Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Chính sách khuyến khích hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang châu Phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.16 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
(BẢN THẢO)

ĐỀ TÀI : Chính sách khuyến khích hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam sang châu Phi.

Giảng viên hướng dẫn: TS.ĐÀM QUANG VINH.
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN HUY THÀNH.

Lớp

: QTKD Quốc Tế 47B

Nhóm 7.


LỜI MỞ ĐẦU


PHỤ LỤC


I.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI VÀ TÌNH
TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HĨA GIỮA VIỆT NAM VỚI CHÂU PHI.
1.Một số đặc điểm kinh tế văn hóa , xã hội của thị trường châu Phi.
1.1.Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên xã hội.


1.1.1.Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên.
Trên bản đồ thế giới châu Phi nằm ở phía Tây Nam đâị lục Á –Âu. Ở phía bắc
giáp với Địa Trung Hải .Ở phía Đơng Bắc châu Phi giáp với khu vực Trung
Đôngvà tách với bán đảo A-Rập bởi Hồng Hải.Phía Đơng và phía Tây của châu
Phi giáp với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương .Châu Phi nằm trên tuyến đường
giao thông quốc tế từ Đông sang Tây, nối Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương, nối
châu Á với châu Âu và châu Mỹ, có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế và quân sự.
Châu Phi là lục địa lớn thứ 3 trên thế giới (sau châu Á và châu Mỹ), với diện
tích rộng gần 30 triệu km2.Dân số châu Phi là khoảng 850 triệu người (2005),
chiếm trên 13% dân số thế giới, đứng thứ 2 sau châu Á.Hiện nay châu Phi có 54
quốc gia, tất cả đều là các quốc gia độc lập.
Hệ thống sông hồ châu Phi khá phong phú.Các con sơng có độ dài và lưu lượng
nước lớn nhất thế giới đều bắt nguồn từ giữa lòng các cao nguyên nằm ở miền
Nam châu Phi như sông Nile, Niger, Conggo, Zambezi…Các hồ lớn nhất là hồ
Victoria, Tangangika, Albert, Turkana…tất cả đều nằm ở khu vực Đông Phi.
Châu Phi nổi tiếng với các nguồn tài nguyên phong phú , trữ lượng lớn.Trong
50 loại khống sản chủ yếu thì châu Phi đứng đầu thế giới tới 17 loại : Kim cương
chiếm 90% của thế giới , coban – 87%, vàng – 67%, photphat – 70%, crom – 54%,
mangan – 70%, uranium – 37%, đồng và boxit - 21%...Châu Phi còn trữ lượng lớn
về dầu mỏ và khí đốt ở Angieri, Nigeria, Anggola, Lybi…Tiềm năng về thủy điện
của châu Phi chiếm 35,4% tiềm năng chung của toàn thế giới.

1.1.2.Điều kiện xã hội.


Dân cư châu Phi rất đa dạng về sắc tộc , có thể chia thành hơn 1000 nhón nhỏ
theo những đặc điểm ngơn ngữ và văn hóa khác nhau. Với sự đa dạng về các tộc
người , châu Phi có một nền văn hóa phong phú đa dạng , nhiều bản sắc. Các tôn
giáo đã xuất hiện lâu đời trong các dân tộc châu Phi và ảnh hưởng sâu rộng đến
ngày nay.Những tơn giáo chính của châu Phi là đạo Hồi, đạo Thiên chùa, Bái vật

giáo, đạo Tin lành, đạo hindu.Ảnh hưởng của các tôn giáo này thay đổi tùy từng
khu vực và quốc gia.
Châu Phi là châu lục có tỷ lệ tăng dân số cao, mặc dù tỷ lệ tử vong, đặc biệt là
trẻ em được xếp vào hang đầu thế giới.Trog khoảng từ năm 1980 đến 2000 tỷ lệ
tăng dân số hàng năm của châu Phi là 2,6% trong khi của thế giới là 1,6%.từ năm
2000 đến năm 2005 tình hình đó được cải thiện nhưng khơng đáng kể vẫn ở mức
2,2% so với 1,2% của thế giới.
Sự phân bố dân cư ở châu Phi khơng đều. Có mật độ dân số lớn nhất là ở
Nigeria, Ethiopia, thung lũng sông Nile và quanh những vùng hồ lớn như Victoria,
Tangania.Những thủ đô và các hải cảng lớn là nơi tập trung một khối lượng đáng
kể dân cư.
Chất lượng dân số thấp dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa số lượng và chất lượng
của nguồn nhân lực châu Phi.Năng suất lao động bình quân của châu Phi thấp vào
loại nhất thế giới.Cùng với năng suất thấp thu nhập thực tế của người lao động
cũng rất kém cỏi.Điều này đòi hỏi một quá trình đào tạo lâu dài cấp bách với sự
đầu tư để cải thiện chất lượng của lực lượng lao động.
1.2.Quá trình phát triển kinh tế.
Hiện nay, châu Phi vẫn là một lục địa nghèo nhất thế giới.trong 48 quốc gia
nghèo nhất mà Liên Hợp Quốc công bố (năm 2000) châu Phi chiếm tới 33 quốc
gia.GDP của châu Phi chiếm 2% GDP thế giới (còn dân số chiếm 13%).Hầu hết
các quốc gia trừ khu vực Bắc Phi và Cộng hóa Nam Phi dều có cơ sở hạ tầng yếu
kém nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác khống sản. Năm 2001,
cơng nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng bình qn 25,4%GDP.Việc xuất khẩu khống sản
và nơng sản của châu Phi với giá thấp, sức cạnh tranh kém trong khi nhập khẩu sản
phẩm công nghiệp hàng tiêu dùng giá cao làm cho các nước châu Phi chịu nhiều
thiệt thòi.


Trong khi đó, nạn tham nhũng và các tệ nạn khác tràn lan, nhiều nước phải giải
quyết khủng hoảng dựa vao trợ giúp bên ngoài. Nợ nước ngoài của châu Phi ngày

