Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.1 KB, 85 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

1

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

MỤC LỤC
Trang
+) Đặc điểm của sản phẩm xây dựng.................................................................11
1.Sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc...............................................................11
2. Thời gian sử dụng và giá trị sản phẩm..............................................................11
3. Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và
đặc điểm địa lý nơi xây dựng..............................................................................11
+) Đấu thầu 1 túi hồ sơ.......................................................................................24
+) Đấu thầu 2 túi hồ sơ......................................................................................24
+) Đấu thầu 2 giai đoạn......................................................................................24
1.3.4.1. Thu thập các thông tin liên quan tới gói thầu............................................27
1.3.4.2. Xem xét sơ bộ Hồ sơ mời thầu và lập kế hoạch làm Hồ sơ dự thầu............27
1.3.4.3. Lập hồ sơ dự thầu...................................................................................28
1.3.4.5. Nhận kết quả đấu thầu............................................................................30
1.3.4.6. Thương thảo và kí hợp đồng...................................................................30
1.3.4.7 .Đánh giá, rút kinh nghiệm.......................................................................31
1.3.5. Nội dung cơ bản trong Hồ sơ dự thầu của Cơng ty...................................31
1.4.1. Giới thiệu về gói thầu................................................................................36
1.4.2. Phương thức tham dự thầu.........................................................................37
1.4.4.1. Tiến hành lập hồ sơ dự thầu ...................................................................38
1.4.5. Nộp Hồ sơ dự thầu và tham dự buổi mở thầu............................................48
1.4.6. Thương thảo và kí kết hợp đồng................................................................48
1.5.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của Công ty.....................57
1.5.2.1. Hạn chế về thị trường ............................................................................58
1.5.2.2. Hạn chế về năng lực máy móc thiết bị.....................................................59


1.5.2.3. Hạn chế trong việc buông lỏng quản lý, giám sát thi công công trình.........59
1.5.2.4. Cơng tác lập hồ sơ dự thầu vẫn cịn nhiều thiếu sót...................................60
1.5.3. Ngun nhân của những thành cơng và hạn chế........................................60
+) Nguyên nhân khách quan:..............................................................................62
+) Các nhân tố thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước:...........................................62

+) Nguyên nhân chủ quan:..................................................................................64
..............................................................................................................................................66
2.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7
(COMA 7) trong thời gian tới .............................................................................................66

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

2

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty............................68

2.2.1.Đẩy mạnh hoạt động marketing xây dựng..................................................68
2.2.2. Chiến lược giá............................................................................................71
2.2.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, xây dựng đội ngũ
công nhân kỹ thuật lành nghề; bố trí, sắp xếp, và sử dụng hợp lý đội ngũ lao
động ....................................................................................................................72
2.2.4. Phát huy các biện pháp sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hiện đầu tư có

trọng điểm đồng bộ, tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng máy móc, thiết bị
và nguyên vật liệu sản xuất..................................................................................76
2.2.5. Tăng cường hoạt động tạo vốn..................................................................78
2.2.6. Thường xuyên kiểm tra chất lượng cơng trình..........................................79
2.2.7. Kiến nghị với Nhà nước............................................................................80
2.2.7.1. Cập nhật giá cả thị trường để đưa ra định mức phù hợp............................80
2.2.7.2. Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính.................................................80
2.2.7.3. Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những
trường hợp vi phạm quy định về đấu thầu............................................................81
2.2.7.4. Quy định chặt chẽ trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu
..........................................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................84

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

3

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

+) Đặc điểm của sản phẩm xây dựng.................................................................11
1.Sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc...............................................................11
2. Thời gian sử dụng và giá trị sản phẩm..............................................................11
3. Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và

đặc điểm địa lý nơi xây dựng..............................................................................11
+) Đấu thầu 1 túi hồ sơ.......................................................................................24
+) Đấu thầu 2 túi hồ sơ......................................................................................24
+) Đấu thầu 2 giai đoạn......................................................................................24
1.3.4.1. Thu thập các thơng tin liên quan tới gói thầu............................................27
1.3.4.2. Xem xét sơ bộ Hồ sơ mời thầu và lập kế hoạch làm Hồ sơ dự thầu............27
1.3.4.3. Lập hồ sơ dự thầu...................................................................................28
1.3.4.5. Nhận kết quả đấu thầu............................................................................30
1.3.4.6. Thương thảo và kí hợp đồng...................................................................30
1.3.4.7 .Đánh giá, rút kinh nghiệm.......................................................................31
1.3.5. Nội dung cơ bản trong Hồ sơ dự thầu của Công ty...................................31
1.4.1. Giới thiệu về gói thầu................................................................................36
1.4.2. Phương thức tham dự thầu.........................................................................37
1.4.4.1. Tiến hành lập hồ sơ dự thầu ...................................................................38
1.4.5. Nộp Hồ sơ dự thầu và tham dự buổi mở thầu............................................48
1.4.6. Thương thảo và kí kết hợp đồng................................................................48
1.5.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của Công ty.....................57
1.5.2.1. Hạn chế về thị trường ............................................................................58
1.5.2.2. Hạn chế về năng lực máy móc thiết bị.....................................................59
1.5.2.3. Hạn chế trong việc buông lỏng quản lý, giám sát thi cơng cơng trình.........59
1.5.2.4. Cơng tác lập hồ sơ dự thầu vẫn cịn nhiều thiếu sót...................................60
1.5.3. Ngun nhân của những thành công và hạn chế........................................60
+) Nguyên nhân khách quan:..............................................................................62
+) Các nhân tố thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước:...........................................62

