Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Quản lý tổng hợp vùng đới bờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 44 trang )

Mục lục
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT: Bảo vệ môi trường
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
DDSH: Đa dạng sinh học
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
HST: Hệ sinh thái
KCN: Khu công nghiệp
QLTHVĐB: Quản lý tổng hợp vùng đới bờ
QLTHVB: Quản lý tổng hợp vùng biển
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
RNM: Rừng ngập mặn


DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG


CHƯƠNG 9. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG ĐỚI BỜ
9.1.
TỔNG QUAN VÙNG BIỂN, VEN BỜ VÀ TIẾP CẬN QUẢN LÝ
TỔNG HỢP VÙNG ĐỚI BỜ
9.1.1. Khái niệm vùng đới bờ
Đới bờ là vùng không gian tương tác giữa biển và đất liền. Đới bờ biến đổi theo
từng loại, đặc điểm và cường độ các quá trình địa chất xảy ra dọc chúng. Chúng có
thể biến đổi nhanh và mạnh dưới sự tượng tác của đất liền và biển, hoặc chúng có
thể tương đối ổn định.
Đới bờ gồm đồng bằng ven biển và phần dưới mực thuỷ triều đến thềm lục địa.
Quản lý tổng hợp vùng đới bờ là quản lý việc sử dụng và quản lý những tác động
của con người đến thiên nhiên ở khu vực đới bờ.


Giới hạn ngoài của khu vực là ranh giới kết thúc của thềm lục địa, giới hạn trong
là phần lục địa chịu ảnh hưởng của sóng, bão. Trong đó bao gồm các vùng cửa sông
ven biển vì đây là các khu vực có hình thái và cấu trúc phụ thuộc vào các quá trình
tương tác giữa sông và biển.
Vùng đới bờ luôn được con người quan tâm do nguồn tài nguyên của nó. Đây là
vùng có tài nguyên dồi dào, địa thế giao lưu quốc tế về đường biển, vùng đất ven bờ
có phù sa màu mỡ. Nó tạo ra không gian sống và nguồn nguyên liệu sống cho các
loài sinh vật và con người. Nó còn góp phần điều hòa môi trường tự nhiên cũng như
môi trường nhân tạo.
Đây là vùng trọng tâm của nhiều ngành kinh tế quốc giá, là nơi diễn ra nhiều
hoạt động sự kiện lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội nên cũng là nơi chịu ảnh hưởng
bởi tác động của con người nhiều nhất. Vậy nên để cách vùng biển ven bờ được duy
trì và bảo vệ cần phải có hành động hiệu quả và kịp thời. Để giải quyết cho nhu cầu
này, một hệ thống quản lý đã được hình thành đó chính là quản lý tổng hợp vùng
đới bờ.

9.1.2. Các yếu tố sinh thái môi trường vùng đới bờ
9.1.2.1. Vị trí địa lý
Nằm tiếp giáp với đường bờ biển, có thể có các dạng địa hình:
Đồng bằng thấp trũng thuộc khu vực các sông lớn, chịu ảnh hưởng của thủy
triều.
• Núi cao ăn ra tận biển, địa hình không bằng phẳng, cao hoặc là những gò đá
sát biển và ít chịu ảnh hưởng của thủy triều.
• Vùng đầm lầy hoặc đầm phá.


3


9.1.2.2. Khí hậu






Tần suất xuất hiện gió và bão cao, nhất là vùng ven biển nhiệt đới.
Có chế độ gió mùa ảnh hưởng đến khí hậu.
Biên độ nhiệt độ dao động ngày và đêm không lớn như ở lục địa.
Lượng mưa và độ ẩm không khí thường cao hơn các vùng khác. Đây cũng là
vùng dễ xuất hiện các sự cố môi trường như bão lốc, sóng thần.

Hình 9.1. Sóng thần ở vùng biển ven bờ Nhật Bản vào năm 2012

Hình 9.2. Hậu quả do sống thần và bão gây ra ở vùng biển ven bờ Nhật Bản vào
năm 2012

9.1.2.3. Môi trường đất
Có thể có các dạng đất như đất mặn, đất phèn, phèn mặn hoặc đất cát, cồn cát
ven biển. Dễ mẫn cảm với các điều kiện biến đổi của môi trường như dễ bị xói lở do
tác động của sóng gió.
Môi trường đất bị ảnh hưởng mạnh bởi cả độ mặn trong nước biển và thủy
triều.Môi trường sinh thái ở đây không có tính ổn định, dễ phát triển nhưng cũng dễ
bị phá hủy, thay đổi.
4


9.1.2.4. Môi trường nước
Nước từ mặn cho đến lợ, độ mặn giảm từ biển vào đất liền, điều kiện nước cũng
thay đổi theo chế độ thủy văn ở các cửa sông đổ ra biển. Trong nước biển, nước
sông và nhất là nước lợ, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có nhiều chất phù sa lơ

lững và nhiều hạt sét mịn tạo nên trầm tích nhiều sét.
Chế độ thủy triều ảnh hưởng mạnh đến hệ sinh thái thể hiện qua mức triều cực
đại hay cực tiểu của chế độ nhật triều hay bán nhật triều.
Chế độ nước ngọt rất khan hiếm, chỉ thấy từ các nguồn nước mưa hoặc giếng sâu
từ tầng nước ngầm.

9.1.2.5. Môi trường không khí
Thường chất lượng không khí ở các vùng ven biển rất tốt nếu không có các hoạt
động công nghiệp. Trong những vùng hoạt động công nghiệp ven biển thì môi
trường không khí sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên khả năng đảo nhiệt thường ít xảy ra
hơn. Hàm lượng muối trong không khí cao dễ gây ăn mòn kim loại, các công trình
xây dựng, vật liệu.

9.1.2.6. Đa dạng sinh học
Được chia làm hai phần: phần dưới nước và trên cạn. Phần trên cạn lại được chia
ra sinh vật ở vùng cao và sinh vật ở vùng ngập và bán ngập. Phần dưới nước chia ra
sinh vật tầng mặt, sinh vật tầng nước nông và sinh vật tầng nước sâu.
ĐDSH ở vùng ven biển rất phong phú và đa dạng. Tính đa dạng này phụ thuộc
nhiều vào điều kiện môi trường tự nhiên như nhiệt độ, chế độ nước, môi trường đất.
Đối với vùng đất cao, ít ngập triều và không có nước ngọt đất dễ nhiễm mặn và khô
hạn thì ĐDSH nghèo nàn. Đối với vùng ngập nước và bán ngập nước hay còn gọi là
đất ngập triều, thì ĐDSH phong phú hơn nhiều.

Hình 9.3. Rừng ngập mặn U Minh ở nước ta
5


Trên thế giới uớc tính rừng ngập mặn còn tồn tại chiếm 12,3% diện tích bề mặt
Trái đất (tương đương khoảng 137.760 km 2 ( năm 2010), 42% rừng ngập mặn ở
châu Á - 21% Châu Phi - 15% thuộc Bắc và Trung Mỹ - 12% tại châu Đại Dương 11% ở Nam Mỹ Tổng diện tích khoảng 11 – 18 triệu ha Có khoảng 70 loài cây rừng

