Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn tổ nhà trẻ của trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 19 trang )

Tên sáng kiến kinh nghiệm:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN
MÔN TỔ NHÀ TRẺ CỦA TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Huỳnh Mai
Đơn vị công tác: Trường mầm non Thị trấn Mỏ Cày

PHẦN MỞ ĐẦU
I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển về mọi mặt, hòa nhập với quốc
tế. Vì vậy nhu cầu xã hội ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu của đất nước
hiện nay, giáo dục đào tạo phải là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân, mọi
người ai cũng phải chăm lo đến giáo dục nhất là đối với trẻ lứa tuổi Mầm non.
Nhận thức sâu sắc được vấn đề này nên mỗi giáo viên phải không ngừng trao
dồi phẩm chất đạo đức, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt,
đồng thời cần phải thực hiện tốt công tác chăm sóc – giáo dục trẻ nhằm để góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bởi vì bậc học Mầm non là bậc học rất quan trọng giúp trẻ phát triển về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng
tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần
thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn,
đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Đứng trước cuộc cách mạng đổi mới toàn diện chương trình giáo dục
Mầm non về nội dung, phương pháp, đặt ra một trọng trách đối với tổ trưởng
chuyên môn phải nhanh chóng củng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về
chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt mới
đáp ứng được xu hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay.
Bản thân tôi đựơc sự tin tưởng của Ban giám hiệu nhà truờng giao cho tôi
nhiệm vụ tổ trưởng tổ nhà trẻ. Một nhiệm vụ hết sức quan trọng và nặng nề đối
1




với tôi, mặc dù trình độ năng lực có nhưng bên cạnh đó thì bề dày về kinh
nghiệm chưa sâu làm cho tôi rất lo cần phải có sự cố gắng để tìm ra biện pháp
nhằm hoàn thành đựơc nhiệm vụ mà Ban giám hiệu tin tưởng giao cho.
Đứng trước khó khăn đó, bản thân tôi luôn suy nghĩ để tìm ra những biện
pháp thế nào cho phù hợp với khả năng của giáo viên trong tổ từ đó tôi cùng các
chị em trong tổ nghiên cứu và tìm ra biện pháp chăm sóc - giáo dục trẻ một cách
toàn diện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà vẫn đáp ứng đựơc những
yêu cầu chung của bậc học Mầm Non. Chính vì lẽ đó mà tôi đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn tổ nhà trẻ của trường
Mầm Non Thị Trấn” để nghiên cứu.
III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác chăm sóc - giáo dục trẻ nhà trẻ.
2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn tổ nhà trẻ Trường Mầm Non
Thị Trấn.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm trao đổi, tổng kết lại kinh nghiệm tốt, quí báu vận dụng trong thực
tiễn, mang tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng tổ nhà trẻ Trường Mầm
Non Thị Trấn
V ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập đảng và nhà nước ta cũng đã
điểm lại những sự kiện thành công trong quá trình hội nhập về kinh tế, chính trị,
văn hóa, an ninh quốc phòng. Đồng thời chỉ ra những tồn tại yếu kém thì việc
đầu tiên đó là đòi hỏi đất nước ta có một đội ngũ các nhà tri thức có trình độ
kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ. Để đạt được điều kiện này thì việc “nâng
cao chất lượng tổ chuyên môn” là một việc làm cần thiết không thể thiếu được
nhằm giúp cho mỗi giáo viên vững về kiến thức, năng động trong công tác để

góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ đáp ứng với nhu cầu đổi
mới hiện nay.
2


