Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Chùa Vẽ (Hải Phòng) trong đời sống văn hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.22 MB, 141 trang )

1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN


2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Stt

Chữ viết tắt

Chữ viết thường

1

CB

Cán bộ

2

GS

Giáo sư

3

NV


Nhân viên

4

Nxb

Nhà xuất bản

5

PGS.TS

Phó giáo sư, tiến sĩ

6

Tr

Trang


3

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một trong những thành tố của văn hóa Việt Nam. Trong suốt
quá trình phát triển của lịch sử, tôn giáo luôn có một vị trí và vai trò nhất định
đối với xã hội. Tuy nhiên, việc nhìn nhận vai trò của tôn giáo ở mỗi giai đoạn

lại có sự khác nhau. Thời kỳ trước đổi mới, chúng ta có sự nhìn nhận chưa đầy
đủ vai trò của tôn giáo, gắn tôn giáo với những yếu tố mê tín dị đoan. Song
những năm trở lại đây, nhất là sau nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 16/10/1990
của Bộ chính trị (khóa VI) về “Tằng cường công tác tôn giáo trong tình hình
mới”, nghị quyết trên được coi là dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt phát triển về
nhận thức tôn giáo của Đảng ta. Từ sau Nghị quyết 24/NQ-TW nói trên, Đảng
ta còn có nhiều văn kiện khác khẳng định và phát triển tư duy đổi mới về tôn
giáo. Đặc biệt, tháng 7/2004, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo do Ủy ban
Thường vụ Quốc hội thông qua và được ban hành, cũng như Nghị định số
22/2005/NĐ-CP “Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo” của Chính phủ ban hành (3/2005). Như vậy, với những văn bản về
tôn giáo được ban hành cho thấy Đảng và Nhà nước ta đã có cái nhìn toàn diện
hơn về tôn giáo, nhất là việc nhận định vai trò của nó đối với đời sống văn hóa
xã hội hiện nay.
Với quan điểm mới của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo, là cơ sở
cho việc chúng ta nhìn nhận, đánh giá đầy đủ hơn về vai trò của các tôn giáo
hiện có ở Việt Nam thông qua những hoạt động và sự tồn tại của các cơ sở tôn
giáo gắn liền với nó. Trong các tôn giáo du nhập vào Việt Nam, Phật giáo là
tôn giáo luôn có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm linh của người dân
Việt. Chính vì vậy, ở đâu trên đất nước Việt Nam chúng ta cũng bắt gặp hình
ảnh ngôi chùa. Chùa không chỉ là nơi tiến hành những hoạt động tôn giáo, tín


4

ngưỡng của người Việt, màkhông gian ấy còn diễn ra nhiều hoạt động hướng
đến xã hội, hay nói cách khác đó chính là sự nhập thế của Phật giáo trong giai
đoạn hiện nay.Do đó, vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu ngôi chùa không chỉ
dừng lại ở sự đánh giá những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc mà
cần phải đánh giá cảvai trò, chức năng của cơ sở tôn giáo đó trong đời sống

văn hóa xã hội nói chung.
Nằm trong không gian văn hóa của thành phố Cảng, chùa Vẽ là một
trong những ngôi chùa nổi tiếng của Hải Phòng,không chỉ vì đây là nơi diễn
ra các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của người dân đất Cảng như: các nghi lễ
gắn liền với Phật giáo, các nghi lễ thế tục của người dân địa phương diễn ra
tại chùa… mà trong những năm trở lại đây, chùa Vẽ còn là địa chỉ tham gia
tích cực các hoạt động hướng đến xã hội như:hoạt động hướng đến giáo dục
thanh thiếu niên với khóa tu mùa hè, hoạt động công tác từ thiện trên địa bàn
và ngoài địa bàn thành phố. Như vậy, với vai trò mà ngôi chùa mang lại trong
đời sống văn hóa xã hội hiện nay, thiết nghĩ vấn đề trên cần được đi vào
nghiên cứu và tìm hiểu sâu. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có nhiều công trình
khoa học, tài liệu nghiên cứu về chùa Vẽ ở phương diện này, mà hầu hết các
công trình chỉ tiếp cận ở góc độ kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử ngôi chùa.
Như vậy, từ sự định hướng mới của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo, từ
vai trò của chùa Vẽ đối với đời sống văn hóa hiện nay và từ thực tế nghiên
cứu về ngôi chùa, người viết lựa chọn đề tài “Chùa Vẽ (Hải Phòng) trong
đời sống văn hóa hiện nay” để thực hiện trong khuôn khổ một luận văn thạc
sĩ chuyên ngành văn hóa học.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phật giáo là một trong những vấn đề thu hút được nhiều người nghiên
cứu trên nhiều phương diện khác nhau. Chính vì vậy, những công trình khoa


5

học, tài liệu tìm hiểu về vấn đề này là tương đối phong phú. Tác giả Nguyễn
Lang với “Việt Nam phật giáo sử luận”[21]. Cuốn sách đi vào nghiên cứu Phật
giáo dưới góc độ tiếp cận lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo nói

chung cũng như phật giáo Việt Nam nói riêng.
Nguyễn Duy Hinh với“Phật giáotrong văn hóa Việt Nam”[16]. Cuốn
sách đi vào giới thiệu vấn đề lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam qua kinh
sách, một số vấn đề về Phật giáo trong văn hóa Việt Nam, nhìn nhận về
Phật giáo và vấn đề hiện đại hóa Phật giáo, tức là đặt Phật giáo trong bối
cảnh hiện nay.
Trần Lâm Biền với “Chùa Việt” [3].Cuốn sách cho chúng ta cái nhìn tổng
thể về diện mạo chung của ngôi chùa Việt trong lịch sử như: kiến trúc, đối tượng
thờ tự. Bên cạnh đó tác giả cuốn sách cũng đi vào khảo tả một số ngôi chùa tiêu
biểu của Việt Nam trên phương diện giá trị kiến trúc nghệ thuật.
Hà Văn Tấn với “Chùa Việt Nam”[30]. Cuốn sách đi vào giới thiệu diện
mạo ngôi chùa Việt trong quá trình lịch sử, khảo tả các ngôi chùa tiêu biểu
của Việt Nam, bên cạnh đó tác giả cũng đi vào đánh giá vị trí và vai trò của
ngôi chùa trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Những công trình kể trên mặc dù không đi vào nghiên cứu về chùa Vẽ
(Hải Phòng), song nó là cơ sở lý luận để người viết tiếp cận và tìm hiểu sâu
hơn đối tượng mà mình nghiên cứu.
Các công trình, tài liệu nghiên cứu đã viết về chùa Vẽ:
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về chùa Hải Phòng nói chung cũng như đối
với ngôi chùa Vẽ (Hoa Linh Tự) nói riêng hiện nay chưa có nhiều công trình
khoa học, tài liệu sách báo viết. Các tài liệu đã nghiên cứu về chùa Vẽ mới chỉ
dừng lại ở việc tiếp cận về lịch sử, cũng như việc giới thiệu chung về tổng
quan ngôi chùa, còn đối với vấn đề hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, hoạt động


