Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.53 KB, 24 trang )

CÁC CHỮ VÀ KÍ HIỆU VIẾT TẮT
KG : kiểu gen
NST : nhiễm sắc thể
SGK : sách giáo khoa
QT : quần thể
TS : tần số

1


PHẦN A.

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong chương trình học nói chung, môn sinh học nói riêng việc giải các bài toán
có vai trò rất quan trọng, nó có tính chất thực hành, tổng hợp và sáng tạo, là kết quả
của nhiều phân môn, huy động được nhiều vốn kiến thức, rèn luyện được kỹ năng
vận dụng kiến thức cơ bản.
Khi giải các bài toán, học sinh vừa tìm lời giải, vừa phải vận dụng những kiến
thức toán học một cách linh hoạt chính xác. Do vậy học sinh vừa kiểm tra được
kiến thức sinh học, vừa kiểm tra kiến thức toán học. Từ đó, các em tự đánh giá
được kết quả học tập của mình.
Trong chương trình sinh học 12, phần di truyền học quần thể là phần kiến thức
có khá nhiều dạng bài tập, yêu cầu học sinh phải nhớ công thức và vận dụng công
thức linh hoạt. Tuy nhiên, lượng kiến thức trong SGK không nhiều, thời gian dành
cho phần bài tập này ít ( chỉ có 2 tiết). Do đó, giáo viên khó có thể truyền đạt được
hết kiến thức cho học sinh. Mặt khác, từ khi các kì thi chuyển sang trắc nghiệm
khách quan, thì bài tập trắc nghiệm về di truyền quần thể chiếm 1 đến 1,5 điểm
trong các đề thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học. Vậy để học sinh có thể đạt được tối
đa điểm khi gặp các dạng bài tập di truyền quần thể trong các đề thi, việc hướng


dẫn học sinh làm bài tập đóng vai trò quan trọng.
Muốn vậy, khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập trắc nghiệm phần này, giáo
viên phải lưu ý phân loại các dạng bài tập và rèn luyện đối với học sinh ở từng
dạng bài tập khác nhau, như dạng bài tập để rèn luyện kỹ năng, bài tập vận dụng
công thức, bài tập tổng hợp...
Về mặt phương pháp, đòi hỏi giáo viên cần chọn lọc, tìm được các dạng bài tập
mẫu, các kiểu bài tập điển hình đáp ứng từng yêu cầu cụ thể được đặt ra, hướng dẫn
giải mẫu và dành phần sáng tạo cho học sinh trong quá trình giải.
Đối với bản thân tôi, qua giảng dạy ở các lớp đại trà, dạy ôn thi tốt nghiệp, dạy
bồi dưỡng kiến thức, tôi đã phân loai các dạng bài tập trắc nghiệm di truyền quần
thể, xây dựng công thức cho từng dạng bài tập. Với đề tài : “ Hướng dẫn học sinh
giải một số dạng bài tập trắc nghiệm di truyền quần thể sinh học 12 trong
trường hợp gen nằm trên NST thường”, tôi mong muốn sẽ giúp các em nắm vững
lí thuyết và có phương pháp làm nhanh bài tập trắc nghiệm di truyền học quần thể.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

2


- Làm tài liệu tự bồi dưỡng cho bản thân.
- Làm tài liệu dạy cho học sinh ôn thi tốt nghiệp và đại học.
- Cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về các dạng bài tập di
truyền học quần thể.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh 4 lớp 12 A5, 12 A6, 12 A7, 12 A9, là các lớp học sinh có năng lực, trình
độ nhận thức tương đương nhau.
- Lớp đối chứng: 12 A5, 12 A9 năm học 2012 – 2013
- Lớp thực nghiệm: 12 A6, 12 A7 năm học 2013 - 2014
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Về lí luận: Nghiên cứu qua tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo…

- Về thực nghiệm:
+ Giảng dạy trực tiếp ở 4 lớp 12 A5, 12 A9,12 A6,12 A7 trường THPT Tĩnh Gia 5
- Cho làm bài kiểm tra đánh giá hiệu quả.
- Thăm dò số lượng học sinh đăng kí thi tốt nghiệp môn sinh và thi đại học khối B.

PHẦN B

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
1. Về kiến thức.
- Di truyền học quần thể trong SGK chỉ cung cấp suông về mặt lý thuyết. Cụ thể:
+ Quần thể tự phối:
Bảng 16 trang 69: sự biến đổi về thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua
các thế hệ, chỉ áp dụng trong trường hợp quần thể xuất phát 100% Aa. Vậy nếu
quần thể xuất phát là: xaa : y Aa : zaa tự thụ phấn thì học sinh phải giải các dạng
bài tập này như thế nào?
+ Quần thể ngẫu phối:
SGK đưa ra công thức của định luật Hacđi – Vanbec. Nếu áp dụng công thức này,
học sinh chỉ biết xác định được thành phần kiểu gen AA, Aa, aa, tần số alen A và a
dựa vào p và q. Nhưng câu lệnh ở trang 73, bài tập 2 và 4 trang 73, 74 SGK, câu
37 mã đề 958 đề thi đại học 2010, câu 17 mã đề 196 đề thi đại học 2013....... là
những dạng bài tập khác nhau. Nếu học sinh không học thêm bất kì sách bồi dưỡng
nào thì không 1 em nào có thể làm tốt được các dạng bài tập phần này.

3


- Thời gian dành cho di truyền học quần thể trong chương trình sinh học 12 cơ bản
ít ( chỉ có 2 tiết). Giáo viên khó có thể cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh.

