Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Báo cáo ứng dụng các thiết bị hiện đại trong xây dựng công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.98 KB, 10 trang )

THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
KS. Đỗ Duy Đỉnh
Trường Đại học Xây dựng
Nội dung công tác trắc địa trong giai đoạn xây dựng công trình là xác định các
điểm, các đường trục nằm ngang, đường trục thẳng đứng, đường trục song song, xác
định các mặt phẳng nằm ngang, mặt phẳng thẳng đứng, mặt phẳng nghiêng… Các yếu tố
này được xác định bằng các dụng cụ truyền thống như thước thép, máy kinh vĩ, máy thuỷ
bình … Ngày nay với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nhiều thiết bị mới,
ứng dụng các công nghệ hiện đại cho chúng ta khả năng tự động hoá công tác trắc địa
trong các giai đoạn công trình với độ chính xác cao. Trong chuyên đề này học viên xin
báo cáo 4 ứng dụng liên quan đến thiết bị đo đạc hiện đại hiện đã được sử dụng là: các
ứng dụng của máy toàn đạc điện tử; ứng dụng của tia laze; công nghệ đo GPS và bản đồ
số dùng trong trắc địa xây dựng..
I. ỨNG DỤNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ
Máy toàn đạc điện tử là dụng cụ trắc địa hiện đại, giúp chúng ta đo được các yếu tố
cơ bản là góc, cạnh, độ cao, toạ độ mặt bằng. Sự kết hợp của máy kinh vĩ, máy đo khoảng
cách đã hình thành loại máy toàn đạc điện tử có khả năng tự động hoá cao khi máy có bộ
phận nhớ và bộ phận tự ghi số liệu đo. Máy toàn đạc điện tử hiện đã có đến ba thế hệ:
• Thế hệ thứ nhất: máy do người điều khiển, người đo bắt mục tiêu và bấm phím ghi
vào bộ nhớ của máy các số liệu đo.
• Thế hệ thứ hai: máy có tính tự động cao hơn, người đo chỉ cần hướng ống kính tới
mục tiêu là máy tự động bắt mục tiêu và tự động ghi số liệu đo vào bộ nhớ.
• Thế hệ thứ ba: máy toàn đạc điện tử có khả năng tự động hoá rất cao. Khi đo chỉ cần
mang gương tới đặt tại các điểm đo, máy sẽ tự động bắt mục tiêu, tự động ghi số liệu
vào bộ nhớ. Thế hệ này, máy điện tử làm việc theo kiểu người máy.
Máy điện tử có độ chính xác rất cao. Góc có thể đo đạt độ chính xác 0,5”, cạnh đạt
độ chính xác 0,5mm+1x10-6S.
Hiện ở Việt Nam chúng ta có rất nhiều loại toàn đạc điện tử của các hãng nổi tiếng
như Leica, Wild, Sokia, Tocon, Nicol, Geotronic …
Toàn đạc điện tử có thể dùng để đo góc bằng, góc đứng, khoảng cách nghiêng,
khoảng cách ngang và xác định độ cao theo nguyên lý đo cao lượng giác. Ngoài ra khi sử


dụng máy toàn đạc điện tử chúng ta có thể sử dụng các hàm sau:
1. Xác định khoảng cách các điểm chi tiết đến đường thẳng cho trước (hình 1). Khi đo,
đặt máy toàn đạc tại điểm A, ngắm về hai điểm đã biết toạ độ là B và C. Sau đó lần lượt
đo tới các điểm chi tiết i. Máy tự động xác định khoảng cách S i của các điểm chi tiết tới
đường thẳng BC cho trước.