6

hướng đến xã hội tại chùa hiện nay vẫn chưa được tìm hiểu dưới góc độ là
một công trình nghiên cứu khoa học thực sự.
“Một số di sản văn hóa tiêu biểu của Hải Phòng”[43].Cuốn sách đi vào

giới thiệu nhiều kiến trúc đình chùa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong
đó chùa Vẽ được giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành, thông qua việc lý
giải tên gọi chùa Vẽ, lịch sử chùa Vẽ gắn liền với những chiến thắng trên
dòng sông Bạch Đằng. Bên cạnh đó cuốn sách còn nêu khái quát về kiến trúc
của ngôi chùa bao gồm:tòa nhà Phật điện hình chữ Đinh, 5 gian tiền đường
và 4 gian chuôi vồ, kèm theo hai bên hậu cung là hai ngôi nhà chè nhỏ, nghệ
thuật trang trí và hệ thống tượng thờ trên Phật điện.
“Hải Phòng di tích- danh thắng xếp hạng quốc gia”[41]. Cuốn sách đi
vào giới thiệu khái quát về những di tích- danh thắng trên địa bàn thành phố
được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó ngôi chùa Vẽ được giới thiệu sơ lược
về hệ thống kiến trúc chung, đồng thời cuốn sách còn đi vào giới thiệu các lễ
tiết diễn ra trong năm tại chùa Vẽ như: lễ Đức Ông vào ngày 4 tháng giêng, lễ
Thượng Nguyên, ngày 1/4 lễ vào hè cầu mát. Tuy nhiên, việc đề cập những
nội dung trên chỉ mang tính khái quát mà chưa đi vào phân tích chi tiết.
Vũ Thị Thơm với đề tài“Một vài nét nghệ thuật kiến trúc điêu khắc dân
gian Hải Phòng” [35].Trong nội dung nghiên cứu, tác giả đề cập đến chùa Vẽ,
cùng với một số ngôi chùa khác trên địa bàn Hải Phòng vẫn còn lưu giữ được
số lượng các pho tượng lớn.
Bên cạnh đó còn có các trang Web:wwwDulichhaiphong.gor.vn, trang
web này giới thiệu về các chùa ở Hải Phòng phân theo địa bàn hành chính ở
các quận, huyện, trong đó chùa Vẽ thuộc quận Hải An được giới thiệu khái
quát về lịch sử, không gian kiến trúc.
Trang Vuonhoaphatgiao, trang Web này đi vào giới thiệu một số chùa
tiêu biểu của Hải Phòng như chùa Vẽ…Tài liệu về ngôi chùa được khái quát
về mặt kiến trúc và lịch sử.


7

Như vậy, những công trình, tài liệu nghiên cứu về chùa Hải Phòng bao

gồm chùa Vẽ mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát giá trị kiến trúc, lịch
sử mà chưa đi sâu vào việc nghiên cứu những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng,
hoạt động hướng đến xã hội của ngôi chùa. Do đó, luận văn sẽ hướng đến
những vấn đề đã nêu ra đó là việc nghiên cứu chùa Vẽ (Hải Phòng) trong đời
sống văn hóa hiện nay.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra tại chùaVẽ
(Hải Phòng) và những hoạt động xã hội, từ thiện của ngôi chùa trong đời sống
văn hóa hiện nay. Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, luận văn đi đến việc đánh
giá vai trò, chức năng của chùa Vẽtrong đời sống tôn giáo,tín ngưỡng của
người dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng, cũng như vai trò của ngôi chùa
đối với việc tham gia các hoạt động văn hóa xã hội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát đặc điểm vềthành phố Hải Phòng, đặc điểm chùa Vẽ, trên cơ
sởđó giúp người đọc có cài nhìn toàn diện về ngôi chùa cũng như không gian
nơi ngôi chùa tọa lạc.
Nghiên cứu các nghi lễ phật giáo, tín ngưỡng diễn ra tại chùa. Trên cơ
sở đó khái quát những ảnh hưởng của hoạt động nghi lễ đối với đời sống văn
hóa cộng đồng.
Nghiên cứu các hoạt động hướng đến xã hội của ngôi chùa bao gồm:
hoạt động giáo dục thanh thiếu niên, hoạt động công tác từ thiện trong và
ngoài địa bàn thành phố Hải Phòng, thông qua những hoạt động trên
nhằmkhái quát vai trò cuả ngôi chùa đối với xã hội hiện nay.


8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu chùa Vẽ trong đời sống văn hóa hiện nay: đó là việc nghiên
cứu những hoạt động nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng và các hoạt độngxã hội,từ
thiện của ngôi chùa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng và các
hoạt động xã hội, từ thiện của chùa Vẽ thuộc phường Đông Hải, quận Hải An,
thành phố Hải Phòng.
Thời gian:
Tác giả tập trung nghiên cứu những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng và các
hoạt động xã hội, từ thiện của chùa Vẽ chủ yếu trong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Lấy quan điểm của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét,
đánh giá các giá trị văn hóa, lịch sử của di tích. Bên cạnh đó người viết cũng
kế thừa những thành tựu khoa học của những người đi trước, trên cơ sở sử
dụng phương pháp thống kê, phân loại, nghiên cứu và phân tích tổng hợp
đánh giá tư liệu.
Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài phương pháp luận nói trên, tôi còn sử dụng các phương pháp
khác góp phần đưa ra những luận điểm mang tính khoa học, tránh sự chủ
quan của người viết bao gồm: phương pháp điền dã, khảo sát thực địa,
phương pháp xã hội học với quan sát, phỏng vấn sâu, phương pháp phân tích,
tổng hợp.


