Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt đất và luận chứng hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trượt đất cho khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.94 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG



NGUYỄN QUANG HUY

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRƢỢT ĐẤT VÀ LUẬN
CHỨNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC PHỤC VỤ CẢNH BÁO
TAI BIẾN TRƢỢT ĐẤT CHO KHU VỰC TÂY NAM
TỈNH HÀ GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Mã số: 62.44.65.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG


NGUYỄN QUANG HUY

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRƢỢT ĐẤT VÀ LUẬN


CHỨNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC PHỤC VỤ CẢNH BÁO TAI
BIẾN TRƢỢT ĐẤT CHO KHU VỰC TÂY NAM TỈNH HÀ GIANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Mã số : 62.44.65.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TSKH. Trần Mạnh Liểu
2. PGS.TS. Đoàn Thế Tƣờng

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu là của riêng tôi
Các kết quả nghiên cứu của luận án do tôi tính toán và đƣa ra là hoàn
toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


LỜI CÁM ƠN
Luận án này đƣợc hoàn thành tại Viện Khoa học và Công nghệ xây dựng
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TSKH. Trần Mạnh Liểu và PGS.TS.
Đoàn Thế Tƣờng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các thày giáo hƣớng dẫn,
ngƣời đã gợi mở tƣ duy nghiên cứu và có những đóng góp to lớn trong quá
trình thực hiện và hoàn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn các tổ chức, cán bộ thuộc Viện Khoa học và
Công nghệ xây dựng, Trung tâm nghiên cứu đô thị - ĐHQGHN, Viện Khoa
học Địa chất & Khoáng sản, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang, Công
ty tƣ vấn lập Xí nghiệp Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trƣờng 2 đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi, quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình
tôi thực hiện luận án.
Xin trân trọng cám ơn các chuyên gia, các thày cô, giáo, các nhà khoa
học tham gia hội thảo mở rộng, hội đồng đánh giá các bƣớc thực hiện luận án,
đã đóng góp các ý kiến quý báu, tâm huyết để tôi hoàn thiện luận án.
Tất cả những sự giúp đỡ nêu trên, tôi sẽ ghi nhớ và luôn trân trọng mang
theo trong suốt quá trình học tập, công tác và nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Quang Huy


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài, lĩnh vực nghiên cứu ............................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
6. Luận điểm bảo vệ ........................................................................................ 4
7. Những điểm mới khoa học .......................................................................... 5
8. Cơ sở tài liệu ................................................................................................ 5
9. Cấu trúc luận án ........................................................................................... 7
CHƢƠNG I ...........................................................................................................
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ TRƢỢT ĐẤT ĐÁ ............. 8
1.1. Khái niệm về trƣợt đất đá ......................................................................... 8
1. 2. Phân loại trƣợt đất đá............................................................................... 8
1.3. Các yếu tố nguyên nhân, điều kiện gây trƣợt đất ................................... 13
1.3.1. Nguyên nhân gây trƣợt đất .............................................................. 13
1.3.2. Điều kiện thành tạo trƣợt ................................................................. 16

1.4. Vai trò (tỷ trọng tham gia) của các yếu tố điều kiện thành tạo và nguyên
nhân gây trƣợt ................................................................................................ 17
1.5. Tình hình nghiên cứu đánh giá dự báo nguy cơ trƣợt đất và hệ thống
quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trƣợt đất trên thế giới ........................... 18
1.6. Tình hình nghiên cứu đánh giá dự báo nguy cơ trƣợt đất tại Việt Nam và
một số phƣơng pháp phân vùng nguy cơ tai biến trƣợt đất đã đƣợc áp dụng . 24
1.6.1. Các hƣớng nghiên cứu đã đƣợc triển khai ....................................... 24
1.6.2. Một số mô hình tính toán đánh giá nguy cơ trƣợt đất đã đƣợc áp
dụng
.....................................................................................................27
CHƢƠNG II ..........................................................................................................
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN HỆ TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
TÂY NAM TỈNH HÀ GIANG ......................................................................... 45
2.1.Vị trí địa lý............................................................................................... 45
2.2. Đặc điểm khí hậu .................................................................................... 46
2.3. Đặc điểm địa hình, độ đốc ...................................................................... 49
2.3.1.Yếu tố địa hình.................................................................................. 49
2.3.2. Yếu tố độ dốc ................................................................................... 53
2.4. Đặc điểm địa chất, thạch học................................................................. 56
2.5. Vỏ phong hóa ......................................................................................... 59
2.6. Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu .......................................... 61
2.7. Hệ thống đƣờng giao thông .................................................................... 63
2.8. Đặc điểm đứt gẫy, kiến tạo ..................................................................... 64


