Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

QTMTcau marketing toan cau va internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.28 KB, 37 trang )

ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA SAU ĐẠI HỌC
-------------------

ĐỀ TÀI:
TÀI:MARKETING
ĐỀ
MARKETING TOÀN
TOÀN CẦU
CẦU VÀ


INTERNET
INTERNET

GVHD: TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Nhóm 11:
23. LÊ MINH LY
22.
31. NGUYỄN THỊ HỒNG PHÚC
30.
37. TRẦN NHẬT QUỲNH
43. HOSO NGUYỄN THY THY
42.
49. VÕ QUANG TRƯỜNG
48.
Lớp : Cao học QTKD K10 - 2017

Thành
Thành phố
phố Hồ


Hồ Chí
Chí Minh
Minh –– 2017
2017


MỤC LỤC

Phụ lục

2


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bão về công nghệ, thì Internet được
xem là kênh truyền thông và phân phối cho phép khách hàng tiềm năng trên toàn cầu
truy cập tới các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Thông qua trang web, các nhà kinh
doanh ở khắp nơi trên thế giới có thể mở rộng thị trường mục tiêu ra gấp nhiều lần.
Nếu như trước đây khi chưa có thương mại điện tử, các giao dịch quốc tế diễn ra phức
tạp với chi phí khá tốn kém thì ngày nay, Internet đã kết nối tất cả mọi người với nhau
thành một cộng đồng kinh doanh không biên giới quốc gia. Cho dù việc lập nên trang
web không bảo đảm cho việc kinh doanh mang tính chất toàn cầu (còn cần tiến hành
nhiều việc khác để trang web có tính thương mại toàn cầu), Internet vẫn được coi là
một bước nhảy vọt trong việc kinh doanh mang tầm cỡ toàn cầu.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế mang lại, việc tiếp thị qua internet cũng đồng
thời tạo ra những thách thức mới đối với người làm marketing, đặc biệt trên thị trường

quốc tế.
1. Khó khăn trong xây dựng nhãn hiệu toàn cầu
Câu hỏi đặt ra đối với nhà marketing quốc tế là nên xây dựng một nhãn hiệu
toàn cầu hay xây dựng nhãn hiệu khác nhau phù hợp với văn hoá từng địa phương?
Nên xây dựng các trang web với hình thức và nội dung căn bản giống nhau hay có
thay đổi ở từng quốc gia? Có nên đăng ký địa chỉ trang web khác nhau ở các quốc gia
khác nhau hay không? P&G đã sử dụng tới 134 địa chỉ trang web khác nhau ở các
quốc gia khác nhau nhằm giới thiệu các sản phẩm đa dạng của P&G.
2. Marketing trực tuyến tạo lực lượng cạnh tranh mới
Với chi phí marketing không cao, hiệu quả kinh tế có thể xác định rõ, marketing
trực tuyến giúp các doanh nghiệp mài giũa các công cụ cạnh tranh như giá, quảng cáo
và các thông tin marketing khác ngày càng sắc bén và hiệu quả hơn. Nhưng cũng
chính tiện ích của thương mại điện tử lại gây ra nhiều lực lượng cạnh tranh đối với một
sản phẩm từ nhiều phía.
Nhóm 11

3


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

3. Hiệu quả ngược của marketing trực tuyến
Quảng cáo điện tử có thể gây ra những hiệu quả marketing ngược khi quảng
cáo ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của từng cá nhân tiêu dùng. Tâm lý chán ghét
và không tin vào quảng cáo đã xuất hiện ở nhiều quốc gia. Người tiêu dùng cảm thấy
luôn bị theo dõi mọi hành vi mua hàng và trong cuộc sống, quảng cáo xuất hiện mọi
nơi mọi lúc. Bởi vậy, các nhà marketing cần thiết phải sử dụng marketing trực tuyến
thông qua các công cụ marketing có sự cho phép của người nhận thông tin, nhằm hạn

chế tối thiểu tác động tiêu cực của marketing điện tử.
4. Khủng hoảng truyền thông
Với sự kết nối, lan tỏa trên phạm vi toàn cầu, những thông tin trên Internet cũng
sẽ thành “con dao 2 lưỡi” khi Doanh nghiệp mắc phải những sai lầm về sản phẩm, dịch
vụ, thái độ của nhân viên, sự cố, tai nạn…Vấn đề xử lý khủng hoảng truyền thông trực
tuyến là một câu chuyện còn nhiều bỏ ngỏ, nhất là tại thị trường Việt Nam.
Để biến Internet thành công cụ tích cực về truyền thông, quảng bá thương hiệu,
nền tảng của thương mại điện tử-nguồn lợi kinh doanh “ảo” tiềm năng.Doanh nghiệp
cần xây dựng quy trình sử dụng và quản lý khủng hoảng một cách khoa học và linh
hoạt, dự phòng rủi ro và hạn chế tổn thất cho DN.

MARKETING TOÀN CẦU VÀ INTERNET
I. RÀO CẢN ĐỐI VỚI TIẾP THỊ INTERNET TOÀN CẦU
Với xu hướng hiện nay công nghệ internet vẫn là một công nghệ tuyệt vời cho
các nhà tiếp thị trên toàn cầu. Internet đã định hình lại thị trường toàn cầu cho các nhà
tiếp thị quốc tế cả về nhu cầu lẫn về phía nhà cung cấp. Các trang web rõ ràng là một
kênh phân phối và truyền thông duy nhất cho các nhà bán lẻ trên toàn cầu. Đó cũng là
thách thức đối với nhiều tập đoàn đa quốc gia toàn cầu là vạch ra được những lợi ích
mà trang web cung cấp.
Đối với vấn đề khởi nghiệp Internet tập trung vào thị trường nội địa, sau đó DN
muốn tăng trưởng thì phát triển ở thị trường toàn cầu. Chính xác, đối với nhiều doanh
nghiệp vừa và nhỏ, internet đã chứng tỏ là một cơ hội chào đón cho việc mở rộng ra
Nhóm 11

4


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường


nước ngoài. Mặc dù Internet có nguồn gốc ở Hoa Kỳ, nhưng nó đã biến thành một
hiện tượng toàn cầu.
Mặc dù hầu hết các dự báo về tương lai của thương mại điện tử toàn cầu đang
có nhiều màu sắc rực rỡ nhưng có một số rào cản về cơ cấu có thể làm chậm lại sự
phát triển của nó. Cụ thể, các rào cản sau đây có thể cản trở: (1) rào cản ngôn ngữ, (2)
rào cản văn hoá, (4) rào cản về kiến thức, (5) các chi phí truy cập, và (6) các quy định
của chính phủ.
I.1 Rào cản ngôn ngữ
Vào năm 1997,khi công ty Avis Europe PLC thành lập trang web cho thuê xe
toàn cầu, khách hàng có thể thuê một chiếc ô tô hầu như bất cứ nơi nào ở trên thế giới,
miễn là họ nói được tiếng Anh. Avis nhanh chóng phát hiện ra rằng trang web chỉ có
ngôn ngữ là tiếng Anh sẽ không hấp dẫn đối với những người không phải là người
Anh. Để giành được khách hàng, Avis đã phát triển các trang web được bản địa hóa
bằng ngôn ngữ của khách hàng. Các trang web đa ngôn ngữ cũng được tùy chỉnh theo
những cách khác cho phù hợp.
Các công ty muốn địa phương hóa các trang web của họ bằng cách dịch nội
dung sang các ngôn ngữ khác có một vài lựa chọn.
- Một cách tiếp cận là thuê một bên thứ ba
- Thứ hai là sử dụng một công cụ dịch trực tuyến
- Một cách khác là sử dụng phần mềm chuyên dụng để thực hiện việc dịch
I.2 Rào cản văn hóa
Các định mức và truyền thống văn hoá cũng có thể cản trở sự kết nối Internet.
+ Ví dụ văn hóa dùng thẻ tín dụng.
+ Thậm chí một số nơi thường dùng thẻ tín dụng cao, người mua sắm trực
tuyến vẫn còn đang lo lắng về gian lận thẻ tín dụng và họ không muốn tiết lộ số thẻ tín
dụng của họ cũng như các dữ liệu cá nhân trực tuyến
+ Nội dung giao diện phù hợp với giá trị văn hoá, các ký hiệu thân thiện với
những người truy cập.
Ví dụ, ở Ả rập, quốc gia được thống trị bởi nam giới, các trang web nên tránh