9

Nguồn tài liệu:
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tập hợp các tư liệu từ các chuyến khảo

sát, thực địa, tìm hiểu các ấn phẩm sách, tạp chí liên quan đến Phật giáo.
6.Đóng góp của luận văn
Với những kết quả nghiên cứu, nội dung trong luận văn là cơ sở cho
chúng ta nhìn nhận sâu hơn và toàn diện hơn về vai trò của ngôi chùa, cụ thể
là vai trò của chùa Vẽ (Hải Phòng) trong đời sống văn hóa hiện nay.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu những hoạt động xã hội mà chùa Vẽ hướng
đến không chỉ khẳng định sự nhập thế của Phật giáo, mà những hoạt động xã
hội hướng đến xã hội của chùa Vẽ còn là mô hình cho các ngôi chùa khác trên
địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận học hỏi, phát huy hơn nữa vai trò của
mình đối với vấn đề công tác xã hội hiện nay.
Luận văn cung cấp tài liệu về chùa Hải Phòng cho những ai muốn tìm
hiểu sâu về chùa Hải Phòng, cùng với các hoạt động tôn giáo, cũng như công
tác xã hội của ngôi chùa trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn góp phần làm phong phú nguồn tài liệu viết về các công trình
kiến trúc của địa phương, nhất là việc gắn cơ sở tôn giáo đó với chức năng xã
hội của nó.
Từ kết quả nghiên cứu triển khai trong các chương của luận văn sẽ giúp
cho các nhà quản lý, các cơ quan quản lý văn hóa của địa phương tham khảo và
có biện pháp quản lý phù hợp trước những sự biến đổi về đối tượng quản lý.
Luận văn là cơ sở giúp cho các cơ quan chuyên trách về du lịch, các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng
và cả những doanh nghiệp ngoài địa bàn thành phố nhìn nhận, khai thác
những giá trị văn hóa của ngôi chùa góp phần phát triển loại hình du lịch nhân
văn của địa phương.


10

7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có

bố cục gồm 03 chương:
Chương 1: Khái quát chungvề chùa Vẽ- Hải Phòng
Chương 2: Chùa Vẽvới các nghi lễ phật giáo, tín ngưỡng
Chương 3: Chùa Vẽ với các hoạt động xã hội, từ thiện


11

Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÙA VẼ- HẢI PHÒNG
1.1. Tổng quan về thành phố Hải Phòng
1.1.1. Vị trí địa lý
Hải Phòng là một trong ba thành phố Cảng của cả nước. Trong những
năm vừa qua, Hải Phòng không ngừng phát triển về nhiều mặt, trên nhiều
phương diện. Để có được sự thay đổi trên, cần phải kể những lợi thế mà Hải
Phòng có được so với các tỉnh thành phố khác. Trước tiên chính là lợi thế về
mặt vị trí địa lý.
Hải Phòng nằm trong hệ tọa độ 20 030, 39,,- 21001,15,, vĩ độ Bắc và 1060
23, 39,, - 1070 08, 39,, kinh tuyến Đông với các điểm:
Cực Bắc (210 01,15,,B) qua thôn Phi Liệt, xã Lại Xuân, huyện Thủy
Nguyên; cực Nam (200 30, 39,,B) qua thôn Quán Khái, xã Vĩnh Phong, huyện
Vĩnh Bảo; cực Đông (1070 08, 39,,Đ) qua ranh giới trên biển giữa Hải Phòng
và Quảng Ninh đi qua vịnh Lan Hạ và phía đông Cát Bà; cực Tây (106 0 23, 39,,
Đ) đi qua thôn Oai Nỗ, xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo.
Trên đất liền, Hải Phòng có chung ranh giới hành chính với 3 tỉnh
thuộc miền núi Đông Bắc, Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng. Về phía Bắc và
Đông Bắc dọc theo dòng Đá Bạch- Bạch Đằng là ranh giới tự nhiên giữa Hải
Phòng và Quảng Ninh.
Về phía Tây Bắc, Hải Phòng giáp với Hải Dương trên gần 100km và
phía Tây Nam với Thái Bình gần 40km theo sông Hóa là một nhánh cửa sông

Luộc, dẫn nước và phù sa sông Hồng tưới mát cho đồng đất vùng Tây Nam
thành phố.
Phía Đông thành phố Hải Phòng với 125km bờ biển chạy dài theo
hướng Đông Bắc- Tây Nam, từ cửa Lạch Huyền đến nam của Thái Bình.


12

Ngoài khơi, Hải Phòng có nhiều quần đảo lớn nhỏ rải rác trên một vùng
biển rộng nối liền với vùng đảo và quần đảo nổi tiếng Hạ Long- Quảng Ninh,
trong đó lớn nhất có đảo Cát Bà, một khối đá vôi đồ sộ, chắc nịch trấn giữ biển
khơi và xa nhất có đảo Bạch Long Vĩ, một vị trí tiền tiêu, nơi đầu sóng ngọn gió
trong vịnh Bắc Bộ, cách thành phố 136 km về phía Tây Bắc [19, tr.7].
Như vậy, vị trí địa lý của Hải Phòng thuận lợi cho hoạt động giao thông
giữa Hải Phòng với các tỉnh thành phố khác của cả nước cũng như với khu
vực bên ngoài bằng đường biển, đường bộ và cả đường hàng không. Với lợi
thế về mặt vị trí địa lý, Hải Phòng có điều kiện phát triển về kinh tế, văn
hóa.Như trong lĩnh vực văn hóa, Hải Phòng là nơi mà quá trình giao lưu văn
hóa diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là việc du nhập văn hóa từ bên ngoài vào.
Trong những thành tố văn hóa được du nhập vào Hải Phòng, phải kể đến
thành tố tôn giáo. Đối với những tôn giáo du nhập vào Việt Nam thì Phật giáo
là một trong những tôn giáo du nhập khá sớm vào Hải Phòng. Trong bài viết
Di sản văn hóa Phật giáo và thiền phái tiêu biểu ở Hải Phòng của Thượng tọa
Thích Thanh Giác- Trần Phương - tạp chí Khuông Việt- số 23 tháng 8 năm
2013 có viết “Dựa vào sách Giao Châu ký của Lưu Kỳ Hân, sách Thủy Kinh
chú của Lê Đạo Nguyên và các sách Lĩnh Nam trích quái, Thuyền uyển tập
anh thời Trần…Lịch sử Phật giáo Việt Nam (Viện Triết học Việt Nam 1988)
cho biết đạo Phật được truyền vào Nê Lê (tức Đồ Sơn ngày nay) từ những thế
kỷ III- II TCN. Chứng cứ được viện dẫn chính là phế tích chùa Hang (Cốc
Tự- Đồ Sơn- Hải Phòng)”. Như vậy, Phật giáo đã tồn tại khá lâu trong đời

sống văn hóa của người dân Hải Phòng thông qua cơ sở tôn giáo của nó là
hình ảnh những ngôi chùa.
1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại
Hải Phòng là một trong những vùng đất có lịch sử lâu đời, đồng thời
cũng là mảnh đất có nhiều biến cố thăng trầm trong lịch sử. Theo kết quả của


