37
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN CHẤT THẢI
CỦA ĐẦM CẦU HAI, THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Bắc Giang, Nguyễn Thị Mai Dung
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả đánh giá khả năng tự làm sạch và tiếp nhận chất
thải của đầm Cầu Hai thuộc hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên
Huế. Thông qua 3 đợt lấy mẫu tại 7 vị trí trên toàn đầm vào năm 2010 đã xác định
được hằng số tốc độ phân hủy (k
1
) và hằng số tốc độ thông khí (k
2
). Kết quả cho
thấy, giá trị k
1
dao động 0,65 ~ 1,39 ngày
-1
tính cho trường hợp triều lên và 0,65 ~
1,48 ngày
-1
tính cho trường hợp triều xuống. Tương tự, hằng số k
2
dao động 2,05 ~
4,69 ngày
-1
khi triều lên và 1,38 ~ 5,38 ngày
-1
khi triều xuống. Trên cơ sở xác định
các hằng số k
1
, k
2
, và các thông số liên quan đã tính toán được khả năng tự làm
sạch của đầm cầu Hai khoảng 4,7 ~ 5,38 triệu tấn BODu/năm và tải lượng tối đa
cho phép (MaxBODu) khoảng 3,9 ~ 4,64 triệu tấn BODu/năm. Ngoài ra, tổng tải
lượng từ các nguồn thải sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản đổ vào đầm chiếm khoảng
0,23 % so với MaxBODu của đầm Cầu Hai.
Từ khóa: đầm Cầu Hai, tự làm sạch, hằng số tốc độ thông khí, hằng số tốc độ phân
hủy.
1. Đặt vấn đề
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là hệ thống đầm phá lớn nhất Đông Nam Á có
chiều dài 68 km và tổng diện tích khoảng 22.000 ha, trong đó đầm Cầu Hai có diện tích
lớn nhất khoảng 10.400 ha. Đây là hệ đầm phá có giá trị cao về mặt đa dạng sinh học, là
nơi cung cấp bãi giống, bãi đẻ cho các loài động vật, đồng thời đóng vai trò quan trọng
trong quá trình điều hòa dòng chảy, điều hòa vi khí hậu [6], Tuy nhiên, trong thời gian
qua, các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, hoạt động nông nghiệp, sinh
hoạt của dân cư trên đầm và xung quanh đầm Cầu Hai đã làm suy giảm chất lượng nước
trong đầm. Chẳng hạn, tính đến năm 2010 có 51 hộ chưa được lên bờ (UBND huyện
Phú Lộc, 2010)[7]). Năm 2009, diện tích nuôi 1.156 ha, trong đó, nuôi nước lợ 856 ha
(xen ghép 264 ha), cá nước ngọt 300 ha, nuôi cá bằng lồng 850 cái. Sản lượng nuôi là
1.475 tấn, trong đó tôm 787 tấn, cá nước lợ 138 tấn, cá nước ngọt 350 tấn, nhuyễn thể
200 tấn [5, 7]. Ngoài ra, một trong những vấn đề đáng lo ngại ở khu vực đầm phá là
hiện tượng phú dưỡng đã và đang xảy ra vào mùa khô làm ảnh hưởng lớn đến chất
lượng nước và đời sống thủy sinh vật [4].
38
Vấn đề đặt ra là cần phải đánh giá giá khả năng tự làm sạch và tiếp nhận chất
thải của đầm làm cơ sở quan trọng cho việc xử lý lượng chất hữu cơ phát thải vào thủy
vực đồng thời làm căn cứ cho việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước
và duy trì tính đa dạng sinh học của đầm.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài báo là khả năng tự làm sạch và tiếp nhận chất thải
của đầm Cầu Hai thuộc địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đầm Cầu Hai có
vị trí tiếp giáp theo các hướng: phía Tây Nam, phía Nam đầm giáp với đồng bằng và đồi
núi, phía Đông Bắc ngăn cách với biển bởi dải cồn cát nhỏ hẹp và thông ra biển qua cửa
Tư Hiền. Hình thái vực nước có những đặc điểm: vào mùa mưa mực nước trong đầm
cao hơn đỉnh triều ngoài khơi 10 20 cm, vào mùa khô mực nước trong đầm khá tương
đồng với mực nước biển, trừ các tháng kiệt (tháng 3 đến tháng 5) mực nước đầm thấp
hơn đỉnh triều ngoài khơi 25 30 cm. Dòng chảy trung bình ở đầm rất nhỏ, tần suất
xuất hiện dòng chảy từ 0 10 cm/s chiếm ưu thế so với các vùng nước khác [4, 6].