càng tăng , từ 260 tỷ USD năm 1990 lên 313 tỷ USD năm 1995 đến năm 1997 số
nợ nước ngoài của toàn châu lục đã lên đến 344,1 tỷ USD.
Tuy vậy , sau hơn hai thập kỷ trì trệ suy thoái, từ năm 1990 kinh tế châu Phi đã
có biểu hiên phục hồi và từng bước tăng trưởng.Năm 1994, kinh tế châu Phi từng
bước được khôi phục.Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, cải cách kinh tế bước
đầu góp phần khơi phục sản xuất , cải thiện đời sống nhân dân.Các nhà đầu tư
nước ngoài cũng quan tâm đến châu Phi.Năm 1996, tổng vốn đầu tư trực tiếp vào
châu Phi đạt 11,8 tỷ USD, năm 2001 đã tăng lên gần 17,2 tỷ USD. Kinh tế thị
trường tự do đã được thiết lập với mức độ khác nhau, hệ thồng tài chính cũng dần
được thiết lập theo nguyên tắc thị trường.Nhiều nước đang dỡ bỏ dần rào cản thuế
quan, giảm thuế nhập khẩu thúc đẩy tự do hóa thương mại.
Các tổ chức kinh tế thương mại khu vực như cộng đồng phát triển miền Nam
châu Phi (SADC), cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS),Liên minh
kinh tế tiền tệ Tây Phi (UEMOA)…đã tăng cường hợp tác, bổ sung cho nhau, mở
rộng thị trường khu vực tạo điều kiện hỗ trợ cho nhau phát triển kinh tế.
Năm 1991, tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) quyết định thành lập cộng đồng
kinh tế châu Phi. Năm 1997, cộng đồng này tổ chức hội nghị cấp cao lần đầu tiên
và chính thức đi vào hoạt động với mục tiêu thiết lập một thị trường chung châu
Phi.Tháng 7/2001, các nhà lãnh đạo châu Phi đã đưa ra “Sáng kiến mới về châu
Phi” trên cơ sở thống nhất “Chương trình chấn hưng châu Phi” với mục tiêu đưa
châu Phi thoát khỏi khủng hoảng và đi vào quỹ đạo phát triển chung của thế giới.
Ngày 23/10/2001, tại hội nghị cấp cao châu Phi tại Abuja, Nigeria, các nguyên
thủ châu lục đổi tên thành “Chương trình đối tác mới vì sự phát triển châu Phi”,
viết tắt là NEPAD. Tham vọng của NEPAD là thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa châu
Phi với các nước phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế để biến mối quan hệ
này thành đối tác bình đẳng vì sự an ninh và phồn vinh của châu Phi cũng như toàn
cầu.
1.3.Một số đặc điểm kinh tế cơ bản.



Từ đầu những năm 1990, các nước châu Phi đã có những chuyển biến tích cực
về kinh tế chính trị nhờ chính sách cải cách nền kinh tế và mở cửa với thế giới bên
ngồi.Tốc độ tăng GDP bình qn hàng năm từ 2% (1993- 1995) lên tới gần 5%
(2000-2005).
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thơng qua các chương
trình điều chỉnh cơ cấu , đã coi chống tham nhũng là điều kiện đặt ra đối với tất cả
các nước châu Phi để được xóa nợ và tiếp cận với những khoản tín dụng có điều
kiện.Mặc dù phần lớn các nước châu Phi đã đáp ứng các điều kiện trên nhưng các
khoản nợ của họ vẫn tăng lên gần 12% mỗi năm , từ 110 tỷ USD năm 1980 đến
năm 2005 là 350 tỷ USD.Gánh nặng nợ nước ngoài tiếp tục là một chướng ngại lớn
nhất ngăn cản sự phát triển của các nước châu Phi.
Nền kinh tế ở phần lớn các nước châu Phi về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông
nghiệp.Hơn nữa, nền kinh tế phụ thuộc quá nặng vào viện trợ nước ngồi trong khi
phần lớn số viện trợ đó tập trung cho các hoạy động chính trị - xã hội, hỗ trợ ngân
sách chi tiêu của chính phủ, cịn lại rất ít cho mục đích kinh tế, do đó hầu như
khơng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Các chương trình, kế hoạch kinh tế hầu hết mang tính chất ngắn hạn và đối phó
nhất thời.Cũng do dựa vào quá nhiều vào viện trợ nước ngồi nên các nước châu
Phi ít quan tâm đến tăng tiết kiệm trong nướcvà phát triển ngoại thương cũng như
đầu tư nước ngoài làm cho nền kinh tế khơng có động lực để phát triển.
Khi chuyển từ cơ chế quản lý hành chính tập chung sang kinh tế thị trường , nhà
nước đã nhanh chóng rút khỏi sự quản lý trực tiếp với nền kinh tế thông qua các
chính sách tự do hóa và tư nhân hóa, chuyển dần trách nhiệm phát triển kinh tế cho
khu vực tư nhân , coi đó là lực lượng đầu tàu , nòng cốt trong khi chưa chuẩn bị
các điều kiện cần thiết , nên q trình tự do hóa dẫn đến nhiều bất cập, làm cho
tình hình kinh tế - xã hội không được cải thiện nhiều.
Các nước châu Phi đang đẩy mạnh cải cách liên kết khu vực, thu hút đầu tư. viện
trợ phát triển từ bên ngồi, tình hình khu vực dần đi vào ổn định, các cuộc xung
đột đang được giải quyết , kinh tế từng bước hồi phục, một số nước đạt được tốc
độ tăng trưởng kinh tế khá.

2.Đặc điểm chung của thị trường châu Phi.


2.1.Quy mô và đặc điểm của thị trường châu Phi.
Với dân số khoảng 850 triệu, châu Phi là thị trường có sức mua khá mạnh.Cơ
cấu nhập khẩu cũng rất đa dạng, nhu cầu về cơng nghệ và hàng hóa rất lớn. Sở dĩ
châu Phi được thế giới, nhất là các nước phát triển quan tâm là do tiềm năng to lớn
của châu lục này.Sau hơn 2 thập kỷ trì trệ và suy thoái, từ đầu những năm 1990
kinh tế châu Phi có biểu hiện phục hồi và từng bước tăng trưởng nhanh, sự chuyển
biến tích cực mà nền kinh tế châu Phi có được là do các chính sách cải cách nền
kinh tế, mở rộng cửa với thế giới bên ngoài.
Sức hấp đẫn từ nguồn dầu mỏ của châu Phi là nhân tố tích cực khiến các nước
phát triển. nhất là Mỹ, nước tiêu dùng dầu mỏ nhiều nhất thế giới thực hiện chính
sách tăng cường quan hệ mọi mặt, đặc biệt là viện trợ cho châu Phi. Hiện nay, dầu
thô nhập từ châu Phi chiếm 15% tổng số dầu nhập khẩu vào Mỹ.Đối với Trung
Quốc là 28%.Châu Phi đang trở thành tiêu điểm tranh chấp dầu mỏ giữa Trung
Quốc và phương Tây. Để duy trì chỗ đứng và tăng cường vị thế tại khu vực, các
cường quốc đều tăng viện trợ và đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mai vớ các nước châu Phi.
Châu Phi là một thị trường đang trong quá trình chuyển đổi nên có nhu câu rất
lớn và đa dạng về các chủng loại hàng hóa và lại khơng q về phẩm cấp và mẫu
mã.Về xuất khẩu châu Phi cung cấp các sản phẩm dưới dạng các nguyên vật liệu
thô như dầu lửa, quặng sắt, đá quý, hạt điều,bông thô…với giá cả hợp lý.Vì
vậy,cuộc chạy đua chiếm kĩnh thị trường châu lục này đang diễn ra khá gay gắt.
Các quốc gia châu Phi đều đang tích cực đẩy mạnh q trình hội nhập khu vực
và quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với khắp nơi trên thế giới. Đến
đầu năm 2003 đã có : 41/54 nước châu Phi là thành viên của WTO.Các nước châu
Phi đã lần lượt giảm bớt các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hình thành nhiều
khu vực mậu dịch tự do.
Kim nghạch thương mại châu Phi đã lấy lại đà tăng trưởng trong những năm gần
đây.Đặc biệt, sự buôn bán với các nước châu Á ngày càng phát triển. Tỷ trọng

buôn buôn bán với châu Á tăng lên rõ rệt. Châu Phi ngày càng thu hút được sự
quan tâm đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại của nhiều nước châu Á.


