Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu hiện trạng môi trường nước và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước tại khu vực mỏ than phấn mễ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ THU PHƢƠNG

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG NƢỚC TẠI KHU VỰC MỎ THAN
PHẤN MỄ, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Liên thông

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa

: 2014 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ THU PHƢƠNG

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG NƢỚC TẠI KHU VỰC MỎ THAN
PHẤN MỄ, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Liên thông

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Lớp

: LTK11 - KHMT

Khóa

: 2014 – 2016


Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Hà Đình Nghiêm

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trong hơn 2 năm học tập tại trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã
nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong trƣờng
đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Môi Trƣờng. Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám
hiệu trƣờng đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trƣờng,
cùng toàn thể các quý thầy cô đã giảng dạy, hƣớng dẫn em trong suốt quá trình học
tập tại trƣờng.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy: ThS. Hà Đình Nghiêm đã trực tiếp hƣớng
dẫn, chỉ bảo tận tình, chi tiết trong suốt quá trình em thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Thái Nguyên,Viện
Công nghệ Môi trƣờng, UBND huyện Phú Lƣơng và huyện Đại Từ, đã tận tình giúp
đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng nhƣng do thời
gian và năng lực còn hạn chế nên đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng
nghiệp để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Hoàng Thị Thu Phƣơng


ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxi sinh hóa

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trƣờng

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

EIA


: Cơ quan thông tin năng lƣợng Mỹ

NĐ-CP

: Nghị định - chính phủ

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TKV

: Tập đoàn than Khoáng sản Việt Nam

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Top 10 các quốc gia khai thác than trên thế giới ......................................11
Hình 2.2: Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới ...............................................12
Hình 4.1: Mỏ than Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên........................................................25

Hình 4.2: Sơ đồ quá trình khai thác lộ thiên mỏ than Phấn Mễ ................................28
Hình 4.3: Sơ đồ quá trình khai thác hầm lò mỏ than Phấn Mễ .................................30
Hình 4.4: Sơ đồ công nghệ khai thác than thủ công .................................................31
Hình 4.5: Sơ đồ cấu tạo hệ thống xử lý nƣớc thải mỏ than Phấn Mễ .......................32
Hình 4.6: Hàm lƣợng TSS trƣớc và sau khi xử lý ....................................................35
Hình 4.7: Hàm lƣợng COD trƣớc và sau khi xử lý ...................................................35
Hình 4.8: Hàm lƣợng BOD5 trƣớc và sau khi xử lý .................................................36
Hình 4.9: Hàm lƣợng TSS sau khi xử lý qua các năm ..............................................37
Hình 4.10: Hàm lƣợng COD sau khi xử lý qua các năm ..........................................37
Hình 4.11: Hàm lƣợng Fe sau khi xử lý qua các năm...............................................38
Hình 4.12: Hàm lƣợng TSS năm 2014 ......................................................................40
Hình 4.13: Hàm lƣợng COD năm 2014 ....................................................................41
Hình 4.14: Hàm lƣợng BOD5 năm 2014 ...................................................................41
Hình 4.15: Hàm lƣợng TSS năm 2015 ......................................................................43
Hình 4.16: Hàm lƣợng COD năm 2015 ....................................................................43
Hình 4.17: Hàm lƣợng BOD5 năm 2015 ...................................................................44
Hình 4.18: Hàm lƣợng TSS làng Cẩm năm 2014-2015 ............................................45
Hình 4.19: Hàm lƣợng COD làng Cẩm năm 2014-2015 ..........................................45
Hình 4.20: Hàm lƣợng BOD5 làng Cẩm năm 2014-2015 .........................................46
Hình 4.21: Hàm lƣợng TSS sông Đu năm 2014-2015 ..............................................46
Hình 4.22: Hàm lƣợng COD sông Đu năm 2014-2015 ............................................47
Hình 4.23: Hàm lƣợng BOD5 sông Đu năm 2014-2015 ...........................................47
Hình 4.24: Hàm lƣợng Fe làng Cẩm năm 2014-2016 ...............................................49
Hình 4.25: Hàm lƣợng Coliform làng Cẩm năm 2014-2016 ....................................49
Hình 4.26: Hàm lƣợng Fe trong nƣớc ngầm .............................................................51
Hình 4.27: Hàm lƣợng pH trong nƣớc ngầm ............................................................52


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tải lƣợng tác nhân ô nhiễm do con ngƣời đƣa vào hàng ngày .................6
Bảng 2.2: Trữ lƣợng các mỏ than Quang Ninh .........................................................14
Bảng 2.3: Thống kê về than Việt Nam của EIA .......................................................14
Bảng 3.1: Phƣơng pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu nƣớc .....................22
Bảng 3.2: Vị trí lấy mẫu nƣớc ...................................................................................23
Bảng 3.3: Các thông số quan trắc môi trƣờng nƣớc .................................................23
Bảng 3.4: Phƣơng pháp phân tích mẫu nƣớc trong phòng thí nghiệm .....................24
Bảng 4.1: Công nghệ xử lý chất thải Mỏ than Phấn Mễ ...........................................32
Bảng 4.2: Kết quả phân tích nƣớc thải trƣớc xử lý khai thác hầm lò .......................33
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nƣớc thải sau xử lý khai thác hầm lò ..........................34
Bảng 4.4: Diễn biến kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sau khi xử lý khai thác
hầm lò năm 2014, 2015, 2016 .................................................................36
Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu nƣớc mặt năm 2014 .............................................38
Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu nƣớc mặt năm 2015 .............................................42
Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu nƣớc mặt suối làng Cẩm năm 2016 .....................48
Bảng 4.8: Kết quả phân tích mẫu nƣớc ngầm trong khu vực khai thác than từ
năm 2014 - 2015 .....................................................................................50
Bảng 4.9: Kết quả phân tích mẫu nƣớc ngầm tại khu vực dân cƣ từ năm 2014
đến 2016 ...................................................................................................50
Bảng 4.10: Ý kiến của ngƣời dân về nguồn nƣớc mặt ..............................................52
Bảng 4.11: Ý kiến của ngƣời dân về nguồn nƣớc ngầm ...........................................53


