Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

QUẢN TRỊ rủi RO của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-----+----

TRẦN THỊ NGỌC TRÂM

QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-----+----

TRẦN THỊ NGỌC TRÂM

QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Tô Ngọc Hưng
PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng

HÀ NỘI, 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu, các kết luận khoa học
chưa được công bố trong các công trình tương tự nào khác trước đó.
Số liệu và tài liệu được trích dẫn trung thực, đầy đủ, có nguồn gốc
rõ ràng.
Hà Nội, ngày 19/1 /2017
Nguyên cứu sinh

Trần Thị Ngọc Trâm


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ ....................................... viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................ 1
2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 11

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 12
6. Những đóng góp mới của luận án ................................................................... 13
7. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 15
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................ 16
1.1 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.................................................................................................. 16
1.1.1 Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại ....................................... 16
1.1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ................ 18
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................................ 22
1.2.1 Khái niệm ................................................................................................... 22
1.2.2 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại ...................... 23
1.2.3 Mô hình quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại ..................................... 25
1.2.4 Nội dung quản trị những rủi ro cơ bản trong hoạt động kinh doanh tại ngân
hàng thương mại .................................................................................................. 28
1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................... 58


iii
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế .................................................................................. 58
1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam ...................................................................................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 69
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ....................... 70
2.1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ....................... 70

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển.............................................. 70
2.1.2 Một số chỉ tiêu cơ bản ................................................................................ 73
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM ..................................................................................... 75
2.2.1 Quản trị rủi ro tín dụng............................................................................... 75
2.2.2 Quản trị rủi ro tỷ giá ................................................................................... 84
2.2.3 Quản trị rủi ro lãi suất ................................................................................ 89
2.2.4 Quản trị rủi ro thanh khoản ...................................................................... 112
2.2.5 Quản trị rủi ro hoạt động .......................................................................... 120
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM....................................................................................................... 125
2.3.1 Những kết quả đạt được ........................................................................... 125
2.3.2 Những hạn chế ......................................................................................... 132
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................. 136
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 143
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ........................................ 144


iv
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .................... 144
3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần
ngoại thương Việt Nam ..................................................................................... 144
3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh cỉa VCB giai đoạn đến năm 2020 ......... 145
3.1.3. Một số bất cập đặt ra thách thức về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam và Viwtcombank .................. 147

3.2 GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM ................................................................................... 153
3.2.1 Nhóm giải pháp cụ thể về quản trị rủi ro tín dụng ................................... 153
3.2.2 Nhóm giải pháp về quản trị rủi ro tỷ giá .................................................. 157
3.2.3 Nhóm giải pháp về quản trị rủi ro lãi suất................................................ 161
3.2.4 Nhóm giải pháp cụ thể về quản trị rủi ro thanh khoản............................. 166
3.2.5 Quản trị rủi ro hoạt động .......................................................................... 169
3.2.6 Nhóm giải pháp bổ trợ ............................................................................. 170
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 178
3.3.1 Đối với Chính phủ .................................................................................... 178
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước .................................................................. 180
3.3.3 Đối với các Bộ ngành ............................................................................... 185
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 187
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 188
DANH MỤC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .................................................................................... 190
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 191
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 197


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB:

Ngân hàng phát triển châu Á

ATM:


Máy giao dịch ngân hàng tự động

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

CAR:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

CIC:

Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia

CSDL:

Cơ sở dữ liệu

CN:

Chi nhánh

CNTT:

Công nghệ thông tin

CSTT:

Chính sách tiền tệ


DN:

Doanh nghiệp

DNNN:

Doanh nghiệp Nhà nước

DPRR:

Dự phòng rủi ro

DSTT:

Doanh số thanh toán

DSSD:

Doanh số sử dụng

ĐVCNT:

Đơn vị chấp nhận thẻ

GNNĐ:

Ghi nợ nội địa

GNQT:


Ghi nợ quốc tế

HĐKD:

Hoạt động kinh doanh

HĐQT:

Hội đồng quản trị

HSC:

Hội sở chính

L/C:

Thư tín dụng

LS:

Lãi suất

LDR:

Hệ số tín dụng trên huy động vốn

MAS:

Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore



vi

NH:

Ngân hàng

NHĐT:

Ngân hàng điện tử

NHTMCP:

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHBL:

Ngân hàng bán lẻ

NHCSXH:

