Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn trong chương trình ngữ văn lớp 8 tại trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.7 KB, 24 trang )

Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................2
1. CƠ SỞ KHOA HỌC....................................................................................2
2. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM......................................4
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................5
4.KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU........................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..............................6
1. ĐẶC TRƯNG CỦA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN...................................6
2. THỰC TRẠNG HỌC TẬP LÀM VĂN HIỆN NAY CỦA HỌC SINH......6
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM
VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS...........................................................7
4. KẾT QUẢ....................................................................................................22
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................23
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................24

1


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ KHOA HỌC

1.1. Cơ sở lý luận
Trong nhiều năm nay, môn Ngữ văn trong nhà trường THCS luôn là môn
học được đánh giá là quan trọng và rất cần thiết cho mỗi học sinh. Bởi đó là
môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó


trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn
còn là môn học thuộc nhóm công cụ. Bởi vì học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác
động tích cực đến kết quả của các môn học khác và các môn học khác cũng
góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Chính vì vậy, làm thế nào để học sinh học
tốt nói chung và học tốt môn Ngữ văn nói riêng luôn là vấn đề trăn trở quan
tâm của thời đại, của ngành Giáo dục ở bất kì cấp bậc học nào ở tất cả các vùng
miền trong cả nước. Đó là mục đích, mục tiêu cuối cùng của các tiết học và là
thành quả cao nhất của ngành Giáo dục–đào tạo.
Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trò của mình làm được những
bài văn hay nhưng đó không phải là một việc dễ. Bài văn hay trước hết phải là
viết đúng (đúng theo nghĩa tương đối, nghĩa là trong khuôn khổ nhà trường).
Hay và đúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bài văn hay trước hết phải viết
theo đúng yêu cầu của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình thức trình
bày đúng quy cách …
Xác định đúng yêu cầu của đề bài là rất cần thiết, bước này giúp học sinh
thể hiện đúng chủ đề của bài văn, tránh lạc đề hay lệch đề. Xác định đúng yêu
cầu của đề cũng giúp người viết lập được một dàn ý tốt và do đó cũng tránh
được sự dài dòng, lan man “dây cà ra dây muống”, “ trống đánh xuôi, kèn thổi
ngược” tạo được sự thống nhất, hài hoà giữa các phần của bài viết. Bên cạnh
đó việc viết đúng kiến thức cơ bản cũng vô cùng quan trọng, kiến thức cơ bản
là “bột”, “có bột mới gột nên hồ”.
Hình thức trình bày là sự thể hiện hình thức bố cục của bài văn trên trang
giấy. Một bài văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào tờ giấy, chưa cần

2


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …


đọc đã thấy rõ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Muốn thế người viết không
chỉ phải chú ý đến nội dung mà hình thức cũng phải rõ ràng.
Trong thực tế dạy – học tôi thấy bài văn của học sinh mình chưa đáp ứng
được những yêu cầu của một văn bản trong nhà trường. Bài văn của các em
vẫn còn hiện tượng lạc đề, lệch đề do không chú ý đến việc tìm hiểu đề. Đoạn
văn trong bài thường sai quy cách. Bên cạnh đó là việc giữa các đoạn văn chưa
có sự liên kết.
Đứng trước thực tế đó, đã có rất nhiều nhà khoa học,các nhà giáo tâm
huyết nghiên cứu về cách học phân môn Tập làm văn sao cho hiệu quả nhất và
đã thu được một số thành quả nhất định.Tuy nhiên, họ vẫn đề cập và quan tâm
đến một cách chung chung, vẫn nặng về tính lý thuyết. Tính thực tế và tính
thực tiễn chưa nhiều, chưa thật tỉ mỉ và cụ thể.
Do đó tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp học
sinh làm tốt bài tập làm văn. Qua thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến nay tôi
đã tìm được cho mình một cách làm mang lại hiệu quả cao.
Vì tất cả những lí do trên mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học
sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường
THCS …” để nghiên cứu.
Là một giáo viên trẻ, tôi luôn cố gắng tìm tòi, khám phá ra những hình thức
giảng dạy, cách truyền đạt phương pháp viết bài tập làm văn hiệu quả phù hợp
với bản thân, với học sinh và đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Tất cả những
việc làm đó của tôi xuất phát từ mong muốn những tiết dạy phân môn tập làm
văn của mình không đơn điệu, nhàm chán, đánh thức được tiềm năng học phân
môn Tập làm văn của học sinh thân yêu, giúp các em có thể học tốt môn Ngữ
văn trong nhà trường THCS, góp phần hình thành nhân cách con người phát
triển toàn diện của thời đại mới.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Với tình yêu nghề dạy học tha thiết, trái tim tâm huyết với nghề mình đã
chọn, tôi cảm thấy vui khi có những học sinh say mê, yêu thích và học tốt môn