2. Về học sinh
- Điểm thi đầu vào lớp 10 của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 5 thấp, năng lực tiếp
thu kiến thức, khả năng tự học của học sinh không cao. Trong năm học 2012 –
2013, tôi giảng dạy sinh học 12 ở 2 lớp đại trà 12 A5, 12 A9. Tôi đã ra đề kiểm tra
15 phút như sau:
Câu 1(1đ): Cho quần thể có kiểu gen 0,36AA: 0,24Aa: 0,4aa. Tần số của alen A
và alen a là :
A: 0,48 và 0,52
B. 0, 52 và 0,48
C. 0,4 và 0,6
D. 0,6 và 0,4
Câu 2(1đ): Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di
truyền của quần thể là:
A. 0,3 AA: 0,1Aa : 0,6aa
B. 0,2AA: 0,2Aa: 0,2aa
C. 0,3AA : 0,3Aa : 0,4aa
D. 0,3AA: 0,2Aa: 0,5aa
Câu 3(1đ): Cho quần thể có cấu trúc 25AA: 40Aa:35aa. Tần số alen A và a lần lượt
là:
A. 0,5 và 0,5
B. 0,45 và 0,55
C. 0,25 và 0,75
D. 0,2 và 0,8
Câu 4(1đ): Cho quần thể có kiểu gen 100% Aa. Thành phần KG AA, Aa, aa qua 2
thế hệ tự phối là:
A. 0,375; 0,25 ; 0,375
B. 0,125; 0,75 ; 0,125
C. 0,375; 0,375; 0,25
D. 0,75; 0,125; 0,125
Câu 5(1đ): Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền:

A. 0,49AA : 0,4Aa : 0,09aa
B. 0,5AA : 0,5Aa.
C. 0,5AA : 0,25Aa : 0,25aa.
D. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa.
Câu 6(1đ): Trong 1 QT giao phối ngẫu nhiên có 2 alen A và a, tần số tương đối
alen A là 0,2, cấu trúc di truyền của QT là:
A. 0,25AA: 0,5Aa : 0,25aa
B.0,04AA: 0,32Aa: 0,64aa
C. 0,01AA: 0,18Aa: 0,81aa
D.0,64AA: 0,32Aa :0,04aa
Câu 7(2đ): Một quần thể gia súc đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 84% số cá
thể lông vàng, các cá thể còn lại có lông đen. Biết gen A quy định lông vàng trội
hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Xác định cấu trúc di truyền của QT :
A. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa
B.0,6AA + 0,3Aa + 0,1 aa

4


C. 0,36AA + 0,42Aa + 0,22 aa
D. 0,3AA + 0,6Aa + 0,1 aa
Câu 8(2đ): Trong QT người nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%.
Biết QT ở trạng thái cân bằng, tỉ lệ nhóm máu A của QT là :
A. 0,25.
B. 0,30.
C. 0,45
D. 0.15.
( Đáp án : 1A ; 2D ; 3B ; 4A ; 5D ; 6B ; 7A ; 8C)
- Kết quả kiểm tra của học sinh tương đối thấp.
Điểm lớp12 A5 Số lượng học sinh Điểm lớp 12 A9 Số lượng học sinh

8 → 10
0 hs
8 → 10
0 hs
7
2 hs
7
1 hs
6
4 hs
6
6 hs
5
5 hs
5
4 hs
4
14 hs
4
10 hs
3
10 hs
3
15 hs
- Cuối năm học 2012- 2013, tỉ lệ học sinh đăng kí thi đại học khối B chiếm 5% trên
tổng số học sinh đăng kí thi đại học của toàn trường.
- Điểm thi tốt nghiệp môn sinh học năm 2012 – 2013 của học sinh trường THPT
Tĩnh Gia 5 thấp nhất trong 6 môn các em thi tốt nghiệp.
- Năm học 2013 – 2014, ngay từ đầu năm học tôi đã có phiếu thăm dò việc dự định
thi đại học của học sinh lớp 12 A6, 12 A7 ( là 2 lớp tôi dạy) có tổng số 73 học sinh.

Theo thống kê:
Thi đại học khối A
38%
Thi đại học khối C
29%
Thi đại học khối D
20%
Thi đại học khối B
4%
Chưa xác định khối thi
9%
- Đa số học sinh cho rằng môn sinh học là môn học khó, các em không nắm được
phương pháp giải các dạng bài tập.
Từ thực tế đó, tôi thiết nghĩ để học sinh yêu thích môn sinh học, học tốt môn
sinh học, có nhiều học sinh học khối B thì mỗi giáo viên cần có phương pháp giảng
dạy phù hợp. Tôi hi vọng, việc xây dựng công thức về bài tập quần thể sẽ giúp học
sinh tiếp cận với môn sinh học 1 cách đơn giản hơn. Qua đó, các em không chỉ giải
nhanh được các bài trắc nghiệm mà còn có thể gây hứng thú được cho các em với
môn sinh học.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
TRƯỜNG HỢP 1: XÉT 1 GEN GỒM 2 ALEN NẰM TRÊN NST THƯỜNG.
5


1. QUẦN THỂ TỰ PHỐI (Tự thụ phấn, giao phối gần)
1.1. Khái niệm
- Tự thụ phấn là sự thụ phấn xảy ra cùng cây nên tế bào sinh dục đực và cái có cùng
kiểu gen.
- Giao phối gần ( giao phối cận huyết) giữa các cá thể cùng bố mẹ, hoặc giữa bố mẹ
với con cái của chúng.

