LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm vừa qua, các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã
thu được những thành công đáng kể. Với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, chúng ta đã dần dần hội nhập với kinh tế thế giới, tham gia ngày càng sâu
rộng vào quá trình hợp tác thương mại quốc tế. Trong mối quan hệ đa phương,
nhiều chiều đó, thanh toán xuất nhập khẩu đã ra đời như một đòi hỏi mang tính
tất yếu khách quan. Thanh toán xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng trong
kinh doanh quốc tế cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu.
Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu thương mại, hoạt động xuất
nhập khẩu của nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Hiệu quả của hoạt động
thanh toán xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia
xuất nhập khẩu. Vì vậy, công tác thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán xuất
nhập khẩu nói riêng của Ngân hàng TMCP Bắc Á đang góp phần tạo nên một
trong những thế mạnh trong hệ thống các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống luôn
được khách hàng tín nhiệm từ lâu. Thanh toán xuất nhập khẩu là việc thanh toán
các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các nghĩa vụ kinh tế, thương mại
và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, công ty và các chủ thể khác nhau của
các nước.
Trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại Phòng thanh toán quốc tế thuộc
Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội, em thấy hoạt động thanh toán
quốc tế tại Chi nhánh ngày một phát triển, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế.
Do vậy em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc
tế tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội” để nghiên cứu trong quá
trình thực tập của mình.
Bố cục bài thu hoạch thực tập của em gồm có 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh
Hà Nội
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội
Chương III: Phương hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội
1
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á
(Kí hiệu: NASB)
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CHI NHÁNH
NASB HÀ NỘI
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Kể từ đầu những năm 90 hệ thống các ngân hàng thương mại đã không
ngừng phát triển về loại hình và nghiệp vụ góp phần quan trọng vào sự tăng
trưởng kinh tế của đất nước và ngân hàng TMCP Bắc Á ( tên giao dịch tiếng Anh
là North Asia commercial Joint Stock Bank – viết tắt là NASB) là một trong
những ngân hàng đó. Ngân hàng TMCP Bắc Á được thành lập vào ngày
17/9/1994 theo quyết định 183/QD của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông uy tín đóng góp với số vốn ban đầu là 20
tỷ đồng, là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần lớn có hoạt động
kinh doanh lành mạnh. Trụ sở chính của ngân hàng ðặt tại 117 Quang Trung, TP.
Vinh, Nghệ An với mạng lýới hoạt ðộng rộng khắp trên các tỉnh, thành phố kinh
tế trọng ðiểm của cả nýớc. NASB ðýợc UBDN tỉnh Nghệ An cấp giấy phép
thành lập số 004924/GP-TL-DN-03 ngày 1 tháng 1 nãm 1995, sở kế hoạch và
ðầu tý tỉnh Nghệ An cấp ðãng kí kinh doanh số 06366229/SKH ngày 10/10/1995.
Vốn ðiều lệ của Ngân hàng TMCP Bắc Á ðã không ngừng tãng tính từ nãm 2007
la 400 tỷ ðồng ðến nãm 2010 là 3000 tỷ ðồng. NHTMCP Bắc Á hoạt ðộng theo
luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QD10 ngày 12/12/1997.
Trong ðiều kiện kinh tế nýớc ta ðang trên ðýờng tham gia hội nhập kinh tế,
mối quan hệ giao lýu hàng hóa, tiền tệ diễn ra ngày càng sôi ðộng giữa các thành
viên trong nýớc cũng nhý ðối với các ðối tác khác trên thế giới. Nền kinh tế ðang
ngày càng phát triển và hội nhập với khu vực cũng nhý trên toàn thế giới khi mà
Việt Nam ðã là thành viên chính thức của tổ chức thýõng mại thế giới WTO thi
NASB ðã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt ðộng của mình và hiện là một
trong số các ngân hàng thýõng mại cổ phần với mạng lýới hoạt ðộng rộng khắp
các tỉnh, thành phố kinh tế trọng ðiểm của các nýớc
2
Một ðiều không thể thiếu là, ai khi ðến với Bắc Á ðều không khỏi ngạc nhiên
trýớc thái ðộ phục vụ chu ðáo ðối với khách hàng, tự hào về trách nhiệm về kết
quả kinh doanh và cam kết với khách hàng của mình trýớc pháp luật. Chính ðiều
ðó ðã ngày càng làm cho mọi ngýời tin týởng và tìm ðến với ngân hàng TMCP
Bắc Á nhiều hõn.