Hình 1: Xác định khoảng cách
tới đường thẳng cho trước


2. Xác định gia số toạ độ hai điểm. Đặt máy tại điểm A
đã biết toạ độ, ngắm về điểm B cũng đã biết toạ độ. Sau
đó đo tới điểm chi tiết i. Máy tự động xác định các gia số
toạ độ giữa điểm i và điểm B (hình 2).
Hình 2: Xác định gia số toạ độ hai điểm

3. Xác định khoảng cách và độ cao các điểm (hình 3).
Đặt máy tại điểm A đã biết toạ độ, định hướng về điểm
C. Đặt gương tại điểm B. Sau khi đã xác định toạ độ
điểm b, tại công trình, đo các góc bằng, góc nghiêng tới
các điểm chi tiết trên công trình. Máy sẽ tự động tính
khoảng cách nghiêng, khoảng cách ngang và độ cao
các điểm chi tiết trên công trình.
Hình 3: Xác định gia số toạ
độ

4. Tự động xác định toạ độ điểm trên đường chuyền
(hình 4). Khi đo đường chuyền qua các điểm 1, 2, 3, 4
… máy sẽ tự động xác định toạ độ các điểm trên đường
chuyền. Ví dụ khi đo tại điểm 3, định hướng về điểm 2.

Sau khi đo đến điểm 4, máy sẽ tự động xác định toạ độ
điểm 4 và tính tổng gia số toạ độ từ điểm 1 tới điểm 4.
Hình 4: Xác định toạ độ
điểm cuối đường chuyền

5. Giao hội sau (hình 5). Đặt máy tại điểm cần xác định
toạ độ, sau đó đo tới ba đến năm điểm đã biết toạ độ.
Máy tự giải bài toán giao hội sau và cho toạ độ điểm cần
xác định.
Hình 5: Giao hội sau

6. Xác định khoảng cách tới địa vật. Khi cần xác
định khoảng cách từ tâm địa vật tới điểm cho trước
(hình 6), đặt máy tại điểm bất kỳ, ngắm tới gương tại
điểm đã biết. Đo góc và khoảng cách. Sau đó đo góc
phải tới tâm của địa vật. Máy sẽ tự động tính khoảng
cách từ điểm đã biết đến tâm địa vật.
Hình 6: Xác định khoảng cách đến tâm địa vật

7. Bố trí điểm chi tiết (hình 7). Khi cần bố trí điểm chi tiết, ví dụ các điểm của đường
cong bằng, đặt máy tại điểm P đã biết toạ độ, ngắm về điểm Q cũng đã biết toạ độ. Sau
đó nhập toạ độ các điểm chi tiết cần bố trí trên đường cong. Máy sẽ tự động tính và hiện


trên màn hình các tham số bố trí các điểm chi tiết của đường cong. Trong quá trình bố trí
cần đo kiểm tra lại một số điểm đã biết toạ độ khác. Ví dụ điểm đầu và điểm cuối đường
cong.