Nhu cầu về các mặt hàng của thị trường châu Phi tuy phong phú, đa dạng nhưng
thay đổi thất thường, nhất là nhu cầu về mặt hàng nông sản, phụ thuộc nhiều vào
tình hình sản xuất lương thực trong nước. Như vậy, cũng có tình trạng trao đổi
bn bán mang tính thời vụ, khơng ổn định.Tình hình tài chính chưa thật ổn định
tại một số nước châu Phi, tình trạng tham nhũng quản lý kém…cũng đang là tình
trạng khá phổ biến ở các nước châu Phi.
Vì khả năng tài chính hạn hẹp, nên các doanh nghiệp châu Phi thường buôn bán
qua trung gian một công ty thứ ba, hoặc buôn bán với hình thức trả chậm, gây khó
khăn cho đối tác nước ngoài muốn hợp tác kinh doanh.
2.2.Liên kết kinh tế các nước trong khu vực.
Trong những năm gần đây, ở châu Phi đã hình thành nhiều tổ chức hợp tác khu
vực về kinh tế, thương mại.Ở Trung Phi có Liên minh kinh tế và thuế quan Trung
Phi (UDEAC-1964), sau trở thành cộng đồng kinh tế và tiền tệ Trung Phi
(CEMAC).Ở Đơng Nam Phi có cộng đồng kinh tế Đơng Phi, Liên minh thuế quan
miền Nam châu Phi (SADC), khu thương mại ưu đãi.Ở Tây Phi có Cộng đồng kinh
tế các nước Tây Phi (ECOWAS), Liên minh thuế quan và tiền tệ Tây Phi.Ở Bắc
Phi có Liên minh Arap Magheb.
Trong thập kỷ 1990, các tổ chức khu vực châu Phi đã đề ra nhiều sang kiến và
đạt được nhiều tiến bộ trong việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại.
Với nhiều kết quả đã đạt được về tự do hóa thương mại, tài chính – tiền tệ, thiết
lập liên minh thuế quan, liên minh kinh tế và thị trường chung, dự kiến trong thập
kỷ này quá trình hội nhập khu vực và nhất thể hóa kinh tế sẽ tiếp tục được đẩy
mạnh o châu Phi.Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự phát triển kinh tế các
ngước trong lục địa này.
Nạn quan lieu, trì trệ trong các cơ quan nhà nước đang là căn bệnh kinh niên của
các nước châu Phi.Quá trình giai quyết giấy tờ, các thủ tục hành chính cho cơng

việc kinh doanh ở các nước châu Phi rất mất thời gian.Ở nhiều nước, các đối tác
giao dịch trong một tần là có thể kí dược hợp đồng nhưng ở châu Phi để đi đến một
giao dịch, có thể phải mất một năm hoặc lâu hơn.
2.3.Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của thị trường châu Phi.


Do trình độ phát triển kinh tế cịn thấp , các nước châu Phi có nhu cầu nhập khẩu
các loại máy móc phục vụ sản xuất , sản phẩm điện, cơ khí, các sản phẩm cơng
nghệ cao…Năm 2001, nhóm hàng này đạt 96,3 tỷ USD chiếm 70% tổng giá trị
nhập khẩu.Nhóm hàng nơng sản chủ yếu là lương thực, thực phẩm đạt 20,8 tỷ USD
chiếm tỷ trọng 15%.Nhóm hàng chế biến đạ 35,7 tỷ USD chiếm 25,3%.Nhóm hàng
nơng sản(cà phê,ca cao, hạt điều,chè…) đạt 20,7 tỷ USD chiếm tỷ trọng 14,7%.
2.3.1.Nhóm hàng nơng lâm thủy sản.
• Gạo : Tổng khối lượng nhập khẩu gạo của châu Phi tăng từ 3,2 triệu tấn
năm 1990 lên 5 triệu tấn năm 2000.
• Cà phê : Nhập khẩu cà phê của 7 nước nhập khẩu nhiều nhất đã tăng từ
52 ngàn tấn năm 1999 lên 67 ngàn tấn năm 2000.Nhập khẩu của toàn
châu Phi tăng từ 136 ngàn tấn lên 213 ngàn tấn.
• Hạt tiêu : Nhập khẩu của châu Phi dao động khoảng 10 – 12 ngàn
tấn/năm.
• Cao su: Nhập khẩu cao su của châu Phi tăng nhanh trong thập kỷ 90, từ
90 ngàn tấn năm 1990 lên gần 160 ngàn tấn năm 2000.Riêng Nam Phi
nhập khẩu 122 ngàn tấn năm 2000, chiếm gần 80% nhập khẩu tồn châu
Phi.
• Chè : Nhập khẩu chè của châu Phi tăng không nhiều trong thập kỷ
1990,từ 180 ngàn tấn năm 1990 lên 210 ngàn tấn năm 2000, trong đó
nhập khẩu của 7 nước tăng từ khoảng 120 ngàn tấn lên 145 ngàn tấn .Dự
báo nhập khẩu chè của 7 nước châu Phi năm 2010 khoảng 170 – 180
ngàn tấn/năm.
• Thủy sản : Nhập khẩu thủy sản của châu Phi trong thập kỷ 1990 bình

quân chỉ chiếm 5% khối lượng nhập khẩu thủy sản toàn cầu.Năm 2000,
nhập khẩu thủy sản tồn cầu đạt 5 tỷ USD thì châu Phi chiếm khoảng 2,5
tỷ USD.Dự báo giai đoạn 2001- 2010, buôn bán thủy sản tăng với tốc độ
2.65%/năm, đạt 70 tỷ USD năm 2010.
• …..


2.3.2.Nhóm hàng nhiên kiệu khống sản.
Nhu cầu nhập khẩu của các nước châu Phi đối với mặt hàng này không cao do
nhìn chung các nước này đều giàu tài nguyên khống sản.Châu Phi là nơi có thể
cung cấp cho thị trường thế giới nhiều mặt hàng khoáng sản, nhiên liệu khác như
kim loại màu, đá quý,quặng photphat…, kể cả dầu thơ trong tương lai.
2.3.3.Nhóm hàng sản phẩm chế biến chế tạo.
Tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng này của châu Phi là rất cao,chiếm tỷ trọng bình
quân khoảng 70% trong nhập khẩu.
Dự báo đến năm 2010 tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng sản phẩm chế biến, chế tạo
ở các nước châu Phi vẫn được duy trì ở mức cao, bình quân chiếm khoảng 65- 70%
tổng kim nghạch nhập khẩu.Kim nghạch nhập khẩu nhóm hàng này của châu Phi
có thể lên đến 150 tỷ USD vào năm 2010.Những mặt hàng nhập khẩu chủ đạo là
các loại máy móc thiết bị, sản phẩm cơ khí, điện tử, phương tiện giao thơng, hàng
tiêu dùng đồ gỗ, đồ nhựa. thực phẩm chế biến,các sản phẩm cơng nghệ cao.
3.Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Phi.
3.1.Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang châu Phi.
Trong thập kỷ 1990, mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang
châu Phi là gạo.Điều đó xuất phát từ thực tế là nhiều nước châu Phi thường xuyên
bị thiếu lương thực và hàng anwm có nhu cầu nhập khẩu lương thực rất lớn.Các
mặt hàng xuất khẩu khác vào châu Phi là hàng dệt may, hàng da giày, hạt tiêu, cao
su…Những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm điện, điện tử, cơ
khí, đồ nhựa, bột gia vị, tuy nhiên giá trị xuất khẩu chưa cao.Các mặt hàng xuất
khâu cả Việt Nam đều có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong gia đoạn 2000 –