2.9. Hoạt động kinh tế - xã hội ...................................................................... 67
2.10. Hiện trạng trƣợt đất trên khu vực nghiên cứu ...................................... 68
2.11. Đặc điểm và quy luật phát sinh, phát triển trƣợt đất ............................ 73
CHƢƠNG III.........................................................................................................
ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO NGUY CƠ TRƢỢT ĐẤT............................................ 85

3.1. Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá dự báo nguy cơ trƣợt đất cấp khu vực
....................................................................................................................... 85
3.2. Đánh giá nguy cơ trƣợt đất khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang ............... 85
3.2.1. Cơ sở dữ liệu và phƣơng pháp xây dựng bản đồ thành phần phân lớp
các yếu tố gây trƣợt và xác định trọng số tƣơng ứng của các lớp............. 85
3.2.2. Kết quả tính toán, xây dựng các bản đồ thành phần phân lớp các yếu
tố gây trƣợt và trọng số tham gia của các lớp phân chia tƣơng ứng......... 89
3.2.3. Xác định trọng số của các yếu tố gây trƣợt đất (Wj) ..................... 104
3.2.4. Bản đồ đánh giá nguy cơ trƣợt đất ................................................ 104
CHƢƠNG IV: ................................................................................................. 108
LUẬN CHỨNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC PHỤC VỤ CẢNH BÁO TAI
BIẾN TRƢỢT ĐẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................... 108
4.1. Tổng quan về hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trƣợt đất 108
4.1.1. Phân cấp hệ thống quan trắc .......................................................... 108
4.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của các hệ thống quan trắc ......................... 108
4.1.3 Quan trắc (giám sát) hiện trạng trƣợt đất toàn khu vực.................. 112
4.1.4. Mạng lƣới quan trắc đo vẽ các điểm trƣợt..................................... 112
4.1.5. Sơ đồ nguyên tắc và tổ chức hệ thống quan trắc trƣợt đất ............ 114
4.2. Luận chứng hệ thống quan trắc cho khu vực nghiên cứu .................... 115
4.2.1. Cấu trúc của hệ thống quan trắc ................................................... 115
4.2.2. Mạng lƣới tuyến, trạm quan trắc ................................................... 117
4.2.3. Tổng hợp khối lƣợng quan trắc ..................................................... 119
4.2.4. Phƣơng pháp, thiết bị quan trắc ..................................................... 119
4.2.4.1. Quan trắc phân bố không gian các khối trƣợt ............................ 120
4.2.4.2. Quan trắc đo vẽ đặc điểm khối trƣợt và các yếu tố điều kiện gây
trƣợt chủ yếu ............................................................................................ 122
4.2.5. Quan trắc các yếu tố tác động, biến đổi nhanh .............................. 123
4.3. Định hƣớng các mô hình cảnh báo trƣợt đất khu vực nghiên cứu từ dữ
liệu quan trắc ............................................................................................... 125
4.3.1. Điều chỉnh trọng số trong mô hình chỉ số thống kê tích hợp đa

biến........................................................................................................... 125
4.3.2. Sử dụng mô hình định lƣợng chỉ tiêu tích hợp các yếu tố điều kiện,
nguyên nhân gây trƣợt đất để dự báo phân vùng nguy cơ trƣợt đất...........125
4.3.3. Cảnh báo nhanh quy mô, cƣờng độ (thể tích) của các khối trƣợt có
thể xuất hiện thông qua quan trắc yếu tố gây trƣợt chủ yếu bằng các hàm


hồi quy.... ................................................................................................. 126
4.3.4. Mô hình cảnh báo, dự báo ngƣỡng phát triển trƣợt đất theo các yếu
tố có tỷ trọng gây trƣợt lớn, biến đổi nhanh bằng các hàm hồi quy ........ 128
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 133


