Tải bản đầy đủ (.docx) (474 trang)

BCTH Dự án đánh giá Khả năng tiếp nhận ngành nghề ô nhiễm tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.01 MB, 474 trang )

Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An

MỤC LỤC

-1-


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

DANH MỤC BẢNG BIỂU

-2-


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

DANH MỤC HÌNH ẢNH

-3-


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu


BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCN

Cụm công nghiệp

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐNB

Đông Nam Bộ

ĐTM


Đánh giá tác động môi trường

DTTN

Diện tích tự nhiên

GDP

Tổng sản phẩm

GIS

Hệ thống thông tin địa ly

GSMT

Giám sát môi trường

HTXL

Hệ thống xử ly

HTXLNT

hệ thống xử ly nước thải

KCN/CCN

Khu công nghiệp/Cụm công nghiệp


KCN

Khu công nghiệp

KH

Kế hoạch

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

KT-XH

Kinh tế xã hội

MTV

Một thành viên

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QCVN

Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia




Quyết định

QĐ-XPHC

Quyết định xử phạt hành chánh

QĐ-XPVPHC

Quyết định xử phạt vi phạm hành
chánh

SBĐ

Sông Bảo Định

SCG

Sông Cần Giuộc

SP

Sản phẩm

SVC

Sông Vàm Co
-4-


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa

bàn tỉnh Long An

SX-TM-DV

Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân


VCĐ

Vàm Co Đông

VCT

Vàm Co Tây

VLXD

Vật liệu xây dựng

XLNTTT

Xử ly nước thải tập trung
PHẦN MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Với vị trí giáp ranh và dễ dàng tiếp cận với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đội ngu
lao động, dịch vụ phát triển và thị trường tiêu thụ rộng lớn của thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM), cùng với hệ thống giao thông thủy bộ liên vùng thuận lợi nối liền miền
Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ, Long An có nhiều lợi thế để phát triển công
nghiệp. Lợi thế này được tăng cường sau khi Long An gia nhập vào Vùng Kinh tế
trọng điểm phía Nam của cả nước. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
tính đến tháng 6/2013 tỉnh Long An đang ở vị trí trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng
đầu cả nước về phát triển KCN.
Về số lượng khu công nghiệp/cụm công nghiệp (KCN/CCN) tính đến thời điểm
hiện tại trên địa bàn tỉnh Long An có 34 dự án KCN trong đó có 20 KCN đang hoạt
động và 32 dự án CCN với 14 CCN đang hoạt động.

Sự phát triển của các KCN/CCN sẽ tạo sức ép không nho đối với môi trường.
KCN/CCN đa ngành chiếm phần lớn trong số các KCN/CCN đang được triển khai.
Với đặc thù là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề và lĩnh vực
khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi trường không được quan tâm đúng mức thì chính
các KCN/CCN sẽ trở thành nguồn thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải, ảnh
hưởng đến sức khoe, cuộc sống của cộng đồng dân cư xung quanh và tác động xấu lên
hệ sinh thái nông nghiệp và thủy sinh. Vấn đề chất thải ở các KCN/CCN chủ yếu là
nước thải, khí thải, chất thải công nghiệp và nguy hại. Theo quy định thì tất cả các
doanh nghiệp trong KCN/CCN có phát sinh nước thải phải xử ly sơ bộ đạt tiêu chuẩn
đầu vào của hệ thống xử ly nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom
nước thải của KCN/CCN. Trường hợp KCN/CCN chưa có hệ thống xử ly nước thải
tập trung thì từng doanh nghiệp phải xử ly nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi
thải ra bên ngoài. Khí thải phát sinh tại các doanh nghiệp phải xử ly đạt QCVN trước
khi xả thải. Chất thải rắn phát sinh trong KCN/CCN phải được thu gom theo tuyến để
vận chuyển tới điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử ly chất thải rắn theo quy

-5-


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tất cả các doanh nghiệp có phát sinh chất
thải nguy hại phải có hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng và đủ năng lực để thu
gom và xử ly đúng cách.
Trong những năm qua, tỉnh Long An có tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 2015 đạt 11,6%; GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/năm. Khu vực công
nghiệp, xây dựng chiếm 42,7% tổng sản phẩm trên địa bàn (tăng 1,6% so với năm
2014), thương mại - dịch vụ chiếm 31,3% (tăng 0,8%), khu vực nông, lâm, thủy sản
chiếm 26,2%; Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2015 đạt 21.801 tỷ đồng (theo
giá cố định năm 1994) tăng trưởng 11,6%; GDP đầu quân đầu người năm 2015 đạt

50,4 triệu đồng/người/năm. Với đề án tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015 - 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030, tỉnh Long An phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một tỉnh công
nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, việc lấp đầy và mở rộng
các KCN/CCN trên địa bàn tỉnh Long An là tất yếu. Khuyến khích, thu hút các thành
phần kinh tế để phát triển công nghiệp và hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư,
kinh doanh là chủ trương. Tuy nhiên ngoài các doanh nghiệp sản xuất có tiềm năng
gây ô nhiễm môi trường thấp đã và đang đầu tư, còn có các doanh nghiệp sản xuất có
khả năng gây ô nhiễm môi trường cao với giá trị sản xuất công nghiệp lớn cung muốn
đầu tư vào các KCN/CCN. Vấn đề đặt ra là có nên tiếp nhận và ở mức độ nào các
doanh nghiệp sản xuất với các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau có tiềm năng gây ô
nhiễm môi trường cao vào các KCN/CCN đang hoạt động tỉnh Long An.
Trước yêu cầu thực tế trên, “Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có
khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các KCN/CCN trên địa bàn tỉnh Long An”
là việc làm cấp bách và cần thiết. Dự án sẽ giúp UBND tỉnh và các sở ban ngành đưa
ra các quyết định phù hợp trong việc vừa tiếp nhận đầu tư sản xuất công nghiệp vừa
làm tốt công tác bảo vệ môi trường, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
bền vững cho tỉnh Long An.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN

-

-

Luật Đầu tư số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội về quy định việc quản
ly và sử dụng vốn đầu tư công; quản ly nhà nước về đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư
công.
Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.

Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 tầm
nhìn đến năm 2030.
Công văn số 463/TTg-KNT ngày 28/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát
triển hạ tầng KCN.
Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định quản ly và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất khu
công nghệ cao.
Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường
quy định về bảo vệ môi trường làng nghề;
-6-


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

-

-

Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030;
Quyết định 3185/QĐ-UBND ngày 09/9/2013 của UBND tỉnh Long An về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long
An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh Long An
số 145/KH-UBND ngày 14/01/2015 của UBND tỉnh Long An.
Quyết định số 136/QĐ-STNMT ngày 22/5/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về

việc giao cho Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường lập đề cương đánh giá
khả năng tiếp nhận các ngành nghề nhạy cảm vào các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.
III. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA DỰ ÁN

3.1 Mục tiêu của dự án
Đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn giúp UBND tỉnh và các sở ban ngành quyết
định có hay không, và nếu có là ở mức độ nào khi tiếp nhận các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An nhằm định hướng cụ thể việc tiếp nhận các
ngành nghề vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.
3.2 Yêu cầu cần đạt được
Trình bày danh mục các ngành nghề sản xuất công nghiệp có tiềm năng gây ô
nhiễm môi trường cao và mức độ phát thải bao gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn,
chất thải nguy hại.
Mô tả tổng quan và cơ sở hạ tầng của từng khu, cụm công nghiệp đang hoạt
động trên địa bàn tỉnh Long An. Trình bày công tác bảo vệ môi trường bao gồm cả
quản ly và xử ly chất thải.
Đánh giá hiện trạng quản ly và xử ly môi trường tại từng khu, cụm công nghiệp
dựa trên số liệu đo đạc và tính toán, nhất là hệ thống xử ly nước thải tập trung của khu,
cụm công nghiệp.
Xác định khả năng tiếp nhận các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có tiềm
năng gây ô nhiễm môi trường cao tại từng khu, cụm công nghiệp dựa trên công suất,
công nghệ của trạm/HTXLNTTT; cách quản ly, xử ly chất thải rắn ô nhiễm và tỷ lệ lấp
đầy của KCN/CCN.
3.3 Nguồn vốn thực hiện
Nguồn vốn sử dụng cho việc thực hiện dự án “Đánh giá khả năng tiếp nhận các
ngành nghề có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An” từ nguồn kinh phí 1% sự nghiệp môi trường
năm 2016 của tỉnh Long An.