Ngân hàng chính sách xã hội

NHTMCPĐT&PT

Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển
Việt Nam

NHNN:


Ngân hàng Nhà nước

NHNg:

Ngân hàng nước ngoài

NHNo & PT NT:

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam

NHLD:

Ngân hàng liên doanh

NHTM:

Ngân hàng thương mại

NHTW:

Ngân hàng trung ương

NIM:

Chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay

NQH:

Nợ quá hạn


SPDV:

Sản phẩm dịch vụ

SME:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

PCCC:

Phòng chống chữa cháy

QLCĐV:

Quản lý cân đối vốn

QTRR:

Quản trị rủi ro

QLRRTT:

Quản lý rủi ro thị trường

RRHĐ:

Rủi ro hoạt động

RRLS:


Rủi ro lãi suất

RRTK:

Rủi ro thanh khoản

TCTC:

Tổ chức tài chính


vii

TCKT:

Tổ chức kinh tế

TSBĐ:

Tài sản bảo đảm

TSC:

Tài sản có

TSN:

Tài sản nợ


TTTM:

Tài trợ Thương mại

TTXNK

Thanh toán xuất nhập khẩu

TTQT:

Thanh toán quốc tế

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

VCB:

Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt
Nam

VAMC:

Công ty mua bán nợ các Tổ chức tín dụng Việt Nam

VNĐ:

Đồng Việt Nam

UBQLRR:


Ủy ban quản lý rủi ro

USD:

Đô la Mỹ

UBND:

Ủy ban nhân dân

XLRR:

Xử lý rủi ro

XNK:

Xuát nhập khẩu

WB:

Ngân hàng thế giới


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
Bảng 1.1

Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 2.1
Bảng 2.2

TÊN BẢNG
Các quy trình quản trị rủi ro
Tóm tắt phương pháp quản trị khe hở nhạy cảm
lãi suất năng động
Tỷ lệ ROE và RAROC đi với các khoản vay của
ANZ
Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của VCB
giai đoạn 2009 – 2015
Tăng trưởng dư nợ cho vay và tổng tài sản của
VCB giai đoạn 2009 – 2015

TRANG
25
39
60
72
80

Bảng 2.3

Các nhóm nợ của VCB giai đoạn 2009 – 2015

82

Bảng 2.4


Các phương pháp đo lường rủi ro lãi suất

101

Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 3.1

Vốn huy động từ nền kinh tế và tổng tài sản của
VCB giai đoạn 2009 – 2015
Một số chỉ tiêu về vốn điều lệ và hệ số CAR và
hiệu quả vốn tại VCB giai đoạn 2009 - 2015
Hạn mức duyệt đối với giao dịch ngoại tệ một
người duyệt
Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh và an toàn
của VCB giai đoạn 2010 – 2015
Một số chỉ tiêu định hướng của VCB giai đoạn
đến năm 2020

115
119
122
126
146

Bảng 3.2


Nguồn rủi ro về khách hàng

158

Bảng 3.3

Nguồn rủi ro từ VCB

159


ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 2.1

Diễn biến tăng trưởng dư nợ cho vay với tổng
tài sản của VCB giai đoạn 2009 – 2015

80

Biểu đồ 2.2

Diễn biến chất lượng tín dụng thể hiện các

nhóm nợ của VCB giai đoạn 2009 – 2015

82

Biểu đồ 2.3

Diễn biến nợ xấu của VCB năm 2015

83

Biểu đồ 2.4

Diễn biến quy mô nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu giữa
các tháng trong năm 2014

84

Biểu đồ 2.5

Diễn biến phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế
và tài trợ thương mại giữa các tháng trong năm
2015 của VCB

86

Biểu đồ 2.6

Diễn biến phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
của VCB năm 2015


87

Biểu đồ 2.7

Diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2014

88

Biểu đồ 2.8

Diễn biến tỷ giá giao dịch của VCB với khách
hàng năm 2015

89

Biểu đồ 2.9

Khe hở nhạy cảm lãi suất

107

Biểu đồ 2.10

Diễn biến lãi suất nội tệ giữa các tháng trong
năm 2014

108

Biểu đồ 2.11


Diễn biến lãi suất thị trường liên ngân hàng năm
2014

109

Biểu đồ 2.12

Diễn biến NIM giữa các quý của một số NHTM
được lựa chọn năm 2013-2014

109

Biểu đồ 2.13

Diễn biến lãi suất liên ngân hàng quý IV/2015

110

Biểu đồ 2.14

Diễn biến lãi suất giao dịch của VCB với KH
năm 2015

111

Biểu đồ 2.15

Khoảng cách chênh lệch lãi suất của VCB so
sánh với một số ngân hàng được lựa chọn năm