ngập mặn trên thế giới, có kích thước khác nhau, chiều cao từ 1,5 đến 50m (năm
2010 – theo chụp ảnh từ vệ tinh). Hai nước có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất là
Indonesia và Brazil. Ở các nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Thái Lan,
Việt Nam,... rừng ngập mặn cũng phát triển vì nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi
như nhiệt độ cao, ít biến động, lượng mưa dồi dào, bãi lầy rộng, giàu chất bùn và
phù sa. Việt Nam với bờ biển dài 3260 km với nhiều cửa sông giàu phù sa, nên rừng
ngập mặn sinh trưởng tốt, đặc biệt là ở bán đảo Cà Mau. Nếu như năm 1943, rừng
ngập mặn của Việt Nam còn che phủ đến 400.000 ha, thì hiện nay năm 2016 Việt
Nam còn khoảng gần 155.000ha rừng ngập mặn. Việt Nam có 29 tỉnh thành phố có
rừng và đất ngập mặn ven biển chạy suốt từ Móng Cái đến Hà Tiên. Chia thành 4
khu vực chính từ Bắc vào Nam: Từ Móng Cái đến Đồ Sơn; Từ Đồ Sơn đến Lạch
Trƣờng (Thanh Hóa ); Từ Lạch Trường đến Vũng Tàu; Từ Vũng Tàu đến Hà Tiên.
Rừng ngập mặn phân bố và phát triển mạnh ở phía Nam, đặc biệt là vùng Cà Mau đồng bằng sông Cửu Long. Quần thể RNM ở phía Bắc thấp và nhỏ.
Ngày 17 tháng 12 năm 2014,Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định Phê duyệt
Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030. Nhằm khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyênvà bảo vệ môi trường đới
bờ Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Các rạn san hô được coi là hệ sinh thái quan trọng nhất, chúng bao gồm nhiều
loài đặc trưng đại diện cho hầu hết các nhóm động vật biển. Một số lượng lớn các
hang hốc trên rạn san hô cung cấp nơi trú ẩn cho cá, động vật không xương sống
đặc biệt là cá con. Nhiều sinh vật rạn san hô như cá, rùa, tôm hùm, bạch tuộc, trai ốc
và rong đỏ được khai thác làm thực phẩm. Nguồn khai thác nhiều nhất là cá. Sản
lượng lớn nhất của cá khai thác quanh rạn san hô thuộc về các nhóm cá di cư, chỉ
vào rạn theo mùa như cá thu, cá ngừ... Những cá này phân bố rộng trong đại dương
nhưng trong một thời gian chúng đến gần các rạn san hô để kiếm thức ăn và để sinh
sản. Các loài cá trải qua cả cuộc đời trong rạn như cá mú, cá hồng... có thể đánh bắt
quanh năm nhưng sản lượng không lớn. Tôm hùm là một nhu cầu không bao giờ
thỏa mãn và bị khai thác ở nhiều vùng.
Các rạn san hô của Việt Nam phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam trên diện tích
khoảng 1.222 km2, tập trung nhiều ở vùng biển Nam Trung bộ, Quần đảo Hoàng Sa

và Trường sa. San hô Việt Nam rất đa dạng và phong phú với khoảng 350 loài tạo
rạn kèm theo khoảng 3.000 loài sinh vật khác có đời sống liên quan và gắn bó với
vùng rạn san hô. Trong đó, có khoảng 2.000 loài sinh vật đáy, 500 loài cá và nhiều
loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm (Panulirus), bào ngư (Haliotis diversicolor),
trai ngọc (Pteria martensi), hải sâm (Holothuria),... sống gắn bó trực tiếp với san hô.

6


Ở vịnh Hạ Long, phát hiện được 205 loài san hô cứng, 27 loài san hô mềm. Ở Côn
Đảo, có 219 loài san hô, tập trung thành khu vực lớn kèm theo 160 loài cá san hô.

Hình 9.4. Một rạn san hô ở đảo Hòn Mun – Nha Trang
Có một loạt các mối đe doạ đã và đang xuất hiện đối với đa dạng sinh học ở biển
và đới bờ của Việt Nam, như: Phá huỷ rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản; khai
thác và phá huỷ các rạn san hô để lấy san hô làm đồ lưu niệm bán cho khách du
lịch; đánh bắt tự nhiên quá mức; quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Các nhà
khoa học của Đại học tổng hợp Hà Nội, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Quốc gia, Bộ lâm nghiệp đã thiết lập một danh mục các loài có nguy cơ tuyệt chủng
của Việt Nam, bao gồm 83 loài chim, 78 loài động vật có vú và 42 loài bò sát. Một
danh sách gồm 49 loài động vật có vú và 10 loài chim cấm săn bắn cũng đã được
xây dựng. Viện Tài nguyên Thế giới ước tính có 28 loài động vật có vú, 34 loài
chim và 388 loài thực vật hiện đang bị đe doạ ở Việt Nam.

9.1.2.7. Ô nhiễm môi trường vùng ven biển
Ngày nay với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của con người đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái ven biển theo hướng
ngày một xấu đi.
Hiện nay, môi trường biển nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái.
Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt.

Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông mang ra biển như dầu thải, nước thải
chưa xử lý... Có những loại không phân hủy được đọng lại ở ven bờ, chìm xuống
đáy biển, những chất phân hủy thì hòa tan trong toàn khối nước biển. Những công
trình trên biển ngày càng mọc thêm nhiều. Hầu hết các công trình cảng và hoạt động
của cảng đều tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, như mất các nơi sinh cư do
lấy đất xây dựng, ô nhiễm nước, đất, không khí, tiếng ồn... trong khu vực cảng và
phụ cận.
7


Các công trình sản xuất, nhà máy đóng tàu biển, các công trình đảm bảo du lịch
và rất nhiều các hoạt động khác đều tác động xấu đến môi trường tự nhiên của biển.
Vận tải biển là một lợi thế lớn về kinh tế, đang phát triển đáng kể, nhờ vào ưu
thế vượt trội của nó so với các loại hình vận tải khác, nhưng cũng tác động xấu đến
môi trường.
Từ việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông, nạo vét luồng lạch, dẫn đến
phá hoại sinh thái vùng cửa sông, ven biển ngập mặn, vùng đất chua phèn, tạo nên
một sự đảo lộn, cùng với việc đổ chất thải dầu, mỡ. Các cảng biển cũng gây ô
nhiễm môi trường. Cảng biển đang đem lại nguồn lợi lớn cho kinh tế nước ta. Hàng
năm tàu thuyền đến các bến cảng Việt Nam tăng cả về số lượng và kích cỡ, theo đó
hàng hóa thông qua hệ thống cảng gia tăng đáng kể.

Hình 9.5. Rác và nước thải bị xả trực tiếp ra biển ở Cà Mau.

Hình 9.6. Vụ nổ giản khoan Deepwater Horizon ở Vịnh Mexico
8


Hình 9.7. Dầu tràn trên Vịnh Mexico sau vụ nổ giản khoan Deepwater Horizon


9.1.2.8. Các dạng năng lượng trong môi trường ven biển
Năng lượng sóng biển: vô cùng lớn nhưng đến nay con người chỉ mới khai thác,
sử dụng được khoảng 1-2%. Một số nước trên thế giới đã sử dụng một phần năng
lượng sóng biển để phát điện, tuy nhiên vấn đề này còn có nhiều khó khăn trong
thiết kế, xử lý công trình.
Năng lượng gió: là loại năng lượng có tiềm năng rất lớn dùng để phát điện, bơm
nước, quay các động cơ... Tuy nhiên nguồn năng lượng này cũng chưa được khai
thác nhiều.
Năng lượng ánh sáng mặt trời: sinh vật sử dụng năng lượng này cho quang hợp,
sinh trưởng và phát triển, con người sử dụng để sấy khô nguyên liệu, làm muối

9.1.3. Tiếp cận một số khái niệm về quản lý tổng hợp vùng đới bờ:
Tại hội nghị quốc tế về vùng bờ, quản lý tổng hợp vùng đới bờ (QLTHVĐB)
được định nghĩa như sau: QLTHĐB bao gồm việc đánh giá toàn diện, đặt ra các
mục tiêu, quy hoạch và quản lý các hệ thống tài nguyên ven biển, có xét đến các
yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống và các lợi ích trong mâu thuẩn sử dụng; là quá
trình liên tục tiến triển nhằm đạt được sự phát triển bền vững.
Quản lý tổng hợp vùng đới bờ là một cơ cấu để tập hợp những người sử dụng,
các chủ thể và những người ra quyết định tại vùng ven bờ nhằm đảm bảo quản lý
HST có hiệu quả hơn đồng thời phát triển được kinh tế và phân chia quyền lợi hợp
lý giữa các thế hệ và trong cùng thế hệ, thông qua việc áp dụng những nguyên tắc
có tính bền vững. Pháp chế quy hoạch ở lãnh hải và nội địa thường là công cụ thuận
lợi để thực thi QLTHĐB.
Mặc dù, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về QLTHVĐB nhưng sự khác nhau
giữa chúng là rất ít. Hầu hết các định nghĩa đều thừa nhận rằng QLTHVĐB là một
9


quy trình có tính liên tục, tính tiên phong trong thực hiện và có khả năng thích nghi
cao nhằm quản lý nguồn tài nguyên cho sự phát triển bền vững vùng ven bờ.

