư nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Năm 2005, GDP theo giá hiện hành đạt 11.213,9 tỷ đồng, bình quân đầu người
đạt 9,2 triệu đồng (tương đương 580 USD), cao hơn GDP bình quân đầu người vùng
ĐBSCL (khoảng 520 USD) nhưng thấp hơn so với bình quân cả nước (640 USD); năm
2007 đạt 785 USD/người (bình quân cả nước năm 2007 đạt khoảng 835 USD); năm
2009 GDP giá hiện hành đạt 21.616 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 17 triệu đồng
(tương đương 1.030 USD); đến năm 2010 GDP giá hiện hành đạt 24.224 tỷ đồng, bình
quân đầu người đạt 19,99 triệu đồng (tương đương 1.100 USD).
Như vậy, kinh tế tỉnh Cà Mau có bước phát triển khá nhanh, có vị trí quan trọng
trong vùng ĐBSCL và đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế của vùng.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong thời gian qua, nền kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch về cơ cấu ngành
kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng
khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Tỷ trọng khu vực nông - ngư - lâm nghiệp trong GDP đã giảm từ 68,24% năm
1995 xuống 59,26% vào năm 2000 và 52,46% vào năm 2005. Đặc biệt năm 2006 là
năm đầu tiên tỷ trọng các ngành khu vực I đã giảm xuống ở mức dưới 50% nhờ sự
triển khai xây dựng dự án cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau (còn 48,28%), năm 2010 chỉ
còn 39,88%. Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 16,68% năm 1995 lên
20,49% năm 2000 và 24,21% năm 2005, năm 2010 đạt 35,94%. Tương tự, tỷ trọng các
ngành khu vực dịch vụ cũng tăng từ 15,05% năm 1995 lên 20,24% năm 2000 và
23,33% năm 2005, năm 2010 đạt 24,18%.
Như vậy, giai đoạn 2001 - 2010 sự chuyển dịch giảm tỷ trọng các ngành khu
vực I nhanh hơn giai đoạn 1996 - 2000 (giảm 19,38% so với 8,98% của giai đoạn
21


trước), nguyên nhân do thực hiện một số dự án công nghiệp, xây dựng lớn, nhất là dự

án cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau.
Bảng 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau 1995 - 2010 (%)
Lĩnh vực

Năm 1995

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Ngư - nông - lâm nghiệp

68,24

59,26

52,46

39,88

Công nghiệp-xây dựng

16,68

20,49

24,21


35,94

Dịch vụ

15,05

20,24

23,33

24,18

(Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và
Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2005, 2010).
So với cơ cấu kinh tế chung của cả nước và của vùng ĐBSCL thì đến năm 2006
cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau có sự chuyển dịch chậm hơn, tỷ trọng kinh tế nông
nghiệp còn cao, tỷ trọng các ngành dịch vụ còn thấp hơn khá nhiều; điều đó cũng thể
hiện Cà Mau hiện đang là tỉnh có thế mạnh về thủy hải sản và nông nghiệp. So với các
tỉnh, thành phố trong vùng vào năm 2006, Cà Mau là tỉnh có tỷ trọng các ngành khu vực
I cao thứ 7/13 tỉnh, thành phố (sau các tỉnh: Đồng Tháp 57,1%, Bến Tre 56,3%, Trà
Vinh 54,6%, Bạc Liêu 55,7%, Vĩnh Long 52,5%).
Sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tỉnh của các lĩnh vực (Nông nghiệp - Công
nghiệp - Dịch vụ) có sự chuyển dịch theo hướng các ngành công nghiệp, dịch vụ đóng
góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng kinh tế tỉnh, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp của các
ngành khu vực II và khu vực III vào tăng trưởng kinh tế còn thấp hơn bình quân cả
nước khá nhiều.
Tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế:
+ Các ngành khu vực I đóng góp 49,6% vào tăng trưởng kinh tế tỉnh trong giai
đoạn 2001 - 2005 đã giảm xuống còn 38,66% trong giai đoạn 2005 - 2010.
+ Các ngành khu vực II đóng góp 24,69% vào tăng trưởng kinh tế tỉnh trong

