Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Đề cương bài giảng kế toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 219 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
KẾ TOÁN QUỐC TẾ
(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Hưng Yên


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA KINH TẾ
---------***---------

BÀI GIẢNG
KẾ TOÁN QUỐC TẾ
(TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ DÀNH CHO SINH VIÊN HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY)

BỘ MÔN: KẾ TOÁN


MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUỐC TẾ ................................................6
1.1. Giới thiệu tổng quan về học phần .............................................................................6
1.1.1 Vị trí môn học .........................................................................................................6
1.1.2. Mục tiêu môn học ..................................................................................................6
1.1.3. Về thời lượng của môn học ...................................................................................8
1.1.4. Học liệu..................................................................................................................8
1.1.5 Nội dung cơ bản .....................................................................................................8
1.2. Lịch sử hình thành kế toán quốc tế ...........................................................................9


1.3. Các chuẩn mực kế toán quốc tế ..............................................................................11
1.3.1. Khái niệm chuẩn mực kế toán quốc tế ................................................................11
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ....................11
1.3.3. Quy trình xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế ..................................................12
1.3.4. Phương hướng vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế .........................................13
1.4. Key terms and concepts ..........................................................................................14
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN MỸ ...................................15
2.1. Đặc điểm của hệ thống kế toán Mỹ ........................................................................15
2.1.1. Khái niệm kế toán ................................................................................................15
2.1.2. Đối tượng kế toán và phương trình kế toán .........................................................15
2.1.3. Phân tích nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Analyzing transactions) .........................16
2.2. Nguyên tắc kế toán (Accounting principles) ..........................................................19
2.3. Hệ thống tài khoản kế toán (Chart of accounts) .....................................................23
2.4. Quy trình kế toán (Accounting cycle) ....................................................................28
2.5. Key terms and concepts ..........................................................................................29
2.6. GAAP .....................................................................................................................30
2.7. Demonstration problem ..........................................................................................31
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG SỔ VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN ..........................................32
3.1. Hệ thống sổ kế toán ................................................................................................32
3.1.1. Sổ nhật ký chung (General Journal) ....................................................................32
3.2.2. Sổ cái (Ledger) ....................................................................................................34
3.2. Bảng cân đối thử (Trial Balance) ...........................................................................36

1


3.3. Các bút toán điều chỉnh (Adjusting Entries) ..........................................................38
3.3.1. Điều chỉnh chi phí trả trước (Prepaid Expenses) .................................................38
3.3.2. Điều chỉnh chi phí phải trả (Accrued expenses)..................................................40
3.3.3. Điều chỉnh doanh thu nhận trước (Unearned/Deferred revenues) ......................42

3.3.4. Điều chỉnh doanh thu phải thu (Accrued revenues) ............................................42
3.4. Báo cáo tài chính (Financial statements) ................................................................44
3.5. Các bút toán khóa sổ (Closing Entries) ..................................................................46
3.6. Key terms and concepts ..........................................................................................48
3.7. Demonstration problems ........................................................................................49
CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ......................52
4.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán trong doanh nghiệp thương mại .........................52
4.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại .............................................................52
4.1.2. Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho (Inventory systems) .........................52
4.2. Kế toán quá trình mua hàng (Accounting for merchandise purchases) .................54
4.2.1. Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên ...........................................54
4.2.2. Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ ....................................................56
4.3.Hạch toán quá trình bán hàng ..................................................................................58
4.3.1. Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên ...........................................58
4.3.2. Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ ....................................................62
4.4. Hoàn thành quy trình kế toán .................................................................................64
4.4.1. Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên ...........................................64
4.4.2. Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ ....................................................67
4.5. Key terms and concepts ..........................................................................................68
CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN TÀI SẢN LƯU ĐỘNG ........................................................72
5.1. Kế toán tiền (Accounting for cash) ........................................................................72
5.1.1. Kiểm soát nội bộ đối với tiền (Internal control of cash) .....................................72
5.1.2. Kế toán quỹ lặt vặt (Petty cash fund) ..................................................................72
5.1.3. Điều chỉnh số dư tiền gửi ngân hàng (Bank Reconciliation) ..............................75
5.2. Kế toán nợ phải thu khó đòi (Accounting for bad debts) .......................................79
5.2.1. Phương pháp xóa sổ trực tiếp (Direct write-off method) ....................................80
5.2.2. Phương pháp chiết khấu ( Allowance method) ...................................................80
5.3. Kế toán hàng tồn kho (Accounting for Inventories)...............................................84

2



5.3.1.Tính giá hàng nhập kho (Determining inventory cost) ........................................84
5.3.2. Các phương pháp tính giá hàng xuất kho (Inventory Cost Flow Assumptions) .85
5.3.3. Đánh giá hàng tồn kho theo giá thị trường của hàng hóa thay thế (LCM) .........96
5.3.4. Ước tính giá trị hàng tồn kho (Valuing Inventory by estimation).......................98
5.3.4.1. Ước tính theo giá bán lẻ (Retail Inventory Method) ........................................98
5.3.4.2. Ước tính theo lãi gộp (Gross Profit Method) ...................................................99
5.3.5. Hạch toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất ......................................100
5.3.5.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu (Accounting for Material Costs) ............100
5.3.5.2. Hạch toán chi phí nhân công (Accounting for Labor Costs).........................101
5.3.5.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung (Accounting for Factory Overhead) .........102
5.4. Key terms and concepts ........................................................................................102
5.5. Demonstration problems ......................................................................................103
CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ...........................................................108
6.1. Đặc điểm và nguyên giá của tài sản cố định ........................................................108
6.1.1. Đặc điểm của tài sản cố định ( Features of Fixed Assets) .................................108
6.1.2. Nguyên giá tài sản cố định (Cost Determination of Fixed assets) ....................109
6.2. Kế toán biến động tài sản cố định ........................................................................111
6.2.1. Kế toán giảm tài sản cố định (Disposals of plant assets) ..................................111
6.2.2. Kế toán trao đổi tài sản cố định (Exchange of fixed assets)..............................115
6.2.3. Kế toán sửa chữa tài sản cố định (Repairs of Plant Assets) .............................117
6.3. Khấu hao tài sản cố định ( Depreciation for Plant assets) ....................................119
6.3.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight-line Depreciation Method) ......119
6.4. Tài nguyên thiên nhiên và tài sản cố định vô hình ...............................................125
6.4.1. Tài nguyên thiên nhiên (Natural Resources) .....................................................125
6.4.2. Tài sản cố định vô hình (Intangible Assets) ......................................................126
6. 5. Key terms and concepts .......................................................................................129
6.6. Demonstration problem ........................................................................................129
CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ ....................................................132