+) Nguyên nhân chủ quan:..................................................................................64
..............................................................................................................................................66
2.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Cơng ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7
(COMA 7) trong thời gian tới .............................................................................................66


Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

4

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty............................68

2.2.1.Đẩy mạnh hoạt động marketing xây dựng..................................................68
2.2.2. Chiến lược giá............................................................................................71
2.2.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, xây dựng đội ngũ
công nhân kỹ thuật lành nghề; bố trí, sắp xếp, và sử dụng hợp lý đội ngũ lao
động ....................................................................................................................72
2.2.4. Phát huy các biện pháp sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hiện đầu tư có
trọng điểm đồng bộ, tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng máy móc, thiết bị
và nguyên vật liệu sản xuất..................................................................................76
2.2.5. Tăng cường hoạt động tạo vốn..................................................................78
2.2.6. Thường xuyên kiểm tra chất lượng cơng trình..........................................79
2.2.7. Kiến nghị với Nhà nước............................................................................80
2.2.7.1. Cập nhật giá cả thị trường để đưa ra định mức phù hợp............................80
2.2.7.2. Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính.................................................80
2.2.7.3. Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những
trường hợp vi phạm quy định về đấu thầu............................................................81
2.2.7.4. Quy định chặt chẽ trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu
..........................................................................................................................82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................84

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

5

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

Danh mục từ viết tắt

COMA

Construction and machinery joint stock company

CNH – HĐH

Công nghiệp hố - Hiện đại hố

HĐQT

Hội đồng quản trị

CBCN

Cán bộ cơng nhân


GTVT

Giao thơng vận tải

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

ATLĐ

An tồn lao động

ANCT

An ninh cơng trình

VSMT

Vệ sinh mơi trường

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

ATGT

An tồn giao thông

VLXD


Vật liệu xây dựng

KL

Khối lượng

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

6

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

LỜI NĨI ĐẦU

Trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của ngành xây dựng chiếm một vị trí
đặc biệt. Trình độ, quy mơ và tốc độ phát triển hợp lý của ngành quyết định nhịp độ
phát triển của nền kinh tế, xác định khả năng cho phép mở rộng tái sản xuất, quyết
định quy mô và thời gian giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản như: tốc độ,
quy mơ cơng nghiệp hố; khả năng có thể ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa
học kỹ thuật và cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Sự mở
rộng, tăng cường hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản một cách có hiệu quả là tiền đề
để tăng trưởng kinh tế.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của thị trường xây dựng
Việt Nam ngày càng sôi động với rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của đủ

mọi thành phần kinh tế đã và đang được thực hiện. Trong bối cảnh đó, đấu thầu là
một phương thức lựa chọn nhà thầu cho sự thành công của chủ đầu tư.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động đấu thầu còn là vấn đề mới mẻ chỉ tiến hành
một vài năm trở lại đây và chưa hoàn chỉnh về nhiều mặt. Cùng với điều này, nhiều
doanh nghiệp xây dựng cũng đang phải tự điều chỉnh tiến tới thích ứng hồn tồn với
phương thức cạnh tranh mới. Vì thế, hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp này
không tránh khỏi bất cập và gặp những khó khăn dẫn đến hiệu quả hoạt động đấu
thầu xây lắp chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, việc làm của người lao động
cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Qua thời gian thực tập tại Cơng ty cổ phần cơ khí và xây lắp số (COMA 7 ),
em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: “ CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP SỐ 7 ( COMA 7 ) , THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP.”Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được
chia thành 2 chương chính sau:

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

7

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP SỐ 7 (COMA 7)
CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU
THẦU TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP SỐ 7 (COMA 7)

Vì trình độ và thời gian có hạn, bài viết khó có thể tránh được những thiếu sót
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo cũng như các cán bộ
Công ty Cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 (COMA 7).
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn - Thạc sĩ Lương Hương
Giang cùng tồn bộ cán bộ cơng nhân viên của Cơng ty cổ phần cơ khí và xây lắp số
7 (COMA 7) đã giúp đỡ nhiệt tình cho em hoàn thành bài viết này.

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

8

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP SỐ 7 (COMA 7)

1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp
số 7 (COMA 7)
1.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty cổ phần Cơ khí và Xây
lắp số 7 (COMA7)
Cơng ty cổ phần Cơ Khí và Xây Lắp số 7 (tên viết tắt COMA7) là một thành
viên của Tổng Cơng Ty Cơ khí xây dựng, là doanh nghiệp được thành lập dưới hình
thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo quyết định số
1803/QĐ- BXD ngày 19/11/2004 của Bộ Xây Dựng, trên cơ sở cũ là Công ty Cơ khí
và Xây lắp số 7 (năm 2000) và tiền thân là Nhà máy Cơ khí Kiến trúc Gia Lâm (được

thành lập từ năm 1966).
Tên Giao dịch quốc tế: CONSTRUCTION AND MACHINERY JOINT
STOCK COMPANY No 7.
Trụ sở chính: Km 14 - Quốc lộ 1A - Thanh Trì - Hà Nội.
Điện thoại: 04-8615254, 8614381
Fax: 04-8614294
Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định pháp luật,
được đăng ký kinh doanh theo Luật định, được tổ chức và hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp và điều lệ của công ty cổ phần đó được Đại hội đồng cổ đơng thơng
qua.
Vốn Điều lệ: 10.000.000.000 (Mười tỷ đồng Việt Nam)
Cổ phần phát hành lần đầu: 100.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là
100.000 đồng, với trị giá: 10.000.000.000 đồng.

