Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn rèn đọc DIỄN cảm CHO học SINH lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.7 KB, 13 trang )

- HỌ VÀ TÊN: HUỲNH THỊ NGÂN
- ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN TRUNG
- TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“ RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5”

Trang 1


Phần mở đầu
I/ Bối cảnh của đề tài:
Trong cuộc sống của mỗi con người, dù ở bất cứ trong môi trường nào con người
cũng cần đến hoạt động giao tiếp. Vậy nếu nói đến giao tiếp là nói đến sử dụng ngôn ngữ
Tiếng Việt, hiểu và nói được tiếng mẹ đẻ là một quá trình học tập lâu dài. Bởi “Tiếng Việt
ta rất giàu và đẹp”, để giao tiếp tốt mỗi người cần có kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Do đó
việc dạy học môn tập đọc giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó
vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác. Đầu tiên
các em phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Có đọc tốt thì mới phát triển tốt các kỹ
năng nghe, nói, viết. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và
hoạt động, đồng thời tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc một cách có ý thức sẽ tác
động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Thông qua môn tập
đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp,
dạy các em cách suy nghĩ một cách lô-gíc cũng như các tư duy có hình ảnh. Chính vì vậy
môn tập đọc có ý nghĩa to lớn, hình thành nhân cách con người. Nhưng đọc thế nào? Đọc
ra sao mới hiểu được hết giá trị của ngôn ngữ, nghệ thuật tiếng Việt.
Đọc ở đây không dừng lại là đọc đúng, đọc lưu loát mà còn đòi hỏi đến kỹ năng đọc
diễn cảm gây cảm xúc cho người nghe. Nhưng thực tế qua nhiều năm giảng dạy lớp 5, đa
số học sinh cho rằng đọc tốt chính là đọc đúng và đọc lưu loát, chưa biết đọc diễn cảm
một văn bản hay một bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm tâm tư tình cảm của mình vào
trong đó.
Nhìn chung trong giờ tập đọc thời gian dành cho đọc diễn cảm quá ít. Học sinh
chưa tự giác luyện đọc trước ở nhà, chưa hiểu hết nội dung văn bản. Điều này dẫn đến


cảm thụ bài đọc là rất khó.
II/ Lý do chọn đề tài:
Trong công cuộc đổi mới đất nước, một trong những vấn đền mà Đảng và Nhà nước
ta quan tâm hiện nay là làm sao nâng chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục ngang
tầm với các nước tiên tiến trên thế giới.
Chính vì thế chỉ có đổi mới phương pháp dạy học là con đường ngắn nhất để đạt
chất lượng và hiệu quả cao nhất. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học bao gồm cả hai
Trang 2


mặt: Phải đưa vào các phương pháp mới đồng thời tích cực phát huy những ưu điểm của
phương pháp truyền thống. Lý luận dạy học đã khẳng định không có phương pháp nào là
vạn năng. Đổi mới phương pháp phải kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo giữa kinh nghiệm
của giáo viên với những yếu tố mới của phương pháp dạy học hiện đại.
Thông qua việc dạy phân môn tập đọc, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức,
hành động đúng đắn cho học sinh. Phát triển khả năng học tập các môn học khác, là điều
kiện phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của
người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần từ đây họ biết
tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội. Nhờ đọc mà
con người bày tỏ ý chí của mình. Từ đó có điều kiện tự học và hiểu biết các môn học
khác. Như vậy có thể khẳng định rằng đọc là cầu nối của tri thức, của các môn học. Đọc
chính là học. Nhưng thực tế hiện nay ở trường tiểu đa số học sinh của chúng ta chưa đọc
được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình
thành kỹ năng đọc. Các giờ tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn,
số lượng học sinh biết đọc diễn cảm chiếm rất ít. Giáo viên còn nhiều lúng túng khi dạy
đọc diễn cảm cho học sinh và thời gian dành cho đọc diễn cảm cũng rất ít.
Để giúp học sinh đọc diễn cảm và cảm thụ được văn bản đòi hỏi người giáo viên
phải đổi mới phương pháp dạy học. Với ý nghĩa quan trọng của phân môn tập đọc và
thực trạng về kỹ năng đọc diễn cảm ở lớp tôi như hiện nay, tôi mạnh dạn chọn phân môn
rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này.