3


PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thế kỷ XXI thế kỷ của nền văn minh và trí tuệ, giáo dục Mầm non cần có
chuyển biến mới về chất lượng. Việc đổi mới về nội dung phương pháp giáo dục
đặt ra không chỉ ở bậc học Mầm non mà trong toàn hệ thống giáo dục.
1 Vai trò của tổ chuyên môn
Đối với giáo viên, người giữ vai trò quyết định chất lượng của tổ, họ
không những tiếp nhận những tri thức mới mà còn cập nhật những tri thức hiện
đại theo sự phát triển của khoa học và sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy: “Nâng cao
chất lượng cho đội ngũ giáo viên trong tổ” là quá trình cung cấp những kiến
thức kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn đã có sẵn nhằm nâng cao năng lực chuyên
môn, rút kinh nghiệm từ bài học thực tế để đạt hiệu quả trong công tác chăm sóc
- giáo dục.
Bồi dưỡng phải bám sát mục tiêu giáo dục và hướng tới những đổi mới
của giáo dục Mầm non. Kết hợp giữa nâng cao kiến thức khoa học với rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm góp phần phát triển năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho
giáo viên Mầm non.
Sự phát triển của trẻ Mầm non mang tính tổng thể. Vì vậy chương trình
giáo dục Mầm non phải đảm bảo cân đối hài hoà: Chăm sóc, nuôi dưỡng, an
toàn…Phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Đặc biệt đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học tốt nhất khi các nhu cầu vật chất
và an toàn tâm lý được đáp ứng, trẻ học thông qua đồ dùng - đồ chơi, việc học

của trẻ bắt đầu là cầm, nắm, sờ, ngửi, nếm, trẻ học thông qua chơi , hoạt động
với đồ vật là chủ đạo.
Đặc biệt chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc: “Nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý”. Đã nói lên sự cần thiết của
việc việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là việc làm vô cùng
cần thiết mà mỗi giáo viên chúng ta cần phải quan tâm.

4


Muốn nâng cao chất lượng chuyên môn trước tiên cần nắm được đặc điểm
phát triển của trẻ lứa tuổi nhà trẻ, đây chính là cơ sở khoa học, giúp cho giáo
viên nắm rõ đối tượng giáo dục từ đó đề ra các biện pháp tác động phù hợp.
2 Đặc điểm phát triển của trẻ nhà trẻ từ 18 - 36 tháng
Trẻ em từ 18 – 24 tháng hoạt động chủ đạo là hành động với đồ vật.
Trong hành động với đồ vật ý thức của trẻ được xuất hiện do thói quen sử dụng
đồ vật chơi, ngôn ngữ theo đó mà phát triển cả về số lượng từ, cách đặt câu, ngữ
pháp…chức năng tượng trưng xuất hiện làm tiền đề cho tưởng tượng phát
triển.Ngoài ra đối với trẻ lứa tuổi này thì nhu cầu an toàn của trẻ rất cao bởi vì
trẻ đã biết phân biệt được mẹ, người thân với người lạ do đó trẻ đã biết “sợ”
phải xa, sợ người lạ, trẻ sợ nhiều thứ: động vật, âm thanh, sợ cô đơn, sợ bóng
tối, sợ độ cao,… Nhưng trẻ lại muốn biết , muốn nhận thức những cái đó.Chính
vì vậy, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cần sử dụng những hành vi ôn tồn,
nhẹ nhàng với nhịp điệu hành vi hợp lý để dẫn trẻ đi vào thế giới tự nhiên, xã
hội xung quanh.
Trẻ 25 – 36 tháng hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật.Và đặc điểm
vui chơi của trẻ ở lứa tuổi này thì mục đích vui chơi chưa rỏ ràng, những mẫu
hình hành động đồ chơi chưa nằm trong mục đích vui chơi của trẻ - mà trẻ thích
thì bắt chước, có thể bắt chước không trọn vẹn một hành động.
Hành động của trẻ với đồ vật vẫn theo nguyên tắc “ thử và sai” nhắc đi