3.4 Sản phẩm của dự án
(1) Báo cáo thuyết minh tổng hợp dự án: “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN
CÁC NGÀNH NGHỀ CÓ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CAO
VÀO CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN”.
(2) Số lượng: 20 cuốn đóng bìa

-7-


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

(3) Báo cáo chuyên đề cho các khu/ cụm công nghiệp, số lượng 02 quyển/1 khu,
cụm công nghiệp.
(4) 04 đĩa CD chứa toàn bộ nội dung báo cáo.
(5) Toàn bộ phiếu điều tra.
(6) Toàn bộ kết quả phân tích.
IV. GIỚI HẠN PHẠM VI DỰ ÁN

-

Dự án “Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô
nhiễm môi trường cao vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An”
được thực hiện trong phạm vi như sau:
Nghiên cứu những ngành nghề sản xuất công nghiệp có tiềm năng gây ô nhiễm môi
trường cao.
Đánh giá hiệu quả xử ly của 21 KCN/CCN có trạm/hệ thống xử ly nước thải tập trung
(HTXLNTTT) trong phạm vi dự án.
Đánh giá 33 KCN/CCN trên địa bàn tỉnh Long An đang hoạt động trong phạm vi dự
án khi tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao.

Đánh giá 26 KCN/CCN trên địa bàn tỉnh Long An chưa hoạt động trong phạm vi dự
án khi tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao.
V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

5.1 Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu
Kế thừa các kết quả nghiên cứu và các dự án trước đó giúp nhận định các vấn
đề chính xác, phát huy những thành quả nghiên cứu trước đó, tránh những hạn chế, sai
lầm mắc phải nhằm tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả nghiên cứu.
Thu thập tài liệu, xử ly và biên hội phù hợp với mục đích và nội dung nghiên cứu
của dự án; học tập kinh nghiệm các nước.
5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Cập nhật thông tin liên quan đến nguồn tiếp nhận; hoạt động phát triển
KCN/CCN, các thông tin trạm/hệ thống xử ly nước thải (trạm/HTXLNT) tập trung.
Phương pháp thống kê, đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm.
Sử dụng các thuật toán thống kê và xử ly số liệu cung như phần mềm cần thiết
để xử ly và tổng hợp số liệu thu thập được.
Dựa vào số liệu quy hoạch phát triển kinh tế, số liệu về dân số sử dụng phương
pháp đánh giá nhanh (Rapid Assesment) trong thống kê ô nhiễm của WHO 1993 và hệ
số phát thải nước thải để đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm do nước thải của các
nguồn thải trên địa bàn tỉnh Long An.
5.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích các thông số chất lượng môi trường
Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy và phân tích mẫu sẽ được lập ra
với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích theo các Quy
chuẩn Việt Nam (QCVN) hiện hành và các tiêu chuẩn tương tự ở các nước (Standard
Methods) (trong trường hợp chưa có TCVN).
Việc lấy và phân tích mẫu là thành phần rất quan trọng trong việc xác định và
đánh giá hiện trạng chất lượng nước, môi trường tại khu vực triển khai dự án.

-8-



Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

5.4 Phương pháp so sánh

-

Dùng để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường so với các tiêu chuẩn đã
được ban hành gồm:
So sánh với giá trị quy định trong Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) hiện hành và các tiêu
chuẩn tương tự ở các nước (Standard Methods) (trong trường hợp chưa có QCVN).
So sánh số liệu điều tra, đo đạc thực tế để đánh giá diễn biến chất lượng môi trường
khu vực dự án.
5.5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia thông qua các hội thảo
Trên cơ sở các số liệu về hiện trạng, đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành
nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao trên địa bàn tỉnh Long An, tổ chức hội
thảo để tiến hành lấy y kiến các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (tài
nguyên, môi trường, bản đồ và GIS, sinh thái, thủy văn, . . .) nhằm phục vụ công tác
phân tích, đánh giá một cách khoa học, hiệu quả, phục vụ công tác quản ly hiệu quả
môi trường nước của Tỉnh.
Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá nhanh, toàn diện. Tuy nhiên, mức độ
tin cậy và hiệu quả còn phải tùy thuộc vào trình độ, cách tiếp cận cung như kinh
nghiệm của chuyên gia.
5.6 Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở các thông tin, tư liệu thu được, kết quả nghiên cứu theo các nội dung
như thông tin khảo sát thực tế, mô hình chất lượng nước, tiến hành phân tích, so sánh,
đánh giá, tổng hợp các vấn đề có liên quan để làm căn cứ xác định mức phát thải các
chất ô nhiễm chất lượng nước.
VI. TÓM TẮT NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN


Thực hiện dự án “Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng
gây ô nhiễm môi trường cao vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tình Long An”
đảm bảo hoàn thành các nội dung sau:
- Xây dựng danh mục các ngành nghề sản xuất công nghiệp có tiềm năng gây ô
nhiễm môi trường cao có thể đầu tư vào các KCN/CCN. Làm rõ nguyên liệu đầu vào,
công nghệ sản xuất, chất thải phát sinh, mức độ phát thải, tác động môi trường, quy
định pháp luật…
- Tổng quan về từng KCN/CCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An: vị trí
địa ly, tính chất đặc trưng, ngành nghề sản xuất, hạ tầng kỹ thuật, quá trình hoạt động,
cơ chế quản ly, hiện trạng môi trường, vấn đề tồn đọng, định hướng phát triển…
- Đánh giá hiện trạng quản ly và xử ly môi trường tại từng KCN/CCN: nước thải,
khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại. Đánh giá hệ thống xử ly nước thải tập trung
KCN/CCN dựa trên các tiêu chí: kỹ thuật, kinh tế, môi trường, xã hội.
- Tính toán khả năng và đưa ra giải pháp đảm bảo công tác bảo vệ môi trường tại
từng KCN/CCN.
Đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn giúp UBND tỉnh và các Sở, Ban ngành ra
quyết định tiếp nhận đầu tư phát triển kinh tế xã hội địa phương và bảo vệ môi trường,
đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Rà soát khả năng tiếp nhận ngành nghề (theo Quyết định phê duyệt của UBND
tỉnh và hiện trạng hoạt động hiện nay của từng KCN/CCN đã hoạt động, đối với các
KCN/CCN chưa hoạt động thì đánh giá khả năng tiếp nhận thêm (ngoài Quyết định
-9-


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

phê duyệt của UBND tỉnh) và khả năng của nguồn tiếp nhận (kết hợp với dự án “Điều
tra, đánh giá hiện trạng các nguồn thải và phân vùng xả nước thải ra các sông chính

trên địa bàn tỉnh Long An”).

- 10 -


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LONG AN
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lý
Long An thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là tỉnh nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên 4.495.505 km 2. Tỉnh Long An
bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, có tọa độ địa ly từ 10 023’40” đến 11002’00”
vĩ độ Bắc và từ 105030’30” đến 106047’02” kinh độ Đông. Về ranh giới hành chính:
-

Phía Bắc giáp nước Campuchia và tỉnh Tây Ninh.

-

Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh.

-

Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.