111


x

2015
Biểu đồ 2.16

Tăng trưởng quy mô vốn huy động từ nền kinh
tế với tổng tài sản giai đoạn 2009 – 2015

115

Biểu đồ 2.17

Diễn biến một số chỉ tiêu an toàn của VCB giai
đoạn 2009 – 2015

119

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TÊN HÌNH

TRANG

Hình 1.1


Mô hình hóa quản trị rủi ro phổ biến của các
ngân hàng nước ngoài

26

Hình 1.2

Khung quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng

54

Hình 1.3

Mối quan hệ giữa các thành phần của rủi ro hoạt
động

57

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ

TÊN SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 1.1

Hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM

17


Sơ đồ 2.1

Mô hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất

90

Sơ đồ 2.2

Vai trò các bộ phận trong mô hình quản trị rủi
ro lãi suất

91

Sơ đồ 3.1

Mô hình quản trị rủi ro

147

Sơ đồ 3.2

Mô hình khung quản lý rủi ro của Ngân hàng
thương mại

149


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Thực tiễn hoạt động ngân hàng trên thế giới, cũng như hoạt động ngân
hàng ở Việt Nam trong hơn 28 năm đổi mới vừa qua, nhất là từ năm 2007 đến
nay khi xảy ra cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ cho thấy, các
Ngân hàng thương mại (NHTM) phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của mình, từ rủi ro tín dụng đến rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi
suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động. Vì vậy bản thân các NHTM đã phải
thường xuyên quan tâm đến quản trị rủi ro, những năm gần đây càng đặt ra
tính cấp bách phải tăng cường hơn nữa công tác quản trị rủi ro trong toàn bộ
các hoạt động kinh doanh của mình để phù hợp với những diễn biến mới của
môi trường kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế.
Tại Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới hoạt động NH, các
NHTM đã quan tâm đến quản trị rủi ro. Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau:
mở rộng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh đầu thập niên 90, những vụ án kinh
tế lớn xảy ra trong các năm 1996 – 1997, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính khu vực năm 2007 – 2008,....các NHTM Việt Nam không ngừng tăng
cường, đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro, nâng cao năng lực quản
trị rủi ro. Song phải thừa nhận rằng, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của các NHTM Việt Nam vẫn chưa tiệm cận với với thông lệ quốc
tế. Mặc dù NHNN với sự trợ giúp quốc tế tổ chức nhiều cuộc hội thảo liên
quan đến quản trị rủi ro của NHTM, cũng như ban hành nhiều quy định về tỷ lệ
an toàn, các quy định về an toàn đối với NHTM của NHNN không ngừng được
chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện,.... tuy nhiên vẫn chưa có nền tảng vững chắc
hay quy định cụ thể thống nhất có tính lâu dài. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
cũng tổ chức nhiều khóa tập huấn với thuyết trình của chuyên gia nước ngoài
liên quan đến quản trị rủi ro, nhưng chưa có bài bản và chiến lược cụ thể.


2


Nhiều NHTM Việt Nam, nhất là NHTM cổ phần có đối tác chiến lược nước
ngoài, đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro,
nhưng về hiệu quả thì còn chờ thời gian. Yêu cầu đặt ra cho mỗi một NHTM ở
nước ta hiện nay là cần phải có mô hình quản trị rủi ro phù hợp với thông lệ nói
chung, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi NHTM và thực tiễn của nền kinh
tế.
Để thực hiện việc quản trị rủi ro một cách hiệu quả cần có sự phối hợp
của tất cả con người, cũng như mỗi đơn vị, tổ chức trong hệ thống của mỗi
NHTM như: HĐQT, Ban tổng giám đốc NHTM, Ban Giám đốc các chi nhánh
(CN) NHTM, kiểm toán và kiểm soát nội bộ, các cấp quản lý cấp cao. Các bộ
phận này phải có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ với nhau, thực hiện nghiêm
túc và thống nhất.
Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (VCB) là
NHTM nhà nước đầu tiên tại Việt Nam đã được cổ phần hóa vào năm 2006,
sau đó được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Là NHTM đi đầu
của Việt Nam trong quản trị rủi ro nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong
xu thế mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo cam kết quốc tế, giảm thiểu
những thiệt hại, hạn chế rủi ro cho khách hàng và cho ngân hàng. Trong thời
gian qua, tập trung là giai đoạn 2009-2015, nhất là từ năm 2012 đến nay, thực
hiện đề án tái cơ cấu TCTD theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, VCB
thực hiện nhiều biện pháp về mặt quản trị rủi ro như: xây dựng chiến lược,
chính sách, hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro, kế hoạch hàng năm, đề án cho
quản trị rủi ro mỗi lĩnh vực kinh doanh, từng sản phẩm và dịch vụ; Tổ chức
triển khai các đề án và chiến lược; Kiểm tra, kiểm soát, tổng kết và đánh giá
các hoạt động quản trị rủi ro. Hiện nay VCB đã có đối tác chiến lược nước
ngoài là tập đoàn ngân hàng Miziho Bank của Nhật Bản đồng thời thực hiện
chiến lược kinh doanh của mình, VCB đã và đang áp dụng chuẩn mực quản