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

9

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

Năm 1970, Nhà máy Cơ khí Kiến trúc Liên Ninh được đổi tên thành Nhà máy
Cơ khí Xây dựng Liên Ninh theo Quyết định 457 BXD/TCLĐ của Bộ xây dựng.
Ngày 02/01/1996 Nhà Máy Cơ khí Xây Dựng Liên Ninh được đổi tên thành
Cơng ty Cơ Khí Xây Dựng Liên Ninh theo quyết định 165/BXD-TCLĐ của Bộ xây

dựng.
Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng Cơng ty Cơ Khí Xây Dựng theo quyết định
1567/BXD ngày 01/11/2000 của Bộ Xây Dựng, Cơng ty Cơ khí xây dựng Liên Ninh
được đổi tên thành Cơng ty Cơ Khí và Xây lắp số 7.
Nếu như trước đây công ty chỉ là một cơ sở nhỏ bé, thiết bị công nghệ lạc hậu,
sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, cơng nhân khơng
có việc làm, Nhà máy gần như lâm vào tình trạng bế tắc, thì nay Cơng ty COMA7
đang trên đà phát triển về mọi mặt.Từ năm 1995 tới nay, dưới sự lãnh đạo của Tổng
Cơng ty Cơ Khí Xây dựng, Cơng ty COMA7 đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, trang
thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất lao động nhằm hạ giá
thành sản phẩm, Công ty cũng đó áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
9001:2000, COMA7 đã dần dần khôi phục và mở rộng được mạng lưới tiêu thụ trên
khắp cả nước.
Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7 đã quán triệt đường lối của Đảng,
mạnh dạn tham gia chế tạo, lắp đặt nhiều cơng trình trọng điểm của Nhà nước và của
nhiều địa phương, đã thực hiện thành công nhiều dự án về chế tạo cơ khí, chế tạo các
thiết bị phi tiêu chuẩn, xây lắp các cơng trình dân dụng, công nghiệp, giao thông cầu
đường, thủy lợi phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và đã đạt hiệu quả cao.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động kinh doanh
Cơng ty Cổ phần Cơ khí và xây lắp số 7 có chức năng chủ yếu hoạt động
trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh như: xây lắp, cơ khí, đúc và chế tạo kết cấu
thép đặc biệt là chế tạo các thiết bị phi tiêu chuẩn. Bên cạnh đó Cơng ty có điều chỉnh
mở rộng và phát triển sang các lĩnh vực khác.

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp


10

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

Hiện nay Cơng ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7 có đặc điểm hoạt động
trong các lĩnh vực sau:
+ Sản xuất thiết bị máy móc cho ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và cơng
trình đơ thị.
+ Đầu tư kinh doanh phát triển và thi công xây dựng các công trình dân dụng,
cơng nghiệp, giao thơng, thủy lơi, cơng trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công
nghiệp, công trình đường dây điện, trạm biến áp điện, điện lạnh, hệ thống kỹ thuật cơ
điện cơng trình.
+ Gia cơng, lắp đặt khung nhơm kính, lắp đặt thiết bị.
+ Lập dự án đầu tư, thiết kế cơng trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công
nghiệp.
+ Kinh doanh nhà và bất động sản.
+ Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ, xuất khẩu lao động và chuyên
gia kỹ thuật.
+ Sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng, phụ tùng, phụ kiện
bằng kim loại, sơn tĩnh điện, mạ decor vân gỗ, vân đá trên nhôm.
+ Kinh doanh nhà hàng khách sạn.
+ Đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực.
+ Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật.
Nhiệm vụ của Công ty là kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, đảm bảo
chất lượng sản phẩm dịch vụ mà Công ty cung cấp, đảm bảo việc làm và quyền lợi
chính đáng cho người lao động. Công ty thực hiện chế độ kế tốn, kiểm tốn và báo
cáo tài chính, cơng khai tài chính hàng năm và thực hiện báo cáo thống kê theo quy
định hiện hành của nhà nước, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Cơng ty
bảo tồn vốn và phát triển vốn, đồng thời quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn

vốn.