III/Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: Phân môn tập đọc lớp 5.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5.
IV/ Mục đích nghiên cứu:
Nhằm góp phần nâng chất lượng môn tập đọc cho học sinh khối 5 nói chung và cho
lớp tôi nói riêng.
V/Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Dạy học theo hướng: “Lấy học sinh làm trung tâm”.Dạy học theo hướng phân hoá
đối tượng học sinh.

Trang 3


Phần nội dung
I/Cơ sở lý luận:
Phân môn Tập đọc có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Dạy
tập đọc cho học sinh tiểu học bước đầu đem đến sự vận động khoa học cho não bộ và các
cơ quan phát âm, ngôn ngữ đem đến những tinh hoa văn hoá, văn học nghệ thuật trong
tâm hồn trẻ, rèn kỹ năng đọc hiểu cảm thụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức là điều
kiện để phát triển toàn diện nhân cách con người.
Nhân cách học sinh tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc vào quá
trình giáo dục của người thầy mà trong đó phương tiện là nghe, nói, đọc, viết có được
nhờ học phân môn tập đọc. Dạy tập đọc đặc biệt là dạy đọc diễn cảm cho học sinh tiểu
học đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của học sinh tiểu học, phù hợp với sự phát triển của khoa học, xã hội, đáp ứng nhu cầu
ham hiểu biết của học sinh và tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ một cách
toàn diện.
II/Thực trạng của vấn đề:
Trong năm 2010-2011 tôi được phân công dạy lớp 5 có những thuận lợi và khó
khăn như sau:

* Thuận lợi:


Đa số học sinh trong lớp đều được cha mẹ quan tâm chăm sóc, có đầy đủ

sách vở và đồ dùng học tập. Các em chăm ngoan.


Trong giờ Tập đọc đa số các em thích nghe và đọc những bài văn có lời đối

thoại của nhân vật hay những bài văn, bài thơ giàu cảm xúc.


Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Ban Giám hiệu trường, bạn bè

đồng nghiệp. Giáo viên được tham gia các lớp học tập chuyên đề sinh hoạt cụm chuyên
môn. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi tôi còn gặp không ít khó khăn như sau:
* Khó khăn:
Một số em còn lười học không chuẩn bị bài đọc trước ở nhà, lười phát âm, dẫn đến
phát âm sai khó sửa. Qua khảo sát đầu năm 2010-2011 chất lượng đạt được ở môn tiếng
Việt còn quá thấp cụ thể như sau:
Trang 4


* Khảo sát đầu năm. Năm 2010- 2011:

TSHS
30 SL
4


Giỏi
TL%
13,3

Khá
TL%
33,3

SL
10

Trung Bình
SL
TL%
9
30

SL
7

Yếu
TL%
23,4

III/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Để rèn cho học sinh đọc một bài văn, bài thơ đạt tới kỹ năng mà người nghe rung
cảm trước sự vật hiện tượng đó, giáo viên phải hướng dẫn học sinh luyện đọc kỹ qua các
bước sau:Đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
1)Luyện đọc đúng: (đọc thành tiếng).
-Đọc đúng là sự tái hiện về mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác. Đọc

