Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Kế hoạch 149 KH-UBND điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Phú Yên ban hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.16 KB, 5 trang )

Công ty Luật Minh Gia
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
------Số: 149/KH-UBND

/>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Phú Yên, ngày 28 tháng 9 năm 2016
KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC ĐIỀU TRA RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2016 THEO TIÊU CHÍ
HỘ NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016-2020
Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo
tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
Để tổ chức triển khai, thực hiện chính sách an sinh xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017
và báo cáo kết quả điều tra cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng tiến độ; UBND
tỉnh xây dựng kế hoạch điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 với những nội dung cụ
thể như sau:
1. Mục đích, yêu cầu
- Việc điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo là công việc thường xuyên, nhằm đánh giá kết quả
thực hiện chương trình giảm nghèo qua từng năm, cũng như xác định số hộ thoát nghèo, hộ
nghèo phát sinh mới và hộ tái nghèo, làm cơ sở để thực hiện chính sách giảm nghèo cho năm tiếp
theo. Do vậy, yêu cầu, các cấp, các ngành và địa phương xem đây là nhiệm vụ thường xuyên và
đưa vào kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện.
- Việc điều tra rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo phải được tiến hành từ thôn, buôn, khu
phố, đảm bảo công khai, dân chủ, có sự tham gia của các cấp, các ngành và của người dân. Quá
trình thực hiện cần tuân thủ đầy đủ quy trình hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội. Kết quả điều tra phản ảnh trung thực tình hình đời sống nhân dân và thực trạng hộ nghèo của


từng vùng và từng địa phương. Làm cơ sở để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cho hộ
nghèo, hộ cận nghèo năm 2017.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cơ
sở trong công tác tổ chức tổng điều tra rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn cả
tỉnh, phân công cán bộ theo dõi, phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tra, giám sát, đảm bảo
chính xác, công bằng, không sai, không sót và thực hiện đúng tiến độ.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo để phục vụ công tác quản lý và thực hiện
các chính sách hiện có đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo.
2. Tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo: Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015
của Thủ tướng Chính phủ.
- Phương pháp điều tra thực hiện theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi điều tra, rà soát:

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
- Đối tượng điều tra: Hộ gia đình và thành viên hộ gia đình.
- Phạm vi: Hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ 6 tháng trở lên.
- Đơn vị rà soát: Hộ gia đình.
4. Quy trình và các bước tiến hành công tác điều tra rà soát hộ nghèo: Thực hiện theo Thông
tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc
hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
5. Phương pháp rà soát
- Thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin
đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã

hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình tại Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH
ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình để thu thập đầy đủ thông tin về hộ, bao gồm chủ hộ, địa
điểm nơi cư trú, đặc điểm của từng thành viên trong hộ, đối tượng ưu tiên, khu vực, nhà ở, các
nhu cầu hỗ trợ cần thiết đối với hộ gia đình.
- Lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi cư trú để khẳng định các thông tin đã thu thập từ hộ gia
đình, khẳng định về danh sách hộ nghèo và hộ cận nghèo của từng địa phương thôn, buôn, khu
phố, thông qua công tác niêm yết công khai, tuyên truyền trên hệ thống truyền thông cấp xã.
- Sử dụng các phương pháp tính toán, thống kê để xác định tỷ lệ hộ nghèo của từng xã, phường,
thị trấn (gọi chung là xã); huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) và trên địa bàn tỉnh.
6. Thời gian thực hiện:
- Từ ngày 05 - 07/10/2016: Hoàn thành công tác tập huấn điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận
nghèo. Giao UBND huyện, thị xã, thành phố chủ trì tập huấn, các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh
phụ trách địa bàn phối hợp.
- Từ ngày 08/10 - 10/11/2016: Hoàn thành công tác điều tra, Ban chỉ đạo điều tra cấp huyện báo
cáo sơ bộ kết quả điều tra cho Ban chỉ đạo điều tra cấp tỉnh và Ban chỉ đạo điều tra rà soát cấp
tỉnh tổng hợp báo cáo sơ bộ cho Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
- Từ ngày 11/11 - 20/11/2016: Tổ chức bình xét tại cụm dân cư, niêm yết công khai danh sách,
báo cáo xin ý kiến thẩm định của UBND cấp huyện.
- Từ ngày 21/11 - 25/11/2016: Tổng hợp báo cáo kết quả điều tra cho huyện. Ban chỉ đạo điều tra
rà soát cấp huyện tổng hợp báo cáo kết quả điều tra chính thức cho Ban chỉ đạo điều tra tỉnh, Ban
chỉ đạo điều tra tỉnh tổng hợp báo cáo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ,
ngành Trung ương.
- Từ ngày 26/11 - 30/11/2016: Nghiệm thu phiếu điều tra (Ban chỉ đạo điều tra cấp tỉnh sẽ có
thông báo lịch nghiệm thu cụ thể cho các địa phương).
- Từ ngày 01/12/2016 - 15/12/2016: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nhập dữ liệu kết
quả điều tra vào phần mềm, in sổ bộ hộ nghèo. Đồng thời, chuyển giao dữ liệu đã cập nhật cho
UBND xã, phường, thị trấn để in giấy chứng nhận hộ nghèo và hộ cận nghèo.
7. Phân công thực hiện:


LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì phối hợp cùng Cục Thống Kê tỉnh và các sở, ngành có liên quan căn cứ các văn bản
hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng phương án điều tra rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo để tổ chức triển khai thực hiện.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra rà soát cho UBND tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội. In ấn và phát hành các tài liệu phục vụ việc điều tra gồm: phiếu rà soát, biểu mẫu tổng hợp,
các tài liệu hướng dẫn (tài liệu tập huấn nghiệp vụ điều tra rà soát, tài liệu tổng hợp, biểu
mẫu... ).
- Xây dựng dự toán, chuẩn bị kinh phí phục vụ điều tra rà soát theo kế hoạch.
- Phối hợp cùng các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện công tác tuyên truyền, giúp người dân
hiểu được mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, phát huy tinh thần
làm chủ, có trách nhiệm tham gia và giám sát trong công tác điều tra rà soát.
b) Cục Thống Kê tỉnh: Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng phương án điều
tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cử cán bộ tham gia tổ giám sát viên của tỉnh để theo dõi,
giám sát việc thực hiện điều tra ở cấp huyện, xã. Cung cấp số hộ dân cư và hộ đồng bào dân tộc
thiểu số cuối năm 2016 trên địa bàn từng xã, phường, thị trấn để có cơ sở xác định tỷ lệ hộ
nghèo, hộ cận nghèo của từng vùng và từng địa phương.
c) Các sở, ngành có liên quan: Theo chức năng và nhiệm vụ của ngành, phối hợp cùng các địa
phương tăng cường theo dõi giám sát, nhằm đảm bảo công tác điều tra rà soát đúng quy trình, nội
dung; đảm bảo công khai, minh bạch và theo tiến độ đề ra.
d) Các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan truyền thông ở cơ sở nhất là đài phát thanh cấp
xã, tăng cường công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu được mục đích ý nghĩa của cuộc điều
tra rà soát, phát huy tinh thần làm chủ, có trách nhiệm tham gia và giám sát trong công tác điều
tra rà soát.

e) UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo đúng quy
trình, nội dung và tiến độ thực hiện theo kế hoạch của UBND tỉnh và Thông tư số 17/2016/TTBLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời, lập kế hoạch
tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng điều tra viên trực tiếp tham gia rà soát.
- Thành lập Ban Chỉ đạo điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cơ sở Ban Chỉ đạo giảm
nghèo cấp huyện; chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực và
bổ sung thành viên là cơ quan thống kê cùng cấp. Ban chỉ đạo điều tra cấp huyện có trách nhiệm
kiểm tra, giám sát, hướng dẫn cho điều tra viên thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình của
công tác điều tra; tổ chức phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp xã; tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát, điều chỉnh kịp thời những thiếu sót trong quá trình điều tra ở cơ sở.
Xây dựng kế hoạch giao ban hàng tuần (mỗi tuần 01 lần) để theo dõi và nắm bắt tiến độ; phản
ảnh kịp thời những khó khăn vướng mắc ở xã, phường, thị trấn để có biện pháp hỗ trợ. Khi tổ
chức họp giao ban, mời Sở, ngành và giám sát viên cấp tỉnh phụ trách địa bàn tham dự.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận
nghèo để thực hiện công tác điều tra. Xem xét lựa chọn và phân công cán bộ điều tra viên đủ
trình độ năng lực và nhiệt tình để thực hiện tốt công tác điều tra. Nâng cao vai trò trách nhiệm
của các ban ngành và trưởng, phó thôn, buôn, khu phố trong công tác điều tra rà soát hộ nghèo,

