Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đang là xu hướng của thời
đại và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Để đạt đựơc vị trí thuận lợi trong sự
phân công lao động quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế đòi hỏi mỗi quốc
gia cần phải tích cực và chủ động tham gia vào quá trình này. Điều đó có
nghĩa là mỗi quốc gia cần phải phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Hiện nay, nước ta vẫn đang trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước. Vì vậy, phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan.
Chỉ có thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại chúng ta mới tạo đựơc nguồn
ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật, thiết bị hiện đại, đồng
thời phát huy tối đa nguồn lực của đất nước, tận dụng nguồn vốn và công
nghệ nước ngoài để phát triển kinh tế, từ đó đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế
đất nước từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực hiện
thành công mục tiêu phát triển kinh tế đất nước theo định hướng XHCN và
xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam.
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại thì hoạt động thanh toán quốc tế như
một mắt xích quan trọng không thể thiếu., vì vậy hoạt động thanh toán quốc tế
của các Ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó ngày càng có vị trí và
vai trò quan trong, và được xem là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế
đối ngoại nói riêng và quan hệ kinh tế và thương mại giữa các quốc gia trên
thế giới nói chung. Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những mặt hoạt
động quan trọng của Ngân hàng, nó có liên quan đến nhiều mặt hoạt động
khác của Ngân hàng.
Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam cũng tham gia hoạt
động thanh toán quốc tế và đã đạt được những thành quả nhất định. Tuy
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
1
Chuyên đề thực tập
nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế của SGD còn gặp nhiều khó khăn. Việc
tìm ra giải pháp để phát triển hoạt đông thanh toán quốc tế tại SGD này là hết
sức cần thiết và cấp bách, nó không những tạo điều kiện cho phục vụ hoạt
động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh tế đối ngoại, góp phần vào việc thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước mà còn là một tất yếu quan
trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng trong cơ chế thị
trường, giúp cho Ngân hàng NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM sớm
hội nhập với hệ thồng Ngân hàng trong nước và thế giới.
Hoạt động thanh toán quốc tế thực sự rất phức tạp và còn nhiều tồn tại
trong cơ chế nghiệp vụ cũng như trong công tác tổ chức và thực hiện. Chính
vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm nghiên cứu, tìm ra biện pháp khắc phục.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã nghiên cứu đề tài:
“ Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch
của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế tại SGD của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian
qua, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế tại SGD của ngân hàng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD của NHTMCP Ngoại
thương Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Vận dụng lí luận vào thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích, so
sánh, khái quát hóa và tổng hợp.
+ Sử dụng và phân tích số liệu thống kê trên cơ sở tư duy logic
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
2
Chuyên đề thực tập
5. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu 3 phương thức thanh toán quốc tế chủ
yếu là: Tín dụng chứng từ, chuyển tiền và thanh toán nhờ thu tại SGD của
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 – 2009
Bố cục của chuyên đề ngoài phần Mở đầu và Kết luận gồm có ba chương:
Chương I : Giới thiệu về sở giao dịch của NHTMCP Ngoại Thương
Việt Nam
Chương II: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại sở
giao dịch của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam
Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại sở
giao dịch của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
3
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ SGD CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SGD
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được chính thức thành lập ngày
01/04/1963 theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên
cơ sở tách ra từ Cục Quản Lí Ngoại Hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương
(nay là NHNN). Đây là Ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của
Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Đến ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng
chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM
Nhà nước hoạt động đa năng.
Ngày 02/06/2008, theo Quyết định số 138/GP-NHNN ngày 23/05/2008
của Thống đốc NHNN, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức
chuyển đổi thành từ NHTM Nhà nước thành NHTMCP lấy tên là NHTMCP
Ngọai thương, tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for
Foreign Trade of Vietnam. Trải qua 45 năm hoạt động, NHNT Việt Nam liên
tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và được xếp hạng
là 1 trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Nhà Nước.
Năm 1991, SGD NHNT TW được thành lập. Trong thời gian đầu thành
lập, SGD là đơn vị phụ thuộc Hội sở chính, thực hiện các hoạt động của Hội
sở chính. SGD đóng vai trò đầu mối thực thi chiến lược phát triển các sản
phẩm, dịch vụ của NHNT Việt Nam, là cầu nối cho NHNT Việt Nam với
khách hàng của mình.