nhắc lại nhiều lần , nhờ đó mà trẻ nhận thức, tìm hiểu được những tính chất mới
lạ của đồ vật. Ngoài ra trong vui chơi với bạn, trẻ nhận ra mình, muốn nhận làm
nhiều việc, muốn hơn bạn, chưa có nhu cầu hợp tác.
Vui chơi ở độ tuổi này, chủ yếu là chơi một mình, thích tự mình thực
hiện.
Trẻ 24 – 36 tháng còn có đặc điểm phát triển về xúc cảm, tình cảm và ý
chí. Trẻ đi lại chạy nhảy trên đôi chân của chính mình, hành động tích cực với
đồ vật. phạm vi giao tiếp và đối tượng giao tiếp được mở rộng, đa dạng. Biết yêu
ghét đồ vật, con người, biết bọc lộ vui buồn rỏ nét khi thành đạt trong vui chơi
và giao tiếp với mọi người…. Đặc biệt ở lứa tuổi này hướng hành vi, hành động
5


của trẻ ngày càng được xác định. Trẻ biết so sánh, biết chờ đợi kết quả của hành
động và cố gắng để hành động đạt kết quả. Ngoài ra, trẻ còn cố gắng hành động
theo người lớn, tự điều khiển hành vi của mình như: học quét nhà, rửa mặt,…Ở
giai đoạn phát triển từ 24 – 36 tháng nền tảng nhiều chức năng tâm lý phức tạp
của con người đã xuất hiện, được định hình. Nhiều phẩm chất nhân cách con
người đã bắt đầu phản phất qua hành vi ứng xử của trẻ trong quan hệ với đồ vật,
con người đặc biệt qua hành vi ngôn ngữ

Chính vì thế, mà chúng ta cần biết

những đặc điểm phát triển hoạt động của trẻ, để có những phương pháp giáo dục
thích hợp, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà
trường.
II THỰC TRẠNG CHUYÊN MÔN TỔ NHÀ TRẺ
1 Khái quát về đặc điểm chung của trường
Truờng Mầm Non Thị Trấn được bộ giáo dục đầu tư xây dựng mới và đi
vào hoạt động từ năm 2003, hiện tại trường có 03 nhóm trẻ và 12 lớp, số cán bộ

giáo viên và công nhân viên là 49, có 19 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 08 giáo
viên được bảo lưu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, trường nhận được nhiều cờ thi
đua trong nhiều năm học và được công nhận trường đạt chuẩn mức độ 02 vào
năm 2011. Điều đó khẳng định chất lượng, cũng như uy tín với các bậc phụ
huynh khi gởi con em vào nhà trường.
2 Đặc điểm chuyên môn tổ nhà trẻ
Tổng số giáo viên trong tổ là 06 trong đó có 03 đảng viên,có giáo viên
giảng dạy được 15 năm, có giáo viên mới dạy hai năm, giáo viên có tuổi đời cao
nhất là 48 tuổi, thấp nhất là 26 tuổi.

6


* Khảo sát tay nghề giáo viên tổ năm 2009-2010
TRÌNH ĐỘ
STT

TUỔI SỐ GIÁO CHUYÊN
VIÊN

1

2

26

35-48

MÔN


1

5

KẾT QUẢ GIÁO VIÊN
NĂM HỌC: 2009-2010

THSP

Trung bình

THSP:1

Giáo viên giỏi huyện: 05

CĐSP: 4

Giáo viên được bảo lưu giỏi
tỉnh: 04
CSTĐ cơ sở: 03
CSTĐ cấp tỉnh: 02
Xếp loại cuối năm: Tốt 5 GV.