Hình 7: Bố trí điểm chi tiết đường cong


II. ỨNG DỤNG LAZE TRONG XÂY DỰNG
Tia laze được ứng dụng trong máy toàn đạc điện tử với vai trò là sóng mang để đo
khoảng cách. Ánh sáng laze là chùm sáng đơn sắc, có độ chuẩn cao, vì vậy nó còn được
dùng để xác định hướng chuẩn, mặt phẳng chuẩn phục vụ cho công tác tự động hoá đo
đạc trong xây dựng công trình.
Có thể kể đến những ứng dụng của chùm tia laze trong máy toàn đạc điện tử như
sau:
- Chùm tia laze hẹp, mạnh và song song giúp xác định đường chuẩn, thay cho dây
căng phục vụ công tác bố trí các trục công trình. Mặt phẳng xác định nhờ chùm tia laze
được thay thế mặt phẳng tia ngắm trong đo cao thuỷ chuẩn. Có thể xác định mặt phẳng
nằm ngang hoặc mặt phẳng nghiêng nhờ chùm tia laze. Chùm tia laze lắp đặt vào máy
chiếu thiên đỉnh để thay thế tia ngắm quang học.
- Chùm tia laze được sử dụng như đường trục để phục vụ công tác xây lắp, nó thay
thế đường trục được căng bằng dây trong công tác thi công truyền thống.
- Chùm tia laze được sử dụng thay mặt thuỷ chuẩn trong đo cao hình học. Khi đo,
trên mia được gắn cửa sổ có bộ phận cảm biến, nếu cửa sổ trên mia nằm trong mặt phẳng
xác định bởi chùm tia laze, trong bộ phận cảm biến sẽ phát tiếng kêu bíp – bíp, đèn báo
mầu đỏ chuyển sang màu xanh. Đọc số tương ứng với vị trí bộ cảm biến trên mia, xác
định được khoảng cách từ mặt phẳng tia ngắm laze tới đế mia.
Chùm tia laze hẹp được xác định trên mia với khoảng cách tới 150m vào ban ngày
và tới 400m vào ban đêm, 300m trong hầm lò mà không cần gương phản chiếu. Độ chính
xác đo bằng chùm tia laze là 0,6mm trên khoảng cách 5m và 6-10mm trên khoảng cách
200m trong khoảng thời gian đo 6 đến 10 giây. Độ chính xác dễ dàng đạt được khi đo
bằng laze trong đêm tối hoặc xác định ở tâm của chùm tia laze.
Định đường thẳng và mặt phẳng bằng thiết bị laze
Sử dụng thiết bị phát ra chùm ra tia laze xoay đặt cố định tại một điểm trên công
trường, trên các máy xây dựng gắn bộ cảm biến. Nhờ vào mặt phẳng xác định bằng chùm
tia laze xoay và bộ cảm biến gắn trên các máy xây dựng giúp người điều khiển phương
tiện đào đắp, san ủi đến cao độ thiết kế (hình 8).
Giả sử tại công trường đặt máy phát nguồn tia laze xoay ở độ cao H máy. Cần phải

đào, đắp, san ủi đến cao độ Hthi công. Sau khi xác định cao độ công tác.


h = Hmáy – Hthi công

Hình 8: Máy xây dựng điều khiển bằng laze

Các thiết bị thi công như máy đào, máy ủi, máy xúc (hình 8) sẽ tự động đào đắp đến
độ cao thi công đã định.
Trong xây dựng, độ chính xác đào đắp, san ủi là khoảng 3cm, độ chính xác xác định
điểm máy xây lắp trên công trình là khoảng 3mm. Độ chính xác trên hoàn toàn có thể đáp
ứng được khi sử dụng các thiết bị laze.
Với các thiết bị phát ra chùm tia laze hẹp, mạnh được dùng như đường trục để thi
công và kiểm tra khi xây dựng công trình.
Dùng toàn đạc điện tử laze để bố trí, kiểm tra thi công mặt đường, lề đường, lề
đường, bố trí đường cong … xác định gương lò trong khi thi công đường hầm.
Dùng thiết bị laze để kiểm tra, tự động hoá công tác đào đường hầm (hình 9). Trên
máy đào hầm (1) được tự động điều khiển nhờ máy kinh vĩ laze (2), phát ra chùm tia laze
(3), chiếu vào tiêu ngắm (4) và chiếu sang tia ngắm (5) gắn trên máy đào hầm, giúp máy
xác định đúng tuyến cần đào.

Hình 9: Tia laze dùng trong khi đào đường hầm

III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS TRONG XÂY DỰNG
Hệ thống định vị toàn cầu, gọi tắt theo tiếng Anh là GPS (Global Positioning
System), đã tạo ra những khả năng mới trong trắc địa.
Công nghệ đo GPS sử dụng hệ toạ độ địa tâm. Nguyên lý hoạt động dựa trên nghiên
cứu tương hỗ giữa các điểm trên bề mặt Trái Đất và thiết bị đặt trên vệ tinh nhân tạo
chuyển động trong trường trọng lực của Trái Đất. Kết quả đo cho ta các toạ độ X, Y và độ
cao trắc địa H của điểm đặt máy.

