Tải bản đầy đủ (.ppt) (240 trang)

Bài giảng kế toán quốc tế của giảng viên du học Tại Úc về

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 240 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
Giảng viên: BÙI VĂN VỊNH


KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Chương I
SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA KẾ TOÁN

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN &
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA KẾ TOÁN
1. Vai trò của thông tin kế toán
2. Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ của
kế toán quốc tế
1. Vai trò của thông tin kế toán quốc tế
Tạo ra sự thống nhất về cách thức sử dụng các thông tin kế toán, tài
chính giữa các quốc gia và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài các
đơn vị hạch toán. Thể hiện sự kết hợp giữa các quy định về kinh tế, tài
chính của một quốc gia với các thông lệ, quy định và luật pháp quốc tế.
Thống nhất phương pháp lập và trình bày các báo cáo tài chính cơ
bản, hình thành hệ thống khái niệm chung, áp dụng rộng rãi tại nhiều
quốc gia khác nhau, từ đó tạo ra hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp được
áp dụng rộng rãi cho thực hành công tác kế toán. Hệ thống chuẩn mực kế
toán quốc tế là sản phẩm trực tiếp và quan trọng nhất trong sự ra đời và
phát triển của kế toán quốc tế.
Góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế giữa các quốc gia khác
nhau trong nền kinh tế toàn cầu.
Quốc tế hoá quá trình đào tạo lao động kế toán của mỗi quốc gia,
trong sự phát triển của kế toán quốc tế và hội nhập kế toán, lao động kế


toán được đào tạo không chỉ cần đáp ứng những tiêu chuẩn của từng quốc
gia riêng lẻ mà còn phải có khả năng hội nhập cao. Điều này cũng góp
phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch của lao động kế toán giữa các quốc
gia
2. Lịch sử hình thành của kế toán
Sơ lược lịch sử của kế toán

Cha đẻ của kế toán (Father of accounting) là
Luca Pacioli

Sử dụng rộng rãi vào thế kỷ XIV

Năm 1673 sắc lệnh Collbert ra đời ở Pháp Từ
thế kỷ XIX, các lý thuyết kế toán được xây
dựng
Mục tiêu của Hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế IASB (objective of the IASB)

Phát triển vì lợi ích chung một bộ các chuẩn mực kế toán
toàn cầu có chất lượng cao, có thể hiểu được thực hiện
được, các thông tin phải minh bạch và có thể so sánh
được trong mục đích chung của báo cáo tài chính

Đẩy mạnh việc sử dụng và áp dụng nghiêm túc các chuẩn
mực
này.

Làm việc chủ động với các cơ quan ban hành các chuẩn
mực kế toán quốc gia để đạt được sự nhất trí cao trong
các chuẩn mực kế toán trên phạm vi toàn cầu.

Sự cần thiết của các chuẩn mực
kế toán quốc tế

Sự cần thiết phải thay đổi nền kinh tế theo
hướng hội nhập quốc tế

Sự toàn cầu hóa về vốn
Quá trình xây dựng các chuẩn mực
kế toán quốc tế
Các chuẩn mực kế toán quốc tế trong từng lĩnh vực được
nghiên cứu, xây dựng và ban hành theo những quy trình riêng biệt, tuy
nhiên, về cơ bản, quy trình này bao gồm các bước chủ yếu sau:

Bước1: Ghi nhận các vấn đề kế toán phát sinh trong quá trình thực
hành kế toán ở các doanh nghiệp, các vấn đề này phải đạt một mức độ
phổ biến nhất định

Bước 2: Nghiên cứu các chuẩn mực quốc gia và các vấn đề thực tế về
vấn đề đã được ghi nhận.

Bước 3: Tham khảo quan điểm của Uỷ ban tư vấn chuẩn mực (SAC -
Standards Advisory Council) và thiết lập dự án xây dựng chuẩn mực
trong kế hoạch làm việc năm của IASB.

Bước 4: IASB đưa ra các tài liệu về vấn đề đã ghi nhận để lấy y kiến.

