Phần I: TỔNG QUAN NGÀNH SỮA VIỆT NAM VÀ VỊ THẾ CỦA
HANOIMILK
I. Ngành sữa Việt Nam:
Cái nhìn tổng thể: Trong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành
đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức
tăng trưởng doanh thu trung bình trong giai đoạn 2005-2009 đạt 18%/ năm (EMI
2009). Với một đất nước đang phát triển, có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số cao
như ở Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Nằm trong xu thế chung
của các nước đang phát triển
trên thế giới, nhu cầu về các
sản phẩm sữa ở Việt Nam như
một nguồn bổ sung dinh dưỡng
thiết yếu ngày càng tăng lên.
Có thể thấy qua sự gia tăng
doanh số từ sữa của các hãng sản xuất tại Việt Nam, với tổng doanh thu các mặt
hàng sữa tăng ổn định qua các năm. Điều này cho thấy rằng khủng hoảng kinh tế
trong 2 năm này không ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ sữa tại Việt Nam. Hiện
nay, tiêu dùng các sản phẩm sữa tập trung ở các thành phố lớn, với 10% dân số
cả nước tại Hà Nội và HCM tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa. Bình quân mức
tiêu thụ hàng năm hiện đạt 9 lít/người/năm, vẫn còn thấp so với các nước trong khu
vực như Thái Lan (23 lít/ người/ năm) hay Trung Quốc (25 lít/ người/ năm); do đó,
theo xu hướng của các nước này, mức tiêu thụ tại Việt Nam sẽ tăng lên cùng với
GDP. Cùng với nhu cầu về các sản phẩm sữa ngày càng tăng lên tại Việt Nam, thị
trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng sữa, cả trong nước và nước ngoài,
với nhiều sản phẩm phong phú.
Các sản phẩm sữa ở Việt Nam: Bao gồm các loai: Sữa bột công thức, sữa
uống, sữa khác (sữa chua, sữa đặc..), sữa nước, sữa đậu nành. Cạnh tranh trong
1
ngành sữa diễn ra mạnh nhất ở mảng sữa bột (bao gồm cả sữa bột công thức và các
loại sữa bột khác). Mảng sữa bột, đặc biệt là các loại sữa bột thuộc phân khúc
cao cấp sẽ là đối tượng cạnh tranh của các hãng, do lợi nhuận của nhà sản xuất/
giá bán lẻ ở mức rất cao, đạt 40%; và đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng doanh thu các mặt hàng sữa. Còn lại các sản phẩm sữa khác như
sữa uống, sữa chua ăn, sữa nước… chủ yếu là cuộc cạnh tranh của các hãng sữa
trong nước.
Diễn biến giá sản phẩm sữa: Giá sữa tăng 10-15% trong năm 2009 và là động
lực chính cho tăng trưởng doanh thu bán sữa. Trong năm 2010, các hãng sữa đã
tăng giá nhiều mặt hàng sữa từ 7%-10%. Theo khảo sát của Ban Bảo vệ người tiêu
dùng, giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu ở Việt Nam cao hơn từ 20% - 40% so với
giá sữa cùng loại ở các nước trong cùng khu vực. Nguyên nhân:
- Do đồng tiền Việt Nam mất giá so với USD và các đồng tiền ở Châu Âu, khiến
giá đầu vào và thành phẩm nhập khẩu tăng.. Bên cạnh đó, giá sữa nguyên liệu thế
giới đã tăng trở lại từ nửa cuối năm 2009 cũng đã góp phần đẩy chi phí sản xuất lên
cao (70% nguyên vật liệu sản xuất sữa của Việt Nam là nhập từ nước ngoài).
- Chi phí quảng cáo tăng cao, các nhà sản xuất đầu tư rất nhiều vào quảng cáo
và khuyến mãi, đặc biệt là các loại sữa bột công thức trẻ em.
- Giá đường tăng cao (chỉ riêng năm 2009 tăng 99% so với năm 2008).
- Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng các nhà sản xuất tăng giá như một chiến lược
marketing; vì nhiều người tiêu dùng cho rằng giá cao hơn nghĩa là chất lượng cao
hơn, giá tăng có thể tăng doanh thu, ít nhất trong ngắn hạn.