3

trị tài sản Có, quản trị rủi ro nói chung và quản trị hoạt động theo thông lệ
quốc tế, nên bước đầu đã giữ vững thị phần, giữ vững thương hiệu, nâng cao
hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu được những rủi ro trong hoạt động kinh
doanh.
Tuy nhiên do các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
khác nhau, đặc biệt là diễn biến của môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn, phức
tạp và khó lường của tình hình xã hội,....đang đặt ra tính cấp bách đối với
VCB trong việc tiếp tục nâng cao năng lực quản trị rủi ro. VCB cũng đã nhận
thức sâu sắc việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh là yêu cầu hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh, phát triển ổn định bền vững giữ vững thương hiệu, nâng
cao uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Đây cũng là một nội dung, một yêu cầu của thực hiện đề án
tái cơ cấu VCB trong giai đoạn hiện nay, cũng như tiếp tục thực hiện đề án
này và các yêu cầu khác cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030.
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và
tìm ra các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm tăng cường, hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại VCB là hết sức cần
thiết. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương
mại cổ phần ngoại thương Việt Nam” làm công trình nghiên cứu Luận án
tiến sĩ kinh tế của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài
2.1. Nghiên cứu nước ngoài
Cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài về
quản trị rủi ro hay liên quan trực tiếp đến quản trị rủi ro trong hoạt động kinh



4

doanh của NHTM, trong khuôn khổ của luận án, tác giả xin đề cập đến một số
công trình chủ yếu sau đây:
-

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã tiến hành nhiều nghiên cứu

và đã đưa ra các khuyến nghị về đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Basel I
(1988) nhằm giới thiệu hệ thống đo lường vốn và một phương pháp chung để
ngân hàng chủ động đối mặt với rủi ro chất lượng các tài sản có ngân hàng
đang nắm giữ. Hiệp ước vốn Basel II (2004) đưa ra nhiều phương pháp đo
lường rủi ro tín dụng như phương pháp chuẩn hóa đơn giản (SSA), phương
pháp chuẩn hóa (SA), phương pháp dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ (IRB) cơ bản và nâng cao… Basel II gợi ý quy trình và công cụ quản lý rủi
ro tín dụng như: nhận biết rủi ro thông qua hệ thống các dấu hiệu tài chính,
phi tài chính và hệ thống xếp hạng nội bộ; Đo lường rủi ro thông qua mô hình
giá trị chịu rủi ro tín dụng (VAR); Quản lý rủi ro thông qua chính sách tín
dụng; Quản lý danh mục cho vay và phát sinh tín dụng. [62] [63] [64]
-

Glen Bullivant (2005) trong "Credit Management”đã trình bày bao

quát các khía cạnh của quản lý tín dụng. Nội dung trọng tâm, xuyên suốt mà
tác giả đưa ra là vấn đề dòng tiền, quản lý dòng tiền, vấn đề về lợi nhuận có
thể được cải thiện, nâng cao bằng nhiều kế hoạch tương thích. Tất cả các vấn
đề kiểm soát tín dụng quan trọng được đề cập một cách chi tiết, bao gồm cả
hướng dẫn về chính sách tín dụng và quản lý các chức năng tín dụng, điều
kiện tín dụng, đánh giá rủi ro, quản lý và mô hình hóa, thu hồi nợ, bảo hiểm
tín dụng, tín dụng xuất khẩu, tín dụng tiêu dùng, luật tín dụng thương mại và

các dịch vụ tín dụng. [67]
-

Hai tác giả Stephan Cowan, Glen Bullivant, Robert addlestone

(2004) với công trình nghiên cứu: "Effective credit control & debt recovery
handbook - Tottel Publisher”đã chỉ ra rằng, quản lý tín dụng lỏng lẻo và nợ
xấu thường là nguyên nhân tự làm suy yếu các NHTM đang thành công. Vì


