Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở trần quốc toản, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

MAI THỊ PHƢỢNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN QUỐC TOẢN –
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ - TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

MAI THỊ PHƢỢNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN QUỐC TOẢN –
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ - TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thanh Long

Hà Nội - 2016



LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự quan tâm, động viên, giúp đỡ tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, sự tận tình
giảng dạy của các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc
gia Hà Nội, nhiều các nhà khoa học, nhà quản lý trong ngành giáo, của bạn bè,
đồng nghiệp và người thân cộng với sự cố gắng học hỏi, tìm tòi nghiên cứu của
bản thân. Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
- Quý thầy cô là lãnh đạo, giảng viên Khoa quản lý giáo dục, Phòng Sau
đại học trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, quý thầy cô giáo
đã giảng dạy, quản lý lớp Cao học quản lý giáo dục S3 Khóa (2014 – 2016) và
đặc biệt là PGS.TS. Phan Thanh Long - Trường ĐHSP Hà Nội đã tận tâm
hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
- Lãnh đạo Sở GD & ĐT Hà Nam, Lãnh đạo Phòng GD& ĐT thành phố
Phủ Lý đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi, cho phép tôi được tham gia
khóa học, học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
- Lãnh đạo trường THCS Trần Quốc Toản, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam,
các cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và các em học sinh trường THCS Trần
Quốc Toản, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã động viên, tạo điều kiện, cộng
tác và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứu, kiểm chứng kết
quả nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
- Những người thân yêu trong gia đình đã quan tâm, động viên và giúp đỡ
tôi. Tôi xin được tri ân mọi tấm lòng.
Với thời gian nghiên cứu không thật dài, chắc chắn luận văn của tôi không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý
các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm đến luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nam, ngày 18 tháng 11năm 2016.
Mai Thị Phượng

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BGH

:

Ban giám hiệu

BTĐTN

:

Bí thư Đoàn thanh niên

CB

:

Cán bộ

CBĐ

:

Cán bộ đoàn

CBĐ


:

Cán bộ Đội

CBQL

:

Cán bộ quản lý

CBQLGD

:

Cán bộ quản lý giáo dục



:

Cao đẳng

CMHS

:

Cha mẹ học sinh

CNH-HĐH


:

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CSVC

:

Cơ sở vật chất

CSVN

:

Cộng sản Việt Nam

ĐH

:

Đại học

ĐHGD

:

Đại học Giáo dục

ĐHQG


:

Đại học Quốc gia

ĐHSPHN

:

Đại học Sư phạm Hà Nội

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

GDCD

:

Giáo dục công dân

GDHS

:

Giáo dục học sinh

GV


:

Giáo viên

GVBM

:

Giáo viên bộ môn

GVCN

:

Giáo viên chủ nhiệm

HĐGDNGLL

:

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HS

:

Học sinh

HT


:

Hiệu trưởng

KH

:

Khoa học

NV

:

Nhân viên

NXB

:

Nhà xuất bản
ii


NXBGD

:

Nhà xuất bản giáo dục


PGS.TS

:

Phó Giáo sư, Tiến Sỹ

PHT

:

Phó hiệu trưởng

QL

:

Quản lý

QLGD

:

Quản lý giáo dục

TH

:

Tiểu học


THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TNXH

:

Tệ nạn xã hội

TPTĐ

:

Tổng phụ trách Đội

UBND

:

Uỷ ban nhân dân


iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................... ii
Mục lục.......................................................................................................................... iv
Danh mục bảng ............................................................................................................. ix

Danh mục sơ đồ ..................................................................................................... x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .........................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
THCS...............................................................................................................................6
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước .........................................................................................6
1.1.2. Nghiên cứu trong nước .........................................................................................8
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ...................................................................10
1.2.1. Quản lý ................................................................................................................10
1.2.2. Quản lý giáo dục .................................................................................................14
1.2.3. Quản lý nhà trường .............................................................................................15
1.2.4. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ................................................17
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ....................................................18
1.3. Những vấn đề cơ bản của hoạt động hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường THCS………………………………………………………………………….19
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................................19
1.3.2. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .....................................19
1.3.3. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ..........................................20
1.3.4. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ...........................................22

1.3.5. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ..............23
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS ............................25
1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ....................................25
1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .....................................25
1.4.3. Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
.......................................................................................................................................26
1.4.4. Quản lý về đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .................26

iv


1.4.5. Quản lý về CSVC và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp..................................................................................................................................28
1.4.6. Quản lý việc phối hợp huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ...................................29
1.4.7. Quản lý về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp............................................................................................................29
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
THCS.............................................................................................................................30
1.5.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
.......................................................................................................................................30
1.5.2. Nhu cầu, động cơ, thái độ của học sinh ..............................................................30
1.5.3. Năng lực của người tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ....................30
1.5.4. Các quy định của ngà nh, của nhà trường về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp .....................................................................................................................31
1.5.5. Các điều kiện để việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .................31
Tiểu kết chương 1 .........................................................................................................32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở TRƢỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN, THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH
HÀ NAM .......................................................................................................................33

