I.Tên đề tài : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU HỌC TỐT
MÔN TIẾNG ANH
II. Đặt vấn đề:
Đất nước ta đang trên đà phát triển, đã hội nhập với thế giới trong tất cả các lĩnh
vực, vì vậy đòi hỏi mỗi người phải có trình độ nhất định, trong đó ngoại ngữ
(tiếng Anh) là công cụ là không thể thiếu trong quá trình hội nhập thế giới, với
tầm quan trọng đó môn ngoại ngữ ngày nay trở thành môn trọng yếu trong nhà
trường phổ thông.
Đối với môn học này, để học tập tốt ngoài việc các em có ý thức học tập,
siêng năng, mà còn phải mạnh dạn phát biểu, đồng thời còn có một yếu tố không
thể thiếu là người giáo viên giảng dạy phải có phương pháp dạy học phù hợp cho
từng đối tượng học sinh. Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn tiếng Anh, tôi
luôn xem chất lượng giảng dạy là mục tiêu hàng đầu, luôn mong muốn kết quả
học tập của các em thật tốt, ít nhất phải đạt mức chuẩn kiến thức cơ bản. Từ suy
nghĩ đó, tôi đã tìm hiểu nghiên cứu và chọn đề tài “ Một số giải pháp giúp học
sinh yếu học tốt môn tiếng Anh”.
III.Cơ sở lý luận
Trong phương pháp dạy học ngày nay, việc dạy học theo hướng phân hóa đối
tượng học sinh được áp dụng có hiệu quả, trong một lớp học khả năng tiếp thu
kiến thức của các em học sinh không đồng đều, vì vậy khi áp dụng phương pháp
cần chú ý đến đặc điểm của từng đối tượng học sinh, nếu áp dụng một phương
pháp chung cho cả lớp thì đối với các em học yếu sẽ không theo kịp các bạn, tiếp
thu không hết những kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt, đôi khi bị hỏng
kiến thức. Nếu người giáo viên trong quá trình dạy học có chú ý và phân loại đối
tượng học sinh, trên cơ sở đó chọn lọc kiến thức truyền đạt, sử dụng phương
pháp dạy học phù hợp với khả năng tiếp thu của các em thì sẽ đạt được kết quả
tốt nhất.
Để thực hiện được công việc này đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức
cho việc soạn giáo án, đặc biệt phải chọn lọc kiến thức trọng tâm, kiến thức nâng
cao để truyền đạt phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
IV.Cơ sở thực tiễn :
Trường THCS Phan Bội Châu là một trường thuộc vùng ven sông huyện Đại
Lộc , là một trong những xã có nhiều hộ nghèo trong huyện nên học sinh còn
nhiều vất vả ,phải phụ giúp cha mẹ hàng ngày ngòai giờ học, trong khi rất ít cha
mẹ có vốn kiến thức về bộ môn Tiếng Anh.Phần lớn các em là học sinh
nghèo,còn lam lũ,nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,không người quan
tâm ,kèm cặp ở nhà.Qua thực tế ở trường,cụ thể là những bài kiểm tra định kỳ(15
phút, 1 tiết) ,các bài thi do Phòng giáo dục,Sở giáo duc ra đề,chất lượng bộ môn
Tiếng Anh chưa cao.Trong khi các em học sinh khá giỏi rất hứng thú với phương
---------------------------------------------------------------------------
1
pháp học Tiếng Anh mới này thì một bộ phận những em yếu kém vẫn còn nhiều
bỡ ngỡ,lúng túng nên dễ dẫn đến việc các em trốn học,nghỉ học,hay chán nản
không muốn học bộ môn này.Những học sinh yếu kém khi tiếp xúc với đề thi
hoặc đề kiểm tra,các em thường không bi ết nội dung yêu cầu của đề bài. Ví dụ
như: chuyển câu sang thể phủ định và nghi vấn, chia động từ trong ngoặc , đặt
câu hỏi cho từ gạch dưới hoặc từ trong ngoặc.Với dạng bài tập đặt câu hỏi đa số
học sinh
yếu kém không biết cách làm bài, các em thường làm sai hoăc không biết
cách làm bài,c ác em th ường làm sai ,hoặc bỏ trống không ghi gì cả.. Do đ ó
l àm cho tinh th ần công tác của giáo viên sa suốt v ì số học sinh yếu kém bộ
môn còn nhiều,một số giáo viên dạy Tiếng Anh còn hạn chế về mặt thi đua cuối
năm do chất lượng bộ môn chưa đạt với mặt bằng đề ra .