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................3
2.1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................3
2.1.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................4
2.2. Khái quát về chất lƣợng nƣớc ..............................................................................5
2.2.1. Ô nhiễm nƣớc ....................................................................................................5
2.2.2. Các chỉ tiêu nói lên chất lƣợng nƣớc ................................................................7
2.2.3. Nguồn nƣớc thải và đặc điểm nƣớc thải công nghiệp ......................................9
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................................10
2.3.1. Tình hình khai thác than trên Thế giới ............................................................10
2.3.2. Tình hình khai thác than tại Việt Nam ............................................................13
2.4. Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than tới môi trƣờng ..................................17
2.4.1. Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than tới môi trƣờng đất .........................17
2.4.2. Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than tới môi trƣờng nƣớc ......................18
2.4.3. Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than tới môi trƣờng không khí ..............19


vi
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......20
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................20

3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................27
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................20
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................20
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................20
3.3.1. Tổng quan về mỏ than Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên .......................................20
3.3.2. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc khu vực Mỏ than Phấn Mễ ..............20
3.3.3. Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại khu vực mỏ than
Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................20
3.3.4. Đề xuất giải pháp quản lý môi trƣờng nƣớc tại khu vực mỏ than Phấn Mễ ..........20
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................20
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp.............................................................20
3.4.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa .......................................................................21
3.4.3. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn.....................................................................21
3.4.4. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích .................................................................21
3.4.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu, so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn cho phép ........24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................25
4.1. Tổng quan về mỏ than Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên ..........................................25
4.1.1. Vị trí địa lí, địa hình và địa chất mỏ than Phấn Mễ ........................................25
4.1.2. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................26
4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................27
4.1.4. Hoạt động của mỏ than Phấn Mễ ....................................................................27
4.2. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại khu vực mỏ than Phấn Mễ ............32
4.2.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc thải tại khu vực khai thác than hầm lò mỏ than
Phấn Mễ.....................................................................................................................33
4.2.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt tại khu vực mỏ than Phấn Mễ .....................38
4.2.3. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc ngầm tại khu vực mỏ than Phấn Mễ .................50



vii
4.4. Đề xuất giải pháp quản lý môi trƣờng nƣớc tại khu vực mỏ than Phấn Mễ ......54
4.4.1. Các giải pháp kĩ thuật ......................................................................................54
4.4.2. Giải pháp về quản lý .......................................................................................55
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................57
5.1. Kết luận ..............................................................................................................57
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
PHỤ LỤC .....................................................................................................................


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Than là một nguồn tài nguyên không tái tạo vô cùng quý giá của nƣớc ta. Hiện
nay, mỗi năm chúng ta thu đƣợc hàng chục nghìn tỷ đồng từ hoạt động khai thác
than và kinh doanh than, mang lại công ăn việc làm cho nhiều ngƣời lao động.
Ngành công nghiệp khai thác than trên cả nƣớc nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên nói riêng đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, góp phần quan trọng trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng nhƣ của cả nƣớc. Thái Nguyên
đƣợc đánh giá là tỉnh có trữ lƣợng than lớn thứ 2 trong các tỉnh thành cả nƣớc bao
gồm than mỡ, than đá đƣợc phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lƣơng. Tiềm
năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lƣợng tìm kiếm thăm dò
khoảng 8,5 triệu tấn, chất lƣợng tƣơng đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng
Cẩm, Âm Hồn. Than đá với tổng trữ lƣợng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn
tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hoà, Núi Hồng. Tuy nhiên, song song với
những tiềm năng, triển vọng và thành tựu kinh tế đã đạt đƣợc trong những năm qua,
tỉnh Thái Nguyên đang phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ về môi

trƣờng. Theo báo cáo, trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối
lƣợng lớn đất đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là
các bãi thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh
Hòa (gần 3 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3 đất đá
thải/năm); môi trƣờng nƣớc xung quanh các mỏ đã có dấu hiệu ô nhiễm, có nơi ô
nhiễm trầm trọng; không khí có hàm lƣợng bụi vƣợt quá tiêu chuẩn… Ngoài những
tác động xấu đến môi trƣờng còn gây ra tình trạng sụt lún đất, mất nƣớc, sạt lở bãi
đổ thải, hƣ hỏng đƣờng giao thông do vận chuyển quá tải trọng, ô nhiễm bụi do rơi
vãi đất đá, bùn thải xuống đƣờng trong quá trình vận chuyển.
Đƣợc thành lập từ năm 60, mỏ than Phấn Mễ là đơn vị khai thác than đáp ứng
nhu cầu nguyên liệu sản xuất của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên với công
suất thiết kế ban đầu 50.000 tấn/năm. Tuy nhiên, hoạt động của xí nghiệp cũng thải
ra môi trƣờng một lƣợng lớn nƣớc thải cùng với bụi và các chất thải rắn, gây mất
mỹ quan cho khu vực và ảnh hƣơng đến sức khỏe của ngƣời dân sống trong khu
vực. Chính vì vậy, công tác đánh giá hiện trạng của khai thác than tới môi trƣờng tại