Hình 1. Khu vực nghiên cứu và vị trí lấy mẫu, đo đạc
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp đo đạc và tính toán các thông số thủy văn
Thời gian đo đạc các thông số thủy văn được tiến hành vào các thời điểm: thủy
triều lên (từ 7 giờ đến 13 giờ), thủy triều xuống (từ 14 giờ đến 17 giờ).
Đo đạc vận tốc của dòng chảy (v) theo phương pháp đo 2 điểm ở các độ sâu (H)
khác nhau tại mỗi thủy trực. Độ sâu của đầm được đo đồng thời với vận tốc dòng chảy
39
tại các thủy trực.
Lưu lượng bình quân ở vùng đầm phá được tính theo công thức: Q = Q1 ± Q
(1)
Trong đó:
Q: Lưu lượng nước trong đầm, m
3
/s.
Q1: Lưu lượng nước có sẵn trong đầm, m
3
/s, trong đó Q1 = A.v
v: Vận tốc dòng chảy (m/s).
A: Diện tích tiết diện ngang của mặt cắt (m
2
), trong đó A = H.B
H: Độ sâu trung bình của thủy vực (m)
B: Chiều rộng của thủy vực (m), được đo đạc trên bản đồ
Q: Lưu lượng nước tăng (hay giảm) tương ứng với mực nước biển tăng (hay
giảm) hay nước biển chảy ra hay chảy vào đầm.
Dòng chảy trong đầm Cầu Hai ảnh hưởng của thủy triều thông qua của Tư Hiền
và tiếp nhận nước đồng thời từ các sông Truồi, sông Đại Giang, đầm Thủy Tú. Do đó,
để đơn giản hóa trong đo đạc và tính toán các giả thiết được lựa chọn như sau: Q
được tính toán dựa vào theo chu kỳ triều (cao nhất và thấp nhất) trong một ngày ; mực
nước trong đầm là giá trị trung bình mực nước trong một chu kỳ triều,…
2.2.2. Phương pháp phân tích chất lượng nước
Việc lấy mẫu nước được tiến hành 3 đợt, mỗi đợt lấy mẫu ở 7 vị trí (xem hình 1).
Quy cách lấy mẫu và phân tích các thông số cơ bản chất lượng nước được tiến hành
theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về chất lượng nước mặt và của các tổ chức
quốc tế.
2.2.3. Phương pháp xác định hằng số tốc độ phân hủy (k
1
) và tốc độ thông khí
(k2) [8]
- Xác định giá trị k
1
: Giá trị k
1
được tính toán dựa trên kết quả xác định DO theo
các ngày khác nhau trong phòng thí nghiệm, sau đó áp dụng áp dụng phương pháp
Thomas [8] để tính hằng số tốc độ phân hủy BOD trong phòng thí nghiệm ở 20
o
C (k) và
BOD toàn phần ban đầu (L
o
), từ giá trị k tính được k
1
theo nhiệt độ thực tế.
- Xác định giá trị k
2
: giá trị k
2
được xác định theo công thức của Langbein và
Durum (1967) [8] dựa vào các thông số thủy văn của đầm như H, v, Q…
2.2.4. Phương pháp tính toán khả năng tự làm sạch và tải lượng tối đa cho phép
đổ vào đầm
- Khả năng tự làm sạch của vực nước được tính theo công thức:
40
AC = La.Q.3600.24/1000
AC: khả năng tự làm sạch của vực nước (kg/ngày),
Q: lưu lượng của vực nước (m
3
/s),
La: nồng độ BOD toàn phần của vực nước sau khi trộn lẫn nước thải với nước
đầm (mg/l).