Bước 5: Tiếp nhận và xem xét các đóng góp về tài liệu đã ban hành
Quá trình xây dựng các chuẩn mực kế toán
quốc tế (continue)


Bước 6: Ban hành dự thảo (Exposure Draft) về vấn đề
đã xem xét sau khi được đa số phiếu tán thành

Bước 7: Lấy y kiến về nội dung đã trình bày trong
bản Dự thảo

Bước 8: Trưng cầu y kiến về bản Dự thảo sau khi đã
vận dụng thí điểm vào thực tế hoạt động kinh doanh

Bước 9: Sửa đổi Dự thảo và thông qua Chuẩn mực
sau khi được đa số phiếu tán thành theo quy định của
Hội đồng

Bước 10: Công bố chuẩn mực trên các phương tiện
thông tin để áp dụng rộng rãi vào thực tế.
Quá trình xây dựng các chuẩn mực kế toán
quốc tế (continue)
Quá trình ban hành
và công bố các chuẩn
mực kế toán quốc tế
có thể được khái quát
qua sơ đồ sau:
Cơ cấu của ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế

IASC là một tổ chức độc lập có 2 bộ phận chính - Ủy viên
quản trị và IASB

Ủy viên quản trị của IASC chỉ định các thành viên của IASB,
trông coi các hoạt động và yêu cầu vốn khi cần thiết.


IASB có một trách nhiệm duy nhất là thiết lập các chuẩn mực
kế toán.

Ngoài ra còn có 2 cơ quan khác, ủy ban tư vấn các chuẩn mực
(standards advisory council, SAC) và ủy ban giải thích các báo
cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting
Interpretations Committee, IFRIC)
Cơ cấu của ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế
IASB (continue)
T ch c IASC y viên qu n trổ ứ ủ ả ị
IASB 14 thành viên h i đ ngộ ồ
IFRIC
( y ban gi iủ ả
thích Các báo
cáo tc)
Giám đ c các ho t đ ng k thu t ố ạ ộ ỹ ậ
và các nhân viên k thu tỹ ậ
y ban t v n Ủ ư ấ
các chu n m cẩ ư
y ban t v nỦ ư ấ
Các c quan t oơ ạ
l p chu n m cậ ẩ ự
qu c gia và cácố
bên liên quan
Giám đ c các ho t đ ng k ố ạ ộ ỹ
thu t và các nhân viên khôngậ
ph i k thu tả ỹ ậ
Ch đ nh ỉ ị
Báo cáo cho
M i liên hố ệ

T v n ư ấ
Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban chuẩn
mực kế toán quốc tế (IASB)

Được mời 4 tổ chức có lợi ich liên quan tới việc lập báo cáo tài chính
tham gia phối hợp với hội đồng của IASB

Phát hành các tài liệu liên quan tới các vấn đề kế toán quốc tế để bàn
luận góp ý.

Phát hành những tài liệu trong mẫu của các bản dự thảo trưng cầu ý
kiến đã thông qua ít nhất 2/3 thành viên hội đồng

Phát hành các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ít nhất ¾ thành
viên của hội đồng thông qua

Xây dựng các thủ tục hoạt động dài hạn phù hợp với điều khoản hiến
pháp của IASB

Tham gia bàn bạc, hợp tác với các tổ chức bên ngoài và khuyến
khích sự cải tiến và hài hòa rộng rãi các chuẩn mực kế toán.