miêu tả về phụ nữ trong vai trò có các thẩm quyền.
+ Ở các quốc gia có ý thức mạnh mẽ về nhóm (ví dụ: nhiều quốc gia ở Đông
Á), thì sản phẩm tập trung vào lợi ích của nhóm (dùng cho cả gia đình…). Thái độ đối
với sự riêng tư rất khác nhau,
+ Chủ nghĩa yêu nước

Nhóm 11

5


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

+ Bản sắc dân tộc là vấn đề nhạy cảm và nên có một trang web dành riêng cho
từng quốc gia thay vì sự kết hợp các quốc gia nhỏ hơn với các quốc gia lớn hơn (ví dụ
như New Zealand với Úc, Ai Len với Vương quốc Anh).
+ Màu sắc trang web cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Ở Nhật, màu nhẹ
nhàng sẽ có hiệu quả, trong khi ở Hoa Kỳ những gam màu đậm và sắc nét làm việc tốt
hơn trong việc kết nối với người tiêu dung.
I.3 Rào cản kiến thức – trình độ kỹ thuật
Một nhân tố giúp đánh giá thương mại điện tử toàn cầu là mức độ hay trình độ
kĩ thuật của quốc gia đó.
Trình đọ kĩ thuật được đánh giá dựa trên khả năng định vị, hiểu biết, tạo lập
thông tin, và mức độ sử dụng thông tin kỹ thuật. Trình độ kỹ thuật được đánh giá dựa
cả trên mức nhu cầu và nguồn cũng cấp.
Về phía nhu cầu, nếu trình độ vi tính thấp sẽ làm hạn chế việc tham gia vào các
giao dịch thương mại điện tử từ khách hàng. Còn về phía nguồn cung cấp, việc thiết
lập một hệ thống kinh doanh điện tử thường đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên có kĩ

năng cùng trình độ kĩ thuật cao và thông thường ở những quốc gia này luôn bị khan
hiếm nguồn cung.
Đặc biệt ở những thị trường trong trạng thái báo động, sự khan hiếm về tài
năng lẫn kĩ năng sẽ gây kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế kĩ thuật.
I.4 Rào cản cơ sở hạ tầng-chi phí truy cập
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng về mức
độ sử dụng công nghệ kĩ thuật số lại có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất.
I.5 Rào cản về những quy định của chính phủ
Hệ thống pháp luật ở từng nơi cũng là một nhân tố quyết định có tác động
mạnh đến thị trường kinh tế điện tử toàn cầu. Hầu như các quốc gia đều rất trông đợi
về nguồn lợi mà kinh tế ảo mang lại. Tuy nhiên những lề luật và quy định của chính
phủ thường gây kìm hãm sự phát triển của các ngành công nghiệp tại hàng tá các quốc
gia. Những quy định đa dạng được đặt ra chủ yếu đánh vào các vấn đề như: bảo mật
dữ liệu, nguyên tắc dùng, phê duyệt sử dụng dịch vụ, hợp đồng điện tử, cũng như
nhiều ràng buộc pháp lí khác.
Ví dụ để thấy được hết tầm ảnh hưởng trong thương mại điện tử từ việc thiếu
chặt chẽ và nhất quán trong quy định và luật pháp của chính phủ như thế nào thì hãy
xem kinh nghiệm từ nhà sản xuất PC Gateway trụ sở châu Âu. Khi Gateway muốn mở
rộng dịch vụ bán máy vi tính trực tuyến trên thị trường châu Âu, họ đã lên kế hoạch
ban đầu nhằm thiết lập một cửa hàng độc nhất và với những quan điểm thương mại
khác nhau từng nơi sẽ có một mức giá niêm yết khác nhau. Tuy nhiên, do sự khác biệt
trong mức thuế giá trị gia tăng, tiền tệ và văn hóa nên cuối cùng cũng đã buộc
Gateway phải thiết lập cho mỗi một khu vực khác nhau một trang chủ độc lập.
Các vấn đề xung đột pháp lý cũng nảy sinh với tên miền và bảo về quyền sỡ
hữu trí tuệ (IPR) cũng được đề cập.
Nhóm 11

6



Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

II.LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ KHÔNG GIAN ẢO
II.1 Lợi thế cạnh tranh
Michael E. Porter có nói rằng : nếu không có lợi thế thì đừng cạnh tranh. Lợi
thế là nền tảng cho sự cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật, những cái mà các
đối thủ cạnh tranh khác không có, doanh nghiệp đó sẽ hoạt động tốt hơn những doanh
nghiệp khác.
Lợi thế cạnh tranh là yếu tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài, hay
khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Có bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là:
1.
2.
3.
4.

Hiệu quả,
Chất lượng,
Sự cải tiến
Sự đáp ứng khách hàng.

Quay trở lại vấn đề chính, vậy các nhà quản trị Marketing toàn cầu khi nắm
được Internet trong tay thì có những lợi thế cạnh tranh gì?
Dân số thế giới tính đến tháng 03/ 2017 là 7.5 tỷ người, theo thống kê thì có
44% dân số thế giới sử dụng internet, và dự báo rằng năm 2020 là 06 tỷ.
Từ những số liệu trên ta thấy rất rõ rằng: Mạng điện tử internet liên kết khách
hàng khắp nơi trên thế giới. Mạng internet mang lại các lợi ích chính cho các công ty

trong việc sử dụng nó như một cổng điện tử mở ra thị trường toàn cầu giúp:
Tiết kiệm chi phí tối đã và khả năng truy cập cao. Nếu mang ra so sánh với các
công cụ truyền thông truyền thống như quảng cáo, logo thủ công và các kênh phân
phối, đại lí thì xét ra chi phí phát triển một trang điện tử là quá hời để đầu tư.
Không gian thị trường rộng hơn: thị trường ở đây vẫn được hiểu là “ Tập hợp
những người mua hiện tại và tiềm năng” tuy nhiên sẽ rộng hơn nhờ internet, cho phép
thông tin về sản phẩm dịch vụ có thể đến với mọi cá nhân tổ chức trên khắp thế giới
thông qua internet.
Rào cản về kích thước, quy mô gần như đã bị phá bỏ.
Rào cản địa lí, không gian và thời gian cũng sẽ dần không còn tồn tại nữa.
Chúng ta có thể so sánh với Marketing truyền thống:
Đặc điểm