Trước tình hình trên đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ bằng nhiều
cách để nâng cao chất lượng bộ môn ngày một cao hơn.
V. Nội dung nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu:
- Thực trạng hiện nay, đối với môn tiếng Anh tỉ lệ học sinh yếu kém khá
nhiều, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các em học yếu, với mong muốn
nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, bản thân suy nghĩ tìm ra các phương
pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh yếu để giúp các em học tập
tiến bộ.
2. Phạm vi nghiên cứu :
- Chương trình sách giáo khoa hiện hành môn tiếng Anh các lớp 6, 7, 8, 9
THCS.
- Sách giáo viên tiếng Anh 6,7,8,9 ở trường THCS
- Sách hướng dẫn giảng dạy môn tiếng Anh trong trường phổ thông.
- Tài liệu chuẩn kiến thức.
3.Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh các lớp 6,7,8,9 ở trường THCS Phan Bội Châu
4.Quá trình phát triển kinh nghiệm.
- Thực trạng học sinh học yếu môn tiếng Anh khá phổ biến ở các địa phương
trong huyện, tại đơn vị tôi đã được phân công giảng dạy nhiều năm liền và hầu
như các lớp mà tôi giảng dạy đều có nhiều đối tượng học sinh yếu, kết quả học
tập của các em còn nhiều hạn chế ,riêng ở khối lớp 7 tỉ lệ học sinh dưới Trung
bình của bộ môn tôi phụ trách đầu năm học 2011-2012 là 24,5 %.
-
---------------------------------------------------------------------------
2
- Với thực trạng trên tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ để giúp đỡ các em học tập
tiến bộ, nhằm nâng chất lượng bộ môn, qua nghiên cứu tìm ra các phương pháp
giảng dạy phù hợp, đạt hiệu quả, kết quả giảng dạy của tôi hiện nay có bước tiến
bộ hơn so với các năm về trước.
5.Các giải pháp để thực hiện :
a. Nắm năng lực học tập bộ môn của học sinh:
- Để có được càng nhiều thông tin cũng như hiểu biết về mỗi học sinh, bắt
đầu từ đầu năm tôi đã tìm hiểu các em thông qua các hình thức như: tiếp xúc với
từng đối tượng học sinh theo yêu cầu đặt ra của bản thân, muốn có điều đó tôi đã
tạo ra sự thân thiện với học sinh thông qua các tình huống như:
- Vào giờ ra chơi tôi ngồi lại lớp hỏi thăm về tình hình học tập của các
em, trong đó có em Ngân, Viên, Việt…lớp 7.1 (2012-2013) qua trao đổi tôi được
biết các em này làm bài mà còn lo lắng không biết đúng hay sai mà không dám
phát biểu hay hỏi thầy khi có nhiều học sinh giỏi hơn đang ở trong lớp. Tôi mới
đến và tạo mối quan hệ thân thiện bằng cách hỏi thăm “học ở các môn học khác
giáo viên có thường gọi các em lên bảng để làm bài không?, giáo viên có khen
ngợi em không?, về nhà chuẩn bị bài như thế nào?...” sau đó các em mới thấy dễ
gần gũi với giáo viên và bắt đầu hỏi bài, thường xuyên giơ tay phát biểu khi biết
câu trả lời.