Tìm kiếm và tăng cường các quỹ từ các thành viên của IASB và các
thành viên khác.
Phương hướng vận dụng của
các chuẩn mực kế toán quốc tế

Phương hướng 1: Vận dụng nguyên vẹn hệ thống chuẩn mực quốc
tế vào quốc gia, loại bỏ những chuẩn mực nào không phù hợp với
thực tế, không sửa đổi các chuẩn mực được áp dụng, xây dựng các

chuẩn mực riêng cho các vấn đề không thể áp dụng chuẩn mực quốc
tế

Phương hướng 2: Vận dụng nguyên vẹn chuẩn mực quốc tế nhưng
có chú thích, bổ sung cho từng chuẩn mực cho phù hợp với thực tế

Phương hướng 3: Vận dụng có chọn lọc một số nội dung của chuẩn
mực kế toán quốc tế, có sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho tương
thích với điều kiện kinh tế tài chính của quốc gia

Phương hướng 4: Không vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán
quốc tế mà tự ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia riêng
So sánh sự khác nhau giữa
VAS & IAS
Ví dụ:
Năm 2010 đã phát sinh trường hợp Cty mẹ Vinaconex có kết
quả kinh doanh tốt nhưng Cty Xi Măng Cẩm Phả 100% vốn của
Vinaconex lại bị lỗ nặng. Theo VAS trong năm Tổng Cty
Vinaconex chỉ công bố báo cáo tài chính giữa niên độ của Cty mẹ
với kết quả kinh doanh tốt. Theo IAS Tổng Cty Vinaconex phải
lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ.
Hãy so sánh và đưa ra nhận xét
Chương III
KHÁI QUÁT CHUNG
VỀ HỆ THÔNG KẾ TOÁN MỸ

1. Khái niệm kế toán
2. Phương trình kế toán
3. Tài khoản kế toán
4. Sổ kế toán

5. Chu trình kế toán
6. Hệ thống báo cáo tài chính
CHƯƠNG III
KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN MỸ

Kế toán là khoa học thu thập, phân tích, xử lý, truyền đạt
thông tin kinh tế làm cơ sở cho việc ra quyết định của chủ thể
quản lý

Theo hiệp hội kế toán Mỹ thì “Kế toán là quá trình nhận biết,
đo lường và truyền đạt các thông tin kinh tế”. Phân biệt kế
toán và người ghi sổ kế toán
1. Khái niệm kế toán
2. Phương trình kế toán
2.1 Phương trình kế toán
(Accounting Equation)
2.2 Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh đến phương trình kế toán
2.1 Phương trình kế toán (Accounting
Equation)
Là sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn
Tài sản = nguồn vốn chủ sở hữu + nợ phải trả
Assets = Owner’s Equity + Liabilities
Vốn CSH ở Công ty cổ phần được gọi là vốn cổ phần
Vốn cổ phần = Vốn góp + Lợi nhuận giữ lại
2.2 Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đến phương trình kế toán

Khái niệm: Nghiệp vụ kinh tế là những sự kiện, những giao
dịch được thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp hay giữa doanh

nghiệp đó với các đối tượng bên ngoài giao dịch và kết quả sẽ
làm ảnh hưởng đến tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, tuy
nhiên không làm mất đi tính cân bằng của phương trình kế
toán.
Assets = Liabilities + Owner’s Equity
The business transactions effect accounting equation:
Asset
increase
Increase of owners
Increase of Liabilities
A L
A OE
decrease
Financial Position and the Accounting Equation
Decrease of another Asset
Decrease of owners
Decrease of Liabilities
A L
A OE
Increase of another Asset
2.2 Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đến phương trình kế toán
Các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
a. Chủ sở hữu đầu tư vốn

Kết quả: Tăng tài sản và tăng vốn chủ sở hữu
b. Đầu tư tài sản bằng tài sản

Kết quả: Tăng tài sản này dẫn đến giảm tài sản khác
2.2 Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh đến phương trình kế toán
c. Đầu tư tài sản bằng hình thức tín dụng thương mại (mua chịu)

Kết quả: tăng tài sản và tăng công nợ phải trả
d. Đầu tư tài sản từ chủ nợ (vay tiền nhập quỹ và mua tài sản bằng
tiền vay)

Kết quả: tăng tài sản và tăng công nợ phải trả.
2.2 Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đến phương trình kế toán
e. Phát sinh doanh thu bằng tài sản (thu tiền hay phải thu)

Kết quả: tài sản tăng và vốn chủ tăng
f. Phát sinh chi phí bằng tài sản

Kết quả: vốn CSH giảm, tài sản giảm

×