*Chất lượng từng giáo viên trong tổ:

STT

HỌ TÊN GIÁO VIÊN

NHIỆM VỤ

Tổ trưởng, dạy nhóm

1

Nguyễn Thị Huỳnh Mai

25 - 36 tháng
Dạy nhóm 25 - 36

2

Bùi Thị Kim Ngân

tháng

XẾP LOẠI
Tốt

Tốt

Dạy nhóm 25 - 36
3
4

5
6

tháng

Nguyễn Thị Minh Nhiên

Nguyễn Thị Như Ngọc

Dạy nhóm 25 - 36

Tốt

Trung bình

Cao Thị Thi

Dạy nhóm 25 - 36

Tốt

Nguyễn Thị Kim Ngân

Dạy nhóm 25 - 36

Tốt

7


*Chất lượng từng giáo viên trong tổ:

STT

HỌ TÊN GIÁO VIÊN

NHIỆM VỤ


XẾP LOẠI

1

Nguyễn Thị Huỳnh Mai

Tổ trưởng, dạy nhóm

Tốt

25 - 36 tháng
2

Bùi Thị Kim Ngân

Dạy nhóm 25 - 36

Tốt

tháng
3

Nguyễn Thị Minh Nhiên

Dạy nhóm 25 - 36

Tốt

tháng

4

Nguyễn Thị Như Ngọc

Dạy nhóm 25 - 36

Trung bình

5

Cao Thị Thi

Dạy nhóm 25 - 36

Tốt

6

Nguyễn Thị Kim Ngân

Dạy nhóm 25 - 36

Tốt

3 Thuận lợi Khó khăn
3. 1 Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt trình của BGH nhà trường, đầu tư cơ sở
vật chất, thường xuyên quan tâm kiểm tra đôn đốc xây dựng mamg tính toàn
diện để thúc đẩy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Bản thân tôi nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, biết lắng nghe ý kiến của tất cả

mọi người đóng góp, cũng như sự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ phía đồng
nghiệp để kịp thời điều chỉnh bản thân mình và mọi thành viên trong tổ.
Đội ngũ giáo viên trong tổ đoàn kết thống nhất, tích cực chịu khó học hỏi
để hoàn thành tốt nhiệm vụ đựơc giao. Trẻ đựơc phân vào các nhóm đúng độ
tuổi, bên cạnh đó còn được sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh về mọi
mặt.
* Khó khăn
Bản thân tôi kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế.Có giáo viên mới ra
trường lại được đào tạo hệ từ xa nên chưa có kinh nghiệm trong soạn giảng.

8


Do trường bán trú làm việc suốt ngày nên ít có thời gian để đầu tư vào
chuyên môn.
Việc vận dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn hạn chế.
Phụ huynh học sinh còn một số gia đình kinh tế khó khăn đưa con đến
sớm, đón con lại muộn... chưa thật sự quan tâm đến con em của mình.
Đứng trước khó khăn của nhà trường nói chung cũng như của tổ nhà trẻ
nói riêng bản thân tôi luôn suy nghĩ phải tìm cách đưa ra những biện pháp như
thế nào để đẩy mạnh chất lượng đội ngũ giáo viên trong tổ, nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi giáo viên trong tổ của mình, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao, gặt hái được nhiều kết quả cao đóng góp vào thành tích
chung của nhà trường.
III BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN TỔ NHÀ
TRẺ
Trên cơ sở cơ sở lí luận và tìm hiểu thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng
việc nâng cao chất lượng là cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt vì nó góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ toàn trường, những biện pháp
mà chúng tôi thực hiện có hiệu quả là:

1 Biện pháp tổ chức giáo viên trong tổ nghiên cứu nhiệm vụ năm học, qui
chế chuyên môn:
Biện pháp nhằm giúp cho giáo viên nắm được các chủ trương, đường lối
của Đảng, pháp luật của nhà nước, của ngành và cụ thể là mục tiêu yêu cầu,
nhiệm vụ trong năm học phải thực hiện, từ đó đưa ra mục tiêu, yêu cầu của mỗi
giáo viên một cách cụ thể.
Cách tiến hành: Vào các cuộc họp chuyên môn, hội đồng, lắng nghe ban
giám hiệu triển khai để kịp thời phổ biến lại cho giáo viên trong tổ, tham mưu
với ban giám hiệu mượn tài liệu liên quan đến bậc học Mầm non, qui chế, văn
bản… cho giáo viên tham khảo và vận dụng đưa vào kế hoạch.
2 Biện pháp hướng dẫn giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch năm học:
Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Làm việc phải có kế hoạch, việc gì cũng từ
nhỏ dần đến to, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần đến cao”. Chính vì vậy mà
9