giai đoạn 2001 - 2005 tăng lên 34,25% trong giai đoạn 2005 - 2010.
+ Các ngành dịch vụ đóng góp 25,72% vào tăng trưởng kinh tế tỉnh trong giai
đoạn 2001 - 2005 đã tăng lên 27,1% trong giai đoạn 2005 - 2010.
Cơ cấu nội bộ các ngành khu vực I của tỉnh cũng có sự chuyển dịch đáng kể
theo hướng tăng nhanh kinh tế thủy sản, phát huy lợi thế về kinh tế biển, đẩy mạnh
nuôi trồng thủy sản. Tỷ trọng kinh tế thủy sản trong các ngành khu vực I tăng từ
60,58% năm 1995 lên 65,59% năm 2000 và đến năm 2005 đã chiếm tỷ trọng 84,4%,
năm 2010 chiếm 86,25%. Tương ứng tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 36,97% năm
1995 xuống còn 31,61% vào năm 2000 và 15,6% năm 2005, năm 2010 chỉ còn
12,78%. Cơ cấu sản phẩm đã được chuyển đổi mạnh từ sản xuất lương thực sang hàng
thủy sản xuất khẩu, chủ yếu là con tôm.
Trong công nghiệp, công nghiệp chế biến vẫn chiếm phần lớn giá trị sản lượng
của ngành, chủ yếu là chế biến thủy hải sản xuất khẩu, nhưng cơ cấu sản phẩm đã
được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chế biến hàng giá trị gia tăng.
Cơ cấu các ngành dịch vụ cũng có những chuyển biến tích cực, thương nghiệp
và dịch vụ sửa chữa vẫn chiếm tỷ trọng cao, nhưng tỷ trọng các ngành khách sạn nhà
hàng, bưu chính viễn thông, tư vấn đã tăng lên đáng kể.
22


2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp:
2.2.1.1. Sản xuất thủy sản:
Kinh tế thuỷ sản trong tỉnh thời gian qua tăng trưởng nhanh, phát huy được vai
trò ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng sản lượng thủy hải sản 5 năm 2001 - 2005 đạt
1.143.150 tấn, gấp 1,51 lần tổng sản lượng thủy hải sản giai đoạn 1996 - 2000; trong
đó, sản lượng tôm đạt 389.230 tấn, gấp 1,96 lần giai đoạn 1996 - 2000. Riêng năm
2005, sản lượng thủy hải sản đạt 254.259 tấn, có 92.884 tấn tôm; đến năm 2010 đạt
387.070 tấn, trong đó, có 122.960 tấn tôm.
- Nuôi trồng:

