Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Diễn ngôn về người phụ nữ trong các tác phẩm văn học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.22 KB, 12 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX nghiên cứu diễn ngôn đã trở
thành một vấn đề quan trọng của lí luận văn học được phát triển mạnh mẽ ở
châu Âu. Diễn ngôn lúc đó trở thành một khái niệm trung tâm và được lưu hành
rộng rãi trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Sau thời kì thống trị của
chủ nghĩa cấu trúc, diễn ngôn được tái hiện với những hàm nghĩa mới trong các
công trình nghiên cứu hậu cấu trúc( giải cấu trúc) của M.Foucault, R. Bảthé, M.
Bakhtin,..
Xét riêng trong phạm vi văn học thực tế đã chứng minh, ở mỗi thời kì lịch
sử do những định chế của thời đại sẽ có những lối diễn ngôn khác nhau; mỗi thể
loại văn học, do những quy ước riêng sẽ kiến tạo những kiểu diễn ngôn khác
nhau.. Tiếp cận đời sống văn học như một lĩnh vực diễn ngôn có thể mang lại
cái nhìn bao quát, thấu đáo hơn về đời sống văn học (các tác phẩm, các quan
niệm về văn học...) trong các giai đoạn, thời kì cụ thể. Việc tìm hiểu, vận dụng
lý thuyết diễn ngôn ngày càng thu hút các nhà nghiên cứu, cũng như những
người dạy - học văn học.
Khi nói đến diễn ngôn văn học, chúng ta phải xét đến cơ chế vận hành,
bối cảnh ra đời và tiếp nhận của nó. M. Bakhtine, trong hầu hết các công trình
nghiên cứu của mình đã đưa ra một quan niệm mới về sự kiện văn học, xem sự
kiện văn học như một hành vi giao tiếp trong đó cái được nói ra và hành động
nói ra, văn bản và bối cảnh không thể tách rời. Do vậy ở mỗi thời kì lịch sử lại
có một diễn ngôn mang đậm dấu ấn của thời đại đó. Đã có nhiều hướng nghiên
cứu về diễn ngôn như: Diễn ngôn dưới góc nhìn thể loại, Diễn ngôn về tính dục,
Diễn ngôn lịch sử, …Qua tìm hiểu và thực tế giảng dạy tại các trường THCS thì
chúng tôi thấy diễn ngôn qua góc nhìn về người phụ nữ cũng là một điểm mới
hướng chúng ta đến những cách tiếp cận mới về những tác phẩm mà từ trước tới
giờ chúng ta thấy nó đã quá quen thuộc.

1



Trong chương trình Ngữ Văn THCS, những tác phẩm viết về chủ đề phụ
nữ không phải nhiều, nhưng lại là một chủ đề nổi bật ở mọi giai đoạn văn học từ
văn học dân gian đến văn học viết. Minh chứng rõ nhất là từ xa xưa cho đến
nay, đề tài về số phận và vẻ đẹp người phụ nữ luôn là một đề tài nóng, được vô
số tác giả khám phá và thể hiện, tiêu biểu như : Nguyễn Du, Nguyễn Dữ, Hồ
Xuân Hương, Bằng Việt, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khoa Điềm…Tuy xuất
hiện trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều hiện lên là một hình tượng
phụ nữ mẫu mực bậc nhất trong nền văn học Việt Nam.
Chủ ý của các nhà biên soạn sách giáo khoa chương trình ngữ văn trung
học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9 đa dạng hóa các giai đoạn văn học, từ văn học dân
gian đến văn học hiện đại. Các tác phẩm viết về người phụ nữ đều được sắp xếp
một cách khoa học ở từng khối lớp. Khái quát chung lại về số phận cuộc đời của
họ, do ảnh hưởng của thời đại, có những lúc, người phụ nữ phải chịu nhiều bi
kịch cay đắng, xót xa với số kiếp bị lệ thuộc như nàng Kiều trong truyện Kiều
của Nguyễn Du hay Vũ Nương trong Người con gái Nam Xương trích Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ , không làm chủ được cuộc đời. Nhưng rồi,có những
lúc họ đã vươn lên tự giải phóng bản thân, dành được quyền tự chủ, khẳng định
vị thế là “một nửa thế giới” của mình như Phương Định, Thao và Nho trong
Những ngôi sao xa sôi của Lê Minh Khuê.
Do vậy, Diễn ngôn về người phụ nữ trong các tác phẩm Văn học Việt
Nam (qua bộ SGK Ngữ Văn THCS hiện hành) có thể là cái nhìn mới, cách tiếp
cận mới trong công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu về các tác phẩm viết về
người phụ nữ Việt Nam ở mọi giai đoạn văn học trong chương trình Ngữ Văn
THCS.
1.2. Lịch sử vấn đề.
Từ thế kỉ XX, trải qua quá trình phát triển lâu dài, diễn ngôn đã trở thành
một thuật ngữ quan trọng trong các công trình nghiên cứu của các trường phái
phân tích diễn ngôn phê phán,chủ nghĩa Hậu hiện đại, lý luận nữ quyền,…Diến
ngôn liên tục được sử dụng trong những bối cảnh mới và được bồi đắp thêm