mỗi giáo viên phải xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhóm, kế
hoạch chăm sóc giáo dục phải rõ ràng, có mục đích yêu cầu, phương pháp, thời
gian thực hiện và mục tiêu cần đạt. Kế hoạch chăm sóc, kế hoạch giảng dạy, kế
hoạch làm đồ dùng đồ chơi…Lập kế hoạch giúp cho giáo viên chủ động trong
công việc từ đó nâng cao được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Biện pháp tổ chức dự giờ, thao giảng:
Việc tổ chức dự giờ, thao giảng là cơ hội để giáo viên tích cực nghiên cứu
chuyên môn, nâng cao tay nghề, nâng cao hiểu biết, học tập kinh nghiệm. Qua
dự giờ, thao giảng giúp giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh khi lên lớp, để đạt được
thành tích đòi hỏi giáo viên phải trau dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn
trẻ, chịu khó suy nghĩ để vận dụng và phát huy năng lực sáng tạo của mình trước
đồng nghiệp.
Để tổ chức tốt thì tổ có kế hoạch giáo viên chuẩn bị, bản thân tham khảo,
góp ý, chỉnh sửa. Sau đó, tôi dự giờ rút kinh nghiệm hoạt động của cô, hoạt

động của trẻ, giúp tiết dạy hoàn chỉnh, các hoạt động sôi nổi, trẻ hoạt động tích
cực đạt được mục tiêu đề ra.
4 Biện pháp sinh hoạt tổ chuyên môn:
Sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm tổng kết công tác đã thực hiện, rút ra
những ưu điểm, những hạn chế và có những nội dung cần thực hiện trong tháng
tiếp theo.
Trước khi đi vào cuộc họp tôi đã chuẩn bị nội dung, các chuyên đề mới để
báo cáo. Với sự chuẩn bị đó tôi tổng kết công tác tháng qua rút ra những ưu
điểm, hạn chế, sau đó báo cáo công việc cần làm đến giáo viên đề nghị các các
thành viên cho ý kiến những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện, tổ
thống nhất , nếu có gì khó tôi ghi nhận và xin ý kiến chỉ đạo để thực hiện tốt
chuyên môn. Trao đổi về phương pháp, thiết kế bài dạy, về đổi mới nội dung
hình thức, đặc biệt đi sâu vào những đề tài mà đa số giáo viên trong tổ cho là
khó từ đó đưa ra phương pháp, biện pháp giúp giáo viên vững vàng hơn về
chuyên môn. Phân công giáo viên có năng lực giúp đỡ giáo viên mới ra trường.

10


Chế độ giờ giấc sinh hoạt hội họp trong tổ thực hiện rõ ràng. Chính từ đó
các tổ khối chuyên môn có những cẩm nang thực hiện. Đối với tổ nhà trẻ, tôi đã
bám sát vào kế hoạch của ban giám hiệu đưa vào cuộc họp phù hợp với tổ viên
của mình như: Xếp lịch thời gian biểu để sinh hoạt chuyên môn hợp lý.
- Tuần 1: Dự họp hội đồng, chuyên môn trường.
- Tuần 2: Họp chuyên môn tổ, làm đồ dùng, đồ chơi.
- Tuần 4: Họp chuyên môn của tổ rút kinh nghiệm, xét thi đua cuối tháng
và báo cáo bằng văn bản với Ban Giám Hiệu, từ đó Ban Giám Hiệu có cơ sở
đánh giá cụ thể với tổ, từng cá nhân.
5 Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng:
Để thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi giáo viên phải có

