Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

Thiết kế, cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 174 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
LỜI NÓI ĐẦU
‘‘Mạng lưới cấp nước và các công trình liên quan” là một thành phần quan trọng
trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị. Việc xây dựng một mạng lưới cấp nước
hoàn chỉnh, phù hợp với thu cầu thực tế có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển đi lên và
bền vững của từng thành phần cấu tạo cũng như của toàn khu đô thị. Vì vậy, để tổng kết
kết quả học tâp sau năm năm của sinh viên ngành Cấp Thoát Nước – Kỹ thuật Môi
trường, em được nhận đồ án tốt nghiệp với đề tài:
“Thiết kế, cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hà Tĩnh”
Đồ án được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng kết hợp với áp dụng
các lý thuyết, tiêu chuẩn đã được kiểm chứng, đồng thời bám sát với phương hướng
phát triển của địa phương trong tương lai, nhằm đạt được mục đích thiết kế hệ thống
mạng lưới cấp nước và đáp ứng được nhu cầu hiện tại cũng như phù hợp với quá trình
phát triển lâu dài của Thành phố Hà Tĩnh.
Đồ án đã được hoàn thành sau hơn 3 tháng thiết kế.
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các thầy cô giáo bộ môn Cấp Thoát
Nước khoa Kỹ thuật Môi trường – Trường Đại học Xây dựng, những người đã truyền
đạt cho em không những các kiến thức cần có của một người kỹ sư mà là cả những kinh
nghiệm, tình yêu, sự nhiệt tình trong công việc.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của thầy
giáo TS. Phạm Tuấn Hùng, người đã tận tình chỉ bảo và đóng góp những ý kiến quý báu
giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Mặc dù đồ án đã được hoàn thành nhưng do kiến thức còn có hạn nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Em kính mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo
để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Hà nội, ngày 20 tháng 01 năm 2010
Sinh viên thiết kế
Võ Thành Huy
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 1
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
I.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH :
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo thuộc vùng Bắc Trung bộ, phía Đông giáp biển Đông,
phía Tây giáp Lào, phía Bắc giáp Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình. Toàn tỉnh có
diện tích tự nhiên 6.044Km
2
, dân số 1,3 triệu người. Cơ cấu hành chính của tỉnh gồm 9
huyện và 2 thị xã bao gồm các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm
Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, hai thị xã là thị xã Hà tĩnh và
Hồng Lĩnh. Trong đó thành phố Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của
tỉnh. Hà Tĩnh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (gió Lào), kinh
tế kém phát triển, thu nhập kinh tế quốc dân chủ yếu là nông nghiệp. Trong nhiều năm
qua được sự giúp đỡ của Trung ương cùng với nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong tỉnh,
nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, tốc
độ tăng trưởng kinh tế còn thấp, mức sống của nhân dân tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều khó
khăn.
Thành phố Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh Hà tĩnh nằm trong hệ thống đô thị theo chiến
lược “Đô thị hoá và phát triển đô thị quốc gia” của cả nước và vùng Bắc Trung bộ.
Trên trục hành lang quốc lộ I và ven biển Hà tĩnh sẽ hình thành 3 cụm đô thị: Đô
thị Hà Tĩnh, đô thị Kỳ Anh, đô thị Hồng Lĩnh – Nghi xuân, trong đó Hà Tĩnh là đô thị
trung tâm, có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và quá trình phát
triển đô thị của tỉnh Hà Tĩnh.
I.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I.2.1. Vị trí địa lý :
Thành phố Hà Tĩnh nằm ở trung độ so với hai cụm kinh tế trọng điểm phía Bắc và
phía Nam trục hành lang kinh tế quốc lộ I và ven biển của tỉnh. Thành phố Hà tĩnh có
toạ độ địa lý là 18

0
22’ vĩ Bắc, 105
0
56’ kinh Đông cách thủ đô Hà Nội 350 Km về phía
Nam.
+ Bắc giáp cầu Cày sông Cửa Sót
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 2
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
+ Nam giáp xã Cẩm Bình huyện Cẩm Xuyên và hết xã Thạch Bình
+ Tây giáp sông Cày (Thạch Đài)
+ Đông giáp sông Rào Cái
I.2.2. Địa hình, địa mạo :
Nằm trong dải đồng bằng ven biển miền Trung, hình thành từ phù sa các sông và
bồi tích biển, Thành phố Hà Tĩnh có địa hình thấp, trũng. Cao độ mặt đất Thành phố từ
+0,5 ÷ +3,0 m, dốc thoải dần từ Tây Nam về Đông Bắc.
+ Khu vực đã xây dựng ở nội thị có cao độ: +3,0 ÷ +5,0 m;
+ Khu vực ven nội thị: cao độ: +2,0 ÷ 3,30m;
+ Khu vực đồng ruộng lúa xung quanh Thị xã: cao độ + 1,5 ÷ +2,0 m;
+ Khu vực ven sông Rào Cái cao độ rất thấp: 1 ÷ -0,5m
Một phần Thành phố đều nằm dưới mức nước sông cao nhất về mùa mưa. Vì vậy,
ven các sông Rào Cái và sông Cầy, một hệ thống đê vững chắc đã đựơc xây dựng để
bảo bên Thành phố và các vùng lân cận. Về mùa mưa, mức nước sông Rào Cái có thể
lên tới +3,8 m. Khi đó, nếu có mưa lớn trong Thành phố, toàn bộ Thành phố và các
vùng xung quanh đều bị ngập úng.
I.2.3. Khí hậu :
Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Có 2 mùa rõ rệt: mùa lạnh, khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa nóng, mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
a, Nhiệt độ không khí