-


Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

Long An nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế. Cửa
ngõ giao thương của ba vùng kinh tế: Vùng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) –
vùng ĐBSCL – Vùng Thành phố (TP) Phnompenh, là cửa ngõ phía Tây của Thành phố
Hồ Chí Minh thông thương với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - đồng bằng lớn
nhất Việt Nam. Long An cách TP.HCM khoảng 47 km, cách TP.Cần Thơ khoảng 122
km, cách TP.Phnompenh khoảng 270 km.
Long An có đường biên giới dài 134,58 km với Campuchia cộng với hệ thống
sông Vàm Co Đông, Vàm Co Tây hợp nhau thành sông Vàm Co chạy từ biên giới đổ
ra cửa biển Soài Rạp thuận lợi cho việc giao thương với các nước láng giềng đồng thời
cung là vị trí địa ly quan trọng với quốc phòng, an ninh. Long An nằm trên các trục
giao thông chính của quốc gia như Quốc lộ 1, 50, 62 ngoài ra là các tuyến cao tốc,
tuyến đường Hồ Chí Minh... Tiếp cận thuận lợi sân bay quốc tế Long Thành, Tân Sơn
Nhất, cảng biển quốc tế, trục Xuyên Á, Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM.
Vị trí địa ly của Long An hội tụ đầy đủ các lợi thế cho việc khai thác các tiềm
năng tự nhiên và xã hội để xây dựng thành một tỉnh công nghiệp phát triển, hội nhập
vững chắc vào Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước.

- 11 -


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

TÂY NINH
CAMPUCHIA

THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH
ĐỒNG THÁP

TIỀN GIANG

Hình 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Long An

Nguồn: Dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng các nguồn thải và phân vùng xả nước
thải ra các sông chính trên địa bàn tỉnh Long An”, 2015
1.1.2 Đặc điểm địa hình [1]
Long An có địa hình bằng phẳng trung thấp, độ cao chung biến đổi từ 0,45 m ÷
6,5 m, độ cao trung bình là 0,75 m. Vùng đất xám giáp Campuchia là khu vực cuối
vùng Đông Nam Bộ (ĐNB), có độ cao trung bình từ 2,0 - 3,8 m; cao trình cao nhất ở
Đức Hoà là 6,5 m.
Địa hình có xu thế thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam theo chiều chảy
của sông Vàm Co Đông. Nơi tiếp giáp với bậc thềm đồi gò phù sa cổ của vùng ĐNB ở
Đức Hoà và Đức Huệ, tồn tại những dải địa hình xen kẹp giữa đồi gò và vùng trung
thấp. Các khu vực đất thấp chiếm tới 66% diện tích tự nhiên, vùng thấp nhất là khu
vực huyện Tân Thạnh.
Mạng lưới thuỷ văn của tỉnh Long An cung như các tỉnh khác trong vùng
ĐBSCL có đặc trưng chung là hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá dày. Sông lớn nhất
chảy qua lãnh thổ tỉnh Long An là sông Vàm Co Đông và sông Vàm Co Tây. Sông
Vàm Co Đông bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh rồi tới Long
An (đoạn trong tỉnh dài 145 km, sâu 17 – 21 m). Với khả năng cung cấp 18,5 m³/s
trong mùa khô trực tiếp cho các huyện Đức Huệ, Đức Hòa và Bến Lức. Sông Vàm Co
Tây cung bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua Long An với chiều dài 160 km, độ sâu
trung bình 12 – 15 m, uốn thành nhiều khúc. Hai sông Vàm Co Đông và Vàm Co Tây
hợp lưu trở thành sông Vàm Co (dài 35 km rộng trung bình 400 m) đổ ra biển tại cửa
sông Soài Rạp. Ngoài ra trên lãnh thổ Long An còn có một số con sông nho khác như
sông Cần Giuộc dài 38 km quanh năm nước sông hầu như bị nhiễm mặn do nằm sát

biển. Ngoài mạng lưới sông, rạch chằng chịt, Long An còn có một hệ thống kênh đào
khá dày phần lớn tập trung ở các huyện Đồng Tháp Mười và các huyện vùng ven như
kênh Hồng Ngự, kênh Dương Văn Dương, kênh Phước Xuyên, kênh Trà Cú Thượng,
kênh Bo Bo, kênh Bảo Định, kênh Thủ Thừa... Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của
- 12 -


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

Long An là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất đồng thời lại là
những đường giao thông thuỷ thuận lợi trong toàn tỉnh cung như đi các tỉnh khác trong
khu vực Nam Bộ. (theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Long An đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030)
Có thể chia tỉnh Long An thành ba dạng địa hình như sau:
- Vùng bậc thềm phù sa cổ, nằm dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia
(thuộc các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, và thị xã Kiến Tường) và giáp với
tỉnh Tây Ninh, TP.HCM (thuộc huyện Đức Hoà và phần diện tích nho Đức Huệ). Đây
là vùng địa hình chuyển tiếp giữa vùng đồi núi ĐNB và vùng ĐBSCL. Phổ biến dạng
địa hình gò, mặt địa hình cu của phù sa cổ bị xâm thực mạnh mẽ. Đây là vùng địa hình
có điều kiện thuận lợi cho việc bố trí các công trình xây dựng, khai thác vật liệu xây
dựng chiếm khoảng 23% diện tích tự nhiên của tỉnh, có cao độ từ 2 - 3,8 m; về nông
nghiệp có thể sản xuất lúa, các cây trồng cạn hàng năm như: đậu phộng, các loại đậu
đỗ, hoa màu.
- Vùng đồng bằng ngập lụt thuộc vùng trung nhất Đồng Tháp Mười, thuộc các
huyện Tân Thạnh, Thạnh Hoá, Tân Hưng, Thủ Thừa, phía Nam các huyện Mộc Hoá,
thị xã Kiến Tường, Vĩnh Hưng. Vùng này bị ngập lu sâu và rất sâu trong mùa lu và
thường thiếu nước ngọt trong mùa khô, cao độ trung bình đến dưới 1 m. Đây là vùng
địa hình có nhiều trở ngại cho việc bố trí sử dụng đất, kể cả đất nông nghiệp và đất xây
dựng cơ sở hạ tầng. Trong nông nghiệp, cây trồng chính là lúa. Đây cung là vùng trồng

tràm tập trung của tỉnh Long An nói riêng và vùng Đồng Tháp Mười nói chung.
- Vùng địa hình đồng bằng vùng cửa sông, từ phía Bắc quốc lộ 1 xuống phía
Đông Nam của tỉnh, bao gồm địa bàn các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần
Giuộc, TP.Tân An, phía Nam huyện Thủ Thừa và huyện Bến Lức. Đây là vùng địa
hình bằng, ít ngập lu, dân cư tập trung đông đúc, có cao độ 1 - 2 m, là vùng sản xuất
nông nghiệp thâm canh khá cao của tỉnh, với các loại hình sản xuất như: lúa, lúa màu, chuyên màu, cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản
Phần lớn diện tích tỉnh Long An nằm trong vùng có nền địa chất công trình yếu,
cấu tạo địa chất được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên
đất có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ ly rất kém, các vùng thấp, trung tích tụ nhiều
độc tố làm cho đất trở nên chua phèn. Nhìn chung việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại tỉnh
Long An không được thuận lợi do phải đầu tư gia cố nền móng.