1.2. Các dạng bài tập thường gặp
1.2.1 Dạng 1
- Cho thành phần kiểu gen của thế hệ P (thế hệ xuất phát) 100% dị hợp Aa qua n
thế hệ tự phối tìm thành phần kiểu gen của thế hệ Fn.
* Phương pháp giải: (học sinh dựa vào bảng 16 trang 69 SGK sinh học 12 cơ bản)
- Quần thể P sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau:
1
1−  
- Tỷ lệ thể đồng hợp trong quần thể Fn là : AA = aa =
2
2

-Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là : Aa =

1
 
2

n

n

* Bài tập điển hình.
- Ví dụ 1( đề thi tốt nghiệp 2013): 1 QT thực vật lưỡng bội , ở thế hệ xuất phát P
gồm toàn cá thể có KG Aa. Nếu tự thụ phấn bắt buộc thì theo lý thuyết, cấu trúc di
truyền của QT ở thế hệ F3 là:
A. 0,4375AA: 0,125Aa: 0,4375aa
B. 0,75AA: 0,25aa
C. 0,25AA: 0,75aa
C. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa

Giải:
- Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau ( với n=3)
- Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể F3 là :
1
1−  
AA =
2
2

n

3

1
1−  
=  2  = 0,4375
2
n

3

1
1
- Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể F3 là : Aa =   =   = 0,125
2
2
1
1−  
- Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể F3 là: aa =  2 
2


n

3

1
1−  
=  2  = 0,4375
2
6


Đáp án A
- Ví dụ 2 ( đề thi tốt nghiệp 2008): Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có
KG Aa. Sau 5 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lý thuyết thì tỉ lệ đồng hợp ( AA và aa)
trong quần thể là :
A. 1 – ( ½) 5
B. ( ½)5
C. (¼)5
D.1/5
1
1−  
Giải: Sau 5 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ KG AA = aa =
2
2
5

n

5


1
1−  ÷
= 2
2

5

1
1
1
1−
1−
Vậy tỉ lệ cả AA và aa là :  2 ÷ +  2 ÷ = 1 −  ÷ 5
2
2
2

Đáp án : A
1.2.2 Dạng 2:
- Cho thành phần kiểu gen của thế hệ P (thế hệ xuất phát) là x% dị hợp Aa, qua n
thế hệ tự phối tìm thành phần kiểu gen của thế hệ Fn.
* Phương pháp giải
- Như vậy, quần thể P sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau:
n

1
1 − x%  ÷
- Tỷ lệ thể đồng hợp trong quần thể Fn là : AA = aa =
2

2
n

1
-Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là : Aa = x%  ÷
2

* Bài tập điển hình: Cho 1 quần thể có thế hệ P là 0,2 Aa, sau 4 thế hệ tự thụ phấn
thành phần KG AA, Aa, aa lần lượt trong quần thể là:
A. 0,49; 0,125; 0,49
B. 0,49375; 0,49375; 0,0125
C. 0,49375; 0,0125; 0,49375
D. 0,499 ; 0,013 ; 0,499
Giải:
4

1
1 − 0, 2  ÷
- Tỷ lệ thể đồng hợp trong quần thể F4 là : AA = aa =
2
2

= 0,49375

4

1
- Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể F4 là : Aa = 0, 2  ÷ = 0,0125
2


Đáp án: C
1.2.3. Dạng 3
7


- Cho thành phần kiểu gen của thế hệ P: xAA + yAa + zaa qua n thế hệ tự phối tìm
thành phần kiểu gen của thế hệ Fn
* Phương pháp giải
- Quần thể P sau n thế hệ tự phối có thành phần kiểu gen thay đổi như sau:
n

1
y −   .y
- Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là : AA = x +
 2
2
n

 
- Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là : Aa =   .y
1
2

n

1
y −   .y
- Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là: aa = z +
 2
2


* Bài tập điển hình.
- Ví dụ 1( đề thi đại học năm 2010): 1quần thể thực vật có tỉ lệ KG ở thế hệ xuất
phát P là 0,25AA: 0,4Aa: 0,35aa.Tính theo lý thuyết , tỉ lệ các KG của QT này sau
3 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc F3 là:
A. 0,35AA:0,2Aa:0,45aa
B. 0,375AA:0,100Aa:0,525aa
C. 0,25AA:0,4Aa:0,35aa
D. 0,425AA:0,050Aa:0,525aa
Giải:
- Cấu trúc của quần thể P là : 0,25AA : 0,4Aa : 0,35aa
- Cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là:
n

1
1
y −   .y
0, 4 −  ÷ .0, 4
- Tỉ lệ KG AA = x +
= 0,25 +
= 0,425
2
 2
2
2
n

3

3


1
1
- Tỉ lệ KG Aa =   .y =  ÷ .0, 4 = 0,05
2
2
n

1
1
y −   .y
0, 4 −  ÷ .0, 4
- Tỉ lệ KG aa = z +
= 0,35 +
= 0,525
2
 2
2
2
3

- Vậy cấu trúc của quần thể F3 là: 0,425 AA + 0,050 Aa + 0,525 aa = 1
Đáp án: D
- Ví dụ 2 ( đề thi cao đẳng 2011) : Ở 1 loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội
hoàn toàn so với alen a qui định hoa vàng. Thế hệ xuất phát P của 1 QT tự thụ phấn
8


có tần số KG là 0,6 AA: 0,4Aa. Biết rằng không có yếu tố làm thay đổi tần số alen
của quần thể, tính theo lý thuyết tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là:

A. 96%
B.90%
C.64%
D.32%
Giải:
- Cây hoa đỏ có KG: đồng hợp trội AA và dị hợp Aa.
- Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể F1 là:
n

1
1
y −   .y
0, 4 −  ÷ .0, 4
AA = x +
=
= 0,7
2
 2
0, 6 +
2
2
1

n

1

1
1
- Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể F1 là : Aa =   .y =  ÷ .0, 4 = 0,2

2
2

- Vậy tỉ lệ cây hoa đỏ : 0,7 + 0,2 = 0,9 = 90%
(đáp án B)
- Ví dụ 3 : 1 quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,5AA +
0,25 Aa + 0,25aa = 1. Cần số thế hệ tự thụ phấn để có được tỷ lệ đồng hợp trội
chiếm 0,59375 là:
A. 2
B.3
C.4
D.5
Giải:
- Gọi n là số thế hệ tự thụ phấn. Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là:
n