2004.Tuy nhiên, xuất khẩu gạo vẫn chiếm tới 63% kim nghạch xuất khẩu hàng
hóa vào châu Phi năm 2000,67%năm 2001, 40% năm 2002, 64% năm 2003,
2004.Năm 2005 ,hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang châu Phi bao gồm :
gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, hàng may mặc, điện tử, đồ nhựa…, trong đó hàng gạo
xuất khẩu được 1,8 – 2 triệu tấn/ năm.Hàng dệt may có kim nghạch xuất khẩu tăng
khoảng 60%/ năm, hàng giày dép tăng 30%/ năm.


Do trình độ phát triển kinh tế cồn thấp, các nước châu Phi có nhu cầu nhập khẩu
rất lớn các loại máy móc phục vụ sản xuất , sản phẩm điện , điện tử, cơ khí, sản
phẩm cơng nghệ cao, dược phẩm , may mặc.Năm 2001, nhóm hàng này chiếm tới
70% giá trị nhập khẩu của các nước châu Phi. Nhóm hàng nơng sản chủ yếu là
lương thực thực phẩm chiếm 15% kim nghạch nhập khẩu của châu Phi.
Dựa vào nhu cầu nhập khẩu của châu Phi, có thể thấy sản phẩm thuộc thế mạnh
của Việt Nam còn khá trống trên thị trường châu Phi. Đó là: Nơng sản, cà phê, hạt
tiêu, hàng thực phẩm chế biến,dệt may, giày dép, thủ cơng mỹ nghệ….Những mặt
hàng này đều có khả năng cạnh tranh hơn so với các hàng hóa cùng chủng loại của
các nước khác.
• Gạo.
Theo số liệu thống kê của tổng cục hải quan ,trong năm 2005 Việt Nam đã xuất
khẩu 1,66 triệu tấn gạo tới thị trường châu Phi, trị giá 398,7 triệu USD , tăng 42%
về lượng và 60% về giá trị so với năm 2004.So với tổng lượng gạo Việt Nam xuất
khẩu năm 2005(5,25 triệu tấn ), xuất khẩu gạo tới thị trường châu Phi đã chiếm
31,7 % về lượng và 28,3% về tổng kim nghạch.
Có thể nói mặt hàng gạo của Việt Nam đã trở nên khá quen thuộc với người dân
châu Phi.Năm 2005 , các nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại thị trường
châu Phi là Bờ Biển Ngà (336 nghìn tấn trị giá gần 79 triệu USD), Nam Phi (252
nghìn tấn trị giá %& triệu USD), Angola (248 nghìn tấn trị giá 65 triệu USD), và
Senegal (180 nghìn tấn trị giá 39 triệu USD)…
Về chủng loại gạo , hiện nay châu Phi chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam các loại

gạo trắng 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm.Năm 2005, có tới gần 50% gao Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường châu Phi là loại 5% tấm , 20% là loại 15% tấm, 15% là
loại 25% tấm.Còn lại là các loại gạo thơm và gạo nếp.
• Sản phẩm điện tử và máy vi tính.
Năm 2005, hàng điện tử , máy tính, linh kiện là nhóm hàng đạt kim nghạch xuất
khẩu lớn thứ 2 tới thị trường châu Phi, tăng mạnh so với năm 2004 (tăng 48%).Tuy
nhiên, nếu so với tổng kim nghạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này của Việt Nam ,
thị trường châu Phi còn chiếm một tỷ lệ rất thấp, chỉ đạt gần 4%.Với nhu cầu tiêu


thụ ngày càng tăng của khu vực thị trường này , kim nghạch xuất khẩu nhóm sản
phẩm này tới thị trường châu Phi cịn có khả năng tăng cao.
• Hàng dệt may.
Trong năm 2005,kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tới thị
trường châu Phi đã đạt trên 47 triệu USD , tăng gấp 2,3 lần so với năm
2004.Tương tự như các sản phẩm điện tử , kim nghạch xuất khẩu dệt may tới thị
trường châu Phi còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng kim nghạch xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam (chỉ chiếm gần 1%). Đáng chú ý , hiện nay một mặt hàng thị
trường có nhu cầu cao và đang được xuất khẩu khá mạnh sang thị trường châu Phi
là màn tuyn chống muỗi, kim nghạch đạt hơn 30 triệu USD,chiếm 64,4% trong
tổng kim nghạch xuất khẩu dệt may tới châu Phi.
Về thị trường, hiện nay hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất ở
Angola (8,5 triệu USD), Ethiopia (4,66 triệu USD), Kenya (4,51 triệu USD), và
Nigieria (4,2 triệu USD).
Ngồi ra, cịn nhiều mặt hàng được coi là thế mạnh của Việt Nam ở thị trường
châu Phi như giày dép, dược phẩm , nhựa gia dụng…
Giày dép là hàng hóa tiêu dùng chiếm vị trí quan trọng thứ 3 trong số các hàng
hóa xuất khẩu vào châu Phi.Năm 2000, kim nghạch xuất khẩu giày dép của Việt
Nam vào châu Phi đạt 9,643 triệu USD, năm 2005 đã tăng lên gần 30 triệu USD
với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2005 là 30%/ năm.

Dược phẩm Việt Nam có ưu thế về chất lượng và giá rẻ nên có thể chinh phục
được thị trường rộng lớn này.Các mặt hàng được tiêu thụ mạnh là thuốc tri các
bệnh trường gặp như thiếu vitamin , cảm sốt, kháng sinh , thuốc trị một số bệnh
truyền nhiễm…
3.2.Những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ở châu Phi.
Năm 1991, Libi và Angieri là hai thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam,
chiếm tới 90% tổng kim nghạch của Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi.Hình thức
trả nợ xuất khẩu hàng tiếp tục cho đến năm 1998 khi Việt Nam đã cơ bản trả nợ
xong hai nước Angieri và Libi.Từ năm 1996, Việt Nam thực hiện quan hệ buôn
bán hai chiều với nhiều quốc gia châu Phi.Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, thị


trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang châu Phi đã phát triển cả bề rộng và
chiều sâu.Việt Nam đã phát triển thị trường châu Phi chủ yếu từ hai hướng :thứ
nhất là từ Bắc Phi thông qua thị trường Ai Cập, LiBi; thứ hai là từ cộng hòa Nam
Phi để thâm nhập khẩu của Việt Nam chỉ có 3 nước , thì tính đến năm 2005 ,Việt
Nam có quan hệ trao đổi hàng hóa với 48 nước châu Phi .Trong đó, Cộng hịa Nam
Phi là nước lớn có giá trị trao đổi hàng hóa lớn nhấy với Việt Nam. Năm 200, trị
giá trao đổi của Việt Nam với nước này là gần 30 triệu USD , chiếm 15,8% tổng
kim nghạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu lục này.Năm 2005, trị giá trao
đổi là 220 triệu USD , tăng 7,3 lần so với năm 2000, và chiếm tới 24,2% tổng kim
nghạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Phi.
Tuy Việt Nam có quan hệ thương mại với 48 nước châu Phi nhưng kim nghạch
xuất nhập khẩu với các nước thuộc khu vực này cũng thay đổi tùy theo từng
năm.Kim nghạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với 10 thị trường lớn nhất châu
Phi năm 2000 chiếm 61,5% tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với
khu vực này, năm 2003 là 80,2% và năm 2005 là 73,2%.
II.LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ ; CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG CHÂU PHI.
1.Lợi thế và hạn chế:

1.1.Lợi thế và hạn chế ở tầm vĩ mơ:
1.1.1.Lợi thế:
• Quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và các nước châu Phi.
Nhiều thập niên qua quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi đã in đậm
tình hữu nghị tốt đẹp trên các lĩnh vực kinh tế văn hóa , khoa học kỹ thuật , hợp tác
quân sự … Vị trí và uy tín của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
thực dân cũ và mới nhất là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã để lại dấu án
tốt đẹp trong long nhân dân các nước châu Phi.Quan hệ đó được các thế hệ tiếp
bước giữ gìn , phát triển và trở thành nhân tố gắn bó Việt Nam và các nước châu
Phi.
Từ sự đoàn kết ủng hộ lẫn nhau giữa các dân tộc bị áp bức quan hệ Việt Nam
châu Phi bước sang thời kỳ mới của quan hệ chính thức giữa các quốc gia độc


lập.Các quốc gia gặp gỡ tiếp xúc trao đổi nhằm phối hợp đấu tranh và bàn các biện
pháp mở rộng quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi.
• Đôi ngũ chuyên gia và Việt kiều –cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt
Nam châu Phi.
Việt Nam có đội ngũ chuyên gia lao động lâu năm tại nhiều nước châu Phi trên
nhiều lĩnh vực.Có sự hiểu biết về đất nước con người khả năng đáp ứng thị hiếu
của thị trường châu Phi về hàng hóa , hợp tác lao động , chuyên gia trao đổi kinh
nghiệm trong phát triển kinh tế xã hội an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo
những vấn đề vừa mang tính cấp thiết vừa lâu dài đối với nhiều nước châu Phi.
1.1.2.Hạn chế:
• Hệ thống chính sách phát triển quan hệ thương mại Việt Nam châu Phi
chưa đồng bộ và đầy đủ.
Đặc biệt chưa có một chiến lược của chính phủ về phát triển thương mại và hợp
tác với các nước châu Phi bao hàm đầy đủ các chính sách quan trọng như chính
sách thị trường , chính sách mặt hàng , hệ thống các biện pháp hỗ trợ…
• Xúc tiến thương mại hạn chế.

Đến nay, Việt Nam mới có 7 cơ quan đại diện thường trú ngoại giao và 4 cơ
quan thương vụ tại châu Phi.Năm 2006, mới mở them thương vụ tại Nigieria.Với
số lượng hiện nay thì lực lượng cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại ở châu
Phi còn rất mỏng, chưa đủ để bao quát hết thị trường giúp doanh nghiệp hai bên
tìm hiểu kỹ và thâm nhập vào thị trường của nhau.
• Khoảng cách địa lý khá xa.Khoảng cách địa lý làm cho doanh nghiệp Việt
Nam và châu Phi ít chú ý đến nhau.
Việc vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và châu Phi vừa khơng có đường trực
tiếp vừa phải chịu cước giá cao.Trong khi đó khả năng tài chính lại hạn hẹp gây
khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu sang thị trường châu
Phi.
• Thơng tin thị trường cịn rất hạn chế :


Thông tin mà cơ quan chức năng cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo chứ
chưa mang tính đảm bảo.Hầu hết các thơng tin chỉ mang tính vĩ mơ chứ chưa đề
cập sâu đến thủ tục xuất nhập khẩu, đầu tư, thanh toán vào từng thị trường châu
Phi với từng mặt hàng cụ thể .Mặt khác bản thân doanh nghiệp cũng chưa chủ
động tìm kiếm thơng tin về thị trường châu Phi. Một mặt chưa có chiến lược thâm
nhập thị trường cụ thể.Mặt khác do khả năng tìm kiếm thơng tin cịn hạn chế nhất
là đối với các thơng tin trên internet.
1.2.Lợi thế và hạn chế của các doanh nghiệp trong quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và châu Phi.
1.2.1.Lợi thế:
• Khả năng thích nghi với mơi trường văn hóa kinh doanh châu Phi :
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại thị trường châu Phi đều cho rằng
văn hóa kinh doanh và thói quen quản lý hoạt động kinh doanh ở châu Phi có nhiều
điểm tương đồng với Việt Nam. Đội ngũ cán bộ quản lý công quyền ở châu Phi
cũng có nhiều tầng lớp với nhiều thủ tục phức tạp như ở Việt Nam. Người Việt
Nam nói chung và đội ngũ doanh nhân nói riêng được đánh gía là có trình độ, khả

năng thích nghi cũng như chăm chỉ làm việc.Tuy có một số rào cản như văn hóa và
ngơn ngữ nhưng các rào cản này đã và đang được dỡ bỏ bởi nỗ lực học hỏi của
doanh nghiệp Việt Nam.
• Khả năng cung cấp hầu hết những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu với
chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường châu Phi.
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài,các doanh nghiệp việt nam xuất khẩu sang
thị trường châu Phi chủ yếu tập trung vào các sản phẩm như dệt may ,da dày,nông
sản,thủy sản,và một số các sản phẩm tiêu dùng như hóa chất ,vật liệu xây dựng ,nội
thất văn phòng và văn phòng phẩm.Thực tế ,nhu cầu của thị trường Châu Phi về
những sản phẩm loại này là rất cao bởi đâu là thị trường với hầu hết các quốc gia
đang phát triển.Doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy sở trường của mình để có thể
khai thác thị trường mới này
Với quy mơ vừa và nhỏ,các doanh nghiệp việt nam đã và đang dần tích lũy
được kinh nghiệm cũng như năng lực sản xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng nên
việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình đã và đang được quan tam.các sản


phẩm như nông thủy sản ,hải sản là những sản phẩm Việt Nam đã và đang có chổ
đứng trên thị trường Châu Phi cho dù sản lượng bán trên thị trường châu phi chưa
cao
Một lần nữa ,phải khẳng định rằng ,thị trường châu phi khơng khó tính nhưng
khả năng thanh tốn cịn hạn chế.Chất lượng sản phẩm của việt nam trong quan hệ
với giá cả là chấp nhận được trên tồn thế giới .
Với nhóm sản phẩm điện tử và máy,các sản phẩm của việt nam được đánh giá
cao hơn hẳn các sản phẩm đến từ trung quốc bởi độ bền như vải vóc.Việt nam có
lợi thế với các sản phẩm có chất lượng và hàm lượng tay nghề cao.Tuy nhiên ,thị
trường châu phi cũng không chuộng nhiều mặt hàng này bởi đặc điểm thời tiết khí
hậu,văn hóa đặc thù của châu lục này và hành vi tiêu dùng của người dân.
• Lơi thế cạnh tranh về giá cả sản phẩm tiêu dùng so với những sản phẩm từ
châu Âu và châu Mỹ.