5

thế, theo hai tác giả này, điều quan trọng là phải đảm bảo có được một hệ
thống giữ cho mức rủi ro tín dụng luôn thấp nhất, đặc biệt là khâu kiểm tra và
kiểm soát nội bộ, đồng thời nắm rõ thủ tục thu hồi nợ trong trường hợp không
được khách hàng thanh toán theo cam kết. Công trình nghiên cứu cũng đã cập
nhập hầu hết các vấn đề pháp lý mới nhất đồng thời cung cấp thông tin thực tế
về mọi khía cạnh của kiểm soát tín dụng và thu hồi nợ bao gồm: Chỉ dẫn và
thực hiện tín dụng đối với khách hàng mới, những thay đổi đối với luật thu
hồi nợ, ban hành luật bảo vệ số liệu, giải quyết việc nâng hạn mức tín dụng
cho các SME, làm thế nào để đưa ra một chính sách tín dụng, các điều khoản
thanh toán, thu hút các khách hàng lớn, thủ tục đối với các doanh nghiệp không
trả nợ hoặc phá sản và hiệu lực của chế tài bảo vệ thông tin. [68]
Các công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro thanh khoản NHTM của
nước ngoài rất đa dạng và phong phú như “Market and Liquidity Risk
Management in a Bank”của Stephan Schwill (2008), “Banking Liquidity Risk
Management Issues”của Rifki Ismal (2005), “Liquidity risk management”của
Richard Barfield và Shyam Venkat (2009). Các công trình này tập trung
nghiên cứu quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM dưới góc độ lý thuyết.[69]
[70] [71]

2.2. Nghiên cứu trong nước
2.2.1. Luận án tiến sỹ
Tại Việt Nam, hiện nay các đề tài về quản trị rủi ro còn không nhiều,
chỉ có một số đề tài nhưng tính ứng dụng vào thực tiễn chưa cao. Các đề tài
về quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam đa số đều nói chung về quản trị rủi
ro của hệ thống NHTM mà chưa thể đi sâu nghiên cứu cụ thể từng NH. Do đó
một trong các hướng đi nghiên cứu sâu hơn của Luận án đó là vấn đề cụ thể
về quản trị rủi ro tại một NHTM.
Về quản trị rủi ro tín dụng, có thể kể đến một số công trình sau:


6

- Luận án Tiến sỹ, với đề tài: “Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi do
tín dụng ngân hàng thương mại giai đoạn hiện nay” của Nghiên cứu sinh:
Nguyễn Hữu Thuỷ, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 1996 [53]. Công
trình tập trung nghiên cứu về rủi ro tín dụng của các NHTM trong giai đoạn
đầu đổi mới hoạt động ngân hàng trong những năm 1988-1994 và giải pháp
đến năm 2000, đặc điểm và môi trường hoạt động tín dụng những năm đó
khác biệt lớn so với hiện nay.
Khoảng trống nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng
của các NHTM nói chung giai đoạn đầu đổi mới, chưa nghiên cứu quản trị rủi
ro tại VCB trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
- Luận án Tiến sỹ, với đề tài: “Một số vấn đề rủi ro ngân hàng trong
điều kiện nền kinh tế thị trường”của Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương
Lan, tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 1995 [17]. Thành công cơ bản của
công trình đó là, Luận án đã khái quát được nền tảng lý thuyết và bức tranh
khái quát chung về rủi ro của NHTM Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, thời kỳ đầu đổi mới, thực hiện 2 Pháp lệnh Ngân hàng ở nước ta.
Khoảng trống nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về rủi ro nói

chung của các NHTM thời kỳ đầu đổi mới, thực trạng đến năm 1993 không
nghiên cứu về quản trị rủi ro tại một NHTM cụ thể, tại VCB hiện nay.
- Luận án Tiến sỹ kinh tế “Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” của NCS Đỗ Thị Kim
Hảo, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng, năm 2005 [9]. Thành công cơ bản: Luận
án nghiên cứu chuyên sâu và quản lý rủi ro lãi suất tại một NHTM lớn nhất và
có quy mô rộng nhất, với thực trạng đến năm 2003.
Khoảng trống nghiên cứu: không nghiên cứu về quản trị rủi ro tại một
NHTM Nhà nước đã cổ phần hóa, như tại VCB trong giai đoạn hiện nay.