2.1. Vài nét về thực trạng giáo dục THCS thành phố Phủ Lý ......................................33
2.1.1. Quy mô trường, lớp, học sinh, chất lượng giáo dục ...........................................33
2.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ......................................................................34
2.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ...............................................................................35
2.2. Khái quát về khảo sát thực tra ̣ng ............................................................................35
2.2.1. Mục đích khảo sát ...............................................................................................35
2.2.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát ...................................................................35
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trần Quốc Toản,
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ...................................................................................36
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL,CB Đoàn, CB Đội, GVCN, GVBM, trường
THCS Trần Quốc Toản, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam về vai trò của hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp .....................................................................................................36

v


2.3.2. Nhận thức của CMHS, HS về vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ............................................................................................................................38
2.3.3. Nhận thức của CBQL, CBĐ, GVCN về nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp .....................................................................................................................41
2.3.4. Thực trạng XD kế hoạch, chương trình ..............................................................44
2.3.5. Thực trạng các lực lươ ̣ng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ở trường THCS Trầ n Quố c Toản ...................................................................................46
2.3.6. Thực trạng thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trầ n
Quố c Toản .....................................................................................................................46
Thực trạng sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp..................................................................................................................................53
2.4. Thực trạng quản lý đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trần
Quốc Toản ......................................................................................................................54
2.4.1. Thực trạng QL việc XDKH chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

.......................................................................................................................................54
2.4.2. Thực trạng QL việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ................56
2.4.3. Thực trạng QL việc sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp .....................................................................................................56
2.4.4. Thực trạng QL sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ...................................................................................58
2.4.5. Thực trạng QL việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp............................................................................................................59
2.4.6. Thực tra ̣ng quản lí bồi dưỡng giáo viên ..............................................................60
2.5. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân : Những thuâ ̣n lơ ̣i và khó khăn trong viê ̣c tổ
chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trần Quốc Toản , thành
phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam .............................................................................................61
2.5.1. Đánh giá thực trạng .............................................................................................61
2.5.2. Nguyên nhân của thực trạng ...............................................................................62
2.5.3. Những thuâ ̣n lơ ̣i và khó khăn trong vi ệc quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở trường THCS Trần Quốc Toản, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam .................62
Tiểu kết chương 2 .........................................................................................................63

vi


CHƢƠNG 3: MỘT SỐBIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở TRƢỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢ-NTHÀNH PHỐ PHỦ LÝ
- TỈNH HÀ NAM...64
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..........................................................................64
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .....................................................................64
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển...................................................64
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .....................................................................65
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của cấp học .........................................................65
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................................65

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt
của học sinh ...................................................................................................................65
3.1.7. Nguyên tắc đảm bảo phát triển tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh
dưới sự giúp đỡ của giáo viên trong quá trình hoạt động .............................................66
3.1.8. Nguyên tắc đám bảo tính thống nhất giữa dạy học và tổ chức hoạt động ..........66
3.2. Các biện pháp quản lý của hiệu trưỏng đối với hoạt động GDNGLL ...................66
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng
của hoạt động GDNGLL đối với việc giáo dục toàn diện học sinh ..............................67
3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL của nhà trường.
.......................................................................................................................................70
3.2.3. Biê ̣n pháp 3: Quản lý việc cải tiến chương trình hoạt động, cập nhật tài liệu
thông tin liên quan đến hoạt động .................................................................................73
3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý đội ngũ CBĐ, GVCN thực hiện chương trình hoạt động
GDNGLL ......................................................................................................................74
3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tham gia vào
hoạt động GD NGLL. ...................................................................................................78
3.2.6. Biện pháp 6: Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GD
NGLL ............................................................................................................................82
3.2.7. Biện pháp 7: Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá thi đua khen thưởng .............84
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động GD NGLL ............................88
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động GDNGLL .............................................................................................................89
3.4.1 Mục đích khảo sát ................................................................................................89
3.4.2 Đối tượng khảo sát ...............................................................................................89

vii


3.4.3 Nội dung khảo sát.................................................................................................90
3.4.4. Phương pháp khảo sát .........................................................................................90

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................93
1. Kết luận .....................................................................................................................93
2. Khuyến nghị ..............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................97
PHỤ LỤC ...................................................................................................................100

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm cuối năm 2015-2016 ........................................33
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực cuối năm 2015-2016 .............................................33
Bảng 2.3. Thực tra ̣ng đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lí , giáo viên và nhân viên ..........................34
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GVCN, cán bộ Đoàn, cán bộ Đội, giáo viên chủ
nhiệm về vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ...............................36
Bảng 2.2. Nhận thức của CMHS, HS về vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp .....................................................................................................................38
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, CBĐ, GVCN về nhiệm vụ của hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp............................................................................................................41
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, CBĐ, GVCN về xây dựng kế hoạch chương trình ..44
Bảng 2.5: Các lực lượng chiń h tham gia tổ ch ức và thực hiê ̣n các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp............................................................................................................46
Bảng 2.6: Ý kiến của CBQL về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp. ............................................................................................47
Bảng 2.7. Ý kiến của CBĐ về thực trạng thực hiện và kết quả đạt được của hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trần Quốc Toản .......................................48
Bảng 2.8. Ý kiến của GVCN về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trầ n Quố c Toản. ...............................................50
Bảng 2.9. Ý kiến của HS về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện ...........................51
Bảng 2.10. Thực trạng sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp............................................................................................................53
Bảng 2.11. Ý kiến của CBQL, CBĐ về thực trạng QL việc lập kế hoạch thực hiện hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ...................................................................................55
Bảng 2.12. Ý kiến đánh giá thực trạng mức độ quản lý việc thực hiện hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp .....................................................................................................56
Bảng 2.14: Ý kiến đánh giá mức độ QL sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục tham
gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........................................................58
Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá mức độ QL công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ...........................................................................59
Bảng 2.16: Ý kiến đánh giá mức độ QL bồi dưỡng đội ngũ GV thực hiện hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp .............................................................................................60
Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐGD NGLL ........................90
Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐGD NGLL ............................91