Với độ sai số xác định vị trí điểm trên mặt đất trong hệ toạ độ địa tâm tới mét, sai số
vị trí tương hỗ giữa hai điểm đo gần nhau về mặt bằng và độ cao tới milimét, công nghệ
GPS được ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của công tác trắc địa công trình.
1. Xây dựng lưới không chế mặt bằng, phục vụ trắc địa công trình


Trong khảo sát địa hình, công nghệ GPS đặc biệt hữu hiệu khi sử dụng để đo nối hệ
toạ độ độc lập, giả định của khu vực xây dựng với mạng lưới toạ độ nhà nước. Gắn toàn
bộ công trình xây dựng với độ chính xác cần thiết vào hệ toạ độ quốc gia. Dùng lưới GPS
làm lưới khống chế cấp trên để xây dựng, kiểm tra lưới khống chế xây dựng công trình.
Đảm bảo được độ chính xác các yếu tố tương hỗ giữa các công trình xây dựng với nhau
và với các đối tượng tự nhiên kinh tế xã hội khác.
Khi đo nối phải có ít nhất hai điểm trong hệ toạ độ cục bộ của công trình được đo
nối với ít nhất ba điểm trong mạng lưới khống chế quốc gia. Các điểm toạ độ nhà nước
phải được phân bố tương đối đều trong khu vực xây dựng. Các điểm đo nối trong hệ toạ
độ cục bộ phải được đặc trưng cho các thông số không gian cơ bản của công trình. Do
chỉ cần có độ thông thoáng cần thiết theo hướng thiên đỉnh của điểm đo GPS nên việc
chọn điểm đo nối của lưới công trình với lưới quốc gia rất thuận tiện.
Công nghệ GPS được sử dụng để xây dựng lưới khống chế phục vụ công tác đo vẽ
bản đồ địa hình, lập tài liệu khảo sát phục vụ thiết kế công trình. Dùng công nghệ đo GPS
để lập lưới khống chế thi công dạng:
- Lưới ô vuông xây dựng;
- Lưới khống chế xây dựng cầu, khu đầu mối công trình thuỷ lợi, thuỷ điện …,
- Lưới khống chế xây dựng công trình tuyến.
Trong quá trình thi công, do đặc thù của công nghệ đo GPS là có khả năng xác định
vị trí tương hỗ giữa các điểm rất cao nên có thể sử dụng để bố trí điểm công trình, chuyển
trục lên tầng các công trình cao. Đặc biệt thích hợp đối với các công trình có tầm cỡ lớn,
điều kiện thông thoáng tầm nhìn trong xây lắp bị hạn chế.
Công nghệ GPS dùng để kiểm tra, đo vẽ hoàn công khi các điểm đo không bị chia
khuất hướng thiên đỉnh. Nó đặc biệt thích hợp khi kiểm tra hoàn công các công trình

dạng tháp cao, các khối xây dựng nhiều tầng, nhằm xác định các chỉ tiêu dung sai xây lắp
cho phép.
2. Đo cao GPS
Nguyên tắc đo GPS tương đối cho ta xác định được các số gia toạ độ không gian ∆X,
∆Y, ∆Z giữa hai điểm thu tín hiệu đồng thời.
Từ các số gia toạ độ không gian này, ta có thể chuyển thành các số gia ∆X, ∆Y, ∆H,
ở đây giá trị ∆H là hiệu số độ cao trắc địa. Nếu sử dụng các số gia ∆H nói trên, qua tính
toán ta nhận được độ cao trắc địa của các trạm thu tín hiệu, tức là độ cao so với Ellipxoid
chọn tính. Do hệ cao độ trắc địa khác với hệ cao độ thuỷ chuẩn thông thường nên tồn tại
sai số trong hiệu số độ cao, sai số này mang tính hệ thống.
Ký hiệu độ cao trắc địa tại điểm A là H A, độ cao thuỷ chuẩn (độ cao chính, độ cao
thường) là hA, ta có quan hệ:
hA = HA - ζA

(1)

Trong đó: ζA là dị thường độ cao tại điểm A (gọi tắt là độ cao geoid hoặc là dị
thường độ cao, chính là khoảng cách từ mặt ellipoid chọn tính đến mặt Geoid hoặc
Kvadigeoit).
Nếu xét giữa hai điểm A, B trên mặt đất ta có hiệu độ cao:
∆hA,B = ∆HA,B - ∆ζA,B

(2)


Trong đó ∆HA,B là hiệu độ cao trắc địa, ∆ζA,B là hiệu số dị thường độ cao giữa hai
điểm A, B. Công thức (1) và (2) là các công thức cơ bản của đo cao GPS.