đúng, không đọc thừa, không đọc sót âm, vần và tiếng. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các
âm thanh (đúng âm vị), ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu).
-Muốn học sinh đạt được những yêu cầu trên, việc đọc mẫu là rất quan trọng. giáo
viên chỉ định một học sinh khá, giỏi đọc mẫu cả lớp đọc thầm theo, giáo viên lắng nghe
nhận xét và hướng dẫn đọc tốt hơn.
-Các hình thức đọc mẫu bao gồm:
+ Đọc từ, cụm từ nhằm hướng dẫn cách phát âm đúng, sửa cách phát âm sai.
+Đọc câu, đoạn bài nhằm hướng dẫn cách đọc diễn cảm.
+Dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh
cách nghỉ hơi, tốc độ, giọng đọc sao cho phù hợp.
a/ Luyện đọc đúng âm đầu, vần.
-Ví dụ: Bài: Tiếng rao đêm. Tiếng Việt 5, tập 2, trang 21.
-Sau khi chia đoạn, học sinh đọc nối tiếp từng đoạn giáo viên chú ý phát hiện cách
phát âm và yêu cầu học sinh phát âm lại. Có thể 2-3 học sinh khác phát âm hoặc giáo
viên phát âm sau đó gọi chính em đọc sai phát âm lại. Nhằm vừa luyện cá nhân và cho cả
lớp.
-Chẳng hạn các em thường đọc sai các từ sau: Rao đêm/gao đêm; sập xuống/xập
xuống; Vương/dương; khập khiễng/khập khiển; Tung toé/tung té…
b/Luyện đọc đúng câu, đoạn.
Trang 5


-Đọc bao gồm đúng cả tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Việc ngắt hơi phải
phù hợp các dấu câu: Nghỉ ngắn ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, đọc lên giọng ở
cuối câu hỏi, đọc biểu cảm ở cuối câu cảm… Ngoài ra tôi còn dựa vào nghĩa và quan hệ
ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng các câu.
-Ví dụ: Bài: Hạt gạo làng ta. Tiếng Việt 5, tập 1, trang 139.
+ Dòng thơ 1: “Hạt gạo làng ta”, chuyển sang dòng thơ 2 “Có vị phù sa” ngắt nhịp
tương đương một dấu phẩy.
+ Dòng thơ 2: “Có vị phù sa” sang dòng thơ 3 “Của sông Kinh Thầy” hai dòng thơ

này đọc gần như liền mạch.
+ Tiếp theo những dòng thơ của khổ thơ 2 ta cũng đọc liền mạch:
“Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ”
+ Nhưng riêng hai dòng thơ cuối của khổ thơ 2 cần đọc ngắt giọng, ngưng lại rõ rệt
để gây ấn tượng về sự chăm chỉ vất vả của mẹ để làm ra hạt gạo:
“Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”
-Đối với những bài thơ cần hướng dẫn cách ngắt nhịp và nhấn giọng ở những từ
ngữ cần thiết. Bằng cách giáo viên đọc mẫu học sinh lắng nghe và nêu lại cách đọc.
-Ví dụ: Bài: “Hành trình của bầy ong.” tiếng Việt 5, tập 1, trang 117. Ta ngắt nhịp
chủ yếu là 4/2; 3/5. Cụ thể như sau:
Chắt trong vị ngọt / mùi hương
Lặng thầm thay / những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng/vơi đầy
Men trời đất / đủ làm say đất trời.
- Đối với bài văn xuôi có những câu văn dài hoặc câu ngắn liên tục, giáo viên cũng
cần hướng dẫn học sinh cách đọc. Bằng cách gọi một học sinh khá, giỏi đọc mẫu học
sinh khác nhận xét và đưa ra cách đọc đúng.
Trang 6


Hoặc bài : “Kì diệu rừng xanh” tiếng Việt 5, tập 1, trang 75, 76.
“ Những chiếc chân vàng / giẫm trên thảm lá vàng / và sắc nắng cũng rực vàng trên
lưng nó.”
- Bài: “ Mùa thảo quả.” tiếng Việt 5, tập 1, trang 113, 114. Trong bài này có 3 câu
ngắn liên tục mặc dù mỗi câu chỉ có 2, 3 tiếng nhưng cũng cần nghỉ hơi rõ như những câu
dài ở từng câu để thể hiện hương thơm đặc biệt của thảo quả.
“ Gió thơm./ Cây cỏ thơm./ Đất trời thơm.”