Marketing truyền thống

Internet Marketing

Phương thức

Chủ yếu sử dụng các Sử dụng intrenet và các
phương tiện truyền thông thiết bị số hóa ( digital)
đại chúng

Không gian

Bị giới hạn bởi biên giới Không bị giới hạn

Nhóm 11

7



Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

quốc gia
Thời gian

Chỉ vào một số giờ nhất Mọi lúc mọi nơi, phản ứng
định, mất thời gian công nhanh
sức

Phản hồi

Một thời gian dài để khách Tiếp nhận thông tin và phản
hàng tiếp cận thông tin và hồi ngay lập tức
phản hồi

Khách hàng

Chi phí

Lưu trữ thông tin

Không chọn được nhóm đối Tiếp cận trực tiếp khách
tượng cụ thể
hàng
Cao, chi phí quảng cáo đi Thấp ngân sách nhỏ vẩn
lại lớn

thực hiện được, có thể kiểm
soát chi phí quảng cáo
Rất khó lưu trữ thông tin Lưu trữ dễ dàng nhanh
khách hàng
chóng

Rõ ràng với những lợi thế của mình, Intrenet đã trở thành công cụ cấn thiết của
nhiều doanh nghiệp và nếu biết đầu tư đúng mực, hiệu quả của Internet marketing
mang lại sẽ vô cùng lớn.
VÍ DỤ: Công ty EBAY
Từ khóa Ebay xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Rõ ràng, eBay đã trở thành một
phần của nền văn hoá. EBay, nhóm bán đấu giá trực tuyến, được thành lập vào giữa
những năm 1990 bởi Pierre Omidyar, một lập trình viên trẻ người Pháp..
Ebay đã làm được điều mà rất ít các trang web khác có thể: luôn đem lại lợi
nhuận. Mô hình kinh doanh của eBay rất đơn giản: Người mua cá nhân tìm người bán
trực tuyến phù hợp và kết thúc giao dịch. Và tự hỏi cái gì làm nên tiềm năng lợi nhuận
của eBay Đó là sự trộn lẫn của các yếu tố không cần chi phí hàng hoá, không có hàng
tồn kho, chi phí tiếp thị thấp, và đầu tư vốn không lớn. EBay đã trở thành một trong
những doanh nghiệp Internet thành công nhất trên thế giới với 84 triệu người dùng
hoạt động.
Công ty này từ một công ty nội địa thuần túy với 300 hạng mục đấu giá thành
một đế chế toàn cầu trải dài trên 21 quốc gia với 16.000 hạng mục. Các hạng mục bao
gồm máy tính, ô tô đã qua sử dụng, những nơi nghỉ dưỡng. EBay đã thực sự trở thành
một sàn giao dịch toàn cầu.
Kết luận: “ Anh nào nắm được công nghệ thì anh đó thắng”.
II.2
Nhóm 11

Không gian ảo


8


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

Mô hình mô phỏng không gian ảo (Nguồn: internet)
III. TIÊU DÙNG TOÀN CẦU VÀ INTERNET
Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phương thức mua sắm phổ biến và ngày
càng phát triển trên thế giới trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện qua tỷ
lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cũng như doanh thu từ hoạt động bán lẻ trực
tuyến không ngừng gia tăng theo thời gian. Và để thu hút người tiêu dùng mua sắm
trực tuyến nhiều hơn thì việc nhận biết được ý định mua sắm của khách hàng thường
được xem là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hành vi
mua sắm của người tiêu dùng.
III.1 Hành vi mua hàng của người tiêu dùng trên internet
Hành vi mua hàng của người tiêu dùng trên internet là mối quan tâm rất lớn với
các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
TMĐT (thương mại điện tử). Tìm kiếm thông tin sản phẩm qua mạng đang là con
đường ngắn nhất, tiện lợi nhất để khách hàng tìm hiểu và quyết định chọn mua sản
phẩm hoặc dịch vụ.
Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ chuẩn bị tung ra thị trường, điều đầu tiên phải
làm đó là để khách hàng chú ý và biết đến sản phẩm (Attention). Sau khi biết đến sản
phẩm ta phải làm cho khách hàng cảm thấy thích đối với những tính năng của sản
phẩm (Interesting) và mong muốn sở hữu được sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Trước khi
khách hàng quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ thì khách hàng sẽ tìm kiếm
(Search) thông tin về sản phẩm, nơi bán, giá cả,… từ đó chọn ra một nơi uy tín và phù
hợp để mua. Sau đó họ tiến hành việc mua hàng (Action) và sử dụng sản phẩm.Tâm lý
con người ta thường chia sẽ cho bạn bè và người thân nghe những gì họ đã trải nghiệm

(Share).
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của internet kéo theo đó là sự lớn mạnh
của mạng xã hội. Phần lớn người tiêu dùng đều tham gia một vài cộng đồng trên diễn
đàn hoặc mạng xã hội (điển hình như facebook, Zalo, Instagram…) Sau khi sử dụng
sản phẩm họ sẽ chia sẻ thông tin, cảm nhậnđến những người khác. Thông qua chia sẽ
Nhóm 11

9


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

này thì nhiều người sẽ biết tới sản phẩm của bạn hơn mà không cần tới marketing
truyền thống nữa. Cứ như vậy quy trình search-share sẽ ngày càng lan rộng, đó chính
là hiệu ứng truyền miệng trên internet.
Xu hướng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, cũng như mua sắm online ngày càng
được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
Hơn 80% khách hàng tìm đến website của bạn thông qua tìm kiếm chứ không
phải giới thiệu từ bạn bè, quảng cáo trên báo đài hay tivi. Đơn giản với những người
tìm kiếm là gõ vài từ khóa mà họ đang có nhu cầu lên google và truy cập vào những
trang web mà google trả về.
Hơn 90% khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi
quyết định mua hàng, thông thường kết quả ở trang đầu tiên lúc nào cũng được ưu tiên
hơn. Chính vì điều đó nên website của bạn nếu nằm trên trang 1 của google sẽ giúp
bạn tiếp cận đến khách hàng nhiều hơn và cơ hội bán được hàng là rất cao.
Hành vi người tiêu dùng trên internet thay đổi theo từng ngày. Sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin mang đến nhiều ứng dụng tuyệt vời cho đời sống.
Trong lĩnh vực kinh doanh, việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ là

công cụ đắc lực giúp gia tăng thêm khách hàng, mà còn giúp gia tăng hiệu quả quản lý
và được xem là một công cụ cạnh tranh hiệu quả. Chính vì thế ngày càng nhiều mặt
hàng gia nhập vào các trang mua bán, quảng cáo trên các trang thương mại điện tử.
Người tiêu dùng sẽ biết đến sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau và việc của
bạn là phải làm cho khách hàng chú ý và biết đến sản phẩm của bạn.
Bên cạnh đó, con người có xu hướng chia sẻ cảm nhận, đánh giá về những sản
phẩm họ đã từng sử dụng cho người thân, bạn bè và cộng đồng.
Theo nghiên cứu, đến năm 2025, NTD internet sẽ chiếm gần 40% dân số toàn
cầu và đóng góp hơn 50% tổng mức tiêu dùng hằng năm trên toàn thế giới. Nhờ vào sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và các nền tảng kinh doanh dựa trên công nghệ,
châu Á Thái Bình Dương sẽ là khu vực có mức độ tăng trưởng về số lượng NTD
internet cao nhất toàn cầu, đặc biệt là các thị trường đang phát triển như Indonesia,
Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Nhóm 11

10


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của chúng tôi, số lượng NTD internet trong năm
2015 là 23 triệu người, tuy nhiên, con số này được dự đoán sẽ tăng gần như gấp đôi,
đạt 40 triệu người trong năm 2025. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chi tiêu
hằng năm của NTD internet tại Việt Nam sẽ tăng từ 50 tỉ USD trong năm 2015 lên
đến 99 tỉ USD trong năm 2025. Và đến năm 2025, ước tính họ sẽ chiếm khoảng một
nửa tổng tiêu dùng hằng năm.