7.1. Khái niệm và phân loại các khoản đầu tư.............................................................132
7.2. Chứng khoán thương mại (Trading securities).....................................................134
7.3. Chứng khoán chờ đến hạn (Accounting for Held-to-maturity securities)............136
7.4. Chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS Securities) ..................................................137

3


7.5. Đầu tư vào chứng khoán để có ảnh hưởng đáng kể (Investment in Securities with
Significant Influence) ..................................................................................................140
7.6. Key terms and concepts ........................................................................................142
7.7. Demonstration problems ......................................................................................143
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ ...................................................................146
8.1. Kế toán nợ ngắn hạn .............................................................................................146
8.1.1. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (Payroll Accounting)..........146
8.1.2. Kế toán phí bảo hành ước tính phải trả (Accounting for Estimated Warranty
Liability) ......................................................................................................................152
8.2. Kế toán thương phiếu phải trả dài hạn (Long-term Notes Payable).....................153
8.3. Kế toán trái phiếu phải trả (Accounting for Bonds Payable) ...............................155
8.3.1. Kế toán phát hành trái phiếu (Accounting for issuing bonds)..........................155
8.3.1.1. Phát hành trái phiếu theo mệnh giá (Issuing bond at par) ..............................155
8.3.1.2. Phát hành trái phiếu có chiết khấu (Issuing bond at a discount) ...................156
8.3.1.3. Phát hành trái phiếu có phần trội (Issuing bond at a premium) ...................159
8.3.2. Kế toán thu hồi trái phiếu (Accounting for Bond Retirement) .........................160
8.4. Key terms and concepts ........................................................................................162
8.5. Demonstration problems ......................................................................................164
CHƯƠNG 9: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU ..........................................................166
9.1. Doanh nghiệp tư nhân (Sole proprietorship) ........................................................166
9.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................166
9.1.2. Đặc điểm ............................................................................................................166

9.2. Công ty hợp danh (Partnership)............................................................................167
9.2.1. Khái niệm ..........................................................................................................167
9.2.2. Đặc điểm ............................................................................................................167
9.2.3. Hạch toán vốn chủ sở hữu trong công ty hợp danh (Accounting for Partnerships)
.....................................................................................................................................168
9.2.3.1. Góp và rút vốn ................................................................................................168
9.2.3.2. Phân phối lãi-lỗ (Dividing Income or Loss) ...................................................169
9.2.3.3. Thêm thành viên viên mới (Admission of a Partner) .....................................173
9.2.3.4. Thành viên rút khỏi doanh nghiệp (Withdrawal of a Partner) .......................175
9.3. Công ty cổ phần (Corporation) .............................................................................177

4


9.3.1. Khái niệm ..........................................................................................................177
9.3.2. Đặc điểm ............................................................................................................177
9.3.3. Hạch toán vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần .............................................178
9.3.3.1. Cổ phiếu thường (Common Stock) ................................................................178
9.3.3.2 Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock) ...................................................................185
9.3.3.3. Cổ phiếu quỹ (Treasury Stock).......................................................................188
9.4. Key terms and concepts ........................................................................................192
9.5. Demonstration Problems ......................................................................................195
Chương 10: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN PHÁP ................................198
10.1. Đặc điểm của hệ thống kế toán Pháp .................................................................198
10.1.1. Các nguyên tắc kế toán ....................................................................................198
10.1.2. Hệ thống tài khoản kế toán ..............................................................................198
10.1.3. Hệ thống sổ kế toán .........................................................................................208
10.1.4. Các báo cáo tài chính .......................................................................................209
10.2. Một số nghiệp vụ kinh tế trong kế toán Pháp .....................................................210
10.2.1. Kế toán tài sản dài hạn (non-current assets) ....................................................210

10.2.1.1. Khái niệm và phân loại tài sản dài hạn .........................................................210
10.2.1.2. Kế toán tăng tài sản cố định .........................................................................211
10.2.1.3. Kế toán giảm tài sản cố định ........................................................................212
10.2.2. Kế toán tiền lương ...........................................................................................213
10.2.3. Kế toán hàng tồn kho .......................................................................................214
10.2.3.1. Khái niệm, phân loại hàng tồn kho...............................................................214
10.2.3.2. Phương pháp tính giá hàng tồn kho ..............................................................214
10.2.3.3. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên ..................214
10.2.3.4. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ...........................215
10.2.3.5. Kế toán chênh lệch hàng tồn kho .................................................................216
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................217

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Giới thiệu tổng quan về học phần
1.1.1 Vị trí môn học
Là môn thuộc khối kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo trình độ đại
học kế toán của khoa Kinh tế - Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên. Môn học được
giảng dạy sau khi sinh viên đã được học học phần Nguyên lý kế toán, kế toán tài
chính, tiếng Anh.
Là một môn học cung cấp kiến thức kế toán quốc tế, trong đó chủ yếu là phương
pháp hạch toán kế toán Mỹ, đồng thời giúp sinh viên làm quen và sử dụng được tiếng
Anh chuyên ngành Kế toán, là một trong những kỹ năng cần thiết của nhân viên kế
toán trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia, các
công ty xuất khẩu.
1.1.2. Mục tiêu môn học
* Kiến thức:
- Tiếp cận với các thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng anh, đọc hiểu các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh liên quan từng phần hành kế toán.
- Trình bày được quá trình hình thành, phát triển của kế toán quốc tế và các chuẩn
mực kế toán quốc tế;
- Hệ thống được những vấn đề cơ bản trong kế toán Mỹ, phân tích được các
nghiệp vụ kinh tế và nêu được bảng hệ thống tài khoản kế toán;
- Trình bày được các bút toán điều chỉnh, cách lập bút toán khóa sổ và lập các báo
cáo tài chính;
- Trình bày được các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp thương mại, phương pháp
hạch toán quá trình mua hàng, bán hàng theo các phương pháp;
- Trình bày được các nội dung liên quan đến hạch toán tiền, các khoản đầu tư, phải
thu, phương pháp tính giá và hạch toán hàng tồn kho;
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của phần hành kế toán tài sản cố
định và khấu hao tài sản cố định;
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản đầu tư
trong các doanh nghiệp;