- Ngữ điệu là tạo lên cao hay hạ thấp giọng. Mỗi kiểu câu chia theo mục đích nói
đều có ngữ điệu riêng, hạ giọng ở cuối câu kể, lên giọng ở câu hỏi.
Ví dụ: Bài “Chuỗi ngọc lam” tiếng Việt 5, tập 1, trang 134, 135.
Đọc lên giọng ở các câu hỏi: Ai sai cháu đi mua?
Đọc giọng vui, ngây thơ, hồn nhiên thể hiện được niềm vui của cô bé Gioan:
-Đẹp quá ! Xin chú gói lại cho cháu !
2) Luyện đọc lưu loát:
- Đọc lưu loát là nói đến mức độ đọc về mặt tốc độ, đọc không ê, a, ngắt ngứ. Tốc
độ đọc nhanh chỉ thực hiện được khi đã đọc đúng. Nhưng đọc nhanh không phải là đọc
luyến thoắn, tốc độ đọc chấp nhận được, khoảng 100-120 tiếng/1 phút.
-Bằng cách giáo viên đọc mẫu dặn cả lớp đọc thầm theo sau đó gọi nhiều học sinh
thi đọc to trước lớp. Học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét và điều chỉnh tốc độ đọc
của học sinh cho phù hợp.
-Ví dụ: Bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền”. Tiếng Việt 5, tập 1, trang 153. Giáo viên có
thể chọn đoạn 1: “Hải Thượng Lãn Ông… ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho
thêm gạo, củi.”
3)Đọc hiểu:
-Khi dạy phân môn tập đọc cần chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu. Cùng một lúc
học sinh thực hiện hai nhiệm vụ đọc tìm nội dung. Có hiểu nội dung bài mới có cách đọc
đúng, đọc hay và đọc diễn cảm. Việc luyện đọc hiểu thường tiến hành như sau:Đọc thầm,
đọc thành tiếng, đọc lướt.

Trang 7


* Ví dụ: Bài: “Hạt gạo làng ta”. Tiếng Việt 5, tập 1, trang 139.
+ Câu hỏi 1: Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
-Giáo viên cho học sinh đọc lướt khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi.
+Câu hỏi 2: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
-Đối với câu hỏi này giáo viên cho cả lớp đọc thầm khổ thơ 2 và trả lời.

+Câu hỏi 4: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
- Giáo viên gọi một học sinh đọc to khổ thơ cuối, cả lớp đọc thầm theo và trả lời.
-Như vậy dưới nhiều hình thức đọc, giáo viên đã cho học sinh phân tích và tìm hiểu
được nội dung bài học.
4)Luyện đọc diễn cảm:
-Đọc diễn cảm trước hết phải đọc đúng văn bản, bài thơ có các yếu tố nghệ thuật.
Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm… Biểu đạt được
ý nghĩa và tình cảm mà tác giả gửi gấm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông
hiểu,cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình
độ cao. Tuy nhiên không phải văn bản nào cũng phải đọc diễn cảm, ở lớp 5 thường có hai
loại văn bản: Văn bản nghệ thuật và văn bản phi nghệ thuật. Tôi thường cho học sinh
tiến hành các cách đọc như sau: Đọc cá nhân, đọc theo nhóm, đọc phân vai.
a/Đối với văn bản nghệ thuật.
-Văn bản nghệ thuật là loại hình văn bản gây cho người đọc, người nghe cảm xúc
qua giọng đọc cũng như ở tâm hồn. Vì vậy khi đọc người đọc cần thể hiện rõ ngữ điệu,
kết hợp cử chỉ, nét mặt…
-Giáo viên căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dẫn dắt, gợi mở giúp học
sinh tìm ra cách đọc nhằm diễn tả nội dung một cách tốt nhất. Tuỳ theo nội dung cấu tạo
của từng bài tập đọc và trình độ học sinh trong lớp mà giáo viên hướng dẫn đọc diễn
cảm. Đối với lớp yếu trước khi cho học sinh luyện đọc diễn cảm, giáo viên đọc mẫu và
yêu cầu học sinh lắng nghe tìm ra cách đọc. Lớp khá giỏi gọi một học sinh khá, giỏi đọc
cả lớp lắng nghe và học sinh tìm ra cách đọc giáo viên sửa sai, hướng dẫn học sinh ngắt
nhịp và nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
-Ví dụ: Bài “Đất nước”. Tiếng Việt 5, tập 2, trang 94-95.
Trang 8