1
1
y −   .y
0, 25 −  ÷ .0, 25
AA = x +
=
= 0,59375
2
 2
0,5 +
2
2
n


n=2
- Vậy sau 2 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ KG AA = 0,59375 ( đáp án: A)
1.2.4. Dạng 4:
- Cho thành phần kiểu gen của quần thể qua n thế hệ tự phối tìm thành phần kiểu
gen của thế hệ P (thế hệ xuất phát) (cụ thể tìm xAA + yAa + zaa = 1 )
* Phương pháp giải: nếu gọi thành phần kiểu gen của quần thể tự phối đã qua n
thế hệ tự phối là : xnAA : ynAa : znaa, thì thành phần kiểu gen của thế hệ P sẽ được
tính theo công thức sau :
yn
n

- Aa =  1  = y
 
2

9


n

1
y −   .y
- AA = xn = x (với y =
 2
2
n

1
y −   .y
- aa = zn = z (với y =

 2
2

yn
n

1 )
 
2
yn
n

1 )
 
2

* Bài tập điển hình
- Ví dụ ( đề thi đại học 2011) : Từ 1 QT thực vật ban đầu P, sau 3 thế hệ tự thụ
phấn thì thành phần KG của QT là : 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Biết QT không
chịu tác động của chon lọc tự nhiên, tính theo lý thuyết thành phần KG của quần
thể ở thế hệ P là :
A. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa
B. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa
C. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa
C. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa
Giải : Gọi thành phần kiểu gen của thế hệ P là: xAA + yAa + zaa. Ta có:
yn

- Aa = y =  1 
 

2

0, 05
n

↔ y =  1  = 0,4
3

 ÷
2

n

3

1
1
y −   .y
0, 4 −  ÷ .0, 4
- AA = x = xn ↔ x = 0,525 = 0,35
2
 2
2
2
n

1
y −   .y
- aa = z = zn  2
2


3

1
0, 4 −  ÷ .0, 4
↔ z = 0,425 = 0,25
2
2

Vậy KG của QT ở thế hệ P là : 0,35AA : 0,4Aa : 0,25aa (đáp án : B)
- Ví dụ 2 ( đề thi đại học 2013): Ở 1 loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A qui
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát P của
1 loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ: 1 trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn ở F3 có tỉ lệ kiểu
gen dị hợp chiếm 7,5%. Theo lý thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ
P là:
A. 0,1AA+ 0,6Aa + 0,3aa = 1
B. 0,3AA + 0,6 Aa + 0,1aa = 1
C. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1
D. 0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1
Giải:
- Hoa đỏ: AA và Aa .
10


- Hoa trắng : aa
- Sau 3 thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ KG Aa = 0,075 = yn
yn

0, 075


- Ở thế hệ P, tỉ lệ KG Aa = y =  1  ↔ y =  1  = 0,6
n

 
2

3

 ÷
2

Mà thế hệ xuất phát P có KH là 9 đỏ : 1 trắng ↔ 0,9 đỏ : 0,1 trắng
- Vậy tỉ lệ KG AA = 0,9 – 0,6 = 0,3
- Tỉ lệ KG aa = 0,1
- Cấu trúc ở thế hệ P là: 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1 ( đáp án : B)
2. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI ( Định luật Hacđi - Vanbec )
2.1. Khái niệm
Hiện tượng các cá thể có thể lựa chọn và giao phối với nhau hoàn toàn ngẫu nhiên.
2.2. Các dạng bài tập thường gặp
2.2.1. Dạng 1:
- Từ cấu trúc di truyền quần thể : tAA + hAa + raa = 1
Xác định thành phần kiểu gen, tần số alen, chứng minh quần thể đã đạt trạng thái
cân bằng hay chưa, qua bao nhiêu thế hệ quần thể đạt trạng thái cân bằng.
* Phương pháp giải
- Từ cấu trúc của quần thể, ta có thành phần của các KG như sau :
t : thành phần KG AA
h : thành phần KG Aa
r : thành phần KG aa
- Nếu gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a thì:
p=t+


h
h
; q=r+
2
2

( p + q = 1)

- Kiểm tra sự cân bằng của quần thể :
2

Nếu : t . r

h
=  ÷  quần thể cân bằng.
2
2

h
Nếu : t . r ≠  ÷  quần thể không cân bằng
2

* Bài tập điển hình
- Ví dụ 1 ( đề tốt nghiệp 2008): Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen:

11


0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số tương đối của alen A và alen a trong quần thể

đó là :
A. A = 0,2 ; a = 0,8
B. A = 0,3 ; a = 0,7
C. A = 0,4 ; a = 0,6
D. A= 0,8 ; a = 0,2
Giải : Gọi p, q lần lượt là tần số alen A và a. Ta có :
p( A) = 0,16 +

0,48
= 0,4
2

q (a) = 0,36 +

0,48
= 0,6 ( đáp án : C)
2

- Ví dụ 2 ( bài tập 3 trang 74 SGK sinh học 12 cơ bản) :
Quần thể nào trong các quần thể dưới đây đạt trạng thái cân bằng :
Quần thể
Tần số kiểu gen
Tần số kiểu gen
Tần số kiểu gen
AA
Aa
aa
1
1
0

0
2
0
1
0
3
0
0
1
4
0,2
0,5
0,3
A. Quần thể 1 và 2
B. Quần thể 3 và 4
C. Quần thể 2 và 4
D. Quần thể 1 và 3
Giải : Quần thể cân bằng thỏa mãn công thức t.r = (h/2)2
Quần thể 1: 1 x 0 = (0/2)2 => quần thể cân bằng.
Quần thể 2: 0 x 0 ≠ (1/2)2 => quần thể không cân bằng.
Quần thể 3: 0 x 1 = (0/2)2 => quần thể cân bằng.
Quần thể 4: 0,2 x 0,3 ≠ (0,5/2)2 => quần thể không cân bằng.
Đáp án D
2.2.2 Dạng 2:
- Cho tất cả các dạng KH trong quần thể, xác định cấu trúc di truyền của quần thể
* Phương pháp giải
Cấu trúc di truyền của quần thể :
- Tỷ lệ KG đồng trội = số lượng cá thể do KG đồng trội qui định/ tổng số cá thể của
quần thể
- Tỷ lệ KG dị hợp = số cá thể do KG dị hợp quy định/ tổng số cá thể của QT

