Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Sử dụng bảng phụ trong việc dạy môn vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.68 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY
TRƯỜNG THCS – BTCX TRÀ DON

Người thực hiện: Nguyễn Mạnh
Tổ : KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Năm học: 2008-2009

Trà Don, tháng 11 năm 2008

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật quan trọng. Sự phát triển của khoa
học Vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa
học và kĩ thuật. Vì vậy những hiểu biết và nhận thức Vật lý có giá trị to lớn trong đời
sống, sản xuất và đặc biệt trong lĩnh vực khoa học- kĩ thuật.
Việc giảng dạy Vật lý có những khả năng to lớn, góp phần hình thành và rèn luyện
học sinh cách thức tư duy làm việc khoa học. Trên cơ sở đó để dạy tốt môn Vật lý đòi
hỏi người giáo viên phải hiểu biết kiến thức, tìm tòi phương pháp dạy phải hợp lý
trong một tiết học. Đối với Vật lý 6 các em mới tìm hiểu các hiện tượng Vật lý ở mức
độ định tính nên phương pháp dạy chủ yếu nêu vấn đề hoặc đề ra giả thuyết thảo
luận.
Chương trình Vật lý 6 không yêu cầu nghiên cứu đòn bẩy ở mức độ định lượng đi
đến công thức F1/ F2 = l2/ l1, chỉ yêu cầu học sinh biết sử dụng đòn bẩy phù hợp để có
lợi về lực ( để được lợi về lực thì phải đặt khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng
của lực kéo lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của trọng lực
002>001). Trong đó:
0 : Điểm tựa
02 : Điểm lực tác dụng của người (F2)
01 : Điểm lực tác dụng của trọng lực vật (F1)
So với cách dạy cũ thì đây là bài học khó vì học sinh cần phải lĩnh hội được kiến


thức như mục tiêu đề ra mà không dựa trên khái niệm liên quan như biểu diễn lực,
cánh tay đòn...
Qua thực tế nhiều năm dạy học tôi nhận thấy khả năng học tập của một số học
sinh còn quá yếu, chưa có tư duy sáng tạo và hình thành kiến thức mới hơn nữa đây
là một trong những bài học có thể phát huy tính tích cực của học sinh ở nhiều chỗ.
Chính vì vậy mà tôi đã kết hợp phương pháp cụ thể hoá kiến thức vào bài dạy “Đòn
bẩy”. Đây là một trong những cơ hội giúp các em học sinh hiểu sâu rộng hơn kiến
thức.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phương pháp cụ thể hoá kiến thức là mô hình dạy học tương tác nhấn mạnh đến
việc xác định những kiến thức vốn có trong đầu học sinh và sự tương tác học sinh với
môi trường nhằm sửa đổi hoặc mở rộng kiến thức của bản thân. Trên cơ sở lí luận
của phương pháp cụ thể hoá kiến thức tôi đã dạy thử bài đòn bẩy theo phương pháp
này
Quá trình dạy học được tổ chức theo các câu sau:
I. Chuẩn bị bài.
Đây là khâu quyết định sự thành bại của bài giảng
1. Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của bài học. Nó phải thể hiện bằng những
kiến thức, kĩ năng mà học sinh chiếm lĩnh được sau khi học.
Đối với bài “Đòn bẩy” HS phải nắm được các kiến thức cơ bản:
- Nêu được thí dụ về đòn bẩy trong cuộc sống.
- Xác định được điểm tựa 0, các điểm đặt của lực tác dụng 01, 02 và các lực tác
dụng lên đòn bầy F1, F2.
- Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp.