6


- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến
các khoản phải trả như: kế toán phải trả người bán, phải trả người lao động và phát
hành trái phiếu...
- Trình bày được khái niệm ,đặc điểm và phương pháp hạch toán vốn chủ sở hữu
trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
- Trình bày được tổng quan về kế toán Pháp: tài khoản, hệ thống sổ, báo cáo kế
toán và hạch toán được một số nghiệp vụ kinh tế.
* Kỹ năng:
- Phân tích được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và vận dụng được bảng hệ thống
tài khoản kế toán;
- Hạch toán được các bút toán điều chỉnh, cách lập bút toán khóa sổ và lập được

các báo cáo tài chính;
- Vận dụng phương pháp hạch toán để giải quyết các bài tập liên quá trình mua
hàng, bán hàng theo các phương pháp;
- Vận dụng phương pháp hạch toán để giải quyết các bài tập liên qua đến các phần
hành tiền, các khoản đầu tư, phải thu, phương pháp tính giá và hạch toán hàng tồn kho;
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của phần hành kế toán tài sản cố
định và khấu hao tài sản cố định;
- Vận dụng phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến
các khoản đầu tư trong các doanh nghiệp;
- Vận dụng phương pháp hạch toán để giải quyết bài tập về các khoản phải trả
như: kế toán phải trả người bán, phải trả người lao động và phát hành trái phiếu...
- Hạch toán được các nghiệp vụ liên quan vốn chủ sở hữu trong các loại hình
doanh nghiệp khác nhau.
- Vận dụng hệ thống tài khoản, hệ thống sổ, báo cáo kế toán vào hạch toán và lập
báo cáo tài chính.
* Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quốc tế và sự cần thiết phải nghiên
cứu kế toán quốc tế;
- Có thái độ nghiêm túc, cầu thị trong hoạt động nghe giảng và chuẩn bị bài tập
chương, bài tập nhóm;
- Có tinh thần cần cù, chăm chỉ, chịu khó, chủ động và sáng tạo trong học tập

7


1.1.3. Về thời lượng của môn học
Học phần Kế toán quốc tế có 4 tín chỉ và học trong 23 tuần, mỗi tuần 4 tiết. Nội
dung của học phần bao gồm 10 chương sẽ giới thiệu trong nội dung cơ bản của học
phần.
1.1.4. Học liệu

Học liệu bắt buộc
-

Bài giảng Kế toán quốc tế, Tài liệu lưu hành nội bộ. Khoa Kinh tế, ĐH SPKT
Hưng Yên.

Học liệu tham khảo
-

TS. Nguyễn Phú Giang, Kế toán quốc tế, NXB Tài chính, năm 2009.

-

TS. Phan Đức Dũng, Kế toán Mỹ (đối chiếu với kế toán VIệt Nam), NXB
Thống kê, năm 2009;

-

Giáo trình Kế toán quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê,
Hà Nội, năm 2002.

-

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, bài tập và bài giải kế toán Mỹ, Th.S Phạm
Quang Huy, NXB Lao động – xã hội, năm 2010.

1.1.5 Nội dung cơ bản
- Chương đầu tiên trong nội dung học phần cho biết những vấn đề cơ bản của kế
toán quốc tế như: lịch sử hình thành kế toán quốc tế và các chuẩn mực ké toán quốc tế
- Từ chương 2 đến chương 9 là nội dung về kế toán Mỹ, trong đó chương 2 giới

thiệu những đặc điểm cơ bản chung nhất về hệ thống kế toán Mỹ, bao gồm: đặc điểm,
nguyên tắc kế toán, hệ thống tài khoản, quy trình kế toán Mỹ.
- Sau khi tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kế toán Mỹ, mẫu sổ, phương pháp
ghi sổ, phương pháp lập báo cáo tài chính sẽ được trình bày trong chương 3.
- Sau khi đã nắm được các nguyên tắc hạch toán, phương pháp ghi sổ và lập báo
cáo, chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp hạch toán các nghiệp vụ cụ thể trong doanh
nghiệp thương mại.
- Như chúng ta đã biết đối tượng nghiên cứu của kế toán gồm tài sản và nguồn
vốn. Tài sản có 2 loại là TS ngắn hạn và TS dài hạn. Chương 5 nghiên cứu về nhóm
đối tượng đầu tiên của kế toán là các tài sản ngắn hạn.
- Chương 6 chúng ta đi sâu vào nhóm đối tượng thứ 2 là các tài sản dài hạn, trong
đó chủ yếu là tài sản cố định.

8


- Chương 7, nghiên cứu về một trong những đối tượng chủ yếu trong nhóm tài sản
dài hạn, đó là các khoản đầu tư.
- Đối tượng nghiên cứu thứ 2 trong kế toán là nguồn vốn. Trong nguồn vốn có 2
loại là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Chương 8 nghiên cứu về nợ phải trả.
- Như đã trình bày ở trên, ngoài nợ phải trả, nguồn vốn còn bao gồm vốn chủ sở
hữu. Trong chương 9 chúng ta sẽ nghiên cứu về phương pháp hạch toán đối với vốn
chủ sở hữu trong các loại hình doanh nghiệp tư nhân, hợp danh và cổ phần.
- Từ chương 2 và chương 9 chúng ta đã tìm hiểu phương pháp hạch toán cụ thể
của từng đối tượng kế toán trong các loại hình doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh
doanh khác nhau trong kế toán Mỹ. Những nội dung khái quát về kế toán Pháp giúp
các em tìm hiểu được phương pháp hạch toán trong kế toán Pháp, so sánh được các mô
hình hạch toán khác nhau trên thế giới, từ đó có định hướng trong mở rộng kiến thức
về kế toán, đáp ứng nhu cầu của công việc kế toán tại các công ty đa quốc gia.
1.2. Lịch sử hình thành kế toán quốc tế