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quan hệ chủ thể QL, khách thể QL và mục tiêu QL ...................................14
Sơ đồ 3.1. Sự phối kết hợp tổ chức HĐGD NGLL .......................................................79

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là một hiện tượng hiê ̣n tươ ̣ng xã hội đă ̣c biê ̣t chỉ có ở con người. Giáo
dục xuất hiện nhằm thực hiện sứ mệnh cao cả là truyền đa ̣t kinh nghiệm lịch sử xã hội
qua các thế hê ̣, làm cho xã hội và cá nhân con người tồ n ta ̣i và phát triển không ngừng.
Ngày nay, khi nhân loại bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ được mệnh danh là thế kỉ

của công nghệ thông tin, thế kỉ của nền kinh tế tri thức thì giáo dục được xem là nhân
tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, với sự hưng thịnh của đất
nước. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Cùng
với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”.
Giáo dục trung học cơ sở có vai trò rất quan trọng. Theo Luật Giáo dục 2005, tại
Điểm 3 - Điều 27 có nêu rõ mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở là: “…nhằm giúp
học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ
thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp
tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Quá trình giáo dục được diễn ra bằng nhiều con đường, nhiều hoạt động. Thông
qua hoạt động, nhân cách con người được hình thành và phát triển toàn diện. Quá trình
đó không những được thực hiện qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn thực hiện
qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL). Trong nhà trường, ngoài
việc giáo dục thông qua hoạt động chính khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp góp
phần quan trọng trong việc đẩy mạnh hiệu quả giáo dục học sinh. Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục, đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội ngày 9/12/2000 về
mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là “… nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt
Nam” [12, tr.46]. Thông qua các HĐGDNGLL học sinh được nâng cao hiểu biết xã
hội, gắn kiến thức đã học với thực tiễn, phát triển thể lực, rèn luyện kỹ năng sống qua
đó rèn luyện nhân cách của con người phát triển toàn diện. Quản lý tốt HĐGDNGLL
sẽ tạo môi trường thuận lợi để tiềm năng học sinh có cơ hội bộc lộ nhằm phát triển
phẩm chất và năng lực. HĐGD NGLL với nội dung đa dạng, hình thức phong phú là
phương thức để thực hiện tốt nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết

1



hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [34, tr.6].
Hoạt động GDNGLL là một bộ phận của công tác giáo dục toàn diện học sinh,
nó gắn bó hữu cơ với việc dạy và học trên lớp, nó là một bộ phận trong kế hoạch giáo
dục của nhà trường và ban giám hiệu nhà trường phải có trách nhiệm quản lí tất cả các
hoạt động giáo dục trong đó.
Hoạt động giáo dục NGLL có một vị trí rất quan trọng trong công tác giáo dục
của học sinh, nó là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong hoạt động giáo dục trẻ em
một cách toàn diện chứ không phải là hoạt động "phụ khoá" trong nhà trường THCS.
Hoạt động giáo dục NGLL là cầu nối tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường
và xã hội. Qua đó, nhà trường phát huy được vai trò tích cực đối với xã hội và ngược
lại huy động được sức mạnh của xã hội tham gia phát triển nhà trường và giáo dục học
sinh. Nó còn là một trong những kế hoạch đào tạo, giáo dục của nhà trường được quy
định trong Điều lệ trường phổ thông.
Thực tế quản lý, chỉ đạo kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL của lãnh đạo các
trường THCS ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc
song hiệu quả chưa thật cao, chưa như mong muốn bởi nhiều lý do:
Về nhận thức, việc quản lý của hiệu trưởng đối với HĐGDNGLL thường chưa
được chú ý đúng mức nên kế hoạch cho hoạt động giáo dục này ít được quan tâm mà
chỉ chú ý nhiều đến kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường, vẫn có tư tưởng
xem hoạt động này như hoạt động phụ hay tiết sinh hoạt đơn thuần. Do đó, trong đời
sống thực tiễn hiện nay, hiện tượng học sinh có tri thức nhưng thiếu hẳn kĩ năng sống,
kĩ năng thực hành còn khá phổ biến. Khả năng hoà nhập, xử lý các tình huống trong
đời sống hàng ngày còn hạn chế, tinh thần hợp tác chưa cao, đặc biệt là thiếu sự tự tin
và thường nhút nhát trước đám đông.
Về tổ chức thực hiện, hiện nay, các nhà trường đều thực hiện chương trình
HĐGDNGLL theo qui định của Bộ, song về hình thức, nội dung và các điều kiện tổ
chức ở các trường rất khác nhau. Nếu trường nào Hiệu trưởng có tâm huyết, tổng phụ
trách Đội có năng lực thì hoạt động này được quan tâm thích đáng, mọi công việc
được tổ chức chu đáo, học sinh và giáo viên tham gia nhiệt tình, nhà trường đầu tư

phương tiện cho hoạt động, các hoạt động mang lại hiệu quả cao. Nhưng cũng có
những trường do cán bộ quản lý ngại không muốn đầu tư về thời gian, kinh phí, nhân
lực, cơ sở vật chất, việc thực hiện các HĐGDNGLL chỉ mang tính hình thức, nội dung