- 13 -


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

Hình 1.2. Sơ đồ phân tích địa hình [2]

1.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng [3]
Về phương diện địa chất – trầm tích thì chỉ có nhóm đất xám (phù sa cổ) thuộc
trầm tích Pleistocene, phần còn lại có nguồn gốc từ lắng tụ của phù sa trẻ, trầm tích
Holocene. Phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều
tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ ly rất kém, các vùng thấp,
trung tích tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua phèn. Qua điều tra cơ bản, Long An
có 6 nhóm đất chính:
- Nhóm đất phù sa: 87.495 ha chiếm 19,48% diện tích tự nhiên (DTTN) toàn tỉnh.
Phân bổ ở địa hình cao 2 – 6 m so với mặt biển, bao gồm các huyện Đức Hòa, Đức
Huệ, Mộc Hóa và Vĩnh Hưng. Do địa hình cao thấp khác nhau nên chịu tác động của

quá trình rửa trôi và xói mòn.
- Nhóm đất xám: 103.553 ha, chiếm 23% DTTN toàn tỉnh. Đất có hàm lượng
dinh dưỡng khá, phân bổ chủ yếu ở các huyện, thị: Tân Thạnh, thị xã Tân An, Tân Trụ,
Cần Đước, Bến Lức, Châu Thành và Mộc Hóa.
- Nhóm đất mặn: 8.765 ha, chiếm 2% DTTN toàn tỉnh, phân bố ở các huyện Cần
Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thường bị
nhiễm mặn trong mùa khô.
- Nhóm đất phèn: 234.903 ha, chiếm 52,29% DTTN toàn tỉnh, phần lớn nằm
trong vùng Đồng Tháp Mười và kẹp giữa 2 dòng sông Vàm Co Đông, Vàm Co Tây.
Đất giàu chất hữu cơ, nồng độ độc tố trong đất cao (Cl -, Al3+, Fe2+ và SO42-), mất cân
đối nghiêm trọng NPK.
- Nhóm đất cát: 223ha, chiếm 0,05% DTTN toàn tỉnh, phần lớn phân bố trong
vùng hạ của Tỉnh và bị nhiễm mặn trong mùa khô.
- Nhóm đất than bùn: 182 ha, chiếm 0,04% DTTN tỉnh, phần lớn phân bố ở phía
Nam huyện Đức Huệ, giáp với huyện Thạnh Hóa.

- 14 -


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

Qua những đặc điểm về thổ nhưỡng cho thấy tỉnh Long An có nhiều bất lợi
trong tổ chức sản xuất nông nghiệp, mang sắc thái của vùng đất chua, phèn, mặn.
1.1.4 Đặc điểm địa chất
Cấu tạo địa chất tỉnh Long An mang mang đặc điểm chung của địa chất vùng
Đồng Tháp Mười, với cấu tạo trầm tích bời rời, chịu ảnh hưởng của chế độ Biển Đông.
Theo các tài liệu đã nghiên cứu cho thấy tầng trầm tích khá dày, với 2 dạng chính: tầng
pleitocen giữa muộn và Holocen phân bố trên cùng chiếm đại bộ phận diện tích của
tỉnh.

Trầm tích Pleitocen: phân bố ở bật thềm tiếp giáp với vùng đồi núi cao ở phía
Bắc và Đông Bắc thuộc các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Đức Huệ, Đức
Hoà. Với diện tích mà trầm tích này lộ ra khoảng 103.000 ha, chiếm 23% DTTN toàn
tỉnh. Đặc điểm của trầm tích Pleitocen: có tính chịu lực cao, ở địa hình cao thoát nước,
nên khu vực này rất thuận lới cho việc bố trí các công trình xây dựng: khu dân cư, khu
công nghiệp, các công trình giao thông,....ngoài ra, trầm tích này còn là nguồn vật liệu
xây dựng
Một phần diện tích không nho trầm tích Pleitocen bị trầm tích Holocen phủ
trùm lên với độ sâu từ vài mét đến hàng trăm mét
Trầm tích Holocen: ngoài khu vực phân bố Pleitocen là holocen, bao phủ ¾
diện tích toàn tỉnh, gồm các đơn vị trầm tích. Chính trầm tích Holocen cung là nguồn
khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng ( gạch , ngói...) rất quan trọng cho khu
vực, đặc biệt là vùng ngập lu:
• Trầm tích đầm lầy biển: tập trung trong khu vực thấp trung thuộc Đồng Tháp
Mười. Đặc trưng cơ bản của đơn vị trầm tích này là sự có mặt của sunfidic, vật liệu
chủ yếu hình thành đầt phèn. Vùng trầm tích này chính là vùng đất phèn tập trung của
tỉnh phân bố nhiều ở: Tân Thạnh, Thạnh Hoá, Thủ Thừa
• Trầm tích sông biển: còn gọi là Trầm tích Đồng bằng ven biển , phân bố ở các
huyện phía Nam và Tây Nam quốc lộ 1, thuộc các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần
Đước, Bến Lức,.. trên trầm tích này hình thành ra nhóm đất phù sa ngày nay và cung là
nơi sản xuất lúa năng suất cao, khu dân cư tập trung nhất của Tỉnh
• Trầm tích dòng sông cổ: tập trung vùng trung thuộc khu vực Đồng Tháp Mười
là dấu tích còn lại của những dòng sông cổ bị mất đi hoặc chuyển dòng, đoạn sông
không hoạt động nữa do lắng đọng phù sa và các chất hữu cơ, hình thành các dải đất
phèn cục bộ
• Trầm tích sông: tập trung theo các đê sông và các nhánh sông lớn nên còn gọi là
trầm tích đê tự nhiên, dễ nhận thấy ở 2 sông Vàm co Đông và Vàm Co Tây. Trên trầm
tích này hình thành đất phù sa Gley, thích hợp cho việc trồng lúa nước.

- 15 -



Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

1.2 ĐIỀU KIỆN THUỶ VĂN

1.2.1 Đặc điểm thuỷ văn
1.2.1.1 Hệ thống sông ngòi
Hệ thống sông rạch chính trên địa bàn tỉnh Long An gồm: sông Vàm Co, sông
Vàm Co Đông, sông Vàm Co Tây, sông Cần Giuộc, sông Bảo Định và kênh Thầy Cai,
với các đặc điểm sau:
-

Sông Vàm Co: (SVC)
Sông được hợp lưu từ hai sông Vàm Co Đông và Vàm Co Tây, là phụ lưu cấp 1
của hệ thống sông Đồng Nai, có dài khoảng 35 km, rộng trung bình 400 m, đổ vào
sông Soài Rạp.

-

Sông Vàm Co Đông : (VCĐ)

-

Sông có diện tích lưu vực khoảng 6.000 km 2, bắt nguồn từ Campuchia đi qua
Việt Nam tại Xamat, chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc, rồi vào địa
phận tỉnh Long An qua các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức theo hướng Đông
Nam và hợp với sông Vàm Co Tây tại huyện Tân Trụ. Đọan sông Vàm Co Đông đi
qua Long An có chiều dài khoảng 145 km, bề rộng trung bình 400 m, độ sâu đáy sông

tại cầu Đức Huệ là -17 m và tại cầu Bến Lức là -21 m. Sông Vàm Co Đông nối với
sông Vàm Co Tây bằng các kênh ngang, nối với sông Sài Gòn, sông Đồng Nai qua
kênh Thầy Cai, An Hạ, sông Bến Lức… Sông Vàm Co Đông có lưu vực hở, bị ảnh
hưởng bởi lu sông Mekong và lượng nước xả từ hồ Dầu Tiếng. Lưu lượng sông Vàm
Co Đông tại Gò Dầu Hạ tính trung bình là 91,5 m 3/s, lưu lượng tại trạm Bến Lức vào
mùa lu Qmax = 6750 m3/s, lưu lượng mùa kiệt Qmin = 1600 m3/s. Sông Vàm Co Đông
còn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua cửa
sông Soài Rạp. Chu kỳ triều là 13-14 ngày, triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có
biên độ lớn từ 3,5-3,9 m, xâm nhập sâu vào trong nội địa với cường độ mạnh lên vào
mùa khô khi lượng nước đầu nguồn bổ cập cho sông ít dần.
Sông Vàm Co Tây: (VCT)