* Thời cổ đại và trung đại
Không giống như phần lớn các nghề nghiệp hiện đại khác, kế toán có lịch sử
phát triển lâu đời vào khoảng hơn 8500 năm trước Công nguyên, ở vùng
Mesopotamia, sau này được gọi là Ba Tư, ngày nay là Iran và Iraq. Đây là vùng thung
lũng màu mỡ với dân cư đông đúc thịnh vượng và hoạt động thương mại diễn ra sôi
động giữa các vùng thượng lưu và hạ lưu của hai con sông. Các tài liệu tìm thấy ngày
nay cho thấy người Mesopotamia cổ đại đã liệt kê lại các khoản chi phí và hàng hóa
bằng đất sét và các vật nhỏ.
Ghi chép kế toán xuất hiện khoảng từ 3300 đến 3200 trước CN tại Ai cập cổ
đại, khi con người phát minh ra chữ viết và các con số. Các ghi chép kế toán khi đó chỉ
là các bút toán đơn đơn giản để liệt kê lương đã trả, tài sản trong các đền, thuế và các
khoản cống nạp cho Vua hoặc các Pharaoh.
Lịch sử kế toán có từ các nền văn minh cổ đại, tuy nhiên thời kỳ kế toán hiện
đại được bắt đầu khi có sự ra đời của bút toán kép vào thế kỷ thứ 14. Thời kỳ phục
hưng ở Italy (từ thế kỷ 14 đến thế kỷ thứ 16) đã có nhiều sự phát triển trong hoạt động
kế toán. Số La mã được thay thế bằng số A – rập giúp toán học và cả ghi chép kế toán
cũng ở quy mô rộng lớn hơn. Năm 1494, Luca Pacioli, một thầy tu dòng thánh Franxít, đã xuất bản cuốn sách the Summa de Arithmetica, Geometria, Proportioni et

9


Proportionalita. Trong cuốn sách này Pacioli mô tả bút toán kép và các khái niệm
thương mại có liên quan. Bút toán kép được hiểu đơn giản là một nghiệp vụ kinh tế
phải được đồng thời ghi Nợ và ghi Có vào các tài khoản khác nhau với số tiền bằng
nhau. Mặc dù Pacioli không phát minh ra bút toán kép nhưng ông đã có công lớn trong
việc phổ biến rộng rãi bút toán kép và cho đến ngày nay nguyên tắc ghi chép kế toán
cơ bản này vẫn được sử dụng.
* Thời cận đại và đương đại
Thế kỷ 17 và thế kỷ 18, trung tâm thương mại được chuyển dịch từ Ý sang Tây
Ban Nha rồi Bồ Đào Nha, sau đó là các nước Bắc Âu. Sự di chuyển thương mại như

trên kèm theo sự di chuyển về phát triển kế toán.
Scotland được coi là nơi sinh của kế toán hiện đại. Đây là nơi sản sinh các
nguyên tắc kế toán và cũng là nơi có những hội kế toán công khai lâu đời nhất. Kế
toán trở nên có vai trò đặc biệt quan trọng với những ảnh hưởng không thể phủ nhận
đến sự phát triển kinh tế.
Sau Scotland, kế toán phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Vào giữa
thế kỷ 19, Anh đã trở thành một nước công nghiệp dẫn đầu về sản xuất than đá, sắt và
dệt may, đồng thời là trung tâm tài chính của thế giới. Năm 1880, Hiệp hội kế toán
Anh và xứ Wales đã quy tụ được tất cả các tổ chức kế toán trong nước. Cuối những
năm 1880, người Anh bắt đầu đầu tư tài chính ồ ạt vào những ngành công nghiệp đang
phát triển ở Bắc Mỹ, đồng thời cũng kéo theo ảnh hưởng kế toán của Anh tới khu vực.
Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã đem lại sức sản xuất ở quy mô lớn, cùng với
sự phát triển mạnh về sản xuất, tài sản cố định dần trở nên quan trọng, cần thiết phải
khấu hao và phân bổ chi phí. Hơn nữa, những hình thức cơ bản của tổ chức kinh doanh
đã di chuyển từ sở hữu tư nhân, hiệp hội kinh doanh sang công ty trách nhiệm hữu
hạn, các công ty cổ phần và cuối cùng là những công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị
trường chứng khoán, kế toán cũng thay đổi để đáp ứng sự ra đời của các loại hình
doanh nghiệp này. Những quy định của chính phủ đối với các công ty cũng làm xuất
hiện những hệ thống kế toán mới. Điều đáng ghi nhớ nhất đó là những quy định về
thuế đối với các cá nhân và đơn vị kinh doanh đã làm nảy sinh kế toán thuế.
Bước vào kỷ nguyên của thời đại thông tin (cuối thế kỷ 20 đến nay), kế toán đã
chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán trên máy, một bước phát triển vượt bậc có ý
nghĩa đặc biệt trong việc đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho

10


những người quan tâm. Nhờ đó, các báo cáo kế toán có thể được thiết lập chỉ sau một
cái “nhấn nút”.
1.3. Các chuẩn mực kế toán quốc tế

1.3.1. Khái niệm chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống các nguyên tắc hạch toán kế toán, trình
bày báo cáo tài chính, các quy định về kế toán được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế
giới do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành và thường xuyên nghiên cứu
cập nhật, sửa đổi, bổ sung.
Chuẩn mực kế toán quốc tế là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp, tổ chức
trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong công tác báo cáo tài
chính.
Chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm các nhóm chính là:
 IAS (International Accounting Standards) – nhóm chuẩn mực kế toán do
IASC ban hành
 IFRS (International Financial Reporting Standards) – các chuẩn mực do
IASB ban hành
 SIC (Standing Interpretations Committee)
 IFRIC Interpretations
 Other pronoucements
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
Trước đây, các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) được ban hành bởi Ủy ban
chuẩn mực kế toán quốc tế IASC ( Board of the International Accounting Standards
Committee). Ủy ban này do Ngân hàng thế giới (WB) hỗ trợ thành lập và phát triển từ
năm 1973 đến năm 2000. Từ năm 2001, IASC được thay thế bởi IASB (International
Accounting Standards Board). IASB là một tổ chức độc lập thuộc khu vực tư nhân, có
trụ sở chính ở thành phố London, UK.
IASB được cấp kinh phí và hoạt động dưới sự giám sát của Ủy ban sáng lập
chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard Committee
Foundation). IASC Foudation là tổ chức bao gồm các công ty kiểm toán quốc tế, các
định chế tài chính tư nhân, các công ty công nghiệp, các ngân hàng trung ương, ngân
hàng phát triển…trên toàn thế giới..