Hình 10: Độ cao trắc địa và độ cao thuỷ chuẩn


Vậy để xác định độ cao bằng công nghệ GPS vấn đề mấu chốt là xác định dị thường
độ cao (hay độ cao geoid) ζ hoặc hiệu dị thường độ cao ∆ζ (hay hiệu độ cao geoid) tại
các điểm đặt máy thu tín hiệu. Có thể nhận thấy rằng độ chính xác chuyền độ cao bằng
GPS phụ thuộc vào hai yếu tố quyết định đó là chất lượng đo cạnh GPS (baseline) và độ
chính xác hiệu dị thường độ cao giữa hai điểm. Sau khi bình sai mạng lưới GPS trong hệ
toạ độ không gian địa tâm X, Y, Z, chúng ta sẽ nhận được toạ độ cùng với độ cao trắc địa
H của các điểm. Nếu tại các điểm của mạng lưới, chúng ta có giá trị dị thường độ cao ζ,
theo công thức (1) chúng ta sẽ nhận được độ cao thuỷ chuẩn của các điểm.
Ảnh hưởng của sai số đến vị trí điểm
Với một cạnh GPS, hiệu độ cao trắc địa sẽ thay đổi khi thay đổi toạ độ của điểm đầu
cạnh mặc dù các số gia toạ độ vuông góc không gian không đổi. Có thể nhận thấy điều
này qua hình 11.
Hình 11: Ảnh hưởng của sai số vị trí điểm

Dựa vào quan hệ hình học ta chứng minh được công thức sau:
L. cosϕ
dH = dP Rm
(3)
o

Trong đó dPo là giá trị dịch chuyển điểm gốc trên bề mặt Ellipxoid (không
dịch độ cao điểm khởi tính),
L là khoảng cách từ điểm khởi tính đến điểm đang xét,
ϕ là góc kẹp giữa hướng dịch chuyển (dPo) và hướng L,
Rm là bán kính trung bình của Trái Đất
Có thể nhận thấy rằng khi điểm xét càng xa điểm gốc, thì ảnh hưởng của sai số vị trí
điểm gốc đến độ cao điểm xét càng lớn. Khi hướng dịch chuyển gốc vuông góc với
hướng đến điểm xét thì ảnh hưởng dịch chuyển điểm gốc đến độ cao điểm xét bằng 0.
Qua tính toán thấy rằng, ảnh hưởng của sai số vị trí đến hiệu độ cao trắc địa càng
tăng khi khoảng cách truyền độ cao GPS càng lớn. Với khoảng cách ngắn (dưới 10km),

sai số này khá nhỏ, ngay cả trường hợp sai số vị trí điểm đạt giá trị 5m.


Xác định dị thường độ cao
Như đã phân tích mấu chốt của công tác đo cao GPS là xác định chính xác dị thường
độ cao hoặc hiệu dị thường độ cao. Sau đây chúng ta xét một số phương pháp xác định
chúng dựa trên số liệu đo và thuật toán nội suy.
1. Nội suy dựa vào các điểm song trùng
Nếu lưới GPS có một số điểm được đo nối với lưới độ cao Nhà nước, như vậy tại
các điểm đó chúng ta sẽ có hai giá trị độ cao là độ cao trắc địa (H) xác định nhờ đo GPS
và độ cao thuỷ chuẩn (h) nhờ đo nối
với điểm độ cao nhà nước. Các điểm
này được gọi là các điểm song trùng.
Dựa vào các điểm song trùng chúng ta
sẽ nắm bắt được quy luật biến đổi của
dị thường độ cao, nhờ đó sẽ xác định
được dị thường độ cao cho các điểm
GPS khác theo thuật toán nội suy phù
hợp. Trên hình vẽ 12 cho mạng lưới
GPS vầ 4 điểm song trùng.
Hình 12: Lưới GPS và các điểm song trùng