13

các nhà khảo cổ học khi nghiên cứu về di chỉ Cái Bèo (Cát Bà- thuộc văn hóa
Hạ Long), di chỉ Tràng Kênh (Thủy Nguyên), Núi Voi (An Lão) chứng tỏ
vùng đất này là nơi có người Việt cổ sinh sống. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn
xứ Đông (Hải Dương) xưa bao gồm cả Hải Phòng ngày nay- thời Hùng
Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nước Văn Lang thời
kỳ bấy giờ.
Dưới thời Bắc thuộc, những năm đầu công nguyên vùng đất Hải Phòng
nằm trong quá trình khai phá của nữ tưỡng Lê Chân, thành lập trang An Biên
xưa (còn được biết đến là trấn Hải Tần Phòng Thủ)- chính là tiền thân của
thành phố Hải Phòng hiện nay.
Vào thời kỳ độc lập tự chủ, dưới các triều đại phong kiến Việt Nam,
Hải Phòng là một trong những nơi địa thế hiểm trở, là cửa ngõ để vào Đại LaThăng Long. Hải Phòng là nơi ghi dấu những chiến thắng lẫy lừng trên dòng
sông Bạch Đằng của Ngô Quyền (938), Lê Hoàn (981), Trần Hưng Đạo
(1288). Vào thời kỳ nhà Lê, toàn bộ địa bàn Hải Phòng ngày nay thuộc vào
trấn Hải Dương (một trong tứ trấn) hay còn gọi là xứ Đông, là miền Duyên
Hải cực đông của xứ này. Năm 1527 khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, lập ra
vương triều nhà Mạc với trung tâm quyền lực đặt tại Thăng Long. Năm 1529,
Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) nhường ngôi cho con trai của mình là Mạc
Đăng Doanh để lui về quê hương Cổ Trai làm Thái Thượng Hoàng. Ông đã
cho xây dựng làng Cổ Trai từ một làng chài ven biển thuộc huyện Nghi
Dương, phủ Kinh Môn của trấn Hải Dương khi đó (ngày nay chính là xã Ngũ

Đoan- huyện Kiến Thụy- Hải Phòng) trở thành kinh đô thứ hai của vương
triều Mạc, tồn tại đồng thời cùng với Thăng Long. Cùng với những biến cố
thăng trầm trong lịch sử, khi nhà Mạc bị thất thủ ở Thăng Long (1592), nhà
Mạc đã rút chạy lên Cao Bằng, tất cả những công trình kiến trúc của nhà Mạc
xây dựng trong đó có cả Dương Kinh đều bị nhà Lê- Trịnh phá hủy. Trong


14

suốt quá trình dài của lịch sử, từ triều đại Lê Trung Hưng (Lê- Trịnh) đến triều
đại nhà Tây Sơn và cuối cùng là triều đại nhà Nguyễn, địa bàn Hải Phòng lúc
bấy giờ thuộc địa bàn trấn Hải Dương, rồi đến tỉnh Hải Dương (1831) về sau.
Nằm ở vị trí khá thuận lợi cho hoạt động thông thương bằng đường
biển, nên dưới triều Nguyễn, Tự Đức đã cho xây dựng một bến cảng bên cửa
sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên,
gọi là nha Hải Phòng sứ. Dưới sự thống trị của triều đại nhà Nguyễn, đất nước
có những bước đi xuống trên nhiều mặt, điều này cũng báo hiệu cho việc
chính sách của nhà Nguyễn đã không còn phù hợp với sự phát triển chung của
thời đại. Chính vì vậy, khi Pháp xâm lược Việt Nam, chính quyền nhà Nguyễn
từng bước phải ký các hiệp ước thể hiện sự nhượng bộ đối với Pháp. Pháp
đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873-1874), nhà Nguyễn phải ký hiệp ước
Giáp Tuất, nội dung của bản hiệp ước có phần quy định nhà Nguyễn phải mở
cửa thông thương các cảng Ninh Hải (tức Hải Phòng) thuộc tỉnh Hải Dương
và Thị Nại tỉnh Bình Định, đổi lại Pháp sẽ rút lui khỏi Bắc Kỳ. Từ cảng Ninh
Hải này nhà Nguyễn cùng với Pháp đã lập nên một cơ quan thuế vụ chung
nhằm quản lý việc hoạt động thương mại ở vùng này với tên gọi Hải Dương
thương chính quan phòng. Như vậy, từ đây tên gọi Hải Phòng chính thức
được nhắc đến về mặt địa lý. Năm 1887, thực dân Pháp đã tiến hành tách một
số huyện ven biển của tỉnh Hải Dương nằm lân cận ởcảng Ninh Hải ra để
thành lập tỉnh Hải Phòng. Ngày 19 tháng 7 năm 1888, tổng thống Pháp

Sadicarnot đã ký sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng. Với sắc lệnh này,
thành phố Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông Dương.
Dưới thời Pháp thuộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Hải Phòng đứng
ngang hàng với Hà Nội, Sài Gòn, đồng thời được xếp là thành phố cấp I, là
hải cảng lớn nhất của xứ Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Với vị trí lợi thế về giao thông


15

đường biển, Hải Phòng nhanh chóng phát triển và khẳng định vai trò của
mình trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc. Hải Phòng đã đóng góp
sức lực nhỏ bé của mình cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ xâm lược [52].
Cùng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hải Phòng
không ngừng ra sức thi đua để nhanh chóng xây dựng thành phố trở thành
thành phố phát triển năng động của cả nước. Với nhiều lần thay đổi về mặt
hành chính, cho đến nay Hải Phòng bao gồm 7 quận nội thành: quận Dương
Kinh, quận Đồ Sơn, quận Hải An, quận Kiến An, quận Hồng Bàng, quận Ngô
Quyền, quận Lê Chân; cùng với 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo: huyện
An Dương, huyện An Lão, huyện đảo Bạch Long Vĩ, huyện đảo Cát Hải,
huyện Kiến Thụy, huyện Tiên Lãng, huyện Vĩnh Bảo, huyện Thủy Nguyên.
1.1.3.Đời sống kinh tế
Hải Phòng là một trong những tỉnh thuộc vùng văn hóa châu thổ Bắc
Bộ, đây là một trong những vùng văn hóa theo như nhận định của GS TS
Ngô Đức Thịnh “Trong các sắc thái phong phú đa dạng của văn hóa Việt
Nam, đồng bằng Bắc Bộ là vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc”. Quá trình
hình thành vùng đất này, gắn liền với công cuộc khai phá của người dân nơi
đây trong việc đối chọi với con sông Hồng. Khi đến vùng đất này, người dân
đào mương đắp đê hình thành ra những xóm làng sống định cư bằng nghề
nông nghiệp là chủ yếu. Trong cuốn giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam do