7

- Đề tài luận án: “Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng thương mại Việt Nam”, của NCS Tạ Ngọc Sơn, bảo vệ tại Đại
học Kinh tế quốc dân, năm 2011 [39]. Thành công cơ bản: Luận án nghiên
cứu chuyên sâu và quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam nói chung,
với thực trạng đến năm 2009.
Khoảng trống ngiên cứu: không nghiên cứu về quản trị rủi ro tại một
NHTM cổ phần cụ thể, tại VCB trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án tiến sỹ kinh tế, với đề tài: “Quản trị tín dụng của các ngân
hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của NCS:
Trần Trung Tường, bảo vệ tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
năm 2011 [57]. Thành công cơ bản: Luận án tập trung nghiên cứu về quản trị
rủi ro tín dụng của khối NHTM cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
tập trung là giai đoạn 2005 – 2009 trước và sau khi Việt Nam chính thức là
thành viên của WTO.
Khoảng trống của công trình nghiên cứu đó là chỉ giới hạn trong nghiên
cứu quản trị tín dụng của các NHTM CP trên địa bàn TP. HCM, luận án
không đi sâu nghiên cứu về quản trị rủi ro tại VCB trong giai đoạn hiện nay.

- Luận án tiến sỹ kinh tế, với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” của nghiên cứu sinh:
Nguyễn Tuấn Anh, công tác tại Agribank, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc
dân năm 2011 [3]. Thành công cơ bản: Công trình tập trung nghiên cứu quản
trị rủi ro tín dụng nói chung và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank. Thực trạng và số liệu tập trung
là giai đoạn 2005-2008.
Khoảng trống nghiên cứu của công trình đó là giới hạn về thời gian từ
năm 2009 trở về trước và giải pháp đến năm 2015. Thực trạng được phân tích


8

và đánh giá không có tính cập nhật đến giai đoạn: 2010 – 2015, giải pháp đến
năm 2020 với những diễn biến phức tạp và đa dạng về rủi ro tín dụng đối với
Agribank, các NHTM Việt Nam.
Một hạn chế khác đó là công trình nghiên cứu chưa gắn với thực hiện
đề án tái cơ cấu Agribank, cũng như gắn với những biến động và vụ việc xẩy
ra tại chính NHTM này của các năm 2011-2014 dự báo sát về môi trường
kinh tế trong và ngoài nước giai đoạn 2015 – 2020 ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng của Agribank. Một khoảng trống nữa của công trình nghiên cứu luận án
nói trên đó là đi sâu vào nội dung quản trị rủi ro tín dụng của Agribank, không
nghiên cứu chuyên sâu vào quản trị rủi ro tại VCB trong giai đoạn hiện nay.
Các đề tài về quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam đa số đều nói
chung về quản trị rủi ro của cả hệ thống NHTM mà chưa thể đi sâu nghiên
cứu đến cụ thể từng NHTM.
Nhìn chung hầu hết các luận án, cuốn sách,… thường bị hạn chế bởi
quy mô một vấn đề nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài, chưa đạt được tầm cỡ
một công trình nghiên cứu tổng thể từ lý luận đến thực tế nhằm hỗ trợ cho các

nhà lập chính sách và điều hành NHTM trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện
nay chuyên sâu về quản trị rủi ro.
2.2.2. Một số bài viết đăng trên Tạp chí chuyên ngành hiện nay
Những bài viết có liên quan trực tiếp đến đề tài trong khoảng 5 năm
gần đây trên Tạp chí chuyên ngành có thể đề cập đến dưới đây:
Bài viết: “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân
hàng thương mại Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Loan, đăng trên Tạp chí
Ngân hàng, số 1+2, tháng 1/2012 [18]. Thành công cơ bản của bài viết là
thông qua số liệu và thực trạng về tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận, tỷ lệ nợ
xấu, hệ số CAR, của các hệ thống NHTM và một số NHTM được lựa chọn đã
phân tích rõ một số ưu điểm, hạn chế về hoạt động quản trị rủi ro nói chung