- Tải lượng tối đa cho phép được thải vào vực nước được tính theo công thức:
L
BOD
= Q. (La - Lo).3600.24/1000, (kg BOD/ngày)
- Tải lượng BOD toàn phần có sẵn trong đầm được tính theo công thức:
L
BODu
= AC - L
BOD
, (kg BODu/ngày)
2.2.5. Xác định và tính toán tải lượng các nguồn thải đổ vào đầm
Sử dụng kỹ thuật điều tra nhanh theo hướng dẫn của WHO để đánh giá nguồn ô
nhiễm [1] xả thải vào đầm Cầu Hai. Trong phạm vi của bài bào này, chỉ đề cập đến hai
loại nguồn thải gồm: nước thải sinh hoạt của người dân sống xung quanh đầm và từ hoạt
nuôi trồng thủy sản trên đầm. Việc ước tính tải lượng từ hoạt động nuôi trồng thủy sản
được dựa vào phương pháp đánh giá nguồn thải. Các thông số đầu vào và hệ số được sử
dụng trong quá trình tính toán bao gồm: Các loại hình nuôi ở đầm; kết quả phân tích các
chất ô nhiễm trong các ao nuôi [3]; số vụ nuôi (2 vụ/năm); diện tích nuôi tôm sú ở đầm
Cầu Hai và các loại hình khác (1.156 ha); lượng nước thải vào môi trường cho 1 ao
nuôi: 15.000 m
3
/ha (Nguyễn Văn Hợp và nnk, 2005); các hệ số tính theo phương pháp
đánh giá nguồn thải, trong đó: lưu lượng nước thải trên 1 đvhđ của nguồn (f): 30.000
m
3
/đvhđ; lượng chất ô nhiễm i thải ra trên 1 đvhđ của nguồn (F
i
): 330 Kg/đvhđ; tải
lượng thải thực tế từ nguồn(L
BODu
):
2.110,85 tấn/năm.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Xác định các hằng số tốc độ thông khí và tốc độ phân hủy
3.1.1. Xác định hằng số tốc độ tiêu thụ ôxy (k
1
)
Bảng 1. Kết quả tính toán các giá trị k, k
1,
L
o
k (ngày
-1
) k
1
(ngày
-1
) L
o
(mg/l)
Đợt
k (20
o
C) k
1
(20
o
C) k
1
(T
o
C)
L
o
(20
o
C) L
o
(T
o
C)
Đợt 1 (Triều lên) 0,35±0,09 0,69±0,15 1,07±0,17
1,27±0,43 1,52±0,56
Đợt 2 (Triều xuống) 0,34±0,14 0,65±0,12 1,09±0,27
1,24±0,35 1,51±0,42
Đợt 3 (Triều lên) 0,29±0,1 0,59±0,13 0,96±0,23
1,50±0,34 1,81±0,43
(Ghi chú: TB±s, trong đó TB: giá trị trung bình của các vị trí đo; s: độ lệch chuẩn; T
o
C:
nhiệt độ đo đạc thực tế tại đầm).
41
Giá trị hằng số tốc độ tiêu thụ ôxy k
1
được xác định vào mùa kiệt của đầm (từ
tháng 3 đến tháng 5) và tính theo phương pháp Thomas [8] để xác định hằng số tốc độ
phân hủy BOD trong phòng thí nghiệm ở 20
o
C (k) và BOD toàn phần ban đầu (L
o
).
Tương tự, các giá trị k
1
(20
o
C) và L
o
(20
o
C) tính toán ở nhiệt độ phòng sẽ được chuyển
đổi sang nhiệt độ thực đo tại đầm theo công thức nêu ở tài liệu [8]. Các kết quả tính toán
được nêu ở bảng 1.
Kết quả tính toán ở bảng 1 cho thấy, giá trị k
1
ở điều kiện thực tế của đầm Cầu Hai
dao động trong khoảng 0,59~0,69 ngày
-1
tính cho trường hợp triều lên và 0,65 ngày
-1
tính
cho trường hợp triều xuống. Sự biến động giá trị k
1
giữa các đợt triều lên và triều xuống
chênh lệch không lớn. Ngoài ra, kết quả tính toán còn cho thấy tại các vị trí đầm Cầu
Hai thông với đầm Thủy Tú, biển và sông Truồi tương ứng với các điểm N1, N2, N5
(xem hình 1), giá trị k
1
thường cao hơn so với các điểm khác trong toàn đầm. Giá trị k
1
của đầm Cầu Hai lớn hơn nhiều lần so với k
1
của sông Hương đoạn từ trạm bơm Vạn
Niên đến Bao Vinh (dao động trong khoảng 0,084 ~ 0,109 ngày
-1
ở 30
o
C) vào mùa khô
[2].