những nét nghĩa mới. Nó có một phạm vi phủ sóng rất rộng như: Ngôn ngữ, triết
2


học, ngữ văn học, xã hội học... Tuy nhiên trong mỗi bối cảnh khác nhau nó lại
biểu thị những nét nghĩa khác nhau. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về
diễn ngôn như: Phân tích diễn ngôn của Gallian và Gẻoge Yule, Khảo cổ học
tri thức (1969), Trật tự diễn ngôn (1971) của M.Foucault; Dẫn luận văn chương
kì ảo (1970), Thi pháp văn xuôi (1971) của T.Todorov; Cẩm nang về diễn ngôn phân tích (1985) của T.A.Van Dijk; Diễn ngôn tự sự (1988) của G.Genette; Dẫn
nhập phân tích diễn ngôn (1990) của D.Nunan; Diễn ngôn như một phạm trù
của Tu từ học và Thi pháp học hiện đại của V.I.Chiupa...
Quan niệm về diễn ngôn được giới thiệu ở ta sớm nhất trong lĩnh vực
ngôn ngữ học có thể kể đến các công trình: Hệ thống liên kết văn bản tiếng
Việt của Trần Ngọc Thêm (1985); Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp
diễn ngôn và cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban (1998, 2009), Đại cương
ngôn ngữ học, tập 2 của Đỗ Hữu Châu (2001), Dụng học Việt ngữ của Nguyễn
Thiện Giáp (2000), Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí luận và phương
pháp của Nguyễn Hoà (2003), Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học của
Nguyễn Thái Hoà (2005),...Những công trình trên không chỉ giúp làm rõ khái
niệm diễn ngôn trong văn học mà còn mở ra các hướng tiếp cận diễn ngôn văn
học cụ thể như ngôn ngữ học và phong cách học. Theo Diệp Quang Ban, “Trong
cách hiểu ngắn gọn nhất, phân tích diễn ngôn là một cách tiếp cận phương pháp
luận đối với việc phân tích ngôn ngữ bên trên bậc câu, gồm các tiêu chuẩn như
tính kết nối, hiện tượng hồi chiếu...Hiểu một cách cụ thể hơn thì đường hướng
tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (Diễn ngôn/văn bản) từ tính
đa diện hiện thực của nó bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với
các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết sức phong
phú đa dạng.”..”[3].
Bên cạnh những công trình biên khảo nói trên, cũng có một số công trình
nghiên cứu về diễn ngôn của nước ngoài được dịch sang tiếng Việt, chẳng

hạn: Dụng học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ của George Yule (Hồng
Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch, 1997); Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của
David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch, 1998); Phân tích diễn ngôn của
3


Gillian Brown, George Yule (Trần Thuần dịch, 2002), Dẫn luận ngữ pháp chức
năng của Mak Halliday (Hoàng Văn Vân dịch, 2004)… các công trình này tập
trung vào mấy điểm sau: diễn ngôn là gì, đặc điểm và chức năng của diễn ngôn,
các vấn đề về ngữ cảnh và ý nghĩa diễn ngôn, bản chất quy chiếu trong diễn
ngôn, các đường hướng phân tích diễn ngôn… Cũng có thể kể đến các bài viết:
“Phân tích diễn ngôn phê phán là gì?” (tạp chí Ngôn ngữ, 2 -2005), “Khía cạnh
văn hoá của phân tích diễn ngôn” (tạp chí Ngôn ngữ, 12 -2005), “Thực hành
phân tích diễn ngôn bài Lá rụng” (tạp chí Ngôn ngữ, 2 - 2009), “Một vài dạng
cấu trúc nhân quả khó nhận biết trong diễn ngôn nghệ thuật ngôn từ” (tạp
chíNgôn ngữ số 4 - 2009),…
Và nói đến diễn ngôn mà chúng ta không nói đến GS Trần Đình Sử đó là
một thiếu sót, mặc dù trước đó chúng ta biết ông là một nhà Lý luận-phê bình
văn học, một nhà thi pháp học hàng đầu Việt Nam. Trong những năm gần đây
ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về diễn ngôn và nó trở thành nguồn tư
liệu quý giá, đáng tin cậy cho giới nghiên cứu văn học Việt Nam nghiên cứu và
học tập. Tiêu biểu như Quan niệm diễn ngôn như là yếu tố siêu ngôn ngữ của
nghiên cứu văn học (2013), Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn ngôn văn học
(2013), Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay (2013), Mĩ học
của diễn ngôn truyện thánh trong trường trường ca Vladimia llit Lenin của
Maiakovski (2013), Bước ngoặt diễn ngôn và sự thay đổi hệ hình nghiên cứu
văn học (2014)... Qua những bài viết đó Giáo sư đã cập nhật bổ sung chia sẻ
thông tin cho bạn đọc hiểu về tư tưởng diễn ngôn và diễn ngôn văn học, từ đó để
mở ra các hướng nghiên cứu mới về diễn ngôn.
Mặc dù chưa có một giáo trình chính thức nào trình bày thống nhất và cụ