“NTD internet là một phân khúc NTD mới, đang phát triển rất nhanh. Họ là
những người có hiểu biết về công nghệ, kĩ thuật số và đồng thời họ cũng là những
người có mức sẵn sàng chi tiêu rất cao, thậm chí sẵn sàng chi trả cao hơn mức thu
nhập của họ.
III.2

Về Phân loại đối tượng người tiêu dùng sử dụng internet

a. Độ tuổi
Khoảng 1/3 (34%) NTD kết nối là những người trẻ, có độ tuổi từ 21 – 34.
Nhóm 11

11


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

b.Thu nhập
NTD internet đến từ tất cả các nhóm thu nhập. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ
rằng, họ là những người có mức thu nhập vừa đủ để có thể chi tiêu tùy ý theo cách
riêng của họ. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng khả năng cao là đa phần họ đến từ các
nhóm thu nhập cao. Thật vậy, tại VIệt Nam, hơn ¾ NTD internet đến từ tầng lớp có
mức thu nhập cao (76%) và khoảng 2/3 đến từ tầng lớp trung lưu (62%) và 43% đến từ
nhóm có thu nhập thấp hơn.

c. Thái độ người tiêu dùng
“Để hiểu rõ hơn về người tiêu dùng internet, điều quan trọng là chúng ta cần
phải xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, chứ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố mức thu

nhập bình quân. Yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc xác định người tiêu dùng
internet đó là thái độ của người tiêu dùng – sự sẵn sàng mua sắm và mức độ tự tin của
họ trong việc chi trả tùy ý cho các khoản mục họ cần.
Người tiêu dùng có tính cách khác nhau, có thể ảnh hưởng tới nhận thức của họ
và cách mà học cảm nhận hành vi mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, mục đích mua
sắm của người tiêu dùng khác nhau, có người mua hàng hóa để phục vụ mục đích tiêu
dùng hàng ngày cũng có người mua hàng hóa với mục đích giải trí hoặc không có mục
đích khác. Nhưng chủ yếu được xếp vào 02 loại chính đó là, tiện dụng và hưởng thụ.
Theo các nghiên cứu trước đây, đã chỉ ra rằng đặc điểm tính cách và mục đích sử dụng
hàng hóa của người tiêu dùng có ảnh hưởng đến hành vi của họ.
Và sự thật là người tiêu dùng internet đến từ nhóm có thu nhập thấp thậm chí
vẫn lạc quan và sẵn sàng chi tiêu cao tương đương với những người tiêu dùng internet
đến từ các nhóm thu nhập cao hơn – nhưng các doanh nghiệp lại thường dễ bỏ qua
Nhóm 11

12


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

nhóm thu nhập này. Mặc dù những người tiêu dùng này có thể không phải là khách
hàng mục tiêu của tất cả các ngành hàng, phân khúc sản phẩm (ví dụ như các ngành
hàng/phân khúc cao cấp), nhưng họ vẫn đại diện cho một lượng lớn người tiêu dùng
luôn sẵn sàng mua sắm.”
III.3

Mua sắm đa kênh


So với những người sử dụng internet khác, người tiêu dùng internet là những
người có xu hướng mua sắm đa kênh. Khoảng 80% người tiêu dùng internet nghĩ rằng
mua sắm online là thuận tiện và họ vui thích khi mua sắm trực tuyến. Trước khi mua,
họ sẽ thu thập và tìm kiếm thông tin về sản phẩm để tham khảo từ cả hai nguồn online
và offline. Và 4 trong 5 người tiêu dùng internet sẽ tham khảo các nhận xét về sản
phẩm trên các kênh trực tuyến (83%) và đặc biệt họ sẽ tìm kiếm nhận xét từ mạng xã
hội (74%) trước khi quyết định có mua sảm phẩm đó hay không. Trong khi đó 2 trong
3 (66%) người tiêu dùng internet sẽ trực tiếp xem sản phẩm tại cửa tiệm thực tế trước
khi đặt hàng trên các kênh mua sắm trực tuyến. Người tiêu dùng internet rất quan tâm
đến vấn đề giá, họ luôn tìm kiếm những đơn hàng giảm giá, các chương trình khuyến
mãi: hơn một nửa trong số họ sử dụng các ứng dụng di động để tìm kiếm các đơn hàng
giảm giá tốt nhất dù là khi họ dự định mua sắm hay thậm chí là đang mua sắm tại cửa
tiệm.
Họ là những “người mua sắm đa kênh” thực sự - tham gia mua sắm ở cả các
cửa hàng thực tế lẫn các trang mua sắm trực tuyến.
III.4

Sử dụng công nghệ để xem các kênh truyền thông

Theo Moore ước tính, khoảng 80% những người Việt Nam từ 15 – 34 tuổi, tại
thành thị, truy cập Internet qua các thiết bị như smartphone, máy tính hay máy tính
xách tay. Với các thiết bị di động, như smartphone, laptop, người tiêu dùng không chỉ
kết nối với những người bạn xung quanh mình mà còn có thể kết nối với tất cả mọi
người. Không chỉ với những thương hiệu quen thuộc mà với nhiều thương hiệu khác
nhau. Họ có thể sữ dụng các thiết bị này đồng thời cũng với các phương tiện truyền
thông khác như tivi, báo chí hay quảng cáo ngoài trời. Truy cập internet để tìm kiếm
thông tin, giao tiếp với bạn bè, cũng như mua sắm trực tuyến tại nhà, quán café, nơi
làm việc hoặc lúc di chuyển.
Sự phát triển của công nghệ và internet đã mang đến cho người tiêu dùng nhiều
lợi ịch. Giúp người tiêu dùng nhanh chóng tìm thấy sản phẩm phù hợp cho mình và

đưa ra quyết định mua sắm với đầy đủ thông tin. Cùng với đó, công nghệ và Internet
cũng đã thay đổi hành vi mua sắm cùa người tiêu dùng.
Qua đó có thể thấy rằng người tiêu dùng cũng có thể thay đổi cảm nhận của họ
từ việc truy cập trang web của một thương hiệu. Một nghiên cứu quy mô lớn liên quan
đến 8.500 khách truy cập trang web và 30 trang wed cho thấy rằng:
Nhóm 11