2. Điều tra để biết rõ sự hiểu biết của học sinh về những vấn đề liên quan đến nội
dung bài học.
Đây là khâu rất quan trọng khi sử dụng phương pháp trên. GV phải tiến hành
những công việc sau:

Chuẩn bị phiếu điều tra: Trong phiếu này GV nêu lên vấn đề:
- Yêu cầu HS trình bày quan niệm của mình về máy móc là gì?
- Yêu cầu HS xác định máy móc và đòn bẩy trong 6 công cụ sau: Xà beng, cần câu
cá, búa nhổ đinh, bập bênh, kéo cắt giấy, tay người.
- Yêu cầu HS xác định: Lực tác dụng của người, lực tác dụng của vật, điểm tựa
trên ba hình vẽ: Chiếc xà beng đang nâng hòn đá, dao đang xén giấy và cần câu đang
giật cá.
Phát phiếu và thu phiếu sau khoảng 15 phút cho HS trả lời vào thời gian thích
hợp khi lên lớp.
Tiến hành phân tích kết quả qua phiếu điều tra và cho thấy:
- HS có quan niệm rất khác nhau về máy móc nhưng tấc cả đều cho rằng chúng là
thiết bị công cụ giúp con người làm việc. HS quan niệm về máy móc đơn giản khác
nhau thường là những dụng cụ máy móc quen thuộc có kích thước nhỏ, dễ sử dụng
trong gia đình như: Rađio, Tivi...không giống như quan niệm khoa học.
- 24% HS trả lời là máy móc
9% HS trả lời đúng về đòn bẩy
77% HS không có câu trả lời
Điều này chứng tỏ phần lớn HS chưa nắm khái niệm về máy móc đơn giản trong
đó có đòn bẩy.
- HS phân tích hình vẽ:
23% HS trả lời đúng về lực tác dụng của người
18% HS trả lời đúng về lực tác dụng của vật
16% HS trả lời đúng về điểm tựa
Điều này cho thấy HS chưa nắm khái niệm về đòn bẩy cũng như cấu tạo của
chúng đặc biệt là việc xác định điểm tựa.
3. Xây dựng phương án dạy học:
Dựa vào kiến thức vốn có của HS về đòn bẩy tôi tiến hành công việc sau:
a. Xác định rõ những kiến thức cần thông báo, những kiến thức nào sẽ tổ chức
cho HS tự xây dựng.
Ví dụ: Thông báo cho HS khái niệm về đòn bẩy, điểm tựa, lực tác dụng... bố trí để

HS tự phát hiện các kiểu đòn bẩy, các cách sử dụng đòn bẩy.
b. Xây dựng tình huống học tập.
Ví dụ: Có thể sử dụng đòn bẩy để nâng vật nặng lên bằng những cách khác nhau,
các cách ấy khác nhau ở những điểm nào?
c. Dự kiến phân tích các câu trả lời của HS có thể xảy ra trong giờ học.
d. Dự kiến cách tổ chức nhóm(6 nhóm) và thảo luận.
e. Chuẩn bị thiết bị dạy học.
- 6 thước dài 0.5m
- 6 hòn đá
- 6 tờ giấy
- 6 bút dạ


f. Dự kiến trình tự và nội dung ghi bảng
g. Xây dựng nội dung đánh giá trên phiếu học tập.
Dùng kí hiệu để xác định điểm tựa, lực tác dụng của người, lực tác dụng của vật
gồm 6 hình vẽ: Bập bênh, mái chèo, xe cút kít, kéo cắt giấy, cần câu, chổi quét nhà.
II. Tổ chức hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
GV tổng kết những ý kiến trả lời của HS trong phiếu điều tra đưa ra những nhận
xét, thông báo những kiến thức cần thiết cho HS đồng thời đưa ra vấn đề cần giải
quyết giống như mục b) ở phần chuẩn bị.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy.
Trong phiếu điều tra HS trả lời về: Điểm tựa, lực tác dụng của người, lực tác dụng
của vật. Qua đó GV yêu cầu HS cho biết: Các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3
yếu tố nào? Có thể dùng đòn bẩy mà thiếu một trong 3 yêú tố không?
Gợi ý: + Thiếu điểm tựa, lực F2 có thể bẩy vật lên được không?
+ Bỏ vật ra là thiếu lực F1 thì có hiện tượng như thế nào?
GV cho HS hoạt động nhóm xác định F1,F2,0 trên phiếu học tập và nhận xét.
Hoạt động 3: Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?