3


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

Ngữ văn.Tuy nhiên nhiều lúc tôi thật sự buồn, chạnh lòng khi một số học sinh
của mình có kết quả học môn Ngữ văn nói chung còn thấp, chưa hứng thú, còn
lơ là hay thờ ơ với môn Ngữ văn. Một số học sinh còn ngại viết các bài tập làm
văn. Chính vì vậy, trong suốt thời gian dài từ khi bước vào con đường dạy học,
tôi luôn trăn trở mình sẽ có thể làm gì để học sinh của mình học tốt môn Ngữ
văn nói chung, học tốt phân môn tập làm văn nói riêng mình có thể phát hiện
những học sinh có năng khiếu văn chương, có tình yêu văn học bồi dưỡng để
trở thành những học sinh giỏi Văn. Còn đối với những học sinh chưa thực sự
hứng thú và coi nhẹ phân môn tập làm văn thì tôi có thể giúp một điều gì đó
cho các em để phân môn tập làm văn không phải là phân môn khô khan và
nhàm chán của mình nữa.Tôi thật sự thấy thích thú và say mê với công việc của
mình. Nhìn đôi mắt tròn xoe, nhìn nụ cười tươi tắn, khuôn mặt rạng ngời hạnh
phúc khi học sinh đón nhận nhưng tiết học, tôi biết mình sẽ thành công khi
mình thực sự nỗ lực. Cũng vì những lý do ấy mà tôi đã mạnh dạn viết những gì
mình đã, đang và sẽ làm thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Là một giáo viên
trẻ, tôi biết mình chắc chắn còn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi
mong muốn nhận được những đóng góp chân tình và quý báu của đồng nghiệp
cho đề tài của tôi để tôi ngày càng hoàn thiện hơn về chuyên môn nghiệp vụ.
2. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong nhiều năm nay, chúng ta đều nhận thức được rằng “Văn học là nhân
học”, học Văn là học làm người, dạy Văn là dạy cách làm người. Do đó, môn
Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của
trường THCS, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ
thông cơ sở. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu,

quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và biết
hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tôn trọng lẽ
phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu và cái ác. Đó là những con người
biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm
thụ các giá trị chân - thiện - mĩ trong nghệ thuật và năng lực sử dụng Tiếng việt

4


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

để tư duy và để giao tiếp, có năng lực thực hành-chính là thông qua việc học
sinh viết các bài tập làm văn.
Khi chọn hướng nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt
bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8 ” với mục đích cung cấp cho
học sinh một con đường nhanh và dễ hiểu để tạo lập văn bản trong khi làm bài
viết. Đồng thời giúp cho bản thân các con học sinh tìm hiểu sâu hơn về các vấn
đề: Tìm hiểu đề, viết đoạn văn trong văn bản tự sự, liên kết đoạn văn trong văn
bản tự sự . Từ đó hình thành cho mình kĩ năng để góp phần làm tốt bài văn.
Ngoài ra, đề tài này cũng nhằm mục đích trao đổi với đồng nghiệp để cùng
nhau xây dựng những giải pháp ngày càng hoàn thiện hơn trong quá trình áp
dụng trong quá trình giảng dạy Ngữ văn nói chung và phân môn tập làm văn
nói riêng.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối với đề tài sáng kiến này, tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở 3 vấn đề:
- Tìm hiểu đề;
- Viết đoạn văn trong văn bản tự sự;
- Liên kết đoạn văn trong văn bản tự sự.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nhữ ng biệ n phá p nà y chỉ á p dụ ng trong phạ m vi văn bả n tự
sự trong chương trì nh Ngữ văn 8.
Sáng kiến kinh nghiệm này được vận dụng vào thực tế giảng
dạy ở lớp 8A2 trường THCS ....
4. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Năm học 2014 - 2015

5


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. ĐẶC TRƯNG CỦA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN

Môn Ngữ văn 8 trong chương trình THCS nói riêng và trong nhà
trường nói chung có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: “nghe nói - đọc - viết”. Trong đó, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất
tích hợp các phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây
dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao
tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm
lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu
nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói ngôn bản, và dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại
và phát triển xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết
đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc
giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Vấn
đề đặt ra là: người giáo viên dạy tập làm văn như thế nào để học sinh viết tốt
bài văn của mình? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Tập làm văn ra sao để

đạt hiệu quả như mong muốn?
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn
khó trong các phân môn của môn Ngữ văn. Do đặc trưng phân môn Tập làm
văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình
bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện,
biểu cảm, nghị luận, ... Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này,
học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói, ngại viết.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

Khi nhìn vào kết quả thi đại học hàng năm ở khối D và C, nhiều người
không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến thực trạng của học sinh khi viết các bài
tập làm văn. Những bài viết của các thí sinh đã làm cho các giám khảo đáng
kính phải cười ra nước mắt và những người trực tiếp làm công tác giảng dạy
6


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

phải rung một hồi chuông báo động trước dư luận về thực tế học sinh học Văn
hiện nay. Đó là tình trạng học sinh viết bài tập làm văn mà mắc lỗi diễn đạt
quá nhiều, sai lỗi chính tả, hành văn lủng củng…. Còn nội dung thi sơ sài về ý
tưởng và tư duy. Phần lớn học sinh chưa nắm được kĩ năng và phương pháp
làm bài tập làm văn, chủ yếu là dựa trên sự cảm thụ của thầy cô giáo và phụ
thuộc vào sách hướng dẫn, sách học tốt.
Khi học sinh viết bài tập làm văn tại lớp thường hay ỷ lại vào các bài văn
mẫu trong các sách tham khảo chứ chưa thực sự chủ động vận dụng kiến thức
để viết bài tập làm văn của mình.
Thực trạng đau lòng ấy, rất nhiều giáo viên đã thấy và chỉ biết xót xa,
buồn lòng mà thôi. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề ấy là:

- Học sinh ít đọc sách Văn học quá. Nhiều em chỉ thích đọc truyện tranh
với nhiều quyển truyện có lời lẽ, câu cú cụt lủn, lời đối thoại trống không, chỉ
mang tính giải trí là chính, thiếu tính giáo dục và nghệ thuật.
- Thời đại Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, học sinh không thích tìm hiểu
khám phá sách Văn học như thế hệ trước đây. Các em bị cuốn hút vào những
trò chơi điện tử, mạng, khoa học công nghệ ….
- Thời kì kinh tế thị trường, học sinh có xu hướng thực dụng trong việc
chọn nghề nghiệp, học sinh thích học khối A để ra trường dễ dàng xin việc làm
hơn.
-Ý chí học tập của nhiều học sinh chưa cao, chưa nỗ lực hết mình, ngại
khó ngại khổ, dễ chán và chưa chăm chỉ.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI TẬP LÀM VĂN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8

Với những khó khăn như vậy, mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải tìm biện
pháp giúp học sinh nắm và làm tốt bài tập làm văn. Cũng chính từ sự băn
khoăn, trăn trở: “Làm sao giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn ?” qua quá
trình dạy học, quá trình tìm tòi tôi đã có được những biện pháp giúp học sinh
làm tốt bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8.
7


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

3.1. Về phía giáo viên
3.1.1. Đào tạo giáo viên theo hệ thống chuẩn giáo dục
Người thầy khi đứng trên bục giảng là thần tượng của bao thế hệ học
sinh.Vì vậy để giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn, người giáo viên
day môn Ngữ văn cần có kiến thức chính xác về phương pháp dạy học tập

làm văn, có hiểu biết về khoa học -xã hội, có khả năng tổng hợp và khái quát,
năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương. Sẽ khó có học sinh học tốt tập làm
văn nếu không có giáo viên dạy tốt phân môn này.
3.1.2. Giáo dục lòng yêu nghề sâu sắc cho đội ngũ giáo viên
Khi còn là sinh viên khoa Văn của trường Sư phạm, thầy giáo tôi đã
từng tâm sự rằng: Muốn trở thành một người thầy dạy Văn giỏi thì các em
phải có tình yêu nghề dạy học sâu sắc và chân thành như thể “Yêu người bao
nhiêu thì sẽ yêu nghề bấy nhiêu”. Lời răn dạy của người thầy năm xưa ấy
mãi mãi là bài học đầu tiên về đạo làm thầy cho bao thế hệ giáo viên chúng
tôi - những người kỹ sư tâm hồn. Bởi đó là cái gốc của nghiệp làm thầy. Vì
trên thực tế, với bất kì nghề nghiệp nào, nếu mình thiếu tình yêu thì cũng khó
thành đạt, huống chi là trong nghiệp dạy văn, đối tượng và mục đích cuối
cùng là con người. Và đối với giáo viên dạy Ngữ Văn còn phải có tình yêu
văn chương và có lòng đam mê Văn học một cách chân thành, xuất phát từ
trái tim giàu tình yêu thương và nhân ái của mình. Người giáo viên dạy Ngữ
văn là người dạy cái đẹp, cái hay. Vì thế họ phải có tình yêu văn chương thực
sự thì mới có đủ sự tinh tế trong việc cảm nhận tác phẩm văn chương và có
tình yêu nghề dạy học sâu sắc. Từ đó giúp học sinh tiếp cận khám phá vẻ đẹp
lung linh tiềm ẩn trong tác phẩm, có nhu cầu truyền đạt tình yêu ấy cho học
sinh của mình.
Chúng ta có thể hỏi nhiều học sinh câu hỏi: Điều gì khiến em thích học
môn học này hay môn học khác, sẽ có rất nhiều câu trả lời: Có thể do đặc
trưng môn học, do xu hướng nghề nghiệp, nhưng cũng có rất nhiều học sinh
trả lời là do giáo viên dạy môn học đó.Trong quá trình học tập, người thầy
8


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …


đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh,
người thầy là tấm gương sáng cho học sinh noi theo và học tập.Vì vậy người
giáo viên nói chung, người dạy Văn nói riêng phải có phẩm chất đạo đức tốt,
luôn trau dồi nghiệp vụ sư phạm, có tình yêu nghề mến trẻ, đam mê với công
việc mà mình đã chọn.
3.1.3. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phân môn Tập làm
văn
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi của thời đại đối với ngành giáo dục
đào tạo ngày càng nhiều.Vì vậy mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải không ngừng
đổi mới về phương pháp giảng dạy của mình.
Trong quá trình giảng dạy phân môn tập làm văn của chương trình Ngữ
văn 8, tôi rút ra một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn thông
qua các bước sau đây:
a. Tìm hiểu đề (hay còn gọi là phân tích đề):
Để có một bài văn hoàn chỉnh người viết phải trải qua năm bước (Tìm
hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn, đọc và sửa bài), trong đó tìm hiểu đề là
bước thứ nhất. Kĩ năng tìm hiểu đề là kĩ năng định hướng cho toàn bộ quá
trình thực hiện một bài tập làm văn. Tuy vậy đa số học sinh thường không chú
ý đến bước này. Vì vậy trong quá trình làm bài các em thường lạc đề hoặc
lệch đề nên bài văn thường không có điểm cao.
Cũng chính vì lẽ đó hướng dẫn các em làm tốt bước này sẽ giúp học
sinh tránh được việc lạc đề, lệch đề. Từ đó bài văn sẽ tốt hơn.
Nắm được hạn chế đó của học sinh nên tôi luôn hướng dẫn học sinh
thực hiện thao tác này và nó được lặp đi lặp lại ở mỗi bài viết cũng như trước
các đề trong bài học. Trên cơ sở đó các em sẽ biến nó thành một kĩ năng cần
thiết trước khi viết bài.
Để học sinh xem tìm hiểu đề là một bước không thể thiếu khi làm bài
thì giáo viên phải giúp các em thành thạo bước này trong quá trình dạy học.
Người giáo viên nên tận dụng thời gian để cho các em luyện tập.