- Ngoài ra để nắm thêm thông tin về học sinh tôi còn tiếp xúc với một số
phụ huynh trong phạm vi có thể, với giáo viên chủ nhiệm và một số giáo viên bộ
môn khác.
- Bên cạnh đó tôi cũng đã thể hiện sự thân thiện hòa đồng, tình yêu thương
và quan tâm đến các em, tìm ra điểm tích cực trong mỗi học sinh làm cho các em
thấy tốt hơn và nói điều đó với các em vào dịp các em học lớp bồi dưỡng học
sinh yếu mà tôi phụ trách ( do trường tổ chức phụ đạo học sinh yếu) nên tôi có
điều kiện tiếp xúc nhiều hơn.
b. Giúp các em nhận ra tầm quan trọng của bộ môn:
Tôi dẫn chứng cho các em biết ngày nay môn tiếng Anh có vai trò rất quan trọng
trong việc tiếp cận những thông tin về khoa học kỹ thuật, đặc biệt nếu học tốt
môn tiếng Anh thì các em dễ dàng học môn tin học, đây là môn học mà mọi
người khi làm việc hoặc lao động sản xuất đều cần thiết, ngoài ra sau này khi các
em ra trường và tìm kiếm việc làm nếu các em biết ngoại ngữ (tiếng Anh) thì dễ
dàng xin việc hơn.
- Ví dụ các em nghe thông tin trên báo đài về việc tuyển nhân viên làm
trong các công ty, xí nghiệp, cơ quan nhà nước… ngoài việc có trình độ chuyên
môn đạt chuẩn còn đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ nhất định như bằng A, B,
C tiếng Anh.... .
---------------------------------------------------------------------------
3
- Ở tuổi các em còn là học sinh cần phải biết sử dụng tiếng Anh để lên lên
mạng tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc học.
c. Tôn trọng ý kiến học sinh, khuyến khích tinh thần học tập, mang lại sự tự
tin cho các em:
- Thường các em học sinh yếu hay mặc cảm, tự ti, nhúc nhác, vì vậy nên
nhạy cảm với các em khi nhận xét hay dùng từ đối với các em, tránh những nhận
xét có tính chê bay, từ ngữ nặng nề sẽ làm cho các em buồn chán, nên khuyến
khích, động viên, khen ngợi bằng cách hoan nghênh các em khi các em trả lời
đúng, nếu như các em trả lời sai giáo viên không nên kết luận là sai liền mà nên
mời bạn khác có ý kiến trả lời sau đó giáo viên mới kết luận. Đồng thời nên động
viên các em cố gắng nhiều hơn để lần sau trả lời đúng.
- Để mang lại sự tự tin cho các em nên dành những câu hỏi dễ cho các em
học sinh yếu, khi các em trả lời đúng thì các em trở nên tự tin hơn, mạnh dạn
phát biểu hơn và để khuyến khích các em giáo viên nên khen ngợi các em.
- Nên tạo không khí thoải mái trong giờ học, không áp đặt mà cho các em
tự do phát biểu trình bày ý kiến của mình, đồng thời giáo viên nên dùng những từ
ngữ nhẹ nhàn khi nhận xét, đánh giá các em.
d. Sử dụng các phương pháp để lấp dần khoảng trống kiến thức cơ bản của
học sinh yếu:
“Cái lợi ích của hoạt động động não (Brainstorming) là giáo viên viết tất
cả mọi thứ mà học sinh nói ghi lên bảng. Đối với học sinh yếu hơn, điều này đặc
biệt quan trọng, học sinh đó thấy đóng góp của họ trên bảng làm cho họ cảm
thấy tốt ngay cả học sinh thụ động vẫn còn tham gia khi họ tiếp tục lắng nghe
những người khác làm”
Theo Dorit Sasson ( 2000)
- Với phương pháp trên tôi đã áp dụng có hiệu quả vào nội dung bài dạy
cụ thể ở phần Warmer:
English 6 - Unit 6: Places
Lesson: B1, 2, 3
- Tôi sử dụng trò chơi “Brainstorming” do vậy tôi chuyển qua phần bài
mới dễ dàng hơn khi giới thiệu về thành phố và ôn lại những từ ở nông thôn.
flower
What is there in
tree
river
lake
the country?