Ngân hàng TMCP Bắc Á là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán
Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội
các ngân hàng Việt Nam và phòng thýõng mại Công nghiệp Việt Nam.
Trong hõn 10 nãm hoạt ðộng, Ngân hàng TMCP Bắc Á ðã vinh dự nhận
ðýợc cờ thi ðua của Thủ Týớng Chính phủ, bằng khen của Thống ðốc Ngân hàng
Nhà nýớc về thành tích hoạt ðộng kinh doanh và cờ thi ðua của Ủy Ban Nhân
dân tỉnh Nghệ An, là một trong 10 ngân hàng ðýợc chọn tham gia vào hệ thống
thanh toán tự ðộng liên ngân hàng, ngân hàng Bắc Á còn chính thức ðoạt Cúp
Bạch Kim “Ðỉnh cao chất lýợng Việt Nam nãm 2008” vào ngày 12/12/2008. Giải
thýởng tôn vinh những doanh nghiệp thành công trong việc kiểm soát và nâng
cao chất lýợng dịch vụ. Ðặc biệt ngân hàng ðã lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất
Việt Nam – VNR500, dựa theo các tiêu chí ðánh giá của Vietnam Report.
Ngoài các dịch vụ chính của một ngân hàng thýõng mại nhý huy ðộng vốn,
cho vay, cung cấp các dịch vụ thanh toán…Ngân hàng TMCP Bắc Á còn tham
gia các hoạt ðộng kinh doanh du lịch và khách sạn. Chi nhánh NASB Hà Nội là
một trong mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch thuộc Ngân hàng TMCP Bắc
Á, đặt trụ sở chính tại 46 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, phạm vi hoạt động chủ
yếu trên địa bàn Tp.Hà Nội.
Chi nhánh NASB Hà Nội cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính
trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt
động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định.
Hoạt động của Chi nhánh NASB Hà Nội góp phần cùng với mạng lưới các
Ngân hàng hiện có trên địa bàn phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh
nghiệp, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Tp. Hà Nội.
2. Sơ đồ tổ chức
3
Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội được đặt dưới sự lãnh đạo và
điều hành của 1 Giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và tổng giám
đốc về kết quả kinh doanh, hoạt động của chi nhánh. Giúp việc cho giám đốc có
2 phó giám đốc do tổng giám đốc NHTMCP Bắc Á bổ nhiệm, miễn nhiệm và
điều động. Chi nhánh có 7 phòng nghiệp vụ, mỗi phòng nghiệp vụ ở NASB Hà
Nội do một Trưởng phòng điều hành và có một số phó phòng giúp việc. Trưởng
phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc toàn bộ các mặt công tác của phòng trên
cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao.
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội
(nguồn: phòng hành chính nhân sự NASB)
3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
3.1. Phòng Kinh doanh:
Phòng kinh doanh bao gồm các cán bộ giỏi nghiệp vụ thực hiện các chức
năng nhiệm vụ sau:
- Là nơi tiến hành giao dịch, đàm phán với khách hàng khi họ có nhu cầu vay
vốn của ngân hàng.
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách
hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở
4
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG
NGÂN
QUỸ
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
NHÂN
SỰ
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
PHÒNG
THANH
TOÁN
QUỐC
TẾ
PHÒNG
KIỂM
SOÁT
rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu
và gắn tín dụng với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng
nhằm lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa
bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và
tìm hướng khắc phục.
- Tổng hợp và báo cáo kiểm tra chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NASB Hà Nội giao.