-

Sông có chiều dài khoảng 186 km, bắt nguồn từ Svayriêng (Campuchia) chảy
qua Việt Nam từ Bình Tứ (Đức Huệ) chảy vào địa phận Long An qua các huyện Đức
Huệ, Mộc Hóa, TX. Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, TP. Tân An, Châu
Thành theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, rồi hợp với sông Vàm Co Đông ở Tân Trụ.
Sông Vàm Co Tây cung chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển
Đông thông qua cửa Soài Rạp. Sông Vàm Co Tây là nơi nhận tiêu lu từ Đồng Tháp
Mười thoát ra, cung là một tuyến xâm nhập mặn chính vào mùa kiệt. Tại Tân An cao
trình đáy sông Vàm Co Tây là -21,5 m, độ dốc đáy 0,02%, rộng 185 m, tiết diện ướt
1.930 m2, lưu lượng đo vào mùa lu Qmax = 3210 m3/s, vào mùa kiệt Qmin = 1080 m3/s.
Biên độ triều cực đại trong tháng là 217-235 cm tại Tân An và là 60-85 cm tại Mộc
Hóa.
Sông Cần Giuộc (SCG)
Sông có chiều dài khoảng 35 km, bề rộng trung bình 250 m bắt đầu từ ngã ba
kênh Đôi (Quận 8, TP.HCM) chảy qua huyện Cần Giuộc (Long An) tại ngã ba kênh

- 16 -



Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

Cây Khô, sau đó đổ vào sông Vàm Co. Sông Cần Giuộc còn được nối với các sông,
rạch như rạch Ông Chuồng, kênh Hàng, sông Cầu Tràm, sông Kinh, sông Giồng…
- Sông Bảo Định (SBĐ)
Sông Bảo Định là một trong số những con kênh được đào đầu tiên ở đồng bằng
sông Cửu Long với chiều dài khoảng 6 km, ngoài nối giữa sông Vàm Co Tây (tại TP.
Tân An, Long An) và sông Tiền (tại TP. Mỹ Tho, Tiền Giang), còn nối với các con
sông, rạch tự nhiên khác tạo thành một hệ thống giao thông thuỷ liên hoàn. Sông Bảo
Định có nhiệm vụ dẫn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp do có nguồn nước
ngọt từ sông Tiền đổ về.
-

Kênh Thầy Cai (KTC)

Kênh có chiều dài khoảng 30 km, chiều rộng khoảng 20m, bắt nguồn từ sông Sài
Gòn và kết thúc tại điểm tiếp giáp với sông Vàm Co Đông. Kênh Thầy Cai cung là
ranh giới tự nhiên giữa huyện Đức Hòa (Long An) và huyện Củ Chi (TP.Hồ Chí
Minh), kết nối với các kênh rạch nho như kênh Mương Đà, sông Làng Vần, kênh An
Hạ, kênh Xáng Nho và đổ sông Vàm Co Đông tại xã Lương Bình (Bến Lức)… tạo
thành một hệ thống thuỷ lợi quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp cho
khu vực.
Nhìn chung nguồn nước mặt của Long An không được dồi dào, phân bố không
đều trong năm, chất lượng nước còn hạn chế về nhiều mặt, nên chưa đáp ứng được yêu
cầu sản xuất và đời sống.
1.2.1.2 Đặc trưng dòng chảy
Tỉnh Long An là vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam

Bộ vì vậy dòng chảy trong vùng diễn biến khá phức tạp. Do chế độ thuỷ văn sông
Vàm Co Tây (VCT) phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn vùng ĐTM, chế độ thuỷ văn vùng
Đồng Tháp Mười lại phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn sông Tiền, sông Mê Kông và chế
độ triều Biển Đông. Mùa kiệt lưu lượng thượng nguồn về ít, triều ảnh hưởng mạnh.
Mùa lu lưu lượng thượng nguồn về mạnh làm cho lu hạ lưu lên nhanh.
Sông Vàm Co Đông (VCĐ), ở phía thượng lưu mang tính chất chế độ thuỷ văn
miền núi với mùa khô các sông suối cạn kiệt, dòng chảy rất nho, mùa lu, mực nước và
lưu lượng lên nhanh khi có mưa, xuống nhanh khi hết mưa. Sông VCĐ còn chịu tác
động điều tiết từ hồ Dầu Tiếng ở thượng lưu sông Sài Gòn và phía hạ lưu sông lại ảnh
hưởng mạnh thuỷ triều biển Đông.
Phần kẹp giữa sông VCĐ và VCT kể từ khu vực Bo Bo - Đức Huệ mang tính
chất tổ hợp của chế độ thuỷ văn miền Đông Nam Bộ và chế độ thuỷ văn vùng ĐTM,
chế độ triều biển Đông nên lu biến đổi chậm, thời gian ngập lụt kéo dài..
Dòng chảy sông Mê Kông chảy qua sông Tiền, dòng có các nhánh rẽ qua các
kênh như: Cái Co – Long Khốt, Tân Thành – Lò Gạch, Hồng Ngự, Bà Bèo – Nguyễn
Văn Tiếp – rạch Chanh,…vào vùng Đồng Tháp Mười, ngang qua các huyện Tân
Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá.
Vào mùa lu: dạng lu vùng Đồng Tháp Mười thường là lu một đỉnh, đỉnh lu
thường xuất hiện vào đầu tháng 10. Đôi khi cung xuất hiện 2 đỉnh, nhưng đỉnh phụ

- 17 -


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

thường xuất hiện sớm vào tháng 8 hoặc đầu tháng 9. Dưới đây là bảng mực nước đỉnh
lu tại vùng Đồng Tháp Mười:
Bảng 1.1. Mực nước đỉnh lũ tại vùng Đồng Tháp Mười
Thị xã Kiến Tường

Năm

Độ cao
đỉnh lu

Ngày xuất
hiện

(m)

Huyện Tân Hưng
Độ cao
đỉnh lu

Ngày xuất
hiện

(m)

Huyện Vĩnh Hưng
Độ cao
đỉnh lu

Ngày xuất
hiện

(m)

1999


2,00

19/10

2,76

12/10

2,64

15/10

2000

3,27

25/10

4,32

23/09

4,14

23/09

2001

2,87


28/09

3,85

26/09

3,70

28/09

2002

2,89

09/10

3,75

04/10

355

04/10

2003

1,76

21/10


2,78

06/10

2,35

09/10

2004

2,35

12/10

3,72

05/10

3,07

06/10

2005

2,39

15/10

3,52


16/10

3,14

19/10

2006

2,14

28/10

3,27

25/10

2,82

25/10

2007

1,99

01/11

3,00

29/10


2,61

29/10

2008

1,86

25/10

2,70

16/10

2,41

25/10

2009

1,94

25/10

2,92

19/10

2,44


20/10

2010

1,44

29/10

2,30

16/10

2,00

03/11

2011

2,80

20/10

3,88

11/10

3,61

20/10


2012

1,61

22/10

2,60

15/10

2,23

13/10

2013

2,15

23/10

3,26

13/10

2,78

21/10

MAX


3,27

25/09/200
0

4,32

23/09/200
0

4,14

23/09/2000

(Nguồn: Quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất tỉnh Long An đến năm 2020,
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 09/2014)
Kết quả đo lưu lượng nước tuyến biên giới (Hồng Ngự - Cái Co - Long Khốt)
một số năm cho thấy: hằng năm lu từ Campuchia vào Đồng Tháp Mười chủ yếu do
chảy tuyến qua biên giới vào là chính, còn lưu lượng từ sông Tiền theo các kênh rạch
vào Đồng Tháp Mười khoảng 30%. Đây là nguyên nhân chính làm tăng nhanh mực
nước nội đồng và gây nên tình hình ngập lụt nghiêm trọng kéo dài ở vùng Đồng Tháp
Mười. Ngoài ra hệ thống đê bao chia cắt nội đồng trong vùng thành nhiều khu vực và
làm giảm diện tích ngập cung góp phần làm tăng đáng kể mực nước nội đồng.
Vào mùa kiệt: lưu lượng nước trung bình từ sông Tiền cung chuyển vào vùng
Đồng Tháp Mười khoảng 20 – 30 m3/s, mặt khác vùng Đồng Tháp Mười có khả năng
trữ và giữ nước rất thuận lợi, lu rút muộn nên có tác động lớn đến chế độ dòng chảy
mùa kiệt năm sau của sông VCT.