11



Nhiệm vụ của IASB là phát triển và ban hành, sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực
kế toán quốc tế có chất lượng cao, thống nhất, dễ hiểu và có tính khả thi cao cho toàn
thế giới trên quan điểm phục vụ lợi ích của công chúng: tăng cường tính minh bạch có
thể so sánh được của thông tin trong báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan đến tài
chính, kế toán khác, giúp những thành viên tham gia thị trường vốn thế giới và những
người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra các quyết định kinh tế; xúc tiến việc sử dụng
và ứng dụng nghiêm ngặt các chuẩn mực kế toán quốc tế; đem đến những giải pháp có
chất lượng cao cho sự hòa hợp giữa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia và các chuẩn
mực kế toán quốc tế.
IASB vẫn tiếp tục sửa đổi, thay thế các chuẩn mực IAS trước đây đã được ban
hành bởi IASC, và ban hành các chuẩn mực mới IFRS.
Khi mới ban hành, các chuẩn mực tập trung vào mục đích đáp ứng nhu cầu của
các tổ chức hoạt động trong những nền kinh tế đang phát triển, song từ năm 2000 đến
nay lại chú trọng hơn đến việc hỗ trợ cho cổ đông và các đối tượng khác tham gia vào
thị trường vốn thế giới trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Do đó, Hội đồng
chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã chuyển trọng tâm sang xây dựng các chuẩn mực phức
tạp hơn, có thể bắt buộc các thị trường vốn trên toàn thế giới phải tôn trọng. Tuy
nhiên, việc làm này đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa chi phí để soạn lập các báo cáo
tài chính tuân thủ với các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) và những lợi
ích gia tăng đối với người sử dụng về phương diện tính phù hợp và độ tin cậy của
thông tin tại những nền kinh tế đang phát triển.
1.3.3. Quy trình xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế
Các chuẩn mực kế toán quốc tế được xây dựng thông qua một quá trình thu
thập ý kiến quốc tế (due process) với sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trên khắp
thế giới. Quá trình này bao gồm 6 bước, dưới sự điều hành, giám sát của Ủy viên sáng
lập IFRS (Trustees of the IFRS Foudation).
* Đặt chương trình (Setting the agenda): Để xây dựng một chuẩn mực kế toán
chất lượng cao, IASB cần xác định được rõ nhu cầu thông tin kế toán. Các thông tin đó

sẽ có giá trị như thế nào đối với người lập và sử dụng báo cáo tài chính. Từ đó IASB
sẽ đánh giá sự cần thiết phải bổ sung một mục vào chương trình kế hoạch.

12


* Lập kế hoạch cho dự án (Planning the project): Khi thêm một mục vào
chương trình, IASB cũng xem xét sẽ thực hiện dự án độc lập hay kết hợp với dự án
khác. Quản lý dự án sẽ lập kế hoạch dự án dưới sự giám sát của các giám sát viên.
* Phát triển và phát hành tài liệu thảo luận (Development and publication of a
discussion paper): Mặc dù tài liệu thảo luận không có tính chất bắt buộc nhưng IASB
thường ban hành các tài liệu này để phổ biến trước và giải thích về chủ đề mới nhằm
xin được ý kiến đóng góp sớm từ các thành viên.
* Phát triển và phát hành một bản dự thảo trưng cầu (Development and
publication of an Exposure Draft): Đây là một bước bắt buộc trong quá trình xây dựng
chuẩn mực. Sau khi các thành viên bỏ phiếu kín, bản dự thảo trưng cầu mới được phát
hành và là phương tiện chính để lấy ý kiến từ công chúng.
* Phát triển và phát hành một chuẩn mực kế toán quốc tế (Development and
publication an IFRS): Một chuẩn mực kế toán được phát triển thông qua các cuộc họp
của IASB, khi xem xét các ý kiến nhận được từ bản dự thảo trưng cầu.
* Thủ tục sau khi một chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành (Procedures
after an IFRS is issued): Sau khi một chuẩn mực kế toán được ban hành, các thành
viên của IASB tham gia các cuộc họp thường xuyên với các bên có liên quan, gồm cả
những thành viên của dự án về chuẩn mực kế toán khác, tìm hiểu các vấn đề thực tế
phát sinh ngoài dự đoán, và các tác động tiềm năng của chuẩn mực kế toán đã ban
hành.
1.3.4. Phương hướng vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán quốc tế được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, có thể đưa
ra một số các mức độ ứng dụng như sau:
- Mô hình 1: Vận dụng 100% các chuẩn mực kế toán quốc tế, không sửa đổi và

bổ sung. Trong các chuẩn mực kế toán quốc tế, nếu có những chuẩn mực không thể áp
dụng được thì xây dựng một chuẩn mực kế toán quốc giá riêng. Đó là các nước như
Nam Phi, Mông Cổ, Thụy Sỹ…
- Mô hình 2: Vận dụng 100% các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng có thêm
phần phụ lục để có thể thêm hoặc bớt vào mỗi chuẩn mực một số phần. Các nước áp
dụng mô hình này như Malaixia, Singapore…
- Mô hình 3: Vận dụng có chọn lọc các nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế
có sửa đổi, bổ sung một số điểm nội dung cho phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế

13


quốc gia và ban hành thêm chuẩn mực kế toán quốc gia. Các nước thuộc mô hình này
như: Bỉ, Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc…
- Mô hình 4: Không sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Thuộc mô hình này là
các nước như Mỹ, Thái Lan…
Hệ thống kế toán Mỹ (US GAAP) là một trong những hệ thống hàng đầu thế
giới và có vị trí vững chắc vì dựa trên nền tảng thị trường phát triển lớn, có nhiều điều
kiện ưu đãi cho việc thu hút vốn đầu tư. Chính vì vậy, nhiều công ty muốn tham gia
vào thị trường chứng khoán của Mỹ phải trả những khoản chi phí lớn cho việc chuyển
đổi báo cáo cho phù hợp với tiêu chuẩn GAAP.
Tại Việt Nam, hệ thống chuẩn mực kế toán hiện hành do Bộ tài chính ban hành
được Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đánh giá là đã tuân thủ khoảng 95%
chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống kế toán áp dụng đối với các tổ chức
tín dụng Việt Nam mới chỉ tuân thủ 50% chuẩn mực kế toán quốc tế do Bộ tài chính
chưa ban hành các chuẩn mực kế toán về trình bày, ghi nhận và đo lường công cụ tài
chính.
1.4. Key terms and concepts
IAS- International Accounting Standards: An older set of standards which were
issued by the Board of the international Accounting Standards Committee (IASC),

stating how particular types of transactions and other events should be reflected in
financial statements.
IFRS- International Financial Reporting Standards: The new set of standards
has been issued by the International Accounting Standards Board since 2001.
Due Process: Procedures used by IASB in developing standards to maintain the
objectivity of the standard-setting process and the quality of the output.
Double Entry Bookkeeping: An accounting technique which records each
transaction as both a credit and a debit of the same amount. This means the total of the
Debits must always equal to the total of the Credits.
Transactions: Events that affect the finances of a business. Transactions must be
recorded on accounting books.