+ Trung bình năm :
+ Cao nhất năm:
+ Tháp nhất năm:
+ Cao tuyệt đối:
+ Thấp tuyệt đối:
22,8
o
C
37,5
o
C
21,3
o
C
39,7
o

b, Độ ẩm tương đối không khí:
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 3
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
+ Trung bình năm:
+ Trung bình tháng:
86%
85 - 93%
c, Số giờ nắng:
+ Trung bình tháng mùa đông:
+ Trung bình tháng mùa hè:
93 h

178 h
d, Bốc hơi
+ Trung bình tháng cao nhất:
+ Trung bình tháng thấp nhất:
+ Trung bình năm:
131,18 mm
24,97 mm
66,64 mm/month
e, Mưa:
Mưa là yếu tố có tác động mạnh đến hệ thống thoát nước. Thành phố Hà Tĩnh
thuộc vùng có lượng mưa cao và tập trung.
+ Lượng mưa trung bình năm:
+ Lượng mưa lớn nhất năm:
+ Lượng mưa lớn nhất tháng:
+ Lượng mưa lớn nhất ngày:
2.661 mm
3.700 mm
1.450 mm
657.2 mm
(1983)
(1992)
e) Gió, bão:
+ Hướng gió chủ đạo hàng năm là từ Tây Nam và Đông Bắc. Gió Tây Nam nóng
và khô từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm (chủ yếu ở các tháng nóng nhất từ tháng 6
đến tháng 7). Gió Đông Bắc lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
+ Vào mùa chuyển tiếp có gió mát, dễ chịu từ hướng Đông Nam.
+ Bão thường xảy ra váo các tháng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Có năm có
tới 3 trận bão (1971).
I.2.4. Điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn
+ Điều kiện địa chất ở Thành phố Hà Tình khá phức tạp. Khoảng 10 m đầu tiên so

với mặt đất chủ yếu là cát và cát pha sét. Độ chịu lực của nền đất vào khoảng 0,8 –
1,5 kg/cm2.
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 4
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
+ Khu vực Trường Đoàn có địa chất rất tốt. Theo tài liệu khảo sát địa chất: lớp trên
là lớp đá tương đối đồng nhất có chiều dày từ 5 – 10 m, cường độ R > 2 Kg/cm
2
.
+ Về mùa mưa: mức nước ngầm xuất hiện ở độ sâu cách mặt đất từ 0,4 đến 1,0 m.
+ Về mùa cạn : mực nước ngầm sâu hơn cách mặt đất từ 1,5 đến 2,5 m.
I.2.5. Thuỷ văn và thuỷ triều
1, Thuỷ triều
Sông Rào Cái và sông Cày chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều. Về mùa khô,
dòng chảy trong sông chủ yếu do thuỷ triều. Về mùa mưa, dòng chảy trong các sông là
hỗn hợp giữa dòng nước từ thượng nguồn và dòng triều.
Thuỷ triều ở Thành phố Hà Tĩnh là nhật triều không đều. Trong mỗi tháng có 2 lần
triều cao và 2 lần triều thấp. Thời gian trung bình của chu kỳ này là khoảng 14 – 15
ngày. Biên độ triều lớn nhất trong năm thường xảy ra vào mùa khô. Từ tháng 5 đến
tháng 7, biên độ triều trung bình tại Cửa Sót vào khoảng 117 cm. Về mùa khô, triều xâm
nhập khá sâu vào nội địa.
2, Thuỷ văn
a, Sông ngòi:
- Sông lớn nhất chảy qua khu vực là Sông Rào Cái có diện tích lưu vực là 516
km
2
, phát nguyên từ dãy Đại Sơn giáp giới Kỳ Anh. Sông Rào Cái là đường thủy quan
trọng vì được nối với sông Lam qua cống Trung Lương bằng hệ thống kênh nhà Lê. Tuy
nhiên, về mặt cấp nước các sông này không có khả năng vì sự xâm nhập mặn với tần

xuất tương đối cao. Ranh giới thâm nhập của thủy triều khoảng 34 km trên sông Rào
Cái. Thủy triều ở đây theo chế độ bán nhật triều không đều, thời gian dâng nhỏ hơn thời
gian rút. Biên độ lớn nhất vào các tháng 1; 6; 7; và 12.
Các thông số:
+ Lưu lượng lớn nhất: Q
max
= 30 m
3
/s;
+ Lưu lượng nhỏ nhất: Q
min
= 0,2 m
3
/s;
+ Cốt mực nước nhất: H
max
= +6,87;
+ Cốt mực nước thấp nhất: H
min
= +1,79;
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 5
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
+ Hàm lượng cặn lớn nhất: C
max
= 9,91 g/cm
3
;
+ Hàm lượng cặn nhỏ nhất: C