- 18 -



Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

S.Vàm Co Đông

S.Vàm Co Tây

S.Cần Giuộc
S.Bảo Định

Hình 1.3. Sơ đồ mạng lưới thủy văn

(Nguồn: Dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng các nguồn thải và phân vùng xả nước
thải ra các sông chính trên địa bàn tỉnh Long An”, 2015)
1.2.2 Chế độ thủy văn
1.2.2.1 Chế độ thuỷ văn mùa lu
Nguồn lu truyền vào Long An gồm: Lu từ thượng nguồn sông Mê Kông qua các
kênh rạch vào vùng Đồng Tháp Mười và lu tràn qua biên giới Campuchia về; lu từ
thượng nguồn 2 sông VCĐ và sông VCT về.
Trong đó lu thượng nguồn sông Mê Kông về là chính và có ảnh hưởng trực tiếp
và mạnh mẽ đến chế độ mực nước, dòng chảy các kênh rạch hệ thống sông VCT và
sông VCĐ từ Gò Dầu Hạ trở xuống. Lu trên sông Mê Kông lớn dần và khi lu ở Tân
Châu tới + 4,00, thì lu vào ĐTM theo 2 hướng: Chảy tràn qua biên giới (tràn qua kênh
Cái Co - Long Khốt), diễn biến lu theo tuyến này khá phức tạp và biến đổi theo thời
gian, tổng lượng chiếm 75 - 80% tổng lượng lu vào Đồng Tháp Mười; Từ sông Tiền
theo dòng chính vào kênh Tân Thành – Lò Gạch, Hồng Ngự, Đồng Tiến – Dương Văn
Dương… chiếm khoảng trên 20 - 25% tổng lượng lu.
Lưu lượng lớn nhất thoát qua Quốc lộ 62 và cầu Mộc Hoá trên sông VCT
khoảng 2.100 m3/s ÷ 2.500 m3/s. Trong khi đó lưu lượng thực đo qua cầu Tân An trên

sông VCT trung bình lớn nhất khoảng 2.300 m 3/s ÷ 2.500 m3/s, trung bình khoảng
1.500 m3/s ÷ 1.700 m3/s, lớn nhất 3.100m3/s lúc 15h 03/10/2000. Theo tính toán lưu
lượng sông VCĐ qua cầu Gò Dầu lớn nhất trên 1.000 m 3/s, trung bình mùa lu 400 m3/s
÷ 5 00 m3/s. Lưu lượng thực đo qua cầu Bến Lức trên sông VCĐ trung bình mùa lu
khoảng 1.100 m3/s ÷ 1.300 m3/s, trung bình lớn nhất 2.100 m3/s ÷ 2.300 m3/s, lớn nhất
3.300 m3/s lúc 13h 02/10/2000. Theo đánh giá của báo cáo lu ở ĐBSCL, trong 50 năm
(1945-1996) có khoảng 46,6% năm lu trung bình (4,00
HTânChâu
4,5m), 40,6%
năm lu lớn (HTânChâu
4,50m) và chỉ 13,2% năm lu nho (HTânChâu
4,00m).

- 19 -


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

1.2.2.2 Chế độ thuỷ văn mùa kiệt
Vào mùa kiệt, chế độ thuỷ văn trên địa bàn tỉnh Long An hầu hết chịu ảnh
hưởng bởi thuỷ triều Biển Đông và dòng chảy sông Tiền tác động đến chế độ thuỷ văn
sông VCĐ và sông VCT như sau:
Chế độ thuỷ văn mùa kiệt trên sông Vàm Co Tây:
Phụ thuộc vào dòng chảy sông Tiền và chế độ triều biển Đông. Vào mùa kiệt
lưu lượng thượng nguồn về ít, nguồn nước chủ yếu được bổ sung từ sông Tiền về qua
các trục kênh chính nối liền hai sông như kênh Cái Co - Long Khốt, Tân Thành – Lò
Gạch, Hồng Ngự, Đồng Tiến – Dương Văn Dương, An Phong - Mỹ Hoà – Bắc Đông,
Nguyễn Văn Tiếp - Bắc Đông. Kết quả đo lưu lượng một số năm mùa kiệt cho thấy,
lưu lượng từ sông Tiền vào vùng ĐTM trong các tháng kiệt khá lớn: Tại cửa kênh

Hồng Ngự (12 ÷ 27)/6/2000 có Qbqmax chảy từ sông Tiền vào Đồng Tháp Mười vào các
tháng mùa kiệt khá lớn: Tại cửa kênh Hồng Hồng Ngự Q bq chảy ra sông VCT lớn nhất
46,0 m3/s, đầu kênh Đồng Tiến Qbqmax chảy vào ĐTM là 120 m3/s, cửa kênh Nguyễn
văn Tiếp từ (19÷27)/6/2000 có Qbq chảy vào ĐTM là 26,1 m3/s.
Chế độ thuỷ văn mùa kiệt trên sông Vàm Co Đông
Về mùa khô, các sông suối phía thượng nguồn cạn kiệt, dòng chảy cơ bản của
sông VCĐ rất nho, mặn xâm nhập vào khá sâu, tháng 4 lên đến Gò Dầu Hạ. Tuy nhiên
nhờ nguồn nước điều tiết từ hồ Dầu Tiếng, trên địa bàn Long An, vào mùa khô sông
VCĐ được cung cấp chủ yếu từ sông VCT qua các kênh Trà Cú Thượng, các kênh cấp
1 hệ thống Bo Bo và thêm lượng dòng chảy hồi quy từ hồ Dầu Tiếng xả xuống 18,5
m3/s nên mặn bị đẩy lùi xuống Xuân Khánh và bổ sung nước đủ tưới cho khoảng
21.500 ha thuộc Đức Hoà, Đức Huệ và một phần phía Bắc huyện Bến Lức, ngoài ra
vào thời kỳ triều cường do yêu cầu của tỉnh Long An hồ còn xả thêm khoảng 20,0 ÷
30,3 m3/s để đẩy mặn cho vùng hạ lưu sông Vàm Co khi cần thiết. Phía hạ lưu sông
chịu ảnh hưởng mạnh thuỷ triều biển Đông.

Hình 1.4. Sơ đồ phân tích vùng ngập lụt

(Nguồn: Dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng các nguồn thải và phân vùng xả nước
thải ra các sông chính trên địa bàn tỉnh Long An”, 2015)

- 20 -


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
a. Điểm mạnh
-


Vị trí nằm cửa ngõ giao thương 3 vùng kinh tế động lực là vùng TP.HCM, vùng
ĐBSCL và vùng TP. Phnompenh. Nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị quan
trọng quốc gia về đường bộ, đường thủy tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế –
xã hội (KT – XH) của tỉnh cung như sự gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường

-

Khí hậu khá ôn hòa, quanh năm nắng ấm là điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát
triển nông lâm thủy sản, đặc biệt là lúa gạo xuất khẩu.

-

Địa hình đồng bằng đa dạng cao, thấp trung, ven biển. Đặc điểm thủy văn với hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nằm trong vùng trung đất ngập nước tạo nên sự
đa dạng, nét đặc trưng riêng cho từng tiểu vùng. Giàu tài nguyên nước.