---------------------------------------------------------------------------
rice paddy
well
4
- Qua hoạt động trên tôi đã áp dụng ở lớp 6A 3, 6A4, 6A5 các em trở nên
hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu và học tập ngày càng tiến bộ.
- Song song đó, Theo Lucas ( 1990): “Việc sử dụng làm việc theo nhóm
(Groupworks), làm cho học sinh tham gia tích cực trong học tập”.
- Thông thường trong một tiết dạy viết ở khối 8,9 giáo viên có phân nhóm
rõ ràng cụ thể để khi ứng dụng bài tập dễ dàng hơn, còn đối với các khối 6,7 tùy
theo bài, tiết giáo viên có thể phân nhóm 3, 4, 5 học sinh. Trong đó có học sinh
giỏi, khá, trung bình, yếu... Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thường các em
yếu ít chịu tham gia đóng góp cho nhóm, vì vậy tôi mới thử nghiệm phân các em
yếu vào một nhóm, nhưng giáo viên phải giao nhiệm vụ nhẹ hơn và cho các em
viết câu đơn giản hơn để làm cho học sinh thụ động có tự tin và cố gắng hết sức,
đồng thời theo dõi các em để giúp đỡ kịp thời khi các em gặp khó khăn.
- Cụ thể tôi đã áp dụng ở lớp 8.2, nhóm em ( Hiệp ,Hiền….) các em này
đều là học sinh yếu, trước đây khi tham gia vào chung nhóm các bạn khá giỏi,
các em này rất ít có ý kiến, thụ động; khi phân chung các em này vào một nhóm
và được giao nhiệm vụ nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng thì các tham gia tích
cực hơn.
-Như trong English 8, Unit 2: Making arangements - lesson: Write
Pre-writing:
Tôi đặt ra những câu hỏi như:
- Các em có bao giờ điện thoại cho bạn không?
- Khi bạn em không có ở nhà mà em muốn thông tin cho bạn ấy thì em
làm gì?
- Trước khi tôi yêu cầu học sinh đọc thông tin trong lời nhắn và hoàn thành
đoạn văn thì tôi chia nhóm các em yếu vào với nhau và giải thích kỹ yêu cầu của
bài trước khi làm và luôn bao quát lớp để hỗ trợ và đồng hành với các em.
While - writing:
* Now read the passage below. Write the telephone message.
A customer telephone the Thanh Cong Delivery Service on June 16 just after
midday. The customer’s name was Mr. Nam, and he wanted to speak to Mrs.
Van. Mrs. Van was in a meeting and could not come to the phone. So Mr. Toan
took a massage. Mr. Nam called about his stationery order. He said Mrs. Van
could reach him at 8 634 082
Thanh Cong Delivery Service
Date:………………………………………………….
Time:…………………………………………………
For:……………………………………………………
Message:……………………………………………...
--------------------------------------------------------------------------Taken by:…………………………………………….
5
- Trong trường hợp này tôi phân công nhóm yếu tìm viết về ngày, tháng
thời gian và nhắn tin cho ai, lời nhắn được viết bởi ai, khi được giao nhiệm vụ
này các em có cố gắng, tham gia tích cực hơn.
- Ngoài ra tôi đưa ra những giải pháp như chia nhóm theo từng đối tượng
( như yếu từ vựng, ngữ pháp…) và thực hiện các bước sau:
- Đối với những em yếu từ vựng: hướng dẫn các em đó đọc đoạn văn ngắn
sau đó yêu cầu các em tìm các từ trong đoạn văn và viết vào trong khung theo
thứ tự. Ví dụ như
English 6, Unit 5: Things I Do - lesson: B1, 2
1
2
3
4
5
6
7
8
(to) get up
(to)
(to)
(to)
(to)
(to)
(to)
(to)
Ba gets up at six. He takes a shower. He eats a big breakfast,
He goes to school.