2
mỏ than Phấn Mễ cần đƣợc quan tâm đúng mức để có đƣợc những giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trƣờng cũng nhƣ bảo vệ sức khỏe ngƣời dân và công nhân.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đƣợc sự cho phép của Ban Giám hiệu Nhà trƣờng và
Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn trực
tiếp của thầy giáo ThS. Hà Đình Nghiêm, em tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu
hiện trạng môi trường nước và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước tại khu
vực mỏ than Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên".
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại khu vực mỏ than Phấn Mễ.
- Đề xuất các giải pháp quản lý môi trƣờng nƣớc cho khu vực mỏ than Phấn Mễ.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài

- Phản ánh đúng hiện trạng môi trƣờng nƣớc tại khu vực khai thác than mỏ
than Phấn Mễ.
- Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ khách quan.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đƣa ra có tính khả thi, phù hợp với điều
kiện địa phƣơng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn luyện về
kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
- Là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý môi trƣờng ở cấp cơ sở.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Từ những kết quả nghiên cứu và khảo sát ý kiến ngƣời dân, luận văn nhằm
đánh giá đƣợc hiện trạng môi trƣờng nƣớc tại khu vực mỏ than Phấn Mễ và từ đó đề
xuất các giải pháp quản lý môi trƣờng nƣớc để Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh
Thái Nguyên, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Đại Từ, huyện Phú Lƣơng,
Ban lãnh đạo Mỏ than Phấn Mễ thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng
nƣớc hiệu quả hơn.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
- Khái niệm môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trƣờng Việt Nam năm 2014, môi
trƣờng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự

nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh
vật” [11].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trƣơng Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi
trƣờng là sự biến đổi của thành phần môi trƣờng không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật môi trƣờng và tiêu chuẩn môi trƣờng gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và
sinh vật” [11].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
“Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá học sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nƣớc
trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nƣớc. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hƣởng thì ô nhiễm nƣớc là vấn đề
đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” [11].
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trƣờng Việt Nam 2014: “Tiêu chuẩn
môi trƣờng là mức giới hạn của các thông số về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh,
hàm lƣợng của các chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý
đƣợc cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức công bố dƣới dạng văn bản tự nguyện áp
dụng để bảo vệ môi trƣờng” [11].
- Khái niệm chỉ thị môi trường
Chỉ thị (indicator) là một tham số (parameter) hay số đo (metric) hay một giá
trị kết xuất từ tham số, dùng cung cấp thông tin, chỉ về sự mô tả tình trạng của một
hiện tƣợng môi trƣờng khu vực, nó là thông tin khoa học về tình trạng và chiều


4
hƣớng của các thông số liên quan môi trƣờng. Các chỉ thị truyền đạt các thông tin
phức tạp trong một dạng ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa vƣợt ra ngoài các giá trị đo
liên kết với chúng. Các chỉ thị là các biến số hệ thống đòi hỏi thu thập dữ liệu bằng
số, tốt nhất là trong các chuỗi thứ tự thời gian nhằm đƣa ra chiều hƣớng, Các chỉ thị
này kết xuất từ các biến số, dữ liệu [6].

2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2014 đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCNVN khoá
XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2015.
- Luật Tài nguyên nƣớc đã đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHXNVN thông qua
ngày 29/11/2005. Luật tài nguyên nƣớc sửa đổi 2012.
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCNVN khóa
XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010.
- Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nƣớc.
- Nghị quyết 24 - NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 về chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về việc quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ xung nghị định 80/2006/NĐ-CP về
việc quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 28/04/2011 của Chính phủ quy định về
đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và cam kết bảo vệ
môi trƣờng.
- Nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc.
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nƣớc
đô thị và khu công nghiệp.
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trƣờng đối
với nƣớc thải.


5
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc phê duyệt chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến

năm 2020.
- Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
ngày 31/12/2008 ban hành quy định bảo vệ tài nguyên nƣớc dƣới đất.
- Thông tƣ số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng quy định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18
tháng 4 năm 2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh
giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng về ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trƣờng.
- Quyết định của số 256/2003/QĐ-TTg Thủ tƣớng Chính phủ ngày 02/12/2003 v/v phê
duyệt chiến lƣợc bảo vệ Môi trƣờng Quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.
- Thông tƣ số 04/2008/BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng về việc ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng.
- Thông tƣ số 06/2009/TT-BTNMT ngày 18/6/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng về việcban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng.
- Thông tƣ số 16/2009/BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng về việc ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng.
- Thông tƣ số 39/2010/BTNMT ngày 26/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng về việc ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng.
- QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc ngầm.
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nƣớc thải công nghiệp.
2.2. Khái quát về chất lƣợng nƣớc
2.2.1. Ô nhiễm nước
a. Khái niệm
Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là sự thay đổi theo chiều hƣớng xấu đi các tính chất
vật lý - hóa học - sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể rắn, lỏng làm
cho nguồn nƣớc trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật, làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nƣớc.