Ngày 20/01/2001, NHNT Việt Nam khai trương tòa nhà VCB Tower tại
địa chỉ 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Hội sở chính của VCB và SGD NHNT
TW được đặt tại Trụ sở này.
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
4
Chuyên đề thực tập
SGD đã thành lập thêm mạng lưới các PGD trên khắp địa bàn Thành phố
Hà Nội. Cùng với toàn bộ hệ thống NHNT Việt Nam, SGD thực hiện đa dạng
hóa và năng cao chất lượng các sản phẩm mới, đi đầu trong ngành ngân hàng
như: thẻ rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank
MasterCard, thẻ tín dụng Vietcombank VISA, thẻ Amex; triển khai hệ thống
dịch vụ VCB Online và hệ thống giao dịch tự động (Conect 24), dịch vụ
thương mại điện tử "Vietcombank Cyber Bill Payment"(V-CBP); chấp nhận
giao dịch thẻ VISA, thẻ MasterCard trên hệ thống giao dịch tự động VCB-
ATM; thực hiện các nghiệp vụ như quyền chọn (Option), bao thanh toán
(Factoring), triển khai hoạt động bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng...
Ngày 28/12/2005, theo quyết định số 1215/QĐ-NHNT. TCCB&ĐT của
Hội đồng quản trị NHNT Việt Nam và tới ngày 01/01/2006, SGD được chính
thức tách khỏi Hội sở chính, hoạt động như 1 chi nhánh, có tư cách pháp
nhân, có con gấu, có tài khoản riêng. SGD cùng các chi nhánh trong toàn hệ
thống trên cả nước sẽ không ngừng xây dựng và phát triển, phục vụ tốt nhất
các nhu cầu của khách hàng, góp phần thiết thực vào sự phát triển nền kinh tế
nước nhà.
Kể từ đây, toàn bộ giao dịch của các Tổng công ty sẽ do Hội sở chính
quản lí, còn giao dịch của tất cả các đối tượng khách hàng khác: doanh
nghiệp, cá nhân sẽ do SGD thực hiện
Năm 2007 mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của Ngân hàng
với việc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Những thay đổi về
quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh
doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công
nghệ sẽ góp phần trong việc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện
mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong
khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020.
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
5
Chuyên đề thực tập
Ngày 30/10/2008, SGD NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đã chính
thức chuyển về trụ sở hoạt động mới tại 31-33 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài,
Quân Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với trụ sở làm việc mới, SGD đã thêm 1 bước
kthẳng định sự độc lập, tự chủ trong hoạt động của mình.
Bên cạnh hoạt động như 1 chi nhánh VCB với thị phần lớn trong nhiều
lĩnh vực tại Hà Nội, SGD còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ trương
chính sách của VCB, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản phẩm
mới cũng như thức hiện 1 số nghiệp vụ đặc thù khác.
1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD
Lãnh đạo SGD NHNT Việt Nam gồm có 1 Giám đốc và 4 Phó Gíám đốc
phụ trách các mảng nghiệp vụ. Hiện nay, SGD có khoảng gần 700 nhân viên,
với 39 phòng chức năng, trong đó có 5 phòng chuyên môn, 19 phòng nghiệp
vụ đặt tại trụ sở và 15 PGD được đặt tại các địa điểm trên khắp địa bàn thành
phố Hà Nội.
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
6
Chuyên đề thực tập
1.2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức của SGD NHTMCP Ngoại thương VN
Hình 1 : Sơ đồ mô hình tổ chức của SGD NHTMCP Ngoại thương VN
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
7
SGD
Nhóm
thanh toán
Nhóm tín
dụng
Nhóm hỗ
trợ
Phòng kinh
doanh dịch vụ
Phòng đầu
tư dự án
Phòng kiểm
tra nội bộ
Phòng quản lí
nhân sự
Phòng quản
lí nợ
Phòng kế toán
tài chính
Khách hàng
thể nhân
Phòng bảo
lãnh
Phòng hành
chính quản trị
SGD
Phòng tin học
Phòng quan
hệ khách
hàng
Phòng TD
cho DN nhỏ
và vừa
Phòng thanh
toán quốc tế
Nhóm kinh
doanh dịch
vụ
Phòng ngân
quỹ
Phòng thanh
toán thẻ
15 PGD
Phòng vay
viện trợ
Phòng vốn và
kinh doanh
ngoại tệ
Phòng khách
hàng đặc biệt
Tổ quản lí quỹ
ATM
Phòng kế toán
giao dịch
Chuyên đề thực tập
1.2.2. Cơ cấu chức năng các phòng ban gồm 5 nhóm
1.2.2.1. Nhóm hỗ trợ
- Phòng quản lí nhân sự: Thưc hiện công tác tổ chức bộ máy, quản lí cán
bộ tại SGD.