năng lực, đặc biệt năm học tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào
soạn giảng, vì vậy giáo viên phải là người có kế hoạch bài dạy phù hợp.
Trong khi xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy chúng tôi thường tập trung
nhóm để cùng trao đổi và thiết kế bài dạy dựa vào khả năng của giáo viên, khả
năng của trẻ, kiến thức trọng tâm để sử dụng các thiết bị hỗ trợ tiết dạy cũng như
các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin sao cho tiết dạy hẫp dẫn được trẻ,
giúp trẻ hoạt động tích cực và đạt được hiệu quả cao.
Giáo viên sưu tầm tranh ảnh, hình ảnh sinh động để đưa vào bài dạy. Nếu
chỉ dừng ở mức độ tranh ảnh với những hình ảnh mờ nhạt, hình ảnh thiếu sinh
động, không có nhiều tác dụng tình huống thì sự hứng thú của trẻ và sự tiếp thu
kiến thức ở trẻ sẽ không cao. Vì vậy chúng tôi đã cùng nhau sưu tầm, chọn
tranh ảnh, những hình ảnh động, gần gũi thực tế với trẻ gây cho trẻ sự hứng thú
hơn. Nhờ đó mà trẻ sẽ nắm bài học lâu hơn, tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng
“Trẻ học mà chơi chơi mà học”.
Trong quá trình xây dựng bài chúng tôi kết hợp nhiều phần mềm khác
nhau để dạy có âm thanh tự nhiên, quen thuộc, gần gũi với trẻ hàng ngày. Âm
thanh là cần thiết nhưng hình ảnh động gây sự lôi cuốn không kém. Vì vậy dù
chỉ là tiết dạy bình thường hay thao giảng chúng tôi cũng phải cùng nhau bàn
bạc để đưa ra những hình ảnh động và âm thanh cùng cách thể hiện phù hợp với
11


nội dung kiến thức của bài, giúp cho trẻ tri giác cụ thể và cuốn hút trẻ vào bài
học một cách nhẹ nhàng.
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên cần nhận thức
được việc bồi dưỡng tin học cho bản thân bằng cách tìm tòi, tham khảo các tài
liệu có liên quan và cùng nhau trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiệm,
qua những buổi sinh hoạt chuyên môn để được giúp đỡ.
6 Biện pháp bồi dưỡng giáo viên tổ thông qua sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm là những ý kiến mới, những giải pháp mới được

trải nghiệm trong quá trình thực tế, là một việc làm cần thiết của mỗi giáo viên,
tạo cơ hội cho giáo viên đi sâu nghiên cứu những vấn đề sát với nghề nghiệp của
mình, vận dụng nó vào hoạt động sư phạm.Từ đó, mỗi giáo viên đều bộc lộ
những kinh nghiệm tâm đắc nhất của mình để cùng nhau trao đổi học tập không
ngừng tiến bộ. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm của các thành viên trong tổ, tổ
trưởng cũng phát hiện ra sáng kiến kinh nghiệm nổi bật để có những biện pháp
bồi dưỡng, nhân rộng sáng kiến, tạo điều kiện cho giáo viên không những thực
hiện chức năng chăm sóc giáo dục mà bước đầu còn rèn luyện khả năng nghiên
cứu khoa học, do đó hiệu quả chất lượng cũng được nâng cao, sáng kiến kinh
nghiệm của giáo viên trong tổ cũng là tiêu chí đánh giá xếp loại của các thành
viên ở cuối năm.
Như vậy bồi dưỡng qua viết sáng kiến kinh nghiệm là phương thức tự
học, tự bồi dưỡng tốt nhất. Thông qua quá trình nghiên cứu cũng như quá trình
viết và trao đổi kinh nghiệm, trình độ giáo viên trong tổ được nâng lên một cách
tích cực nhất.
7 Biện pháp động viên giáo viên tự bồi dưỡng:
Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách trẻ. Những
kết quả trẻ đạt được ở độ tuổi này có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và
phát triển toàn diện ở trẻ. Điều này phụ thuộc nhiều vào cô giáo Mầm non,
người mẹ hiền thứ hai của trẻ và chúng ta cũng thấy rằng phương pháp giáo dục
đang thay đổi, đây cũng chính là lí do mà mỗi giáo viên phải tự học hỏi, tự bồi
dưỡng phương pháp mới. Có nhiều hình thức tự học: Tham quan, học tập kinh
12