Sữa nằm trong các mặt hàng bị kiểm soát giá: Sữa nằm trong danh sách các
mặt hàng bình ổn giá. Nhưng thông tư 104 hiện tại còn nhiều sơ hở, để các doanh
nghiệp có thể lách được và tiếp tục tăng giá sữa…Ví dụ như mỗi đợt tăng giá sữa
phải hơn 20% mới bị coi là vi phạm thông tư này, trong khi các hãng sữa chia nhỏ
các đợt tăng giá, mỗi đợt đều dưới 20%. Ngoài ra, thông tư này không áp dụng với
2
các hãng sữa nước ngoài. Vì thế, sắp có thông tư mới thay thế, tuy nhiên việc áp
dụng rất khó khăn do vấn đề bóc tách chi phí để tính giá.
Phân tích ngành theo mô hình 5 lực lượng của Michael Porter.
II. Công ty cổ phần sữa HANOIMILK và vị thế cạnh tranh:
1. Giới thiệu công ty:
Được thành lập năm 2001 và chính thức đi vào hoạt động năm 2003, Công ty cổ
phần sữa Hà Nội (Hanoimilk) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của
ngành công nghiệp chế biến sữa, dần chiếm lĩnh được thị trường và tạo được niềm
tin của người tiêu dùng với những sản phẩm sữa mang nhãn hiệu IZZI, Yotuti, Sữa
tươi Hanoimilk 100%.
Công ty cổ phần sữa Hà Nội được thành lập ngày 02/11/2001 theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000592 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà
Nội cấp ngày 02/11/2001. Lĩnh vực kinh doanh gồm: sản xuất chế biến sữa & các
sản phẩm từ sữa và nông sản; tư vấn đầu tư nông, công nghiệp, xây dựng công trình,
kinh doanh bất động sản, khách sạn, siêu thị; kinh doanh chế biến thủy-hải sản; đào
tạo nghề; buôn bán thương mại một số vật gia dụng… Nhưng chủ yếu hoạt động
chính là kinh doanh các sản phẩm sữa.
Ngày 27/12/2006, cổ phiếu của Công ty đã chính thức niêm yết giao dịch tại
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã cổ phiếuHNM.Vốn điều lệ hiện
nay của Hanoimilk là 100.000.000.000 đồng (Một trăm tỷ đồng), tương đương
10.000.000 cổ phiếu.
3
Cuối năm 2008, “cơn bão melamine” tràn vào Việt Nam, Hanomilk bị Bộ y
tế công bố thông tin sai lệch về các sản phẩm sữa của Công ty bị nhiễm melamine,
làm cho các sản phẩm của công ty gần như đặt dấu chấm hết. Mặc dù, đã được minh
oan, nhưng hậu quả để lại cho Hanoimilk là rất lớn. Thị phần từ vị trí thứ 3 thứ 5
trong các hãng sữa Việt. Thiệt hại về vật chất và mặt thương hiệu vô cùng lớn.
Ngày 12 tháng 4 năm 2009, tại đại hội nghị Cổ đông thường niên lần thứ
VIII, toàn bộ ban lãnh đạo cũ của Hanoimilk đồng loạt xin từ nhiệm với lý do đã để
công ty kinh doanh thua lỗ, ông Hà Quang Tuấn được bầu làm Chủ tịch Hội đồng
quản trị mới của Công ty. Cùng với ban lãnh đạo mới, có thể nói đây là một cuộc
thay máu toàn bộ công ty, với hi vọng cải tổ lại bộ máy và phương thức lãnh đạo.
Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 11/2011), cổ phiếu của HNM ở mức thấp
5,1 ngàn đồng/CP, trong 3 quí đầu năm 2011 công ty thua lỗ trên 1 tỷ đồng, tuy
nhiên 2 quý gần nhất công ty kinh doanh có lãi sau 3 quí lỗ liên tiếp. Cho thấy nỗ
lực muốn lấy lại vị trí và uy tín trên thị trường sữa Việt.