13


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

1. Yếu tố quan trọng là sự trải nghiệm thực tế qua việc cung cấp thông tin hữu
ích, trung thực và mới nhất về sản phẩm hoặc thương hiệu của DN. Yếu tố tiếp theo là
thị giác của người mua với sự hấp dẫn về hình ảnh sản phẩm, chương trình khuyến
mãi. Tính tùy biến được xếp thứ ba. Ví dụ về yếu tố thứ hai bao gồm khả năng cho
khách truy cập để cá nhân hóa nội dung hoặc nhìn / cảm nhậnvề trang web, tư vấn trực
tuyến...Đặc biệt là khách truy cập trang web sống ở các quốc gia cá nhân ưu tiên nhiều
ở tính tùy biến.
2. Yếu tố bảo mật/an ninh được ưu tiên ở các quốc gia phương tây. Nơi chủ
nghĩa cá nhân được đề cao hơn.
3. Các trang web cũng nên điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của địa phương
đối với các quốc gia mà người tiêu dùng tự hào về các biểu tượng, văn hoá và ngôn
ngữ của đất nước họ.
Tóm lại để có một trang kinh doanh TMĐT tối ưu, chúng ta cần xem 3 yếu tố sau:
a) Giao diện website thân thiện, thu hút, tính tùy biến ứng dụng cao.
b) Tính bảo mật, an ninh của trang web, đặc biệt về thông tin cá nhân của
Khách hàng truy cập.

c) Website được xây dựng phải phù hợp với bối cảnh văn hóa, ngôn ngữ và
đặc trưng của từng quốc gia địa phương.
IV.

CHIẾN LƯỢC MARKETING TÍCH HỢP TOÀN CẦU VÀ INTERNET
IV.1 Chiến lược Marketing tích hợp toàn cầu:
Chiến lược Marketing tích hợp thường được tích hợp bởi chiến lược S-T-P
( Segmentation- Targeting- Positioning) và chiến lược 4P ( Product – Price- PlacePromotion). Với chiến lược S-T-P, các tiêu thức phân khúc thị trường người tiêu dùng
thì dựa vào các đặc điểm tâm lý, hành vi, địa lý, nhân khẩu học. Có thể phân chia thị
trường thành những đơn vị khác nhau về vị trí địa lý. Về nhân khẩu học thì có thể phân
chia thị trường thành nhiều nhóm khách hàng như tuổi tác, giới/giới tính, giai đoạn
trong vòng đời gia đình , thế hệ, quy mô gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn, dân
tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội.Về hành vi thì có mức độ sử dụng hàng hoá, lòng trung
thành của khách hàng....Về tâm lý thì có cá tính, phong cách sống, động cơ, thái độ...
Doanh nghiệp cần nhận dạng được phân khúc , mức độ hấp dẫn của từng phân
khúc và dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp mà chọn thị trường mục tiêu, thị trường
ngách rồi tập trung mọi nỗ lực để đáp ứng khách hàng ở phân khúc mà doanh nghiệp
cho là phù hợp. Rồi định vị bằng cách tung sản phẩm có một vị trí khác biệt, khả năng
vượt trội so với sản phẩm của các doanh nghiệp khác, hoặc sản phẩm mới tạo tri giác
và nhận thức sâu đậm trong lòng khách hàng.
Trong điều kiện hội nhập toàn cầu với đối tượng mục tiêu là các khách hàng
toàn cầu thì các doanh nghiệp cũng lên chiến lược Marketing tích hợp toàn cầu.Khách
hàng toàn cầu cụ thể hơn là khách hàng ở các địa phương, vùng lãnh thổ khác nhau
trên thế giới. Các doanh nghiệp cần thiết phải bỏ công nghiên cứu đặc điểm địa lý, văn
Nhóm 11

14


Marketing toàn cầu và Internet


GVHD: Nguyễn Xuân Trường

hoá chính trị, thu nhập kinh tế,thói quen tiêu dùng... của từng vùng địa phương vớicác
hệ ngôn ngữ khác nhau từ đó lên kế hoạch triển khai hoạt động Marketing hợp lý.
Trong bối cảnh hiện tại để tiếp cận khách hàng toàn cầu một cách có quy mô và hiệu
quả thì doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều khâu như khâu truyền thông Marketing tích
hợp IMC (Integrated Marketing Communication), khâu thiết kế và chuẩn hoá trang
web...Các công ty đa quốc gia theo đuổi một chiến lược phân biệt từng loại sản phẩm
trên từng quốc gia khác nhau giúp phát triển lợi thế cạnh tranh
IV.2
Các chiến lược internet toàn cầu theo tính chất của sản phẩm hay dịch
vụ đang được bán

4) Văn hóa hoặc hàng hoá và dịch vụ 1) Nhìn và cảm nhận về hàng hoá và
được điều chỉnh (chiến lược thích ứng
dịch vụ (chiến lược phân biệt quốc
chuyển đổi chi phí). Ví dụ: rượu vang,
gia) Ví dụ: quần áo, xe cũ, sưu tầm,
sản phẩm tài chính, thông tin
đấu giá.
3)Các mặt hàng toàn cầu (chiến lược chi 2) Hàng hoá địa phương (chiến lược
phí thấp toàn cầu). Ví dụ: sách, đĩa,
thích ứng thuần túy ở địa phương). Ví
video, hồ sơ sử dụng, hàng công nghiệp
dụ: sản xuất, truy cập internet
và linh kiện
Cao
Thấp
Hội nhập toàn cầu

Bằng cách kết hợp hai yếu tố này, có thể có bốn loại chiến lược quảng cáo trên
internet có thể xảy ra: (1) các chiến lược đa dạng khác nhau, (2) thích ứng địa phương
thuần túy, (3) quản lý chi phí toàn cầu và (4) chiến lược thích ứng chi phí xuyên quốc
Nhóm 11

15


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

gia. Chiến lược nào trong bốn chiến lược này phù hợp nhất tùy thuộc vào tính chất của
sản phẩm và sản phẩm này không thu được lợi ích từ hội nhập toàn cầu (ví dụ như bởi
vì các thị trường địa phương đã định rõ các quy tắc kinh tế)Đặc điểm thích nghi của
từng quốc gia có thể giúp phát triển lợi thế cạnh tranh. Sự điều chỉnh có thể có liên
quan đến thiết kế trang web, ngôn ngữ, chính sách vận chuyển, phân loại, v.v ... Với
chiến lược như vậy có thể dễ dàng trở nên đắt đỏ, các công ty đa quốc gia nên cân
nhắc kỹ lưỡng liệu sự hiện diện của thị trường có thực sự hợp lý hay không.Lớp thứ
hai bao gồm hàng hoá không nhạy cảm tại chỗ và không hội nhập toàn cầu mang lại
lợi thế cạnh tranh. Một ví dụ điển hình là các sản phẩm giống như hàng hoá có tính
chất địa phương rất cục bộ do tính dễ hư hỏng hoặc khối lượng lớn. Ô 3 liên quan đến
hàng hoá không cần nội địa hoá nhưng có nhiều cơ hội để hội nhập toàn cầu. Cũng
giống như trường hợp trước đây, đây là những sản phẩm giống như hàng hoá. Tuy
nhiên, ở đây một lợi thế cạnh tranh là có thể đạt được thông qua hiệu quả toàn cầu quy
mô.Các loại cuối cùng liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ đòi hỏi cả hội nhập toàn
cầu và nhạy cảm địa phương.Một chiến lược tiếp thị web toàn cầu cho các hàng hoá
đòi hỏi một hành động cân bằng cho phép công ty để đạt được nền kinh tế quy mô
trong khi đối phó với những đặc thù địa phương. Về phía sản phẩm, một chiến lược
xuyên quốc gia có thể được thực hiện thông qua việc tuỳ biến hàng loạt.