QLTHVĐB phải đạt được mục tiêu của nó trong các điều kiện hạn chế về môi
trường, kinh tế, xã hội và tự nhiên cũng như trong hạn chế của các hệ thống và thể
chế về pháp lý, tài chính và hành chính.
QLTHVĐB không thay thế cho các việc kế hoạch và quản lý của từng
ngành.Đúng hơn là nó tập trung vào sự liên kết giữa hoạt động của các ngành, cũng
cố và điều hòa quản lý ngành để đạt được mục tiêu một cách bền vững và đầy đủ.
QLTHVĐB là một quy trình tuần hoàn thường bao gồm 3 giai đoạn cơ bản:




Khởi xướng.
Lập kế hoạch.
Thực thi, giám sát và đánh giá.

Tuy nhiên, nó cũng phải hoạt động như một quy trình lặp lại trong đó việc lập kế
hoạch và thực thi cần phải được tiến hành xem xét đánh giá và điều chỉnh thường
xuyên.

9.1.3.1. Chức năng của quản lý tổng hợp vùng đới bờ
QLTHVĐB hoàn thiện các dạng quy hoạch phát triển truyền thống theo 4 khía
cạnh sau:
• Tăng cường nhận thức đầy đủ về các hệ TNTN quý giá của vùng bờ và tính
bền vững của chúng đối với các hoạt động đa dạng của con người.
• Tối ưu hóa việc sử dụng đa mục tiêu các hệ tài nguyên vùng bờ thông qua
việc tổng hợp các thông tin sinh thái, xã hội và kinh tế.
• Triển khai các cách tiếp cận đa ngành, hợp tác và phối hợp liên ngành nhằm
giải quyết những vấn đề phát triển phức tạp, đồng thời xây dựng các chiến
lược tổng hợp nhằm mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động kinh tế.
• Giúp chính quyền nâng cao năng suất và hiệu quả của việc đầu tư tài chính

và nhân lực, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thực hiện
được các cam kết quốc tế liên quan đến môi trường biển ven bờ.
Khác với các cách thức quy hoạch phát triển khác, QLTHVĐB giúp tối ưu hóa
các lợi ích kinh tế và hội do việc sử dụng tài nguyên đem lại. Nơi mà sự phát triển
bền vững phụ thuộc vào nguồn tài nguyên ven bờ có khả năng phục hồi. QLTHVĐB
sẽ giúp quản lý việc sử dụng đa mục tiêu, duy trì được tính tổng hợp về chức năng
của các hệ ven bờ và sự ổn định của các nguồn tài nguyên.
Tất cả các dạng phát triển đều tác động đến chất lượng và năng suất của các HST
ven bờ. Do đó, sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững của vùng không thể tách rời
quy hoạch và quản lý môi trường. Điều này rất quan trọng đối với các ngành kinh tế
10


đang phát triển mà phụ thuộc nhiều vào chất lượng môi trường và TNTN trong việc
bảo đảm an toàn thực phẩm, cũng như đối với các ngành kinh tế đã phát triển với
mô hình phát triển vùng ven bờ tiên tiến.
QLTHVĐB cũng là một công cụ để giải quyết các vấn đề quốc tế xuyên biên
giới như ô nhiễm biển, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên chung và bảo vệ
ĐDSH.

9.1.3.2. Các mục tiêu của quản lý tổng hợp vùng đới bờ
Mục tiêu chung của một chương trình quản lý tổng hợp vùng đới bờ là đảm bảo
sử dụng bền vững, tốt nhất các TNTN vùng bờ và duy trì lợi ích nhiều nhất từ môi
trường tự nhiên. Về mặt thực tế, chương trình quản lý tổng hợp vùng ven bờ hỗ trợ
các mục tiêu quản lý thông qua việc đưa ra cơ sở cho việc sử dụng bền vững các tài
nguyên, bảo tồn ĐDSH, ngăn ngừa thiên tai, kiểm soát ô nhiễm, tăng cường lợi ích,
phát triển bền vững nền kinh tế và tối ưu hóa việc sử dụng đa mục tiêu.
Các mục tiêu cụ thể bao gồm: hỗ trợ ngành thủy sản, thu hút khách du lịch, nâng
cao sức khỏe cộng đồng, tăng cường nhận thức cộng đồng, duy trì sản lượng sản
phẩm có được từ các vùng ngập mặn... Tất cả các điều này đòi hỏi các hành động

của cộng đồng phải được điều phối tốt. Đó chính là cái mà quản lý tổng hợp vùng
ven bờ cần làm. Các mục tiêu cụ thể đó là:
• Hướng dẫn mức độ sử dụng và can thiệp đối với nguồn tài nguyên ven biển
để chúng không bị sử dụng hoặc can thiệp quá sức mang cho phép bằng cách
phân định ra các nguồn tài nguyên nào có thể khai thác mà không gây ra suy
thoái hoặc cạn kiệt, hay nguồn tài nguyên nào cần phải cải tạo hoặc khôi
phục lại để cho những mục đích sử dụng truyền thống và các mục đích khác
sau này.
• Duy trì môi trường vùng bờ với chất lượng cao nhất, xác định và bảo vệ các
loài có giá trị, xác định và bảo tồn các sinh cảnh vùng bờ quan trọng.
• Giải quyết các mâu thuẩn giữa các hoạt động tác động đến tài nguyên vùng
đới bờ và việc sử dụng không gian.
• Tôn trọng các quy trình tự nhiên, khuyến khích các qui trình có lợi và ngăn
chặn những sự can thiệp có hại.
• Xác định và kiểm soát các hoạt động gây tác hại lên môi trường vùng đới bờ.
• Kiểm soát các ô nhiễm từ nguồn, từ dòng chảy tràn và từ việc tràn hóa chất
do sự cố.
• Phục hồi các hệ sinh thái bị phá hủy.
• Khuyến khích các hoạt động có tính kết hợp hơn là những hoạt động có tính
cạnh tranh.
• Đảm bảo rằng các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường đạt được với mức chi
phí có thể chấp nhận được với xã hội.
11


• Bảo đảm các quyền sử dụng truyền thống và các cách tiếp cận hợp lý đối với
tài nguyên.
• Nâng cao nhận thức, phát triển cộng đồng. Một điều quan trọng sống còn đối
với sự thành công của quy trình QLTHVĐB là việc bảo đảm sự tham gia và
cam kết đầy đủ của các cộng đồng địa phương từ những giai đoạn đầu tiên.

Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp nhiều hoặc toàn bộ vùng ven bờ
thuộc quyền quản lý của địa phương, bởi nhiều khi địa phương có sự chiếm hữu
truyền thống và có các quyền khai thác các nguồn TNTN.

9.1.3.3. Các nhân tố thiết yếu của việc quản lý tổng hợp vùng đới bờ
Nhân tố cơ bản của quá trình quản lý tổng hợp vùng ven bờ là sự thống nhất và
hợp tác. Bất kỳ một chính sách và hành động quản lý tổng hợp nào được thiết kế để
giải quyết các xung đột trong phát triển vùng bờ phải căn cứ vào những hiểu biết có
cơ sở của các quá trình tự nhiên và những cách thức mà các quá trình này có thể bị
nhiễu động. Đó là các hiểu biết về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội; các nhu cầu
hiện tại và tương lai; cũng như bao gồm chi phí xã hội.
Việc quản lý hệ thống tài nguyên ven bờ được liên kết bởi 3 mặt của một hình
khối hỗ trợ nhau. Đó là các tiến trình, các vấn đề và các hành động, mỗi một mặt
như thế là một trục của hình khối. Ba khía cạnh này quyện chặt vào nhau và việc chỉ
xem xét một trong 3 khía cạnh này có thể làm sụp đổ toàn bộ hệ thống quản lý.