14


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN MỸ
2.1. Đặc điểm của hệ thống kế toán Mỹ
2.1.1. Khái niệm kế toán
Liên đoàn quốc tế về kế toán đã có định nghĩa cơ bản về kế toán: “Kế toán là
nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp và đánh giá các loại hoạt động kinh tế thông
qua chỉ tiêu tiền tệ và dựa trên các nguyên tắc cơ bản tiêu chuẩn có tính hệ thống”.
Theo hiệp hội AAA (American Accounting Association – Hiệp hội kế toán
Mỹ): “Kế toán là quá trình nhận biết, đo lường và truyền đạt thông tin kinh tế cho
phép người sử dụng thông tin đánh giá và đưa ra quyết định kinh doanh”.
2.1.2. Đối tượng kế toán và phương trình kế toán
Kế toán Mỹ phân chia các đối tượng kế toán thành 3 loại sau:
+ Tài sản: Là những thứ có giá trị mà doanh nghiệp đang có quyền sở hữu. Tài
sản cũng được coi là nguồn lực của doanh nghiệp. Các tài sản có giá trị bởi chúng có
thể được sử dụng hoặc đổi chúng để lấy hàng hóa khác phục vụ cho mục đích kinh
doanh tại doanh nghiệp. Một tổ chức có thể nắm giữ nhiều loại tài sản khác nhau. Một

số tài sản có hình thái vật chất cụ thể như tiền mặt, vật dụng, nhà cửa, phương tiện vận
tải… Nhưng ngược lại cũng có một số tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng
chúng cũng mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp, ví dụ như đặc quyền (là quyền
được chính phủ liên bang cho phép sản xuất một mặt hàng nào đó) hay các khoản phải
thu (là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được do bán chịu hàng hóa hoặc cung cấp dịch
vụ cho đơn vị hoặc cá nhân khác). Tất cả các tài sản trên được tài trợ, hình thành từ hai
nguồn đó là nguồn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
+ Nợ phải trả: Là khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong thời gian
ngắn hạn hoặc dài hạn. Khoản nợ này phát sinh trong quá trình doanh nghiệp mua chịu
tài sản hoặc vay mượn từ ngân hàng để mua tài sản. Chẳng hạn: Khoản phải trả, lương
phải trả…
+ Vốn chủ sở hữu: Là phần hùn vốn trong đơn vị được sở hữu hoàn toàn bởi các
chủ sở hữu. Nói cách khác, nguồn vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và
nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả

15


Vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp: Công ty tư nhân,
công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần. Vốn chủ sở hữu thường gồm 2 phần: Vốn của
nhà đầu tư và lợi nhuận giữ lại:
-

Vốn góp của chủ sở hữu là khoản tiền được đầu tư vào doanh nghiệp bởi các
chủ sở hữu. Đối với công ty cổ phần, vốn góp của chủ sở hữu là vốn cổ
đông, bao gồm 2 phần: Mệnh giá cổ phiếu (số tiền tối thiểu thể hiện phần
vốn góp) và thặng dư vốn cổ phần: khoản chênh lệch giữa giá cổ phiếu và
mệnh giá cổ phiếu.


-

Lợi nhuận giữ lại: lợi nhuận giữ lại là thể hiện phần vốn của cổ đông được
sinh ra từ thu nhập trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và được giữ
lại để sử dụng cho doanh nghiệp. Lợi nhuận giữ lại bị ảnh hưởng bởi thu
nhập, chi phí, cổ tức.

Cổ tức là các khoản tài sản được phân phối cho các cổ đông làm giảm lợi nhuận
giữ lại. Như vậy, lợi nhuận giữ lại là phần còn lại của thu nhập thuần sau khi phân
phối cổ tức.
Ba đối tượng kế toán trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong phương trình kế
toán sau:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Khi phân tích vốn chủ sở hữu chúng ta có phương trình kế toán mở rộng sau:
2.1.3. Phân tích nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Analyzing transactions)
Nghiệp vụ kinh tế (business transaction) là sự kiện kinh tế làm ảnh hưởng đến tài
sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là bất kể nghiệp vụ kinh
tế nào phát sinh đều không làm thay đổi tính cân bằng của phương trình kế toán.
Sau đây chúng ta sẽ sử dụng phương trình kế toán để phân tích các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong tháng đầu tiên hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn tài chính
Abacus do Jacob làm chủ.
1. Jacob lập tài khoản ngân hàng mang tên công ty và chuyển vào tài khoản
$200,000.
2. Công ty mua chịu một lô đất có tổng trị giá $150 000, trong đó giá trị đất $100
000, giá trị tòa nhà trên đất trị giá $50 000.
3. Công ty trả $2,100 để mua vật dụng văn phòng.
4. Công ty trả $3,600 để mua một gói bảo hiểm 12 tháng cho tòa nhà văn phòng.


16


5. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho công ty Blue Sky trong 3
tháng.
6. Thanh toán $50,000 cho số nợ nhà cung cấp ở nghiệp vụ (2)
7. Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và thu số tiền trị giá $4,000 từ khách
hàng.
8. Lập hóa đơn dịch vụ tư vấn trị giá 6,000 nhưng chưa thu được tiền từ khách
hàng.
9. Thu tiền của khách hàng còn nợ ở nghiệp vụ (8) $1,000, số tiền còn lại khách
hàng cam kết thanh toán bằng một thương phiếu lãi suất 8%, thời hạn 3 tháng.
10. Ngày 23/12 Abacus ký hợp đồng tư vấn tài chính cho khách hàng trị giá
$6,000. Ngày 25/12, khách hàng trả trước toàn bộ số tiền của hợp đồng này.
11. Trả tiền lương cho nhân viên $2000
12.

Jacob

rút

$300

để

sử

17

dụng


cho

mục

đích



nhân.


Tài sản (Assets)

Tiền

Cash
1

+ Thương
+ Các khoản
phiếu phải
phải thu
thu
+ Accounts
Receivable

+ Notes
Receivable


3
Bal.
4.

+ Vật
dụng VP

+ Đất

+ Nhà

=

Các khoản
phải trả

+ Prepaid
Insurance

+ Office
supplies

+ Land

+Buildings

=

Accounts
Payable


$200,000
+ $100,000
200,000

+ Unearned
Revenues

+$50,000

+ Vốn,
Jacob

- Rút
vốn,
Jacob

+ Doanh
thu

- Chi phí

+ Jacob,
Capital

- Jacob,
Withdra
wals

+ Revenues


Expenses

$200,000
$150,000

+100,000

+50,000

=

150,000

+200,000

+ $2,100

197,900

+2,100

+100,000

+50,000

=

150,000


+200,000

+ 2,100

+100,000

+50,000

=

150,000

+200,000

-3,600

+ $3,600
+ 3,600

6

-50,000

Bal.