IV.3 Thiết kế và chuẩn hoá trang web để tăng tính thích
ứng địa phương
Nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng có ý định mua hàng cao hơn và thái độ tốt
hơn đối với các trang web có tính thích ứng địa phương.Trước vấn đề này các doanh
nghiệp, công ty đa quốc họ đã làm gì? Theo một nghiên cứu,các công ty Mỹđã chuẩn
hóa các trang web của họ ở bốn quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Đức và Tây Ban
Nha bằng cách điều chỉnh nội dung cụ thể của các trang web, đặc biệt là thông tin văn
bản, hình ảnh, chuẩn hoá biểu tượng thương hiệu, màu sắc và bố cục để phù hợp với
từng quốc gia. Một số doanh nghiệp hay công ty đa quốc khác thì ngoài việc thiết kế
phát triển trang web cho quốc gia sở tại họ còn thiết kế và phát triển '' trang web quốc
tế '' có tuỳ chọn nhiều hệ ngôn ngữ khác nhau cho người truy cập thoải mái lựa chọn,
ví dụ trang web của BMW (xem hình bên dưới).

Nhóm 11

16


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

V. CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM VÀ INTERNET
V.1 Xây dựng thương hiệu toàn cầu
Quản lý thương hiệu toàn cầu trên web là một trong những thách thức mà các
doanh nghiệp phải đối mặt. Nhiều doanh nghiệp, công ty đa quốc gia cho phép các
công ty con ở các địa phương tự thiết lập trang web nhưng phải giữ biểu tượng logo
thương hiệu của mình trên đầu trang và cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn như trên trang
web chính của công ty mẹ và như vậy thì các cổng thông tin trên khắp thế giới mang
theo biểu tượng thương hiệu của mình. Ví dụ như trường hợp của Yahoo! Bằng cách

trao quyền tự chủ cho các nhà quản lý ở các quốc gia địa phương, Yahoo! hy vọng tận
dụng công nghệ và thương hiệu toàn cầu để phục vụ khách hàng địa phương.
V.2 Phát triển sản phẩm mới
Internet cũng có thể được tận dụng làm động lực chính hay nền tảng cho việc
phát triểnsản phẩm hay dịch vụ mới có thể thấy Internet hỗ trợ ở ba mặt: thiết kế sản
phẩm toàn cầu, tạo ra các ý tưởng sản phẩm mới thông qua việc người tiêu dùng đồng
sáng tạo và sự lan truyền phổ biến sản phẩm mới.
Các công ty ngày càng dựa vào các nhà đổi mới phân bố theo địa lý trong việc
nỗ lực phát triển sản phẩm mới của họ. Ví dụ Dell đã thành lập trung tâm thiết kế sản
phẩm ở bốn vị trí trên thế giới: Austin, Singapore, Bangalore và Shanghai. Bằng cách
sử dụng web như một nền tảng, các công ty đa quốc gia như Dell và Lenovo có thể
hợp lý hóa sản phẩm của họ, hạ thấp chi phí trong việc phát triển sản phẩm mới và tiết
kiệm rất nhiều thời gian.
Nhóm 11

17


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

Trong việc tạo ra các ý tưởng sản phẩm mới, các công ty có thể nhận tiếp nhận
nhiều thông tin góp ý, xây dựng phát triển sản phẩm từ nguồn khách hàng trên website
qua các bài khảo sát trực tuyến, sử dụng mẫu thử và trả lời phiếu đánh giá… về sở
thích, nhu cầu, hành vi…của khách hàng. Qua đó họ sẽ có được nguồn thông tin sáng
tạo quý giá phù hợp với nhu cầu của khách hàng mà họ sẽ nhắm đến.
Internet cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến các sản phẩm
mới đi khắp các quốc gia trên thế giới. Các công ty có thể sử dụng trang web để thông
báo cho người sử dụng tiềm năng sản phẩm mới hoặc kế hoạch ra mắt trên toàn thế

giới. Quảng cáo trực tuyến cũng có thể gây ra sự quan tâm của người tiêu dùng tiềm
năng đồi vời sản phẩm mới sắp được tung ra thị trường. Ví dụ như những lần ra mắt
sản phẩm mới IPhone của Apple.
Các báo cáo trên mạng internet thay đổi trong việc tiếp thị các dịch vụ quốc tế.
Sản phẩm vềdịch vụ khác hàng hóa hữu hình ở 4 khía cạnh: (1) tính vô hình, (2) tính
đồng nhất, (3) sự không đồng nhất, và (4) tính dễ hư hỏng. Tính không biết đến có
nghĩa là không thể lưu trữ, bảo vệ thông qua bằng sáng chế hoặc hiển thị. Sự đồng thời
đề cập đến thực tế là dịch vụ thường được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc. Cung cấp
dịch vụ cũng không đồng nhất, nghĩa là nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố không kiểm
soát được. Không có đảm bảo rằng dịch vụ giao hàng sẽ khớp với dịch vụ đã được
hứa. Đặc điểm cuối cùng, tính hư hỏng, đề cập đến thực tế là các dịch vụ thường
không thể lưu, lưu trữ, bán lại hoặc trả lại. Trong thị trường toàn cầu, những vấn đề
này thậm chí còn trở nên nặng hơn vì sự khác biệt về môi trường giữa thị trường nước
ngoài và thị trường nhà của công ty.
1)Tính vô hình: Hàng hoá có hình dáng, kích thước, màu sắc và thậm chí cả
mùi vị. Khách hàng có thể tự xem xét, đánh giá xem nó có phù hợp với nhu cầu của
mình không. Ngược lại, dịch vụ mang tính vô hình, làm cho các giác quan của khách
hàng không nhận biết được trước khi mua dịch vụ Đây chính là một khó khăn lớn khi
bán một dịch vụ so với khi bán một hàng hoá hữu hình, vì khách hàng khó thử dịch vụ
trước khi mua, khó cảm nhận được chất lượng, khó lựa chọn dịch vụ, nhà cung cấp
dịch vụ khó quảng cáo về dịch vụ. Do vậy, dịch vụ khó bán hơn hàng hoá.
Ví dụ: Các siêu thị cho phép khách hàng tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá để họ
có thể xem xét, ngắm nghía, tìm hiểu công dụng, tính năng, chất lượng, ướm thử. Cách
bán hàng này rất hấp dẫn khách hàng. Nhưng khi bán dịch vụ lại khó áp dụng phương
pháp này. Đặc biệt dịch vụ mua sắm TMĐT vì khách hàng không thể sờ, mó, ngắm
nghía sản phẩm.
2)Tính đồng nhất: Hàng hoá được sản xuất tập trung tại một nơi, rồi vận
chuyển đến nơi có nhu cầu. Khi ra khỏi dây chuyền sản xuất thì hàng hóa đã hoàn
chỉnh. Dó đó, nhà sản xuất có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô do sản xuất tập
trung, hàng loạt, và quản lý chất lượng sản phẩm tập trung. Nhà sản xuất cũng có thể

sản xuất khi nào thuận tiện, rồi cất trữ vào kho và đem bán khi có nhu cầu. Do vậy, họ
dễ thực hiện cân đối cung cầu. Nhưng quá trình cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ
Nhóm 11