2


và phương pháp tổ chức còn đơn điệu, không đủ sức hấp dẫn để lôi cuốn học sinh
tham gia.
Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi băn
khoăn về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên chọn đề tài
“Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THCS Trần Quốc Toản
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” để làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, luâ ̣n văn đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt
đô ̣ng giáo du ̣c ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trần Quốc Toản, thành phố Phủ Lý ,
tỉnh Hà Nam nhằm mục đích giáo dục toàn diện học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, luâ ̣n văn tập trung vào các
nhiệm vụ sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các
trường THCS.
3.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở trường THCS Trần Quốc Toản thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
THCS Trần Quốc Toản, thành phố Phủ Lý , tỉnh Hà Nam và khảo nghiệm tính cần
thiế t và khả thi của chúng.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trần Quốc Toản

thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trần Quốc Toản,
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi khách thể nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý của Hiê ̣u trưởng đố i với hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trần Quốc Toản, thành phố Phủ Lý ,
tỉnh Hà Nam.

3


5.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu
Năm học 2013-2014; năm học 2014-2015; năm học 2015-2016
6. Câu hỏi nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trần
Quốc Toản, thành phố Phủ Lý , tỉnh Hà Nam có những ưu , nhươ ̣c điể m gì ? Nguyên
nhân của những ưu , nhươ ̣c điể m đó ? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác
quản lí HĐGDNGLL ở trường THCS Trần Quốc Toản, thành phố Phủ Lý , tỉnh Hà
Nam? Có những biện pháp quản lý nào để quản lí tốt hơn hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ở trường THCS Trần Quốc Toản, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam?
7. Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trần Quốc Toản, thành
phố Phủ Lý , tỉnh Hà Nam đã và đang được thực hiện nhưng còn thiếu sự đồng bộ,
chưa có được nhiều sự quan tâm và định hướng chỉ đạo của đội ngũ những nhà quản
lý. Nế u có các biê ̣n pháp quản lí phù hơ ̣p sẽ góp phầ n nâng

cao chấ t lươ ̣ng


HĐGDNGLL của nhà trường.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
Luâ ̣n văn góp phần hệ thống hóa lý luận về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
và công tác quản lí HĐGDNGLL ở các trường THCS.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phản ánh thực tra ̣ng công tác quản lý hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c ngoài giờ lên lớp ở
trường Trần Quốc Toản, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Đề xuấ t các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở trường Trần Quốc Toản, thành
phố Phủ Lý , tỉnh Hà Nam . Qua đó nhân rộng kinh nghiệm quản lý HĐGDNGLL cho
các trường THCS khác.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, phân tích, tổ ng hơ ̣p,
phân loại, hê ̣ thố ng hóa để xây dựng cơ sở lý luận cho luâ ̣n văn.
9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
9.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi
đóng/mở về vấn đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, quản lý hoạt động giáo dục

4


ngoài giờ lên lớp. Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lí, giáo viên nhà trường, GVCN,
người phụ trách tổ chức HĐGDNGLL nhằ m phát hiê ̣n thực tra ̣ng hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp và quản lý HĐGDNGLL ở trường Trần Quốc Toản - thành phố Phủ
Lý - tỉnh Hà Nam.
9.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những thông
tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của đề tài. Nhóm đối tượng phỏng vấn sẽ hạn chế hơn
và tập trung vào giáo viên và cán bộ quản lý.
9.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm : Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được từ các

phương pháp nêu trên, đi sâu phân tích những thành công và hạn chế của công tác
quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng nhà trường, kết hợp các phương pháp tốt, khả
thi (lĩnh hội từ các chuyên gia) phù hợp với điều kiện nhà trường thông qua viê ̣c tổ
chức, rút kinh nghiệm các mặt đã đạt được và chưa đạt được của công tác quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trần Quốc Toản - thành phố Phủ Lý - tỉnh
Hà Nam.
9.2.4. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia nhằ m thu thâ ̣p thông tin làm
sáng tỏ cơ sở thực hiện, tiên liê ̣u các giải pháp . Ngoài ra, phương pháp này sử du ̣ng để
xây dựng đề cương, bô ̣ công cu ̣ nghiên cứu…
9.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
9.3.1. Phương pháp thố ng kê toán học , để xử lý số liệu thu thập được.
9.3.2. Phương pháp quan sát được sử dụng trong thu thập thông tin về mức độ tham
gia của học sinh đố i với HĐGDNGLL, thực trạng HĐGDNGLL và quản lý
HĐGDNGLL ở trường THCS Trầ n Quố c Toản , thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam .10.
Cấu trúc của luận văn
Luâ ̣n văn có các phần mở đầu, 3 chương, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham
khảo và phụ lục.