6
b. Các nguồn gây ô nhiễm nước
* Nguồn gốc tự nhiên: Sự ô nhiễm nƣớc có nguồn gốc tự nhiên là do sự
nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió bão, lũ lụt. Nƣớc mƣa rơi xuống mặt đất, mái nhà,
đƣờng phố, đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ hoặc các
sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng. Sự
ô nhiễm này còn gọi là sự ô nhiễm không xác định đƣợc nguồn.
* Nguồn gốc nhân tạo: Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nƣớc thải từ các
vùng dân cƣ, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông
vận tải đƣờng biển.
- Nƣớc thải sinh hoạt: Là nƣớc thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan trƣờng học chứa các chất thải trong quá trình vệ sinh, sinh hoạt
của con ngƣời.
Thành phần cơ bản của nƣớc thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy
sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dƣỡng (photpho, nitơ), chất rắn
và vi trùng.
Tùy theo mức sống và lối sống mà lƣợng thải cũng nhƣ tải lƣợng các chất đó
có trong nƣớc thải của mỗi ngƣời là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì
lƣợng nƣớc thải và tải lƣợng thải càng cao.
Tải lƣợng trung bình các tác nhân gây ô nhiễm nƣớc chính của một ngƣời đƣa
vào môi trƣờng trong một ngày đƣợc nêu trong bảng sau:
Bảng 2.1: Tải lƣợng tác nhân ô nhiễm do con ngƣời đƣa vào hàng ngày
TT

Tác nhân ô nhiễm

Tải lƣợng (g/ngƣời/ngày)

1


BOD5 (nhu cầu oxy sinh học)

45-54

2

COD (nhu cầu oxy hóa học)

(1,6 - 1,9) x BOD5

3

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

170 – 220

4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

70 – 145

5
6

Clo (Cl-)
Tổng nitơ (tính theo N)

6 – 12


7

Tổng photpho (tính theo P)

0,8 – 4

4–8

(Nguồn: Dư Ngọc Thành, 2015)[13]
- Nƣớc thải đô thị: Là loại nƣớc thải tạo thành do sự gộp chung nƣớc thải sinh
hoạt, nƣớc thải vệ sinh và nƣớc thải của các cơ sở thƣơng mại, trong khu đô thị.


7
Nƣớc thải đô thị thƣờng đƣợc thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để
xử lý chung.
Thông thƣờng ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70 - 90% tổng lƣợng
nƣớc sử dụng của đô thị sẽ trở thành nƣớc thải đô thị và chảy vào đƣờng cống.
Nhìn chung nƣớc thải đô thị có thành phần tƣơng tự nhƣ nƣớc thải sinh hoạt.
- Nƣớc thải công nghiệp: Là nƣớc thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nƣớc thải sinh hoạt hay đô thị, nƣớc
thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành
sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ nƣớc thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm
thƣờng chứa lƣợng lớn các chất hữu cơ, nƣớc thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài
các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng.
- Nƣớc chảy tràn: Là nƣớc chảy tràn từ mặt đất do mƣa hoặc do thoát nƣớc từ
đồng ruộng là nguồn gây ô nhiễm nƣớc sông, hồ. Nƣớc chảy tràn qua đồng ruộng
có thể cuốn theo các chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nƣớc chảy tràn
qua khu vực dân cƣ, đƣờng phố, cơ sở sản xuất công nghiệp, có thể làm ô nhiễm

nguồn nƣớc do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng (Dƣ Ngọc Thành)[13].
2.2.2. Các chỉ tiêu nói lên chất lượng nước
a. Thông số ô nhiễm hóa lí nguồn nước
- Màu sắc: Nƣớc tự nhiên sạch thƣờng trong suốt và không màu, cho phép ánh
sáng mặt trời chiếu xuống tầng nƣớc sâu. Khi nƣớc chứa nhiều chất rắn lơ lửng, các loại
tảo, chất hữu cơ... Nó trở nên kém thấu quang với ánh sáng mặt trời. Các sinh vật sống ở
đáy thƣờng bị thiếu ánh sáng. Các chất rắn trong môi trƣờng nƣớc làm cho sinh vật hoạt
động trở nên khó khăn hơn, một số trƣờng hợp có thể gây tử vong cho sinh vật. Chất
lƣợng nƣớc suy giảm làm ảnh hƣởng xấu tới hoạt động của con ngƣời.
- Mùi và vị: Nƣớc tự nhiên sạch không có mùi hoặc có mùi dễ chịu. Khi trong
nƣớc có sản phẩm phân hủy chất hữu cơ, chất thải công nghiệp, các kim loại thì mùi
vị trở nên khó chịu.
- Độ đục: Nƣớc tự nhiên sạch thƣờng không chứa các chất rắn lơ lửng nên
trong suốt và không màu. Do chứa các hạt sét và mùn, vi sinh vật, hạt bụi, các hóa
chất kết tủa thì nƣớc trở nên đục. Nƣớc đục ngăn cản quá trình chiếu sáng của Mặt
trời. Các chất rắn ngăn cản hoạt động bình thƣờng của ngƣời và sinh vật khác.