nghiệm thực tế, học trên sách báo, tài liệu, bồi dưỡng thường xuyên, học ở đồng
nghiệp, dự giờ…
Qua tự học giáo viên trong tổ tìm những cái hay, cái mới và vận dụng vào
thực tế chuyên môn, nâng cao khả năng vận dụng phương pháp dạy học tích cực.
Tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng tích hợp, chủ động, sáng tạo. Chính vì

vậy, giáo viên phải tự học hỏi, tìm kiếm những thông tin mới trên tạp chí giáo
dục Mầm non, nghiên cứu học trên mạng…Nâng cao chất lượng chuyên môn để
tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.
IV HIỆU QUẢ
Với những biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn tổ nhà
trẻ đến cuối năm học 2010 – 20101 đã thu được kết quả sau:

XẾP LOẠI GIÁO

ĐẦU NĂM

CUỐI NĂM

Tốt

5

5

Khá

0

1

Trung bình

1

0


VIÊN

Tổ đã có 5 giáo viên dạy giỏi cấp trường, có 5 giáo viên dạy giỏi cấp
huyện, 4 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 4 chiến sĩ thi đua cơ sở và tất cả các thành
viên trong tổ đều tham gia học nâng cao chuyên môn trên chuẩn.
Với những biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng tổ chuyên môn đã
thực hiện như trên, đội ngũ giáo viên đã tiến bộ về nhiều mặt, không ngừng tiếp
thu khắc phục những tồn tại khi được các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp góp ý,
nhằm nâng cao chất lượng tổ chuyên môn chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt
hơn, để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào thành tích chung của nhà
trường cũng như ngành giáo dục huyện nhà ngày càng vững bước đi lên.

13


PHẦN KẾT LUẬN
I BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua nghiên cứu và thực hiện tôi rút ra cho bản thân một số kinh nghiệm:
- Bản thân có một số kinh nghiệm nhưng với lòng quyết tâm trong quá
trình rèn luyện tích cực học tập nghiệp vụ chuyên môn, tự học, tự rèn luyện kiến
thức mới đã giúp tôi vựơt qua những khó khăn và bước đầu gặt hái nhiều thành
công của bản thân, giáo viên tổ trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Luôn luôn biết lắng nghe ý kiến bạn bè, đồng nghiệp, biết phát huy
quyền dân chủ trong hội họp, mạnh dạn, năng động, sáng tạo tìm tòi ra những
biện pháp sinh hoạt tổ chuyên môn, chọn lựa nội dung sát với thực tế để sinh
hoạt có hiệu quả không làm tốn phí thời gian.
- Luôn nắm vững chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy một
cách đầy đủ và toàn diện, đó là cái vốn quí mà mỗi giáo viên phải tự trang bị cho
mình để hoàn thành tốt trách nhiệm.

- Phải có kế hoạch và phương thức bồi dưỡng để nâng dần trình độ và
năng lực chuyên môn.
- Biết trân trọng ý kiến xây dựng giúp đỡ của mọi người. Đặc biệt Ban
giám hiệu nhà trường, các đoàn thể là chỗ dựa vững chắc cho tôi về tinh thần, sự
phối hợp với các bạn đồng nghiệp trong tổ thúc đẩy chuyên môn của tổ đi lên
đạt kết quả cao so với các tổ khác. Chính vì thế, mỗi thành viên trong tổ luôn
xác định vai trò của mình, cần phải làm gì để đóng góp công sức nhỏ bé của
mình vào thành tích chung cho sự nghiệp giáo dục trong thời kì đổi mới xứng
đáng với danh hiệu mà Đảng, nhà nước và nhân dân trao tặng:“Cô giáo như mẹ
hiền.”
II Ý NGHĨA
Sáng kiến kinh nghiệm góp phần giúp giáo viên có thêm tài liệu tham
khảo và có nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của chuyên đề nâng cao
chất lượng tổ chuyên môn. Từ đó mỗi giáo viên không ngừng tìm hiểu, sáng tạo