Cà Mau là tỉnh có tiềm năng lớn về nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi tôm nước
lợ. Các điều kiện phục vụ sản xuất như: diện tích mặt nước, đất đai, điều kiện nguồn
nước, thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi cho nuôi thủy sản. Những năm 2001 - 2005
vấn đề nuôi thủy sản phát triển ngày càng ổn định, nghề nuôi thủy sản đã chiếm tỷ
trọng lớn trong giá trị ngành thủy sản, giải quyết việc làm cho trên 50% lao động trong
tỉnh. Diện tích nuôi thủy sản năm 2005 đạt 278.241 ha, trong đó, có 248.406 ha nuôi
tôm; diện tích nuôi năm 2010 là 296.300 ha, trong đó, diện tích nuôi tôm 266.592 ha
(trong đó, diện tích trồng lúa kết hợp nuôi tôm là: 55.530,67 ha).
Về phân bố nuôi thủy sản: diện tích nuôi tôm nước lợ được phân bố ở tất cả 09
huyện, thành phố, đến nay diện tích nuôi tập trung nhiều nhất là ở huyện Đầm Dơi
(65.583 ha), thấp nhất là huyện U Minh (11.400 ha); nhưng về cơ bản trong địa bàn
tỉnh Cà Mau đã hình thành 02 vùng khá rõ rệt: vùng phía Nam Cà Mau chủ yếu là sản
xuất theo hệ sinh thái mặn – lợ (nuôi tôm chuyên canh và nuôi tôm kết hợp trồng
rừng), vùng phía Bắc Cà Mau chủ yếu là sản xuất theo hệ sinh thái ngọt (chuyên canh
lúa và kết hợp luân canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm). Ngoài nuôi tôm, các hộ nông
dân đã từng bước thực hiện nuôi đa con kết hợp với nuôi tôm như: nuôi cua, cá chẽm,
một số giống cá có hiệu quả cao như cá chình, bống tượng… cũng đang được nuôi
nhân rộng. Cá đồng là nguồn lợi của tỉnh Cà Mau, nhưng từ sau chuyển đổi sản xuất,
diện tích nuôi cá đồng đã giảm nhiều, nhiều hộ đang phát triển nuôi các loài cá có giá
trị kinh tế cao, địa bàn nuôi tập trung ở rừng tràm U Minh, huyện Trần Văn Thời và
thành phố Cà Mau. Vùng mặt nước ven biển hiện mới chỉ nuôi thí điểm một số loài
nhuyễn thể như nghêu, sò, hào.
Tình hình tôm nuôi của tỉnh Cà Mau hiện phần lớn là nuôi quảng canh cải tiến
với nhiều mô hình: nuôi chuyên canh, nuôi luân canh trồng 1 vụ lúa, nuôi kết hợp
trong rừng, nuôi dưới mương liếp vườn… ; một số hộ đang chuyển sang nuôi quảng
canh cải tiến bậc cao với sự hỗ trợ của công tác khuyến ngư, đến nay diện tích nuôi
thâm canh, bán thâm canh (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp) mới đạt 1.300 ha, diện
tích nuôi tôm chân trắng 91 ha; một số diện tích được nuôi theo mô hình sinh thái
(nuôi kết hợp trong rừng).
Trong các mô hình nuôi hiện nay, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến đúng

quy trình kỹ thuật năng suất cao và nuôi tôm sinh thái được đánh giá là bền vững về
môi trường và có hiệu quả kinh tế cao. Công tác khuyến ngư, ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật được chú trọng, các dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh,
nhất là đầu tư sản xuất cung ứng con giống, trong 5 năm đã xây dựng mới trên 530 cơ
sở sản xuất và kinh doanh tôm giống, nâng tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm
23


giống lên 923 cơ sở (tính đến năm 2009); trong đó có khoảng 800 cơ sở sản xuất tôm
giống, lượng tôm giống sản xuất tại tỉnh năm 2005 đạt 6 tỷ con, gấp 4 lần năm 2000,
đáp ứng được 55% nhu cầu tôm giống trong tỉnh. Năm 2009 lượng tôm giống sản xuất
được 8 tỷ con, tăng 1,33 lần so với năm 2005 và đáp ứng được trên 73% nhu cầu tôm
giống trong tỉnh (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Sản lượng nuôi thủy sản năm 2005 đạt 120.086 tấn, tăng gấp 2,57 lần so với
năm 1995 và gấp 1,64 lần năm 2000; trong đó, sản lượng tôm nuôi đạt 81.100 tấn; năm
2010 sản lượng nuôi trồng đạt 233.356 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 107.847
tấn; tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2010 tăng gấp 4,78 lần so với năm 1995,
gấp 3,18 lần so với năm 2000 và gấp 1,94 lần so với năm 2005. Năng suất tôm nuôi
bình quân năm 2005 đạt 326 kg/ha/năm so với 230 kg/ha/năm của năm 1995 và năm
2000 (tăng gấp 1,55 lần), đến năm 2010 năng suất tôm nuôi bình quân đạt 404
kg/ha/năm, tăng trên 1,23 lần so với năm 2005. Như vậy, tôm nuôi của tỉnh đã tăng cả
về diện tích và năng suất, dẫn đến sản lượng tôm nuôi tăng nhanh.
- Khai thác thuỷ hải sản:
Vùng biển Cà Mau là một trong những ngư trường lớn của cả nước, điều kiện
thời tiết cơ bản thuận lợi, đảm bảo cho khai thác quanh năm.
Về năng lực khai thác: Tổng số phương tiện tàu cá có đến năm 2005 là 4.225
tàu với tổng công suất 318.641 CV, công suất bình quân đạt 75,41 CV/phương tiện.
Đến năm 2010, tổng số phương tiện khai thác và hậu cần dịch vụ là 5.335 tàu với tổng
công suất 382.714 CV, công suất bình quân đạt 71,73 CV/phương tiện; tổng số phương
tiện khai thác thủy sản năm 2010 tăng gấp 1,26 lần và tổng công suất khai thác cũng