18


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

xảy ra đồng thời. Người cung cấp dịch vụ và khách hàng phải tiếp xúc với nhau để
cung cấp và tiêu dùng dịch vụ tại các địa điểm và thời gian phù hợp cho hai bên. Đối
với một số các dịch vụ, khách hàng phải có mặt trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ.
Ví dụ: Bác sĩ không thể chữa bệnh nếu bệnh nhân vắng mặt; khách hàng không
thể dùng Internet công cộng nếu không đến bưu điện. Với nhiều loại dịch vụ, quá trình
tiếp xúc với khách hàng kéo dài suốt quá trình cung cấp dịch vụ. Và người cung cấp
dịch vụ tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ.
3) Tính không đồng nhất: dịch vụ không thể được cung cấp hàng loạt, tập
trung như sản xuất hàng hoá. Do vậy, nhà cung cấp khó kiểm tra chất lượng theo một
tiêu chuẩn thống nhất. Mặt khác, sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ
lại chịu tác động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của người cung cấp dịch vụ. Do vậy, khó
có thể đạt được sự đồng đều về chất lượng dịch vụ ngay trong một ngày. dịch vụ càng
nhiều người phục vụ thì càng khó đảm bảo tính đồng đều về chất lượng.
4) Tính dễ hư hỏng: dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp. Do
vậy, dịch vụ không thể sản xuất hàng loạt để cất vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị
trường thì đem ra bán.
V.3 Dịch

vụ


Các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế có thể sử dụng các trang web để chứng
minh các dịch vụ hứa hẹn. Ví dụ, như với các công ty du lịch có dịch vụ cho thuê xe
hơi, thuê phòng khách sạn thì họ xây dựng các trang web có thể giao dịch trực tuyến.
Khi du khách quốc tế vào trang web nhập lệnh thuê xe hơi hay đặt phòng khách sạn
trực tuyến thì có thể in ra giấy để xác nhận giao dịch.Một cách khác để quản lý sự phi
vật thể là cung cấp các mẫu dịch vụ trực tuyến.
Web cũng giúp giải quyết sự không đồng nhất trong giao dịch như vấn đề
ngôn ngữ,văn hoá. Tạo cơ hội để chuẩn hóa nhiều khía cạnh cho việc cung cấp dịch
vụ, làm cho các giao dịch ít gặp trở ngại hơn, giao dịch dễ dàng hơn. Một trong những
khó khăn mà các công ty dịch vụ quốc tế phải đối mặt là những yếu tố cung cấp dịch
vụ có thể được chuẩn hóa. Do sự khác biệt về văn hoá, những lựa chọn này có thể khác
nhau ở các quốc gia khác nhau. Ví dụ:
Thông qua Web cũng cho phép các cuộc giao dịch xảy ra bất cứ thời gian nào,
khả năng cung cấp dịch vụ 24 giờ /7 ngày cho khách hàng trên toàn thế giới. Ranh giới
địa lý ranh giới và múi giờ không còn quan trọng cho thấy tính kết nối cao.
VI. CHIẾN LƯỢC GIÁ VÀ INTERNET
VI.1 Giá và kiểm soát giá trên Internet
Giá là công cụ duy nhất đem lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp và
thường ấn định từ phía nhà sản xuất. Gía trên Internet marketing toàn cầu có cái nhìn
mới –giá tham chiếu (Price Transparency) đây là hình thức đặt giá mà cả người bán và
người mua đều có thể tham khảo tất cả các mức giá cạnh tranh khác được rao bán trực
Nhóm 11

19


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường


tuyến để ấn định mức giá phù hợp cho cả 2 bên. Từ quan điểm này, quyết định giá sản
phẩm trên wed được phát triển theo 2 hướng sau:
a/ Giá cố định ( fix pricing)
Tương tự như cách ấn định giá cho sàn phẩm dịnh vụ trong marketing hiện
đại.tập trung vào một số hàng hóa có mức giá cạnh trnh hơn so với giá thực tế ngoài
thị trường do cách giảm chi phí vận chuyển và thanh toán…khi thực hiện giao dịch
trên mạng. Chiến lược giá này bắt buôc người mua và người bán phài tuân thủ mức giá
đề ra, không áp dụng chiết khấu dưới bất kỳ hình thức nào.
b/ Giá linh loạt ( Flexible Pricing)
Chiến lược giá này áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau với nhiều múc giá
khác nhausao cho đem lại hiệu quả cao nhất.Hai hình thức phổ biến trong chiến lược
này là áp dụng cho từng phân đoạn thị trường và giá có thể đàm phán.
Hai chiến lược giá này được áp dụng chủ yếu trong giao dịch trực tuyến vì phù
hợp với quan điểm gái tham chiếu, phản ánh đặt tính hàng hóa và nâng cao khả năng
tự ra quyết định của người mua hàng trực tuyến
VI.2 Sự minh bạch về giá
Internet tạo ra sự minh bạch về giá cả cho khách hàng và nhà phân phối như
nhau bằng cách mở ra một cửa sổ về giá trên toàn thế giới.
Bây giờ chỉ cần một vài cú nhấp chuột để thu thập, so sánh giá và thông tin
thuộc tính sản phẩm cho một sản phẩm nhất định từ thị trường nơi sản phẩm được bán.
Các trang web khác nhau như DealPilot.com của Đức hoặc Shopguide.co.uk của Anh
cung cấp so sánh giá cả của các trang web mua sắm khác nhau, do đó giảm nỗ lực tìm
kiếm cho người mua sắm điện tử.
VI.3 Những hạn chế về sự minh bạch giá cả
Đối với các nhà tiếp thị toàn cầu, sự minh bạch về giá tạo ra nhiều vấn đề. Vậy
các vấn đề đó là gì?
1/Sự minh bạch về giá có thể làm suy giảm lòng trung thành của người tiêu
dùng. (Thay vì trung thành với một thương hiệu cụ thể, người tiêu dùng ngày càng trở
nên dễ bị thương tích hơn, mua thương hiệu rẻ nhất sẵn có trong phạm vi xem xét của

họ về thương hiệu có thể chấp nhận được).
2/Cuối cùng, tính minh bạch về giá cũng có thể đặt ra câu hỏi giữa người tiêu
dùng về sự không công bằng về giá cả. Do có nhiều hạn chế, khách hàng ở một quốc
gia có thể không có khả năng đặt mua qua internet cùng một sản phẩm ở một mức giá
thấp hơn từ một quốc gia khác. Ví dụ về sản phẩm Iphone.