5


CHNG 1
C S L LUN CA QUN L HOT ễNG NGOAI GI LấN LP
TRNG TRUNG HC C S
1.1. Tng quan nghiờn cu v qun lý hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp
trng THCS
1.1.1. Nghiờn cu ngoi nc
Nh chỳng ta ó bit xó hi loi ngi ó tri qua nhiu hỡnh thỏi kinh t xó
hi. Mi hỡnh thỏi kinh t xó hi u cú nhng nột c trng v kinh t, vn húa, xó
hi, giỏo dc khỏc nhau. V ng nhiờn cụng tỏc qun lớ xó hi cng khỏc nhau


,

trong o co quan li giao du c. Sau õy la cac nghiờn cu cú liờn quan n ti.
Tiờu biu cho phng ụng, trong nh nc Trung Hoa c i cú Khng T
(551 - 479 TCN), Mnh T ( 372 - 289 TCN), Thng ng ( 390 - 338 TCN) ó nờu
lờn t tng qun lý " c tr, L tr" ly ch Tớn lm u. Bi vỡ: " dõn khụng tớn thỡ
chớnh quyn s ụ" ( "Dõn vụ tớn bt lp - Lun ng - Nhan uyờn 7"). Nhng t tng
qun lý ú ó cú nh hng khỏ lõu di i vi mt s nc phng ụng chu nh
hng Nho giỏo trong xó hi phong kin c phỏt trin theo logớc t thp n cao, t
v mụ n vi mụ: "chớnh tõm, tu thõn, t gia, tr quc, bỡnh thiờn h".
- J.A Cụmenxki (1592-1670) c coi l ễng t ca nn s phm cn i ó
cú nhng úng gúp ln lao cho nn GD th gii, trong ú ụng c bit quan tõm n
vic kt hp hc tp trờn lp v hot ng ngoi lp nhm gii phúng hỡnh thc hc
tp giam hóm trong bn bc tng ca h thng nh trng giỏo hi trung c. ễng
khng nh: Hc tp khụng phi ch l lnh hi kin thc trong sỏch v m cũn lnh
hi kin thc t bu tri, mt t, t cõy si, cõy d [9, 47].
- Robert Owen (1771-1858) nh giỏo dc ln, mt nh xó hi ch ngha khụng
tng u th k XIX cho rng mun ci to xó hi (thi kỡ ch ngha t bn phỏt
trin) bng con ng giỏo dc, i t cuc thc nghim giỏo dc mi m trong cụng
xng ca ụng nc Anh. Qua cuc thc nghim giỏo dc v i ny ụng t ra mt
phng thc bt h l giỏo dc kt hp vi lao ng sn xut, kt hp giỏo dc
trong trng lp vi giỏo dc trong lao ng v hot ng xó hi [26].
- C. Mác (1818 - 1883) và F. Ănghen (1820 - 1895) - Ng-ời sáng lập ra học
thuyết Cách mạng XHCN và là ông tổ của nền giáo dục hiện đại. C.Mác cho rằng:
"Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô

6



t-ơng đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt
động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn
bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một
ng-ời độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có
nhạc tr-ởng" [26 ]. Hai ông còn xác định mục đích của nền giáo dục XHCN là tạo ra:
" con ng-ời phát triển toàn diện". Muốn vậy phải theo "ph-ơng thức giáo dục kết
hợp với lao động sản xuất". Đây chính là ph-ơng thức giáo dục hiện đại [26 ].
- J.A.Cụ-men-xki (1592- 1670) ,ễng t ca nn s phm cn i, ó c bit
quan tõm n vic kt hp hot ng ngoi lp nhm m rng hỡnh thc hc tp khộp
kớn trong bn bc tng. ễng khng nh Hc tp khụng phi lnh hi kin thc
trong sỏch v m cũn lnh hi kin thc t bu tri, mt t, t cõy si, cõy d [26].
- N.K Crupxkaia (1869-1939) nh giỏo dc Xụ Vit v i ó phõn tớch sõu sc
ý ngha ca hot ng lao ng, hot ng chớnh tr xó hi. B ỏnh giỏ cao vai trũ
hot ng ca on thanh niờn, ca i thiu niờn, qua cỏc hot ng ngoi trng,
ngoi lp. B cho rng qua hot ng thc tin th h tr c t giỏo dc, qua ú
m hỡnh thnh v phỏt trin nhõn cỏch ca ngi lao ng mai sau. [26].
- AS. Macrenco (1888 - 1939) nh s phm ni ting ca Nga vo thp niờn 20,
30 ó núi v tm quan trng ca cụng tỏc giỏo dc ngoi gi lờn lp: Tụi kiờn trỡ núi
rng cỏc vn giỏo dc, phng phỏp giỏo dc khụng th hn ch trong cỏc vn
ging dy, li cng khụng th cho quỏ trỡnh giỏo dc ch thc hin trờn lp hc, m
ỏng ra phi trờn mi một vuụng ca t nc chỳng taNgha l trong bt k hon
cnh no cng khụng c quan nim rng cụng tỏc giỏo dc ch c tin hnh trờn
lp. Cụng tỏc giỏo dc ch o ton b cuc sng ca tr [26].
Trong thc tin cụng tỏc ca mỡnh ụng ó t chc cỏc hot ng ngoi khúa, cú
cụng lm mt cuc thc nghim giỏo dc v i trong gn 20 nm tri tri lao ng
Goocki v Deczinxki nhm ci to tr em phm phỏp. Thnh cụng ca cuc thc
nghim ny chớnh l ch Macrenco khụng ch GD tr em phm phỏp trong trng
m ụng ó gn lin GD trong lao ng, trong sinh hot tp th v hot ng xó hi.
ễng ó phõn phi cỏc em vo cỏc t ngoi khúa, cõu lc b c t chc trờn c s
hon ton t nguyn, cỏc em cú th xin ra khi t bt k lỳc no, nhng cỏc t phi cú

