Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Quyết định 3595 QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính trong lĩnh vực Đường bộ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.26 KB, 5 trang )

Công ty Luật Minh Gia
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
------Số: 3595/QĐ-UBND

/>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Thanh Hóa, ngày 16 tháng 9 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND
TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc
đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1256/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 3574/TTr-SGTVT ngày
29/8/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính trong lĩnh vực Đường bộ
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thanh Hóa (có Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan:
- Dự thảo Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của UBND tỉnh kèm theo Phương
án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính đã được phê duyệt tại Quyết định này,


trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt gửi Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
- Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền của UBND tỉnh.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
Điều 3. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan
thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Tư pháp; Thủ
trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nơi nhận:
- Như Điều 5 QĐ;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Cục KSTTHC - Bộ Tư pháp (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để báo cáo);
- Lưu: VT, NC (02).

Lê Thị Thìn

PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
ĐƯỜNG BỘ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND TỈNH THANH HÓA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3595/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Nhóm thủ tục hành chính: “Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương (đường đô thị, đường huyện, đường xã) đang
khai thác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (từ giai đoạn chấp thuận chủ trương xây dựng)”.
I. Nội dung đơn giản hóa
1. Thủ tục: “Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ địa phương (đường đô thị, đường huyện, đường xã) đang khai thác trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa”.
a) Về trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết:
Bãi bỏ quy định về trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết tại Điều 7
Quyết định số 909/QĐ-UBND ngày 18/3/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh. Lý do:
- Thứ nhất: Các nội dung trên hiện đang căn cứ vào Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày
18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (Thông tư này hiện nay đã hết hiệu lực thi hành
và được thay thế bởi Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải). Do đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
pháp luật năm 2015: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật
quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Vì vậy, các nội dung trên hiện
không còn phù hợp.
- Thứ hai: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 thì UBND cấp tỉnh không được quy định thủ tục hành chính, trừ trường hợp được luật giao.
b) Đề nghị không quy định về thành phần hồ sơ “Cam kết di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng
tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền; không được yêu cầu bồi

thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan” trong thủ tục trên và gộp nội dung
cam kết vào mẫu đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ địa phương.
Lý do: Nội dung của thành phần hồ sơ này thể hiện trách nhiệm của chủ đầu tư khi sử dụng, khai
thác công trình, được quy định tại Khoản 8 Điều 28 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày
24/02/2010 của Chính phủ.
c) Về mẫu đơn, tờ khai: Cần bổ sung mẫu đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm
vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương.
Lý do: Nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính và đảm bảo tính
thống nhất, cung cấp đúng, đủ thông tin cần thiết trong thực hiện thủ tục chấp thuận xây dựng
công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương
(đường đô thị, đường huyện, đường xã) đang khai thác.
d) Về kết quả thực hiện: Cần bổ sung thời hạn có hiệu lực của văn bản chấp thuận.
Lý do: Việc quy định thời hạn có hiệu lực của văn bản chấp thuận để tránh tình trạng chủ đầu tư
kéo dài thời gian tổ chức thi công xây dựng công trình, gây khó khăn trong hoạt động quản lý
của cơ quan nhà nước.
2. Thủ tục: “Cấp phép thi công công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ địa phương (đường đô thị, đường huyện, đường xã) đang khai thác trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa”.
a) Về trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết: Bãi bỏ quy định về trình
tự thực hiện, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết tại Điều 8 Quyết định số 909/QĐUBND ngày 18/3/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Lý do:
- Thứ nhất: Các nội dung trên hiện đang căn cứ vào Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày
18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (Thông tư này hiện nay đã hết hiệu lực thi hành
và được thay thế bởi Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải). Do đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169



Công ty Luật Minh Gia

/>
quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Vì vậy, các nội dung trên hiện
không còn phù hợp.
- Thứ hai: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 thì UBND cấp tỉnh không được quy định thủ tục hành chính, trừ trường hợp được luật giao.
b) Đề nghị không quy định về thành phần hồ sơ “Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết
yếu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư)” đối với
thủ tục trên.
Lý do: Hiện nay theo phân cấp quản lý đối với đường địa phương (đường đô thị, đường huyện,
đường xã) thì việc chấp thuận Văn bản trên thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện (theo Quyết
định số 909/QĐ-UBND) nên UBND cấp huyện đã có lưu trữ. Do đó, thành phần hồ sơ trên
không cần thiết phải yêu cầu chủ đầu tư nộp khi thực hiện thủ tục cấp phép thi công công trình
thiết yếu.
c) Về mẫu đơn, tờ khai: Cần bổ sung mẫu đơn đề nghị cấp phép thi công công trình thiết yếu
trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương.
Lý do: Nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính và đảm bảo tính
thống nhất, cung cấp đúng, đủ thông tin cần thiết trong thực hiện thủ tục cấp phép thi công công
trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương (đường đô
thị, đường huyện, đường xã) đang khai thác.
d) Về kết quả thực hiện: Cần bổ sung thời hạn có hiệu lực của giấy phép thi công.
Lý do: Việc quy định thời hạn có hiệu lực của giấy phép thi công để tránh tình trạng chủ đầu tư
kéo dài thời gian tổ chức thi công, gây khó khăn trong hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước.
II. Kiến nghị thực thi
1. Bãi bỏ các nội dung quy định về trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải
quyết tại Điều 7 và Điều 8 Quyết định số 909/QĐ-UBND ngày 18/3/2015 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Chính phủ quy định bổ sung 02 thủ tục hành chính
sau:
- Thủ tục: Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ địa phương (đường đô thị, đường huyện, đường xã) đang khai thác.
- Thủ tục: Cấp phép thi công công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ địa phương (đường đô thị, đường huyện, đường xã) đang khai thác.
III. Lợi ích phương án đơn giản hóa

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.710.625 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.359.250 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 351.375 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa là: 21,605 %./.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169



×