9.1.3.4. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý tổng hợp vùng đới bờ
Quản lý tài nguyên vùng ven bờ đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cấp chính
quyền địa phương tham gia vì họ quyết định chỗ nào dự định phát triển, nơi nào tài
nguyên được tìm thấy và nơi nào cần khai thác lợi ích. Chính phủ cũng tham gia vì
một số trách nhiệm và quyền hạn khác đối với các lĩnh vực về biển ở đó (hàng hải,
an ninh quốc gia, cá di cư, quan hệ quốc tế...).
Cần thấy rõ rằng QLTHVB là một chương trình tổng thể, bao trùm, nó không
thay thế thể chế hiện tại, trong phần lớn trường hợp, mà cũng cố chúng.
Sự tổng hợp các lợi ích đa ngành vào trong một chương trình là rất khó khăn.
Việc có được một cơ chế điều phối các hoạt động đa ngành, hướng tới mục tiêu
của QLTHVB, chứ không phải một cơ quan đơn lẻ thực hiện, là một trong những
công việc tối cần thiết của chương trình QLTHVB.

9.2.

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÙNG
ĐỚI BỜ
Các tác động của con người đến môi trường vùng ven bờ có thể xếp vào 3 loại:
• Các tác động vào cấu trúc: bắt nguồn từ việc biến đổi và phá hủy nơi cư trú.
12


• Các tác động vào quá trình: là hậu quả của việc tác động có chủ đích và
không chủ đích vào các nhân tố vật lý hóa học và sinh học của môi trường.
• Các tác động tiện ích: sự thay đổi môi trường làm giảm cơ hội hiện tại và
tương lai đối với việc sử dụng một vùng thiên nhiên bao gồm cả việc sử dụng
mà hiện nay không biết trước.
Các hoạt động phát triển mang ý nghĩa phục vụ cho lợi ích của xã hội, gia tăng
tiện ích cho con người. Tuy nhiên, những hoạt động này cần phải sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau như đất, nước, nguyên nhiên vật liệu, v.v.
do vậy có nguy cơ gây hại đến môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên bằng nhiều
cách khác nhau. Bảng sau đây nêu ra một vài ví dụ cho thấy mối tương quan giữa
các hoạt động phát triển vùng ven biển và mối nguy cho môi trường.
Bảng 1. Hoạt động của con người gây hại đến môi trường.
Hoạt động
Khai hoang

Khai thác

Mục đích
người

của

con Khải năng tác động đến môi

trường

Hình thành trang trại, cảng
biển…,..,

Mất vùng cư trú, mất cân bằng
sinh thái

Cung cấp nguyên vật liệu và
thực phẩm

Cạn kiệt tài nguyên không tái tạo
và cũng có thể cả tài nguyên tái
tạo

Xây đập nước Cấp điện, chống lũ

Thay đổi dòng chảy, chặn đường
di lưu của sinh vật

Hình thành
KCN

Sản xuất hàng hóa, phục vụ
nhu cầu con người

Mất vùng cư trú, nguy cơ ô
nhiễm chất thải

Khu nghỉ mát


Phục vụ nhu cầu giải trí, thư
giãn

Mất vùng cư trú, xáo trộn cuộc
sống tự nhiên

Nói chung, các tác động phối hợp đối với vùng ven biển trong các đô thị cũng như
vùng ven biển nông thôn bao gồm:
• Phát triển xây dựng (như các bến du thuyền và các đê chắn sóng) có thể gây
nên sự phá hủy nơi cư trú và gây xáo trộn cuộc sống tự nhiên.
• Các loại hình công nghiệp khác nhau sẽ mang đến nguy cơ ô nhiễm cho môi
trường.
• Thay đổi việc sử dụng đất (ví dụ chuyển đổi nông thôn thành thành thị) gây
ra sự suy thoái vùng ven bờ, tăng khả năng tác động của thiên tai như lũ lụt.
13


• Cải tạo đất cho bến cảng, kho hàng và phát triển đô thị làm mất diện tích
vùng triều và tài nguyên nước.
• Hoạt động sản xuất nông nghiệp góp phần vào việc phát tán các chất hóa học
và chất dinh dưỡng theo dòng nước làm tăng sự lắng đọng trầm tích do đất bị
xói mòn.
• Du lịch và giải trí dẫn đến việc thay đổi môi trường ven bờ và sử dụng quá
mức tài nguyên.

9.2.1. Đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình mở rộng các điểm dân cư đô thị và phổ cập lối sống thành
thị trên lãnh thổ nhằm phát triển mạng lưới đô thị hoàn chỉnh phục vụ mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời mở ra những cơ hội đầu tư lớn mạnh về mọi

phương diện cho các thành phần kinh tế.
Các vùng ven biển là nơi sinh sống thuận lợi của con người từ thời tiền sử. Vùng
ven biển thuận lợi vì một loạt lý do, trong đó có sự điều hòa ảnh hưởng của đại
dương đến các điều kiện khí hậu khắc nghiệt; gần với vùng đất nông nghiệp màu
mỡ, dễ dàng tiếp cận với tài nguyên sinh vật biển và dễ dàng vận chuyển bằng
đường thủy. Kết quả là khoảng 70% các thành phố lớn trên thế giới có dân số trên
2.5 triệu dân nằm dọc theo bờ biển.
Mục đích của con người là khai thác các nguồn lợi từ biển: nguyên liệu, thực
phẩm, phục vụ nhu cầu giải trí, thư giãn.
Trong hầu hết các trường hợp, sự phát triển các khu đô thị mới đều gây nên
những sự chuyển đổi các nguồn tài nguyên từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ sự
chuyển đổi các vùng cây bụi còn sót lại thành các vùng ruộng đất. Trong một số
trường hợp, các mục tiêu bảo tồn cũng bị bỏ qua trong quá trình phát triển, tạo ra sự
mất nơi cư trú và chất lượng môi trường nói chung.
Phát triển các đô thị mới mà quá trình quản lý không hiệu quả cũng làm nới rộng
các tác động không mong muốn về các nguồn tài nguyên. Đất đai bị thu hẹp, hệ
thống giao thông thủy lợi, các hệ thống phục vụ sinh hoạt tăng lên gây ra những khó
khăn về môi trường sinh thái. Tốc độ đô thị hóa càng nhanh thì những vấn đề về đất
đai là rất cần thiết, là nguyên nhân gây nên các vấn đề môi trường ở vùng ven bờ
như là các bãi rác. Ngoài ra các bãi đất trống bị xâm chiếm một cách nghiêm trọng.
Khi tốc độ đô thị hóa tăng thì dân số tập trung cao và để phục vụ nhu cầu của con
người, công nghiệp phát triển để đáp ứng việc làm và các nhu cầu khác.
Với sự đô thị hóa này nó gây ra áp lực trong quản lý, từ đó nảy sinh những vấn
đề ảnh hưởng đến môi trường như sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với số
lượng nhỏ nên không có các biện pháp xử lý nước thải, chất thải rắn,... Hệ sinh thải
thủy vực bị ô nhiễm mạnh, ô nhiễm đại dương, bờ biển và sông hiện nay là mối
quan tâm của con người.
14