9

và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM nói riêng, đề xuất 3 nhóm giải pháp
theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết.
Hạn chế của công trình nghiên cứu đó là giới hạn về thời gian, thực
trạng tập trung là từ năm 2010 trở về trước,về không gian nghiên cứu tất cả
các NHTM, không chuyên sâu về quản trị rủi ro tại VCB giai đoạn hiện nay.
Bài viết: “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng
Basel II - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh
(trang 36 - 38), đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 20 (413)
tháng 10/2014 [4]. Thành công của bài viết là đã cho thấy rõ, tại Singapore,
Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) đặt ra tỷ lệ vốn áp dụng với các
ngân hàng tại quốc đảo này cao hơn so với mức tối thiểu của toàn cầu để củng
cố uy tín cho vị thế trung tâm tài chính. MAS cho rằng: “Mỗi NH tại
Singapore đều mang tầm quan trọng đối với hệ thống. Tỷ lệ vốn cao hơn sẽ
giúp họ hoạt động vững vàng hơn trong các điều kiện căng thẳng”. MAS đã ra
thông cáo sửa đổi yêu cầu vốn rủi ro đối với các NH tại Singapore để thực

hiện Basel III…
Hạn chế của công trình nghiên cứu là việc áp dụng Basel II tại các NH
ở Singapore hầu như không nghiên cứu về quản trị rủi ro tại VCB trong giai
đoạn hiện nay.
Bài viết: “Xây dựng khuôn khổ quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả tại
NHTM Việt Nam” của tác giả Trần Thị Minh Trang, đăng trên Tạp chí Ngân
hàng, số 5/2014 [55]. Thành công cơ bản của công trình nghiên cứu là đã
lượng hóa rủi ro hoạt động của NHTM theo cách tiếp cận vốn Basel II, thiết
kế mô hình quản trị rủi ro hoạt động, làm rõ thực trạng quản trị rủi ro hoạt
động của các NHTM Việt Nam và khả năng cũng như khuyến nghị áp dụng.
Hạn chế cơ bản của công trình nghiên cứu là không đi sâu vào quản trị
rủi ro tại VCB trong giai đoạn hiện nay.


10

Bài viết: “Hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế” của
hai tác giả: Đinh Thu Hương và Phan Đăng Lưu, đăng trên Tạp chí Ngân
hàng số 5/2014 [13]. Thành công cơ bản của bài viết đó là nghiên cứu sau khi
nêu Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của NHTM theo thông lệ quốc tế, đã nêu
bật mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện tại của Agribank theo 3 tầng, chỉ rõ
những hạn chế của mô hình này và đề xuất 4 nhóm giải pháp có liên quan
theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết.
Hạn chế cơ bản của công trình nghiên cứu là không nghiên cứu về quản
trị rủi ro tại VCB trong giai đoạn hiện nay.
2.2.3 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Việc áp dụng những tiêu
chuẩn an toàn hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế
trong hệ thống NH tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, do TS. Hoàng

Huy Hà (2012) làm chủ nhiệm; Bảo vệ tại NHNN Việt Nam, tháng 10/2012,
Hà Nội [10]. Thành công của công trình nghiên cứu đó là đã làm rõ cơ sở lý
luận về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM theo thông lệ quốc tế, làm rõ thực
trạng và tiến hành khảo sát, phân tích kết quả khảo sát, đánh giá những
khoảng cách giữa Việt Nam và thông lệ quốc tế từ kết quả khảo sát, đưa ra kết
luận và khuyến nghị theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Hạn chế cơ bản của đề tài đó là không nghiên cứu về khả năng ứng
dụng Basel II trong quản trị rủi ro tại VCB trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản trị danh mục
cho vay của một số NHTM cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp ngành 2012, do TS.Bùi Diệu Anh chủ nhiệm [2].
Thành công của công trình nghiên cứu là đã làm rõ những cơ sở lý
luận, phân tích và đánh giá rõ thực trạng trong giai đoạn 2006 - 2012 và đề