k lut trong quỏ trỡnh hot ng [26, tr.173-174].

7


Sự thành công trong thực nghiệm GD của ông đã chứng minh chân lý GD của
học thuyết Mác-Lênin và khái quát thành các quan điểm GD XHCN rất cơ bản, đó là:
+ GD trong hoạt động xã hội.
+ GD trong tập thể, bằng tập thể
+ GD trong lao động
+ GD bằng tiền đồ, viễn cảnh
Có thể nói, từ triết lý của C.Mác về bản chất xã hội của cá nhân là “tổng hoà
các mối quan hệ xã hội” đến những lý luận về học đi đôi với hành; giáo dục kết hợp
lao động sản xuất; phối hợp các lực lượng giáo dục trong môi trường giáo dục… là
một chặng đường dài. Tất cả những lý thuyết giáo dục đó là cơ sở lý luận cơ bản của
việc tổ chức HĐGDNGLL hiện nay.
Các nhà giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động ngoài
giờ lên lớp. Ở Nhật Bản, hầu hết các trường học sinh đều học bán trú, do vậy thời gian
dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp khá nhiều. Tuy nhiên họ sử dụng các hoạt động này
chỉ nhằm giáo dục truyền thống và giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tóm lại, có thể thấy, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về giáo dục ngoài
lớp học nói chung và HĐGDNGLL nói riêng. Các nhà giáo dục đã chỉ ra tầm quan
trọng của HĐGDNGLL trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Hiểu được điều đó,
hiện nay, việc tổ chức HĐGDNGLL đều được nhà trường các quốc gia trên thế giới
đặc biệt quan tâm chú trọng.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Các tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt trong cuốn Giáo dục học đã nhấn
mạnh vai trò và tác dụng của hình thức hoạt động ngoại khoá, coi hoạt động ngoại
khoá là một hình thức dạy học có khả năng tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em mở
rộng, nâng cao, khắc sâu kiến thức [29,tr.17].

Trong sách: "Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp", tác giả Hà Nhật Thăng
sách giáo viên lớp 6,7,8,9 [38] cũng đã nêu lên mục tiêu, nội dung chương trình
HĐGDNGLL, phương tiện, trang bị cho việc tổ chức HĐGDNGLL, đánh giá kết quả
tổ chức HĐGDNGLL của HS, đồng thời hướng dẫn thực hiện cụ thể các chủ điểm
giáo dục…
Trong các bài viết của tác giả Nguyễn Dục Quang đã đề cập đến vấn đề đổi mới
nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐGDNGLL, giáo dục quốc tế cho HS

8


qua các HĐGDNGLL, ngoài ra có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu vấn đề này ở
các khía cạnh khác nhau.
Sách “Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5” của
tác giả Lưu Thu Thuỷ [43] đã cung cấp cho giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường
tiểu học một số vấn đề cơ bản, cần thiết về HĐGDNGLL cho học sinh và hướng dẫn tổ
chức các HĐGDNGLL theo chủ đề của từng tháng, dựa trên văn bản hướng dẫn của Vụ
Giáo dục Tiểu học.
Sách “Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung thân thiện với môi trường dành
cho giáo viên Tiểu học” do tác giả Ngô Thị Tuyên chủ biên [44] đã hướng dẫn, gợi ý
cách thực hiện HĐGDNGLL trong trường Tiểu học và thiết kế các mô đun
HĐGDNGLL có nội dung thân thiện với môi trường. Cuốn tài liệu có nhiều điểm mới,
được biên soạn theo chủ đề về những vấn đề môi trường cấp thiết hiện nay. Các chủ
đề được viết dưới dạng các môđun dạy học, mỗi môđun lại được phân ra các việc làm
cụ thể. Đây là cách tiếp cận mới vừa hiện đại vừa đơn giản, dễ thực hiện với những
người sử dụng sách.
Huỳnh Thị Thu Hằng với luận án tiến sỹ “Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu
học qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” [17] đã cho thấy giáo dục môi trường qua
các HĐGDNGLL có ý nghĩa quan trọng. Bởi việc tổ chức HĐGDNGLL có hiệu quả sẽ
phát huy vai trò chủ thể trong quá trình hình thành nhân cách của mỗi học sinh, đáp ứng