3.2. Phòng Kế toán:
-Trực tiếp giao dịch, tiếp xúc với khách hàng thông qua thực hiện các chức
năng thanh toán (séc, ủy nhiệm chi…), theo dõi các công việc, thực hiện thu chi
tiền vay và gốc trả lãi theo kế hoạch của phòng tín dụng, hạch toán các nghiệp vụ
phát sinh qua ngân hàng, vào sổ chi tiết và tổng hợp…
Ngoài ra phòng kế toán còn thực hiện lập các báo cáo cân đối nguồn vốn,tài
sản, bảng cân đối kế toán…theo ngày, tháng, quý, năm và các báo cáo thông tin
tổng hợp cho các cấp quản lý, cho các phòng ban chức năng có yêu cầu, cung cấp
cho khách hàng về số dư tài khoản của họ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NASB Hà Nội giao.
3.3. Phòng ngân quỹ:
- Chịu tránh nhiệm quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định
của Ngân hàng TMCP Bắc Á trên địa bàn.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy
định.
3.4. Phòng hành chính nhân sự:
5
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách
nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Chi
nhánh phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh, trực tiếp
làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc Ngân hàng NASB Chi nhánh Hà Nội
- Là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc và công tác tại Chi nhánh.
- Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính,
văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo
của Ban lãnh đạo Chi nhánh NASB Hà Nội
- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, thăm hỏi
ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ công nhân viên.
- Giải quyết những chế độ quy định với cán bộ công nhân viên, đào tạo và
tuyển mộ nhân viên cho Chi nhánh.
3.5. Phòng kế hoạch:
- Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa
phương.
- Xây dựng kế hoạch kim ngạch ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng
kinh doanh của Ngân hàng NASB
- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo các báo cáo
sơ kết, tổng kết.
- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng...
3.6. Phòng nguồn vốn, kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế:
Phòng này có nhiệm vụ thực hiện hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi
nhánh và thực hiện thanh toán quốc tế qua Ngân hàng cho mọi đối tượng khách
hàng. Bộ phận nguồn vốn chịu trách nhiệm huy động vốn tối đa phục vụ cho nhu
cầu phát triển của ngân hàng, nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ nguồn
vốn cho các yêu cầu tín dụng, trực tiếp quản lý quỹ tiết kiệm của hệ thống để huy
động từ mọi nguồn khác nhau, nhận tiền gửi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, phát
hành các loại chứng chỉ tiền gửi…; đưa kế hoạch huy động vốn, trình cấp chủ
quản xem xét, thông qua và thực hiện các kế hoạch đó. Bộ phận kinh doanh
6
ngoại tệ và thanh toán quốc thực hiện chức năng kinh doanh ngoại tệ trên thị
trường lien ngân hàng và với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán
quốc tế (séc du lịch, thư tín dụng), dịch vụ bảo lãnh nước ngoài, chuyển tiền kiều
hối và huy động trên thị trường liên ngân hàng.
3.7. Phòng kiểm soát:
- Kiểm tra công tác điều hành của Chi nhánh NASB Hà Nội và các đơn vị
trực thuộc theo Nghị quyết cuả Hội Đồng Quản Trị và của Tổng giám đốc Ngân
hàng.
- Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy
định pháp luật.
- Giám sát việc chấp hành các quy định của Chi nhánh NASB Hà Nội về
đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
- Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc
tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định của Nhà
nước, của Ngân hàng.
- Báo cáo Tổng giám đốc Ngân hàng NASB, Giám đốc Chi nhánh NASB Hà
Nội kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại.
- Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra kiểm soát của ngành
ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với Chi nhánh NASB Hà
Nội
II. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC NGUỒN LỰC CỦA CHI
NHÁNH NASB Hà Nội
2.1. Lĩnh vực hoạt động
Điều lệ của ngân hàng Bắc Á do đại hội cổ đông của ngân hàng quyết định
thông qua tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông tổ chức ngày 20/9/2002.Ngân hàng
thương mại cổ phần Bắc Á được phép hoạt động theo giấy phép thành lập số
004924 GP/TLDN ngày 01/01/1995 do UBND tỉnh NA cấp và giấy phép hoạt
động số 0052/NHGP ngày 01/09/1994 do thống đốc NHNN cấp
Các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
2.1.1. Huy động vốn:
Bao gồm :
7
- Nhận tiền gửi của các tổ chức ,cá nhân,và các tổ chức tín dụng khác,dưới
các hình thức tiền gửi không kỳ hạn ,tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi ,trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của tổ chức ,cá nhân trong và ngoài nước khi được thống đốc ngân
hàng nhà nước chấp nhận.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ
chức tín dụng hoạt động tại nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nhà nước.