3.1.2. Xác định hằng số tốc độ thông khí (k
2
)
Từ các số liệu đo đạc vận tốc dòng chảy (V) khi triều lên dao động 1,081,21
m/s và khi triều xuống 1,16 m/s tương ứng với độ sâu (H) của đầm 1,521,8 m trên toàn
đầm, diện tích đầm và dựa vào công thức tính (1) cho phép tính toán được lưu lượng
nước toàn đầm (Q) ứng với 2 thời điểm lúc triều lên và triều xuống dao động trong
khoảng 13.906,815.440,6 m
3
/s. Từ các kết quả xác định V, Q, H và áp dụng công thức
của Langbein và Durum (1967) xác định được giá trị k
2
. Các kết quả tính toán k
2
theo
chế độ thủy triều được nêu ở bảng 2.
Bảng 2. Kết quả tính toán các giá trị k
2
ở 20
o
C và T
o
C
Đợt 1 (Triều lên) Đợt 2 (Triều xuống) Đợt 3 (Triều lên)
k
2
(ngày
-1
) k
2
(ngày
-1
) k
2
(ngày
-1
)
Giá trị
(20
o
C) (T
o
C) (20
o
C) (T
o
C) (20
o
C) (T
o
C)
TB±s 2,95±0,71 3,70±0,83 2,71±0,92 3,54±1,28 2,60±0,74 3,32±0,91
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, sự chênh lệch giá trị k
2
giữa các đợt triều lên và triều
xuống không lớn. Giá trị k
2
ở đầm Cầu Hai rất lớn so với k
2
của sông Hương
(0,27±0,027 ngày
-1
) [5] điều này có thể do bề mặt thoáng của đầm rộng, độ sâu không
lớn (nhỏ hơn 2 m) và sự xáo trộn nước trong đầm lớn.
3.2. Tính toán khả năng tự làm sạch của đầm
Việc tính toán khả năng tự làm sạch được dựa trên các thông số đầu vào của đầm
như:
42
- Kết quả xác định giá trị k
1
và k
2
(xem mục 3.1),
- Hằng số tự làm sạch f được tính theo công thức f = k
2
/k
1
,
- Độ thiếu hụt ôxy ban đầu (D
a
), trong đó: D
a
=DO
đầm
- DO
bão hòa
(DO
đầm
= 7,64
mg/l), DO bão hòa lấy ở nhiệt độ trung bình thực đo là 29
0
C,
- Độ thiếu hụt oxy ở điểm tới hạn (D
c
), dựa vào mức A2 theo QCVN
08:2008/BTNMT (phục vụ mục đích bảo tồn động vật thủy sinh), D
c
5,0mg/l,
- Nồng độ BOD ban đầu có sẵn trong đầm (L
o
), L
0
= 0,41 ~ 1,41 mg/l,
- Nồng độ BOD ngay sau điểm thải (L
a
), L
a
= D
c
(L
a
/D
c
).
Kết quả các xác định các thông số f, D
a
, D
c
, L
a
được nêu ở bảng 3.