Cố giáo sư Trần Quốc Vượng chủ biên có nhận định “Cư dân vùng văn hóa
châu thổ Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp
một cách thuần túy”. Nằm trong sự ảnh hưởng của vùng văn hóa châu thổ
Bắc Bộ, xưa kia Hải Phòng là tỉnh hoạt động nông nghiệp chủ yếu. Tuy
nhiên, cùng với lợi thế về cảng biển, trong những năm qua Hải Phòng còn


16

phát triển cả vềkhai thác, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Song cùng với
tiến trình phát triển của lịch sử, với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
kinh tế Hải Phòng đã có những bước thay đổi đáng kể. Từ hoạt đông kinh tế
nông nghiêp là chủ yếu bởi 2/3 dân số ở Hải Phòng sống ở nông thôn, và
nằm trong ảnh hưởng của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Nhưng hiện nay,
khi nhìn nhận về bức tranh kinh tế Hải Phòng, chúng ta lại có những nhận
định mới.Từ năm 1990 – 2000, cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch tích
cực. Tỷ trọng GDP khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,5% lên
33,6%; dịch vụ giảm từ 56,4% xuống 48,6% và nông, lâm, ngư nghiệp giảm
từ 22,1% xuống 17,8%. Quy mô kinh tế của thành phố đạt ở mức khá lớn,
tạo cho Hải Phòng có điểm xuất phát thuận lợi hơn nhiều địa phương
khác.Tổng GDP của Hải Phòng sơ bộ năm 2008 đạt 43.096.000.000.Tỷ
trọng GDP khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 16.247.900.000 đ chiếm
37,70%; dịch vụ tăng từ 48,6% lên 51,80% đạt (hơn 22,3 tỷ đồng); nông,
lâm, ngư nghiệp từ 17,8% giảm xuống còn 10,49% đạt (hơn 4,5 tỷ
đồng).Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10,23% trong thời kỳ 1996 –
2005, riêng giai đoạn 1996 – 2000 là 9,37%, giai đoạn 2001 – 2005 là
11,10%. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 cao hơn 1,5 lần so
với mức tăng chung của cả nước tương đương với mức tăng chung của các
thành phố lớn, cao hơn mức tăng của các tỉnh lân cận[27].
Sự chuyển dich về cơ cấu kinh tế của Hải Phòng nằm trong xu hướng

phát triển kinh tế chung của đất nước. Hoạt động kinh tế phát triển kéo theo
đời sống của người dân ngày càng nâng lên. Một thực tế đặt ra là khi nhu cầu
vật chất được đáp ứng, thì con người lại quan tâm đến đời sống tinh thần
trong đó có nhu cầu cân bằng đời sống tâm linh, đây chính là nguyên nhân
cho các hình thức tôn giáo tín ngưỡng được tồn tại và phát triển ở Hải Phòng.


17

1.1.4.Thành phần dân cư
Hải Phòng là một trong những thành phố có dân cư tập trung đông
đúcdân số 1.878.500 người, mật độ dân số 1236 người/km 2[27]. Trong lịch
sử, đây cũng là vùng đất sớm có con người sinh sống với bằng chứng được
các nhà khảo cổ học tìm thấy đó là di chỉ Cái Bèo (Cát Bà), Tràng Kênh
(Thủy Nguyên).
Hiện nay, nói đến người dân Hải Phòng ta thấy dấu ấn đậm nét của cư dân
miền biển, bởi Hải Phòng có lợi thế về cảng biển. Vì vậy, khi nhắc đến Hải
Phòng người ta thường nói người Hải Phòng là những con người “ăn sóng nói
gió”. Nói đến dân cư Hải Phòng, đây là vùng đất hội tụ các luồng dân cư khác
nhau. Bởi vậy, dân cư Hải Phòng mang nét khác biệt với các vùng khác. Giải
thích cho sự hội tụ này đó là vào cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20 dưới thời kỳ Pháp
thuộc, Hải Phòng cùng với Sài Gòn đảm nhận vai trò là cửa ngõ kinh tế của Liên
Bang Đông Dương, bởi lẽ hai thành phố này có những lợi thế về biển. Vì thế,vào
thời điểm đó ở Hải Phòng tập trung nhiều thành phần dân di cư đến đây sinh
sống lập nghiệp. Cộng đồng người Việt lúc đó ngoài dân cư địa phương, còn
đón nhận nhiều dân di cư tới từ nhiều tỉnh thành của miền Bắc như: Hà Nội- Hà
Tây (cũ), Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình...[52].
Như vậy, dân cư của Hải Phòng phần nhiều không phải là cư dân gốc ở
đây. Chính vì vậy, khi đến lập nghiệp ở vùng đất mới, những người dân họ đã
mang theo cả những phong tục, tập quán của địa phương mình trong đó không

thể thiếu thói quen sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến đời sống tôn giáo tín ngưỡng ở Hải Phòng phong phú.
Trong những tôn giáo tồn tại ở đây, Phật giáo là tôn giáo vẫn ảnh hưởng mạnh
mẽ hơn cả đến đời sống của người dân.


18

1.2.Chùa Vẽ
1.2.1. Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại
Di tích là một trong những minh chứng cho sự tồn tại và phát triển về
đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư. Bởi với sự định cư của con người,
con người không chỉ có nhu cầu về mặt vật chất mà còn có nhu cầu về mặt
tinh thần, trong đời sống văn hóa tinh thần không thể thiếu nhu cầu cân bằng
đời sống tâm linh. Để phục vụ cho nhu cầu tâm linh, nhiều công trình kiến
trúc tôn giáo, tín ngưỡng được xây dựng, trong những công trình kiến trúc đó
phải kể đến hình ảnh những ngôi chùa. Trong tiềm thức người dân Việt “đất
vua, chùa làng”, chùa được xem là công trình kiến trúc cộng đồng của những
người dân trong làng, đồng thời nó còn là nơi để người dân cùng tham gia tiến
hành các nghi thức tôn giáo tín ngưỡng.
Là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời, chùa Vẽ từ lâu trở thành địa chỉ để
người dân trong và ngoài địa bàn thành phố đến hành hương lễ phật. Theo bản
tự của ngôi chùa ghi chép “chùa có tự bao giờ cho đến nay không ai nhớ, chỉ
biết rằng năm 938 khi Ngô Quyền chuẩn bị cho cuộc chiến trên dòng sông
Bạch Đằng chống quân Nam Hán, ông đã lựa chọn ngôi chùa làm nơi lập đồn
binh chuẩn bị cho thế trận”. Như vậy, theo mốc lịch sử này ít nhất là chùa Vẽ
cũng được xây dựng từ lâu đời. Chùa Vẽ xưa kia có tên gọi là Bà Ni Tự, sau
đổi thành Hoa Linh Tự thuộc làng Đoạn Xá, huyện An Dương, xứ Hải Dương
xưa kia, nay thuộc phường Đông Hải I, Quận Hải An, thành phố Hải
Phòng.Theo truyền ngôn, khởi thủy chùa Vẽ là một thảo am nhỏ bằng tranh