- Phòng kế toán tài chính: Triển khai thực hiện chế độ kế toán tài chính,
chế độ báo cáo kế toán và hạch toán tại SGD.
- Phòng kiểm tra nội bộ: Thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện các
văn bản pháp luật, quy chế, quy định của VCB nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của SGD, bảo vệ lợi ích các bên tham gia (Nhà nước, Ngân
hàng và khách hàng của SGD).
- Phòng hành chính quản trị: Thực hiện công tác hành chính, quản trị tại
SGD. Nghiên cứu xây dựng, mở rộng và phát triển mạng lưới của SGD trên
địa bàn Hà Nội và các khu vực lân cận theo phương hướng kế hoạch lãnh đạo
đã đề ra ở từng giai đoạn cụ thể.
- Phòng tin học: Quản lí và duy trì hệ thống công nghệ thông tin trong
kinh doanh của SGD, đảm bảo hoạt động kinh doanh được duy trì ổn định.
1.2.2.2. Nhóm tín dụng
- Phòng quan hệ khách hàng: Thực hiện công tác phát triển và quan hệ
với những KH có quan hệ tín dụng với SGD là doanh nghiệp. Dựa trên những
thông tin do phòng quan hệ khách hàng thu thập và cung cấp, phòng sẽ thực
hiện thẩm tra, đánh giá mức độ rủi ro từ đó quyết định có cho vay hay không,
xây dựng chính sách quản lý danh mục đầu tư, quản lý rủi ro tín dụng...
- Phòng quản lý nợ: Theo dõi, quản lý, phát hiện và xử lý rủi ro trong các
khoản nợ vay...
Hai phòng trên đã thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng theo mô thức quản lý
mới: Tín dụng qua 2 phòng, chức năng triển khai nghiệp vụ tín dụng đối với
những phương án khách hàng của đối tượng khách hàng là các tổ chức theo
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
8
Chuyên đề thực tập
đúng các quy định, quy chế, thể lệ về cho vay hiện hành của NHNN Việt Nam
và NHNT Việt Nam.
- Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng: Triển khai hoạt động cho vay trả
góp, tiêu dùng đối với KH là thể nhân (trừ các nghiệp vụ tín dụng thông qua
thanh toán thẻ).
- Phòng đầu tư dự án: Thực hiện cấp tín dụng trung và dài hạn cho những
KH tại SGD.
- Phòng tín dụng cho DN vừa và nhỏ: Thực hiện triển khai hoạt động cho
vay đối với những phương án kinh doanh của đối tượng KH là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
1.2.2.3. Nhóm thanh toán
- Phòng thanh toán quốc tế:
+ Thực hiện công tác thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu mậu dịch và
dịch vụ đối ngoại liên quan đến nhập khẩu tại SGD.
+ Thực hiện toàn bộ công tác thanh toán hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ
đối ngoại của các đơn vị trong nước với nước ngoài qua SGD.
- Phòng bảo lãnh: Thực hiện các hoạt động bảo lãnh và tái bảo lãnh của
SGD đối với KH.
- Phòng vay nợ viện trợ: Chức năng quản lý và thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán đối ngoại sử dụng nguồn vốn vay viện trợ ODA.
1.2.2.4. Nhóm kinh doanh dịch vụ
- Phòng thanh toán thẻ: Thực hiện hoạt động phát hành và thanh toán các
loại thẻ quốc tế, thẻ VCB tại SGD.
- Phòng hối đoái: Chức năng phục vụ các đối tượng KH là cá nhân bao
gồm: Quản lý hồ sơ thông tin tài khoản, thông tin KH. Quản lý và thực hiện
các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay của KH là cá nhân,
thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền tệ, thanh toán đối ngoại với KH là
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
9
Chuyên đề thực tập
cá nhân. Thực hiện hoạt động chuyển tiền trong nước của KH là cá nhân,
quản lí các chứng từ có giá phục vụ cho nghiệp vụ của phòng.