9


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

Ví dụ:
Như ra đề rồi yêu cầu HS về nhà thực hiện, trước các bài viết số 1, số 2,
trong các đề có trong SGK, …
Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trước một đề bài tôi thường yêu cầu học
sinh đọc nhiều lần (thậm chí yêu cầu học sinh đọc thuộc đề); lấy bút chì gạch
chân những từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có gạch đầu dòng để làm
cho nổi bật các yêu cầu của đề; xác định ba yêu cầu của đề.
Kết quả của bước tìm hiểu đề phải giúp học sinh xác định được tất cả
các yêu cầu của đề bài:
- Kiểu bài: Tự sự hay miêu tả, tường thuật hay giải thích, …
Lời yêu cầu về kiểu bài: theo lối trực tiếp – nói thẳng (như hãy kể … )
hay lời yêu cầu gián tiếp – nói vòng (như Em thấy mình đã khôn lớn … )
- Đề bài và giới hạn: học sinh cần tìm hiểu rõ qua từng từ ngữ để xác
định giới hạn của đề bài. Chỉ một sơ suất nhỏ trong việc xác định giới hạn của
đề bài cũng có thể dẫn các em từ tản mạn, xa đề đến lạc đề…
Ví dụ :
Cho đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu.
Trước đề này có rất nhiều học sinh kể ra hai, ba kỉ niệm, không có kỉ
niệm nào được kể một cách đầy đủ (nhưng đề yêu cầu kể một kỉ niệm).
Tìm hiểu đề là bước quan trọng, tuy nhiên trong chương trình học các em
lại chỉ được học không đến một tiết (ở lớp 6). Thêm vào đó ở chương trình Ngữ
văn 8 các em học văn tự sự chỉ trong 13 tiết nên thời gian không nhiều.
Để khắc phục được khó khăn đó và cho học sinh thực hiện tốt bước này
tôi đã kết hợp thời gian trên lớp, thời gian ở nhà của các em để hướng dẫn và

cho các em thực hành.
Ví dụ 1:

10


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

Khi dạy xong tiết 8 – Bố cục của văn bản, trước khi đi vào làm bài tập
trong SGK giáo viên có thể cho học sinh thực hiện bước này. Giáo viên treo
bảng phụ có chép sẵn đề bài:
Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu của em.
Yêu cầu trả lời :
* Kiểu bài của đề là gì?
- Lời yêu cầu ở mỗi đề là trực tiếp hay gián tiếp?
* Nội dung của đề bài nằm trong giới hạn nào (kể về một hay nhiều kỉ niệm)?
- Lưu ý: Đọc thật kĩ đề bài, lấy bút chì gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
Ở đây do là tiết đầu hướng dẫn học sinh làm nên có thể cho các em tự
tìm hiểu nhanh sau đó giáo viên hướng dẫn các em làm:
* Kiểu bài:
- Đề có kiểu bài tự sự.
- Đề có yêu cầu trực tiếp.
* Giới hạn của đề bài: kể duy nhất một kỉ niệm, đó là kỉ niệm đáng nhớ
nhất ở thời thơ ấu.
Từ nội dung đó giáo viên nhắc nhở học sinh: từ bây giờ, trước khi viết
một bài văn các em nên tìm hiểu đề bài trước để viết bài văn cho tốt bằng
cách thực hiện các yêu cầu như bài tập các em vừa làm. Có thể khái quát
thành hai nội dung cơ bản (ta gọi là Tìm hiểu đề):
- Xác định kiểu bài;

- Xác định nội dung của đề bài;
- Xác định giới hạn của đề bài.
Sau khi hướng dẫn các em thực hiện xong giáo viên có thể ra đề yêu
cầu các em về nhà làm. Ở tiết học tiếp theo giáo viên xem bài các em làm và
cho điểm (nếu làm tốt).
Ví dụ 2:

11


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

Khi dạy xong bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản (tiết 10 – bài 3),
giáo viên yêu cầu học sinh: Ngoài việc chuẩn bị để làm bài các em thực hiện
trước bước tìm hiểu đề cho các đề có trong phần Viết bài tập làm văn số 1 –
văn tự sự.
Tới tiết 11-12, trước khi viết bài giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh
trình bày kết quả việc tìm hiểu đề rồi mới đi vào viết bài.
Học sinh trả lời :
Đề 1: Kể lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học.
- Kiểu bài: kể (tự sự), yêu cầu trực tiếp.
- Giới hạn: những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học (chỉ trong
ngày đầu tiên mà thôi).
Đề 2. Người ấy (bạn, thầy, người thân, …) sống mãi trong lòng tôi.
- Kiểu bài: kể (tự sự), yêu cầu gián tiếp.
- Giới hạn: chỉ kể về một người thân (có thể là một kỉ niệm khó
quên với người đó).
Ví dụ 3:
Tương tự như ví dụ 2, trước khi Viết bài viết số 2, giáo viên cũng yêu

cầu học sinh thực hiện bước tìm hiểu đề.
Trong quá trình dạy – học (nhất là ở tiết trả bài) tôi đã cho học sinh
thấy một cách nghiêm túc rằng lạc đề là lỗi nặng nhất, nghiêm trọng nhất của
một bài tập làm văn. Một bài văn lạc đề dù có những đoạn văn hay đến đâu
cũng không thể đạt được điểm số cần thiết.
Đối với giáo viên, trước một đề tập làm văn việc tìm hiểu đề là đơn
giản nhưng với học sinh bước này rất quan trọng. Vì vậy, trước bất cứ một đề
văn nào giáo viên luôn yêu cầu học sinh thực hiện bước này.
Có thể nói rằng đây là một bước mất ít thời gian của tiết học nhưng nó
mang lại hiểu quả rất tốt cho học sinh.
b. Viết đoạn văn trong văn bản tự sự :