thể về lý thuyết diễn ngôn (theo Foucault), song những tiền đề trên thực sự là
những gợi mở đáng quý. Đã có nhiều công trình khoa học bắt đầu đưa ra lý
thuyết diễn ngôn và ứng dụng nghiên cứu trên những đối tượng văn bản cụ thể,
có thể kể đến: Văn xuôi tính dục trong văn xuôi Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến
1945) [50] của Trần Văn Toàn; Nguyễn Thị Ngọc Minh với Diên ngôn về xứ
thuộc địa trong tác pham “Người tình ” của Marguerite Duras [34]; Ngô Thị
4


Thanh với Diên ngôn tính dục trong “The diary of Shinjuku thief” của Nagisa
Oshima [43]; Diên ngôn về giới trong “Người tình ” của Marguerite Duras [56]
của Trần Thị Hoàng Yến, Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diẽn ngôn
tình yêu, tình dục trong truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ của Đỗ Thu Hiền...
đó là những định hướng quan trọng để giúp chúng tôi có sự lựa chọn hướng đi
cho mình qua đề tài: Diễn ngôn về người phụ nữ trong các tác phẩm Văn học
Việt Nam ( qua bộ SGK Ngữ Văn THCS hiện hành)
Từ trước đến nay chủ đề “Phụ nữ từ văn học dân gian đến văn học hiện
đại Việt Nam” có đường đi muôn ngả. Và những cuộc hành trình đi tìm vẻ đẹp
đích thực của người phụ nữ vẫn luôn luôn là “miền đất hứa” cho các công trình
nghiên cứu đặc biệt là trong văn học.
Liên quan đến hình tượng người phụ nữ trong văn học dân gian có Luận
văn thạc sĩ : Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt của Lê
Thị Nguyệt (2008) khẳng định hình ảnh của phụ nữ được phản ánh trong ca dao
khá đậm nét. Tác giả đề tài muốn khẳng định: Từ xa xưa người phụ nữ đã được
nhìn nhận, miêu tả rất chi tiết với chủ đề: quyền sống, quyền làm người, từ đó
nhằm bộc lộ tư tưởng dân chủ và bình đẳng. Với người phụ nữ đó còn là tiếng
nói khát khao được tự do yêu đương, giải phóng khỏi sự ràng buộc của xã hội
phong kiến vì chính nghĩa và tình yêu.
Hay trong luận văn Một cái nhìn về phụ nữ của Nguyễn Du qua nhân vật
Hoạn Thư trong Truyện Kiều của Nguyễn Thị Huế lại cho ta thấy một mặt khác

của người phụ . Trong xã hội phong kiến so với người đàn ông người phụ nữ
chịu thiệt thòi về nhiều phương diện và cái nhìn này đã trở thành một định kiến
trong văn học. Sự chuyển biến và thay đổi thái độ của đội ngũ sáng tác đối với
thân phận và quyền sống của người phụ nữ chính là thước đo quan trọng của chủ
nghĩa nhân đạo và là tiêu chí căn bản để đánh gia tầm vóc tư tưởng, giá trị của
mỗi tác phẩm.
Bàn về nhân vật nữ trong sáng tác của Lê Minh Khuê, trong chuyên luận
Truyện ngắn Việt Nam: lịch sử - thi pháp - chân dung, Giáo sư Phan Cự Đệ nhận
xét: “trong truyện ngắn Lê Minh Khuê xuất hiện khá nhiều nhân vật buồn… Lê
5