2. Vị trí cạnh tranh:
Đối tượng mà Hanoimilk nhắm đến chủ yếu là trẻ em với lượng khách hàng
tiềm năng từ 5-14 tuổi (chiếm 30% nhu cầu thị trường). Do vậy sản phẩm kinh
doanh chủ yếu và cũng được biết đến nhiều nhất là sản phẩm sữa nước và sữa chua
với các thương hiệu nổi tiếng như: IZZY, Yotuti.. Thị phần sữa uống tính theo
doanh thu của Hanoimilk đứng thứ 6 trên thị trường Việt Nam, đứng sau Vinamilk
và Dutch Lady của Việt Nam và một số hãng nước ngoài.
4
Tuy nhiên cuối năm 2008, vị thế
của Hanoimilk giảm từ vị trí thứ 3
xuống vị trí thứ 5 trong các hãng
sữa Việt cả về doanh thu lẫn sản
lượng.
Nguyên nhân sụt giảm không chỉ từ hệ lụy cơn bão melamine, mà còn ở cơ cấu
cổ đông bất hợp lý. Từ trước nay ở Hanoimilk, các cổ đông bên ngoài chiếm số
lượng lớn, nắm tới 90,68%; HĐQT (cũ) chỉ nắm 6,54% vốn điều lệ. Bởi vậy không
có cổ đông lớn gắn bó quyền lợi và trách nhiệm với hoạt đông công ty.
$$$$$$$***$$$$$$$
Phần II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH HANOIMILK
1.PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGIỆP :
1.1 Phân tích cấu trúc và biến động tài sản:
Nhìn vào số liệu tổng TS qua 3 năm (Phụ lục 3&4), có thể thấy biến động về TS
là không nhiều, năm 2009 giảm hơn một tỷ đồng tương ứng với mức giảm 0,624%
và đến năm 2010 tổng tài sản lại tăng so với năm 2009 là 5 tỷ rưỡi, tương ứng mức
tăng 2,584%. Tuy nhiên giá trị này so với các năm trước là giảm hẳn, chẳng hạn
năm 2007 tổng TS hơn 272 tỷ. Khi phân tích cụ thể , ta thấy biến động giữa các
khoản mục là phức tạp, phản ánh đúng thực trạng kinh doanh gặp khó của
Hanoimilk sau “cơn bão Melamine” cũng như những nỗ lực để cải thiện tình hình
trên trong 3 năm vừa qua.
• Tài sản cố định:
+ Tỷ trọng TSCĐ tương đối cao, phù hợp với đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh
sản xuất và quy mô của công ty. Cụ thể tỷ trọng qua các năm lần lượt là 57,485%,
53,107% và 43,844%.
5
+ TSCĐ giảm qua các năm. Mức giảm của 2009 là 8,193% và của năm 2010 là
15,309%. Điều này cho thấy công ty giảm việc đầu tư vào TSCĐ. Thậm chí vào
năm 2010 một số dự án đầu tư tài sản bị ngưng trệ (chẳng hạn dự án Vitan đầu tư
trên 5,2 tỷ đồng nhưng dây chuyền thiết bị cũ đã bị tháo rời, chỉ xếp trong kho,
không có khả năng lắp đặt và vận hành lại được, hay các thiết bị lưu kho do từ năm
2008 do tạm thời ngừng sản xuất…) khiến giá trị TSCĐ của công ty giảm do vẫn
phải trích khấu hao cho các dự án đóng băng này. Ngoài ra, từ năm 2009 công ty đã
phải loại bỏ 1 loại TSCĐ vô hình do không đủ tiêu chuẩn ghi nhận, khiến TSCĐ vô
hình giảm mạnh với mức giảm đến 96,064%.
=> Nguyên nhân: Do chịu ảnh hưởng nặng nề từ vụ Melamine tháng 9/2008, uy
tín công ty bị suy giảm, việc bán hàng gặp rất nhiều khó khăn, buộc công ty phải cắt
giảm sản xuất tránh tồn kho (30% công suất bình thường), nên TSCĐ không được
sử dụng nhiều như thời kỳ trước đó.