nhu cầu xã hội trong xu thế hội nhập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Và việc tổ chức HĐGDNGLL để giáo dục môi trường là con đường quan trong để thực
hiện giáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường và giáo dục vì môi trường.
Hoàng Thị Minh Hương với nghiên cứu “Các biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường Tiểu học quận Hồng Bàng - Hải Phòng”
[23] đã khẳng định HĐGDNGLL với nội dung, hình thức phong phú sẽ là phương
thức để thực hiện nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành”. Nghiên cứu đã chỉ ra một
số biện pháp như: thành lập ban chỉ đạo, kế hoạch hoá HĐGDNGLL, tăng cường kiểm
tra đánh giá… sẽ góp phần làm cho công tác quản lý chỉ đạo HĐGDNGLL của Hiệu
trưởng được hoàn thiện hơn.
Nguyễn Thị Kim Bình với nghiên cứu “Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường THCS quận Tân Phú – thành phố Hồ Chí
Minh” [3] đã khẳng định vai trò quan trọng của việc tổ chức HĐGDNGLL đối với

9


việc nâng cao chất lượng ở trường THCS. Nghiên cứu đã xây dựng được các biện
pháp quản lý của Hiệu trưởng ở trường THCS như nâng cao nhận thức, bồi dưỡng
năng lực cho giáo viên, phối hợp các lực lượng tham gia hướng dẫn HĐGDNGLL
nhằm xây dựng và hình thành ở học sinh những năng lực và phẩm chất tốt.
Như vậy, đã có không ít các tác giả nghiên cứu về vấn đề HĐGDNGLL ở nhiều
khía cạnh khác nhau, đã đề cao vai trò và tác dụng của HĐGDNGLL trong quá trình
giáo dục đối với học sinh. Bên cạnh việc khẳng định tính cần thiết của việc tổ chức các
hoạt động này ở trường phổ thông nói chung. Song về góc độ hoạt động quản lý của
hiệu trưởng đối với HĐGDNGLL ở trường THCS chưa được tiếp cận mang tính hệ
thống.
Kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước cho phép tác giả hoàn
thiện luận văn của mình có hiệu quả hơn.
Hiểu được vai trò to lớn của HĐGDNGLL, việc tổ chức HĐGDNGLL ở các

nhà trường ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chú trọng. Việc ra
đời và đang thực hiện chương trình HĐGDNGLL của Bộ GD&ĐT là một đóng góp
nhằm vận dụng những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và xuất phát từ thực tiễn GD
con người Việt Nam thời kì CNH-HĐH đất nước. Việc tìm ra những biện pháp quản
lý có hiệu quả để đạt mục tiêu của chương trình HĐGDNGLL trở thành hiện thực là
một đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một hiện tượng có thuộc tính lịch sử, nó là nội tại của quá trình lao
động. QL là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất và lâu đời của con
người. Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm. Nó phát triển không ngừng
theo sự phát triển của xã hội. QL là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của
đời sống con người và là một nhân tố của sự phát triển xã hội. Vì vậy lý luận về QL
được hình thành và phát triển qua các thời kỳ và các lý luận về chính trị, kinh tế và xã
hội. Tuy nhiên chỉ mới gần đây người ta mới chú ý đến “chất khoa học” của quá trình
QL và dần dần hình thành các “lý thuyết QL”. Từ khi F.W. Taylor phát biểu các
nguyên lý về QL thì QL nhanh chóng phát triển thành một ngành khoa học.
Theo quan điểm của C.Mác: Bất cứ lao động nào của xã hội hay cộng đồng ở
một qui mô tương đối lớn đều cần ở một chừng mực nhất định của hoạt động QL. QL

10


là xác lập sự tương hợp giữa công việc cá thể nhằm hoàn thành chức năng chung, xuất
hiện trong sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với sự vận động đối với các
bộ phận riêng lẻ của nó.
Bản chất của QL là hoạt động lao động để điều khiển lao động - một hoạt động
tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Nó bắt
nguồn từ lao động và có ý nghĩa lịch sử, vĩnh hằng với tư cách là một loại hình lao
động để điều khiển mọi hoạt động xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…Các

loại hình lao động ngày càng phong phú, phức tạp thì hoạt động QL ngày càng có vai
trò quan trọng và những chức năng đặc biệt bởi lẽ: Do lao động mà sinh ra QL- QL là
nội tại của lao động.
Trong quá trình phát triển của lý luận quản lý, có nhiều cách định nghĩa khác
nhau về khái niệm quản lý do các nhà nghiên cứu lý luận cũng như thực hành đưa ra
tùy thuộc vào các cách tiếp cận, góc độ nghiên cứu và hoàn cảnh xã hội, kinh tế, chính
trị. Có thể điểm qua một số lý thuyết đó như sau:
F.W.Taylor (1856-1915), người được mệnh danh là cha đẻ của lý luận quản lý
khoa học, đã cho rằng cốt lõi trong QL là: “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải
chuyên môn hóa và phải QL chặt chẽ”. “QL là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái
gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” [10,
tr.89].
- Henry Fayol (1841- 1925), ( 1845 - 1925), cha đẻ của thuyết hành chính thì
lại coi QL là một loại công việc đặc thù, khác với các loại công việc khác của xí
nghiệp và trở thành một hệ thống độc lập, phát huy tác dụng riêng của nó mà các hệ
thống khác của xí nghiệp không thể nào thay thế được. Ông nói về nội hàm của khái
niệm QL như sau: “QL tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”
[19, tr 59].
Trong định nghĩa này, ông đã nêu 5 chức năng cơ bản của nhà quản lý:
+ Chức năng kế hoạch hoá.
+ Chức năng tổ chức.
+ Chức năng ra lệnh (chỉ huy).
+ Chức năng phối hợp.
+ Chức năng kiểm tra.