- Phòng tiết kiệm: Thực hiện công tác huy động vốn tiết kiệm bằng VNĐ
và ngoại tệ tai SGD.
- Phòng ngân quỹ: Chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý giấy
tờ có giá tại SGD, thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.
- Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ: Thực hiện quản trị và điều hành lãi
suất tỉ giá, huy động và kinh doanh vốn VNĐ và ngoại tệ tại SGD.
- Phòng khách hàng đặc biệt: Chức năng tham mưu cho ban giám đốc
trong việc xây dựng chính sách đối với KH thể nhân và cung cấp dịch vụ tài
chính ngân hàng cho KH đặc biệt của SGD (là các KH thể nhân có số dư tiền
gửi lớn, hoặc cán bộ cao cấp Nhà nước, lãnh đạo các bộ ngành...).
- Phòng kế toán giao dịch: Chức năng phục vụ đối tượng KH là tổ chức
(cư trú và không cư trú) và có quan hệ với SGD.
- Tổ quản lí quỹ ATM: Chức năng cung ứng các dịch vụ, là đầu mối xử
lý các sự cố hoặc đề xuất xử lý các sự cố phát sinh để đảm bảo cho hoạt động
của hệ thống máy ATM của SGD.
- Tổ phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ: Chức năng nghiên cứu việc
cung cấp các sản phẩm dịch vụ, mở rộng phát triển mạng lưới bán lẻ.
1.2.2.5. Các phòng giao dịch (PGD)
Các PGD là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc SGD, hoạt động trên địa
bàn Thành phố Hà Nội chịu sự quản lý giám sát trực tiếp của giám đốc SGD;
có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay KH là
các cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn
và các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi của các pháp nhân.
Giữa các phòng ban của SGD có quan hệ mật thiết với nhau. Phòng tham
mưu hỗ trợ các phòng khác hoạt động liên tục liền mạch, phòng nghiệp vụ
phải phối hợp phòng tham mưu để quá trình thực hiện nghiệp vụ diễn ra thuận
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
10
Chuyên đề thực tập
lợi, có tổ chức. Mặc dù độc lập thực hiện nghiệp vụ của phòng mình nhưng
giữa các phòng nghiệp vụ này vẫn có sự liên hệ phối hợp làm việc với nhau,
quy trình làm việc trong nội bộ SGD được tiến hành chính xác như 1 dây
chuyền mà mỗi phòng ban là 1 mắt xích. Các PGD tuy được đặt ở nhiều địa
điểm khác nhau, không tập trung cùng địa điểm với SGD nhưng hoạt động lại
liên quan mật thiết với phòng Ngân quỹ, các phòng Hành chính Quản trị.
1.3. Hoạt động cơ bản của SGD
Với hoạt động kinh doanh đa dạng, SGD VCB hiện cung ứng tất cả các
dịch vụ liên quan đến tiền tệ, ngân hàng và nhiều hoạt động khác theo Luật,
bao gồm:
+ Hoạt động huy động vốn:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ
hạn).
- Nhận tiền gửi tiết kiệm từ dân cư.
- Nhận tiền gửi từ các tổ chức TD.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
+ Hoạt động sử dụng vốn:
- Cho vay trực tiếp các tổ chức kinh tế là cá nhân.
- Cho vay triết khấu.
+ Hoạt động dịch vụ:
- Hoạt động vay nợ, viện trợ.
- Hoạt động chuyển tiền.
- Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
- Hoạt động nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn...
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
- Hoạt động kinh doanh thư tín dụng , thẻ ATM, thẻ ghi nợ...
- Hoạt động bảo lãnh.
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
11
Chuyên đề thực tập
1.4. Tình hình hoạt động của SGD trong vài năm gần đây.
Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế và của các ngân hàng.
Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO và cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế trên toàn thế giới khiến nền kinh tế các nước nói chung và
các ngân hàng nói riêng gặp không ít những khó khăn. Tuy nhiên, SGD của
NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam đã không ngừng cố gắng vươn lên về mọi
mặt, từng bước khắc phục khó khăn và đã đạt được những thành tựu đáng
khích lệ.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh 31/12 hàng năm của SGD từ năm 2006
đến 2009.
Bảng 1: Kết quả KD tại SGD của VCB giai đoạn 2006 – 2009.