Với điểm song trùng thứ i, ta xác định được dị thường độ cao ζ gọi là dị thường độ
cao GPS - thuỷ chuẩn.
ζi = Hi – hi

(i = 1, 2, …, n)

(4)


trong trường hợp này n = 4.
Ký hiệu toạ độ của điểm song trùng i là x i, yi, chúng ta sẽ tìm cách thiết lập mô hình
toán cho phép nội suy theo công thức:
ζi = f(xi, yi, a, b, c …)

(5)

trong đó a, b, c … là những tham số cần xác định.
Thí dụ: Trường hợp chọn hàm song tuyến dạng:
ζi = c + a.xi + b.yi

(6)

Từ (6) ta thiết lập phương trình số hiệu chỉnh:
vi = c + a.xi + b.yi - ζi

(7)

Các tham số a, b, c sẽ được xác định theo phương pháp số bình phương nhỏ nhất khi
số điểm song trùng lớn hơn 3 (lớn hơn số ẩn số).
2. Xác định dị thường độ cao dựa vào số liệu trọng lực và phép nội suy:
Như chúng ta đã biết, dị thường độ cao trọng lực có thể xác định dựa vào số liệu
trọng lực, theo công thức Stock:
ζ=

1
( g − γ )S (ψ ) dσ
4πγR ∫o ∫

trong đó S(ψ) là hàm Stock.


(8)


Dị thường độ cao xác định theo công thức (8) là khoảng cách giữa mặt Kvadigeoid
so với mặt ellipxoid chuẩn. Trong trường hợp này hiệu độ cao thường tại điểm nào đó sẽ
được tính:
hi = HiGPS – (ζi + δζi )
(8).

(9)

Trong đó HiGPS là độ cao của điểm đang xét đến GPS chuẩn, ζi được xác định theo

Giá trị δζi trong (9) bao gồm sự khác nhau giữa 2 ellipxoid và sự chưa phù hợp giữa
dị thường độ cao trọng lực tính theo (8) và dị thường độ cao thực tế. Từ công thức (9) ta
rút ra:
δζi = HiGPS - ζi - hi

(10)

Trong truờng hợp này nếu cho một số lượng điểm song trùng không ít hơn 3, chúng
ta sẽ thực hiện nội suy giá trị δζi theo thuật toán song tuyến.
3. Sử dụng mô hình Geoid
Các nhà khoa học đã dựa vào các tư liệu đo đạc, tài liệu nghiên cứu về Trái Đất để
xây dựng sẵn các mô hình Geoid nhằm nghiên cứu mặt đẳng thế trọng trường đồng thời
giúp cho công tác đo cao GPS được thuận tiện. Tuy nhiên các ứng dụng này đối với công
tác trắc địa công trình chưa nhiều và hiện đang được nghiên cứu.
IV. ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ SỐ TRONG KHẢO SÁT THIẾT KẾ ĐƯỜNG
Quá trình khảo sát địa hình, phục vụ thiết kế đường ôtô được thực hiện qua bốn