Quá trình đô thị hóa dẫn đến nhu cầu mở rộng đất ở vùng triều và vùng ven bờ
tăng nhanh, chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp, thủy sản và dùng cho xây dựng nhà
ở, xí nghiệp, mở rộng mạng lưới giao thông, bền cảng,... Nguồn nước thải sinh hoạt
được thải trực tiếp từ các khu dân cư ven biển. Chất lượng nước thải chủ yếu là giàu
chất hữu cơ, phân rác, cùng với chất thải từ các nền công nghiệp ven biển. Lượng
chất thải này được thải trực tiếp vào biển không qua xử lý hoặc thải vào sông rồi
qua biển gây ô nhiễm hữu cơ, làm giảm lượng oxy trong nước, mất nơi cư trú của
các loài sinh vật biển. Thêm vào đó sự ô nhiễm biển còn do chế phẩm phục vụ nuôi
tôm, dư lượng các loại thuốc kích thích, trừ sâu, bảo vệ thực vật,... góp phần làm gia
tăng tần suất xuất hiện ‘thủy triều đỏ’ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nền kinh tế
biển, mất cân bằng sinh thái biển.
Xây dựng các cơ sở hạ tầng ở đô thị tiềm ẩn các nguy cơ ô nhiễm môi trường do
nước thải, khí thải, chất thải rắn. Các công viên cây xanh, các khu vui chơi giải trí bị
thu hẹp lấn chiếm, ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư vùng ven bờ. Do dân
cư tập trung đông đúc ở các đô thị ven bờ nên nhu cầu về nước ngọt sử dụng cho
công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt tăng lên, dẫn đến việc khai thác nước ngầm
ven biển quá mức gây ô nhiễm nước ngầm, gia tăng lún sụt ở vùng ven bờ.
Quá trình đô thị hóa làm nhiều ao hồ bị san lấp, nhiều sông mương bị thu hẹp,
đây là nguyên nhân làm giảm khả năng chứa, giảm dòng chảy từ sông đổ ra biển
làm mất cân bằng hệ sinh thái sông và cửa sông. Quá trình xây dựng nhà ở, công
trình ven bờ đã gây ra lắng đọng trầm tích, bùn cát làm kìm hãm sự phát triển của
san hô, cỏ biển. Do tăng nhanh dân số, cùng với sự phát triển của các khu công
nghiệp, đô thị,... đòi hỏi phải gia tăng nhu cầu lương thực, thực phẩm, chất đốt,
nguyên vật liệu xây dựng, nơi ở,... vì vậy nhiều nơi đã phá hủy rừng ngập mặn để
lấy đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xây dựng thành phố mới, bến
cảng,...
Hậu quả là thu hẹp diện tích rừng ngập mặn nhanh chóng, tài nguyên lâm, thủy
sản cạn kiệt dần, nạn xói lở bờ sông, bờ biển tăng làm cho môi trường ngày càng
xấu đi. Một tác động kết hợp phát sinh khi việc sử dụng đất ở các vùng kế cận xảy
ra để mở rộng diện tích đô thị. Các dạng sử dụng đất cho các vùng "gọi là đô thị"

này có thể tạo ra những áp lực cho việc cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Mật
độ thấp có nghĩa là giá trên mỗi đơn vị cao đối với việc cung cấp và duy trì các dịch
vụ và cơ sở hạ tầng như đường sá, cấp nước và giáo dục. Ngoài ra, cư dân ở các
vùng này thường trông đợi cao hơn về các dịch vụ sẽ được cung cấp. Sự trông đợi
như vậy thường biến thành các yêu cầu đối với chính quyền địa phương và các
người cung cấp các dịch vụ khác đáp ứng tăng thêm các điều kiện vật chất.

9.2.2. Nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
Cũng như các nơi khác, hoạt động nông nghiệp ở vùng ven bờ
cũng chiếm dụng một diện tích đất lớn và gây ảnh hưởng đến chất
lượng môi trường vùng ven biển. Vùng ven bờ có các điều kiện khí
15


hậu và đất đai thuận lợi cho nông nghiệp. Ngoài chức năng hết sức
rõ ràng là cung cấp lương thực cho cộng đồng ven bờ, nông nghiệp
cũng tạo ra nguyên vật liệu cho công nghiệp ở các thành phố
cảng. Sản phẩm nông nghiệp có thể tìm thấy trong các thị trường
du lịch, mặc dù các sản phẩm này không phải luôn luôn chiếm vị
trí ưu thế. Nông nghiệp cũng tạo ra kế sinh nhai cho cộng đồng địa
phương và bao gồm cả cư dân ở các thành phố ven bờ.
Vùng ven bờ cũng là nơi thích hợp cho việc nuôi trồng các loài thủy sản biển
cũng như các loài nước ngọt. Nuôi trồng thủy sản góp phần hạn chế đánh bắt nguồn
hải sản trong tự nhiên, giảm nguy cơ tuyệt chủng của một sống loài. Việc nuôi trồng
thủy sản còn có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp protein, tạo việc làm và giảm thiểu
đói nghèo cho người dân sống vùng ven bờ. Ngành còn góp phần tăng tổng doanh
thu của nước ta hằng năm thông qua xuất khẩu thủy sản. Một số lợi ích cụ thể mà
ngành mang lại:
Vĩnh Phúc được biết đến là địa phương có tiềm năng phát triển thủy sản có diện
tích nuôi trồng trên 7.000 ha, với sản lượng thủy sản đến năm 2016 đạt trên 18

nghìn tấn, tăng 6,7 lần so với năm 1997. Giá trị sản xuất ngành nuôi trồng thủy sản
năm 2016 ước đạt 660 tỷ đồng, tăng 6 lần so với khi mới tái lập tỉnh và giá trị ước
đạt 7,6% trong giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp.

Hình 9.8. Nuôi tôm ở Vĩnh Phúc
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm 2014, các tỉnh ĐBSCL sẽ nâng diện tích
nuôi trồng thủy sản lên 800.000ha mặt nước, tăng 5.000ha so với năm 2013. Đối với
cá tra, các tỉnh đưa vào nuôi từ 5.500-6.000ha, chủ yếu ven sông Tiền, sông Hậu,
phấn đấu đạt sản lượng 1,2 triệu tấn. Năm 2013, ĐBSCL đã đạt sản lượng 2.2 triệu
tấn thủy sản trên diện tích nuôi đạt 795.000ha.
Nhìn chung hầu hết các khu vực trên toàn quốc đang mở rộng diện tích nuôi
trồng thủy sản. Bên cạnh đó kết hợp với việc ra khơi đánh bắt của ngư dân.
16


Hình 9.9. Ngư dân đánh cá trên biển đông

Hình 9.10. Nuôi trồng thủy sản ở Cam Ranh – Nha trang
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng đem lại
nhiều tác hại về mặt môi trường ở đây.
Tác động rõ ràng nhất và được quan tâm nhiều nhất là hệ sinh thái đất ngập mặn
vùng biển, đảo đã bị biến đổi thành các ao nuôi do phát triển kinh tế. Sự suy thoái
rừng ngập mặn cùng với sự phát triển của nuôi tôm xảy ra ở Châu Á, Trung Mỹ. Có
khoảng 1-1.5 triệu ha rừng ngập mặn đã bị chuyển đổi thành ao nuôi tôm trên phạm
vi toàn thế giới, trong đó, riêng ở Châu Á, đã có hơn 500.000 ha rừng ngập mặn đã
bị chuyển đổi thành ao nuôi tôm nước lợ.
Trên phạm vi cả nước, diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản ven biển
khoảng trên 400.000 ha ở các vịnh và đầm phá. Ở Quảng Ninh - Hải Phòng là hơn
200.000 ha; Thừa Thiên - Huế đến Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 41.000 ha; Ðông và Tây
Nam Bộ có hơn 62.000 ha. Riêng vịnh Văn Phong tỉnh Khánh Hòa có hơn 20.000

ha có thể phát triển nuôi trồng thủy sản biển với giống loài phong phú, nhưng tập
trung chủ yếu vào các loại tôm hùm, cá song, cá giò, cá cam, cá hồng, cua, ghẹ, hải
sâm, bào ngư, trai lấy ngọc, ngao, nghêu, hàu, trồng rong sụn, nuôi sứa đỏ và san
hô...
17


