Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học GIẢI TOÁN có lời văn ở lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.14 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
Đơn vị: Trường Tiểu học An Thới

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 1

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục Tiểu học
Họ và tên người thực hiện: Lê Thị Tâm
Nhiệm vụ: Giáo viên dạy lớp 11
Sinh hoạt tổ chuyên môn: Khối 1

Mỏ Cày Nam, tháng 2 năm 2012


PHẦN MỞ ĐẦU
I- Bối cảnh của đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu
trong cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi phải đổi mới giáo dục, trong đó sự đổi mới cơ
bản về phương pháp dạy học. Những phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi,
đòi hỏi sự tư duy của học sinh được đặc biệt chú trọng. Trong mục tiêu giáo dục
cũng chỉ rõ: “… Đào tạo có chất lượng tốt những người lao động mới có ý thức và
đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hóa phổ thông và hiểu biết kỹ thuật, có
kỹ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ, có sức khỏe tốt…” Muốn đạt được mục
tiêu này thì dạy- học toán trong trường phổ thông là một khâu quan trọng của quá
trình dạy học.
II- Lý do chọn đề tài
Đảng và nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì chỉ có giáo


dục mới tạo ra được một thế hệ trẻ với vốn sống năng động, sáng tạo; chỉ có giáo
dục mới tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện để đáp ứng sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như chúng ta đã biết trong các môn khoa học và kỹ thuật, toán học giữ một vị trí
nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với kỹ thuật, với sản xuất và chiến đấu. Nó là một
môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy
nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề,
giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh, sáng tạo. Nó còn giúp chúng ta rèn luyện
nhiều đức tính quý báu như: Ý chí vượt khó, tính cần cù và kiên nhẫn, tự lực cánh
sinh, yêu chuộng chân lý, yêu thích chính xác.
Mặt khác, môn toán thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học là
chuẩn bị cho học sinh những tri thức, kỹ năng toán học cơ bản cần thiết cho việc
học tập hay bước vào cuộc sống.
Thế nhưng trong thực tế dạy- học toán theo hướng tích cực còn gặp khó khăn,
nhất là dạy mảng kiến thức về giải toán có lời văn ở lớp 1. Vì mức độ nhận thức
của học sinh có sự chênh lệch, sự kiên trì của học sinh còn hạn chế nên kết quả đạt
được chưa cao. Để khắc phục tình trạng này nhằm nâng cao chất lượng môn toán


tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy- học giải toán có lời
văn ở lớp 1”.
III- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 1.
- Học sinh khối lớp 1
VI - Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các biện pháp giúp cho việc dạy- học mảng kiến thức về giải toán có lời
văn đạt hiệu quả hơn, nhằm nâng chất lượng dạy- học môn toán ở lớp 1. Để làm cơ
sở vững chắc giúp học sinh học tốt mảng kiến thức Giải toán có lời văn ở các lớp
tiếp sau và góp phần nâng cao chất lượng dạy- học môn Toán.
V- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

Vận dụng các biện pháp nghiên cứu trong đề tài vào day- học thì học sinh thích
thú hơn khi học giải toán có lời văn mà nhất là học sinh trung bình, yếu không thấy
nhàm chán. Vì các em đã nắm vững được quy trình giải, giải đúng bài toán, trình
bày bài giải rõ ràng. Thế nên chất lượng cuối năm đạt được cao hơn.


PHẦN NỘI DUNG
I-Cơ sở lý luận:
Để đáp ứng được những yêu cầu mà xã hội đặt ra, giáo dục và đào tạo phải có
những cải tiến, điều chỉnh, phải đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương
pháp dạy học cho phù hợp. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh. Đổi mới phương pháp là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới
phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu
điểm các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm
phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Mục đích của đổi
mới phương pháp dạy học là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ
động, tự giác, luôn tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và
lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân
cách của mình.
Môn toán lớp 1 là môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của
một môn khoa học, mở đường cho các em đi vào thế giới kỳ diệu của toán học.
Giải toán có lời văn, là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương
trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát triển trí
tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán
có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp kiến thức toán học, giải toán có lời văn, các
em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và
đo đại lượng. Toán có lời văn là cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa

toán học với các môn học khác.
II -Thực trạng của vấn đề:
Trong các tuyến kiến thức toán chương trình Tiểu học thì tuyến kiến thức
“Giải toán có lời văn” là khó khăn nhất đối với học sinh và càng khó khăn hơn đối
với học sinh lớp 1.Vì vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy
lôgic của các em còn rất hạn chế. Và một nét nổi bật hiện nay là phần lớn học sinh


chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Các em thực sự lúng túng
khi giải toán có lời văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích
đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt
vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày
thiếu chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, học toán một cách máy móc,
dập khuôn.
* Những sai lầm, khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy- học mạch kiến
thức về “ Giải toán có lời văn”:
+ Giáo viên còn coi việc dạy “Giải toán có lời văn” ở lớp 1 là đơn giản, dễ dàng
nên chưa tìm tòi, nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy có hiệu quả.
+ Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy tuyến kiến thức:
“Giải toán có lời văn” ở lớp 1 còn thiếu linh hoạt.
+ Giáo viên còn lúng túng khi tạo các tình huống để giải quyết vấn đề.
+ Vốn từ, vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế của học sinh lớp 1 còn rất hạn chế
nên khi giảng dạy cho học sinh lớp 1 giáo viên đã diễn đạt như với các lớp trên,
làm học sinh lớp 1 khó hiểu, không thể tiếp thu được kiến thức và không đạt kết
quả tốt trong việc giải các bài toán có lời văn.
+ Khả năng kiên trì của học sinh lớp 1 trong quá trình học nói chung cũng như
học “Giải toán có lời văn” nói riêng còn chưa cao.
III-Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề:
1- Nắm bắt nội dung chương trình:
Giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa.

Mặc dù đến tận tuần 22 học sinh mới được chính thức học cách giải “Bài toán có
lời văn”, song chúng ta đã có ý thức ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm này ngay từ
bài “Phép cộng trong phạm vi 3” ở tuần 7. Từ tuần 7 đến tuần 16 trong hầu hết các
tiết dạy phép cộng, trừ đều có các bài tập thuộc dạng “Nhìn tranh viết phép tính”.
Ở đây học sinh được làm quen với việc:
- Xem tranh vẽ.
- Nêu bài toán bằng lời.
- Nêu câu trả lời
- Viết phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh) Ví dụ: Sau khi xem tranh


trang 65 (SGK), học sinh tập nêu bằng lời: “Có 4 con chim đậu trên cành, có thêm
2 con chim bay tới. Hỏi có tất cả mấy con chim ?”. Rồi tập nêu miệng câu trả lời:
“có tất cả 6 con chim”, sau đó viết vào dãy 5 ô trống để có phép tính.
4

+

2

=

6

Đến tuần 16, học sinh được làm quen với việc đọc tóm tắt rồi nêu bài toán bằng
lời, sau đó nêu cách giải và tự điền số và phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống, ở
đây không còn tranh nữa (bài 3b- trang 87, bài 5- trang 89).
Việc ngầm chuẩn bị cho học sinh các tiền đề để giải toán có lời văn là chuẩn bị
cho học sinh cả về viết câu lời giải và phép tính. Vì vậy sau những bài tập nhìn
tranh viết phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống chúng ta chịu khó đặt thêm những