min
= 1,3 g/cm
3
.
+ Triều cường có biên độ 2,3 m.
+ Triều yếu có biên độ 0,3 – 0,4 m.
- Sông Cầu Phủ nối thông ra biển có lưu lượng lớn nhất Qmax = 1430 m
3
/s, lưu
lượng nhỏ nhất Qmin = 2 m
3
/s. Sông này bị ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều, độ
nhiễm mặn cao (NaCL = 860 mg/l) cho nên không thể sử dụng cấp nước cho sinh hoạt.
- Sông Cầu Đông: là sông nhỏ chủ yếu là nước tái sinh từ đồng ruộng chảy
vào, thực chất là mương tiêu thoát nước, nước bị ô nhiễm nặng, đây không phải là
nguồn nước cấp cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
- Sông Cầu Cầy là một nhánh của Sông Rào Cái bắt nguồn từ dãy phía Tây
Thạch Hà và nhập vào sông Rào Cái tại Đò Điệm.
- Sông Cụt, một sông đào được kiến tạo từ triều Nguyễn có chiều dài 2800 m,
là công trình thoát nước tốt nhất cho trung tâm thành p hố và có ý nghĩa về giao thông
đường thủy. Sông Cụt xuất phát tại trung tâm thĩ xã và hợp với sông Rào Cái tại ngã ba
Đô Hà.
b, Hồ
Trong khu vực nghiên cưu có 8 Hồ, trong đó có 2 hồ lớn là Hồ Kẻ Gỗ và hồ Bộc
Nguyên, các hồ còn lại là hồ nhỏ chủ yếu đóng vai trò chứa nước thải cho khu vực, cho
nên không thể sử dụng vào mục đích cấp nước.
- Hồ Kẻ Gỗ:
Nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Tĩnh cách thành phố Hà Tĩnh 13 km. Hồ thu
toàn bộ dòng chảy phía thượng lưu sông Rào Cái, được xây dựng cùng với hệ thống
thuỷ nông Kẻ Gỗ, có tác dụng cắt lũ làm giảm đáng kể tình hình ngập lũ cho thành phố.

Hồ Kẻ Gỗ phục vụ tưới tiêu cho 17.000 Ha đất nông nghiệp của hai huyện Thạch Hà,
Cẩm Xuyên đồng thời cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Sau đây là một
số thông số chính về hồ Kẻ Gỗ
+ Đưa vào sử dụng từ năm 1980
+ Dung tích hồ: W = 228 triệu m
3
.
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 6
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
+ Diện tích lưu vực: F = 223 Km
2
.
+ Cao trình mực nước dâng trung bình: H
tb
= 30,5 m
+ Cao trình đỉnh đập H
đ
= 36 m
+ Cao trình mực nước chết H
c
= 14,7 m
- Hồ Bộc Nguyên:
Hồ Bộc Nguyên được xây dựng năm 1964 cách thành phố Hà Tĩnh 10 Km, chủ
yếu cấp nước cho sinh hoạt.
+ Dung tích hồ W = 22 triệu m
3
.
+ Diện tích lưu vực F = 23 km

2
.
+ Cao trình mực nước cao nhất: H
max
=18 m
+ Cao trình mực nước dâng trung bình: H
tb
= 16 m
+ Cao trình đỉnh đập tràn thiết kế H
đt
= 20 m
+ Cao trình nước chết H
c
= 10,5 m
I.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
I.3.1. Dân số
- Năm 2009: 117.546 người
- Dự báo phát triển dân cư:
+ Năm 2015: 160.000 người (với mức tăng cơ học và tự nhiên hàng năm 5,4%)
+ Năm 2025: 200.000 người (với mức tăng cơ học và tự nhiên hàng năm 3,4%)
I.3.2. Các công trình hạ tầng xã hội
Toàn thành phố có 130 cơ quan thuộc tỉnh, thị xã và Trung ương (chủ yếu là các cơ
quan kinh tế , giao dịch), trong thành phố có một số hệ thống thương nghiệp, dịch vụ
như: các trung tâm thương mại, chợ, khách sạn vừa và nhỏ.
- Hệ thống trường học gồm:
+ 10 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở, 2 trường trung học, 13 trường
mẫu giáo;
+ 1 trường cao đẳng sư phạm, 1 trường công nhân dạy nghề.
- Về Y tế:
+ 10 trạm y tế đặt tại phường xã;

+ 1 bệnh viện đa khoa tỉnh với 500 giường;
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 7
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
+ 1 bệnh viện y học cổ truyền với 200 giường;
+ 1 trung tâm y tế thị xã.
- Giao thông đô thị:
+ Giao thông đối ngoại: Đường Quốc lộ 1A chạy qua thành phố Hà Tĩnh dài
6,85 Km, trong đó có 3,2 Km qua nội thị với chiều rộng đường 41m.
+ Bến ô tô diện tích 0,5 Ha, cảng sông có công suất bốc dỡ 15.000 tấn năm, cầu
tàu bằng bê tông cốt thép cho tàu có trọng tải 200 tấn.
+ Giao thông nội thị: Hệ thống đường đô thị được xây dựng dạng ô vuông kết
hợp nan quạt với tổng chiều dài 46 Km, mật độ bình quân 1,5 Km/Km2.
- Cấp điện:
Thành phố Hà Tĩnh được cấp điện từ mạng quốc gia 110 kv qua một trạm biến áp
110/35/10 kv đặt ở Thạnh Linh. Mạng phân phối điện gồm 10 km đường dây 10 kv và
82 trạm biến áp 10/0,4 kv. Tồng điện năng tiêu thụ năm 2000 là 44.300.000 kwh, tiêu
thụ bình quân đầu người là 450 kwh/người/năm.
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 8
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN THIẾT KẾ
II.1. TÓM TẮT QUY HOẠCH CÁC GIAI ĐOẠN CỦA THÀNH PHỐ HÀ
TĨNH
II.1.1. Cơ sở hình thành phát triển đô thị :
Trên cơ sở chiến lược quốc gia phát triển đô thị, dựa trên cơ sở tiềm năng kinh tế,
văn hoá du lịch, thành phố Hà Tĩnh có các yếu tố phát triển như sau:

- Trục hành lang mang tính chiến lược quốc lộ I chạy dài suốt tỉnh, nối Hà tĩnh
với các tỉnh Thanh Hoá Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.
- Quốc lộ 8 Phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh là trục hành lang kinh tế Đông Tây, có khả
năng liên kết kinh tế với Lào và Thái Lan.
- Quốc lộ 12 phía Nam tỉnh là một trong những tuyến đường xuyên á, đảm
nhận vận chuyển hàng hoá từ Thái Lan, Lào ra cảng Vũng áng.
Như vậy với sự hình thành các trục giao thông quốc tế và trong nước tạo điều kiện
để thành phố Hà Tĩnh đẩy nhanh phát triển kinh tế, xã hội.
II.1.2. Dự báo quy mô dân số qua các giai đoạn:
Theo dự báo tỷ lệ tăng dân số của thành phố Hà tĩnh qua các giai đoạn như sau:
Bảng II-1. Bảng dự báo tỷ lệ tăng dân số của thành phố Hà Tĩnh qua các giai đoạn
(Đơn vị %)
Năm 2015 Năm 2025
Tỷ lệ tăng dân số chung nội thị
Trong đó: Tăng tự nhiên
Tăng cơ học
5,4
1,2
4,2
3,4
1,3
2,1
Kết quả dự báo như sau:
- Năm 2015: 160.000 người, nội thị 115.000 người, ngoại thị 45.000 người.
- Năm 2025: 200.000 người, nội thị 140.000 người, ngoại thị 60.000 người.
II.2. QUY HOẠCH CÁC GIAI ĐOẠN CẤP NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ
TĨNH:
II.2.1. Khu vực cấp nước và dân số:
Khu vực đề xuất quy hoạch cấp nước bao gồm các khu đô thị, khu hành chính khu
dịch vụ công cộng, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp hay làng nghề và khu công nghiệp

của thành phố Hà Tĩnh và thị trấn Thạch Hà.
− Quy mô dân số trong khu vực:
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 9
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
+ Năm 2015 cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất cho 8 phường nội thành (Thạch
Linh, Bắc Hà, Thạch Hưng, Thạch Phú, Tân Giang, Nam Hà, Thạch Yên và Đại
Nải) và 2 xã ngoại thị (Thạch Trung và Thạch Quý). Dự kiến dân số trong thành
phố Hà Tính: khu vực nội thị (KV1) là 115.000 người, ngoại thị (KV2) là 45.000
người.
+ Năm 2025 cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất cho 10 phường nội thị (Thêm 2
phường Thạch Trung và Thạch Quý) và 3 xã ngoại thị (Thạch Hạ, Thạch Môn và
Thạch Bình). Dự kiến dân số trong thành phố Hà Tính: nội thị (KV1) là 140.000
người, ngoại thị (KV2) là 60.000 người.
+ Đồng thời cấp nước cho Khu công nghiệp Mỏ sắt với dân số năm 2015 là 15.000
người, năm 2025 là 20.000 người.
− Các khu công nghiệp tập trung:
+ Xây dựng mới khu công nghiệp khai khoáng quặng sắt trong đó bố trí các nhà
máy tuyển quặng, khu khai thác quặng, các xí nghiệp phụ trợ, bãi thải công
nghiệp, với quy mô 350 ha.
+ Di chuyển các nhà máy xí nghiệp gây ô nhiễm trong nội thị ra khu công nghiệp
địa phương ở phía Bắc gần cảng Hộ Độ bao gồm các nhà máy sản xuất vật liệu
xây dựng, chế biến nông sản và thuỷ sản, cơ khí và công nghiệp tiêu dùng, với
quy mô 40 ha.
+ Xây dựng các khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống quy mô 15-20 ha
tại khu vực Thạch Hưng, Cầu Phủ.
II.2.2. Tiêu chuẩn cấp nước
a) Đến năm 2015:
− Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt:

+ Nội thị: 120l/ng,ngđ cấp cho 90% dân cư.
+ Ngoại thị: 90l/ng,ngđ cấp cho 70%.
− Tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp: 32 m
3
/ngđ.ha
− Nước công cộng: 10%
− Nước dự phòng rò rỉ: 30%
− Nước dùng cho bản thân nhà máy: 5%
b) Đến năm 2025:
− Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt
+ Nội thị: 150l/ng,ngđ cấp cho 100% dân cư.
+ Ngoại thị: 100l/ng,ngđ cấp cho 80% dân cư.
− Tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp: 35 m
3
/ngđ.ha
− Nước công cộng: 10%
− Nước dự phòng rò rỉ: 25%
− Nước dùng cho bản thân nhà máy: 5%
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 10
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
II.3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC :
II.3.1. Hiện trạng hệ thống cấp nước :
Trước năm 1954, thành phố Hà Tĩnh có hệ thống cấp nước do Pháp xây dựng, đây
là hệ thống cấp nước tự chảy chủ yếu phục vụ quân đội Pháp. Trong thời gian chống Mỹ
hệ thống cấp nước bị phá hỏng hoàn toàn. Năm 1988 nhà nước đã đầu tư xây dựng hệ
thống cấp nước với công suất 5.000 m3/ngđ; tuy nhiên, chỉ xây dựng được một số hạng
mục như trạm bơm cấp I, Trạm bơm cấp II, bể chứa 1000 m
3

, 20 Km đường ống có
đường kính từ
φ
150 -
φ
400mm.
Năm 1995 được sự giúp đỡ của Chính phủ Ôxtrâylia, thị xã Hà Tĩnh đã xây dựng
hệ thống cấp nước mới có công suất 11.000 m
3
/ngđ và đi vào hoạt động năm 1999.
Nguồn nước cấp cho thành phố Hà Tĩnh là nước mặt lấy từ hồ Bộc Nguyên cách thành
phố 10 Km.
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 11
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
Chương III
XÁC ĐỊNH QUY MÔ DÙNG NƯỚC
CÔNG SUẤT CỦA TRẠM CẤP NƯỚC
III.1. CÁC LOẠI NHU CẦU DÙNG NƯỚC :
III.1.1. Nước dùng cho sinh hoạt :
Căn cứ vào nhu cầu dùng nước ta chia thành phố làm hai khu vực cấp nước. Trong
đó, khu nội thị là khu vực 1 (KV1), khu ngoại thị là khu vực 2 (KV2).
Bảng III – 1. Bảng phân chia thành phố theo khu vực
TT Danh mục
Dân số
Số dân được
CN
Số tầng nhà
Tiêu chuẩn dùng