At half past eleven, He has lunch. In the afternoon, He plays
games. He goes home at five o’clock.
In the evening. He watches TV. He does his homework. He
goes to bed at ten o’clock
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy động từ chỉ những hoạt động hằng ngày
của Ba trong đoạn văn trên để điền vào khung theo số thứ tự (từ 1-8).
- Với cách làm này giúp cho học sinh dễ dàng học từ vựng. Ngoài ra đối
với một số em đọc viết chưa được, giáo viên cho học sinh thường xuyên lặp lại,
để các em khắc sâu hơn.
- Đối với những em yếu về ngữ pháp, sau khi dạy tiết ngữ pháp giáo viên
cho học sinh nhìn vào phần ghi nhớ trong sách giáo khoa và cho các em đọc lại
mẫu câu đó, để các em nhớ lại cấu trúc câu, ngoài ra còn hướng dẫn các em chơi
trò chơi “chain game” (theo nhóm), lưu ý trong quá trình các em chơi, giáo viên
luôn theo dõi, quan sát hỗ trợ để giúp các em.
Ví dụ như phần “ production” English 6, Unit 3 : At home – lesson: B3, 4
( P37)
Student 1: There is a pen
Student 2: There is a pen, a ruler
Student 3: There is a pen, a ruler, a pencil
Student 4: There is a pen, a ruler, a pencil, a book…
---------------------------------------------------------------------------
6
( Hình ảnh minh họa cho các phương pháp tiến hành ở mục III.6)
( Hình ảnh minh họa cho các phương pháp tiến hành ở mục III.6 )
- Khi hướng dẫn hoc sinh học phần ngữ pháp thì hiện tại hoàn thành. Tôi
cuốn hút học sinh bằng cách hỏi các em trả lời tạo sự cuốn hút các em vào cuộc,
---------------------------------------------------------------------------
7
tôi cho ví dụ là tôi đã sống ở An Cư từ năm 2000. Sau đó hỏi các em tôi sống ở
đây khoảng bao lâu và dẫn vào thì hiện tại hoàn thành.
Ví dụ như: English 8, Unit 7: My Neighborhood – lesson: Getting
started/listen and read
*Present Perfect: (Thì hiện tại hoàn thành)
- Công thức: thể khăng định
I, you, we, they, danh từ số nhiều+ have + Ved/3
He , she, it , danh từ số ít
+ has + Ved/3
Ex: I have lived here since 2000
She has been here for 10 years.
-Cách dùng : diễn tả hành động bắt đầu trong quá khứ còn liên quan đến
hiện tại hoặc có thể kéo dài đến tương lai.
- Từ nhận dạng: since + mốc thời gian(từ),for + khoảng thời gian (khoảng)
e. Họp tổ, dự giờ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp:
- Mặc dù mỗi giáo viên được phân công giảng dạy ở các lớp khác nhau
nhưng vẫn có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy sau khi dự giờ và họp tổ mỗi
tháng vì thế mà tôi học hỏi được nhiều ở đồng nghiệp, từ đó đúc kết được nhiều
kinh nghiệm, giảng dạy linh hoạt tháo gỡ những thắc mắc, học hỏi những cái
hay, cái mới ở đồng nghiệp, cụ thể qua tiết dự giờ: Cô Nguyễn Thị Mỹ Trang dạy
lớp 8A1 –Unit 4:OUR PAST- speak and listen giáo viên hướng dẫn phần “whilespeaking” rõ ràng dễ hiểu và khi giáo viên cho học sinh thực hành, đối với lớp
yếu thì thêm từ vào bên cạnh bức tranh để học sinh tập nói với cấu trúc “used to”
và kết quả là học sinh làm phần liên hệ thực tế rất tốt từ đó dẫn qua phần “prelistening” tốt hơn.