-

Tài nguyên đất đa dạng về chủng loại, có diện tích đất nông nghiệp lớn. Tài nguyên
rừng cảnh quan đa dạng sinh học. Tài nguyên du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử.
b. Điểm yếu

-

Vùng tỉnh bị tác động lớn của biến đổi khí hậu.

-

Vùng bị tác động lớn của ngập lụt, xâm nhập mặn, nhiễm phèn. Việc xâm nhập

mặn làm biến đổi hệ sinh thái gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân

-

Khi gặp mưa lớn hoặc lu về, kết hợp với triều cường thường gây ngập lụt ở khu
vực ven sông nhất là vùng Hạ (gồm huyện Châu Thành, Tân Trụ, nằm sát cửa sông
Soài Rạp)

-

Việc xâm nhập mặn làm biến đổi hệ sinh thái gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh
hoạt của người dân.

-

Nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống, nhìn chung là thiếu và chất lượng nước
không cao. Mùa lu quá dư thừa nước, nhưng mùa khô nhiều khu vực thiếu nước trầm
trọng. Nguồn nước mặt dồi dào nhưng thường bị xâm nhập mặn, đã có dấu hiệu ô
nhiễm. Nguồn nước ngầm hạn chế và giá thành khai thác cao.

-

Địa hình bị chia cắt bởi các hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt nhưng hầu hết
đều hẹp, cạn không được đầu tư cải tạo nên chưa phát huy được lợi thế về giao thông
thủy. Địa hình và địa chất công trình không thuận lợi cho xây dựng đô thị, khu dân cư
và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công trình giao thông, tiêu thoát nước. Phần lớn
diện tích đất của tỉnh là vùng đất ngập nước, khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp,
trung có diện tích gần 66% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

-


Nền móng địa chất nhìn chung rất yếu nên việc xử ly nền móng công trình là khó
khăn cho việc xây dựng các công trình công nghiệp.

-

Chất lượng đất thuộc loại kém nhất so với các tỉnh ĐBSCL. Trong tổng quỹ đất
hầu hết là đất phèn có độc chất cao và đất xám có độ màu mỡ rất thấp. Đất phèn có
234.903 ha, chiếm 52%; đất xám 103.553 ha, chiếm 23,05%. Tài nguyên khoáng sản
không nhiều.

- 21 -


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

1.3 KINH TẾ - XÃ HỘI

1.3.1 Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội
1.3.1.1 Dân số và sự phát triển dân số
Tỉnh Long An chia làm 3 tiểu vùng: vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ), vùng
Đồng Tháp Mười và vùng Hạ.
-

Vùng KTTĐ là khu vực phía Đông của tỉnh, bao gồm TP. Tân An, huyện Bến
Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, chiếm 27,3% diện tích toàn tỉnh và
58,12% tổng dân số.

-


Vùng Đồng Tháp Mười: là khu vực phía Tây của tỉnh, bao gồm 7 huyện Tân
Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Đức Huệ và
thị xã Kiến Tường (thành lập ngày 18/03/2013).

-

Vùng Hạ: bao gồm huyện Châu Thành, Tân Trụ, nằm sát cửa sông Soài Rạp.
Năm 2014, dân số thành thị là 1.477.330 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên là 0,51%.
Bảng 1.2. Tình hình biến động dân số tỉnh Long An giai đoạn 2010 – 2014

TT
1

2

Hạng mục

2010

2011

2012

2013

2014

1.442.828


1.449.915

1.460.321

1.469.873

1.477.330

Thành thị

254.596

258.051

260.667

264.994

266.338

Nông thôn

1.188.232

1.191.864

1.199.654

1.204.879


1.210.992

0,46

0,49

0,72

0,65

0,51

Dân số toàn tỉnh
(người)

Tỷ lệ tăng dân số (%)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2014)
1.3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Long An năm 2015
Theo Báo cáo 09/BC-UBND Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về Tình hình phát
triển Kinh tế – Xã hội (KT – XH) năm 2015, phương hướng nhiệm vụ phát triển KT –
XH năm 2016 thì:
Năm 2015 tình hình kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn nhưng
tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn đạt kế hoạch đề ra và tăng cao hơn mức tăng trưởng
năm trước. Các khu vực kinh tế đều đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch đúng hướng, cụ thể: Khu vực 1 chiếm tỷ trọng 26,2% giảm 2,4 % so với
năm 2014; Khu vực II chiếm 42,7% tăng 1,6% so với năm 2014; Khu vực III chiếm
31,3% tăng 0,8% so với năm 2014.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2015 đạt 21.801 tỷ đồng (theo giá cố
định năm 1994) tăng trưởng 11,6% (Kế hoạch (KH) 11,5%). Khu vực II tăng 15,4%

(KH 15,2%). GDP đầu quân đầu người năm 2015 đạt 50,4 triệu đồng/người/năm (KH
50 triệu đồng/người/năm, năm 2014 là 44,5 triệu đồng/người/năm).
a. Khu vực nông, lâm, thủy sản (Khu vực I)
Khu vực nông, lâm, thủy sản (khu vực I) tăng trưởng 3,2% (KH 3,2%), trong
đó: nông nghiệp tăng trưởng 3,3% (trồng trọt tăng 3,6%, chăn nuôi tăng 1,4%, dịch vụ
nông nghiệp tăng 1,7%); lâm nghiệp tăng trưởng 0,1%, thủy sản tăng trưởng 3,6%.
- 22 -


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An



Nông nghiệp:

Nông nghiệp có chuyển biến tích cực; năng suất lúa tăng so với cùng kỳ, sản
lượng đạt kế hoạch, xây dựng “cánh đồng lớn” theo hướng liên kết 4 nhà mang lại hiệu
quả rõ rệt (năng suất, giá cả đều cao hơn so với bên ngoài), thanh long và chanh tiếp
tục là loại cây trồng cho lợi nhuận cao; chăn nuôi có chiều hướng ổn định, dịch bệnh
được khống chế; thu mua, tiêu thụ lúa gạo, nông sản hàng hóa cơ bản thuận lợi; tập
trung nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả. Cụ thể:


Trồng trọt:

Tổng diện tích lúa gieo trồng được 522.438 ha tăng 0,1% so với năm 2014,
năng suất 55,8 tạ/ha tăng 0,7 tạ/ha so với năm trước, sản lượng 2.914.013 tấn đạt
103,5% KH tăng 1,9% so với năm trước. Trong đó sản lượng lúa đặc sản 780.257 tấn
đạt 91,8% KH, tăng 4,8% so với năm trước; lúa thông dụng có 2.133.756 tấn đạt 109%

KH, tăng 0,8% so với năm trước. Tiêu thụ lúa không được thuận lợi, giá lúa giảm so
với cùng kỳ năm trước nhưng nhờ năng suất tăng nên nông dân thu được lợi nhuận khá
Về tình hình triển khai xây đựng “Cánh đồng lớn” chưa hoạt động thực hiện 27
cánh đồng, diện tích 28.555,5 ha; năng suất và hiệu quả cao hơn bên ngoài, các doanh
nghiệp thu mua với giá cao hơn thị trường, cụ thể:
+ Vụ đông xuân 2014/2015 chưa hoạt động thực hiện 27 cánh đồng, diện tích
13.193,9 ha, đạt 132% KH, tăng 6 cánh đồng và tăng 3.059,9 ha so với vụ đông
xuân năm 2013/2014. Đã thu hoạch 13.193,9 ha, năng suất khô đạt 68,8 tạ/ha,
sản lượng 90.774 tấn.
+ Vụ hè thu 2015 chưa hoạt động thực hiện 36 cánh đồng, diện tích thực hiện là
15.361,6 ha, đạt 153% KH, tăng 17 cánh đồng và 8.230 ha so với cùng kỳ. Đã
thu hoạch 15.361,6 ha, năng suất khô đạt 53 tạ/ha, sản lượng 81.417 tấn
Một số cây trồng chuyển đổi như: thanh long, mè, rau màu các loại...bước đầu
mang lại hiệu quả. Diện tích trồng và sản lượng tăng so với năm trước (sản lượng mè
3.308 tấn, tăng 2,78 lần; thanh long 97.469 tấn, tăng 24%; chanh 95.880 tấn, tăng
27%...) góp phần thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững.