- Tỷ lệ KG đồng lặn = số cá thể do KG đồng lặn quy định/ tổng số cá thể của QT
* Bài tập điển hình
- Ví dụ 1: Một quần thể thực vật có 1000 cây. Trong có có 500 cây AA, 300 cây Aa,
200 cây aa. Cấu trúc di truyền của quần thể là :
12


A. 0,3AA : 0,2Aa : 0,5aa
B. 0,5 AA : 0,2Aa :0,3aa
C. 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa
D. 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa
Giải :
- Tỉ lệ thể đồng hợp trội AA là : 500/1000 = 0,5
- Tỉ lệ thể dị hợp Aa là :
300/1000 = 0,3
- Tỉ lệ thể đồng hợp lặn aa là
200/1000 = 0,2
- Cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 0.5 AA + 0.3Aa + 0.2aa = 1
Đáp án : C
- Ví dụ 2 : Ở người hệ nhóm máu MN do 2 alen M và N qui định, gen M trội không
hoàn toàn so với N.
Kiểu gen :
MM
MN
NN
Nhóm máu :
M
MN
N
Nghiên cứu 1 QT người gồm 22 người nhóm máu M, 216 người có nhóm máu MN,

492 người nhóm máu N. Tần số tương đối của alen M và N trong quần thể là :
A. 0,326 và 0,674
B. 0,178 và 0,822
C. 0,704 và 0,296
D. 0,03 và 0,97
Giải :
Tổng số cá thể trong quần thể ban đầu : 22 + 216 + 492 = 730
- Tần số KG MM là : 22 : 730 = 0,03
- Tần số KG MN là : 216 : 730 = 0,296
- Tần số KG NN là : 492 : 730 = 0,674
Tần số alen M : 0,03 +

0, 296
= 0,178
2

Tần số alen N : 1- 0,178 = 0,822 ( đáp án : B)
- Ví dụ 3 : Cho biết 1 QT khởi đầu như sau : 35AA : 14Aa : 91aa. Alen A qui định
không có sừng, alen a qui định có sừng. Cấu trúc di truyền của QT khởi đầu là :
A. 0,35AA : 0,14 Aa : 0,91aa
B.0,52AA : 0,1Aa : 0,38aa
C. 0,25AA : 0,25Aa : 0,5aa
D. 0,25AA : 0,1Aa : 0,65aa
Giải :
- Tổng số cá thể của quần thể : 35+ 14+ 91 = 140
- Tỉ lệ KG AA : 35 : 140 = 0,25
- Tỉ lệ KG Aa : 14 : 140 = 0,1
- Tỉ lệ KG aa : 91 : 140 = 0,65
Cấu trúc di truyền của QT khởi đầu là : 0,25AA : 0,1Aa : 0,65aa ( đáp án : D)
13



2.2.3. Dạng 3
- Từ số lượng kiểu hình đã cho ( chỉ cho tổng số cá thể và số cá thể mang kiểu hình
lặn hoặc trội), xác định cấu trúc di truyền của quần thể.
* Phương pháp giải
- Nếu đề cho tỷ lệ kiểu hình trội => kiểu hình lặn = 100% - % tỉ lệ KH trội.
- Tỷ lệ KG đồng lặn = số cá thể do KG lặn quy định/ tổng số cá thể của QT.
+ Từ tỷ lệ KG đồng lặn => tần số tương đối của alen lặn tức tần số của q => tần số
tương đối của alen trội tức tần số p.
+ Áp dụng công thức định luật p 2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 => cấu trúc di truyền
quần thể.
* Bài tập điển hình
- Ví dụ 1 ( đề thi cao đẳng 2012): 1 QT giao phối đang ở trạng thái cân bằng di
truyền, xét 1 gen gồm 2 alen A và a, trong đó số cá thể mang gen đồng hợp tử trội
chiếm 16%. Tần số các KG A và a của QT này lần lượt là:
A. 0,38 và 0,62
B. 0,6 và 0,4
C. 0,4 và 0,6
D. 0,48 và 0,52
Giải:
- QT ở trạng thái cân bằng di truyền nên thỏa mãn công thức:
p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
Đề cho: p2 = 16% ↔ p2 = 0,16 → p = 0,16 → p = 0,4 → q = 1 – 0,4 = 0,6.
Đáp án: C
- Ví dụ 2( đề tốt nghiệp 2011): Một quần thể gia súc đang ở trạng thái cân bằng di
truyền có 84% số cá thể lông vàng, các cá thể còn lại có lông đen. Biết gen A quy
định lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Cấu trúc di truyền
của QT là:
A. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa = 1

B. 0,16AA + 0,48Aa + 0,36 aa = 1
C. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04 aa = 1
D. 0,04AA + 0,32Aa + 0,64 aa = 1
Giải:
- Cá thể lông vàng có KG : AA, Aa
- Cá thể lông đen có KG : aa
- Gọi p tần số tương đối của alen A, q tần số tương đối alen a.
- % cá thể lông đen = 100% - 84% = 16% ↔ q2 = 0,16 → q = 0,16 => q = 0,4
=> p = 1- 0,4 = 0,6
- Áp dụng công thức định luật :

p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
14


=> Cấu trúc di truyền quần thể : 0,62 AA + 2 x 0,6 x 0,4 Aa + 0,42 aa = 1
= 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa = 1 ( đáp án : A)
2.2.4. Dạng 4
- Cho trạng thái cân bằng của QT, số lượng cá thể của quần thể, xác định số lượng
cá thể cụ thể của từng KG.
* Phương pháp giải
- QT ở trạng thái cân bằng thỏa mãn công thức : p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
- Số lượng cá thể KG AA = p2 x tổng số cá thể của QT
- Số lượng cá thể KG Aa = 2pq x tổng số cá thể của QT
- Số lượng cá thể KG aa = q2 x tổng số cá thể của QT
* Bài tập điển hình : 1 QT sóc ở trạng thái cân bằng di truyền có cấu trúc :
0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa. Nếu QT trên có 6000 con thì số lượng sóc cụ thể ở
từng KG là :
A. AA = 3375 ; Aa = 2250 ; aa = 375
B. AA = 3300 ; Aa = 2200 ; aa = 500