Bảng 3. Kết quả xác định f, D
a
, D
c
, L
a
Giá trị
Đợt
f (TB±s) D
a
D
c
L
a
(TB±s)
,
mg/l
Đợt 1 (Triều lên) 3,43±0,43 1,14 1,55 8,9±2,28
Đợt 2 (Triều xuống) 3,35±1,23 2,27 2,49 8,69±3,48
Đợt 3 (Triều lên) 3,50±0,73 1,36 1,81 7,35±0,91
Trên cơ sở xác định các thông số f, D
a
, D
c
, L
a
và áp dụng các công thức tính AC,
L
BOD
, L
BODu
cho phép tính toán được khả năng tự làm sạch, tải lượng tối đa cho phép và
tải lượng BOD toàn phần có sẵn trong đầm Cầu Hai. Các kết quả tính toán AC,
MaxBODu và BOD
u
được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Kết quả xác định AC, MaxBODu và BOD toàn phần có sẵn trong đầm
Đợt
AC±s
(triệu
tấn/năm)
MaxBODu±s
(triệu
Tấn/năm)
L
BOD
(triệu
tấn/năm)
BOD
L
AC
Đợt 1 (Triều lên) 4,33±1,11 3,59±1,27 0,74 0,17
Đợt 2 (Triều xuống) 4,21±1,69 3,41±1,66 0,80 0,19
Đợt 3 (Triều lên) 3,22±0,40 2,43±0,38 0,79 0,25
Trung bình các đợt 3,92 3,14 0,78 0,20
Kết quả ở bảng 4 cho thấy, khả năng tự làm sạch (AC) của đầm Cầu Hai rất lớn,
dao động trong khoảng 3,22 ~ 4,33 triệu tấn BODu/năm và tải lượng tối đa cho phép
(MaxBODu) thải vào đầm Cầu Hai dao động trong khoảng 2,43 ~ 3,59 triệu tấn
BODu/năm để duy trì mức DO ≥ 5 mg/l (theo QCVN 08:2008/BTNMT – cột A2 cho
mục đích bảo tồn động thực vật thủy sinh). Các giá trị này cao hơn rất nhiều so với khả
43
năng tự làm sạch và tải lượng tối đa cho phép thải vào lưu vực của các con sông ở thành
phố Huế (được tính vào mùa khô, lưu lượng nước nhỏ) như đối với sông Hương đoạn từ
trạm bơm Vạn Niên đến Bao Vinh khả năng tự làm sạch 16.739,27 tấn BODu/năm và
33.121,2 tấn BODu/năm, tải lượng tối đa cho phép thải vào sông Hương là 1.329,7 tấn
BODu/năm và 17.711,63 tấn BODu/năm tương ứng với mức DO cần duy trì là 6 mg/l
và 4 mg/l [2]; đối với sông Như Ý đoạn từ Đập Đá đến ngã ba nơi gặp nhau giữa sông
Như Ý và sông Cầu Ngói khả năng tự làm sạch dao động trong khoảng 12 ~ 223
tấn/năm và tải lượng tối đa cho phép thải vào đoạn này dao động trong khoảng 3 ~ 86
tấn/năm tương ứng với mức DO cần duy trì là 2 mg/l [9].
Ngoài ra, từ kết quả tính toán ở bảng 4 cho thấy, giá trị L
BOD
bằng 20,2 % giá trị
AC, nghĩa là bản thân đầm Cầu Hai đã chứa đựng một lượng chất hữu cơ dễ phân hủy
sinh học từ các nguồn thải trong khu vực đổ vào nhưng vẫn ở múc độ thấp và đầm Cầu
Hai vẫn duy trì được mức DO≥ 5 mg/l cho mục đích bảo vệ đời sống thủy sinh.
3.3. Đánh giá khả năng tiếp nhận chất thải của đầm
Dựa vào kỹ thuật đánh giá nhanh và phương pháp đánh giá nguồn thải đã tính
toán được tải lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ nguồn thải sinh hoạt của cư
dân (quanh đầm Cầu Hai có 7 xã và 1 thị trấn với số dân là 62.208 người) [7] sống ven
đầm là 5.071,28 tấn/năm, chiếm khoảng 70,6 % trong tổng tải lượng đổ vào đầm và tải
lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ nguồn nuôi trồng thủy sản (diện tích
nuôi 1.156 ha) là 2.110,85 tấn/năm, chiếm 29,4 % trong tổng tải lượng đổ vào đầm. Đây
là hai nguồn thải quan trọng đóng góp một lượng lớn chất ô nhiễm vào đầm phá nhưng
chỉ chiếm khoảng 0,23 % so với tổng tải lượng cho phép thải vào đầm Cầu Hai.