So với hầu hết các đối thủ cạnh tranh tại các quốc gia châu Phi, các sản phẩm
của Việt Nam vẫn được đánh giá là có khả năng cạnh tranh về giá.Giá cả nguồn
sản phẩm đầu vào cũng như giá nhân cơng rẻ đã giúp cho hàng hóa Việt Nam được
sản xuất ra với chi phí thấp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam bán ra các
sản phẩm với mức giá không quá cao.
Trên thị trường châu Phi, hầu hết các sản phẩm của Việt Nam đều có lợi thế
cạnh tranh về giá.Với sản phẩm gạo, so với các sản phẩm cạnh tranh từ các quốc
gia khác, như Thái Lan ,Ấn Độ, giá cả của gạo Việt Nam thường rẻ hơn.Chính vì
vậy mà lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tìm khách hàng ưa chuộng sản
phẩm gía thấp, chấp nhận chất lượng thấp, và châu Phi được coi là thị trường mục
tiêu của xuất khẩu gạo Việt Nam.
1.2.2.Hạn chế:
• Các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu đầu tư vào sản xuất, chưa
chú trọng tới khâu dịch vụ.
Dịch vụ bán hàng bị sao nhãng hoạc mới chỉ quan tâm ở mức độ thấp.Chính vì
vậy họ thường rơi vào tình trạng bị động về thị trường tiêu thụ.Vấn đề này địi hỏi
phải có chiến lược khắc phục.Cả hai khâu sản xuất và tiêu thụ của các doanh


nghiệp Việt Nam đều cần có sự điều chỉnh.Một mặt doanh nghiệp quy hoạch sản
xuất , điều chỉnh cơ cấu, ưu tiên tập trung đầu tư cho xaản xuất các mặt hàng thế
mạnh, có khả năng cạnh tranh lấy thị trường làm định hướng.Bên cạnh đó việc chú
trọng vào dịch vụ đi đôi với quan tâm đến khâu tiêu thụ và đảm bảo sản phẩm đáp
ứng khách hàng là một nhu cầu khơng thể thiếu.
• Hiểu biết về quy tắc và văn hóa kinh doanh của châu Phi chưa đầy đủ.
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu rõ về quy tắc và lộ trình
thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế những cam kết song phương và đa phương.Vì
vậy, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước sự cạnh tranh quyết liệt của các cơng ty
nước ngồi trên thị trường nội địa cũng như tranh thủ cơ hội mới để đẩy mạnh xuât
khẩu. Nhất là khi phần đơng các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mơ nhỏ , vốn

ít, khả năng cạnh tranh khơng cao, vẫn cịn thể hiện tư tưởng trơng chờ vào sự bảo
hộ của nhà nước.
• Quy mơ nhỏ, thiếu vốn , khả năng sản xuất vừa phải năng lực cạnh tranh
không cao.Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động với quy mơ vừa
và nhỏ.
Chính vì vậy để đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn họ thường phải tìm cách
gom hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau nên chất lượng sản phẩm đơi khi
khơng đồng bộ.Bên cạnh đó, với những yêu cầu về sản phẩm chất lượng đặc biệt
,hầu như các doanh ngiệp Việt Nam chưa thể đáp ứng.
• Các Doanh nghiệp Việt Nam đêu khơng rộng rãi về vốn.
Chính vì vậy, việc thực hiện các đơn đặt hàng lớn với đối tác châu Phi là một
thách thức lớn. Bên cạnh đó,việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ở Việt Nam nói riêng
và trên thế giới nói chung vẫn là vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt.
Các doanh nghiệp Việt Nam, ngoại trừ các doanh nghiệp nhà nước, đều phải mất
nhiều thời gian, cơng sức, thậm chí cả tiền bạc để vay tiền ngân hàng hoặc gặp phải
rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn tài chính chính thức.
• Chi phí cho các chun gia Việt Nam làm việc ở châu Phi tương đối cao.
Trình độ làm việc của nhân viên Việt Nam là điểm mạnh cảu các doanh nghiệp
Việt Nam nhưng chi phí cho mỗi nhân viên sang châu Phi làm việc là một trong


những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam cồn gặp phải.Nhưng đây cũng là
khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp nước ngoài lám ăn ở châu Phi do trình độ
nguồn nhân lực ở đây cịn tương đối thấp.Chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam khi
kinh doanh trên thị trường châu Phi tương đối cao bởi lương trả cho các chuyên gia
Việt Nam sang làm việc ở một thị trường khắc nghiệt như châu Phi thường khá tốn
kém.
• Hệ thống kênh phân phối chưa hoàn thiện, hoat động chưa hiệu quả.
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam phải xuất sang
châu Phi qua một đối tác thứ 3 chứ chưa thể tiến hành trực tiếp.Vấn đề này xuất

phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như không thể bỏ qua nguyên nhân chủ quan
như uy tín sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam chưa cao.Ngồi ra, có một ngun
nhân khách quan nhưng khơng kém phần quan trọng là do hệ thống ngân hàng Việt
Nam và các quốc gia châu Phi chưa thực sự hiểu biết và quen biết về nhau. Điều
này gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi.
2.Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất nhập
khẩu sang châu Phi.
2.1.Cơ hội và thách thức trên tầm vĩ mơ:
2.1.1.Cơ hội.
• Kinh tế châu Phi tăng nhanh: Từ đầu những năm 1990, các nước châu Phi
đã có những chuyển biến tích cực về kinh tế chính trị nhờ chính sách cải
cách kinh tế và mở cửa ra thế giới bên ngoài.
Tỷ lệ tăng GDP hàng năm từ 2% ( 1993-1995) lên gần 5% (2000-2004). Cùng
với sự hồi phục kinh tế và nhờ những chính sách tự do hóa thương mại mạnh mẽ
được thực hiện trong thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu của châu Phi trong
những năm qua đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ.
Với việc kinh tế khôi phục, nhu cầu xuất nhập khẩu và đầu tư sẽ tăng mạnh. Đây
chính là cơ hội lớn cho các nước phát triển quan hệ thương mại với châu Phi, đặc
biệt là Việt Nam vốn đã có qua hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp với châu Phi.
• Nhu cầu nhập khẩu của châu Phi tăng mạnh, đặc biệt là các hàng tiêu
dùng, hàng lương thực thực phẩm.