nước (l/ng-ngđ)
2015 2025 2015 2025 2015 2025 2015 2025
1 Khu vực 1 115.000 140.000 90% 100% 2-3 2-3 120 150
2 Khu vực 2 45.000 60.000 70% 80% 2-3 2-3 90 100
III.1.2. Nước dùng cho sản xuất
Thành phố Hà tĩnh có hai khu công nghiệp, trong đó khu công nghiệp I (KCNI – 2
ca) và khu công nghiệp II (KCNII – 3 ca) có chung tiêu chuẩn dùng nước.
Bảng III – 2. Diện tích, tiêu chuẩn cấp nước của khu công nghiệp
Khu công nghiệp Giai đoạn Diện tích (ha)
Tiêu chuẩn dùng nước
(m
3
/ngđ.ha)
Khu CN1
2015
40 32
Khu CN2 20 32
Khu CN1
2025
60 35
Khu CN2 20 35
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 12
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
III.1.3.Nước dùng cho bệnh viện :
Bảng III – 3. Quy mô, tiêu chuẩn cấp nước cho bệnh viện
Bệnh viện
Giai đoạn Quy mô (giường)
Tiêu chuẩn

(l/giường.ngđ)
BV đa khoa tỉnh
2015
800 300
BV y học cổ truyền
500
300
BV đa khoa tỉnh
2025
1000
300
BV y học cổ truyền
700
300
III.1.3. Nước dùng cho trường học:
Bảng III – 4. Quy mô, tiêu chuẩn cấp nước của trường học
Trường học
Giai đoạn Quy mô (người)
Tiêu chuẩn
(l/ng.ngđ)
Trường Cao đẳng sư phạm
2015
2500 80
Trường Công nhân dạy nghề 1500 80
Trường Cao đẳng sư phạm
2025
3500 80
Trường Công nhân dạy nghề 2000 80
III.1.4. Nước dùng cho tưới cây rửa đường:
Chọn tiêu chuẩn nước tưới cây rửa đường là 10% nước cấp cho sinh hoạt (theo

TCXDVN 33-2006).
+ Tưới cây vào các giờ: 4÷7
h
và 16÷19
h
; với tỷ lệ 40% tổng nước tưới cây rửa
đường.
+ Tưới đường vào các giờ: 6÷22
h
; với tỷ lệ 60% tổng nước tưới cây rửa đường.
III.2. LƯU LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO SINH HOẠT
- Lưu lượng nước trong ngày dùng nước lớn nhất xác định theo công thức:
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 13
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
1000
N.q
.KQ
max
ng
max
SH
=
(m
3
/ngđ) (3-1)
Trong đó:
+
max

SH
Q
: Lưu lượng nước trong ngày dùng nước lớn nhất (m
3
/ngđ)
+
max
ng
K
: Hệ số dùng nước không điều hòa lớn nhất ngày
max
ng
K
=1,2
÷
1,4. Chọn
max
ng
K
= 1,3
+ q: Tiêu chuẩn dùng nước
+ N: Số dân tính toán (Chỉ kể đến số dân được cấp nước)
Số liệu tính toán được tổng hợp trong Bảng III – 1.
Bảng III – 5. Lưu lượng nước dùng trong ngày dùng nước lớn nhất
Khu
vực
Giai
đoạn
Số dân
(người)

Số dân được
cấp nước (%)
Tiêu chuẩn dùng nước
(l/ng.ngđ)
max
SH
Q
(m
3
/ngđ)
KVI
2015 115.000 90 120 16146
2025 140.000 100 150 27300
KVII
2015 45.000 70 90 3685.5
2025 60.000 80 100 6240
Tổng 2015 160.000 19831.5
2025 200.000 33540
- Xác định hệ số không điều hòa giờ cho hai khu vực:
Hệ số dùng nước không điều hoà giờ xác định tuỳ thuộc vào quy mô thành phố,
thành phố lớn có hệ số K
h
nhỏ (chế độ dùng nước tương đối điều hoà) và ngược lại. Hệ
số K
h
max
có thể tính theo biểu thức:
K
h
max

=
α
max
.
β
max
(3-2)
Trong đó:
+
α
max
: Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc của các xí
nghiệp công nghiệp và các điều kiện địa phương khác.
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 14
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
+
β
max
: Hệ số kể đến số dân trong thành phố (theo TCXDVN 33-2006).
Bảng III – 6. Hệ số dùng nước không điều hòa
Khu vực Giai đoạn
α
max
β
max
Chọn K
h
max

KVI
2015 1,42 1,096 1,5
2025 1,41 1,09 1,5
KVII
2015 1,5 1,158 1,7
2025 1,5 1,14 1,7
III.3. LƯU LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO CÁC NHU CẦU KHÁC:
III.3.1. Nước cấp cho khu công nghiệp:
- Lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp được tính theo công thức:
CNCNCN
q.FQ
=
(3-
3)
Trong đó:
+ Q
CN
: Lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp, (m
3
/ngđ).
+ F
CN
: Diện tích khu công nghiệp, (ha).
+ q
CN
: Tiêu chuẩn dùng nước của khu công nghiệp, (m
3
/ha.ngđ).
Số liệu tính toán được lấy trong Bảng III – 2.
Bảng III – 7. Lưu lượng cấp nước cho khu công nghiệp