Như vậy, để duy trì DO ≥ 5 mg/l trong nước đầm Cầu Hai thì tổng tải lượng
BOD tối đa cho phép đổ vào đầm khoảng 3,13 triệu tấn BODu/năm, tương đương với
80,1% giá trị AC. Tuy nhiên, để các kết quả này phản ánh đúng thực trạng xả thải thì
cần tính toán thêm sự đóng góp của các nguồn thải từ sông, biển, đầm phá khác đổ vào
đầm Cầu Hai.
4. Kết luận
Kết quả tính toán đã xác định được khả năng tự làm sạch của toàn đầm tính cho
trường hợp lúc triều lên và triều xuống là 3,92 triệu tấn/năm. Trên cơ sở kết quả tính
toán AC, cho phép nhận định đầm Cầu Hai còn có khả năng tiếp nhận khoảng 78% tải
lượng BODu so với khả năng tự làm sạch của nó để duy trì chất lượng nước cho mục
đích bảo tồn động vật thủy sinh (mức A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT).
Các kết quả tính toán ở trên mới chỉ là bước đầu áp dụng cho thủy vực nước
mặn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thủy triều nên khả năng tự làm sạch rất lớn và phụ
thuộc vào việc trao đổi nước giữa đầm và nguồn nước biển ngoài đầm.
44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alexander P. Economopoulos, Assessment of sources of air, water and land polution
(part one, two), WHO, Geneva, 1993.
2. Nguyễn Bắc Giang, Đánh giá khả năng tự làm sạch và tiếp nhận chất thải của sông
Hương, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học, ngành địa lý tài nguyên môi trường,
Đại học khoa học Huế, 1997.
3. Nguyễn Mộng và nnk, Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá các loại hình nuôi trồng thủy sản
vùng ven biển Thừa Thiên Huế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học
Khoa học Huế, Huế, 2008.
4. Nguyễn Văn Hợp và nnk, Báo cáo chuyên đề - Đánh giá chất lượng nước và trầm tích
đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Huế, 2008.
5. Phòng thống kê UNBN huyện Phú Lộc, Niên giám thống kê huyện Phú Lộc 2008, Phú
Lộc, 2009.
6. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Vùng Nordpas decalais, Hiểu biết để phát triển bền vững.
Huế, 2003.
7. Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc, Báo cáo tổng kết công tác định cư dân thủy diện năm
2008-2009, Phú Lộc, 2010.
8. Sun Da Lin, C. C. Lee, Water and wastewater calculations manual. Mc Graw Hill, Inc
second edition, 2007.
9. Hoàng Kim Anh Tú, Khả năng tự làm sạch và tiếp nhận chất thải hữu cơ của sông Như
ý và chi lưu cầu Ngói – Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Khoa học môi
trường, Trường Đại học Khoa học Huế, 2006.
ASSESSING SELF-PURIFYING AND WASTE RECEIVING CAPACITIES OF
CAU HAI LAGOON, THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Bac Giang, Nguyen Thi Mai Dung
College of Sciences, Hue University
Abstract. This paper presents some assessment results of self-purifying and waste
receiving capacities of Cau Hai lagoon belonging to the Tam Giang - Cau Hai
lagoon system in Thua Thien Hue province. Data collected from the three rounds
of taking water samples at seven locations over the lagoon in 2010, the
decomposition rate constant (k
1
) and reaeration rate constant (k
2
) have been
identified. The study results show that the values of k
1
range from 0,65 to 1,39 per
day in case of high tide and from 0,65 to 1,48 per day in case of low tide. Similarly,
45
the constant k
2
ranges from 2,05 to 4,69 per day at high tide and 1,38 ~ 5,38 day
-1
at low tide. On the basis of determining the k
1
and k
2
constants, and related
parameters, it is estimated that the self-purifying capacities of Cau Hai lagoon is
about 4,7 ~ 5,38 million tons of BODu/ year and the maximum load (MaxBODu) is
up to 3,9 ~ 4,64 million tons of BODu/ year. In addition, the total load of domestic
wastewater and aquaculture wastewater flowing into the lagoon is approximately
0,23% in comparison with MaxBODu of Cau Hai lagoon.
Keywords: Cau Hai lagoon, self-purifying, decomposition rate constant, reaeration
rate constant.