Trong quá trình hoạt động, nuôi trồng thủy sản tạo ra các tác động tiêu cực đối
với môi trường như việc dư thừa thức ăn nhân tạo trong quá trình nuôi, làm thay đổi
cấu trúc chuỗi thức ăn tự nhiên của môi trường; làm thay đổi cấu trúc quần xã động
vật đáy do một số nhóm ưa các thức ăn dư thừa này hơn một số nhóm khác; thêm
vào đấy, một số nhóm sinh vật đáy sống cố định có thể bị chết do hàm lượng
oxygen trong tầng đáy bị suy giảm do quá trình phân hủy của vi sinh vật. Một số
kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp
cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường
dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao
nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22%
là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa Nitơ và Phốtpho ở hàm lượng
cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi
trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh
đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong các đầm trũng ngập nước...
cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh
thủy sản phát sinh trong môi trường nước.
Nuôi trồng thủy sản vùng ven biển đòi hỏi một lượng lớn nước ngọt cần thiết
cho các hoạt động sinh hoạt và vận hành nuôi. Thêm vào đó, ở vùng ven biển miền
Trung, nơi có đất cát và nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi bề mặt và thẩm thấu qua
đất có thể lên tới 1-3% thể tích ao nuôi. Phần lớn các ao nuôi cao ở vùng ven biển
cần phải bổ sung một lượng lớn nước ngọt để điều hòa độ muối thích hợp cho vật
nuôi trong khoảng 15 ‰. Theo tính toán của các chuyên gia, cứ 1 ha nuôi tôm trên
cát cần từ 16.000 - 27.000 m3 nuôi 2 vụ, thì lượng nước ngọt phải sử dụng cho cả

hàng ngàn ha nuôi tôm trên cát ở khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung đã
lên tới hàng tỷ m3. Vì vậy, một lượng lớn thể tích nước ngầm cần phải được bơm lên
để có được môi trường nuôi thích hợp.
Điều đó đã làm cho mức nước ngầm bị hạ thấp dẫn đến việc nhiễm mặn các
vùng đất và các dòng nước kế cận. Ngay cả khi không bơm nước ngọt lên thì việc
thải nước thải có nồng độ muối cao có thể làm nhiễm mặn đất nông nghiệp. Việc
thiếu nước ngọt, nhiễm mặn không chỉ làm giảm nước cung cấp cho nông nghiệp
mà còn ảnh hưởng đến nước uống và các nhu cầu khác của người dân và của các hệ
sinh thái ven bờ.
Tại Ninh Thuận, các nhà khoa học đã ghi nhận được hiện tượng rừng cây phi lao
ven biển chết do thiếu nước ngọt. Có nơi rừng phòng hộ bị suy kiệt, gió cát vùi lấp
cả ao nuôi tôm.
Cũng như các nơi khác, tác động tiêu cực của nông nghiệp đối với các lĩnh vực
khác bao gồm: việc làm ô nhiễm nghề cá thông qua các hóa chất dùng trong nông
nghiệp và làm nghẽn bùn đối với các rạn san hô và các cảng do việc xói mòn đất.
Mất nơi ở và suy giảm ĐDSH vùng ven bờ cũng có thể xảy ra. Ngược lại, nông
nghiệp ven bờ cũng có thể bị ảnh hưởng từ các ô nhiễm xuất phát từ các hoạt động
18


ở vùng ven bờ hay thậm chí có thể gây ra các tác động tiêu cực do chính các hoạt
động của nó, ví dụ như hoạt động tưới tiêu không thích hợp có thể dẫn đến việc
nhiễm mặn nước biển.

9.2.3. Nghề làm muối
Việc sản xuất và sự dụng muối là công việc đã có từ lâu đời và dần hình thành
nghề nghiệp tạo công ăn việc làm cho người dân ven biển. Muối mang lại nhiều lợi
ích cho con người từ việc làm gia vị nấu ăn hằng ngày, ướp để bảo quản thực
phẩm,.., đến việc làm nguyên liệu cho các ngành khoa học hóa học, sinh học,.,
Hiện nay, ngành muối Việt Nam đang triển khai các dự án xây dựng các cánh

đồng muối công nghiệp, đổi mới công nghệ sản xuất muối, nhất là công nghệ sản
xuất muối sạch. Sản lượng muối năm 2010 đạt khoảng 1,5 triệu tấn và đến năm
2020 đạt 2 triệu tấn, trong đó các đồng muối công nghiệp đảm bảo từ 53% đến 67%
tổng sản lượng muối sản xuất ra.
Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối, diện tích sản xuất muối cả
nước năm 2015 ước đạt 15.172 ha, tăng 2.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó,
diện tích muối thủ công đạt 11.260 ha, tăng 85 ha; Diện tích muối công nghiệp đạt
3.912 ha, tăng 273 ha. Đáng chú ý, Ninh Thuận là tỉnh sản xuất muối lớn nhất trên
cả nước, với diện tích 3.028 ha (muối công nghiệp 2.492 ha, muối diêm dân 536
ha), tăng 355 ha so với năm 2014, toàn bộ diện tích tăng là do diện tích muối công
nghiệp tăng. Ước đến 31/12/2015, sản lượng muối thu hoạch tại Ninh Thuận đạt
509.092 tấn, vượt hơn gấp đôi kế hoạch, tăng 36.5% so với năm 2014 (muối công
nghiệp 311.199 tấn, muối diêm dân 197.893 tấn).

Hình 9.11. Muối Sa Huỳnh
Tuy nhiên bên cạnh lợi ích thì diêm nghiệp cũng mang lại một số tác hại đến môi
trường biển như làm ảnh hưởng đến nồng độ của nước biển trong khu vực khai thác
muối, gây mất cân bằng HST biển tự nhiên trong khu vực, nhiều loài sinh vật biển
không thích nghi kịp thời sẽ chết hoặc mất nơi cư trú phải di cư đi nơi khác.

19


9.2.4. Du lịch và giải trí
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp không những chứa đựng trong đó
những giá trị kinh tế đơn thuần mà cả những giá trị về lịch sử, văn hóa của một
vùng miền. Du lịch ở những vùng ven bờ đang là nguồn thu nhập cao cho các nước
có vùng biển ven bờ. Tại đây, người ta sẽ được thưởng thức những phong cảnh đẹp
ở những vùng cửa sông ven biển, những bãi biển tuyệt vời, các đảo đá với đầy hang
động, bờ cát mịn, vùng đầm phá, rừng ngập mặn, các rạn san hô,... Vùng ven bờ là

điều kiện lý tưởng để phát triển tiềm năng du lịch, nghỉ mát và điều dưỡng. Đi cùng
theo các hoạt động dịch vụ phục vụ cho du lịch giải trí như là bơi thuyền thưởng
ngoạn, lặn, lướt sóng, câu cá tắm biển, ngắm san hô.