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tổng doanh thu 3062,4 4356,5 4928,3 7163,7
Tổng chi phí 3412,0 4083,4 4606,8 6708,0
LNTT 349,6 273,1 321,5 455,7
(Nguồn: Báo cáo KQKD hang năm tại SGD của VCB 2006 – 2009)
Ta thấy LNTT năm 2007 giảm so với năm 2006 (76,5 triệu USD). Năm
2008, tăng so với năm 2007 là 48,4 triệu USD nhưng vẫn giảm so với 2006 là
2,1 triệu USD nhưng đến năm 2009 đã tăng lên 455,7 triệu USD cao hơn
2006 là 106,1 triệu USD (30,46 %). Sơ lược về tình hình 1 số hoạt động chủ
yếu của SGD như sau:
1.4.1. Hoạt động huy động vốn: Vốn VNĐ và vốn Ngoại tệ quy về VNĐ
+ Năm 2006: 34871,80 tỷ VNĐ
+ Năm 2007: 37992,83 tỷ VNĐ tăng 8,95 % so với năm 2006
+ Năm 2008: 55262,06 tỷ VNĐ tăng 45,45 % so với 2007
+ Năm 2009: 87154,67 tỷ VNĐ tăng 57,71 % so với 2008
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
12
Chuyên đề thực tập
Sự tăng trưởng lớn về nguồn vốn không chỉ là kết quả của sự nỗ lực lớn
của toàn thể cán bộ công nhân viên của SGD mà nó còn khẳng định uy tín và
vị thế của SGD trên thương trường. Với tổng nguồn vốn lớn và ổn định, SGD
có đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn đối với khách hàng, đồng thời
chuyển vốn về NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, góp phần điều hoà toàn bộ
hệ thống và tham gia thị trường vốn.
1.4.2. Hoạt động tín dụng
Doanh số cho vay năm 2006 đạt 2080 tỷ đồng
Doanh số thu nợ đạt 2248 tỷ đồng
Dư nợ cho vay bình quân đạt 450 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay nội tệ
chiếm 80%, dư nợ cho vay ngoại tệ chiếm 20%, dư nợ ngắn hạn chiếm 70%,
dư nợ trung dài hạn chiếm 30% tổng dư nợ.
Năm 2007 dư nợ cho vay bình quân đạt 640 tỷ đồng, tăng 42,2.% so với
năm 2006. Trong năm không phát sinh nợ quá hạn. Dư nợ ngắn hạn chiếm
64%, dư nợ trung dài hạn chiếm 36 %. Doanh số cho vay đạt 2442 tỷ đồng,
tăng so với năm 2006 là 17,4 %.
Năm 2008 tổng dư nợ cho vay của SGD đạt 780 tỷ đồng tăng 21,7 % so
với năm 2007.
Năm 2009 tổng dư nợ cho vay đạt 1015 tỷ đồng tăng 30,12 %, , ngắn hạn
chiếm 44%, trung dài hạn chiếm 64%, dư nợ cho vay ngoài quốc doanh chiếm
30%, tập trug chủ yếu vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sản phẩm có
khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Dư nợ ngày càng tăng là vì SGD đã xác định qui mô dư nợ phù hợp với
trình độ, khả năng và kinh nghiệm quản lý của cán bộ, lấy an toàn, hịêu quả
làm mục tiêu hàng đầu, phát triển đúng hướng, phù hợp chủ trương của
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam..
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
13
Chuyên đề thực tập
1.4.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
+ Năm 2006: Tổng doanh số TTQT đạt 1279,53 triệu USD, tổng doanh
số mua bán ngoại tệ đạt 201 triệu USD.
+ Năm 2007: Tổng doanh số TTQT đạt 1815,38 triệu USD tăng 41,87 %,
tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 312 triệu USD tăng hơn 1,5 lần năm 2006.
+ Năm 2008: Tổng doanh số TTQT đạt 2045,16 triệu USD tăng 12,47 %,
tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 350 triệu USD ( doanh số mua 185 triệu
USD và doanh số bán 165 triệu USD) tăng 12,17 % so với 2007
+ Năm 2009: Tổng doanh số TTQT đạt 2961,01 triệu USD tăng 44,78 %,
tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 720 triệu USD tăng hơn gấp đôi so với
năm 2008.