-Giáo viên cần cho học sinh ngắt nhịp và nhấn giọng ở những từ ngữ như sau : Để
thể hiện niềm tự hào hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta.
Trời xanh đây/là của chúng ta

Núi rừng đây /là của chúng ta
Những cánh đồng/thơm mát
Những ngả đường/bát ngát
Những dòng sông/đỏ nặng phù sa.
-Bài: “Kì diệu rừng xanh”. Tiếng Việt 5, tập 1, trang 75-76. Khi luyện đọc diễn cảm
đoạn 1 cần nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện sự ngỡ ngàng, ngưỡng mộ của tác giả.
“Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm
lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích màu sặc sỡ rực lên.
Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng
lồ/ đi lạc vào kinh đô / của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung
điện của họ lúp xúp dưới chân.”
-Để đọc diễn cảm tốt tôi luôn đặt câu hỏi gợi ý để học sinh hiểu ý đồ của tác giả,
thảo luận vì sao đọc như vậy.
-Ví dụ: Bài: “Cái gì quý nhất”. Tiếng Việt 5, tập 1, trang 85, 86. Sau khi cho học
sinh xác định loại hình văn bản (thuyết trình, tranh luận), khi đọc cần phân biệt lời của
người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam: Đọc diễn tả giọng tranh luận, sôi
nổi; Thầy giáo: Lời giảng giải ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục).
-Đối với học sinh trung bình, yếu tôi luôn kiên trì luyện tập thêm tạo mọi điều kiện
để các em tham gia đọc nhiều hơn các em khác. Ngoài ra tôi còn tổ chức đọc theo nhóm
để các em khá, giỏi kèm cặp các em trung bình, yếu.
b/Đối với văn bản phi nghệ thuật.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài với sao cho phù hợp với mục đích thông
báo (làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan
trọng nổi bật trong văn bản). Chú ý không đọc diễn cảm như những văn bản nghệ thuật.

Trang 9


-Ví dụ: Bài: “Nghìn năm văn hiến.” Tiếng Việt 5, tập 1, trang 15. Đây là loại hình
văn bản báo cáo thống kê số liệu, giáo viên hướng dẫn học sinh biết đọc các bảng thống

kê, đọc to, rõ, rành mạch, dứt khoát, chú ý các số liệu đọc phải chính xác.
-Vậy đọc diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để diễn tả cảm xúc của bài đọc. Hoà nhập
được với bài văn, bài thơ, có cảm xúc sẽ tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính văn bản quy
định ngữ điệu cho người đọc chứ không phải người đọc tự đặt ra ngữ điệu.
IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
-Sau khi đã áp dụng biện pháp trên vào giảng dạy phân môn tập đọc tôi thấy học
sinh có tiến bộ rõ rệt các em có ý thức khi đọc bài, có chuẩn bị bài chu đáo. Các em
không còn ngại ngùng, e dè khi đọc diễn cảm trước lớp. Học sinh hứng thú học tập, hoạt
động tích cực hơn. Số em đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm đi. Số em đọc đúng, đọc diễn
cảm được nâng lên rõ rệt. Nhờ đó mà chất lượng môn tiếng Việt lớp tôi tăng lên. Cụ thể
như sau:
* Kiểm tra Cuối kì I và Cả năm. Năm học 2010-2011:
TS
HS