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

11

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

1.1.3. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và hoạt động sản xuất xây dựng
+) Đặc điểm của sản phẩm xây dựng
1. Sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc
Đặc điểm này địi hỏi nhà thầu xây dựng phải có một năng lực nhất định. Với
mỗi cơng trình khác nhau thì kiến trúc, công dụng và phương pháp thi công khác
nhau nên công việc bóc tách khối lượng cơng việc cần làm; tính tốn tiến độ thi cơng,
số lượng máy móc, nhân cơng huy động cho cơng trình và đề xuất biện pháp thi cơng
cho cơng trình là khác nhau đối với một nhà thầu.
2. Thời gian sử dụng và giá trị sản phẩm
Khác với những sản phẩm thông thường, yêu cầu về độ bền vững và thời gian
sử dụng của các công trình xây dựng thường lớn và dài. Do có độ dài về thời gian sử
dụng nên các cơng trình có nhu cầu lớn về sửa chữa lớn, sửa chữa thường xun, cải
tạo, mở rộng,...
Bên cạnh đó, giá trị của cơng trình xây dựng lớn hơn giá trị của hàng hố thơng
thường nên nhà thầu xây dựng nhiều khi phải có 1 lượng vốn đủ lớn để tiến hành thi
công trong thời gian chờ vốn thanh toán của chủ đầu tư.
Đặc điểm này cho thấy nếu nhà thầu có những sai sót trong thi cơng thì sẽ gây

lãng phí lớn và việc sửa chữa sẽ khó khăn..
3. Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã
hội và đặc điểm địa lý nơi xây dựng.
Đặc điểm này chi phối các hoạt động: khảo sát, thiết kế, các phương pháp thi
công, giá cả đất đai, vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng,...
Các chính sách kinh tế - xã hội tại địa phương nơi thực hiện xây dựng đặc biệt
là các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, nếu thơng thống sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho nhà thầu tiến hành xây dựng.

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

12

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

Các cơng trình xây dựng được thi công trên một địa điểm, nơi đó đồng thời gắn
liền với việc tiêu thụ và thực hiện giá trị sử dụng của cơng trình. Địa điểm tiêu thụ
sản phẩm sẽ do chủ đầu tư quyết định, nhà thầu chỉ có thể xác định địa điểm tiêu thụ
và thi công thông qua việc thông báo của chủ đầu tư.
Nếu nơi xây dựng có kết cấu địa chất ổn định thì cơng trình sẽ bền vững. Nếu
kết cấu địa chất không ổn định hoặc ở vào nơi trước kia là hồ, ao sau đó được lấp đất
thì sẽ phải tốn rất nhiều chi phí cho việc làm nền móng của cơng trình.
Do vậy, nhà thầu trước khi tiến hành xây dựng cơng trình phải tiến hành điều
tra thực tế tại địa điểm nơi thực hiện xây dựng từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu
giảm tới mức tối đa các rủi ro có thể xảy ra do đặc điểm này của sản phẩm xây dựng.

+) Đặc điểm của hoạt động sản xuất xây dựng
1. Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ
thể vì sản xuất xây dựng rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Trong phần
lớn các ngành sản xuất khác, người ta có thể sản xuất sẵn hàng loạt sản phẩm để bán.
Nhưng với các cơng trình xây dựng thì khơng thể làm thế được, trừ một số trường
hợp rất hiếm hoi khi chủ đầu tư làm sẵn một số nhà ở để bán, nhưng ngay cả ở đây,
mỗi nhà cũng đều sẽ có các đặc điểm riêng do điều kiện địa chất và địa hình đem lại.
Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả của sản phẩm xây dựng trước
khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu hoặc đấu thầu xây dựng cho
từng cơng trình cụ thể trở nên phổ biến trong sản xuất xây dựng. Đặc điểm này cũng
đòi hỏi nhà thầu muốn thắng thầu phải tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho nhiều trường
hợp xây dựng cụ thể và phải tính tốn cẩn thận khi tranh thầu.
2. Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị tham gia xây dựng cơng
trình phải cùng nhau kéo đến hiện trường thi cơng với một diện tích có hạn để thực
hiện phần việc của mình, theo một trình tự nhất định về thời gian và khơng gian. Đặc
điểm này địi hỏi phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công
tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công, phối hợp chặt chẽ với các nhà
thầu khác.

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

13

GVHD: ThS. Lương Hương Giang


3. Sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của
thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc. Ảnh hưởng của thời tiết thường làm gián
đoạn quá trình thi công, năng lực sản xuất của nhà thầu không được sử dụng điều hồ
theo bốn q, gây khó khăn cho việc lựa chọn cho trình tự thi cơng, địi hỏi dự trữ vật
tư nhiều hơn. Đặc điểm này đòi hỏi nhà thầu phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh
thời tiết xấu, phấn đấu tìm cách hoạt động tròn năm, áp dụng kết cấu lắp ghép làm
sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt thời gian thi cơng tại hiện trường, áp
dụng cơ giới hố hợp lý, chú ý độ bền chắc của máy móc, đặc biệt quan tâm đến việc
cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, chú ý đến nhân tố rủi ro về thời tiết khi
tính tốn tranh thầu, quan tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện nhiệt
đới..
4. Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng cơng trình) thường dài. Đặc điểm này
làm cho vốn đầu tư xây dựng cơng trình và vốn sản xuất của nhà thầu thường bị ứ
đọng lâu tại cơng trình đang cịn xây dựng, dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo
thời gian, cơng trình xây dựng xong dễ bị hao mịn vơ hình do tiến bộ của khoa học
và cơng nghệ nếu thời gian xây dựng quá dài. Đặc điểm này đòi hỏi nhà thầu phải
chú ý đến nhân tố thời gian khi lựa chọn phương án, phải lựa chọn phương án có thời
gian hợp lý, phải có chế độ thanh tốn và kiểm tra chất lượng trung gian thích hợp,
dự trữ hợp lý.
5. Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, ln biến
đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Cụ thể là trong xây dựng con
người và công cụ lao động luôn luôn phải di chuyển từ công trường này đến cơng
trường khác, cịn sản phẩm xây dựng (tức là cơng trình xây dựng) thì hình thành và
đứng n tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành khác. Các phương án xây
dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn luôn phải thay đổi theo từng địa
điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây ra những khó khăn cho việc tổ chức
sản xuất, khó cải thiện điều kiện cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho
khâu di chuyển lực lượng sản xuất và cho cơng trình tạm phục vụ sản xuất. Đặc điểm
này cũng đòi hỏi nhà thầu phải chú ý tăng cường tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ


Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

14

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

về mặt trang bị tài sản cố định sản xuất, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh
hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí có liên quan đến vận
chuyển, lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại
chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển
khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm này cũng đòi hỏi phải phát triển rộng khắp trên lãnh
thổ, các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng, như các dịch vụ cho thuê máy
xây dựng, cung ứng và vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty COMA7
Là một Công ty chun sản xuất, gia cơng cơ khí, xây lắp nên công tác tổ
chức sản xuất kinh doanh rất linh hoạt, Cơng ty đó nâng cấp từ phân xưởng thành các
Xí nghiệp, Đội trực thuộc.Cơ chế quản lý cũng có nhiều nét đổi mới, Cơng ty đã xóa
bỏ chế độ bao cấp cho các phân xưởng, đội trước đây, giao quyền tự chủ, tự hạch
tốn tạo điều kiện cho các Xí nghiệp, Đội chủ động trong sản xuất và kinh doanh, tìm
kiếm hợp đồng.
Hiện nay, việc tổ chức thành các phịng ban, các xí nghiệp, đội trực thuộc đó
giúp Cơng ty quản lý được số lao động bình quân gồm 460 người và điều hành sản
xuất kinh doanh một cách có hiệu quả.

Do vậy tổ chức bộ máy quản lý của Công ty COMA7 được thiết kế theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
Hội đồng Quản trị
(HĐQT)

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

15

Tổng giám đốc
Ban kiểm
sốt

Phó tổng giám
đốc kinh doanh

Phó tổng giám
đốc kĩ thuật

Phịng kế
hoạch kinh
doanh

Phịng tài

chính kế
tốn

Phịng tổ
chức hành
chính

Phịng kĩ
thuật dự án

XN đúc

KDVT
thiết bị

XN cơ
khí và
điện
cơng
trình

XN chế
tạo kết
cấu thép
và xây
lắp

XN xây
dựng
cơng

trình

(Nguồn: Phịng Kế hoạch-kinh doanh Công ty COMA 7)

Trách nhiệm và quyền hạn trong bộ máy của Công ty.
* Hội đồng quản trị: (gồm 7 người) là cơ quan quản lý Cơng ty, có quyền
quyết định chiến lược phát triển của Công ty, phương án đầu tư, các giải pháp phát
triển thị trường, phương án tổ chức bộ máy quản lý điều hành, bổ nhiệm và bãi nhiễm
các chức danh (Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, và các cán bộ quản lý quan trọng
khác trong Công ty), quyết định huy động vốn, giá chào bán cổ phần và trái phiếu,

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

16

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

thời hạn và thủ tục trả cổ tức, kiến nghị mức cổ tức được trả và việc tổ chức lại hoặc
giải thể của Cơng ty.
* Ban kiểm sốt: (gồm 03 người) kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản
lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.
Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty. Thường xuyên thông báo với
HĐQT về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo,
kết luận và kiến nghị lên Đại hội cổ đông.
* Tổng giám đốc: (01 người) do HĐQT bổ nhiệm người trong HĐQT hoặc

người khác. Tổng giám đốc là người đại diện hợp pháp của Công ty trước pháp luật
và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, là người điều hành hoạt động hàng ngày của
Công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ của Công ty và các nghị quyết,
quyết định của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ được giao.
* Phó tổng giám đốc: (04 người) giúp Tổng giám đốc điều hành theo phân
công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và
trước HĐQT về nhiệm vụ được phân cơng và ủy quyền. Cơng ty có 02 phó Tổng
giám đốc phụ trách kinh doanh và 02 phó Tổng giám đốc phụ trách về mảng kỹ thuật.
*Khối văn phòng gồm: 4 phịng ban.
- Phịng Tổ chức hành chính: (gồm 27 người) có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch
về cơng tác tổ chức lao động, tiến hành các thủ tục về tuyển dụng, sa thải lao động,
đáp ứng nhu cầu về nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế
hoạch đào tạo, quản lý CBCN, quản lý lao động, tiền lương và xây dựng định mức
lao động, đơn giá tiền lương. Quản lý các công tác hành chính theo các quy định của
Nhà nước về Hành chính - văn thư - lưu trữ, thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, tổ
chức phục vụ các hội nghị, hội họp, đảm bảo an ninh trật tự trong công ty.
- Phịng kế hoạch kinh doanh: (gồm 16 người) Có nhiệm vụ nghiên cứu thị
trường, cung cấp thông tin về thị trường cho lãnh đạo, đề xuất với lãnh đạo công ty