Hình 9.12. Một góc biển Nha Trang

Hình 9.13. Một số trò chơi trên biển.
Thực trạng phát triển du lịch biển trong những năm gần đây cho thấy, vùng biển
hàng năm thu hút khoảng 70% số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trên
50% số lượt khách du lịch nội địa, khoảng 70% tổng thu nhập từ du lịch của cả
nước. Dọc ven biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát
triển du lịch, trên 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Hệ thống cơ sở lưu trú
20


vùng ven biển không ngừng tăng lên, đặc biệt số lượng những cơ sở lưu trú từ 3 sao
trở lên phần lớn tập trung ở các địa phương ven biển. Tính đến nay, vùng ven biển
có hơn 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000 buồng. Năm 2013, tổng số khách tàu
biển đến Việt Nam đạt hơn 190.000 lượt, chiếm hơn 2% lượng khách đến Việt Nam.
Theo thống kê đội ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65%
tổng số lao động trực tiếp của ngành du lịch cả nước, tập trung nhiều nhất ở TP. Hồ
Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu (trên 60%); Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng (8,5%); Hải
Phòng, Quảng Ninh (8,1%); trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo nghiệp vụ ở các
trường du lịch hay các khóa đào tạo tại chỗ đạt 75%, tỷ lệ đạt trình độ đại học và
trên đại học chiếm khoảng 7,5%. Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch biển còn tạo
việc làm gián tiếp cho 60 vạn lao động là các dân cư ven biển.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại, thì du lịch giải trí đang gây ra những
tác động ảnh hưởng đến môi trường ven bờ. Các hoạt động của con người trong lĩnh
vực này đã góp phần làm cho môi trường ven bờ bị suy thoái. Các tác động tiêu cực
của du lịch đến môi trường vùng ven bờ có thể kể là:

• Khai thác quá mức và không hợp lý hải sản phục vụ nhu cầu thưởng thức đặc
sản biển cho du khách.
• Buôn bán các hàng mỹ nghệ từ hải sản phục vụ khách du lịch: đây là nguyên
nhân dẫn đến cạn kiệt một số loài san hô, trai ốc, tôm hùm và đồi mồi.
• Xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động du lịch giải trí: lợi thế
kinh tế trực tiếp cũng được tạo ra bởi các hoạt động du lịch và theo đó đã có
sự bùng nổ về du lịch với việc xây dựng hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ, cửa
hàng ăn uống và các bãi biển nhân tạo dọc bờ biển đã được cảnh báo là mối
đe dọa lớn nhất đối với môi trường ven biển thế giới.
• Hoạt động tham quan, du lịch cũng làm ảnh hưởng đến số lượng, nơi cư trú
và sinh sản của một số loài chim sinh sống ở các khu rừng ngập mặn, vùng
đất ngập nước ven bờ: các hoạt động du lịch ở rừng ngập mặn như tham quan
đi bộ trong rừng, ngắm cảnh, chụp ảnh, săn bắn, khám phá.

9.2.5. Khai thác khoáng sản và dầu mỏ
Khoáng sản là vật liệu của vỏ trái đất, được hình thành từ quá trình tự nhiên mà
con người có thể khai thác, sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp cho các nhu
cầu của cuộc sống.
Quá trình phát triển văn minh của nhân loại gắn liền với quá trình phát triển khả
năng sử dụng nguyên liệu khoáng. Sự phân chia các thời đại văn minh đã thể hiện
rất rõ vấn đề này ở các thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá mới, đồ đồng, đồ sắt,... và đặc biệt
trong điều kiện phát triển cao độ của khoa học kỹ thuật trong thời đại ngày nay thì
khả năng khai thác khoáng sản ngày một nâng cao.
21


Việc khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản đã thúc đẩy sự phát triển của các
nền văn minh nhân loại, đem lại sự thịnh vượng cho nhiều lãnh thổ.Tuy nhiên, việc
khai thác tài nguyên cũng gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng
đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Môi trường vùng ven bờ là thành phần chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nhất
của việc khai thác khoáng sản đặc biệt là các sự cố do khai thác dầu đem lại.
Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ (NRC) đưa ra con số ước đoán, hàng năm
có khoảng 3.2 triệu tấn dầu làm ô nhiễm biển từ các nguồn khác nhau. Nguồn ô
nhiễm lớn nhất xuất phát từ các cơ sở công nghiệp và dân cư đô thị.
Theo NRC, có khoảng 960.000 tấn dầu ô nhiễm từ nguồn này chiếm 30%.
Đứng hàng thứ hai phải kể đến ô nhiễm do hoạt động của các tàu chở dầu với
mức đóng góp 22%, sau đó là các vụ tai nạn tàu chở dầu 13%.Trong khi đó các hoạt
động khai thác dầu khí trên biển chỉ đóng góp vào ô nhiễm với một tỷ lệ khiêm tốn
khoảng 2%. Ngạc nhiên hơn cả là ô nhiễm dầu tự nhiên từ các đứt gãy của vỏ trái
đất chiếm tới 8% gấp bốn lần ô nhiễm từ các hoạt động khai thác dầu khí trên biển.
Theo số liệu thống kê của BP, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 28 trên tổng số 52
nước trên thế giới có tài nguyên dầu khí. Tính đến hết năm 2013, trữ lượng dầu thô
xác minh của Việt Nam vào khoảng 4,4 tỷ thùng đứng thứ nhất trong khu vực Đông
Nam Á, còn lượng khí xác minh của Việt Nam vào khoảng 0,6 nghìn tỷ m3, đứng
thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Malaysia)
Các nguồn ô nhiễm chính được ghi nhận là từ dầu, phụ gia và sự cố tràn dầu.
Quan trắc chất lượng nước ở các KCN dầu khí miền Nam Việt Nam được thực
hiện tại sáu trạm chính. Người ta đánh giá rằng lượng dầu thất thoát từ các giàn
khoan vào biển là 270 tấn năm 1995 và 550 tấn năm 2000. Từ tháng 2/2006 đến
cuối tháng 4/2007 vùng BiểnĐông nước ta đã hứng chiụ từ 21.620 đến 51.500 tấn
dầu trôi nổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường biển và vùng duyên hải từ
Bắc vào Nam. Không những thế, sự cố tràn dầu trên thế giới cũng đang là một mối
đe dọa lớn cho Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường tính đến năm 2013, Việt Nam
đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển ven bờ gây thiệt hại lớn về
kinh tế cũng như ô nhiễm nghiêm trọng và lâu dài trong môi trường. “Điển hình là
các sự cố tàu Formosa one Liberia đâm vào tàu Petrolimex 01 của Việt Nam tại vịnh
Giành Rỏi – Vũng Tàu (tháng 9-2001) làm tràn ra môi trường biển ven bờ 1000 m3
dầu diezel, gây ô nhiễm nghiêm trọng một vùng lớn biển Vũng Tàu”.

Hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo như dầu khí và các loại
khoáng sản khác ở vùng biển thường tạo ra những thay đổi về đặc tính trầm tích,
phá hủy các quần xã sinh vật đáy; việc xây dựng các giàn khoan ngoài khơi thường
xung đột với các mục đích khác trong khu vực đặc biệt là đánh cá và hàng hải. Tác
22


động tiêu cực của việc khai thác dầu mỏ và khí đốt đã được minh chứng ở các vùng
nước nội địa và ven bờ. Các tác động này có thể là những thảm họa từ việc tràn dầu,
việc thải các chất dầu mỏ từ việc sản xuất và các hoạt động vận chuyển.

9.2.5.1. Các tác động trực tiếp
Khi nước bị nhiễm bẩn bởi dầu, giữa mặt thoáng của nước và không khí hình
thành một lớp dầu làm thay đổi quá trình trao đổi khí của nước, thay đổi sức căng
bề mặt, pH, nhiệt độ...
Đối với các loài chim biển, mặc dù lông của chúng chống được sự thấm nước
nhưng không chống được sự thấm dầu làm cho trọng lượng cơ thể của chim tăng
lên, làm cho chúng không thể bay lên được nữa để đến nơi khác kiếm ăn.
Dầu có thể giết chết các rạn san hô ở độ sâu 6 m. Ở những vùng bị ô nhiễm dầu,
người ta thấy đến 76% san hô bị hủy diệt.
Dầu bám vào các loài thực vật của rừng ngập mặn cây ngạt thở và chết thành
từng đám làm mất môi trường sống của các loài tảo, hàu, vẹm và các động vật
không có xương sống khác sống tập trung ở vùng rễ của sú, vẹt,... cuối cùng hủy
diệt cả HST rừng ngập mặn.
Dầu ngoài việc làm chết nhiều loài hải sản, nó còn làm mất môi trường sống và
xua đuổi các loài hải sản di cư đến những vùng khác, sẽ ảnh hưởng đến nghề cá.
Dầu và các sản phẩm của chúng thải ra trong quá trình khai thác dầu mỏ sẽ tích
tụ lại trong cơ thể sinh vật biển, làm cho thịt của chúng có mùi dầu. Khi con người
ăn phải các loài hải sản này có thể bị ngộ độc hay bị ung thư do rối loạn các thông
tin di truyền.