12


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

Thế nào là đoạn văn? Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản, bắt đầu
từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường
biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo
thành. Đoạn văn thường có câu chủ đề hoặc từ ngữ chủ đề. Ta thường có đoạn
văn diễn dịch, quy nạp, song hành, …
Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản. Vì vậy viết tốt đoạn văn là một
trong những điều kiện để có một bài văn hay.
Trong chương trình Ngữ văn 8, học sinh được học cách xây dựng đoạn
văn ở tiết 10 – Xây dựng đoạn văn trong văn bản, trong đó học sinh đã nắm
được kiến thức về hình thức và nội dung của đoạn văn. Trên cơ sở bài này,
các em đã có kiến thức về cách xây dựng đoạn văn. Từ đó tôi thường xuyên
cho học sinh luyện tập nhận diện đoạn văn cũng như viết đoạn văn ở trên lớp

và ở nhà.
Trước hết, sau khi học xong tiết 10 – Xây dựng đoạn văn trong văn
bản giáo viên cho học sinh làm bài tập nhận điện đoạn văn. Đây là bước giúp
học sinh nhận biết cũng như khắc sâu kiến thức về đoạn văn. Trong SGK Ngữ
văn 8 có rất nhiều đoạn văn chuẩn, dựa vào ưu điểm này giáo viên cho học
sinh làm bài tập nhận diện.
Ví dụ 1:
Sau khi dạy xong tiết 10 - Xây dựng đoạn văn trong văn bản, ở bước
củng cố nêu yêu cầu: các em xem đoạn văn b trong bài tập 1, phần luyện tập
ở trang 26 và đoạn văn giới thiệu về Nam Cao trong phần chú thích ở trang 45
rồi xác định các đoạn văn đó được viết theo cách nào?
Học sinh trả lời:
- Đoạn văn ở trang 26 là đoạn văn viết theo lối diễn dịch (câu chủ đề
nằm ở đầu đoạn), chủ đề là nói về vẻ đẹp huyền ảo trong ngày của Ba Vì.
- Đoạn giới thiệu về Nam Cao ở trang 45 được viết theo lối song hành
(từ ngữ chủ đề là Nam Cao, ông), đối tượng là Nam Cao.

13


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

Học sinh trả lời được như vậy là đã nắm được “Thế nào là đoạn văn”.
Trên cơ sở đó tôi cho học sinh đi vào thực hành kĩ năng viết đoạn văn.
Ví dụ 2:
Tiếp tục bài tập nhận diện đoạn văn, giáo viên có thể yêu cầu các em về
nhà đọc các văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế rồi yêu cầu các em
xác định: văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục được viết theo kiểu nào:
Trong văn bản Huế đoạn văn nào được viết theo kiểu diễn dịch? …

Học sinh trả lời:
Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục là đoạn văn quy nạp (câu chủ
đề nằm ở cuối đoạn – Văn bản này chỉ có một đoạn văn). Trong văn bản Huế
có đoạn văn thứ hai và đoạn văn thứ ba được viết theo lối diễn dịch (câu chủ
đề nằm ở đầu đoạn).
Khi học sinh nhận diện đúng đoạn văn tức là các em đã nắm được kiến
thức về đoạn văn. Từ đây giáo viên bắt đầu cho các em thực hành viết đoạn
văn.
Trong quá trình học, học sinh được học rất nhiều văn bản tự sự. Đó là
điều kiện giúp các em viết tốt đoạn văn tự sự.
Khi cho học sinh thực hành viết đoạn văn giáo viên cũng cần chia làm
hai giai đoạn: trước hết cho học sinh viết đoạn văn với câu chủ đề cho trước,
tiếp theo mới là viết theo yêu cầu mà không có câu chủ đề (học sinh tự đặt
câu).
Ví dụ 1:
Khi học xong văn bản Lão Hạc của Nam Cao (tiết 13 -14, bài 4) tôi
cho học sinh bài tập về nhà: Về nhà mỗi em viết một đoạn văn nói về Lão Hạc
– người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám (cho HS câu chủ đề:
Lão Hạc là con người nghèo khổ nhưng lão có nhiều phẩm chất đáng quý.)
Tới tiết 16 – Liên kết đoạn văn trong văn bản, khi kiểm tra bài cũ
xong, GV mời một HS trình bày đoạn văn của mình cho thầy cùng cả lớp

14


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

nghe rồi GV nhận xét. Cuối tiết học GV thu bài lại để về nhà chấm, nhận xét
và sửa cho HS.