• Hàng tồn kho:
Tỷ trọng hàng tồn kho năm 2008 cao, giảm xuống trong năm 2009 và tăng nhẹ
trong năm 2010.
- Năm 2008, tỷ trọng khoản mục HTK là 33,429%, trong đó giá trị thực của
HTK lên đến hơn 97,6 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng tài sản. Trong năm này công ty
đã phải trích lập dự phòng giảm giá lên đến hơn 25 tỷ đồng. Nếu đem so với năm
2007 trước đó, tỷ trọng HTK của công ty tăng gấp đôi (năm 2007 giá trị tồn kho chỉ
hơn 40 tỷ đồng và không phải trích lập dự phòng). Khi phân tích chi tiết khoản mục
này, ta nhận thấy chỉ riêng nguyên liệu vật liệu từ 28 tỷ đồng của năm 2007 đã tăng
lên đến hơn 80 tỷ vào năm 2008, giá trị thành phẩm cũng tăng gấp đôi (từ 7 tỷ lên
14 tỷ). Nguyên nhân:
+ Do thông tin sai lệch của bộ Y tế về lượng nguyên liệu sữa bột nhập từ Trung
Quốc có nhiễm Melamine, công ty ngay lập tức phải ngưng sử dụng lượng hàng
trên, đồng thời 1 phần thành phẩm đã chế biến từ lượng nguyên liệu trên cũng bị Bộ
Y Tế kiểm nghiệm nhầm, khiến thành phẩm và NVL bị tồn kho lớn.
6
+ Từ vụ Melamine, hàng bán ra của công ty sụt giảm rất mạnh. Ảnh hưởng quá
lớn đến uy tín khiến cho người tiêu dùng mất lòng tin vào sản phẩm của HNM, thậm
chí còn có chiến dịch “tẩy chay” Hanoimilk.
+ Chủ trương sản xuất hàng giá rẻ và tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên vật
liệu giá rẻ từ ban lãnh đạo cũ cũng vô hình chung làm giảm uy tín của Hanoimilk
trong mắt người tiêu dùng, khiến doanh số bán giảm, hàng tồn kho tăng.
- Biến động của HTK:
+ Tỷ trọng HTK năm 2009 giảm so với năm 2008 xuống còn 25,116%, mức
giảm là 18 tỷ tương ứng với 25,335%. Có thể thấy được trong năm này công ty đã
nỗ lực trong việc giải quyết tồn kho từ năm trước, chẳng hạn sử dụng phương án
tiêu thụ hàng trăm tấn sữa Trung Quốc với giá 14.000 - 15.000 đồng/kg (làm thức ăn
gia súc), tiêu hủy bớt số hàng tồn quá hạn sử dụng. Đồng thời mức sản xuất cũng ở
mức độ vừa phải, thấp hơn các năm trước, thúc đẩy quảng bá nhằm lấy lại hình ảnh,
vì vậy nên lượng thành phẩm tồn kho không nhiều (giảm từ 14 tỷ đến 9,4 tỷ).
+ Tuy nhiên sang năm 2010, tỷ trọng HTK lại có xu hướng tăng, mức tăng là
3,2 tỷ tương ứng với 6,002%. Nguyên nhân do giá nguyên vật liệu dần theo xu
hướng tăng (NVL sữa 35-40%, bơ tăng 99%...), bên cạnh đó tỷ giá biến động theo
chiều hướng tăng, ảnh hưởng đến chi phí NVL nhập khẩu. Bởi vậy công ty chủ
trương tăng dự trữ NVL đề phòng tăng giá trong tương lai. Mặt khác, giá sữa trên thị
trường tăng, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng nên lượng tồn kho hàng
hóa và thành phẩm tăng (từ 3,6 tỷ năm 2009 lên 8,1 tỷ năm 2010).