1.4.4. Công tác khách hàng
Bảng 2: Số lượng tài khoản khách hàng mở mới trong các năm
2006 - 2009
Đơn vị: tài khoản
2006 2007 2008 2009
Tổ chức 1016 1139 1318 1645
Cá nhân 37151 47994 52147 62904
Tổng 38167 49133 53465 64549
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 2006-2009)
Lượng tài khoản mở mới của cả cá nhân và tổ chức đều tăng qua các năm
đặc biệt là số lượng tài khoản cá nhân. Năm 2006 lượng tài khoản mở mới
của các tổ chức kinh tế là 1016 tài khoản, cá nhân là 37151 tài khoản và tổng
tài khoản mở mới của khách hàng là 38167 tài khoản. Nhưng đến năm 2009,
lượng tài khoản của các tổ chức kinh tế là 1645 tài khoản tăng 629 tài khoản
(61,9 %), lượng tài khoản cá nhân là 62904 tài khoản tăng 25753 tài khoản
( 69,31 %), tổng tài khoản mở mới của khách hàng năm 2009 là 64549 tài
khoản, tăng 26382 tài khoản (69,12 %).
CHƯƠNG II
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
14
Chuyên đề thực tập
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SGD
NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch
NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam giai đoạn 2006-2009.
Ba hình thức thanh toán quốc tế chủ yếu mà SGD triển khai bao gồm:
Thanh toán bằng L/C, thanh toán chuyển tiền và thanh toán nhờ thu.
Bảng 3: Tỉ trọng doanh thu của từng phương thức TTQT trong tổng giá
trị TTQT
Đơn vị: %
STT Tỉ trọng của phương
thức TTQT
2006 2007 2008 2009
1 Tín dụng chứng từ (L/C) 47,86 47,99 48,19 48,54
2 Chuyển tiền 47,49 47,62 47,97 48,11
3 Nhờ thu 4,65 4,39 3,84 3,35
(Nguồn: Phòng TTQT của SGD VCB Hà Nội)
2.1.1. Khối lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C
Trong 3 phướng thức TTQT chủ yếu thì thanh toán bằng phương thức
L/C chiếm tỉ trọng cao nhất.
Qua những năm gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD ngày
càng được hoàn thiện và phát triển. Doanh thu từ phương thức thanh toán L/C
là khá cao so với các phương thức thanh toán khác. Có thể khẳng định doanh
thu trong hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
15
47.86
47.99
48.54
47
47.5
48
48.5
49
T? l? doanh thu
Đơn v? tính %
2006 2007 2008 2009
Năm
48.19
Chuyên đề thực tập
Hình 2: Tỷ trọng doanh thu của phương thức tín dụng chứng từ trong tổng doanh thu
TTQT
Qua biểu đồ cho ta thấy, cơ cấu doanh thu theo phương thức thanh toán
L/C tương đối ổn định qua các năm từ 2006 đến 2009. Cơ cấu doanh thu theo
phương thức này có sự chênh lệch không đáng kể.
Bảng 4: Doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức L/C
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm Thanh toán hàng nhập Thanh toán hàng xuất
Số món Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền Tốc độ
tăng
(%)
Số
món
Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền Tốc độ
tăng
(%)
2006 1554 - 443,22 - 852 - 169,28 -
2007 1610 + 3,6 633,75 +42,98 993 +16,54 237,53 +40,31
2008 1680 + 4,34 722,95 +14,07 1038 +4,53 262,79 +10,63
2009 1785 + 6,25 1012,6
2
+40,06 1297 +24,95 420,14 +59,87
(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế SGD Vietcombank HN)
Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ bao
gồm doanh thu từ thanh toán L/C hàng xuất khẩu và doanh thu từ thanh toán
L/C hàng nhập khẩu.
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
16
(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế SGD vietcombank)
Chuyên đề thực tập
Theo số liệu của phòng thanh toán quốc tế như bảng trên, chỉ riêng năm
2009, SGD đã mở 3082 L/C với tổng doanh số thanh toán là 1432,76 triệu
USD, trong số đó L/C trả ngay là chủ yếu, chất lượng không ngừng được cải
thiện.