Minh Khuê đã khá tinh tế trong việc khắc “gương mặt buồn” của các nhân vật
nữ. Buồn vì nuối tiếc những kỉ niệm đẹp đẽ, buồn vì cũng có thể con người “cố
giãy giụa” để thoát khỏi nỗi thiếu thốn tình cảm, nhưng cuối cùng thì hạnh phúc
là một cái gì mong manh dễ vỡ, vụt đến vụt đi. Nhiều người phụ nữ đã khóc
thương cho tình yêu của mình”[34, tr.59].
Bên cạnh đó còn rất nhiều các luận án, luận văn, các công trình nghiên
cứu khác viết về người phụ nữ nhưng trong hiểu biết còn rất hạn chế của bản
thân, tôi nhận thấy một số bài viết, công trình đã ít nhiều liên quan, đề cập đến
vấn đề về phụ nữ, dưới những hình thức, cách gọi khác chủ yếu là một số luận
văn viết về nhân vật phụ nữ trong sáng tác của một tác giả cụ thể có tác phẩm
trích giảng trong chương trình.
Trên cơ sở học tập, kế thừa các kết quả đã có, chúng tôi mong muốn vận
dụng lý thuyết diễn ngôn tiếp tục khơi sâu, đề cập trực diện, hệ thống hơn về
hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm văn học được chọn dạy trong
chương trình Ngữ văn THCS.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Ứng dụng lý thuyết diễn ngôn để phân tích các văn bản làm rõ hình
tượng người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm văn học qua các thời kì trong

sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở.
- Ứng dụng vào nghiên cứu và nâng cao hiệu quả giảng dạy các tác phẩm
văn học trong trường trung học sơ sở.
1.4. Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề liên quan đến “diễn ngôn” về đề tài phụ nữ trong tác phẩm
văn học Việt Nam có trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở hiện hành.
1.5. Phạm vi nghiên cứu:
- Các tác phẩm văn học Việt Nam viết về người phụ nữ có trong các bộ
sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở hiện hành.
1.6. Cấu trúc của Luận văn
Nội dung 1: Khái quát lý thuyết diễn ngôn và diễn ngôn về người phụ nữ
trong sách giáo khoa trung học cơ sở
6


Nội dung 2: Diễn ngôn về người phụ nữ qua văn học dân gian trong sách
giáo khoa trung học cơ sở
Nội dung 3: : Diễn ngôn về người phụ nữ qua văn học trung đại trong
sách giáo khoa trung học cơ sở
Nội dung 4: : Diễn ngôn về người phụ nữ qua văn học Hiện đại trong sách
giáo khoa trung học cơ sở.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu.
I. KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN VÀ DIỄN NGÔN
VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Khái quát lí thuyết “diễn ngôn”
1.1.1. “Diễn ngôn ” nhìn từ ngôn ngữ học
1.1.2. “Diễn ngôn” nhìn từ xã hội học
1.2.3. “Diễn ngôn” nhìn từ thi pháp học
1.3. Nhận diện diễn ngôn về người phụ nữ trong chương trình Ngữ văn

trung học cơ sở
1.3.1. Trong văn học dân gian
1.3.2. Trong văn học trung đại
1.3.3. Trong văn học hiện đại
II. DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ QUA VĂN HỌC
DÂN GIAN TRONG SÁCH GIÁO KHOA TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1. Nội dung diễn ngôn về người phụ nữ
2.1.1. Diễn ngôn về đạo đức
2.1.2. Diễn ngôn về tình yêu
2.1.3. Diễn ngôn về thân phận
2.2. Nghệ thuật diễn ngôn về người phụ nữ
7


2.2.1. Thể loại
2.2.2. Ngôn ngữ
Tiểu kết chương 2

III. DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ QUA VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI TRONG SÁCH GIÁO KHOA TRUNG HỌC CƠ SỞ
3.1. Nội dung diễn ngôn về người phụ nữ
3.1.1. Diễn ngôn về đạo đức
3.1.2. Diễn ngôn về tình yêu
3.1.3. Diễn ngôn về thân phận
3.1.4. Diễn ngôn về thiên tính nữ
3.2. Nghệ thuật diễn ngôn về người phụ nữ
3.2.1. Thể loại
3.2.2. Ngôn ngữ
Tiểu kết chương 3


IV. DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ QUA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TRUNG HỌC CƠ SỞ
4.1. Nội dung diễn ngôn về người phụ nữ
4.1.1. Diễn ngôn về đạo đức
4.1.2. Diễn ngôn về tình yêu