Chăn nuôi:

Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm năm 2015 gặp nhiều khó khăn do có
thông tin sử dụng chất tạo nạc trong đàn heo và dp cạnh tranh với sản phẩm nhập
khẩu. Thời tiết không thuận lợi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, ảnh hưởng rất lớn
đến tâm ly người nuôi. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả đầu ra khó
lường, hiệu quả đầu tư không bảo đảm là những nguyên nhân cố hữu khiến hoạt động
chăn nuôi khó phát triển.
Toàn tỉnh có đàn trâu 13.059 con, tăng 63 con so với năm trước; đàn bò đạt
93.962 con, tăng 5% so với năm trước. Trong đó bò sữa 13.080 con, tăng 9%; đàn heo
đạt 258.327 con, bằng 98% so với năm trước; gia cầm 7.293.104 con, bằng 90% so với

năm trước. Dịch bệnh có xảy ra nhưng được khống chế kịp thời không để phát sinh
trên diện rộng, gây thiệt hại cho người nông dân, cụ thể: Phát hiện bệnh lở mồm long
móng trên heo và bò tại 2 huyện Vĩnh Hưng, Đức Huệ và bệnh cúm gia cầm trên gà tại

- 23 -


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

huyện Cần Giuộc, thành phố Tân An; đã tiêm phòng 115.839 liều vắc-xin LMLM trên
gia súc; 41.100 liều vắc-xin PRRS trên heo vào 7.065,927 liều vắc-xin cúm gia cầm.
Nhìn chung, do giá con giống, giá thức ăn, thuốc thú y chăn nuôi…tăng cao và
giá các sản phẩm chăn nuôi chỉ tăng nhẹ nên người chăn nuôi lãi ít, ảnh hưởng đến
việc mở rộng quy mô, phát triển đàn.


Lâm nghiệp:

Diện tích rừng đến cuối năm 2015 có 25.635 ha gồm 2.076 ha rừng phòng hộ:
giảm 101 ha so với năm trước do chuyển sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao
hơn (chủ yếu chuyển sang trồng chanh, lúa...); 2.095 ha rừng đặc dụng; 21.465 ha rừng
sản xuất; trồng 3,5 triệu cây phân tán, đạt 100% KH, chăm sóc 4.140 ha rừng, đạt
193,5% KH và trồng 2.000 ha rừng sau khai thác.
Công tác phòng chống cháy, chữa cháy rừng được tập trung chỉ đạo và thực
hiện nên chỉ xảy ra các vụ cháy nho, được khống chế kịp thời, gây thiệt hại không
đáng kể (thiệt hại 24 ha tràm).
Thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh lâm sản và các hộ gây nuôi động
vật hoang dã, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về gây nuôi,
vận chuyển, buôn bán...lâm sản và động vật hoang dã.



Thủy sản:

Năm 2015, diện tích thả nuôi tôm nước lợ 6.441 ha, đạt 92% KH, tăng 2,6% so
với năm trước; sản lượng đạt 12.061 tấn, đạt 89% KH, giảm 5% so với năm trước.
Trong đó, tôm sú 1.413 tấn, tăng 8% so với năm trước; tôm thủ chân trắng 10.644 tấn,
giảm 6% so với năm trước.
Nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh gây thiệt hại cho người sản xuất.
Nuôi tôm thẻ chân trắng không còn mang lại hiệu quả cao như những năm trước do
khả năng chống chịu dịch bệnh kém nên một bộ phận nguồi nuôi tôm thẻ chân trắng đã
chuyển sang nuôi tôm sú. Ngoài ra, giá tôm nước lợ có xu hướng giảm, khiến hoạt
động nuôi trồng không đạt được lợi nhuận cao cung là nguyên nhân khiến sản lượng
tôm thấp hơn cùng kỳ.
Nuôi thủy sản nước ngọt: Diện tích thả nuôi được 2.832 ha đạt 79% KH; nuôi
lồng bè (vèo) là 17.940 m3, đạt 248,8% KH.


Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM):

Toàn tỉnh năm 2015 có 43 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 26%; 65 xã (39,2%) đạt từ
14 – 18 tiêu chí; 50 xã (30%) đạt từ 10 – 13 tiêu chí; 8 xã (4,8%) đạt dưới 10 tiêu chí.
Số tiêu chí đạt bình quân/xã là 14,3 tiêu chí/xã. Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo đảm
bảo chất lượng các tiêu chí nông thôn mới và cảnh quan môi trường nông thôn.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày
02/04/2014 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 –
2020. Chưa hoạt động xây dựng các mô hình chuyển đổi cây trồng, hỗ trọ sản xuất
giống lúa, mè...; triển khai các ứng dụng công nghệ cao, dự án mời gọi đầu tư, tập
trung nguồn lực đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông thôn theo kế hoạch đề

ra.
- 24 -


Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An

Tập trung triển khai các quy hoạch đã được phê duyệt:
+ Quy hoạch trồng lúa chất lượng cao phục vụ chế biến gạo xuất khẩu vùng Đồng
Tháp Mười của tỉnh;
+ Quy hoạch phát triển vùng rau an toàn;
+ Quy hoạch vùng nguyên liệu mía;
+ Quy hoạch phát triển chăn nuôi;
+ Quy hoạch phát triển thủy sản;
+ Quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất đến năm 2020;
+ Quy hoạch phát triển nông lâm ngư nghiệp.
Ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2014 – 2015 và
định hướng đến năm 2020.


Kinh tế tập thể:

Duy trì và thúc đẩy phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại.
Năm 2015 thành lập mới 10 hợp tác xã, đạt 100% KH (trên địa bàn tỉnh hiện có 106
hợp tác xã với 49.426 thành viên); Doanh thu bình quân của hợp tác xã tăng dần đều
qua các năm. Ngoài ra, toàn tỉnh có 2 liên hiệp hợp tác xã với tổng số 9 hợp tác xã
thành viên.
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền xây dựng kinh tế tập thể gắn với xây dựng
NTM trên địa bàn tỉnh; ban hành Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Long An đến
năm 2020 (theo Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh Long

An) làm cơ sở cho việc đẩy mạnh hỗ trợ phát triển lĩnh vực kinh tế tập thể của tỉnh
trong các năm tới
b. Khu vực công nghiệp, xây dựng ( Khu vực II):
Công nghiệp giảm bớt khó khăn, dần hồi phục và tăng khá so với cùng kỳ, tăng
trưởng 15,4% (KH 15,2%). Trong đó: khu vực công nghiệp tăng 16%, xây dựng tăng
10,5%. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) tăng 15,2% so với năm
trước.
Điện lực: thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, tình hình an toàn điện trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ hộ sử dụng
điện toàn tỉnh đến nay đạt 99,63%, trong đó khu vực nông thôn là 99,5%.
Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị: Chỉ đạo nâng cao hiệu quả
công tác lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch trên địa bàn
tỉnh; rà soát, đánh giá các vấn đề bất cập trong quy hoạch nhất là đối với các khu, cụm
công nghiệp đã được phê duyệt để chấn chỉnh quản ly phù hợp với xu thế phát triển
KT – XH của tỉnh và cả khu vực, đảm bảo phát triển bền vững.
Triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030; Quy hoạch chung thành phố Tân An giai đoạn 2011-2030, tầm nhìn sau
năm 2030; Quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 Khu trung tâm chính trị - hành chính

- 25 -


×