Với sự phục hồi mạnh mẽ, cộng với nhu cầu tái thiết kinh tế thời kì sau nội
chiến và được sự viện trợ của thế giới bên ngoài, nhu cầu nhập kaaur của châu Phi
sẽ tăng trong thời gian tới.
Nhu cầu nhập khẩu các chủng loại hàng hóa rất lớn đặc biệt là nông sản, hàng
tiêu dùng và lại không quá khắt khe về chất lượng mẫu mã.Phần lớn các nước ở
châu lục này còn nghèo nhưng mức chi tiêu gia đình để giải quyết các nhu cầu tối
thiểu chiếm tỷ lệ khá cao.

2.1.2.Thách thức :
• Sự bất ổn chính trị trong khu vực :
Châu Phi nổi tiếng với những bất ổn chính trị, những cuộc xung đột sắc tộc, tơn
giáo, nội chiến.Các cuộc xung đột chính trị và vũ trang vẫn đang đưa đến những
thách thức lớn trong quan hệ thương mại Việt Nam – châu Phi.Sự bất ổn định làm
môi trường kinh doanh bị xấu đi,và rủi ro trong hoạt động thương mại và đầu tư
tăng lên.Các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đến làm
ăn tại châu Phi chịu rủi ro bị mất hàng, khơng nhận được thanh tốn,tàu chuyển bị
giữ…thậm chí bị đe dọa cả về tính mạng.
• Sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ trong khu vực :
Thị trường châu Phi đang nổi lên là một thị trường tiềm năng,đặc biệt đặt trong
bối cảnh các thị trường truyền thống như châu Âu, Bắc Mỹ hiện đã bão hòa đối với
một số sản phẩm.Do vậy nhiều quốc gia đã và đang hướng mạnh hoạt động thương
mại vào thị trường châu Phi.Hàng Việt Nam thâm nhập châu Phi chịu sự cạnh
tranh rất mạnh mẽ từ những nước có cùng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là
Trung Quốc,Ấn Độ và một số nước ASEAN như Thái Lan, Malaixia, Philippin.
2.2.Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu tại thị
trường châu Phi.
2.2.1.Cơ hội.
• Quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với hầu hết chính phủ các quốc gia châu
Phi.


Một trong những thuận lợi cơ bản của các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh
doanh tại thị trường châu Phi chính là truyền thống quan hệ tốt đẹp trong quan hệ
song phương và đa phương.Nếu tận dụng được mối quan hệ tốt đẹp trong điều
kiện kinh doanh tại châu Phi,yếu tố tình cảm cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới các
quyết định khơng chỉ của cơ quan chính quyền mà cả các doanh nghiệp bản địa.
• Việc Việt Nam hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế.
Việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện vào kinh tế khu vực và

quốc tế đã đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội tiếp cận thị trường
thế giới hơn.Sản phẩm Việt Nam đã dần có mặt tại hiều quốc gia khác nhau và
được thị trường chấp nhận.Khách hàng châu Phi đã quen dần với sự có mặt của sản
phẩm Việt Nam trong nhà họ.
• Tiềm năng thị trường châu Phi tương đối cao với tốc độ tăng trưởng lớn,
yêu cầu sản phẩm phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp Việt
Nam.
Tình hình kinh tế tại các quốc gia châu Phi đã và đang dần phát triển, nhu cầu về
hầu hết các sản phẩm tăng cao trong khi sản xuất nội địa không đủ đáp ứng được
trong khi sản xuất từ châu Âu lại quá đắt.Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang
khai thác được phần thị trường nới nổi này với nhiều sản phẩm khác nhau như xây
dựng, văn phịng phẩmvà thậm chí cả sản phẩm Mỹ phẩm.
• Nguồn tài nguyên thiên nhiên châu Phi phong phú và đa dạng.
Nhờ nguồn tài nguyên phong phú của mình châu Phi đang trở thành một điểm
đến hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau.Loại tài nguyên
đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam đang hướng đến chính là gỗ nguyên
liệu.Với nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào ,châu Phi chắc chắn sẽ giúp cho doanh
nghiệp Việt Nam có thể phát huy khả năng sản xuất tại chỗ nhiều loại sản phẩm
như đồ gỗ trang thiết bị nội thất,đồ gỗ mỹ nghệ…
• …
2.2.2.Thách thức :
• Khoảng cách địa lý xa :


Một trong những cách thức đối với quan hệ thương mại Việt Nam châu Phi
chính là khoang cách địa lý quá xa giữa Việt Nam và châu Phi.Điều này tao nên
rào cản về chi phí vận chuyển trong kinh doanh xuất nhập khẩu với châu Phi.Trong
bối cảnh giá dầu thế giới ngày một tăng cao, giá cước vận chuyển các sản phẩm từ
Việt Nam sang châu Phi và ngược lại đã tăng cao và có nguy cơ tăng cao nữa, điều
này làm giảm lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam.

• Sự gia nhập ngày càng tăng của các doanh nghiệp từ các quốc gia châu Á
với những điểm mạnh tương tự.
Một trong những thách thứ lớn nhất trong quan hệ thương mại với châu Phi là sự
ra nhập ngày càng đông của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc , một quốc gia
lớn có khả năng sản xuất những sản phẩm chất lượng trung bình nhưng với giá cực
rẻ đã và đang làm cho các doanh nghiệp Việt Nam tại châu Phi gặp khơng ít khó
khăn.Bên cạnh các doanh nghiệp Trung Quốc cịn có các doanh nghiệp Thái Lan
và các doanh nghiệp châu Á khác cũng đã và đang là thách thức lớn đối với các
doanh nghiệp Việt Nam.
• Rào cản về ngơn ngữ và văn hóa giữa Việt Nam và châu Phi.
Đây là rào cản không dễ vượt qua trong quan hệ thương mại Việt Nam châu
Phi.Các quốc gia châu Phíu dụng rất nhiều loại ngơn ngữ khác nhau mà khơng phải
doanh nhân nào cũng có khả năng hiểu hết.Điều này làm cho các doanh nghiệp đã
và đang mất đi nhiều lợi thế bởi họ chỉ có thể gắn kết với khách hàng bằng các hợp
đồng kinh tế khơ khan mà thơi.
Ngồi ra cịn có nhiều rào cản khác đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt
Nam khi tham gia kinh doanh vao thị trường châu Phi.
III.CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI CHÂU PHI.
1.Định hướng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang châu Phi.
1.1.Tạo sự chuyển biến trong quan hệ thương mại Việt Nam châu Phi.
Quan hệ thương mại Việt Nam châu Phi thời gian qua đã được phát triển đến
mức độ nhất định. Song so với tiềm năng to lớn của hai bên và xu hướng mở rộng
quan hệ kinh tế - thương mại dưới tác động của xu hướng toàn cầu hóa , quan hệ
này cần phải được cải thiện một cách cơ bản.Điều này hoàn toàn phù hợp với lợi