144,300

7

+ 4,000


Bal.

148,300

8

-50,000
+ 2,100

+ 100,000

+ 50,000

=

100,000

+ 200,000
+ $4,000

+ 2,100

+ 100,000

+ 50,000

=

100,000


+ 200,000

+ 4,000

+6,000

Bal.

148,300

+ 6,000

9

+ 1,000

-6,000

Bal.

149,300

+0

10

+6,000

Bal.


155,300

11.

-2,000

Bal.

+ Thu nhập
nhận trước

-2,100

194,300

10

+ Vốn chủ sở hữu (Equity)

=

Bal.

Bal.

Nợ phải trả
(Liabilities

+ Bảo hiểm

trả trước

2
Bal.

=

153,300

+ 6,000
=
+5,000
+5,000

+ 2,100

+100,000

+ 50,000

=

10,000
100,000

+ 200,000
+6,000

-2,000
+0


+5,000

+ 2,100

+ 100,000

+ 50,000

=

100,000

+6,000

+ 200,000

-300
$153,000

+ 10,000

+6,000

+ 10,000

-2,000

+ $10,000


-$2,000

-300
+ $0

+$5,000

+$3,600

+ $2,100

+$ 100,000

+ $50,000

18

=

$100,000

+6,000

+$ 200,000

-$300


2.2. Nguyên tắc kế toán (Accounting principles)
Hạch toán kế toán tài chính trong doanh nghiệp phải tuân theo các khái niệm và

quy định được gọi là các nguyên tắc chung được thừa nhận (Generally Accepted
Accounting Principles-GAAP). Để hiểu và sử dụng các báo cáo tài chính hiệu quả,
chúng ta cần hiểu các nguyên tắc này. Mục tiêu của GAAP là làm cho các thông tin
trong báo cáo tài chính chính xác, đáng tin cậy và có thể so sánh được. Độ chính xác
và tin cậy của thông tin ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng. Tính so sánh
được của thông tin giúp ích trong việc đối chiếu giữa các công ty khác nhau.
Thiết lập các nguyên tắc kế toán Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận ở
Mỹ do hai nhóm chính thiết lập nên. Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (Financial
Accounting Standards Board- FASB) là một nhóm tư nhân xây dựng cả các nguyên tắc
chung và cụ thể. Ủy ban chứng khoán (Securities and Exchange Commission-SEC) là
nhóm nhà nước giúp thiết lập nên các quy định về báo cáo tài chính cho các công ty
phát hành cổ phiếu.
Phân loại nguyên tắc kế toán Các nguyên tắc kế toán có hai loại. Các nguyên tắc
chung là các giả định, khái niệm và hướng dẫn để lập báo cáo tài chính. Các nguyên
tắc cụ thể là các quy định được cụ thể hóa trong việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế.
Các nguyên tắc chung được sử dụng trong thời gian dài, ít thay đổi. Các nguyên tắc cụ
thể được nhà nước quy định thường xuyên hơn. Để sử dụng hiệu quả thông tin kế toán
chúng ta cần hiểu cả các nguyên tắc chung và cụ thể. Trong phần này sẽ giới thiệu các
ngyên tắc chung được thừa nhận trong kế toán Mỹ.
(1) Nguyên tắc thực thể kinh doanh (Entity Concept)
Về mặt kế toán, mỗi doanh nghiệp được xem là một tổ chức độc lập chủ sở hữu
và độc lập với doanh nghiệp khác. Vì là một tổ chức độc lập nên định kỳ doanh nghiệp
phải lập báo cáo tài chính riêng biệt. Báo cáo tài chính đó không phản ánh hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác hay của cá nhân chủ sở hữu.
Căn cứ vào nguyên tắc này mà mỗi doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính
riêng biệt, phản ánh tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó
chứ không phải của tổ chức hay cá nhân nào khác. Một doanh nghiệp có thể thuộc một
trong ba loại hình doanh nghiệp: công ty tư nhân (proprietorship), công ty hợp danh
(partnership), công ty cổ phần (corporation).


19


(2) Hoạt động liên tục (going-concern concept)
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt
động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần.
Nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động
hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với
giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải
giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Như vậy, kế toán giả thiết rằng một doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động liên tục
không thời hạn trừ khi có sự khẳng định chắc chắn về việc đóng cửa giải thể.
(4) Nguyên tắc kỳ kế toán (Accounting Period)
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên tục và không có cùng điểm bắt đầu cũng
như điểm kết thúc, trong khi đó các nhà quản lý lại có nhu cầu được cung cấp thông tin
thường xuyên và định kỳ để ra các quyết định kinh tế. Chính vì vậy, họ chia quá trình
hoạt động ra những khoảng thời gian đều nhau gọi là kỳ kế toán.
Kỳ kế toán là khoảng thời gian nhất định mà trong đó báo cáo tài chính được
lập. Ở Mỹ, các doanh nghiệp có thể lựa chọn kỳ kế toán là năm dương lịch (calendar
year), bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đó hoặc năm tài chính (fiscal
year) cũng là khoảng thời gian 12 tháng nhưng có thể bắt đầu vào thời điểm bất kỳ
trong năm. Ví dụ, năm tài chính có thể bắt đầu vào 1/10/N và kết thúc vào 30/9/N+1.
Theo Bộ luật của Mỹ (US Code – Section 859: Adoption of annual accounting period),
riêng các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không được chọn năm kế toán nào
khác ngoài năm dương lịch.
(5) Nguyên tắc thước đo tiền tệ (Monetary Measurement Concept)
Những nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán ghi chép và báo cáo theo đơn
vị tiền tệ thống nhất.
Tại sao kế toán lại phải dùng thước đo tiền tệ: Vì các đối tượng kế toán có hình
thức biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Chúng ta không thể lấy 2 cái nhà cộng 3 cái

bàn bằng 5, con số 5 cái nhà và cái bàn không có ý nghĩa. Vì vậy chúng ta phải quy
đổi tất cả mọi sự việc thuộc đối tượng kế toán về một đơn vị đồng nhất, đó là tiền tệ,
có như vậy con số tổng hay hiệu mới có ý nghĩa.