THỜI
ĐIỂM

30

GIỎI

KHÁ

TRUNG BÌNH

YẾU

SL


TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

CUỐI KÌ I

15

50 %

12

40 %

3

10 %

0


0

CẢ NĂM

21

70 %

9

30 %

0

0

0

0

PHẦN KẾT LUẬN:
I/Những bài học kinh nghiệm:
-Muốn nâng chất lượng dạy học, việc nghiên cứu tìm tòi học tập, đúc kết những
kinh nghiệm về phương pháp cũng như cách thức tổ chức là nhiệm vụ vô cùng quan
trọng. Qua nhiều năm giảng tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân như
sau:
+Người giáo viên phải yêu nghề và tận tuỵ với công việc, phải biết học hỏi, trao đổi
và lắng nghe những đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp.
+Giáo viên cần phải thương yêu, gần gũi giúp đỡ học sinh , luôn quan tâm tìm hiểu
xem các em vấp phải những khó khăn gì trong cách đọc, cách phát âm và cách đọc diễn

cảm để từ đó khắc phục những khó khăn các em vướng mắc.
Trang 10


+Việc đọc mẫu diễn cảm của giáo viên là khâu quan trọng giúp học sinh luyện tập
thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài đọc qua giọng đọc, đồng thời các em
học tập cách đọc của giáo viên.
+Việc nắm nội dung bài đọc và xác định giọng đọc là yếu tố cơ bản giúp học sinh
đọc diễn cảm tốt.
+Cần phát huy luyện đọc diễn cảm theo cặp, nhóm để học sinh luyện tập lẫn nhau.
-Trong quá trình giảng dạy nên tổ chức trò chơi học tập để thay đổi không khí học,
gây hứng thú cho học sinh .
+Việc rèn học sinh có thói quen học ở nhà là một việc làm cần thiết để giúp các em
đọc diễn cảm tốt hơn và đồng thời tiếp thu bài nhanh hơn.
II/Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thực tế đổi mới phương pháp giảng dạy không những nâng cao chất lượng môn
Tiếng Việt mà còn kích thích được khả năng tư duy, óc sáng tạo. Rèn cho các em tính
kiên trì, nhẫn nại, có ý thức tự giác và phương pháp khoa học, tiến bộ trong học tập.
III/Khả năng ứng dụng, triển khai:
Sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại hiệu quả cao, nên được Ban giám hiệu
trường Tiểu học Tân Trung thống nhất lấy phương pháp này vào trong giảng dạy chung
cho cả trường. Tôi tin chắc rằng nếu sáng kiến này được nhân rộng trong toàn Huyện,
Tỉnh thì chất lượng môn Tiếng việt ở cấp Tiểu học sẽ được nâng lên.
IV/Những kiến nghị, đề xuất:
- Đối với Ban Giám hiệu: Tạo điều kiện thường xuyên tổ chức chuyên đề dạy tập
đọc trong đơn vị trường để tất cả giáo viên được trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Đối với giáo viên: Phải thật sự yêu nghề, tận tâm với công việc. Khi lên lớp cần
nghiên cứu kỹ mục tiêu, nội dung bài học. Dạy theo hướng phân hoá đối tượng học sinh
nhưng không thể tách rời: Lấy học sinh làm trung tâm. Tạo không khí lớp học vui vẻ,
nhẹ nhàng, kích thích tư duy, sáng tạo, lôi cuốn tất cả học sinh vào trong bài học một

cách mê say. Làm sao để cho các em chính là người khám phá tìm ra kho tàng kiến thức
mới.

Trang 11


- Đối với học sinh : Cần tạo cho các em thói quen học tập tự giác, kiên trì, nhẫn nại
khi đọc bài. Có tính kỷ luật và đoàn kết cao trong học tập.
* Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân tôi. Với
tâm huyết góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi rất mong được đón nhận góp ý
chân thành của Ban Giám khảo, quý đồng nghiệp.
Chân thành cảm ơn!

Trang 12


MỤC LỤC
TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU

01

I/ BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI

01

II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

01


III/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊM CỨU

02

IV/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

02

V/ ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

02

NỘI DUNG

03

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN

03

II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

03

III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

04

IV/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


09

PHẦN KẾT LUẬN

09

I/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

09

II/ Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

10

III/ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI

10

IV/ NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

10

Trang 13



×