2.1.2. Hoạt động tín dụng:
Ngân hàng Bắc Á cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới hình thức như cho
vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời
sống, chiết khấu, thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài
chính và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng nhà nước.
2.1.3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong và ngoài
nước ,thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ
thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt ngân phiếu thanh toán cho
khách hàng.
2.1.4. Các hoạt động khác
Thực hiện các hoạt đông khác được ngân hàng nhà nước cho phép như thanh
toán xuất nhập khẩu, kinh doanh vàng bạc kim khí quý, thu đòi ngoại tệ, chi trả
kiều hối, cầm cố, cất giữ mua bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng khoán và
các giấy tờ giá lâm nghiệp và đại lý, uỷ nhiệm cho các ngân hàng và tổ chức tín
dụng khác, dùng vốn điều lệ và vốn dự trữ để góp mua cổ phần của doanh nghiệp
và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài
chính, tiền tệ cho khách hàng
- Sản phẩm và dịch vụ cung cấp
- Mở tài khoản (nội tệ và ngoại tệ)
- Huy động vốn (nhận tiền gửi tiết kiệm,trái phiếu,kỳ phiếu)
- Đầu tư cho vay (ngắn, trung, dài hạn )
8
- Bảo lãnh
- Thanh toán trong và ngoài nước
- Tài trợ thương mại
- Chuyển tiền nhanh
- Kinh doanh ngoại hối
- Phát hành và thanh toán thẻ
- Séc du lịch
- Homebanking
- Ngân hàng trực tuyến
Các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
3.1. Tình hình tăng trưởng vốn, tài sản
So với mức vốn điều lệ lúc mới thành lập ( 20 tỷ đồng ), đến cuối năm 2010
tổng vốn điều lệ của ngân hàng đạt 3000 tỷ đồng, tăng 150 lần so với năm/’ Q|
đầu thành lập và tăng 3,19 lần so với năm 2008.
Tình hình huy động và sử dụng vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á
Về huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân:
Năm 2008, tổng số vốn NH huy động được là 5.365tỷ đồng, trong đó từ
nguồn tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, tín dụng khác là 5.318 tỷ đồng,
chiếm 99,12%; từ nguồn tiền vay là 47 tỷ đồng chiếm 0,88% tổng nguồn huy
động.
Năm 2009, NASB huy động được 6.428 tỷ đồng, trong đó từ nguồn tiền gửi
của dân cư và các tổ chức kinh tế, tín dụng khác là 6.372 tỷ đồng chiếm 99,12%
tổng nguồn huy động và từ nguồn tiền vay là 56 tỷ đồng chiếm 0,88% tổng
nguồn huy động.
Năm 2010, NASB huy động được 7.031 tỷ đồng, trong đó từ nguồn tiền gửi
của dân cư và các tổ chức kinh tế, tín dụng khác là 6.956 tỷ đồng, chiếm 98,93
%; từ nguồn tiền vay là 75 tỷ đồng chiếm 1,07% tổng nguồn huy động.
3.2. Tình hình đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản
3.2.1. Đầu tư cho đất đai, tài sản cố định
9
Tài sản cố định vô hình mà ngân hàng đã đầu tư trong năm 2010 phần lớn là
quyền sử dụng đất, có giá trị 32.717.303.659 triệu đồng
Theo báo cáo thường niên 2010, tại ngày 31/12/2010 tổng tài sản cố định
hữu hình là 97.534.494.333 triệu đồng.