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tăng rất nhanh qua bốn năm trở
lại đây, tăng cả về số món lẫn giá trị thu được. Doanh thu thanh toán L/C
hàng nhập năm 2006 là 443,22 triệu USD với 1554 món. Năm 2007 là 633,75
triệu USD tăng 190,53 triệu USD (42,98 %) với 1610 món tăng 56 món
(3,6%) so với năm 2006. Năm 2008 là 722,95 triệu USD tăng 89,2 triệu USD
(14,07 %) với 1680 món tăng 70 món (4,34 %) so với năm 2007. Và đến năm
2009 con số này là 1012,62 triệu USD tăng 29,67 triệu USD (40,06 %) với
1785 món tăng 105 món (6,25 %) so với năm 2008, tăng 569,4 triệu USD
(128,46 %), 231 món (14,86%) so với năm 2006.
. Doanh thu từ thanh toán L/C hàng xuất năm 2006 là 169,28 triệu USD
với 852 món. Năm 2007 là 237,53 triệu USD tăng 68,25 triệu USD (40,31 %)
với 993 món tăng 141 món (16,54 %) so với năm 2006, năm 2008 là 262,79
triệu USD tăng 25,26 triệu USD (10,63 %) với 1038 món tăng 45 món ( %) so
với năm 2007 và đạt được 420,14 triệu USD với 1297 món trong năm 2009,
tăng 157,35 triệu USD (59,87 %) và tăng 259 món (24,95 %) so với năm
2008. Như vậy ta thấy doanh thu qua các năm đều tăng và mức tăng trưởng
trung bình là khoảng 34.65 %/năm. Đây là kết quả thật đáng khích lệ trong
hoạt động thanh toán quốc tế của SGD. Nó cho thấy chất lượng thanh toán
của ngân hàng ngày càng được khẳng định trên thị trường, đặc biệt là trong
điều kiện có nhiều biến đổi về tình hình kinh tế của đất nước nói chung và
môi trường kinh doanh của SGD nói riêng
Dựa trên kết quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ, ta thấy doanh số hàng nhập cao hơn gấp đôi so với doanh số hàng
xuất. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế nước ta hiện
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
17
Chuyên đề thực tập
nay khi mà chúng ta vẫn còn nhập siêu. Hơn nữa, khách hàng thanh toán hàng
nhâp qua SGD rất đa dạng các mặt hàng nhưng chủ yếu là nhà nhập máy móc
thiết bị, vật tư, thiết bị điện tử, hoá chất, xe máy... đây là những mặt hàng có
hàm lượng công nghệ cao mà thị trường Việt Nam đang cần. Giá trị của
những mặt hàng này thường khá cao và được Chính Phủ khuyến khích nhập
khẩu. Trong khi đó, thanh toán hàng xuất qua SGD chủ yếu là các mặt hàng
mây tre đan, sản phẩm may mặc, thủy hải sản và giầy vải dẫn đến doanh số
thanh toán hàng xuất không cao. Chính vì vậy, nhu cầu về thanh toán hàng
nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ cao hơn nhiều so với nhu cầu
thanh toán hàng xuất khẩu.
Với chiến lược marketing với mục đích giới thiệu hoạt động thanh toán
quốc tế rộng rãi tới khách hàng, cùng với những biện pháp nâng cao chất
lượng hoạt động thanh toán quốc tế SGD đã thu hút được số lượng lớn khách
hàng đến với SGD và tiến hành thanh toán qua SGD. Đặc biệt, sau khi áp
dụng hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu - SWIFT cho hoạt động
thanh toán quốc tế và mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các ngân hàng đại lý,
chất lượng thanh toán và uy tín của SGD đã được nâng lên rõ rệt. Khách hàng
đến với SGD ngày càng nhiều hơn và thỏa mãn hơn do thời gian được rút
ngắn, rủi ro và tổn thất trong thanh toán được giảm thiểu. Điều này cũng góp
phần tăng doanh thu trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C của SGD.
Mức tăng doanh số qua các năm khá đều đặn và tương đối cao phản ánh
được những cố gắng, nỗ lực của cán bộ, ban quản trị và điều hành của SGD
nói chung và của phòng thanh toán quốc tế nói riêng. Doanh thu thanh toán
theo phương thức L/C chiếm xấp xỉ 50 % trong hoạt động thanh toán quốc tế
và chiếm xấp xỉ 20 % trong tổng doanh thu của toàn bộ SGD. Kết quả của
hoạt động này đem lại cho SGD khoản lợi nhuận khá lớn, góp phần phát triển
SGD, điều này một lần nữa khẳng định sự tin tưởng của khách hàng đối với
Hoàng Minh Hiệu Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
18