ích của các bên và phù hợp với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thương mại
mà các bên đã đặt ra.
Để thực hiện tốt các định hướng này cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp các
nghành và các doanh nghiệp để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các quốc

gia, thế mạnh của từng nghành và năng lực của từng doanh nghiệp trong việc phát
triển quan hệ thương mại Việt Nam châu Phi.
1.2.Tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại.
Theo kết quả điều tra, trong số 132 doanh nghiệp ,chỉ có 20% cho rằng Việt
Nam hồn tồn chưa có chính sách phát triển quan hệ Việt Nam châu Phi, 67,4%
cho là có chính sách song chưa thực hiện nhất qn,78% cho là có chính sách
nhưng thiếu sự đồng bộ ,74,2% cho rằng có chính sách nhưng khơng hồn chỉnh…
Như vậy có thể thấy rằng các chính sách để hỗ trợ phát triển quan hệ thương mại
Việt Nam châu Phi hầu như chưa có hoặc chỉ mới được hình thành trong thời gian
gần đây.Việt Nam vẫn cịn thiếu chiến lược phát triển quan hệ hợp tác với các
nước châu Phi như chính sách mặt hàng ,chính sách thị trường,các biện pháp hỗ
trợ…
Vì vậy,việc tiếp tục hồn thiện các chính sách và cơ chế cần được quan tâm hơn
nữa.Để các chính sách vá cơ chế vừa góp phần phát triển mạnh quan hệ giữa các
bên đồng thời cũng phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc ,cơ chế của tổ chức kinh tế
thế giới WTO.Mục tiêu của các chích sách cần được đặt ở phạm vi rộng hơn trong
bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
1.3.Lựa chọn thị trường phù hợp.
Theo kết quả điều tra:Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 41 doanh nghiệp
ở thị trường Bắc Phi,39 doanh nghiệp ở thị trường Nam Phi, thị trường Đơng Phi
có 7 doanh nghiệp, Trung Phi có 7 doanh nghiệp,Tây Phi có 5 doanh nghiệp.Điều
này cho thấy khu vực Bắc Phi và Nam Phi cần được coi trọng.Nguyên nhân chính
là do ở đây là khu vực có nhiều tiềm năng to lớn về tài nguyên , trình độ phát
triển, nguồn nhân lực, sức mua cao, trình độ phát triển kinh tế cao hơn các khu vực
khác và có triển vọng phát triển lâu dài.Hơn nữa do các doanh nghiệp Việt Nam
chưa có nhiều kinh nghiệm và khả năng để thâm nhập tất cả các thị trường nên việc
triệt để khai thác những khu vực thị trường thuận lợi nhất cần được ưu tiên thực


hiện.Việc phát triển quan hệ với khu vực Trung Phi có thể thực hiện sau khi các

quan hệ kinh tế thương mại đã được thiết lập chặt chẽ với các nước Bắc Phi và
Nam Phi.
1.4.Đa dạng hóa các mặt hàng , lựa chọn lợi thế khi xâm nhập.
Do thị trường châu Phi khá đa dạng với nhiều mức thu nhập, nhiều trình độ phát
triển khác nhau và sự đa dạng rất lớn về sắc thái văn hóa giữa các nước nên nhu
cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng rất đa dạng. Vì thế, việc xuất khẩu các mặt hàng
của Việt Nam sang thị trường châu Phi cần đa dạng để một mặt phù hợp với xu
hướng kinh doanh hiện nay và mặt khác tận dụng triệt để nhu cầu hàng hóa trên
thị trường châu Phi.Tuy nhiên, để khai thác có hiệu quả nguồn lực và lợi thế của
Việt Nam , trước hết cần lựa chọn những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh so
với các nước châu Phi và các đối thủ cạnh tranh.Các mặt hàng đó là hàng dệt may,
đồ điện gia dụng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, lương thực thực
phẩm…
1.5 Lựa chọn hình thức, kênh phân phối phù hợp.
Thị trường châu Phi có sự khác biệt lớn về chính sách và mức độ phức tạp trong
việc sử lý các vấn đề phát sinh, các hướng ưu tiên về các chính sách cũng rất khác
nhau , đặc biệt là trong những năm gần đâyđang nổi lên tình hình ổn định hoặc bất
ổn định về kinh tế , chính trị ở rừng khu vực châu Phi , cũng như từng nước trong
khu vực châu Phi cũng rất khác nhau.Do đó cần đa dạng hình thức và phương thức
thâm nhập thị trường để có thể tận dụng được cả những thị trường lớn lẫn các thị
trường nghách phù hợp với năng lực ,quy mô và trình độ các doanh nghiệp, các
nhà quản lý Việt Nam.Đồng thời, tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro cho các nhà kinh
doanh.Đây là cách thức thích hợp để thúc đẩy mọi lực lượng thành phần kinh tế
thâm nhập vào thị trường châu Phi.
Ngồi ra cịn nhiều định hướng cần phải đặt ra để thúc đẩy các hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
2.Các chính sách và giải pháp để thúc đẩy xuât khẩu hàng hóa của nhà nước Việt
Nam.
2.1.Tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước châu Phi.



Quan hệ Việt Nam châu Phi cho đến nay vẫn là quan hệ hữu nghị hợp tác
truyền thống tốt đẹp mang sắc thái chính trị đối ngoại.Việt Nam vẫn đang được các
nước châu Phi coi là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong phong
trào giải phóng dân tộc.Mạc dù thời gian qua, đã có khá nhiều các cuộc gặp gỡ
ngoại giao giữa Việt Nam với các nước châu Phi song quan hệ ngoại giao phục vụ
cho mục tiêu phát triển các quan hệ thương mại trực tiếp chưa được coi trọng thỏa
đáng.Các quan hệ ngoại giao mới chỉ dừng lại ở việc đặt quan hệ ngoại giao thiên
về tình hữu nghị mà chưa đạt đến tầm hợp tác phát triển lâu dài, gắn trực tiếp quan
hệ ngoại giao với thực hiện các mục tiêu kinh tế.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế, với sự phát triển đa dạng và theo chiều sâu các
quan hệ kinh tế thương mại , các quan hệ ngoại giaoViệt Nam châu Phi cần được
chuyển mạnh tạo điều kiện và phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế.
Chính sách ngoại giao kinh tế giữa Việt Nam và châu Phi cần được đảm bảo và
thể hiện các nội dung :
Khai thác hiệu quả các quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và châu Phi trên cơ sở
các cam kết đã được các bên thống nhất và tiếp tục phát triển các quan hệ ngoại
giao mới, mở rộng hơn về quy mô và phạm vi để thúc đẩy nhanh chóng các quan
hệ thương mại trong điều kiện mới.
Trao quyền mở rộng các quan hệ kinh tế cho các cơ quan ngoại giao và bổ xung
them nguồn lực có trình độ và kỹ năng thực hiện các cơng việc này.Có chính sách
khuyến khích cả về vật chất và tinh thần cho các cán bộ ngoại giao khi thực hiện
các chính sách ngoại giao có hiệu quả.
Có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển các quan hệ thương
mại với các doanh nghiệp ở châu Phi và thâm nhập vào các khâu sản xuất của các
doanh nghiệp châu Phi trong từng nghành nhất định.
Khuyến khích quan hệ hợp tác tồn diện giữa Việt Nam với các nước châu Phi
trên nguyên tắc cùng có lợi khai thác hiệu qua các quan hệ chi phí và lợi ích…trên
cơ sở đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu tận dụng các khả năng khai thác những
kinh nghiệm kinh doanh thành công của các doanh nghiệp khi kinh doanh ở thị

trường châu Phi.


×