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
hộ cận nghèo. Thực hiện niêm yết công khai dân chủ trong quá trình bình xét công nhận hộ
nghèo và hộ cận nghèo. Tránh tình trạng bỏ sót đối tượng hoặc xác định sai, trùng lặp đối tượng.
Kết quả điều tra phản ảnh sát đúng thực trạng tình hình đời sống nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo của
từng vùng và từng địa phương, không làm sai lệch thực trạng nghèo ở từng địa phương. Thực
hiện cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối
với hộ nghèo, hộ cận nghèo kịp thời, không để xảy ra sai sót.

- Phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, tổng hợp kết quả điều tra, phân
tích đánh giá công tác điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, báo cáo cho UBND tỉnh và Ban
chỉ đạo điều tra rà soát của tỉnh đúng thời gian quy định.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện cập nhật thông tin hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vào phần mềm quản lý.
g) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các hội đoàn thể: Chỉ đạo cho các cấp hội
cơ sở, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, vận động hội viên
tham gia tích cực công tác điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, đồng thời giám
sát chặt chẽ quá trình tổ chức điều tra rà soát, nhất là cơ sở cụm dân cư, thôn, buôn, khu phố.
8. Kinh phí điều tra, rà soát: Sử dụng từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo (tập huấn, giám sát và truyền thông) và kinh phí điều tra hộ nghèo hàng năm đã được bố
trí cho sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong kế hoạch năm 2016. Trường hợp có phát sinh
ngoài dự toán, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Sở Tài chính tổng hợp trình
UBND tỉnh xem xét hỗ trợ. Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố bằng nguồn ngân sách
địa phương hỗ trợ cho các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác điều tra rà soát hộ nghèo,
hộ cận nghèo, đảm bảo kịp thời và chính xác.
9. UBND tỉnh phân công các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh theo dõi giám sát; cụ thể
như sau:
- Ông Võ Văn Binh - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó ban chỉ đạo
giảm nghèo bền vững tỉnh, phụ trách địa bàn huyện Đồng Xuân.
- Ông Trần Quang Minh - Cục trưởng Cục Thống kê, phụ trách địa bàn huyện Đông Hòa.
- Ông Nguyễn Đồng Tây - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thành viên Ban Chỉ đạo giảm
nghèo bền vững, phụ trách địa bàn thành phố Tuy Hòa.
- Bà Nguyễn Vũ Xuân Dung - Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông, phụ trách địa bàn
huyện Tây Hòa.
- Ông Nguyễn Trọng Cường - Phó Giám đốc Sở Xây dựng, thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo
bền vững, phụ trách địa bàn huyện Phú Hòa.
- Ông Trần Ngọc Dưng - Phó Giám đốc Sở Y tế, thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững,
phụ trách địa bàn huyện Sơn Hòa.
- Ông Nguyễn Lý nguyên - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. thành viên

Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững, phụ trách địa bàn huyện Tuy An.
- Bà Nguyễn Thị Ngọc Ái - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thành viên Ban Chỉ đạo giảm
nghèo bền vững, phụ trách địa bàn thị xã Sông Cầu.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
- Ông La Văn Tỷ - Phó Ban Dân tộc tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững, phụ
trách địa bàn huyện Sông Hinh.
Các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh trực tiếp tham gia công tác chỉ đạo, giám sát điều tra rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo tại các địa phương. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp
cùng với Cục Thống kê và Ban Dân tộc thành lập Tổ giám sát viên cấp tỉnh, phụ trách giám sát
công tác điều tra, rà soát hộ nghèo tại các địa phương.
Trên đây là Kế hoạch của UBND tỉnh Phú Yên về việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
năm 2016. Yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập
trung chỉ đạo và triển khai thực hiện, báo cáo kết quả điều tra về UBND tỉnh (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội) đúng thời gian quy định./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: LĐTBXH; TC, KH-ĐT; Y tế; XD; GDĐT; TT-TT;
NNPTNT; BDT, Cục TK tỉnh;
- Mặt trận và các Hội, đoàn thể (p/h);
- UBND các huyện, TX, TP;
- Chánh, các PVP UBND tỉnh;

- Lưu: VT, TH, KGVX (4).

Phan Đình Phùng

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169



×