Ví dụ 2:
Khi dạy xong tiết 21 – 22, văn bản Cô bé bán diêm, GV ra bài tập cho
HS về nhà làm:
Em thử tưởng tượng mình là người chứng kiến cái chết của cô bé trong
truyện Cô bé bán diêm của An – đéc – xen, bây giờ các bạn muốn nghe em
kể lại cái chết của cô bé. Vậy em hãy viết một đoạn văn kể lại cho các bạn
cùng nghe.
Tới tiết học tiếp theo giáo viên thu bài của các em về nhà chấm, sửa và
nhận xét trong bài viết cho các em.
Khi trả lại bài cho học sinh, giáo viên cho đọc một số bài viết tốt để các
em rút kinh nghiệm cho bài của mình.
Ví dụ 3:
Bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (tiết 17 – bài 5) có nội
dung tương đối ngắn, bài tập dễ nên giáo viên cho học sinh làm bài tập ở nhà.
Thời gian trên lớp giáo viên cho học sinh làm bài tập: em hãy viết một đoạn
văn ngắn kể về người mẹ (hoặc cha) của mình trong đó có sử dụng từ ngữ địa
phương.
Khi học sinh viết xong, giáo viên mời 2 học sinh đọc bài rồi mời những
học sinh khác nhận xét. Sau đó giáo viên kết luận về nội dung, chủ đề và hình
thức trình bày.
Bài của những học sinh còn lại giáo viên thu để về nhà xem (học sinh
chưa viết xong thì thu lại ở tiết sau).
Ví dụ 4:
Khi dạy xong tiết 25 - 26, Đánh nhau với cối xay gió, giáo viên yêu
cầu học sinh về nhà viết đoạn văn với gợi ý: Sự tương phản giữa Đôn - ki - hô
- tê và Xan - chô - Pan - xa.

15



Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

Đến tiết 28, bài 7 - Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả
và biểu cảm, giáo viên mời 2 học sinh trình bày đoạn văn.
Trên cơ sở đó ở tiết 28 này học sinh viết đoạn văn tự sự kết hợp với
miêu tả và biểu cảm là rất dễ.
Khi học sinh luyện viết đoạn văn có thể có lỗi về câu và chính tả do học
sinh tự sắp xếp vì vậy giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh sửa lỗi về câu
và chính tả.
Có thể nói việc luyện viết đoạn văn tự sự là rất cần thiết, học sinh viết
tốt đoạn văn tự sự có nghĩa là học sinh đã nắm được những yêu cầu của đoạn
văn. Trên cơ sở đó khi học văn bản thuyết minh và văn nghị luận học sinh sẽ
viết tốt đoạn văn - đó là một trong những tiền đề để học sinh làm tốt các kiểu
văn bản khác.
c. Liên kết đoạn văn trong văn bản:
Một bài văn được tạo thành bởi nhiều đoạn văn liên kết lại với nhau.
Bài văn là một chỉnh thể hoàn chỉnh nên giữa các đoạn văn cần có sự liên kết
với nhau. Liên kết đoạn văn nhằm mục đích làm cho ý của cả đoạn vừa phân
biệt nhau vừa liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn
bản. Muốn vậy, phải tạo mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ, hợp lí giữa các đoạn
văn với nhau và sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp.
Trong chương trình ngữ văn 8 học sinh đã được học “Liên kết các
đoạn văn trong văn bản” ở tiết 16, bài 4.
Trên cơ sơ bài học này giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành việc
liên kết đoạn văn do các em tạo ra.
Trước hết giáo viên cho học sinh làm bài tập nhận diện các phương tiện
liên kết đoạn văn.
Ví dụ 1:
Khi dạy xong bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản - tiết 16, bài 4,

giáo viên yêu cầu: về nhà các em đọc văn bản Cô bé bán diêm (An - đéc -

16


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

xen) ở trang 64. Sau đó xác định các từ ngữ và câu có tác dụng nối giữa các
đoạn văn trong văn bản đó.
Tới tiết 18, bài 5 - Tóm tắt văn bản tự sự, trong phần kiểm tra bài cũ,
giáo viên mời học sinh trình bày (giáo viên kết luận) những từ ngữ, câu có tác
dụng nối như:
- Em quẹt que diêm thứ hai,…
- Em quẹt que diêm thứ ba.
- Em quẹt que diêm nữa vào tường, …
- Thế là …
- Sáng hôm sau,
- Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy …
Ví dụ 2:
Cũng như ở ví dụ 1, nhưng có thể cho học sinh tìm phương tiện liên kết
trong văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió” ( Xéc - van - téc), ở văn bản này
thì dễ nhận biết hơn.
Học sinh có thể tìm được các phương tiện liên kết:
Vừa bàn tán về cuộc phiêu lưu mới xảy ra, …
Đêm hôm ấy, …
Trên cơ sở bài tập này, giáo viên đã giúp học sinh khắc sâu kiến thức
phần lí thuyết, từ đây có thể cho học sinh thực hành việc liên kết đoạn văn.
Việc viết các đoạn văn có sự liên kết với nhau đối với học sinh trung
bình và yếu là tương đối khó. Cho nên trong quá trình dạy tôi luôn có những

đoạn văn mẫu cho các em. Bên cạnh đó là bài của các em học sinh khá giỏi.
Đồng thời luôn khích lệ tinh thần cho các em.
Ở dạng bài này, giáo viên vừa cho học sinh luyện tập ở trên lớp vừa cho
các em về nhà làm (giáo viên phải thu vở bài tập rồi chấm và sửa cho học
sinh).
Ví dụ 1:

17


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

Ở bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sư (tiết 24, bài 6), khi dạy
đến phần luyện tập, giáo viện cho học sinh làm bài tập 1 và đọc phần đọc
thêm ở trên lớp. Còn bài tập 2 - “viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu
tiên khi em gặp lại một người thân” thì giáo viên cho học sinh về nhà làm.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết thành 2 đoạn văn đoạn trong đó có các
phương tiện liên kết.
Đến tiết 28, bài 7 - Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả
và biểu cảm, giáo viên mời 2 học sinh trình bày bài của mình rồi giáo viên
nhận xét. Sau đó thu bài về nhà chấm và sửa cho học sinh.
Ví dụ 2:
Văn bản Đánh nhau với cối xay gió (Xéc - van - téc) có hai nhân vật
Đôn - ki - hô - tê và Xan - chô - Pan - xa tương phản nhau về mọi mặt. Vậy
sau bài học đó giáo viên yêu cấu học sinh viết 2 đoạn văn nói về hai nhân vật
(hai đoạn có quan hệ đối lập).
Ví dụ 3:
Học xong văn bản Lão Hạc của Nam Cao (tiết 13 -14, bài 4), học sinh
biết rằng chị Dậu và lão Hạc là những con người tiêu biểu cho tầng lớp nông

dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8. Giáo viên có thể cho học sinh viết hai
đoạn văn nói về số phận và tính cách của người nông dân (thông qua lão Hạc
và chị Dậu).
Có thể nói rằng để viết được một bài văn đúng và hay là rất khó, bởi
ngoài việc có kiến thức vững vàng nó còn đòi hỏi người viết phải vận dụng
nhiều kĩ năng khác nhau. Nhìn chung các kĩ năng đó các em đã được học
nhưng do đặc điểm lứa tuổi, cũng như thời gian thực hành còn hạn chế nên
người giáo viên phải có biện pháp giúp các em thành thạo những kĩ năng đó
mới mong các em vận dụng tốt được.
3.2. Về phía học sinh
Giúp cho học sinh học tốt phân môn tập làm văn trong nhà trường THCS
không phải hoàn toàn phụ thuộc vào người dạy mà chủ yếu là do sự nỗ lực, cố
gắng của học sinh. Theo tôi, học sinh muốn học tốt phân môn Văn học cần
phải:
18


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

3.2.1. Nâng cao nhận thức và thái độ của mình đối với phân môn tập
làm văn
Hiện nay một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng
học sinh học chưa tốt phân môn tập làm văn là do các em chưa xác định được
tầm quan trọng của phân môn này trong việc phát triển trí tuệ và sự cần thiết
trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều học sinh viết văn theo kiểu chiếu lệ và đối
phó, học vì điểm số. Vì vậy muốn viết văn tốt thì mỗi học sinh phải thay đổi
cách suy nghĩ, thái độ của mình đối với môn học.
3.2.2. Tích cực tìm đọc các loại sách văn học và sách tham khảo phù
hợp

Thật buồn khi phải nói người Việt nói chung và học sinh Việt Nam nói
riêng chưa có thói quen đọc sách mà chúng ta chỉ có thói quen đọc báo là
nhiều. Điều đó thật dễ hiểu, đọc báo dễ dàng hơn, không cần phải đầu tư
nhiều thời gian, không cần nhiều đến tư duy. Còn đọc sách là một quá trình
nghĩ cùng tác phẩm, một kiểu sáng tạo cho riêng mình, cần sự động não thật
sự. Muốn học tốt phân môn tập làm văn thì mỗi học sinh phải hình thành thói
quen đọc sách ngay từ còn nhỏ. Học sinh đọc nhiều sách văn chương, từ các
tác phẩm văn học trong sách giáo khoa đến các tác phẩm trong nền văn học
trong nước và thế giới. Học sinh còn nên đọc sách tham khảo, sách các bài
văn mẫu để từ đó tự suy ngẫm để hiểu tác phẩm, tác giả mà mình đã đang và
sẽ học trong nhà truờng. Đồng thời,các em cần học hỏi cách viết cách sáng
tạo của các bậc tiền bối đi trước. Để có hiệu quả, các em nên đọc một cách kĩ
lưỡng, cẩn thận, không đọc chiếu lệ qua loa, đại khái mà phải thật sự sống với
nó. Bên cạnh việc đọc sách, học sinh cũng nên đọc thêm các tạp chí về văn
hóa nghệ thuật, quan tâm đến thời sự xã hội. Điều này rất cần cho mỗi học
sinh để việc học tập làm văn của các em không tách rời cuộc sống. Tuy nhiên
vấn đề đọc của học sinh cũng cần phải bàn bạc nhiều, phải có sự chọn lọc,
không phải bất kì cái gì cũng đọc mà phải có văn hoá đọc sách.
3.2.3. Nâng cao ý thức học bài cũ và chuẩn bị bài mới thật kĩ lưỡng
trước khi đến lớp
19