GV tổ chức HS thảo luận nhóm để trả lời “có” hoặc “không” về đòn bẩy. Đây là
quá trình xây dựng giả thuyết vì trong câu hỏi loại này đã chứa đựng câu trả lời giả
định:
Loại 1: Có phải vị trí của lực tác dụng của người, điểm tựa, sự sắp xếp chúng đã
làm cho cách nâng vật lên khác nhau?
Loại 2: Có phải kích thước, các loại điểm tựa tạo ra cách sử dụng đòn bẩy khác
nhau?
Loại 3: Có phải trọng lượng, chiều dài, độ dày của đòn bẩy tạo ra cách sử dụng
khác nhau?
HS nhận thiết bị học tập và tự tiến hành thí nghiệm theo nhóm để tìm ra các cách
nâng vật khác nhau bằng đòn bẩy. Thực chất đây là quá trình kiểm tra lý thuyết
Các nhóm thống nhất ý kiến và báo cáo trên giấy
GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình bày trước lớp,GV nhận xét và kết luận.
Qua thí nghiệm cho thấy mỗi nhóm HS chỉ khám phá 1 hoặc 2 cách nâng vật
lên và tổng hợp kết quả các nhóm thì có 3 cách sử dụng đòn bẩy
Cách 1: Điểm tựa nằm giữa lực tác dụng của người và lực tác dụng của vật.
Cách 2: Lực tác dụng của vật nằm ở khoảng giữa điểm tựa và lực tác dụng của
người.
Cách 3: Lực tác dụng của người nằm ở khoảng giữa điểm tựa và lực tác dụng của
vật.
Hoạt động 4: Tổng kết.
GV nhận xét các kết quả HS thực hiện và rút ra kết luận:
- Các thành phần cơ bản của đòn bẩy:
+ Lực tác dụng của người F2 - điểm đặt 02
+ Lực tác dụng của người F1 - điểm đặt 01
+ Điểm tựa 0


- Nhận biết và biết sử dụng một số loại đòn bẩy trong thực tế. Trong đó đòn bẩy
loại 1 ( sự sắp xếp vị trí các lực tác dụng của người, lực tác dụng của vật, điểm tựa đã

làm cho cách nâng vật lên khác nhau) giúp con người làm việc dễ dàng hơn.
Khi 002>001 thì F2 >F1
C. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
GV đánh giá kết quả học tập của HS thông qua phiếu học tập đã chuẩn bị. Kết
quả HS trả lời đúng:
Số HS trả
lời đúng
Tổng cộng
trước giờ
học
Tổng cộng
sau giờ học

Đòn
bẩy
9%
38%

Lực tác Lực tác
dụng
dụng
của
của vật
người
23%
18%
57%

59%


Điểm
tựa

Sử dụng đòn bẩy loại 1
Cách 1

Cách 2

Cách 3

45%

32%

26%

16%
48%

D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Phương pháp dạy học giúp học sinh hoạt động tích cực theo nguyên tắc phát huy
năng lực học tập cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề, rèn luyện
cho HS kĩ năng hoạt động thực tế.Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi GV bỏ nhiều
công sức để điều tra đối tượng và phải có sư phạm tốt để điều khiển quá trình học tập
của học sinh.


PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY
TRƯỜNG THCS- BTCX TRÀ DON


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT
Tên đề tài:
Kết hợp phương pháp cụ thể hoá kiến thức
khi dạy bài “ Đòn bẩy” trong dạy học Vật lý 6
Tác giả: Lại Thị Minh Đức
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS – BTCX Trà Don
Nhận xét của Tổ:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
Xếp loại:

Nhận xét của Hội đồng khoa học giáo dục trường:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………….
Xếp loại:
Giám khảo 1

Giám khảo 2


Chủ tịch Hội đồng



×