11

xuất 5 nhóm giải pháp, một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị
danh mục cho vay của một số NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM giai đoạn
tiếp theo. Đề tài đã xây dựng mô hình đo lường rủi ro nội bộ của NHTM cổ
phần,…
Hạn chế cơ bản của công trình nghiên cứu đó là không nghiên cứu
riêng về quản trị rủi ro tại VCB trong giai đoạn hiện nay.
2.3. Nhận xét chung
Các công trình nói trên nghiên cứu về quản lý và quản trị rủi ro tín
dụng, quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của Agribank, của các NHTM
cũng như đề cập đến quản trị một số loại rủi ro cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung
cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể và hệ thống, có
tính khá toàn diện về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại VCB, bao
gồm 5 lĩnh vực quản trị rủi ro quan trọng nhất: quản trị rủi ro tín dụng, lãi

suất, tỷ giá, thanh khoản và quản trị rủi ro hoạt động có tính cập nhật đến thời
điểm hiện tại: 2009-2015, định hướng và giải pháp đến năm 2020.
Các công trình nghiên cứu cũng chủ yếu sử dụng phương pháp định
tính, chưa sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý thuyết về quản trị rủi
ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
- Phân tích và đánh giá sát thực tiễn thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của VCB trong giai đoạn 2009 – 2015. Trên cơ sở đó đánh
giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi, có cơ sở khoa học,
có tính thuyết phục nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của VCB giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.


12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại NHTM
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về không gian: Chủ thể nghiên cứu được thực hiện tại VCB; Khách

thể nghiên cứu tập trung vào 5 lĩnh vực quản trị rủi ro quan trọng nhất: quản
trị rủi ro tín dụng, lãi suất, tỷ giá, thanh khoản và quản trị rủi ro hoạt động.
Các loại rủi ro khác tùy theo cách phân loại, như: rủi ro thị trường, rủi ro
ngoại hối, rủi ro đạo đức, rủi ro nguồn vốn,… được lồng ghép phân tích,
nghiên cứu dưới góc độ nguyên nhân của 5 loại rủi ro nói trên.

-

Góc độ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và kiến nghị là luận án tiến

sỹ, cá nhân nghiên cứu sinh.
-

Về thời gian: Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh

của VCB được tập trung ở giai đoạn 2009-2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với các phương pháp nghiên
cứu tổng hợp, thống kê, phân tích; đi từ cơ sở lý thuyết đến cơ sở thực tiễn và
phương pháp thống kê kinh nghiệm nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích
đặt ra trong luận án là tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh
tại VCB.
Phương pháp được sử dụng trong luận án chủ yếu là định tính, kết hợp
với khảo sát, chưa có điều kiện và không có điều kiện thực hiện phương pháp
định lượng, điều tra điển hình, phương pháp chuyên gia.
Các nguồn số liệu chủ yếu là số liệu thứ cấp của Hội sở chính VCB và
một số nguồn khác.


13

6. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, thông qua hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản
trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại NHTM, luận án làm rõ những cơ sở
lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM, từ

đó: Luận án khẳng định các NHTM phải áp dụng nhiều biện pháp có hiệu quả
khác nhau để không ngừng tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh, dựa trên các nguyên tắc, nội dung và phương pháp cụ thể, có các chính
sách quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà NHTM phải tuân thủ, hoặc
lựa chọn. Có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt
động kinh doanh mà các NHTM cần phải hướng tới, đạt được. Trong quản trị
rủi ro hoạt động kinh doanh, các NHTM cũng phải chú ý, phân tích kỹ các
nhân tố ảnh hưởng đến từng loại rủi ro, từng lĩnh vực quản trị rủi ro. Các
NHTM cần phải nhanh chóng đo lường, phân loại, lượng hóa các rủi ro theo
thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập. Chỉ rõ những ưu điểm,
nhược điểm của mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
NHTM; Các mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh đang áp dụng
tại một số ngân hàng lớn trên thế giới và đang áp dụng tại một số NH nước
ngoài.
Thứ hai, thông qua đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động
kinh doanh tại VCB thời gian qua, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan gây ra
những hạn chế về quản trị rủi ro. Luận án cho rằng, thời gian qua, Hội đồng
quản trị, Ban điều hành VCB đã quan tâm đến các lĩnh vực quản trị rủi ro,
không ngừng hoàn thiện các quy định nội bộ, thường xuyên chỉ đạo quyết liệt,
tổ chức triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khai thác những lợi thế, điểm
mạnh, hạn chế những bất cập, nhược điểm, mặt yếu trong hoạt động tín dụng,
thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vốn,….nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, công tác


×