tre, nứa, lá thờ Phật của những bà con sống bằng nghề chài lưới, trồng hạt
vùng cửa sông Cấm.
Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Vẽ còn gắn liền với mốc lịch
sử vang dội của dân tộc, đó là chiến thắng trên dòng sông Bạch Đằng năm


19

1287-1288 của quân và dân ta thời Trần. Tương truyền quá trình chuẩn bị cho
trận đánh trên sông Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần
thứ ba (năm 1288), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp chọn chùa
Đoạn Xá (tức chùa Vẽ hiện nay) làm mật cứ chỉ đạo các thám binh vẽ địa hình
vùng cửa sông Bạch Đằng để xây dựng thế trận. Với sự giúp đỡ của sư trụ trì
và người dân địa phương, sơ đồ tác chiến trên sông Bạch Đằng chống quân
Mông Nguyên được hoàn thành, đồng thời nó cũng là nguyên nhân góp phần
vào thắng lợi của quân dân nhà Trần thời đó. Sau này Hưng Đạo Vương nhiều
lần trở về thăm mảnh đất và con người nới đây, một lần về thăm Đoạn Xá, Ông
đã bỏ tiền bạc giúp dân làng trùng tu, tôn tạo lại ngôi chùa, Ông đã trực tiếp
chọn cho ngôi chùa hướng mới và đặt tên chữ cho ngôi chùa là Hoa Linh Tự,
còn nhân dân địa phương quen gọi là chùa Vẽ.
Với những tư liệu đã nêu ra cho ta thấy, chùa Vẽ thực sự là ngôi chùa
cổ được xây dựng từ lâu đời.Song ngôi cổ tự đó hiện nay không còn nguyên
vẹn kiến trúc ban đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau, đó là những ảnh
hưởng của môi truờng tự nhiên và xã hội. Hiện nay, chùa Vẽ được trùng tu
tôn tạo nhiều lần. Căn cứ vào những tấm bia được dựng ở chùa cho ta thấy
những mốc thời gian chùa được trùng tu tôn tạo, như bia “Tu tạo Hoa Linh tự
bi” dựng năm Kỷ Sửu, niên hiệu Thành Thái sơ niên cung cấp: “Năm Kỷ Sửu
niên hiệu Thành Thái sơ niên, thân hào xã Đoạn Xá, tổng Hạ Đoạn, thấy chùa
đổ nát, họp bàn với sư trụ tri, nội bộ phát động người có hằng tâm giúp việc
công ích, mặt ngoài đẩy mạnh việc quyên giáo, chỗ nào hỏng thì sửa chữa,

chỗ nào chưa có thì xây dựng cái mới, thế là quả phúccho nhà chùa được viên
mãn...”. Năm Thành Thái thứ tư tức là vào năm (1902) chùa cũng được tôn
tạo lại, rồi năm 1916 chùa lại được trùng tu, thông qua tấm bia “Trùng tu Hoa
Linh tự chi bi” khắc năm 1924 ghi “Ngày mồng 1 tháng 10 năm Giáp Tý niên
hiệu Khải Định thứ 9 (1924), xã Đoạn Xá, tổng Hạ Đoạn, huyện An Dương,


20

các hương hào, chức dịch họp cùng với cụ Trần Quảng Trân là sư trụ trì nhà
chùa để làm bài ký khắc vào bia như sau:Nguyên địa phương có một thắng
cảnh là ngôi chùa có tên Hoa Linh Tự; nơi danh lam cổ kính, khí tốt của non
sông hun đúc thành, nhân dân phụng sự từ triều trước tới nay thực sự đã lâu
ngày, cung trong chùa ngoài gồm 6 gian. Mùa hè năm Tân Dậu (1921), nhà sư
Trần Quảng Trân về tru trì, đến năm Nhâm Tuất sư trụ trì thấy cách thức xây
dựng của chùa cổ theo mẫu mực chật hẹp, hơn nữa trải đã lâu đời, núi sông
đổi sắc, mộng tuột, cột nghiêng, bèn bàn với dân hợp sức xây dựng, mở mang
chùa cảnh. Nhân đó tạo thành thượng điện, tiền đường, hai bên cung cấm, tất
cả 1 gian đều dùng gỗ lim, ngói tốt; xây dựng nhà sau, đắp đường, đào ào,
trồng cây, việc trùng tu hai năm mới hoàn thành.... Lần tu sửa mới nhất vào
năm 1995 khi nhà chùa có sư trụ trì mới về, cùng với nhân dân địa phương,
chùa đã tiến hành trùng tu ngôi chính điện, nhà thờ tổ, sửa sang hệ thống
tượng phật, các đồ thờ tự, xây mới nhà khách, khu giảng đường, nhà trai
đường, phòng tăng và toàn bộ hệ thống khuôn viên cảnh quan của ngôi chùa.
Hiện nay chùa Vẽ là công trình kiến trúc nghệ thuật có quy mô lớn, tọa
lạc trong một khuôn viên rộng, thoáng mát. Chùa là địa chỉ để các phật tử
trong và ngoài địa bàn thành phố đến hành hương lễ phật.
1.2.2. Đặc điểm kiến trúc
1.2.2.1.Không gian cảnh quan
Trong tiềm thức của những cư dân nông nghiệp, yếu tố âm dương hài

hòa bao giờ cũng được chú ý. Bởi lẽ, âm dương hài hòa thì cây cối mới sinh sôi
và phát triển và con người mới tồn tại. Yếu tố này dường như đã ăn sâu vào
trong tiềm thức của người Việt, chúng ảnh hưởng nhiều mặt trong đời sống của
người Việt trong đó phải kể đến tập quán làm nhà. Ngươi Việt làm nhà luôn
tuân theo thuật phong thủy. Phong là gió, gió động nên thuộc về dương, thủy là