bước. Bình đồ được lập từ tỷ lệ 1:5000 đến 1:500 đặc biệt đến 1:200. Trong bước NCKT
phải lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao để phục vụ cho các bước khảo sát và thi công
công trình. Trong các bước mặt cắt được đo với mật độ tăng dần từ mặt cắt điển hình tới
mặt cắt chi tiết trên khoảng cách 10-20m.
Theo quy trình khảo sát truyền thống việc đo vẽ địa hình được thành lập với máy
kinh vĩ Theo 020 và máy thuỷ bình Ni 025 hoặc các máy tương đương, các số liệu đo đạc
trong mỗi giai đoạn chỉ sử dụng để thể hiện tài liệu trong giai đoạn đó. Giai đoạn cuối
cùng là TKBVTC cần khối lượng đo chi tiết bình đồ, mặt cắt rất lớn để đảm bảo đủ mật
độ điểm theo yêu cầu thiết kế, đặc biệt để đảm bảo chính xác khối lượng đào đắp. Các số
liệu địa hình đã đo trên khu vực ở các giai đoạn trước không được sử dụng.
Ngày nay, việc khảo sát địa hình tuyến thường sử dụng các loại máy toàn đạc điện
tử. Toàn đạc điện tử được dùng để xây dựng lưới, đồng thời đo chi tiết, đủ độ chính xác
để đo vẽ mặt cắt theo phương toạ độ cự. Tất cả các bước, việc đo đều được bắt đầu từ các
điểm khống chế đã xây dựng ở bước NCKT, việc đo đều có thể thực hiện đo khép và khi
tính toán toạ độ chi tiết đều có thể bình sai nếu ứng dụng các thiết bị máy tính PC, mà
hiện đã trở nên thông dụng. Sau khi bình sai, các tập hợp điểm về địa hình tuyến khi đo
bằng toàn đạc điện tử đều đủ độ chính xác để lập bình đồ địa hình tỷ lệ lớn đến 1:500.
Nếu chúng ta sử dụng phần mềm thích hợp, các tệp điểm này được sử dụng để lập mô
hình số độ cao DEM. Sau mỗi bước đo, mô hình số độ cao DEM được tăng dầy thêm các
điểm chi tiết đặc trưng của địa hình. Các số liệu cố định tuyến như đỉnh, TSS, TC, G,
NĐ, NC, các điểm cọc Km, cọc Hm và cả cọc chi tiết cũng được nhập vào mô hình số độ
cao. Kết quả thu được mô hình với độ chính xác cao hơn, đặc biệt tại các điểm đặc trưng
nhất của tuyến. Với mô hình số độ cao đó chúng ta lập bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt
ngang tuyến rất linh hoạt Mọi thay đổi về hướng tuyến, về vị trí đỉnh, về bán kính cong
thiết kế đều được cập nhật và thể hiện trên mô hình số độ cao DEM. Kết quả cuối cùng là


chúng ta có thể xuất bình đồ tuyến, mặt cắt theo đúng tuyến cuối cùng được chọn vẫn
trên mô hình số độ cao đã được lập tích hợp trong các bước khảo sát.
Trong trường hợp này chúng ta đã sử dụng kết quả đo khảo sát thực địa trong các

bước, với mật độ điểm chi tiết tăng dần. Kết quả cuối cùng chúng ta có được các bình đồ,
mặt cắt theo đúng tuyến được chọn cuối cùng với độ chính xác cao nhất, vì đã sử dụng tất
cả các số liệu đo thực địa đã thực hiện ở các bước. Nếu công tác khảo sát địa hình được
thực hiện bởi một nhóm khảo sát qua tất cả các bước thì bước cuối khối lượng khảo sát
giảm đi đáng kể, bởi các đặc trưng của địa hình khu vực đã đo trong các giai đoạn trước
không cần thực hiện lại.
Trong các bước khảo sát thiết kế nếu được thực hiện trên mô hình số độ cao, thì việc
cắm tuyến, cố định đỉnh, đóng các cọc chi tiết thực hiện đặc biệt thuận lợi khi sử dụng
toàn đạc điện tử.
Các yếu tố bố trí được chuẩn bị trên mô hình số độ cao đã được kết xuất thành bình
đồ và thiết kế tuyến trên đó. Việc bố trí thực hiện ngoài thực địa trở nên hết sức thuận lợi
và hiệu quả.
Dưới đây là quy trình khảo sát đường sử dụng toàn đạc điện tử và mô hình số độ cao
DEM.

Hình 12: Quy trình khảo sát đường sử dụng toàn đạc điện tử và mô hình số độ cao


TRÊN ĐÂY LÀ TOÀN BỘ NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA HỌC VIÊN
TRÂN TRỌNG CẢM THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE



×