Past:
-People/live
houses/cottages
in
Now:
small -Now people/live/big house
---------------------------------------------------------------------------
8
-People/walk to travel
-Now they/go /car or motobikes
-There/ didn’t/use/be electricity/in -Now there/be/electricity every where
the home
-People/work hard all the time
-Now they/have/ a lot of time
entertainment
-Children/stay home
-Now they/go/school
- Ngoài ra tôi còn học hỏi được kinh nghiệm ở đồng nghiệp thông qua các
buổi họp tổ chuyên môn, ví dụ như họp tổ vào ngày 6/03/2010, nội dung như
sau:
English 7: U13: Activities
B: Come and play.
Lesson: B1, B2 ( p 134, 135)
Vocabulary:
- a paddle
- spare ( adj)
- (to) borrow
Model verbs:
Should, ought to, must, have to, will… + V0
Thảo luận phần “pre – stage”giáo viên đưa bức tranh Ba và Nam ( không phải
trong sách giáo khoa) và đặt câu hỏi bạn Ba và Nam dự định làm gì?
While – stage:
Now answer the questions::
a) What should Nam do before he plays table tennis?
b) When will Nam be ready?
c) What will Ba do?
d) How many paddles does Ba have?
Cho học sinh nghe máy để biết cách phát âm trong đàm thoại B1 chuyển sang B2
tôi cho học sinh lắng nghe và thực hành.
Post – stage:
Change the underlined details using information in the box to practice dialogue.
VI. Kết quả đạt được:
1/ Đối với học sinh:
- Đối với các em học sinh yếu trở nên thích phát biểu hơn, chủ động hơn
trong việc học, tích cực đóng góp xây dựng bài, giờ học trở nên sôi nổi, chất
lượng học tập của các em ngày càng tiến bộ. Đặc biệt là đối với học sinh khối 6,
do có 1 số em mới làm quen với môn Tiếng Anh.
---------------------------------------------------------------------------
9
Qua thời gian áp dụng một số biện pháp nêu trên ở học kì II n ăm học 2011-2012
và đầu năm 2012-2013 được tăng lên
Bảng thống kê điểm kiểm tra một tiết khối lớp 7 năm học 2010-2011
Tổn Giỏ Khá TB Trên Yếu Ké
Dưới
Năm học
g số
i
(%) (%)
TB
(%)
m
TB
HS (%)
(%)
(%)
(%)
HKII:2011-2012 19 15. 23. 31.
70.0 21.0 9.0 30.0
7
4
6
0
Kiểm tra lần 1
19 38. 23. 24.
85.5 12.5 2.0 14.5
Kiểm tra lần 2
7
1
4
0
HKII:2010-2011 26 31. 15. 24.
11.
71.2 17.6
28.8
7
1
7
4
2
Kiểm tra lần 1
26 17. 23. 34.
76.0 14.2 9.8 24.0
Kiểm tra lần 2
7
6
6
8
2/ Đối với giáo viên:
+ Tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh yếu.
+ Rèn luyện khả năng thích ứng, linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng
phương pháp.
+ Nâng cao tay nghề, chất lượng giảng dạy bộ môn.
3/ Đối với tổ chuyên môn:
+ Chia sẽ tạo thêm nhiều kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc giảng
dạy học sinh yếu.
+ Kích thích, tạo thêm động lực cùng nhau thi đua sáng tạo giữa các thành
viên trong tổ, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu hiện
nay.
4/ Đối với nhà trường:
Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, cụ thể là hạn chế
tình trạng học sinh yếu, kém và đồng thời góp phần hạn chế tình trạng học sinh
nghỉ học (do các em học yếu dẫn đến chán và bỏ học), phù hợp với xu hướng
vươn đến việc đạt chuẩn quốc gia của nhà trường trong thời gian tới.