8
- Nhiệt độ: Nhiệt độ nƣớc tự nhiên phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết của lƣu
vực hoặc môi trƣờng khu vực. Nƣớc thải công nghiệp, đặc biệt là nƣớc thải của các
nhà nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân thƣờng có nhiệt độ cao hơn nƣớc tự nhiên
trong khu vực. Chất thải làm tăng nhiệt độ môi trƣờng nƣớc làm cho quá trình sinh,
lí, hóa của môi trƣờng nƣớc thay đổi, dẫn tới một số loài sinh vật sẽ không chịu
đựng đƣợc sẽ chết đi hoặc chuyển đi nơi khác, một số còn lại phát triển mạnh mẽ.
Sự thay đổi nhiệt độ nƣớc thông thƣờng không có lợi cho sự cân bằng tự nhiên của
hệ sinh thái nƣớc.
- Chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng là các hạt chất rắn vô cơ hoặc hữu cơ,
kích thƣớc bé, rất khó lắng trong nƣớc nhƣ khoáng sét, bụi than, mùn... Sự có mặt
của chất rắn lơ lửng trong nƣớc gây nên độ đục, màu sắc và các tính chất khác.

- Độ cứng: Gây ra độ cứng của nƣớc là do trong nƣớc có chứa các muối Ca và
Mg với hàm lƣợng lớn.
- Độ dẫn điện: Độ dẫn điện của nƣớc có liên quan đến sự có mặt của ion trong
nƣớc. Các ion này thƣờng là muối của các kim loại nhƣ NaCl, KCl, SO42-... Nƣớc
có tính độc hại cao thƣờng liên quan đến các ion hòa tan trong nƣớc.
- Độ pH có ảnh hƣởng tới điều kiện sống bình thƣờng của các sinh vật nƣớc.
Sự thay đổi pH trong nƣớc thƣờng liên quan đến sự hiện diện các hóa chất axit hoặc
kiềm, sự phân hủy hữu cơ, sự hòa tan một số anion SO42-, NO3...
- Nồng độ oxy tự do trong nƣớc: Nồng độ oxy tự do trong nƣớc nằm trong
khoảng từ 8-10 ppm, dao động mạnh phụ thuộc nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự
quang hợp của tảo... Khi nồng độ oxy tự do trong nƣớc thấp sẽ làm giảm hoạt động
của các sinh vật trong nƣớc nhiều khi dẫn đến chết.
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): Là lƣợng oxy mà vi sinh vật cần dùng để oxy
hóa các chất hữu cơ có trong nƣớc.
- Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD): Là lƣợng oxy cần thiết cho quá trình oxy
hóa các chất hóa học bao gồm cả chất hữu cơ và vô cơ.
b. Thông số ô nhiễm hóa học của nguồn nước
- Kim loại nặng: Nhƣ Hg, Cd, As, Zn... Khi có nồng độ lớn đều làm nƣớc bị ô
nhiễm. Kim loại nặng không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa và
thƣờng tích lũy lại trong cơ thể của sinh vật. Vì vậy chúng rất độc hại đối với sinh vật.


9
- Các nhóm anion NO3-, PO43-, SO42-, các nguyên tố N, S, P ở nồng độ thấp là các
chất dinh dƣỡng với tảo và các vi sinh vật dƣới nƣớc. Ngƣợc lại khi ở nồng độ cao sẽ
gây ra sự phú dƣỡng hoặc sự biến đổi sinh hóa trong cơ thể ngƣời và vật.
- Thuốc bảo vệ thực vật: Là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp hóa học, đƣợc dùng để phòng trừ sâu bệnh trong nông nghiệp. Tuy nhiên trong
sản xuất chỉ có một phần thuốc tác dụng trực tiếp lên côn trùng và sâu hại còn lại chủ
yếu rơi vào nƣớc, đất và tích lũy trong môi trƣờng hay các sản phẩm nông nghiệp.

- Các loại hóa chất hòa tan khác nhƣ các nhóm xyanua, phenol, các hợp chất
tẩy rửa... Gây độc rất lớn cho nƣớc.
c. Thông số và tác nhân sinh học
Sinh vật trong môi trƣờng nƣớc có nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh những
sinh vật có ích còn có nhiều nhóm sinh vật gây hoặc truyền bệnh cho ngƣời và các
sinh vật khác. Trong số này đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và kí sinh
trùng gây bệnh nhƣ các loại bệnh thƣơng hàn, tả, lị, siêu vi khuẩn viêm gan B...
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trƣờng nƣớc chủ yếu là phân, rác, nƣớc
thải sinh hoạt, xác chết sinh vật [8].
2.2.3. Nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp
2.2.3.1. Nguồn nước thải
a. Khái niệm: Nguồn nƣớc thải là nguồn phát sinh ra nƣớc thải và là nguồn gây
ô nhiễm môi trƣờng nƣớc chủ yếu.
b. Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nƣớc thải.
* Phân loại theo nguồn thải: Có 2 loại là nguồn gây ô nhiễm xác định và
không xác định.
- Nguồn xác định (hay nguồn điểm): Là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định
đƣợc vị trí, bản chất, lƣu lƣợng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm (ví dụ nhƣ
mƣơng xả thải).
- Nguồn không xác định: Là nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định,
không xác định đƣợc vị trí, bản chất, lƣu lƣợng và tác nhân gây ô nhiễm. Nguồn
này rất khó để quản lí (ví dụ nhƣ nƣớc mƣa chảy tràn qua ruộng đồng đổ vào ao
hồ kênh rạch).