• Nợ phải thu:
- Tỷ trọng Nợ phải thu Khách hàng tương đối thấp đối với một doanh nghiệp
sản xuất. Qua 3 năm tỷ lệ này lần lượt là 3,177%, 5,299% và 6,623%. Điều này về
cơ bản chứng tỏ quản lý công nợ của công ty là tốt. Tuy vậy, Nợ phải thu khách
hàng lại có xu hướng tăng dần. Mức tăng của 2009 là 65,745% và của năm 2010 là
28,218%. Xét trong mối quan hệ giữa Doanh thu – Nợ phải thu, ta thấy có mâu
thuẫn giữa mức tăng nợ phải thu khách hàng và mức giảm doanh thu trong năm
7
2009, lý giải do trong năm này, doanh thu không cao do công ty chủ yếu bán tháo
hàng tồn kho từ năm 2008 với giá rẻ.
Ta thấy được rõ ràng nguyên nhân của sự tăng khoản nợ phải thu là bởi công
ty đã điều chỉnh chính sách tín dụng: tăng thời hạn vay nợ và phần trăm số dư vay
nợ… để nhằm thu hút khách hàng. Việc điều chỉnh chính sách tín dụng giúp doanh
nghiệp cải thiện doanh số bán trong thời kỳ khó khăn, giúp giải quyết hàng tồn kho
còn tồn đọng và nối lại quan hệ với khách hàng.
1.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn:
1.2.1 Tính tự chủ về tài chính:
Tỷ suất tự tài trợ của Hanoimilk là tương đối cao, tỷ lệ qua các năm đều trên
50% chứng tỏ khả năng phụ thuộc vào nợ vay bên ngoài không nhiều lắm (Phụ lục
5 & 6)
Xét về tình hình biến động tỷ suất nợ, năm 2009 nợ phải trả giảm 31,664% so
với năm 2008, nguyên nhân bởi trong năm 2009, hoạt động chủ yếu của công ty là
giải quyết hàng tồn năm ngoái, sản xuất thành phẩm nhưng không tăng qui mô
doanh nghiệp lên, do đó không đầu tư tài sản cố định hay mua sắm vật tư. Nhưng
đến năm 2010 tỷ suất nợ lại tăng so với năm 2009 từ 27,067% lên 39,721%; mức
tăng nợ phải trả là 50,544%. Nguyên nhân do trong năm 2010 công ty đã vay thế
chấp ngắn hạn để mua NVL dự trữ phòng tăng giá, đầu tư mở rộng phát triển thị
trường phía Nam.
Về tỷ suất tự tài trợ, năm 2009 vốn chủ sở hữu tăng 19,276% do trong năm này
doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận, đồng thời các cổ đông góp thêm vốn (vốn
đầu từ của CSH tăng từ 100 tỷ lên 125 tỷ). Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ giảm xuống
còn 60,279%, nguyên nhân do trong năm này doanh nghiệp kinh doanh lỗ, khiến
khoản mục lỗ lũy kế tăng đến hơn 21 tỷ đồng.
1.2.2 Tính ổn định của nguồn tài trợ:
8
Tỷ suất
NVTX/tổng NV
của công ty khá
cao, chiếm trên
60% tổng nguồn
vốn, chứng tỏ
tính ổn định của
nguồn vốn cao.
Tỷ suất NVTT
tương đối thấp
chứng tỏ công ty ít phải chịu áp lực về thanh toán trong ngắn hạn.
Tuy nhiên trong năm 2010, tỷ suất NVTX giảm (từ 73,781% còn 60,279%) trong
khi tổng tài sản lại tăng (mức tăng là 2,584%), công ty cần chú ý đến chỉ số này hơn
trong các năm sau để điều chỉnh việc sử dụng nguồn vốn tài trợ.
1.2.3 Phân tích cân bằng tài chính:
Trong dài hạn:
Tài sản dài hạn
có xu hướng giảm
qua các năm, nguyên
nhân như đã nói ở
trên là do giai đoạn
này công ty gặp khó
khăn, đầu tư TSCĐ để sản xuất ít đi.
Qua 3 năm VLĐ ròng đều dương chứng tỏ công ty vẫn duy trì được cân bằng tài
chính dài hạn. Tình hình tài chính của công ty là an toàn. Nguồn vốn thường xuyên
không chỉ đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn
hạn. Tỉ suất tự tài trợ cho tài sản dài han đều lớn hơn 1 cho thấy tính tự chủ của công
ty tốt. Xét về biến động:
9