Ngoài các tác động kể trên, việc ô nhiễm do dầu có thể ảnh hưởng tới khí hậu
khu vực do giảm sự bốc hơi nước của đại dương dẫn đến giảm lượng mưa; thu hẹp
khả năng dịch vụ trong lĩnh vực du lịch giải trí ven biển; việc đánh đắm các giàn
khoan quá hạn, sẽ hủy hoại HST đáy ở khu vực đó và làm thay đổi cấu trúc nền đáy.

9.2.5.2. Tác động gián tiếp:
Từ các tác động trực tiếp như đã nêu ở trên sẽ dẫn đến hàng loạt các tác động gián
tiếp như:
• Gây xói mòn do giảm diện tích rừng ngập mặn, rạn san hô.
• Làm mất nơi cư trú của sinh vật biển.
• Giảm khả năng bồi tụ bờ biển, các chất dinh dưỡng trong đất.

9.2.6. Vận tải biển
Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ
thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao
thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến
23


nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ
thống vận tải quốc tế.
Cùng với sự phát triển của xã hội, giao thông đường thủy không còn bó hẹp
trong phạm vi một vùng mà đã phát triển thành hệ thống vận tải biển rộng lớn trên
toàn thế giới, đem lại sự thịnh vượng cho mọi vùng đất.
Trên thế giới, các cường quốc lớn hay các quốc gia đang phát triển đều đang mở
rộng và phát triển loại hình dịch vụ này. Nhiều cảng biển dần được xây dựng trên
toàn thế giới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, xuất nhập
khẩu.
Ở nước ta vận tải biển là bộ phận rất quan trọng trong kinh tế hàng hải nói riêng
và kinh tế biển nói chung. Trong 3 năm qua, vận tải biển nước ta có bước phát triển

nhanh trong việc xây dựng phát triển đội tàu biển và phát triển hệ thống dịch vụ
cảng biển góp phần nâng thị phần vận tải của ngành. Đã có những nỗ lực đáng kể
phát triển đội tàu biển.
Tháng 6/2013 Đội tàu biển Việt Nam có 1.788 tàu với tổng trọng tải 6,899 triệu
DWT, trong đó có 137 tàu dầu với tổng trọng tải 1.762.254 DWT. Chủ sở hữu: 577
chủ tàu trong đó 33 chủ tàu lớn thuộc DNNN, hơn 500 chủ tàu là DN tư nhân. Trên
80 tàu sở hữu Việt Nam, mang cờ quốc tịch nước ngoài, tổng trọng tải hơn 1,085
triệu DWT chiếm khoảng 15% tổng trọng tải đội tàu biển Việt Nam. Đội tàu Việt
Nam phát triển nóng, tăng trưởng bình quân 35.78%/ năm về trọng tải. Cơ cấu
chủng loại có cải thiện đáng kể, trọng tải bình quân tăng gần 51% so với 5 năm
trước. Về lao động trong ngành tính đến 12/2012: đội ngũ thuyền viên được cấp
chứng chỉ hành nghề trên biển là 31.617 người toàn ngành có khoảng gần 100.000
lao động.
Năm 2011, đội tàu biển Việt Nam tiếp tục được bổ sung thêm cả về số lượng.
Sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt trên 96 triệu tấn - tăng trên 8% và trên 183 tỷ
Tkm hàng hoá luân chuyển - tăng trên 13,0%; trong đó vận tải quốc tế đạt trên 66.3
triệu tấn - tăng trên 6%, với 162,2 tỷ Tkm và vận tải trong nước đạt 30 triệu tấn tăng 24.9%, với gần 21.7 tỷ Tkm.
Theo Bộ Giao thông Vận tải tính đến 4/2014 Việt Nam có 228 bến cảng thuộc 29
cảng biển với trên 24.000 m cầu, bến và 10 khu chuyển tải để tăng cường khả năng
thông qua của hàng hóa và tạo điều kiện cho những xe có trọng tải lớn ra vào cảng
dễ dàng và an toàn. Hệ thống cảng biển phân bố dọc theo chiều dài của đất nước,
tập trung ở 3 khu vực kinh tế trọng điểm. Ở miền Bắc có cảng biển chính là: cảng
Hải Phòng, cảng Cái Lân, cảng Quảng Ninh. Miền trung có cảng Nha Trang, cảng
Quy Nhơn. Miền Nam có các cảng ở TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
như cảng Sài Gòn, cảng Congtainer quốc tế Việt Nam (VIC), cảng Tân Thuận.
Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động khác, vận tải biển cũng có mặt trái của nó,
ảnh hưởng trực tiếp lên các HST vùng ven bờ, HST biển và đại dương.
24



Ngày nay vận tải biển được sử dụng nhiều nhất là ở các ngành thương mại, quân
sự, du lịch với chức năng chuyên chở hàng hóa và người từ nơi này sang nơi
khác.Để phục vụ cho các chức năng trên, ngành vận tải biển đòi hỏi phải có các cơ
sở hạ tầng như các bến cảng, vũng vịnh kín, các xí nghiệp đóng tàu, sửa tàu và các
vùng biển. Các tác động của vận tải biển đến môi trường vùng ven bờ có thể kể như
sau:
Xây dựng các công trình phục vụ vận tải biển
• Mất các HST vùng bờ, dẫn đến mất đất, mất ĐDSH và mất các nguồn lợi do
các HST này đem lại, làm thay đổi chế độ phù sa.
• Việc nạo vét và uốn nắn dòng sông để phục vụ giao thông đã làm phá vỡ
dòng chảy, giảm chiều dài sông, tăng tốc độ dòng chảy và hạ thấp mức nước
ngầm.
• Việc mở rộng mạng lưới kênh rạch dẫn đến sự xâm nhập của nước biển vào
sâu trong đất liền gây mặn hóa, kết quả là làm suy thoái hệ thực vật thủy sinh
nước ngọt.
• Những tác động do vận tải biển gây ra
• Ô nhiễm nhiệt: do việc dùng nước biển để làm mát các thiết bị máy móc.
• Tác hại của ô nhiễm nhiệt có thể ảnh hưởng đến các loại trứng và ấu trùng
của các sinh vật biển; sự tăng cao của nhiệt độ nước biển có thể làm thay đổi
sự di cư của các loài động vật biển nhạy cảm với yếu tố nhiệt, làm giảm sản
lượng hải sản đánh bắt hay nuôi trồng trong khu vực bị ảnh hưởng.
• Ô nhiễm hóa học: xảy ra do các hoạt động lau rửa tàu thuyền sẽ thải ra rác
rưởi, dầu mở và nước thải; quá trình bốc dở hàng hóa và tiếp nhiên liệu cũng
gây rơi vãi và thất thoát ra môi trường.
• Ô nhiễm sinh học: bao gồm hai dạng là sự phú dưỡng và sự du nhập các sinh
vật ngoại lai.
• Ô nhiễm dầu: hàng năm có khoảng 1.12 triệu tấn dầu bị rò rỉ ra biển do các
hoạt động vận tải biển gây nên.

9.3.


QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỚI BỜ:

9.3.1. Nhu cầu quản lý tổng hợp vùng đới bờ
Vùng đới bờ rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội vì những tài
nguyên hiếm có của nó. Vùng đới bờ thực chất là một hệ thống gồm nhiều tài
nguyên. Nó cho không gian, cung cấp các tài nguyên sinh học và phi sinh học, cho
hoạt động của con người và chức năng điều hòa môi trường tự nhiên cũng như nhân
tạo. Đồng thời vùng đới bờ cũng là hệ thống được nhiều người sử dụng. Con người
sử dụng các nguồn tài nguyên cho sự sống (như nước và thức ăn), cho các hoạt

25


×