11


Năm yếu tố trên đã tồn tại như những chuẩn mực được tuân theo một cách phổ
biến trong QL hiện đại.

- Harold koontz, người được coi là cha đẻ của lý luận quản lý hiện đại, đã viết:
"Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân
nhằm đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn
cá nhân ít nhất" [15, tr 29].
- Mary Parker Follett (1868 - 1933) đã có những đóng góp lớn lao trong thuyết
hành vi QL khẳng định: “QL là một quá trình lao động, liên tục, kế tiếp nhau chứ
không tĩnh tại”
- P. Drucker luôn nhấn mạnh QL sinh ra từ thực tiễn và trở về với thực tiễn.
Ông quan niệm: “Quyền uy duy nhất của QL chính là thành tựu mà nó có thể đạt
được” [19, tr.338].
- Theo từ điển Tiếng Việt: do Trung tâm từ điển học biên soạn 1998, khái niệm
quản lý được định nghĩa là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, một cơ
quan”, “là trông coi, gìn giữ và theo dõi việc gì”. Nghĩa Hán Việt của “quản” là trông
coi và gìn giữ theo những yêu cầu nhất định, duy trì sự vật ở trạng thái ổn định; quá
trình “lý” bao gồm sửa sang, sắp đặt công việc, đổi mới, đưa hệ thống đó vào phát
triển. Trong “quản” phải có “lý” thì toàn bộ mới có thể phát triển, trong “lý” phải có
“quản” thì sự phát triển của hệ mới ổn định, bền vững. Hai quá trình này phải được
gắn bó chặt chẽ với nhau thì toàn hệ mới đạt được thế cân bằng động, tồn tại và phát
triển phù hợp trong mối tương tác với các yếu tố bên trong và bên ngoài.
- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Bản chất của hoạt động QL gồm hai quá trình
tích hợp vào nhau, quá trình “quản” gồm sự coi sóc giữ gìn để duy trì tổ chức ở trạng thái
ổn định; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp đổi mới đưa hệ vào thế phát triển”.
Hệ ổn định mà không phát triển thì tất yếu dẫn đến suy thoái. Hệ phát triển mà
không ổn định tất yếu dẫn đến rối ren.
Vậy: Quản lý = Ổn định + Phát triển.
- Nghiên cứu về khoa học quản lý, các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị
Mỹ Lộc cho rằng: “QL là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận động các
chức năng kế hoạch hóa, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra” [8, tr.2] Hoạt động QL là “tác động
có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL (người bị QL)- trong một tổ chức - nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [8, tr.2].


12


- Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “QL là một quá trình định hướng, quá
trình có mục tiêu, QL có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ
thống mà người QL mong muốn” [16, tr.16].
- Theo Nguyễn Ngọc Quang: “QL là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể QL đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể QL nhằm thực
hiện những mục tiêu đã định trước” [33, tr.23].
- Theo Nguyễn Văn Lê: “Quản lý là một hệ thống tác động khoa học nghệ
thuật vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt được các
mục tiêu đề ra của hệ thống và cho từng thành tố của hệ thống” [26, tr.98].
Như vậy, những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ
tiếp cận, nhưng các định nghĩa đều đề cập đến bản chất chung của khái niệm QL đó là:
+ QL bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.
+ QL là sự tác động tương hỗ, biện chứng giữa chủ thể và khách thể QL.
+ QL xét cho đến cùng, bao giờ cũng là QL con người.
+ QL là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật
khách quan.
QL vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Là một khoa học vì các hoạt
động QL luôn là một HĐ có tổ chức, có định hướng trên những quy luật, những
nguyên tắc và phương pháp hoạt động cụ thể. Chỉ khi nhận biết đúng các quy luật đó,
các đặc điểm của từng cá thể, các đặc trưng tâm lý khác nhau thì tác động của QL mới
có kết quả. Mặc dù trong hoạt động QL, nhà QL luôn tìm cách đúc kết kinh nghiệm và
cải tiến công việc có hiệu quả, tuy nhiên, muốn QL tốt thì phải học không thể chỉ làm
theo kinh nghiệm; QL đồng thời là một nghệ thuật vì hoạt động QL là một HĐ trong
thực tiễn vô cùng phong phú và đầy biến động. Không có một nguyên tắc chung nào
cho mọi tình huống nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra, điều đó phụ thuộc vào

bí quyết sắp xếp các nguồn lực, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử, khả năng thuyết phục, kỹ
năng sử dụng biện pháp của từng người.
Trong khái niệm QL bao gồm các yếu tố sau:
+ Chủ thể QL: Là một cá nhân, một nhóm người hay tổ chức tạo ra những tác
động QL. Nó trả lời câu hỏi “Ai QL?”

13


×