Khu công nghiệp Giai đoạn
Diện tích
(ha)
Tiêu chuẩn dùng nước
(m
3
/ngđ.ha)
Lượng nước tiêu
thụ
Q
CN
(m
3
/ngđ)
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 15
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
Khu CN1
2015
40 32 1280
Khu CN2 20 32 640
Khu CN1
2025
60 35 2100
Khu CN2 20 35 700
Tổng
2015 60 32 1920
2025 80 35 2800
III.3.2. Nước cấp cho bệnh viện:

- Lưu lượng nước cấp cho bệnh viện được tính theo công thức:
1000
G.q
Q
bv
BV
=
(m
3
/ngđ) (3-4)
Trong đó
+ q
bv
: Tiêu chuẩn dùng nước cho một giường bệnh (l/giường.ngđ)
+ G: Số giường bệnh (giường).
Số liệu tính toán được lấy theo Bảng III – 3.
Bảng III – 8. Lưu lượng cấp nước cho bệnh viện
Bệnh viện
Giai đoạn
Quy mô
(giường)
Tiêu chuẩn
(l/giường.ngđ)
Lưu lượng
(m
3
/ngđ)
BV đa khoa tỉnh
2015
800 300 240

BV y học cổ truyền
500
300 150
BV đa khoa tỉnh
2025
1000
300 300
BV y học cổ truyền
700
300 210
Tổng
2015
1300
300
390
2025
1700
300 510
III.3.3. Nước cấp cho trường học:
Có 2 loại trường học:
- Trường mẫu giáo và trường phổ thông trung học phân bố rải rác toàn tỉnh lưu lượng
sử dụng không lớn, nên ta tính như lưu lượng dùng nước dọc đường.
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 16
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
- Trường Đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề do có KTX nên ta tính là điểm dùng
nước tập trung.
- Lưu lượng nước cấp cho trường học được tính theo công thức:
1000

a.H.q
Q
th
TH
=
(m
3
/ngđ) (3–5)
Trong đó:
+ q
th
: Tiêu chuẩn dùng nước cho một người (l/ng.ngđ).
+ H : Quy mô đào tạo (người).
+ a : tỷ lệ được cấp nước (%).
Số liệu tính toán được lấy theo bảng III – 4.
Bảng III – 9. Lưu lượng cấp nước cho trường học
Trường học
Giai
đoạn
Quy

(người)
a
(%)
Tiêu chuẩn
(l/ng.ngđ)
Lưu lượng
(m
3
/ngđ)

Trường Cao đẳng sư phạm
2015
2500 75 80 150
Trường Công nhân dạy nghề 1500 75 80 90
Trường Cao đẳng sư phạm
2025
3500 75 100 262.5
Trường Công nhân dạy nghề 2000 75 100 150
Tổng
2015 4000 75 80 240
2025 5500 75 100 412.5
III.3.4. Nước tưới cây rửa đường:
Chọn tiêu chuẩn nước tưới cây rửa đường là 10% nước cấp cho sinh hoạt (theo
TCXDVN 33-2006).
+ Tưới cây vào các giờ: 5÷8
h
và 16÷19
h
; với tỷ lệ 40% tổng nước tưới cây rửa
đường.
+ Tưới đường vào các giờ: 6÷22
h
; với tỷ lệ 60% tổng nước tưới cây rửa đường.
- Năm 2015:
15,19835,19831.1,0%.10
===
I
SH
I
t

QQ
(m
3
/ngđ)
- Năm 2025:
3354335401,0%.10
=×==
II
SH
II
t
QQ
(m
3
/ngđ)
Bảng III – 10. Lưu lượng nước tưới cây, rửa đường
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 17
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
Q
Giai
đoạn
Nước tưới cây, rửa
đường
(m
3
/ngđ)
Tưới cây
(m

3
/ngđ)
Rửa đường
(m
3
/ngđ)
1 giờ 6 giờ 1 giờ 16 giờ
2015 1983,15 132,21 793,26 74,37 1189,89
2025 3354 223,6 1341,6 125,775 2012,4
III.3.5. Nước cấp cho khu bãi biển Thạch Hải:
Nước cấp cho bãi biển Thạch Hải điều hòa trong ngày với công suất được thể hiện
trong Bảng III – 11.
Bảng III – 11. Lưu lượng cấp nước bãi biển Thạch Hải
Giai đoạn
Lưu lượng
(m
3
/h) (m
3
/ngđ)
2015 16,67 400
2025 29,17 700
III.3.6. Nước cấp cho khu mỏ sắt:
Bên cạnh việc cấp nước cho thành phố Hà Tĩnh, hệ thống cấp nước còn cung cấp
nước riêng cho khu Mỏ sắt. Khu Mỏ sắt bao gồm cả khu dân cư và khu công nghiệp Mỏ
sắt (làm việc 3 ca).
Giải pháp cấp nước cho khu vực: Do khu Mỏ xa thành phố nên khu vực này dùng
bơm tăng áp. Nước từ hệ thống cấp nước chảy về bể chứa khu mỏ điều hòa.
 Tính toán công suất cho khu vực Mỏ sắt:
Ta coi khu vực này như một tiểu khu, do đó khi tính toán công suất ta áp dụng

công thức tính công suất như sau:
b].QQ)QQ(Q.a[Q
CNtTHBVSH
++++=
(3-6)
Trong đó:
+ a: Hệ số kể đến sự phát triển của công nghiệp địa phương, dịch vụ, trường phổ
thông; chọn a = 1,1
+ b: Hệ số kể đến những yêu cầu chưa dự tính hết và lượng nước do thất thoát, rò
rỉ; chọn b = 1,3.
Vậy công suất của khu vực được tính như sau:
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 18
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
b].QQQ.a[Q
CNtSH
++=
(3-7)
• Tính toán lưu lượng nước sinh hoạt của khu vực Mỏ sắt (áp dụng công thức 3-1)
Bảng III – 12. Lưu lượng cấp nước khu Mỏ sắt
Khu
vực
Giai
đoạn
Số dân
(người)
Số dân được
cấp nước (%)
Tiêu chuẩn dùng nước