10
* Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm thì gồm có tác nhân lí hóa, tác nhân
hóa học, tác nhân sinh học.
* Phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì gồm có 4 nguồn nƣớc thải là nguồn
nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải nông nghiệp và nguồn nƣớc thải

tự nhiên [6].
2.2.3.2. Đặc điểm nguồn nước thải công nghiệp
Hiện nay ngƣời ta quan tâm nhiều tới ba nguồn thải chính là nguồn nƣớc thải
bệnh viện, nguồn nƣớc thải công nghiệp và nguồn nƣớc thải sinh hoạt. Đặc biệt nguồn
nƣớc thải công nghiệp là một thách thức lớn cho hệ thống sông hồ nhiều nƣớc trên thế
giới và nhất là ở Việt Nam do những đặc tính độc hại của nó.
Đặc điểm nguồn nƣớc thải công nghiệp chứa nhiều hóa chất độc hại (kim loại
nặng nhƣ Hg, As, Pb, Cd...); các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học (phenol, dầu
mỡ...) các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ cơ sở sản xuất thực phẩm. Tuy
nhiên nƣớc thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà thành phần tính chất
tùy thuộc vào quá trình sản xuất cũng nhƣ quy mô xử lí nƣớc thải. Nƣớc thải của
các cơ sở chế biến lƣơng thực thực phẩm có chứa nhiều chất phân hủy sinh học;
trong khi nƣớc thải ngành công nghiệp thuộc da lại chứa nhiều kim loại nặng,
sunfua, nƣớc thải ngành sản xuất acquy lại chứa nồng độ axit và chì cao [7].
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.3.1. Tình hình khai thác than trên Thế giới
Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác than nói riêng đã và
đang diễn ra rất lớn trên toàn thế giới, nhất là trong giai đoan hiện nay khi mà giá
các loại nhiên liệu ngày càng tăng.
Than phân bố và đƣợc khai thác nhiều nhất ở Bắc Bán cầu. Hiện nay than là
một ngành công nghiệp mang tính toàn cầu, 40% quốc gia toàn cầu sản xuất than,
tiêu thụ than thì hầu nhƣ là tất cả các quốc gia. Toàn thế giới hiê ̣n tiêu thụ khoảng 4
tỷ tấn than mỗi năm . Hàng năm có khoảng hơn 4,030 tỷ tấn than đƣợc khai thác,
con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lƣợng khai thác tăng nhanh
nhất ở châu Á, trong khi đó châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nƣớc khai
thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm


11
nƣớc khai thác lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu

hết các nƣớc khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than
cứng dành cho thị trƣờng xuất khẩu. Lƣợng than khai thác đƣợc dự báo tới năm
2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lƣợng
(3,5-4,0 tỷ tấn).
Sản lƣợng (Triệu tấn)
China
1600

1414,5

US

1400

Australia

1200

India

1000

Russian

800

596,9

South Africa


600
400
200

Indonesia
219,9

Poland

194,3 152,8 141,1 141,8
60,5

58,8

47,8

Kazakhstan
Colombia

0

Hình 2.1: Top 10 các quốc gia khai thác than trên thế giới
(Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, 2016)[12]
Than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và vai trò này sẽ còn đƣợc duy
trì trong tƣơng lai. Khoảng 39% lƣợng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ
nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn đƣợc duy trì trong tƣơng lai (dự báo cho
đến năm 2030). Lƣợng tiêu thụ than cũng đƣợc dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến
1.5% từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ
tăng khoảng 1.5%/năm trong khi than non, đƣợc sử dụng trong sản xuất điện, tăng
với mức 1% /năm. Nhu cầu về than cốc, loại than đƣợc sử dụng trong công nghiệp

thép và kim loại đƣợc dự báo tăng với tốc độ 0.9%. Thị trƣờng than lớn nhất là châu
Á, chiếm khoảng 54% lƣợng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ
Trung Quốc. Một số nƣớc khác không có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu


12
than cho các nhu cầu về năng lƣợng và công nghiệp nhƣ Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn
Quốc. Không chỉ những nƣớc không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà
ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than. Nhu cầu nhập
khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất lƣợng. Than sẽ vẫn đóng vai
trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trƣởng cao. Tăng trƣởng của
thị trƣờng than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu
cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức
sống ngày càng đƣợc cải thiện (Tập đoàn dầu khí Việt Nam, 2016)[12].
Tiêu thụ (Triệu tấn)
China
1600

1406,3

US

1400

India

1200

Japan


1000

South Africa

800

565,0

Russsia

600
400
200

Germany
231,4

South Korea
128,7 102,8 101,3
80,9 66,1 59,4

51,3

0

Poland
Australia

Hình 2.2: Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới
(Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, 2016)[12]

Tại Hoa Kỳ, quốc gia có kỹ thuật cao trong công nghệ đã áp dụng nhiều dạng
năng lƣợng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và phục vụ cuộc sống của con
ngƣời nhƣ sản xuất điện năng. Trong đó, năng lƣợng do than đá cung cấp vẫn chiếm
hàng đầu với 52% tổng số nhu cầu năng lƣợng của cả nƣớc. Do công nghệ, kỹ thuật
khai thác than đơn giản, nhu cầu tiêu thụ cao và giá thành rẻ hơn so với các loại
nhiên liệu hoá thạch khác vì thế công nghiệp khai thác than đang trở thành ngành
công nghiệp chủ yếu của nƣớc này. Hàng năm, Hoa kỳ đầu tƣ cho công nghệ khai
thác than lên đến 350 tỉ USD và hiện đang khai thác trên 75.000 mỏ. Với công