C. AA = 3375 ; Aa = 2200 ; aa = 425
D. AA = 3300 ; Aa = 425 ; aa = 2275
Giải : Số cá thể sóc cho từng KG của QT lần lượt là :
- KG AA = 0,5625 x 6000 = 3375 ( cá thể )
- KG Aa = 0,375 x 6000 = 2250 ( cá thể )
- KG aa = 0,0625 x 6000 = 375 ( cá thể)
Đáp án : A
TRƯỜNG HỢP 2. XÉT GEN ĐA ALEN NẰM TRÊN NST THƯỜNG.
- Xét một quần thể người ( 1 gen có 3 alen – người có 4 nhóm máu: A, B, AB, O )
- Gọi : p, q, r lần lượt là tần số tương đối các alen IA, IB, IO .
- Ta có : p + q + r = 1
- Sự ngẫu phối đã tạo ra trạng thái cân bằng di truyền về tính trạng nhóm máu như
sau:
(pIA : qIB : rIo)2 = p2IAIA : 2pq IAIB : q2IBIB : 2qr IBIo : r2IoIo : 2pr IAIo
Nhóm máu
A
B
AB
O
A A
A O
B B
B O
A B
O O
Kiểu gen
I I + I I
I I + I I
I I
I I

2
2
Tần số KG
p + 2 pr
q + 2 qr
2pq
r2
- Ví dụ 1: Trong quần thể người nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%.
Biết quần thể ở trạng thái cân bằng, tỉ lệ nhóm máu A trong quần thể là :
A. 0,45
B. 0,30
C. 0,25
D. 0.15
2
O O
O
Giải : Ta có r (I I ) = 0,04 => r(I ) = 0,2 (1).
15


- q 2(I BI B) + 2qr(I BI O) = 0,21 (2).
- Từ (1), (2) suy ra q(I B) = 0,3, p(I A) = 1- ( 0,3 + 0,2) = 0,5.
Vậy tần số nhóm máu A trong quần thể là : p 2(I AI A) + 2pr(I AI O) =0,45.
Đáp án: A
- Ví dụ 2 : Về nhóm máu A, B, AB, O của một QT người ở trạng thái cân bằng di
truyền. Tần số alen IA = 0,1 ; IB = 0,7 ; Io = 0,2. Tần số các nhóm máu A, B, AB,
O lần lượt là:
A. 0,3 ; 0,4 ; 0,26 ; 0,04
B. 0,05; 0,7 ; 0,21; 0,04
C. 0,05; 0,77; 0,14 ; 0,04

D. 0,05; 0,81; 0,10; 0,04
Giải : TS nhóm máu O : r2 = ( 0,2)2 = 0,04
- TS nhóm máu A: p2 + 2pr = ( 0,1)2 + 2(( 0,1 ) x ( 0, 2 )) = 0, 05
- TS nhóm máu B: q2 + 2qr = ( 0,7 )2 + 2(( 0,7 ) x ( 0,2 )) = 0,77
- TS nhóm máu AB: 2pq = 2(( 0,1 ) x ( 0,7 )) = 0, 14
Đáp án: C
TRƯỜNG HỢP 3: THIẾT LẬP TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CHO 2
LOCUT GEN ( đây là dạng bài tập chủ yếu dành cho học sinh ôn thi đại học)
- Locut là vị trí gen trên NST
- Xét hai locut dị hợp Aa và Bb. Gọi tần số alen A, a, B, b lần lượt là: p, q, r,s
1. Cách xác định tần số alen.
* Phương pháp giải: tần số mỗi alen là tần số các giao tử mang alen đó.
- Tần số alen A: pA = tần số giao tử AB + tần số giao tử Ab
- Tần số alen a: qa = tần số giao tử ab + tần số giao tử aB ( hay 1 – pA)
- Tần số alen B: rB = tần số giao tử AB + tần số giao tử aB
- Tần số alen b: sb = tần số giao tử Ab + tần số giao tử ab ( hay 1 – rB )
* Bài tập điển hình: Quần thể có cấu trúc: 0,64AABb + 0,32aabb + 0,04aaBb. Tần
số alen A, a, B, b lần lượt là:
A. 0,64; 0,36; 0,34; 0,66
B. 0,6; 0,2; 0,1; 0,1
C. 0,36; 0,64; 0,66; 0,34
D. 0,2; 0,6; 0,1; 0,1
Giải:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính tần số giao tử của các cá thểnhư sau:

- AABb (0,64)

AB

Ab


aB

Ab

0,32

0,32

0

0
16


- aaBb

(0,04)

- aabb

(0,32)

Tần số các giao tử

0

0

0,02


0,02

0

0

0

0,32

0,32

0,32

0,02

0,34

- Tần số alen A: pA = tần số giao tử AB + tần số giao tử Ab = 0,32 + 0,32 = 0,64
- Tần số alen a: qa = tần số giao tử ab + tần số giao tử aB = 0,34 + 0,02 = 0,36
- Tần số alen B: rB = tần số giao tử AB + tần số giao tử aB = 0,32 + 0,02 = 0,34
- Tần số alen b: sb = tần số giao tử Ab + tần số giao tử ab = 0,32 + 0,34 = 0,66
Đáp án: A
2. Cách xác định trạng thái di truyền của quần thể ( xác định quần thể đã cân
bằng hay chưa cân bằng)
* Phương pháp giải:
Quần thể cân bằng di truyền khi:
- Có đủ 4 loại giao tử (AB, Ab, aB, ab)
- Tích tần số các giao tử “đồng trạng thái” (AB, ab) bằng tích tần số các giao tử