20


(6) Giá gốc (Cost Concept)
Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số
tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài
sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi
trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Như vậy mọi tài sản doanh nghiệp mua vào được ghi theo giá vốn thực tế (giá
gốc), không chịu ảnh hưởng của giá thị trường (lúc tăng, lúc giảm). Việc đo lường,
tính toán tài sản, công nợ, vốn và chi phí phải đặt trên cơ sở giá phí. Giá phí nêu lên
“giá” được định ra trong một nghiệp vụ kinh doanh.
(7) Nguyên tắc doanh thu thực hiện (Realization Concept)
Ghi nhận, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng thực tế doanh thu
được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, tức thời điểm mà quá trình sản sinh doanh thu
đã được cơ bản hoàn thành và có thể biểu hiện qua các chứng cứ khách quan. Ví dụ:
Chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi việc giao hàng đã hoàn thành, người mua chấp
nhận thanh toán.
(8) Phù hợp (Matching Concept)
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một
khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc
tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh
thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu
của kỳ đó. Nghĩa là, nguyên tắc phù hợp đòi hỏi kế toán ghi nhận các chi phí trong một
kỳ phải phù hợp và liên quan với doanh thu trong cùng kỳ kế toán.
(9) Nguyên tắc công khai (Disclosure Concept)

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là tài liệu được công khai và được phản ánh
khách quan, toàn diện và trung thực về tình hình thực tế đã phát sinh trong kỳ kế toán.
Báo cáo tài chính cần thể hiện đầy đủ các thông tin thích hợp, có ích, giúp cho
người sử dụng phán đoán chính xác “true and fair view” về tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
(10) Nhất quán (Consistency Principle)
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp
dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách
và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi

21


đó trong báo cáo tài chính. Điều này rất quan trọng vì nó giúp người sử dụng thông tin
trên báo cáo tài chính qua các kỳ hiểu được những thay đổi về tình hình tài chính của
đơn vị. Tuy nhiên nhất quán không có nghĩa là đơn vị không được thay đổi các
phương pháp, chính sách kế toán đã áp dụng mà đơn vị cũng có thể thay đổi nếu chứng
minh được phương pháp kế toán mới hữu dụng hơn khi cung cấp thông tin trên báo
cáo tài chính.
(11) Nguyên tắc khách quan (Objective Principle)
Thông tin kế toán cung cấp phải mang tính khách quan và có thể kiểm chứng
được qua những bằng chứng khách quan như các tài liệu, chứng từ kế toán.
(12) Thận trọng (Conservatism Concept)
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế
toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về
khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng

chứng về khả năng phát sinh chi phí.
(13) Trọng yếu (Materiality Concept)
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu
chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh
hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ
thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn
cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định
lượng và định tính.
Việc không tuân thủ các nguyên tắc kế toán có thể chấp nhận được nếu không
dẫn đến một sai sót trọng yếu. Yếu tố thông tin được xếp vào loại trọng yếu khi sự
thiếu sót hoặc thiếu chính xác trong việc ghi nhận có thể tạo ảnh hưởng và làm biến
đổi các quyết định của người sử dụng nó.
Như vậy, nguyên tắc này đòi hỏi ghi chép các yếu tố được coi là quan trọng và
bỏ qua các yếu tố được coi là không quan trọng, nếu các yếu tố bị bỏ qua đó không
ảnh hưởng đến sự nhận xét đánh giá đối với người sử dụng các thông tin kế toán. Hay

22


nói đơn giản hơn, nguyên tắc trọng yếu là bỏ qua các vấn đề thông không quan trọng,
nhưng ghi chép tất cả các vấn đề quan trọng.
(14) Nguyên tắc cân đối kế toán (Dual Aspect Concept)
Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Ví dụ: Một doanh nghiệp có tài sản là 500.000.000 đ và các khoản nợ là
200.000.000 đ. Hỏi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là bao nhiêu? Theo khái niệm
cân đối, tổng tài sản bằng nợ phải trả cộng vốn chủ sở hữu, ta có, vốn chủ sở hữu bằng
tổng tài sản trừ nợ phải trả và bằng 300.000.000 đ.
Giả sử tổng tài sản tăng thêm 200.000.000 đ, các khoản nợ phải trả tăng thêm
100.000.000 đ trong cùng một kỳ kế toán, thì vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tăng hay
giảm là bao nhiêu? Nếu tổng tài sản tăng thêm 200.000.000 đ, ta có tổng tài sản

700.000.000 đ, khoản nợ phải trả tăng thêm 100.000.000 đ, nghĩa là nợ phải trả bằng
300.000.000 đ, như vậy vốn chủ sở hữu sẽ là 400.000.000 đ, tăng thêm 100.000.000 đ.
2.3. Hệ thống tài khoản kế toán (Chart of accounts)
So sánh với kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, khái niệm tài
khoản cũng không có gì khác biệt.
Tài khoản là một đơn vị lưu trữ thông tin kế toán cho từng đối tượng kế toán
riêng biệt, tổng hợp tình hình tăng giảm và số hiện có của từng khoản mục thuộc
phương trình kế toán, trong đó các khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu
được trình bày trên bảng cân đối kế toán, các khoản mục doanh thu, chi phí được trình
bày trên báo cáo thu nhập.
Hệ thống tài khoản (Chart of Accounts) là một danh mục bao gồm tên và số
hiệu tài khoản được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
Kế toán Mỹ không quy định chi tiết một hệ thống tài khoản như kế toán Việt
Nam. Mỗi doanh nghiệp căn cứ vào tính chất, quy mô, trình độ và yêu cầu quản lý của
mình để xây dựng một hệ thống tài khoản kế toán phù hợp. Hệ thống này sau khi được
đăng ký thì sẽ được sử dụng tại doanh nghiệp. Kế toán viên có quyền đặt tên và số
hiệu tài khoản cho từng đối tượng. Chính vì vậy, tên tài khoản của cùng một đối tượng
có thể khác nhau giữa các kế toán viên. Ví dụ: Một công ty tư vấn có thể sử dụng các
tài khoản sau để phản ánh doanh thu: Revenues, Consulting Fees, Fees Earned,…
Tuy nhiên khi sử dụng tên một tài khoản thì phải sử dụng đồng nhất trong quá
trình ghi chép kế toán. Mỗi tài khoản phải cung cấp đầy đủ thông tin có ích cho nhà

23


×