VII. Kết luận
-Việc bồi dưỡng học sinh yếu là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người
giáo viên, để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi người giáo viên phải thật sự tâm
huyết với nghề, hết lòng thương yêu các em, bởi vì mỗi đối tượng học sinh yếu
đều do những nguyên nhân khác nhau, cái quan trọng là phải tiếp cận và tìm hiểu
chính xác những thông tin về các em, tìm ra những điểm tích cực và hạn chế ở
mỗi em, tạo cho các em niềm tin vào bản thân, từ đó phát huy các mặt tích cực,
khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập.
---------------------------------------------------------------------------
10
- Là người giáo viên, nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng cũng đầy vinh
quang đó là “trồng người”. Vì vậy việc tìm tòi ra những biện pháp, cách thức
giúp cho học sinh học tốt bộ môn mình phụ trách là nhiệm vụ hàng đầu cho nên
người giáo viên phải thật sự là chỗ dựa vững chắc cho các em vươn lên trong học
tập, là cầu nối, tiếp thêm niềm tin cho các em học tập tốt hơn, nhằm góp phần
xây dựng một thế hệ tương lai sau này có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay
nghề vững vàng để xây dựng và phát triển đất nước. Muốn làm được điều này
chúng ta không thể không làm tốt nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh yếu ngay từ
trong nhà trường.
VIII. Kiến nghị, đề xuất:
-Xuất phát từ cơ sở lý luận, mục đích dạy học cũng như những thành công
và hạn chế khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy Tiếng Anh cũng như
tạo cho học sinh có lòng ham mê học bộ môn, bản thân tôi có những kiến nghị
sau:
1. Đối với giáo viên :
- Là giáo viên chúng ta nên thật sự có tâm huyết với nghề, nên xem học
sinh là những người thân, là em, cháu. Người giáo viên có được đức tính này
(lòng yêu nghề mến trẻ) sẽ có được cái tâm và sẽ tránh được sự phức tạp rắc rối
của việc dạy thêm, học thêm đã và đang gây nhiều dư luận.
2. Đối với đơn vị :
- Cần tạo điều kiện để giáo viên dạy tiếng Anh có cơ hội được học tập, bồi
dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho công việc
giảng dạy. Đặc biệt là năng lực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy.
3. Đối với cấp Phòng và Sở giáo dục :
- Do đặc thù của môn ngoại ngữ học sinh thường xuyên luyện tập các kỹ
năng: nghe, nói, đọc, viết; Vì vậy cần phải có phòng bộ môn để tránh gây tiếng
ồn cho những lớp học bên cạnh cũng như không bị tác động của tiếng ồn từ bên
ngoài vào.
- Hệ thống điện cần được tu sửa để đảm bảo tính hữu dụng và an toàn khi
sử dụng.
- Hằng năm cần cung cấp thêm băng nghe, tu sửa máy cassette vì sử dụng
lâu ngày chúng sẽ bị hư hỏng.
Đại cường, ngày 15 tháng 2 năm 2015
Người thực hiện
Châu Trần Kiều Lan
---------------------------------------------------------------------------
11
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chương trình sách giáo khoa hiện hành môn tiếng Anh các lớp 6, 7, 8, 9
THCS.
- Sách giáo viên tiếng Anh 6,7,8,9 ở trường THCS
- Sách hướng dẫn giảng dạy môn tiếng Anh trong trường phổ thông.
- Tài liệu chuẩn kiến thức.
- Một số giải pháp giúp học sinh yếu hoc tốt môn Tiếng Anh –Mai Bá
Phúc
X. MỤC LỤC
I.TÊN ĐỀ TÀI
---------------------------------------------------------------------------
Trang
1
12
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
III.CƠ SỞ L Ý LUẬN
IV. CƠ SỞ THƯC TIỄN
V. N ỘI DUNG NGHI ÊN CỨU
VI.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
VII. KẾT LUẬN
VII. ĐỀ NGH Ị
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO
X.MỤC LỤC
---------------------------------------------------------------------------
1
1
1-2
2 -9
9-10
10-11
11
12
13
13