(l/ng.ngđ)
max
SH
Q
(m
3
/ngđ)
KVI
2015 15.000 90 120 1620
2025 20.000 100 150 3000
• Tính toán lưu lượng tưới cây, rửa đường:
Chọn tiêu chuẩn nước tưới cây rửa đường là 10% nước cấp cho sinh hoạt (theo
TCXDVN 33-2006).
+ Tưới cây vào các giờ: 5÷8
h
và 16÷19
h
; với tỷ lệ 40% tổng nước tưới cây rửa
đường.
+ Tưới đường vào các giờ: 6÷22
h
; với tỷ lệ 60% tổng nước tưới cây rửa đường.
- Năm 2015:
1621620.1,0%.10
===
SHt
QQ
(m
3
/ngđ)

- Năm 2025:
30030001,0%.10
=×==
SHt
QQ
(m
3
/ngđ)
Bảng III - 13. Lưu lượng nước tưới cây, rửa đường
Q
Giai
đoạn
Nước tưới cây, rửa
đường
(m
3
/ngđ)
Tưới cây Rửa đường
m
3
/h

h
m
3
/h

h
2015 162 10,8 64,8 6,075 97,2
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 19

SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
2025 300 20 120 11,25 180
• Nước cấp cho công nhiệp:
Bảng III - 14. Lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp
Giai đoạn
Lưu lượng
(m
3
/h)
Lưu lượng
(m
3
/ng)
2010 83,33 2.000
2020 125 3.000
Công suất của khu vực được tính theo công thức (3 – 7):
- Năm 2015:
b].QQQ.a[Q
CNtSH
++=
=
[ ]
2,51273,1000.21621620.1,1
=×++
(m
3
/ngđ)
- Năm 2025:

b].QQQ.a[Q
CNtSH
++=
=
[ ]
825025,1.300030030001,1
=++×
(m
3
/ngđ)
III.4. QUY MÔ CÔNG SUẤT TRẠM CẤP NƯỚC :
- Công suất trạm cấp nước tính theo công thức (3 – 6):
- Năm 2010:
05,1QQ
ML
I
TR
×=
Trong đó:
+
ML
Q
: lưu lượng cấp vào mạng lưới,
3,1]4002,5127192015,1983)240390(5,198311,1[
×++++++×=
ML
Q
= 41437,5 (m
3
/ngđ).

375,4350905,15,41437
=×=
I
TR
Q
(m
3
/ngđ)
Lấy tròn
=
I
TR
Q
45000 (m
3
/ngđ)
- Năm 2020:
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 20
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
05,1QQ
ML
II
TR
×=
Trong đó:
+
ML
Q

: lưu lượng cấp vào mạng lưới,
25,1]825070033542800)5,412510(335401,1[
×++++++×=
ML
Q

=66150 (m
3
/ngđ).
6945805,166150
=×=
II
TR
Q
(m
3
/ngđ)
Lấy tròn
=
II
TR
Q
70000 (m
3
/ngđ)
III.5. NHU CẦU NƯỚC CẤP CHO CHỮA CHÁY CỦA THÀNH PHỐ
Việc tính toán lựa chọn số đám cháy xảy ra đồng thời và lưu lượng cần để dập tắt
các đám cháy cần theo TCVN 33-2006
III.5.1. Năm 2015:
a) Lựa chọn số đám cháy xảy ra đồng thời

+ Do đến năm 2015 dân số toàn thành phố Hà Tĩnh là 160.000 người, nhà thuộc loại
hỗn hợp có số tầng cao trung bình < 3 nên ta chọn số đám cháy đồng thời xảy ra cho
khu dân cư là 2 đám với lưu lượng chữa cháy cho 1 đám là 30 l/s.
+ Với các nhà máy xí nghiệp tập trung thành hai khu công nghiệp, bậc chịu lửa I và
II, hạng sản xuất D,E nên chọn số đám cháy xảy ra đồng thời cho khu công nghiệp là 2
đám với lưu lượng cho 1 đám là 10 l/s.
Tổng hợp ta chọn 2 đám cháy xảy ra đồng thời cho toàn thành phố.
b) Tính lưu lượng dập tắt các đám cháy
Tổng lưu lượng chữa cháy:
Q
CC
= 30 + 30+10+10 = 80 (l/s).
III.5.2. Năm 2025
a) Lựa chọn số đám cháy xảy ra đồng thời:
- Do đến năm 2025 dân số toàn thành phố Hà Tĩnh là 200.000 người, nhà thuộc
loại hỗn hợp có số tầng cao trung bình < 3 nên ta chọn số đám cháy đồng thời
xảy ra cho khu dân cư là 2 đám với lưu lượng chữa cháy cho 1 đám là 30 l/s.
- Với các nhà máy xí nghiệp tập trung thành hai khu công nghiệp, bậc chịu lửa I và
II, hạng sản xuất D,E nên chọn số đám cháy xảy ra đồng thời cho khu công
nghiệp là 2 đám với lưu lượng cho 1 đám là 10 l/s.
Tổng hợp ta chọn 2 đám cháy xảy ra đồng thời cho toàn thị xã.
b) Tính lưu lượng dập tắt các đám cháy.
Tổng lưu lượng chữa cháy:
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 21
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
Q
CC
= 30 + 30+10+10 = 80 (l/s).