tăng gấp 1,2 lần so với năm 2005.
Cơ sở hậu cần nghề cá đang được xúc tiến đầu tư, tỉnh đã xây dựng cảng cá
Hòn Khoai, cơ sở hạ tầng (bến lên xuống đảo) ở đảo Hòn Chuối, cảng cá Sông Đốc,
khu neo đậu tránh bão Sông Đốc, đầu tư 01 tàu hậu cần nghề cá; tuy nhiên tiến độ xây
dựng chậm nên các công trình này chưa phát huy được hiệu quả như dự kiến.
Sản lượng khai thác biển năm 2005 đạt 134.173 tấn, tăng gấp 1,8 lần so với
năm 1995 và tăng 8% so với năm 2000, đến năm 2010 đạt 153.714 tấn; trong đó sản
lượng tôm biển hàng năm khai thác khoảng 10 - 15 nghìn tấn. Như vậy sản lượng khai
thác biển tăng chủ yếu do tăng năng lực khai thác biển sau bão số 5 và chương trình
đánh bắt xa bờ.
Trong những năm gần đây, do giá nhiên liệu tăng cao, thời tiết diễn biến phức
tạp và nguồn lợi ngư trường suy giảm nên hiệu quả khai thác biển thấp, đời sống lao
động nghề biển đang gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ chính sách hỗ trợ dầu cho ngư
dân đánh bắt thủy sản của Chính phủ được kịp thời đã cơ bản khắc phục được tình
hình khai thác trong tỉnh. Ngoài ý nghĩa kinh tế, với số lao động trên biển khoảng gần
19.000 người là lực lượng quan trọng, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền vùng biển
Tây Nam Bộ. Vì vậy, cần tiếp tục có các giải pháp, chính sách để hỗ trợ phát triển
nghề khai thác biển vừa vì mục đích kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
2.2.1.2. Nông nghiệp:
Trước khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - ngư nghiệp, giá trị sản xuất nông
nghiệp giai đoạn 1996 - 2000 tăng khá, năm 2000 đạt 2.005,3 tỷ đồng (giá cố định
1994), tăng bình quân hàng năm 7,3%; tuy nhiên sau chuyển đổi, giá trị sản xuất nông
nghiệp đã giảm đi gần 50%, năm 2005 chỉ đạt 1.018 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt
24


1.332,6 tỷ đồng (giá cố định 1994), hiện tại giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ đóng góp
12,78% trong GDP của tỉnh (so với 23% năm 2000).
Nguyên nhân giảm giá trị sản xuất nông nghiệp chủ yếu là giảm ngành trồng
trọt, từ 1.616,4 tỷ đồng năm 2000 (giá cố định 1994, theo giá thực tế là 1.992,2 tỷ