13
nghệ, kỹ thuật và số lƣợng mỏ lớn nhƣ vậy mỗi năm nƣớc này có thể khai thác đƣợc
khoảng trên dƣới 1 tỉ tấn than nguyên khai, năm 2012 khoảng 1 tỉ tấn và đến năm
2013 là 1,2 tỉ tấn (Mai Thanh Tuyết, 2014)[14].
Khai thác than hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế rất
cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy
nhiên, hậu quả của hoạt động khai thác than lại là vấn đề đáng đƣợc quan tâm trong
những năm gần đây (vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do khai thác và nạn khai thác than
trái phép tại nhiều nƣớc có trữ lƣợng than lớn). Chỉ tính riêng Trung Quốc, nƣớc có
trữ lƣợng than đứng thứ 3 thế giới nạn khai thác than trái phép đang diễn ra bên
ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách nƣớc này. Theo số liệu thống kê, hàng
năm ngành than Trung Quốc phải gánh chịu, khắc phục hậu quả của hàng trăm vụ
sập hầm lò do khai thác than trái phép và do công nghệ khai thác không đảm bảo an
toàn cho công nhân mỏ. Năm 2004, công nghệ khai thác than Trung Quốc đã cƣớp
đi sinh mạng của 6.000 ngƣời (Hải Ninh, 2012)[9].
Nhƣ vậy, hoạt động khai thác than trên thế giới đang diễn ra rất mạnh trong
những năm gần đây, cung cấp phần lớn nhiên liệu cho các ngành công nghiệp và
phục vụ cuộc sống con ngƣời. Cùng với sản lƣợng khai thác tăng thì ngành công
nghiệp khai thác than trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu quả
nặng nề của hậu khai thác để lại, trong đó đáng nói đến nhiều nhất là vấn đề ô

nhiễm môi trƣờng.
2.3.2. Tình hình khai thác than tại Việt Nam
 Tài nguyên than ở Việt Nam
Than ở Việt Nam có 5 loại chính
- Than antraxit
- Than mỡ
- Than bùn
- Than ngọn lửa dài
- Than nâu
a. Than antraxit (than đá)
Theo Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam - TKV trữ lƣợng than tại Việt Nam
rất lớn: riêng ở Quảng Ninh khoảng 10.5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3.5 tỷ


14
tấn (chiếm khoảng 67% trữ lƣợng than đang khai thác trên cả nƣớc hiện nay), chủ yếu
là than antraxit. Khu vực đồng bằng sông Hồng đƣợc dự báo có khoảng 210 tỷ tấn,
chủ yếu là than Asbitum, các mỏ than ở các tỉnh khác khoảng 400 triệu tấn. Riêng
than bùn là khoảng 7 tỉ m3 phân bố ở cả 3 miền. Tuy nhiên, theo thống kê của Cơ
quan thông tin Năng lƣợng Mỹ (EIA) trữ lƣợng than Việt Nam có 165 triệu tấn, còn
theo tập đoàn BP thì con số này là khoảng 150 triệu tấn (Tập đoàn dầu khí Việt Nam,
2016)[12].
Bảng 2.2: Trữ lƣợng các mỏ than Quang Ninh
ĐVT:Ngàn tấn

3,523,640

Trữ lƣợng
khai thác
lộ thiên

215,476

Trữ lƣợng
khai thác
lộ bằng
470,356

1,422,362

92,442

150,793

1,079,127

333,563

12,410

113,746

207,407

Tổng trữ
lƣợng
Trữ lƣợng đã thăm dò
Trữ lƣợng mỏ đang
khai thác
Trữ lƣợng các mỏ
chuẩn bị khai thác


Trữ lƣợng khai
thác giếng đứng
2,837,808

(Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, 2016)[12]
Cũng theo EIA, sản lƣợng khai thác của Việt Nam năm 2014 là 49.14 triệu
tấn, đứng thứ 6 trong các nƣớc châu Á và thứ 17 trên thế giới, chiếm 0.69% sản
lƣợng thế giới. So với Trung Quốc hoặc Mỹ thì sản lƣợng của Việt Nam nhƣ “muối
bỏ bể” (Trung Quốc là 2,796 triệu tấn chiếm 39.5% sản lƣợng thế giới còn Mỹ là
1,146 triệu tấn, chiếm 16.1% sản lƣợng thế giới).
Bảng 2.3: Thống kê về than Việt Nam của EIA
ĐVT: Ngàn tấn
2010

2011

2012

2013

2014

Sản lƣợng

18,409

28,109

35,710


41,776

49,141

Tiêu thụ

11,464

16,424

15,995

17,336

16,995

Nhập khẩu

0

0

111

326

493

Xuất khẩu


6,945

11,685

19,827

24,767

32,638

(Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, 2016)[12]