“đối trạng thái” (Ab, aB): fAB x fab = fAb x faB
* Bài tập điển hình: Xét hai quần thể:
- Quần thể 1: 0,36AABb : 0,48aabb : 0,16Aabb
- Quần thể 2: 0,2AABb : 0,2AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb
Những quần thể đã cân bằng di truyền là:
A. 1 và 2
B. 1
C. 2
D. Cả 2 QT không cân bằng
Giải:
- Xét quần thể 1: chỉ có 3 loại giao tử: AB, Ab, ab → quần thể không cân bằng
- Xét quần thể 2: Quần thể có đầy đủ 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab với các tần số:
fAB = 0,2/2 + 0,2/4 = 0,15
fAb = 0,2/2 + 0,2/4 = 0,15
faB = 0,2/4 + 0,3 = 0,35
fab = 0,2/4 + 0,3 = 0,35
Ta có; fAB x fab = 0,15 x 0,35 = 0,0525;
fAb x faB = 0,15 x 0,35 = 0,0525
fAB x fab = fAb x faB → Quần thể cân bằng.
Đáp án: C
3. Xác định tần số các kiểu gen.
17


3.1 . Đối với quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền

- Xét hai locut dị hợp Aa và Bb => Số kiểu gen tăng lên = 3 2 = 9.
- Gọi tần số alen A, a, B, b lần lượt là: p, q, r, s
- Tần số kiểu gen (ở trạng thái cân bằng) = (p + q) 2(r + s)2 = 1.
= (p2 AA + 2pqAa + q 2aa)(r2BB + 2rsBb + s 2bb)

- Triển khai ta có:
STT

Kiểu gen

Tỉ lệ

1

AABB

p2r2

2

AABb

2p2rs

3

AAbb

p2s2

4

AaBB

2pqr2


5

AaBb

4pqrs

6

Aabb

2pqs2

7

aaBB

q2r2

8

aaBb

2q2rs

9
aabb
q2s2
- Ví dụ 1: Một QT của 1 loài thực vật đạt trạng thái cân bằng di truyền, các KG
trong QT như sau:

P: 0,35 AABb + 0,25 Aabb + 0,15 AaBB + 0,25 aaBb =1
QT trên giao phối ngẫu nhiên. Tỉ lệ KG AABB là :
A. 0,051
B. 0,061256
C. 0,57
D. 0,61256
Giải:
- Áp dụng cách tính tần số alen ( ở phần 1), ta có:
18


Tần số các alen là: A = p = 0,55 ; a = q = 0,45; B = r = 0,45 ; b = s = 0,55.
Vậy tần số các kiểu gen AABB = p2r2 = ( 0,55)2 . ( 0,45)2 = 0.3025 x 0.2025
= 0,061256
( đáp án: B)
3.2. Đối với quần thể không đạt trạng thái cân bằng di truyền
* Phương pháp giải:
- Tần số mỗi kiểu gen trong quần thể là tổng các tích tần số các giao tử tạo nên kiểu
gen đó.
* Bài tập điển hình
Một quần thể ở thế hệ xuất phát có 100 cá thể AABb, 150 cá thể AaBb, 150 cá thể
aaBb, 100 cá thể aabb.
a) Nếu quần thể trên giao phối ngẫu nhiên, tỉ lệ kiểu gen Aabb của quần thể ở đời
F2 là :
A.14 %
B. 15%
C.7,4325%
D. 14,875%
b) Nếu cá thể sinh sản tự phối, tỉ lệ KG Aabb của quần thể ở đời F2 là :
A. 14,875%

B. 16%
C.1,125%
D. 16,74%
- Giải :
- Tổng số cá thể : 500
- Cấu trúc di truyền của QT: 0,2 AABb: 0,3AaBb: 0,3aaBb: 0,2aabb
- Giao tử của các cá thể

- AABb (0,2)
- AaBb (0,3)
- aaBb (0,3)
- aabb (0,2)
Tần số giao tử

AB
0,1
0,075
0
0
0,175

Ab
0,1
0,075
0
0
0,175

aB
0

0,075
0,15
0
0,225

ab
0
0,075
0,15
0,2
0,425

- fAB x fab = 0,175 x 0,425 = 0,074375 ; f Ab x faB = 0,175 x 0,225 = 0,039375
Như vậy, quần thể chưa cân bằng.
a. Quần thể ngẫu phối:
(0,175AB: 0,175Ab: 0,225Ab : 0,425ab) x (0,175AB: 0,175Ab: 0,225Ab : 0,425ab)

19


Aabb = (Ab x ab) + ( ab x Ab) = 2 (Ab x ab) = 2. 0,175.0,425 = 0,14875 =
14,875%
b. Quần thể sinh sản tự phối: Aabb = Ab x ab chỉ xuất hiện ở cặp AaBb x AaBb
Aabb = 2. 0,075 x 0,075 = 0,01125 = 1,125%
Câu a: đáp án D, câu b: đáp án C
III. PHẦN THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ.
- Sau khi dạy xong bài di truyền quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối . Tôi ra đề
kiểm tra 15 phút ( chính là đề kiểm tra đã ra cho học sinh 2 lớp 12 A5, 12 A9 năm
học 2012 – 2013), tôi chấm điểm và thu được kết quả như sau :
Điểm lớp12 A6 Số lượng học sinh Điểm lớp 12 A7 Số lượng học sinh