21

nước, nước tĩnh nên thuộc về âm. Như vậy, tuân theo luật phong thủy cũng
chính là một phần của việc ảnh hưởng quan niệm âm dương hài hòa. Nếu như
làm nhà ở người Việt chú ý đến phong thủy thì đến các công trình kiến trúc lớn,
nhất là những công trình kiến trúc gắn liền với yếu tố tâm linh thì người Việt
càng thận trọng và chú ý. Trong những công trình gắn liền với yếu tố tâm linh,
cần phải kể đến công trình kiến trúc Phật giáo đó là ngôi chùa.
Ở mỗi làng quê Việt chúng ta đều bắt gặp hình ảnh những ngôi chùa.
Xây dựng chùa được xem là công việc chung và trọng đại của dân làng. Công
việc đầu tiên của việc xây chùa chính là việc chọn đất để xây, việc chọn đất
xây chùa cũng bị chi phối bởi quan niệm phong thủy, bởi họ cho rằng vị trí
của chỗ ở, thế đất có một ảnh hưởng to lớn đối với con người sống trên đó,
bên cạnh việc lựa chọn thế đất để xây dựng chùa, người Việt còn chú ý đến
yếu tố dân cư.Trong cuốn chùa Việt có ghi “Lại cũng nên biết cảnh không gần
nhân gian mà cũng không xa nhân gian, vì gần thì ồn ào, xa thì không ai giúp
đỡ cho. Cảnh có thể trú là chỗ yên nghiệp, dễ dưỡng thân, nuôi tính, tâm linh
sáng suốt, trường dưỡng tánh thai, để được chứng đạo, ấy là cứu cánh”. Như
vậy, việc xây dựng ngôi chùa ngoài thế đất, người Việt còn quan tâm cả yếu tố
con người, cũng như không gian xây dựng công trình kiến trúc đó.
Không nằm ngoài những kinh nghiệm của người dân trong việc xây
dựng, chùa Vẽ là ngôi chùa được tọa lạc ở khu vực ngoại vi phía Đông cách
trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 10km. Nằm trên đường Đà Nẵng nơi

dân cư tập trung đông đúc. Cửa chính của chùa nhìn ra đường Đà Nẵng,
cửaphụ nằm trên trục đường của cảng chùa Vẽ nơi hàng hóa ngày ngày được
luân chuyển từ nhiều nơi. Có lẽ, chính vì sự nổi tiếng của ngôi chùa cho nên
tên cảng sầm uất này cũng được lấy tên gọi của ngôi chùa. Đi từ xa du khách
nhìn thấy cổng ngoài của ngôi chùa nằm ngay mặt đườngtrục chính.Từ cồng
ngoài đi thẳng vào con ngõ chính là tam quan chùa,phía bên trong chùa trồng


22

nhiều cây xanh. Với vị trí trên, nên dẫu có nằm ở trục đường lớn nhưng cảnh
chùa không quá ồn ào bởi phố phường tấp nập. Bước qua tam quan,chúng ta
cảm nhận vềmột không gian tĩnh mịch, yên ả, nhẹ nhàng khi đến với chùa Vẽ.
Nói tới không gian của di tích ngoài đặc điểm về địa thế chúng ta cần
phải chú ý đến hướng xây dựng ngôi chùa. Chùa Vẽ xây theo hướng Đông
Nam. Giải thích cho việc lựa chọn hướng để xây dựng công trình kiến trúc,
trong cuốn Mỹ thuật đình làng Bắc Bộ của tác giả Nguyễn Văn Cương có giải
thích các hướng làm, trong đó hướng Đông được lý giải đây là hướng mặt trời
mọc (thuộc dương), theo quan niệm của tâm linh, hướng trên chính là nơi ở
của thần. Còn hướng Nam theo quan điểm của nhà Phật, hướng Nam là hướng
của trí tuệ, trong sáng, bên cạnh đó hướng Nam được người Trung Hoa quan
niệm đó là hướng của thánh nhân, của bậc đế vương. Còn xét trong điều kiện
khí hậu của Việt Nam, hướng Nam được xem là hướng tối ưu nhất, phù hợp
với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Với ngôi chùa, đó còn là sự thể hiện các đức
Phật và Bồ Tát quay hướng Nam để nghe lời kêu cứu của chúng sinh trong
kiếp đời tục lụy, đặng mà dùng pháp lực vô biên cứu vớt chúng sinh.
Từ tam quan đi vào đến sân chùa chúng ta cảm nhận không gian trong
chùa như một bức tranh thu nhỏ với sơn thủy hữu tình. Phía trước nhà tổ là hòn
non bộ, xung quanh bao phủ cây xanh, phía dưới là nước tạo ra thế đăng đối âm
dương hài hòa. Bên cạnh là vườn “Lâm Tỳ Ni” thu nhỏ, diễn tả lại cảnh đức Phật

khi sinh ra đời bước bảy bước trên đài sen, tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ dưới
đất. Vườn “Lâm Tỳ Ni” rợp bóng mát bởi ở dưới là thảm cỏ xanh, cùng với rất
nhiều cây tỏa bóng mát cho khu vườn. Khu vườn vừa là nơi nhắc nhở cho phật
tử về sự tích đức Phật ra đời, đồng thời vừa là nơi nghỉ chân hóng mát cho phật
tử và khách thập phương khi đến chùa. Từ vườn Lâm Tỳ Ni rẽ phải là đến Phật
điện, có lẽ do nằm trên địa bàn là phố phường chật hẹp nên diện tích của chùa
không lớn bằng những ngôi chùa làng với không gian thoáng đãng hơn. Vì vậy,


23

việc xây dựng, cũng như bố trí giữa kiến trúc với cảnh quan dường như có phần
bị bó hẹp. Tận dụng không gian trật hẹp,trước sân nhà Phật điện, nhà chùa xây
dựng một vườn thiền với hồ nước nhỏ hình tròn, cùng với nhóm tượng diễn lại
sự tích Đức Phật thuyết pháp cho anh em ông Kiều Trân Như, rồi các đại đệ tử
của Phật cùng với tượng ngọc Phật Quan Âm.
Điểm xuyến cho công trình kiến trúc thêm hài hòa phải kể đến sự góp
mặt của cây cỏ. Cây cỏ trong di tích được ví như một bộ quần áo để trang
hoàng cho di tích, chúng làm cho di tích thêm hài hòa với thiên nhiên và
mang lại cho con người một cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi khi bước chân vào.
Bên cạnh đó, chúng còn là minh chứng cho vùng đất này là vùng đất tươi tốt,
đất thiêng, đất lành của muôn loài. Với ngôi chùa sự có mặt của cây cỏ khiến
cho Phật tửkhi đến chùa cảm nhận được sự trong lành, nhẹ nhàng, mọi âu lo
của thế giới trần tục bỏ lại sau lưng, để con người bước vào thế giới của nhà
Phật. Phía trước cửa nhà tổ là cây hoa đại, cây đại được trồng ở chùatừ lâu,
thường thì cây đại ít khi được trồng phía sau của chùa. Cây Đại, người miền
Nam gọi là cây sứ, ở Lào người ta gọi là cây Chămpa, nó được xem là cây
thiêng trong hệ cây “thiên mệnh”, do đó nó được trồng nhiều trong di tích.
Trong nhà Phật theo tiếng Phạn cây đại được dịch là Maha có nghĩa là rộng
khắp, bao trùm tất cả, nổi trội hẳn lên, có ở mọi thể, mọi vật, là đức tính và trí