8


4.1.3. Diễn ngôn về nữ quyền...
4.2. Nghệ thuật diễn ngôn về người phụ nữ
4.2.1. Thể loại
4.2.2. Ngôn ngữ
Tiểu kết chương 4
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu một số
phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp hệ thống: xác định thuật ngữ diễn ngôn gắn với các
phương diện khác nhau: diễn ngôn nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, diễn ngôn nhìn
từ xã hội học, diễn ngôn nhìn từ thi pháp học … mối quan hệ qua lại, chi phối
lẫn nhau, tạo nên một chỉnh thể hệ thống.
- Phương pháp so sánh loại hình, so sánh lịch sử: để thấy rõ hơn cách thể
hiện nội dung và hình thức nghệ thuật, thể hiện diễn ngôn về phụ nữ trong tác
phẩm văn học Việt Nam ở mỗi tác giả, thời kì, giai đoạn, trào lưu văn học. Đồng
thời, thấy được sự vận động của diễn ngôn về người phụ nữ qua các giai đoạn,
thời kì văn học khác nhau.
Ngoài ra chúng tôi cũng kết hợp sử dụng các thao tác thống kê, phân loại,
tổng hợp; phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại…

Phần III: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


Tháng (năm 2017-2018)

7 8 9 1
0

Dự kiến nội dung
thực hiện
Thực hiện đề cương luận văn

9

11 12

1

2,3 4,5


I. Khái quát lý thuyết diễn ngôn và diễn
ngôn về người phụ nữ trong SGK THCS
II. Diễn ngôn về người phụ nữ qua văn
học dân gian trong SGK THCS
III. Diễn ngôn về người phụ nữ qua văn
học trung đại trong SGK THCS

III. Diễn ngôn về người phụ nữ qua văn
học hiện đại trong SGK THCS

Hoàn thiện luận văn


10


DANH MỤC THAM KHẢO
1. V.I.Chiupa, (2008), Diễn ngôn như một phạm trù của Tu từ học và Thi pháp
học hiện đại, Lã Nguyên dịch (2013). nguồn: />p=7451.
2. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục,
H.
3. Trần Thiện Khanh (2009), Diễn ngôn thơ Việt Nam giai đoạn 1986 -1991,
Luận án tiến sĩ Ngữ văn, ĐHSPHN.
4. Phương Lựu chủ biên (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, H.
5. Phương Lựu (chủ biện - 2008), Lí luận văn học, Tập 1, Nxb Đại học sư phạm.
6. Nguyễn Thị Ngọc Minh (2013), Kí như một loại hình diễn ngôn, Luận án
tiến sĩ ngữ văn ĐHSPHN.
7. Lã Nguyên (2012), Lí luận văn học, những vấn đề hiện đại, nxb Đại học
sư phạm, Hà Nội.
8. Lã Nguyên (2009), Chủ nghĩa hậu hiện đại như một hệ hình thế giới
quan, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, số 146 trang 21-26.
9. David Nunan (1998), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Hồ Mỹ Huyền, Trúc
Thanh Địch, Nxb Giáo dục, H.
10.Nhiều tác giả, (2006), Các lý thuyết diễn ngôn hiện đại: Phân tích đa
ngành “22 định nghĩa về diễn ngôn”, Lã Nguyên dịch (2013), nguồn:

11. Juri Rudnev, Quan niệm diễn ngôn như là yếu tố siêu ngôn ngữ của
nghiên

cứu

văn


học,

Trần

Đình

Sử

dịch

(2013),

nguồn:


12.Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, H.
13.Trần Đình Sử (2004), Bản chất xã hội thẩm mĩ của ngôn từ văn học" Tạp
chí Nghiên cứu văn học số 12.
14.Trần Đình Sử (2013), Bản chất xã hôi thẩm mĩ của diễn môn văn hoc,

11


15.Trần Đình Sử (2013), Bước ngoặt diễn ngôn và sự đổi thay hệ hình
nghiên cứu văn hoc,
16.Trần Đình Sử (2013), Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm
nay, [TĐS, van-hoc-hom-ray/].
17.Ngựyễn Thị Bích Thu (2007), Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945
-1975 (nhìn từ góc độ thi pháp thể loại), Luận án Tiến sĩ, Viện Văn học,

Viện KHXH Việt Nam.
18.Nguyễn Thị Ngọc Minh (2013), Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn, Kỉ
yếu Hội nghị khoa học Cán bộ trẻ trường ĐHSPHN, Nxb ĐHSPHN, Hà
nội.
19.Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt của Lê Thị
Nguyệt (2008), Luận án Thạc sĩ.
20.Một cái nhìn về phụ nữ của Nguyễn Du qua nhân vật Hoạn Thư trong
Truyện Kiều của Nguyễn Thị Huế ( 2015)
21.Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê ( 2014).

12



×