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

17

GVHD: ThS. Lương Hương Giang


các chiến lược, kế hoạch, biện pháp kinh doanh ngắn hạn, dài hạn. Phòng thực hiện
các hoạt động thương mại để tiêu thụ hết sản phẩm của Công ty, lập kế hoạch đầu tư
xây dựng cơ bản và lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành sản phẩm theo tháng,
quý, năm và cung cấp kịp thời, đúng số lượng và chất lượng các loại vật tư, nguyên
nhiên vật liệu, phụ tùng thiết bị theo kế hoạch.
- Phòng Kỹ thuật Dự án: (gồm 143 người) là phịng chun mơn giúp cho
Ban giám đốc trong các lĩnh vực sau: tính tốn thiết kế sản phẩm, thiết lập các dự án
đầu tư, lập hồ sơ thầu, giám sát về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình sản xuất, kiểm
tra chất lượng sản phẩm, cơng trình trước khi xuất xưởng, quản lý thiết bị, kỹ thuật
về an tồn và vệ sinh lao động.
- Phịng Tài chính Kế tốn: (gồm 22 người) có nhiệm vụ lập kế hoạch tài
chính ngắn hạn, dài hạn, tổ chức hạch tốn kế toán theo đúng quy định của Nhà nước
và theo điều lệ hoạt động của Tổng công ty và công ty. Cung cấp những chỉ tiêu kinh
tế tài chính cần thiết cho ban Tổng giám đốc công ty trên cơ sở đó giúp cho việc kiểm
tra một cách tồn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty để
Tổng giám đốc có cơ sở chỉ đạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Lập báo cáo tài
chính phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty theo định kỳ tháng, quý, năm
và các báo cáo bất thường khác.
*Khối sản xuất gồm: 1264 công nhân trực tiếp sản xuất, 4 xí nghiệp sản xuất
chính.
- Xí nghiệp Đúc: gồm có 6 tổ.
- Xí nghiệp cơ khí và lắp ráp: 6 tổ.
- Xí nghiệp kết cấu thép: gồm có 4 tổ.
- Xí nghiệp Xây dựng cơng trình 3 tổ.
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN



Khóa luận tốt nghiệp

18

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

Để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh Công ty cổ phần cơ khí và xây
lắp số 7 đã cam kết duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001: 2000. Công ty luôn luôn nỗ lực đặt vấn đề chất lượng hàng đầu, không ngừng
đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm phục
vụ.Tạo mọi điều kiện cho cán bộ cơng nhân viên của mình thường xun đào tạo
nâng cao trình độ, tay nghề có đủ năng lực cần thiết thực hiện mọi công việc được
giao.Các sản phẩm, dịch vụ do Công ty cung cấp trên thị trường trong nước và quốc
tế đó và đang là những minh chứng cho sự tin cậy cao của khách hàng. Cụ thể trong
những năm qua Cơng ty đó tham gia thực hiện thành công nhiều dự án như: Quốc lộ
2B, 2C Đường Xuân Hòa - Hang Dơi - Đèo Nhe, San lấp mặt bằng và lấn biển Hạ
Long, Đường Tân Long - Xuân Vân - Tuyên Quang, Cầu Đông Điềm Hà Tĩnh, Xây
lắp đường dây 10/22KVvà lắp đặt thiết bị tại trạm 110 KV Ba Chè - Núi 1- Thanh
Hóa, Đường dây 10 KV và hạ thế thị xó Cao Bằng, Nhà Điều dưỡng và Phục hồi
chức năng lao động, Cơng ty điện lực I, Khu vui chơi giải trí Sài Gịn- Mũi
Né….KCT nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Cơng ty xi măng Hồng Thạch, Cơng ty Xi
măng Bút Sơn, Cơng ty mía đường Nghệ An, KTC lọc bụi xuất khẩu sang Thổ Nhĩ
Kì, Singapore, Malaysia, Nhà xưởng cơng ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương, Dự
án UGINOX Việt Nam, Nhà truyền thống Huyện Thanh Trì…. Các cơng trình thi
cơng đều đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, được các chủ đầu tư tín nghiệm thu và
bàn giao đưa vào sử dụng tốt.

1.2.1. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Cơng ty

Bảng 1: Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Cơng ty Cổ phần Cơ
khí và Xây lắp số 7 giai đoạn 2006-2008
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu

Nguyễn Thị Mai Phương

Năm 2006
95204.457

Năm 2007
110035.467

Năm 2008
130698.487

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

19

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

Trong đó :
-

D/thu bán hàng và CCDV


95000.251

110002.836

130577.414

-

D/thu hoạt động tài chính

11.441

26.697

16.710

192.765
91301.27

5.934
105526.927

104.363
125762.8
113840.276

- Thu nhập khác
2.Tổng chi phí
Trong đó:

-

Giá vốn hàng bán

85625.497

96752.239

-

Chi phí bán hàng

6.363

42.891

-

Chi phí quản lý DN

5534.642

6200.407

7551.720

-

Chi phí hoạt động tài chính


11.441

2513.390

4370.804

123.327
3903.187

4508.540

4935.687

631.533

4502.606

4831.324

- Chi phí khác
3.Tổng lợi nhuận
Trong đó:
-

LN từ HĐKD

-

LN từ HĐ tài chính


-

LN khác

104.363
69.437

5.934

(Nguồn: Phịng Tài chính - kế tốn Cơng ty COMA 7)
Dựa vào bảng tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của cơng ty ta có thể
thấy lợi doanh thu của Công ty tăng theo từng năm cụ thể: Năm 2007 doanh thu tăng
15.58% so với năm 2006, năm 2008 doanh thu tăng 18.78%. Bên cạnh doanh thu
tăng thì chi phí của Cơng ty cũng tăng: năm 2007 chi phí tăng 25,38% so với năm
2006, năm 2008 tăng 19.18%. Tuy nhiên do mức tăng của doanh thu cao hơn so với
chi phí nên lợi nhuận của Cơng ty cũng tăng dần theo các năm : năm 2007 tăng
15.51%, năm 2008 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên mức tăng của công
ty giảm, năm 2008 tăng 9.47% so với năm 2007. Qua đó có thể thấy cơng ty kinh
doanh có hiệu quả qua các năm.
1.2.2. Kết quả kinh doanh của Công ty COMA7
Bảng 2 : Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006-2008

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

20


GVHD: ThS. Lương Hương Giang

Đơn vị: nghìn đồng
STT

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

1.

Doanh thu

95204457

110035467

130698487

2.

Nộp ngân sách

927295


1105574

1356174

3.

Lợi nhuận

3903187

4508540

4905687

4.

Thu nhập bình quân đầu 2249.35

2568.28

2608.02

1325

1361

người trên 1 tháng
5.

Số lao động (người)


1323

(Nguồn: Phịng Tài chính - kế tốn Cơng ty COMA 7)
Nhìn vào số liệu trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty năm 2008 so
với năm 2007 như sau: Tổng doanh thu tăng 18.78% tương ứng với mức tăng là
2.066.302.000 VNĐ. Chi phí của Cơng ty cũng tăng 19.18% tương ứng với mức tăng
là 2.023.587.300 VNĐ. Tốc độ tăng của chi phí cao hơn so với tốc độ của tăng của
doanh thu thể hiện tính hiệu quả của doanh nghiệp. Cụ thể lợi nhuận của Công ty đã
tăng lên rất cao là 9.47% tương ứng với mức tăng là 427.147.000 VNĐ. Mức thu
nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân viên của công ty cũng tăng theo các
năm, năm 2007 tăng 318.930 VNĐ/người/tháng so với năm 2006, năm 2008 tăng
39.740 VNĐ/người/tháng
Nhận xét: Như vậy tình hình tài chính của Cơng ty trong 02 năm 2007 và 2008
là đạt kết quả tốt. Điều đó thể hiện qua việc kinh doanh của Cơng ty trong 02 năm
đều có lãi và lợi nhuận đã tăng cao vào năm 2006 và đã thể hiện khả năng sử dụng
nguồn vốn kinh doanh của cơng ty là rất có hiệu quả.
1.3. Thực trạng công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7
(COMA 7)
1.3.1.Đặc điểm các gói thầu Cơng ty tham dự
+) Gói thầu tư vấn

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

21


GVHD: ThS. Lương Hương Giang

Gói thầu tư vấn là gói thầu cung cấp kinh nghiệm, chun mơn cần thiết cho
chủ đầu tư trong quá trình xem xét, kiểm tra và ra quyết định ở tất cả các giai đoạn
của một dự án đầu tư.
Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, gói thầu tư vấn được thực hiện cho các công việc
như lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi; lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát
triển; đánh giá báo cáo nghiên cứu khả thi và tiền khả thi; đánh giá báo cáo lập quy
hoạch, tổng sơ đồ phát triển.
Trong giai đoạn thực hiện dự án, các gói thầu tư vấn cần thiết cho các cơng
việc có thể là khảo sát; lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán; đánh giá, thẩm tra thiết
kế, dự toán và tổng dự toán; lập các hồ sơ mời thầu hoặc đánh giá hồ sơ dự thầu cho
các cuộc đấu thầu khác; giám sát việc thi công công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị và
cung cấp các hàng hóa khác.
Trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư, gói thầu tư vấn được thực hiện cho
các cơng việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tác động của dự án đến môi trường,
đào tạo, chuyển giao công nghệ, quản lý dự án,...
+) Gói thầu xây lắp
Gói thầu xây lắp là gói thầu được thực hiện cho các cơng việc thuộc về xây dựng
cơng trình, hạng mục cơng trình và lắp đặt thiết bị gắn với các cơng trình, hạng mục
cơng trình này. Đấu thầu xây lắp được tiến hành ở giai đoạn thực hiện dự án.
+) Gói thầu mua sắm hàng hóa và các dịch vụ khác
Gói thầu mua sắm hàng hóa là gói thầu thực hiện các cơng việc cung cấp máy
móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, vật liệu, thành phẩm, bán thành
phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu cơng nghệ,... Cịn các dịch
vụ khác ở đây được hiểu là các dịch vụ ngoài dịch vụ tư vấn đã nêu ở trên, bao gồm
dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng, kiểm tra chất
lượng hàng hóa.
1.3.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu thầu của Công ty


Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

22

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn xây dựng cơng trình
(bên mời thầu) cơng bố trước các u cầu và điều kiện xây dựng cơng trình để người
nhận xây dựng cơng trình (bên tham gia dự thầu) cơng bố giá mà mình muốn nhận.
Bên mời thầu sẽ lựa chọn nhà thầu nào phù hợp với điều kiện của mình với giá thấp
hơn. Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sắm
hang hóa và xây dựng các cơng trình.
Do xác định được tính chất phức tạp của hoạt động đầu thầu nên Công ty cổ
phần cơ khí và xây lắp số 7 (COMA 7) luôn tuân thủ theo luật Đấu Thầu và luật
Đầu Tư, bên cạnh đó Cơng ty cịn sử dụng các văn bản, quy chế đặc thù với riêng
từng công tác.
+) Các văn bản liên quan đến đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
- Quyết định số 678/2008/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và đầu tư ngày 2/6/2008
về Ban hành Quy định về chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu. Kèm theo Quyết
định này là Quy định về chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu theo quy định tại
khoản 3 điều 76 của Nghị định số 58/2008/NĐ-CP.
- Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ Hướng dẫn thi
hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
- Thông báo số 2687/TB-VP ngày 23/4/2008 của Sở xây dựng TP. HCM về việc

nộp 02 bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng và xin cấp giấy
phép thầu xây dựng (đối với nhà thầu nước ngồi nhận thầu các gói thầu thuộc dựán
nhóm B,C
- Quyết định số 10/2008/QĐ-BXD ngày 25/6/2008 của Bộ Xây dựng v/v ban
hành quy định điều kiện năng lực của nhà thầu khi thi công công việc, hạng mục
cơng trình hoặc cơng trình xây dựng có u cầu đặc biệt.
- Thông tư số 63/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản
nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước.
- Quyết định số 49/2007/QĐ-TT ngày 11/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 điều 101 của
Luật Xây dựng.

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

23

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

- Quyết định số 1323/2006/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và đầu tư ngày
12/12/2003 về ban hành quy định về chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu (được
thay thế bằng Quyết định số 678/2008/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và đầu tư ngày
2/6/2008).
- Thông tư số 13/2006/TT-BTM ngày 29/11/2006 của Bộ Thương mại Hướng
dẫn thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nhà thầu trong nước ngoài quy định
tại Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết

Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi
hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng .
- Hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp phép thầu cho nhà thầu nước ngoài
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. 1- Quyết định số 87/2004/QĐ-TT
ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý hoạt
động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.
+) Các văn bản áp dụng với công tác xác định dự tốn
Bảng cơng bố giá vật liệu xây dựng thành phố hà nội năm 2009. (kèm theo
công bố số 02/2009/CBGVL-LS ngày 15/7/2009 của Liên sở: Xây dựng- Tài chính).
Thơng tư hướng dẫn điều chỉnh dự tốn xây dựng cơng trình số 05/2009/TTBXD ngày 15 tháng 04 năm 2009 của Bộ Xây dựng.
Thông tư số 03 /2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung của Nghị
định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về quản lý đầu tư dự án xây
dựng cơng trình.
+) Cơng tác ký kết hợp đồng
Thi cơng và bàn giao cơng trình theo nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày
16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng; Nghị định số
49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng cơng trình xây dựng.

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

24


GVHD: ThS. Lương Hương Giang

1.3.3. Phương thức tham gia dự thầu
+) Đấu thầu 1 túi hồ sơ
Phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong 1 túi hồ sơ. Phương thức này
được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp.
+) Đấu thầu 2 túi hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp đề án kỹ thuật và đề án tài chính trong từng
túi hồ sơ riêng biệt vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề án kỹ thuật sẽ được xem xét
trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp
túi hồ sơ đề án tài chính để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu
thầu tuyển chọn tư vấn.
+) Đấu thầu 2 giai đoạn
+Phương thức này áp dụng cho các trường hợp sau:
- Các gói thầu mua sắm hàng hố và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên.
- Các gói thầu mua sắm hàng hố có tính chất lựa chọn cơng nghệ thiết bị tồn
bộ, phức tạp về cơng nghệ, kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp.
- Dự án được thực hiện theo hợp đồng chìa khố trao tay.
+ Q trình thực hiện phương thức này như sau:
- Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề án kỹ thuật và
phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét, thảo luận cụ thể với từng
nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và
nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình.
- Giai đoạn 2: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn 1 nộp hồ
sơ dự thầu chính thức với đề án kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một
mặt kỹ thuật và đề án tài chính chi tiết với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều
kiện hợp đồng và giá dự thầu để đánh giá và xếp hạng nhà thầu.

Nguyễn Thị Mai Phương


Lớp: KTĐT48D - QN


Khóa luận tốt nghiệp

25

GVHD: ThS. Lương Hương Giang

Do yêu cầu của bên mời thầu cũng như do tính chất của các gói thầu Cơng ty
cơ khí và xây lắp số 7 (COMA 7), nên phương thức tham gia dự thầu của Công ty
chủ yếu là đấu thầu 1 túi hồ sơ.

1.3.4. Quy trình đấu thầu
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình đấu thầu của Cơng ty

Nguyễn Thị Mai Phương

Lớp: KTĐT48D - QN


×