3.2.2. Đầu tư cho việc đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới
Ngân hàng đã thiết lập trang bị máy móc thiết bị hiện đại trong toàn bộ hệ
thống, mạng internet để tạo điều kiện cung cấp thông tin toàn diện, cập nhật
thường xuyên, nhiều chiều trong và cho toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ
phần Bắc Á. Trong năm 2011, các dịch vụ cung cấp cho khách hàng được chú
trọng đầu tư,bổ sung nhiều tiện ích mới như dịch vụ mobile phone – SMS
banking, thanh toán chuyển khoản – Billing qua hệ thống ATM và mạng internet
theo cơ chế 24/24. Ngoài ra thì đây cũng là năm với nhiều sản phẩm ngân hàng
hiện đại như phát hàng thẻ, dịch vụ cho vay mua nhà, mua ô tô, dịch vụ thanh
toán trực tiếp qua mạng, kết nối hệ thống thanh toán thẻ của Smartlink (gồm trên
30 thành viên ), bên cạnh đó còn có dịch vụ quản lý tiền của nhà đầu tư chứng
khoán, dịch vụ tư vấn và quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ chuyển tiền đi nước
ngoài và nhận tiền kiều hối theo phương châm đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho
khách hàng đầy đủ ,nhanh chóng và tiện ích nhất
3.2.3.Thị trường chứng khoán
Trong tổng vốn đầu tư 184 tỷ đồng của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc
Á , chiếm phần lớn là chứng khoán nợ 179 tỷ đồng ( bao gồm trái phiếu chính
phủ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ tiền gửi của tổ chức tín dụng…), chờ
đáo hạn hoặc có thể bán chiếm khoảng 5 tỷ đồng Và đáng chú ý là lỗ - lãi của
khoản đầu tư vào đây được tính theo % lãi suất, không căn theo thị giá để có thể
lỗ tới 50% như đầu tư cổ phiếu (chứng khoán vốn).
3.2.4. Đầu tư xây dựng cơ bản cho ngân hàng.
Hiện tại, ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á đã xây dựng được một mạng lưới
với chính sách phát triển mạnh hệ thống các phòng giao dịch nằm dưới sự kiểm
soát trực tiếp của các chi nhánh nhằm tăng cường công tác huy động vốn và mở
rộng khả năng tiếp cận thị trường, đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận và
10
nhận biết thương hiệu NASBank. Với định hướng đó, trong năm qua trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập mới 11 phòng giao dịch, chi nhánh Hà Nội
thành lập mới 3 phòng giao dịch, chi nhánh Thanh Hóa thành lập thêm 1 phòng
giao dịch. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á cũng đã khai
trương hoạt động chi nhánh Đồng Bằng Sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ.
Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ phát triển hệ thống phòng giao dịch tại các tỉnh phụ
cận thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
11
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI
Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc
thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực
ngoại thương. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay mà
NASB đang áp dụng là: Phương thức thanh toán quốc tế L/C, phương thức nhờ
thu xuất khẩu và chuyển tiền
I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI
NHÁNH NASB HÀ NỘI
1.1. Số lượng giao dịch thanh toán quốc tế
NASB Hà Nội thực hiện phương châm của Ngân hàng TMCP Bắc Á là trở
thành một “Ngân hàng tận tâm”, luôn gia tăng giá trị cho khách hàng. Hoạt động
thanh toán quốc tế tại NASB Hà Nội được thực hiện theo phương châm nhanh
chóng, an toàn, chính xác. Về mặt thanh toán xuất nhập khẩu, áp dụng cho hàng
xuất khẩu chủ yếu là phương thức tín dụng chứng từ vì phương thức này đảm
bảo cho người xuất khẩu được thanh toán an toàn nhất.
Bảng 1: Số lượng các giao dịch thanh toán quốc tế tại Chi nhánh NASB Hà
Nội
Năm 2008 2009 2010
Thanh toán
L/C
108 484 406
Chuyển tiền 87 264 319
Nhờ thu xuất
khẩu
27 74 103
Tổng
222 822 828
(Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế của chi nhánh NASB Hà Nội )
So sánh số liệu các năm, từ 2008 đến 2009 cho thấy hoạt động thanh toán
xuất nhập khẩu có những tăng trưởng rõ rệt. Số lượng giao dịch thanh toán quốc
tế theo cả 3 phương thức hầu hết năm sau đều cao hơn năm trước do NASB Hà
Nội đã đổi mới không ngừng, mở rộng đại lý giao dịch, đáp ứng nhu cầu, có đủ
12
vốn cho hộ sản xuất và các nhà kinh doanh, đầu tư và thu mua theo nghiệp vụ
kinh doanh của mình.