10
1hs
9
6hs
9
5 hs
8
9 hs
8
10 hs
7
6 hs
7
6 hs
6
10 hs
6
5 hs
5
5 hs
5
7 hs
4
1hs
4
2 hs
So sánh kết quả học tập của 2 lớp năm học 2012- 2013 và 2 lớp năm học 2013 –
2014. Mặc dù 2 lớp có trình độ nhận thức tương đương nhau, nhưng kết quả có sự
chênh lệch rõ rệt về số lượng học sinh đạt điểm khá giỏi như sau :
12 A5

12A9
12 A6
12 A7
(2012-2013)
( 2012- 2013) ( 2013 – 2014) ( 2013 – 2014)
- Giỏi
0%
0%
16,66 %
16,21%
- Khá
5,71 %
2,77 %
44,44%
40,54%
- Trung bình
25,71%
27,77%
33,34%
40,54%
- Yếu
68,58%
69,46%
5,56%
2,71%
PHẦN C
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận.
Như vậy, giảng dạy theo đề tài“ Hướng dẫn học sinh giải một số dạng bài tập
trắc nghiệm di truyền quần thể sinh học 12 trong trường hợp các gen nằm trên

NST thường” mà tôi đề xuất đã có hiệu quả hơn đối với học sinh khi các em làm

20


bài kiểm tra. Đa số các em đánh giá phương pháp này dễ hiểu, dễ vận dụng khi làm
bài trắc nghiệm.
- Một số học sinh đã tích cực, chủ động tìm hiểu những bài tập trắc nghiệm ở dạng
nâng cao để rèn luyện kiến thức.
- Cuối năm học 2013 – 2014, ở 2 lớp tôi giảng dạy có 27,7 % học sinh đăng kí thi
tốt nghiệp môn sinh. Có 25% học sinh làm hồ sơ thi đại học khối B. Mặc dù kết
quả này chưa cao, nhưng đây là dấu hiệu thể hiện các em đã quan tâm , yêu thích
và có hứng thú với môn sinh học.
- Thông qua kết quả làm bài kiểm tra, số lượng học sinh đăng kí thi tốt nghiệp môn
sinh và thi đại học khối B ở cuối năm học so với dự định của các em ở đầu năm
học, tôi kết luận như sau : phương pháp giảng dạy của tôi đã có hiệu quả tích cực
đối với kết quả học tập của học sinh, giúp các em có thể vận dụng công thức để giải
nhanh các bài tập trắc nghiệm QT. Khi các em tự giải được bài tập, chính là động
lực, nền tảng tạo được sự hứng thú và niềm say mê đối với việc học tập môn sinh.
II. Đề xuất
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cần cải cách SGK, xây dựng nội dung bài phù hợp dễ
hiểu hơn, để học sinh dễ tiếp cận.
- Số tiết dạy lý thuyết bài di truyền QT tự phối và ngẫu phối cần nâng lên 3 tiết.
- Cần thêm 1 tiết bài tập để học sinh tự rèn luyện kiến thức.
- Cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để tạo sự hứng thú cho
học sinh trong quá trình học.
- Đối với học sinh : cần tích cực chủ động trong quá trình học, tự học, tự tìm hiểu
kiến thức, thông qua việc tìm kiếm các dạng bài tập khác nhau trong các sách bồi
dưỡng, sách nâng cao để rèn luyện và củng cố kiến thức cho bản thân.
- Đối với bản thân : đề tài mà tôi nghiên cứu chỉ là 1 phần của di truyền học quần

thể ( gen nằm trên NST thường), áp dụng đối với học sinh thi tốt nghiệp và thi đại
học. Đây là đề tài có tính khả thi cao, cần được tiếp tục nghiên cứu mở rộng trong
nhiều trường hợp khác nhau như : di truyền học quần thể đối với gen nằm trên NST
giới tính, các alen chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, đột biến gen, hiện tượng
nhập cư. Xây dựng nhiều dạng bài tập cho đối tượng thi học sinh giỏi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21


1. Sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản và nâng cao của nhà xuất bản giáo dục, xuất
bản 2008.
2. Sách phương pháp giải các dạng bài tập sinh học 12 của tác giả Nguyễn Hải Tiến
– Trần Dũng Hà, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội - 2008.
3. Sách hướng dẫn phương pháp giải bài tập sinh học - NXB Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004.
4. Đề thi đại học, cao đẳng, tốt nghiệp từ năm 2009 - 2013
5. Một số trang web và blog sinh học.

MỤC LỤC
Trang
Các chữ và kí hiệu viết tắt:..................................................................................1
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................2
22


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...........................................................................2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................................3

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................3
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................3
I: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.......................................................................3
1. Về kiến thức....................................................................................................3
2. Về học sinh.....................................................................................................4
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ..................................................................................6
TH1: GEN GỒM 2 ALEN NẰM TRÊN NST THƯỜNG……………………...6
1. QUẦN THỂ TỰ PHỐI (Tự thụ phấn và giao phối gần).................................6
1.1. Khái niệm.....................................................................................................6
1.2. Các dạng bài tập thường gặp........................................................................6
2. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI..............................................................................11
2.1. Khái niệm.....................................................................................................11
2.2. Các dạng bài tập thường gặp........................................................................11
TH2: GEN ĐA ALEN NẰM TRÊN NST THƯỜNG.........................................15
TH3: THIẾT LẬP TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CHO 2 LOCUT GEN.............16
1. Cách xác định tần số alen……………………….............................................16
2. Cách xác định trạng thái di truyền của quần thể……………………………..17
3. Cách xác định thành phần kiểu gen…….…………………………................18
3.1. Đối với quần thể đạt trạng thái cân bằng……………...…………………...18
3.2. Đối với quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng…………......……………...19
III . PHẦN THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ....................................................20
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...............................................................20
I. Kết luận............................................................................................................20
II. Đề xuất............................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................22
MỤC LỤC...........................................................................................................23
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2014

Tôi xin cam đoan đây là SKKN do mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác

23


Nguyễn Bạch Diệp

24



×