Nhóm 11

20


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

VI.4 Giải pháp về tính minh bạch về giá
Thứ nhất, các doanh nghiệp có thể sắp xếp giá cả của họ bằng cách cắt giảm
giá ở các quốc gia có giá cao hoặc nâng cao giá ở các thị trường giá thấp. Đây là lộ
trình của Apple dành cho tải iTunes ở Vương quốc Anh: công ty thu hẹp khoảng cách
giá giữa ANH và Khu vực EU.
Thứ hai, các công ty cũng có thể "Địa phương hoá" tức doanh nghiệp cũng có
thể định giá cho phù hợp với bối cảnh địa phương, để chúng trở nên khả thi hơn.
Thứ ba, Cảnh báo: trong một số ngành công nghiệp (ví dụ: dược phẩm, thiết
bị điện tử tiêu dùng) các nhà sản xuất cũng có thể cảnh báo người mua về hậu quả tiêu
cực của việc mua từ các nhà cung cấp nước ngoài giá rẻ. Rủi ro mà người tiêu dùng có
thể gặp phải bao gồm hạn chế hoặc không bảo hành, thiếu hỗ trợ dịch vụ, mua sản
phẩm không phù hợp (ví dụ: tiêu chuẩn công nghệ sai) hoặc sẽ trở thành giả mạo. Cuối
cùng, hoàn toàn từ chối xử lý đơn đặt hàng từ người mua ở nước ngoài là một thủ
thuật.
Ví dụ: một số trang web chỉ cho phép thanh toán cho các đơn hàng vận

chuyển thông qua thẻ tín dụng đã đăng ký trong quốc gia cụ thể đó.
VII. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI TOÀN CẦU VÀ INTERNET
VII.1 Giải đáp vai trò của Internet
Cùng với sự phát triển của xu hướng, Internet cũng đồng thời đóng vai trò quan
trọng trong kênh phân phối. Nó góp phần làm sự quan trọng của các công ty trung gian
được giảm nhẹ, trước kia để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng ta phải trải qua rất
Nhóm 11

21


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

nhiều đại lý, nhà phân phối (cấp 1, cấp 2..) mới tới tay người tiêu dùng thì ngày nay
chỉ cần thông qua internet người tiêu dùng sẽ tìm được các thông tin đầy đủ từ giá cả
sản phẩm, nơi bán…lúc này vai trò của các kênh phân phối trung gian sẽ không đống
yếu tố quan trọng nữa)
Hiệu quả của Internet được xét đến ở 2 khía cạnh: Bổ sung và Thay thế
Với mục tiêu để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thể hiện
qua sự hưởng thụ tiện lợi, thông tin sản phẩm được cung cấp qua các trang mua sắm
thương mại điện tử và để làm rõ mức độ ảnh hưởng của Internet so với kênh truyền
thống, phân tích sơ đồ sau:

Mức độ mà internet có phần thay thế hoặc bổ sung kênh truyền thống sẽ phụ
thuộc vào tính chất của ngành (xem Phụ lục 19-7)

Nhóm 11


22


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

Truy cập của
khách hang

Low

High
Internet tương
đương với kêng
truyền thống

No

Yes

SP có thể
cấp qua
internet

Yes

No

KH mong muốn

được giao hàng
ngay

Yes

No

Chi phí giao
hàng so với
giá bán

High

Low
No
SP có thê được
chuẩn hoá

No

KH Thích nhiều
loại

Hiệu Quảthay thế

Yes

Hiệu quảbổ sung

Trên thế giới hiện nay có ba mô hình kinh doanh, phân phối điện tử được

sử dụng phổ biến:
Website
Nhóm 11

23


Marketing toàn cầu và Internet

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

1)
Nhà sản xuất

Người tiêu dùng
Website

2)

Nhà bán lẻ

Người tiêu dùng

3) Các công ty hỗn hợp, có một hoặc hai yếu tố dùng internet gọi là Brick and Click
hoặc Click-and-Mortar
Ví dụ:như Tiki.vn, khách hàng đặt mua sách qua internet, sau đó Tiki.vn chuyển
đến cho khách một cách trực tiếp
Mô hình kinh doanh điện tử có thành công ở một quốc gia cụ thể hay không dựa
trên các yếu tố:
Hành vi người tiêu dùng. Liệu người tiêu dùng có quan tâm đến WEB. WEB có

làm gia tăng giá trị (ví dụ: tính tuỳ biến, thông tin, giá cả)? Lợi ích giá trị của cộng
đồng trực tuyến (ví dụ: eBay)? Có lo ngại quan tâm về thông tin cá nhân hoặc thanh
toán qua thẻ tín dụng trực tuyến?
Cấu trúc chi phí. Chi phí phân phối (vận chuyển, hậu cần) và tiếp thị có chấp
nhận được?
Chính sách của chính phủ. Các quy tắc về thuế mua hàng trực tuyến là gì? Họ
có khả năng thay đổi? Các vấn đề hạn chế về thông tin cá nhân?
VIII. VAI TRÒ CỦA INTERNET TRONG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TOÀN
CẦU.
VIII.1 Vai trò của Internet đối với truyền thông toàn cầu
Internet được xét đến ở hai vai trò:
-

Quảng cáo thuần túy ( sử dụng kết nối của internet để thực hiện quảng cáo, cụ thể
qua các công cụ SEO, google adwords, facebook…hay còn gọi là digital marketing)

Nhóm 11

24


Marketing toàn cầu và Internet
-

GVHD: Nguyễn Xuân Trường

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng (thông qua Internet doanh nghiệp có thể kết
nối, tương tác với khách hàng mục tiêu với khoảng cách gần hơn)
VIII.2 Điểm mạnh của Internet trong việc truyền thông toàn cầu
- Vấn đề đầu tiên được đề cập là chi phí tiết giảm tối ưu. Thay vì công tác

truyền thông như trước đây thì phải đầu tư nhiều về nhân sự, sản phẩm, tiếp thị, giấy
phép từ chính quyền, cơ quan hợp tác để quảng cáo, tiếp thị trực tiếp…thì giờ chỉ cần
thông qua vài cái click chuột thì sản phẩm của công ty đã có thể xuất hiện trước mắt
người tiêu dùng… giảm thiểu rất nhiều chi phí cũng như công tác tổ chức, hậu cần bên
trong đó.
- Tính kết nối cao, lan tỏa.VD: Như Facbook khi ban thich hay comment sản
phẩm thì bạn của người đó có thể thấy
- Đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo ngay lập tức.
- Chuyển tải thông điệp được linh hoạt, tùy biến cho phù hợp.
- Chọn lọc, tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu (target audience). Dựa vào các
thông tin đã chọn lọc sẵn của các trang xã hội, thu nhâp, sở thích … để chạy chiến dịch
đúng đối tượng mà sản phẩm nhắm tới)
- Đo lường hiệu quả một cách chính xác thông qua các chỉ số CPC, CPM,
CTR… ( tùy vào từng chỉ tiêu để xác định mức độ thành công của chiến dịch)

-

-

VIII.3 Các yếu tố góp phần tạo nên thành công của một chiến dịch trực tuyến
Bản chất của sản phẩm. Đối với một số sản phẩm, quảng cáo trực tuyến nhiều hơn
phù hợp hơn so với các loại khác. Ví dụ: chiến dịch trực tuyến sẽ hoạt động hàng hóa
liên quan đến người mua tham gia nghiên cứu sản phẩm và so sánh giá cả (ví dụ: thế
chấp, đi lại).
Nhắm mục tiêu. Việc chiến dịch có hiệu quả hay không cũng phụ thuộc vào mức độ
thị trường mục tiêu đã được lựa chọn. Đối với các chiến dịch trên thị trường đại chúng,
web thường không đúng phương tiện.

-


Lựa chọn trang web. Chọn đúng trang cũng quan trọng. Quảng cáo trên các trang
web có lưu lượng truy cập thấp làthường có hiệu quả hơn quảng cáo trên cổng thông
tin có lưu lượng truy cập cao (ví dụ: Yahoo!).
Nhóm 11

25


×