Năm 2008, tổng số lượng giao dịch thanh toán quốc tế chỉ đứng ở con số
khiêm tốn là 222. Sang những năm tiếp theo, NASB Hà Nội không ngừng lớn
mạnh, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trong tỉnh. Năm 2009 số lượng giao dịch thanh
toán quốc tế đạt 822 giao dịch, sang đến năm 2010 đạt 828 giao dịch.
Giao dịch thanh toán quốc tế của chi nhánh NASB Hà Nội chủ yếu là
phương thức thanh toán quốc tế L/C do đây là phương thức thanh toán an toàn
nhất, được khách hàng lựa chọn nhiều nhất. Riêng năm 2010 số lượng cũng như
trị giá L/C nhập khẩu thanh toán qua ngân hàng giảm xuống do ảnh hưởng của
nhiều nhân tố: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới
nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên có quan hệ buôn bán với các
nước trong khu vực và trên thế giới gặp khiều khó khăn. Số lượng và trị giá L/C
xuất khẩu biến động không ổn định qua các năm, điều này là do nền kinh tế Việt
Nam đang còn nhiều khó khăn, lượng hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thô. Ngoài
ra còn phụ thuộc vào khả năng khai thác của các đơn vị xuất khẩu và do phải
cạnh tranh với các nước khác trên thế giới nên kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam chưa đạt được hiệu quả cao nhất.
Giao dịch thanh toán quốc tế bằng phương thức chuyển tiền của Chi nhánh
cũng có tăng trưởng qua các năm. Hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu tuy
bị ảnh hưởng không nhỏ do cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới nhưng
do trình độ cán bộ được nâng cao, do đó Chi nhánh đã thu hút thêm nhiều khách
hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng và cũng đem lại nguồn
thu dịch vụ không nhỏ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân
hàng khác.
Với chính sách phát triển kinh tế thương mại, khuyến khích phát triển kinh tế
ngoại thương nhằm phát huy lợi thế nước nhà, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tham gia xuất nhập khẩu, giải phóng được năng lực sản xuất góp phần ổn
định kinh tế xã hội. Do vậy, tình hình thanh toán nhờ thu qua chi nhánh NASB
Hà Nội luôn tăng qua các năm từ 2008 đến 2010. Năm 2008 tuy bị ảnh hưởng
13
của khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới nhưng hoạt động thanh toán nhờ thu
của Chi nhánh vẫn ổn định, không bị biến động nhiều.
1.2. Tổng giá trị giao dịch thanh toán quốc tế
Tổng giá trị giao dịch thanh toán quốc tế qua Chi nhánh NASB Hà Nội thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Giá trị giao dịch thanh toán quốc tế tại chi nhánh NASB Hà Nội
Đơn vị: USD
Năm 2008 2009 2010
L/C 16.532.714 82.337.838 68.748.191
Chuyển tiền 11.513.421 41.701.176 35.899.596
Nhờ thu xuất
khẩu 784.238 3.081.015 3.108.068
Tổng giá trị 28.830.373 127.120.029 107.755.855
(Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế của chi nhánh NASB Hà Nội)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tổng giá trị giao dịch thanh toán quốc tế
của Chi nhánh NASB Hà Nội năm 2009 đạt cao nhất trong 3 năm. Do năm 2008
là năm khủng hoảng kinh tế nên gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường nên
tổng giá trị giao dịch thanh toán quốc tế thông qua cả 3 phương thức chỉ đạt con
số khiêm tốn là 28.830.373 USD.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ nước Mỹ từ năm 2007, đến
cuối năm 2007 lan rộng ra nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng là nước
chịu ảnh hưởng mạnh do có quan hệ xuất khẩu với Mỹ và các quốc gia thuộc liên
minh Châu Âu EU. Sang đến năm 2008, khi chi nhánh NASB Hà Nội bắt đầu
hoạt động ổn định cũng là lúc hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
gặp khó khăn, kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm. Trước tình hình đó, chi nhánh
đã có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong thành phố
nhờ đó có một số lượng lớn doanh nghiệp chọn NASB Hà Nội là Ngân hàng
phục vụ mình trong thanh toán quốc tế. Đây là năm khó khăn chung trong toàn
bộ hệ thống ngân hàng.
Sang đến năm 2009, khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng đến
hoạt động xuất nhập khẩu. Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu lớn của
14