15
- Than antraxit ở các vùng khác
Có nhiều trữ lƣợng than đá antraxit khác nằm rải rác ở các tỉnh: Hải Dƣơng,
Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam với trữ lƣợng từ vài trăm nghìn tấn
đến vài chục triệu tấn. Ở các nơi này, quy mô khai thác thƣờng từ vài nghìn tấn đến
100 – 200 nghìn tấn/năm. Tổng sản lƣợng hiện nay không quá 200 nghìn tấn/năm.
b. Than mỡ
Trữ lƣợng tiềm năng đƣợc đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ lƣợng
địa chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở 2 mỏ Làng Cẩm (Thái Nguyên) và mỏ
Khe Bố (Nghệ An).
Ngoài ra, than mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình nhƣng với
trữ lƣợng nhỏ.
Than mỡ đƣợc dùng chủ yếu cho ngành luyện kim với nhu cầu rất lớn sau năm
2000, nhƣng trữ lƣợng than mỡ ở ta lại rất ít, điều kiện khai thác rất khó khăn. Sản lƣợng
than mỡ khó có khả năng cao hơn 0,2 - 0,3 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu sẽ tăng đến 5
– 6 triệu tấn/năm vào giai đoạn 2010 - 2020 (Bộ kế hoạch và đầu tƣ, 2010)[2].

c. Than bùn
Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc đến Nam, nhƣng chủ yếu tập trung ở
đồng bằng sông Cửu Long (với hai mỏ than lớn là U Minh Thƣợng và U Minh Hạ).
Cụ thể, khu vực đồng bằng Bắc Bộ khoảng 1.650 triệu m3; khu vực ven biển miền
trung khoảng 490 triệu m3 và khu vực đồng bằng Nam Bộ khoảng 5.000 triệu m3
(Bộ kế hoạch và đầu tƣ, 2010)[2].
Cụ thể:
- Đồng bằng Bắc Bộ:

1.650 triệu m3

- Ven biển Miền Trung:

490 triệu m3

- Đồng bằng Nam Bộ:

5.000 triệu m3

Trƣớc đây vùng đồng bằng Nam Bộ đƣợc đánh giá có trữ lƣợng là 1 tỷ tấn và
còn cao hơn nữa. Nhƣng nạn cháy rừng đó phá huỷ đi rất nhiều trữ lƣợng than.
Từ trƣớc tới nay than bùn đƣợc khai thác chủ yếu dùng làm chất đốt sinh hoạt
(pha trộn với than antraxit của Quảng Ninh) và làm phân bón ruộng với quy mô
nhỏ, khai thác thủ công là chính, sản lƣợng khai thác hiện nay đƣợc đánh giá là


16
chƣa đến 10 vạn tấn/năm. Khai thác than bùn làm chất đốt hay làm phân bón đều
không có hiệu quả cao, mặt khác việc khai thác than sẽ ảnh hƣởng đến môi trƣờng,
môi sinh trong vùng, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh đó điều

kiện khai thác, vận chuyển tiêu thụ, chế biến sử dụng than bùn cũng gặp không ít
khó khăn.
d. Than ngọn lửa dài
Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dƣơng (Lạng Sơn), với trữ lƣợng địa chất trên 100
triệu tấn. Hiện nay khai thác đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp lộ thiên, than khai
thác chủ yếu phục vụ sản xuất xi măng ở Hải Phòng và Bỉm Sơn với sản lƣợng trên
dƣới 100 nghìn tấn/năm. Nhƣng do nhà máy Xi măng Hải Phòng sẽ ngừng hoạt
động, nhà máy xi măng Bỉm Sơn đƣợc cải tạo với công nghệ mới, nên không dùng
than Na Dƣơng từ 1999 trở đi. Than Na Dƣơng là loại than có hàm lƣợng lƣu huỳnh
cao, có tính tự cháy, nên việc khai thác, vận chuyển, chế biến sử dụng rất khó khăn và
hạn chế. Do đó, Tổng Công ty Than Việt Nam đang nghiên cứu hợp tác với nƣớc
ngoài xây dựng nhà máy điện trong vùng mỏ, để sử dụng loại than này. Vì nếu không
khai thác, than sẽ tự cháy và phá huỷ nguồn tài nguyên đồng thời gây tác động
xấu hơn đến môi trƣờng (Bộ kế hoạch và đầu tƣ, 2010)[2].
e. Than nâu
Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, trữ lƣợng dự báo 100 tỷ tấn. Theo đánh
giá sơ bộ, than có chất lƣợng tốt, có thể sử dụng cho sản xuất điện, xi măng và công
nghiệp hoá học (Tập đoàn dầu khí Việt Nam, 2016)[12].
Nhƣng để có thể khai thác đƣợc, cần tiến hành thăm dò ở khu vực Bình Minh Khoái Châu Hƣng Yên, để đánh giá một cách chính xác trữ lƣợng, chất lƣợng than,
điều kiện kiến tạo của vỉa than, nghiên cứu công nghệ khai thác thiết kế. Nói chung
việc khai thác than này rất khó khăn về mặt địa hình, dân cƣ trong vùng và về phƣơng
pháp khai thác v.v... Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu địa chất và khai thác,
đối với than Nâu ở đồng bằng sông Hồng thì có thể đƣa vào đầu tƣ xây dựng mỏ và
khai thác từ 2015 - 2020 trở đi [2].
 Sản lượng khai thác than trong những năm gần đây ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, do mức tiêu thụ than trong nƣớc và xuất khẩu ngày
càng lớn nên sản lƣợng than khai thác hàng năm ngày càng tăng cao. Chỉ riêng khối



×