tuệ của Phật, là sự mầu nhiệm diệu kỳ...đồng thời đây là cây có thế đẹp, từ
cuối mùa xuân đến đầu thu, cây luôn nở hoa hương thơm lan tỏa, dịu dàng.
Mùa đông, đại rụng hết lá chỉ còn trơ lại cành giống như những cánh tay
hướng lên trời để hút lấy những tinh túy của đất trời tích cóp lại đến mùa
xuân, mùa thu chúng lại lan tỏa tinh túy ấy bằng hương thơm dịu nhẹ. Cây
hoa đại được trồng ở chùa như một biểu tượng cho ý chí và sự vị tha, cứu độ
của nhà Phật đến với mọi chúng sinh. Đại luôn tỏa hương thơm giống như
giáo lý của nhà Phật luôn cứu vớt chúng sinh. Cây đại mỗi năm mỗi lần thay


24

lá, thay hoa, thiêng liêng như cuộc đời luân hồi, hóa kiếp theo quan niệm của
nhà Phật.Từ tam quan đi vào nhìn sang phải chúng ta bắt gặp hình ảnh cây Bồ
Đề được trồng trong khu vườn thiền.Cây Bồ Đề thường được trồng nhiều ở
chùa nó nhắc nhở cho các phật tử nhớ về sự tích Đức Phật đã tu luyện khổ cực
bốn mươi chín ngày, tái hiện laị sự tích này nhiều chùa trong hệ thống tượng
thờ có tượng Thích Ca Tuyết Sơn với thân hình gầy guộc. Các cây chủ yếu
được trồng ở vườn Lâm Tỳ Ni, phía trước nhà tổ và khu vườn thiền. Bên cạnh
hai loại cây được trồng phổ biến ở nhiều chùa thì ở chùa Vẽ còn trồng nhiều
loại cây khác: cây hoa lộc vừng được trồng nhiều ở chùa tạo cho khuôn viên
chùa rợp mát bóng cây, hàng cau được trồng xung quanh khu vườn thiền, hình
ảnh cây đa được trồng trước tam quan, cây vạn tuế, cây xanh, hoa dâm bụt...
Không gian xanh xen lẫn cùng các công trình kiến trúc khiến cho cảnh
chùa Vẽ thêm thoáng mát, xua đi cái trật trội của phố phường tấp nập, để con
người bước chân vào cõi phật tĩnh tâm.
1.2.2.2.Bố cục mặt bằng tổng thể
Chùa Vẽ hiện nay không còn kiến trúc ban đầu, bởi nó đã được trùng tu
tôn tạo nhiều lần. Chính vì vậy, mặt bằng tổng thể của ngôi chùa không theo
quy thức nhất định như những ngôi chùa cổ khác ở vùng châu thổ Bắc Bộ,

đây cũng là vấn đề mà chúng ta bắt gặp ở nhiều ngôi chùa khi được trùng tu
tôn tạo lại.
Toàn bộ khuôn viên của chùa tọa lạc trên một khu đất rộng 9300m 2.
Từcổng chính nằm trên đường Đà Nẵng đi vào trong ngõ cuối cùng chính là
chùa Vẽ. Công trình kiến trúc đầu tiên ta bắt gặp là tam quan, qua tam quan
là đến nhà bia, tại đây có nhiều bia nói về quá trình trùng tu tôn tạo chùa
theo thời gian. Từ nhà bia thẳng đến nhà tổ được xây theo kiểu chồng diên
hai mái tạo ra sự uy nghi, đồ sộ cho công trình kiến trúc. Lối giữa nhà thờ tổ


25

bên trái là Phật điện theo lối kiến trúc hồi văn (hay còn gọi là tường hồi bít
đốc), kết cấu hình chữ đinh, với 5 gian tiền đường, bốn gian hậu cung, kế
bên Phật điện là nhà học nó được xem như thư viện nhỏ của chùa. Bên phải
nhà tổ là nhà khách, nhà ni được xây theo kết cấu trùng thềm điệp ốc, phía
sau nhà khách là vườn tháp nơi an nghỉ của các vị sư trụ trì tại chùa, bên trái
vườn tháp là hồ nước hình chữ nhật với lầu bát giác bên trong lầu là tượng
Bồ Tát, bên phải vườn tháp lối thông ra là nhà ăn, khu giảng đường nơi các
bạn khóa sinh học tập, trước khu giảng đường là một cái sân nhỏ nhìn ra là
khu vườn trồng cây của chùa.
1.2.2.3. Kết cấu kiến trúc
Trong nội dung nghiên cứu luận văn đi sâu vào chương hai và chương
ba, tức là tìm hiểu hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, cũng như các hoạt động
hướng đến xã hội của chùa Vẽ. Do đó, phần kiến trúc chùa tác giả không đi
vào miêu tả toàn bộ các công trình kiến trúc, mà chỉ xin trình bày một số hạng
mục kiến trúc trong chùa nhằm giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện về
ngôi chùa.
Tam quan
Tam quan, được xem là ranh giới đầu tiên khi bước vào chùa, nó được

xem là ranh giới ngăn cách giữa đạo và đời. Bước qua tam quan mọi âu lo của
cuộc sống dường như tiêu tan, bởi lúc này con nguời đã bước chân vào chốn
thiền môn tĩnh tâm. Tam quan hiểu đơn thuần tức là ba cửa, nhưng giải thích
theo quan niệm nhà Phật tam quan bao gồm: không quan, giả quan và trung
quan. Tam quan là cách nhìn về bản thể, về quy luật của trời đất, về cách ứng
xử của con người để hướng đến sự giải thoát. Không quan, theo nhà Phật
“không tức thị sắc”, không quan là cái nhìn về bản thể, về cốt lõi nguyên sơ
chung của muôn loài, muôn vật. Khởi đầu từ cái “không” do duyên giác hợp lại


×