14


để lồng ghép tích cực vào các hoạt động đổi mới toàn diện chương trình giáo
dục mầm non hiện nay.
III KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI
Với những kinh nghiệm đã tích lũy được có thể ứng dụng cho các tổ
chuyên môn trong trường Mầm Non, trong quá trình vận dụng có sự linh hoạt
sáng tạo trong lồng ghép tích hợp các hoạt động để nâng cao chất lượng chuyên
môn của tổ.
IV KIẾN NGHỊ
Các cấp các ngành cần quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ giáo viên Mầm
non.
Cần tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan học hỏi nhiều hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi thực hiện và đạt kết quả

trong năm học vừa qua tôi rất mong nhận được sự ủng hộ bạn đồng nghiệp, ý
kiến của các cấp lãnh đạo để tôi tiếp thu trong quá trình giảng dạy cũng như
công tác phối hợp với giáo viên trong tổ nhằm nâng cao chất lượng tổ chuyên
môn ngày một hiệu quả hơn với sự nghiệp “Trồng người” trong những năm tiếp
theo.

15


HÌNH ẢNH CÁC GIÁO VIÊN TRONG TỔ
LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI

16


17


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU :………………………………………1
I Bối cảnh của đề tài: ………………………………………………………….1
II Lý do chọn đề tài:…………………………………………………………1,2
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:………………………………………….2
1 Phạm vi nghiên cứu: ………………………………………………………2
2 Đối tượng nghiên cứu: …………………………………………………….2
IV Mục đích nghiên cứu: …………………………………………...................2
V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: ……………………………………….2
PHẦN NỘI DUNG:…………………………………………………….3
I Cơ sở lý luận: ………………………………………………………………..3

1 Vai trò tổ chuyên môn: ………………………………………………….3
2 Đặc điểm phát triển của trẻ nhả trẻ từ 18 – 36 tháng: …………………...4
II Thực trạng chuyên môn tổ nhà trẻ: …………………………………………5
1 Khái quát về đặc điểm chung của trường: ………………………………...5
2 Đặc điểm chuyên môn tổ nhà trẻ: ……………………………………..5
3 Thuận lợi và khó khăn: ……………………………………………….....7
3.1 Thuận lợi: ……………………………………………………………...7
3.2 Khó khăn: ……………………………………………………………7,8
III Các biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn tổ nhà trẻ: ………………8
1 Biện pháp tổ chức giáo viên trong tổ nghiên cứu nhiệm vụ năm học, quy chế
chuyên môn: …………………………………………………………………...8
2 Biện pháp hướng dẫn giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch năm học: …8
3 Biện pháp dự giờ, thao giảng: ……………………………………………..9
4 Biện pháp sinh hoạt tổ chuyên môn……………………….……………9
5 Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng……………10
6 Biện pháp bồi dưỡng giáo viên trong tổ thông qua sáng kiến kinh nghiệm.11
7 Biện pháp động viên giáo viên tự bồi dưỡng………...………………..11
18


IVHiệu quả: ………………………………………………………………12
PHẦN KẾT LUẬN: …………………………………………………...13
I Bài học kinh nghiệm: ………………………………………………………13
II Ý nghĩa: ………………………………………………………………...13
III Khả năng ứng dụng triển khai: …………………………………………...14
IV Kiến nghị: ………………………………………………………………...14
HÌNH ẢNH CÁC GIÁO VIÊN TRONG TỔ LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI:
……………………………………………………………………………..15

19




×