câu hỏi để các em trả lời miệng. Ví dụ: Từ tranh vẽ “3 quả xếp trên đĩa, xếp thêm 2
quả nữa”, trang 51 SGK. Sau khi học sinh viết xong phép tính vào dãy 5 ô trống
giáo viên nên hỏi thêm: “Vậy có tất cả mấy quả ?”…
Dần dần học sinh sẽ quen với cách nêu lời giải bằng lời. Nhờ đó mà các em dễ
dàng viết được các câu lời giải sau này.
Trước khi chính thức dạy “Giải toán có lời văn” học sinh được học bài nói về cấu
tạo của bài toán có lời văn gồm hai phần: Một là “Những cái đã cho (dữ kiện)”;
Hai là “Cái phải tìm (câu hỏi)”. Trong sách Toán 1 có vẽ bốn bức tranh, kèm theo
là bốn đề toán: 2 đề còn thiếu dữ kiện, 1 đề còn thiếu câu hỏi, 1 đề thiếu cả dữ kiện
và câu hỏi. Học sinh quan sát tranh rồi nêu miệng bài toán sau đó điền vào chỗ các
dữ kiện rồi điền từ vào chỗ câu hỏi. Từ đó giáo viên giới thiệu cho các em “Bài
toán có lời văn”.
* Các loại toán có lời văn chủ yếu trong trình là loại toán “Thêm- Bớt”
- Bài toán “Thêm” thành bài toán gộp
- Bài toán “Bớt” thành bài toán tìm số hạng, chẳng hạn: Một sợi dây dài 13 cm,
đã cắt đi 2 cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng- ti- mét ?
* Về hình thức trình bày bài giải, học sinh phải trình bày đầy đủ theo quy định
thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5 là : Câu lời giải; Phép tính; Đáp số
- Các đề toán thường dùng các từ dễ đọc, câu hỏi trong đề toán học sinh chỉ cần
chỉnh sửa vài ba từ là có được câu lời giải.
2- Sử dụng đồ dùng dạy học:


Như chúng ta đã biết, con đường nhận thức của học sinh Tiểu học là: Từ trực
quan
sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở lại thực tiễn. Đồ dùng
thiết bị dạy học là phương tiện hữu hình cực kỳ cần thiết khi dạy “Giải toán có lời
văn” cho học sinh lớp 1. Trong cùng một bài toán có lời văn , nếu dùng lời để dẫn
dắt, hướng dẫn thì sẽ khó khăn hơn nhiều so với dùng đồ dùng tranh ảnh, vật thật
để minh họa. Thế nên đồ dùng trực quan rất cần thiết khi dạy “Giải toán có lời

văn” cho học sinh lớp 1.
3- Dạy “Giải toán có lời văn” ở lớp 1
_ Quy trình giải toán có lời văn thông thường qua 4 bước:
3.1. Đọc và tìm hiểu bài toán:
Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là
giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu nội dung, hiểu một số từ
quan trọng như “thêm, và, tất cả…” hoặc “bớt, bay đi, còn lại, …” (có thể kết hợp
xem tranh minh họa). Để học sinh dễ hiểu đề bài giáo viên có thể dùng phấn màu
gạch chân một số từ ngữ chính trong đề bài. Trong giai đoạn đầu, giáo viên nên
giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đàm thoại “Bài toán cho biết gì? Bài toán
hỏi gì? Và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa
vào tóm tắt nêu lại bài toán.
Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các em
nhìn tranh hoặc đồ dùng dạy học để trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Bài 2, trang 118 (Sách giáo khoa), giáo viên có thể hỏi:
+ Có mấy bạn đang đứng ? Có mấy bạn đang đi tới ?
+ Em có bài toán như thế nào ?
Sau đó giáo viên cho học sinh đọc hoặc nêu đề toán ở sách giáo khoa.
- Thông thường có 3 cách tóm tắt:
Ví dụ:

Sơn

:

4 quả bóng

Tùng

: 3 quả bóng


Cả hai bạn có :… quả bóng ?
...