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

Muốn học tốt Văn học nói chung và tập làm văn nói riêng thì học sinh cần
phải chăm chỉ và siêng năng. Các em học bài cũ trước khi đến lớp. Người ta
vẫn nói rằng: Văn ôn, võ luyện. Học sinh phải thường xuyên ôn tập bài, chuẩn
bị bài thật kĩ trước khi đến lớp. Soạn bài tốt bao nhiêu thì việc tiếp thu kiến

thức ở trên lớp khi các em học đến văn bản ấy sẽ tốt bấy nhiêu. Khi soạn bài,
học sinh cần thực hiện theo tiến trình sau:
- Đọc kĩ ngữ liệu phục vụ cho tìm hiểu kiến thức
- Trả lời hệ thống câu hỏi tù phần ngữ liệu đưa ra.
- Bước đầu biết khái quát kiến thức.
Nhưng điều quan trọng là mỗi học sinh khi thực hiện các khâu này phải
hoàn toàn tự giác, nghiêm túc,tránh làm đối phó.
3.2.4. Lắng nghe thầy cô giáo giảng bài và ghi chép bài cẩn thận
Muốn học tốt bất kì môn học nào, học sinh cũng cần phải lắng nghe thầy
cô giáo giảng bài trên lớp. Học sinh trong giờ học phân môn tập làm văn cần
phải trật tự, không làm việc riêng, lắng nghe thầy cô giáo giảng bài để các em
nắm được kĩ năng, phương pháp viết bài tập làm văn.
3.2.5. Mạnh dạn phát biểu ý kiến:
Trong giờ học, học sinh cần mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình xây
dựng bài, bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể lớp. Những ý kiến đó có thể là
những câu trả lời của những câu hỏi mà thầy cô giáo đặt ra liên quan đến nội
dung bài học và có thể là những vấn đề mà học sinh cảm thấy băn khoăn cần
giải đáp.
3.2.6. Có kĩ năng hệ thống hoá kiến thức và gạch dưới những ý chính
Khi học xong bất kì tiết học nào thì mỗi học sinh cũng cần phải biết xác
đinh mình cần nhớ những đơn vị kiến thức nào. Đó chính là sự định hướng
những đơn vị kiến thức mà các em cần nắm vững. Khi đã khẳng định một
cách tự tin rằng mình đã nắm vững kiến thức của bài học đó có nghĩa là các
em phải biết cách trả lời một cách nhuần nhuyễn các câu hỏi cuối bài chính
xác và khoa học.
Học sinh cần lập bản đồ tư duy để hệ thống hóa nội dung bài học sau mỗi
tiết học
20



Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

21


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …
4. KẾT QUẢ

Với cách dạy này, tôi thấy lòng say mê môn học của các em tăng lên rõ
rệt. Các em có sự chuyển biến về tình cảm như tình yêu thiên nhiên, tình yêu
cuộc sống và đặc biệt là tình yêu giữa con người với con người được thể rõ
qua các hoạt động xã hội từ thiện, hoạt động nhân ái vì cuộc sống. Cũng từ
đây, các em biết sống đẹp, sống văn minh thanh lịch hơn.
Cũng với cách dạy này, chất lượng bài làm của các em từng bước nâng
cao dần lên. So với chất lượng của các bài viết học kì I thì các bài viết học kì
II đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát từ các bài viết của học sinh lớp 8A2 (sĩ số: 19 học sinh).
Bài số 1
HKI Bài số 2
Bài số 3
Bài số 1
HKII
Bài số 2

3 – 4,5
3
15,8%
1

5,3%
1
5,3%
0
0%
0
0%

5 – 6,5
7 36,8%
8 42,1%
8 42,1%
9 47,4%
7 36,8%

22

7 – 8,5
9 47,4%
8 42,1%
9 47,4%
9 42,1%
8 42,1%

9 - 10
0
0%
2
10,5%
1

5,3%
2
10,5%
4
21,1%


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN

Giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn trong nhà trường THCS là
một vấn đề mà bản thân tôi luôn trăn trở và suy ngẫm từ khi bước vào nghề
dạy học. Vì vậy, tôi đã biến những ý nghĩ ấy thành đề tài sáng kiến kinh
nghiệm của mình để thoả mãn lòng yêu nghề sâu sắc và trực tiếp phục vụ cho
công việc giảng dạy.
Đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn trong
chương trình Ngữ văn 8 trường THCS Hạ Đình” là một đề tài khó. Bản
thân tôi là một giáo viên trẻ, tuổi nghề còn ít kinh nghiệm, giảng dạy chưa
nhiều nên việc thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi
mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp, các thế hệ đi trước để mình ngày
càng hoàn thiện về phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đề tài của
mình cũng đã có những đóng góp nhất định. Đó là:
-Đề tài đã xác định đựợc tầm quan trọng của phân môn tập làm văn trong
học Ngữ văn nói chung.
- Đề tài đã có một số đề xuất phù hợp giúp học sinh học tốt phân môn tập
làm văn.
- Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào bài dạy, sau một thời gian

chất lượng bài viết của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, giảm được số bài
không đạt yêu cầu, và số bài tốt cũng tăng lên.
2. KHUYẾN NGHỊ

- Tôi mong thường xuyên sẽ có các tiết chuyên đề cấp trường, cấp quận
về môn Tập làm văn để giáo viên học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.
- Tổ chức cho học sinh đi tham quan dã ngoại để bồi đắp cho học sinh
tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước.
- Tăng cường sách tham khảo giảng dạy phân môn Tập làm văn cho
giáo viên trong nhà trường.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các bạn
đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 2015
23


Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS …

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 8 (Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục - 2012)
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 8 (Tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục - 2012)
3. Sách giáo viên Ngữ văn 8 (Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục 2012)
4. Sách giáo viên Ngữ văn 8 (Tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục 2012)
5. Tâm lí học giáo dục (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 2002)
6. Những bài làm văn mẫu lớp 8 (Tập 1, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh 2010)
7. Bồi dưỡng Ngữ văn 8 (Nhà xuất bản Giáo dục 2001)


24



×