III.6. LẬP BẢNG TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG NƯỚC CÁC GIAI ĐOẠN
III.6.1. Giai đoạn I
1) Nước cho nhu cầu sinh hoạt:
- Hệ số không điều hoà giờ
+ Khu vực I : K
H,max
= 1,5.
+ Khu vực II : K
H,max
= 1,7.
2) Nước tưới cây, rửa đường và quảng trường:
- Nước tưới cây tưới đều trong 6 tiếng từ 4h-7h và 16h-19h.
- Nước rửa đường phân đều trong 10 tiếng từ 8h-18h hàng ngày.
3) Nước công cộng :
- Nước cho trường học phân đều trong 10 tiếng từ 7h-12h và 13h-18h.
- Nước cho bệnh viện phân theo hệ số không đIều hoà K
H
=2,5.
4) Nước công nghiệp:
- Nước cho các xí nghiệp làm việc 2 ca phân bố đều từ 6h-22h.
- Nước cho các xí nghiệp làm việc 3 ca phân bố đều trong 24 giờ.
Từ đó ta lập được bảng tổng hợp lưu lượng cho giai đoạn I (Bảng III -15)
III.6.2. Giai đoạn II
1) Nước cho nhu cầu sinh hoạt:
- Hệ số không điều hoà giờ
+ Khu vực I : K
H,max
= 1,5.
+ Khu vực II : K
H,max

= 1,7.
2) Nước tưới cây, rửa đường và quảng trường:
- Nước tưới cây tưới đều trong 6 tiếng từ 4h-7h và 16h-19h.
- Nước rửa đường phân đều trong 10 tiếng từ 8h-18h hàng ngày.
3) Nước công cộng :
- Nước cho trường học phân đều trong 10 tiếng từ 7h-12h và 13h-18h.
- Nước cho bệnh viện phân theo hệ số không đIều hoà K
H
=2,5.
4) Nước công nghiệp:
- Nước cho các xí nghiệp làm việc 2 ca phân bố đều từ 6h-22h.
Nước cho các xí nghiệp làm việc 3 ca phân bố đều trong 24 giờ.
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 22
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
Từ đó ta lập được bảng tổng hợp lưu lượng cho giai đoạn II (Bảng III - 16)
`
Chương IV: NGUỒN NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN CẤP NƯỚC
IV.1. CÁC LOẠI NGUỒN NƯỚC :
IV.1.1. Nước ngầm:
Theo tài liệu đoàn 2F – Liên đoàn 2 địa chất thuỷ văn chuyên nghiên cứu nguồn
nước ngầm 3 tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh đã kết luận trong phạm vi 5 km xung
quanh thành phố Hà Tĩnh nguồn nước ngầm có chất lượng xấu (hàm lượng sắt 52 mg/l,
hàm lượng muối mặn 800 mg/l) không thể dùng cho dân dụng và công nghiệp.
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 23
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
IV.1.2. Nước mặt:

a) Sông:
Thành phố Hà Tĩnh có khá nhiều sông, nhưng chủ yếu là các sông đóng vai trò
thoát nước cho thành phố. Sông có lưu lượng đáng kể đó là:
- Sông Cầu Phủ với lưu lượng lớn nhất Q
max
= 1.200 m
3
/s, lưu lượng nhỏ nhất Q
min
=
30m
3
/s nối thông ra biển, độ nhiễm mặn NaCL lớn tới 860 mg/l. Do đó, sông này
không thể làm nguồn cấp nước cho thành phố.
- Sông Cầu Đông: là một sông nhỏ chủ yếu là nước tái sinh từ đông ruộng chảy vào.
Thực chất là một máng tiêu thoát nước, chất lượng nước xấu bị ô nhiễm nặng; do
vậy, cũng không thể làm nguồn cấp nước cho thành phố.
b) Hồ:
Thành phố Hà Tĩnh có 8 hồ, trong đó có 6 hồ làm nhiêm vụ chứa nước thải của
khu vực; 2 hồ còn lại là Hồ Kẻ gỗ và Hồ Bộc nguyên có chất lượng nước rất tốt và lưu
lượng lớn có thể làm nguồn cấp nước cho thành phố tại hiện tại và tương lai.
IV.1.3. Lựa chọn nguồn nước :
Qua các tài liệu về nguồn nước cho thấy chọn phương án nguồn nước là hồ chứa
Bộc Nguyên sẽ đảm bảo yêu cầu về công suất của hai giai đoạn đảm bảo yêu cầu về
chất lượng nguồn cấp nước đô thị; khả năng cung cấp nước của Hồ Bộc Nguyên lên tới
75.000 (m
3
/ngđ). Ngoài ra, cao trình mực nước dâng bình thường cao hơn cốt xây dựng
trung bình toàn thị xã là 5m. Điều này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao khi hệ thống
cấp nước đi vào sử dụng và phù hợp với quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh số

1096QĐ/UB ngày 26/3/1993 về việc sử dụng nguồn nước hồ Bộc Nguyên phục vụ sinh
hoạt và sản xuất nông nghiệp.
KẾT LUẬN:
- Nguồn nước:
Ta lựa chọn hồ Bộc Nguyên là nguồn cung cấp nước cho thành phố Hà Tĩnh trong
giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2025.
- Công suất:
+ Giai đoạn I: Công suất trạm xử lý là 45000 (m
3
/ngđ).
+ Giai đoạn II: Công suất trạm xử lý là 70000 ( m
3
/ngđ).
Giữ nguyên đơn nguyên cũ có công suất 20000 (m
3
/ngđ). Giai đoạn I ta xây dựng
thêm một đơn nguyên 25.000 (m
3
/ngđ). Tương tự như vậy trong giai đoạn II ta cũng xây
dựng thêm một đơn nguyên 25.000 (m
3
/ngđ)
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 24
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 25
SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50

×