Chẳng hạn với tóm tắt trên, học sinh dựa vào dòng cuối của tóm tắt có thể viết
ngay câu lời giải là: “Cả hai bạn có:” hoặc “Số quả bóng cả hai bạn có là :”, …
Dạy giải toán là một quá trình. Thế nên chúng ta không vội vàng yêu cầu các
em phải viết được các câu lời giải hay, phép tính và đáp số để có một bài chuẩn
mực ngay từ khi mới học vài ba tiết. Chúng ta cần bình tĩnh rèn luyện cho học sinh
từng bước để các em nắm thật vững cách giải một bài toán và dần dần sẽ làm bài
tốt.
3.2. Tìm đường lối giải bài toán:
Ví dụ: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy
con gà ?
- Giúp học sinh tìm hiểu đề toán xác định cái đã cho và cái phải tìm, chẳng hạn:
+ Bài toán cho biết gì? (Nhà An có 5 con gà)
+ Bài toán còn cho biết gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà)
+ Bài toán hỏi gì ? (Nhà An có tất cả mấy con gà ?)
- Giáo viên hỏi tiếp: “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm tính gì?
Lấy mấy cộng mấy ? 5+ 4 bằng mấy ? Hoặc “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con
gà em tính như thế nào?”, …
- Giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp “9 này là 9 con gà “ nên ta viết “con gà”
vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà)
- Nhưng cũng có em nhìn tranh sách giáo khoa đếm ra kết quả mà không phải
tính toán, trường hợp này giáo viên vẫn xác nhận kết quả là đúng, song cần hỏi
thêm: Em tính thế nào? Sau đó nhấn mạnh: “Khi giải bài toán phải nêu được phép
tính để tìm ra đáp số. Nếu chỉ nêu ra đáp số thì chưa phải là giải bài toán”.
- Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với loại toán này nên các em
rất lúng túng. Để giúp học sinh bước đầu hiểu và nắm được cách làm ta có thể

dùng một trong các cách sau:
+ Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (hỏi) và cụm từ cuối
(mấy con gà) để có câu lời giải: “Nhà An có tất cả:” hoặc thêm từ “là” để có câu
lời giải “Nhà An có tất cả là:”
+ Cách 2: Từ “con gà” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ
“Số” (ở đầu câu), từ “là” ở cuối để có “Số con gà nhà An có tất cả là :”


+ Cách 3: Dựa vào dòng cuối của tóm tắt, coi đó là “từ khóa” của câu lời giải
rồi thêm một vài từ.
+ Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi để học sinh trả lời miệng:
“Nhà An có có tất cả 9 con gà” rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải.
Nhà An có tất cả:
5 + 4 = 9 (con gà)
+ Cách 5: Sau khi học sinh tính xong : 5 + 4 = 9 (con gà), giáo viên chỉ vào 9
và hỏi : “ Số gà nhà An có tất cả là:” v.v …
- Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau,
sau đó trao đổi chọn câu thích hợp nhất. Không bắt buộc phải viết theo một kiểu.
3.3. Trình bày bài giải
- Có thể coi việc trình bày bài giải là sản phẩm của tư duy. Thực tế học sinh lớp
1 trình bày bài giải còn rất hạn chế. Cần rèn cho học sinh nền nếp và thói quen
trình bày bài giải một cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong giấy nháp.
3.4. Kiểm tra bài giải:
Học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 thường có thói quen làm xong
không xem lại để kiểm tra bài đã làm. Giáo viên cần giúp học sinh có thói quen
học tập này. Cần kiểm tra về lời giải, phép tính, đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu
trả lời khác.
* Biện pháp khắc sâu loại “Bài toán có lời văn”
Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu và giải tốt “Bài toán có lời văn”, giáo viên cần
giúp cho học sinh hiểu chắc, hiểu sâu loại toán này, ở mỗi bài, mỗi tiết về “Giải

bài toán có lời văn” giáo viên cần phát huy tư duy, trí tuệ, tính tích cực chủ động
của học sinh bằng việc hướng cho các em tự tóm tắt đề toán, tự đặt đề toán theo dữ
kiện đã cho, tự đặt đề toán theo tóm tắt cho trước, giải bài toán từ tóm tắt, nhìn
tranh vẽ, sơ đồ viết tiếp vào chỗ chấm (…), đặt câu hỏi cho bài toán.
Ví dụ : Bài 1. a) Sách giáo khoa, trang 152
Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó :
Trong bến có … ô tô, có thêm … ô tô vào bến. Hỏi ………………………?
4- Một số phương pháp thường sử dụng khi dạy “Giải toán có lời văn”
- Phương pháp trực quan:


Khi dạy Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 thường sử dụng phương pháp
trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua việc sử dụng
tranh ảnh, vật thật, sơ đồ, … giúp học sinh dễ hiểu đề bài toán hơn từ đó tìm đường
lối giải một cách thuận lợi.
- Phương pháp hỏi đáp:
Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm đường lối giải,
chữa bài làm của học sinh, …
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Với những tình huống khó, giáo viên có thể phối hợp với các phương pháp
khác như: Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp kiến tạo, …
IV-Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua vận dụng các biện pháp nêu trên thì tỷ lệ học sinh biết tóm tắt bài toán phù
hợp, biết phân tích, tổng hợp, biết phân biệt những dữ kiện đã cho, cái phải tìm.
Học sinh biết đặt câu lời giải phù hợp, làm phép tính và ghi danh số, ghi đáp số
đúng, đầy đủ cao hơn khi chưa áp dụng. Đa số HS trình bày bài giải đẹp, khoa học.
Sau đây là kết quả đạt được qua 3 năm vận dụng các biện pháp đã trình bày ở
trên:
Năm




học

số

Tóm tắt bài

Đặt câu lời

Viết phép tính, tên

Viết đáp số

lớp

toán phù hợp

giải phù hợp

đơn vị phù hợp

đúng, đầy đủ

27

20/27

22/27


25/27

25/27

74.1 %

81.5%

92.6 %

92.6 %

28/31

29/31

30/31

29/31

90.3 %

93.6%

96.8%

93.6%

25/27


26/ 27

26/ 27

26/ 27

92.6 %

96.3 %

96.3 %

96.3 %

0809
09-

31

10
1011

27

Kết quả đạt được qua 3 lần kiểm tra khảo sát cuối năm


PHẦN KẾT LUẬN
I- Những bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo khoa về

“Giải toán có lời văn” ở lớp 1 để xác định được trong mỗi tiết học phải dạy cho
học sinh những gì và dạy như thế nào để đạt hiệu quả tốt .
- Vận dụng các phương pháp dạy- học một cách thật phù hợp, linh hoạt phát huy
tính tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh.
- Đối với học sinh tiểu học và đặc biệt là học sinh lớp 1, cần coi trọng sử dụng
trực quan trong giảng dạy nói chung và “Giải toán có lời văn” nói riêng, tuy nhiên
không vì thế mà lạm dụng đồ dùng trực quan hoặc sử dụng một cách hình thức sẽ
không mang lại hiệu quả cao.
- Dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp 1 không thể nóng vội mà phải hết
sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỷ mỷ nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các
em phương pháp tư duy học tập đó là tư duy khoa học, tư duy sáng tạo, tư duy
lôgic. Rèn cho các em đức tính kiên nhẫn, chịu khó, cẩn thận, tính chính xác trong
học “Giải toán có lời văn” cũng như trong học tập môn toán và các môn học khác.
II-Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Đây là những điều hết sức tâm huyết mà tôi đã thực hiện giảng dạy trong
những năm qua và đã thu được những kết quả khả quan.
III-Khả năng ứng dụng, triển khai
Để nâng cao chất lượng dạy- học toán mà đặc biệt là ở mảng kiến thức “Giải
toán có lời văn”, tôi cùng đồng nghiệp trong tổ khối 1 sẽ tiếp tục thực hiện.
IV-Những kiến nghị, đề xuất
Trên đây là một số gải pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy- học có hiệu quả khá
cao. Tôi rất mong sự đóng góp của Ban giám hiệu và quý thầy, cô để đề tài hoàn
chỉnh hơn góp phần tích cực vào việc nâng chất lượng dạy- học toán trong nhà
trường.
Người thực hiện

Lê Thị Tâm


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục
2. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 1, Nhà xuất bản Giáo dục
3. Sách giáo viên Toán 1, Nhà xuất bản Giáo dục
4. Sách giáo khóa Toán 1, Nhà xuất bản Giáo dục
5. Thế giới trong ta

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài …………………………………………………………. 1
II. Lý do chọn đề tài

………………………………………………………... 1

III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ……………………………………........ 2
VI. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………... 2
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu ..…………………………………….. 2
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận ………………………………………………………………. 3
II. Thực trạng của vấn đề …………………………………………………....... 3
III. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề …………………………… …. 4
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ………………………..…………… 9
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm ………………………………………………. 10
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm………………………………………. 10
III. Khả năng ứng dụng, triển khai…………………………………………….10

VI. Những kiến nghị, đề xuất ………………………………………………... 10



×