đồng) xuống còn 782,6 tỷ đồng năm 2005 nhưng đến năm 2010 được khôi phục dần và
đạt 911 tỷ đồng (giá cố định 1994, theo giá thực tế năm 2010 là 2.920,5 tỷ đồng), đồng
thời ngành chăn nuôi cũng giảm từ 237 tỷ đồng xuống còn 171,3 tỷ đồng vào năm
2005, đến năm 2010 cũng được khôi phục dần ở mức 289,3 tỷ đồng (giá cố định
1994). Trong cả trồng trọt và chăn nuôi đều có sự giảm rất lớn về quy mô cây trồng,
vật nuôi.
- Về trồng trọt:
+ Cây lúa: Vẫn là cây trồng chính, giai đoạn 1996 - 2000 diện tích gieo trồng
lúa tương đối ổn định, trung bình đạt từ 206.000 - 225.000 ha, trong đó lúa Hè Thu và
lúa Đông Xuân đạt gần 100 nghìn ha; sản lượng lúa hàng năm đạt từ 730.000 850.000 tấn. Sau năm 2000 diện tích gieo trồng lúa giảm nhiều do chuyển sang nuôi
tôm, bình quân hàng năm còn khoảng 110.000 - 130.000 ha, trong đó diện tích vụ Hè
Thu và Đông Xuân còn khoảng gần 40 nghìn ha; sản lượng lúa hàng năm từ 350.000 400.000 tấn, năm 2010 đạt 498,3 nghìn tấn. Diện tích lúa luân canh trên đất nuôi tôm
đạt thấp so với quy hoạch, trung bình đạt 20 - 25 nghìn ha (so với quy hoạch 90 nghìn
ha); riêng năm 2010 đạt 55.530 ha. Năng suất lúa có tăng nhưng thấp hơn so với nhiều
địa phương khác (năm 1995 đạt 2,83 tấn/ha, năm 2005 đạt 3,53 tấn/ha, năm 2010 đạt
3,97 tấn/ha gieo trồng so với bình quân của cả nước là 4,5 - 4,6 tấn/ha). Diện tích trồng
lúa trong tỉnh hiện đang tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Thới
Bình và một phần ở thành phố Cà Mau (các huyện vùng phía Bắc Cà Mau).
+ Rau đậu các loại phát triển khá, diện tích năm 1995 đạt 3.246 ha tăng lên
4.391 ha năm 2000 và 5.243 ha năm 2005, đến năm 2009 đạt 6.400 ha, tập trung chủ
yếu ở huyện Trần Văn Thời, còn lại phân bố ở các huyện khác, đã giải quyết được
phần lớn nhu cầu rau thực phẩm trong tỉnh.
+ Cây mía: giai đoạn 1996 - 2000 diện tích mía phát triển khá nhanh, từ 3.390
ha của năm 1995 lên 5.655 ha vào năm 2000, nhưng sau đó giảm dần vì một số diện
tích đã tự phát chuyển sang nuôi tôm, năm 2005 còn 3.422 ha và đến năm 2010 chỉ
còn 1.803 ha. Diện tích mía của từng huyện có thay đổi, nhưng vùng trồng mía của
tỉnh vẫn chủ yếu tập trung ở huyện Thới Bình và một phần ở các huyện Trần Văn
Thời, U Minh. Sản lượng mía không ổn định, năm 1995 đạt 193 nghìn tấn, năm 2000
đạt 335,5 nghìn tấn, năm 2005 đạt 215,6 nghìn tấn và đến năm 2010 đạt 121,6 nghìn
tấn. Tổng sản lượng mía hàng năm có thể đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy

đường Thới Bình, nhưng do thiếu nguồn nước tưới bổ sung nên việc trồng mía rải vụ
gặp khó khăn, dẫn đến tình trạng thừa - thiếu nguyên liệu mía, giá thu mua không ổn
định gây khó khăn cho cả người trồng mía và nhà máy đường.
+ Cây dừa: Diện tích cây dừa tập trung ở các huyện: Phú Tân, Trần Văn Thời,
Đầm Dơi nhưng đã giảm nhanh sau chuyển đổi sản xuất, từ 22.517 ha năm 1995 giảm
xuống còn 20.102 ha năm 2000, đến năm 2005 còn 9.585 ha và đến năm 2010 là 8.080
ha, hiện tại diện tích này tập trung chủ yếu ở 03 huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước và
Phú Tân. Hầu hết diện tích vườn dừa còn lại đã được chuyển sang nuôi tôm theo mô
hình vườn - tôm, vì vậy năng suất và sản lượng dừa trái trong những năm gần đây
25


×