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Khu vực nghiên cứu (giới hạn phạm vi đường viền màu đỏ) .............. 2
Hình 2: Ảnh một số khối trƣợt tại khu vực nghiên cứu .................................... 3
Hình 1.1: Đặc điểm cấu trúc khối trƣợt ......................................................... 12
Hình 1.2: Sơ đồ biểu diễn các lực tác động lên khối trƣợt (theo V.D.
Lomtadze)........................................................................................................ 14
Hình 1.3: Phân loại dự báo nguy cơ trƣợt đất của Kunxen V.V; Postoev G.P,
Gylakian K.A có bổ sung (theo tác giả) .......................................................... 22
Hình 1.4: Sơ đồ thể hiện dữ liệu đầu vào và kết quả đầu ra của Sinmap ....... 28
Hình 1.5: Sơ đồ ổn định mái dốc .................................................................... 29
Hình 1.6: Sơ đồ mái dốc chiếu bằng và chiếu đứng ....................................... 31
Hình 1.7: Quy trình áp dụng Mô hình Chỉ số Thống kê dự báo khả năng trƣợt
đất trong ArcGIS ............................................................................................ 35
Hình 2.1: Bản đồ mô hình số độ cao khu vực nghiên cứu .............................. 52
Hình 2.2: Mô hình số độ dốc khu vực nghiên cứu ......................................... 55
Hình 2.3: Bản đồ phân bố địa chất thạch học khu vực nghiên cứu ............... 58

Hình 2.4: Bản đồ phân bố đứt gãy khu vực nghiên cứu ................................. 65
Hình 2.5: Biểu đồ phân loại các điểm trƣợt theo quy mô trƣợt đất ............... 70
Hình 2.6: So sánh quy mô trƣợt đất sau chu kỳ 12 năm (2003-2015) ........... 72
Hình 2.7: Bản đồ hiện trạng trƣợt đất khu vực nghiên cứu ............................ 73
Hình 2.8: Khối trƣợt chảy tại khu vực Bản Nà Lống, xã Bản Díu, XM ......... 74
Hình 2.9: Mô tả khối trƣợt chảy tại khu vực Bản Nà Lống, xã Bản Díu, Xín
Mần.................................................................................................................. 75
Hình 2.10: Khối trƣợt hỗn hợp tại Bản Nà Lống, xã Bản Díu, Xín Mần ....... 76
Hình 2.11: Mô tả khối trƣợt hỗn hợp tại Cẩm Phu, xã Bản Phùng, HSP ....... 77
Hình 2.12: Trƣợt chảy tại khu vực Kết Thành, Hồ Thầu, HSP ...................... 79
Hình 2.13: Trƣợt chảy tại khu vực Bản Péo, HSP ......................................... 80
Hình 2.14: Trƣợt chảy tại khu vực Bản Chè, Tân Tiến, HSP ......................... 81
Hình 2.15: Trƣợt hỗn hợp tại khu vực Pố Lồ, HSP ........................................ 82
Hình 2.16: Trƣợt hỗn hợp tại khu vực km 85+588, XM ................................ 83
Hình 3.1: Các yếu tố đƣa vào tính toán nguy cơ trƣợt đất .............................. 87
Hình 3.2: Bảng phân loại cao độ địa hình theo phƣơng pháp Natural Break 90
Hình 3.3: Bản đồ phân lớp cao độ địa hình và giá trị trọng số tƣơng ứng .... 91
Hình 3.4: Bảng phân loại độ dốc theo phƣơng pháp Nature Break ................ 92
Hình 3.5: Bản đồ độ dốc và giá trị trọng số tƣơng ứng .................................. 93
Hình 3.6: Bản đồ hƣớng dốc và giá trị trọng số tƣơng ứng ........................... 94
Hình 3.7: Bản đồ mật độ phân cắt ngang và giá trị trọng số tƣơng ứng ........ 95
Hình 3.8: Bản đồ mật độ phân cắt sâu và giá trị trọng số tƣơng ứng ............. 96
Hình 3.9: Bản đồ khoảng cách đến đƣờng giao thông và trọng số tƣơng ứng ..... 97
Hình 3.10. Bản đồ phân bố khoảng cách đến đứt gãy và trọng số tƣơng ứng ...... 98
Hình 3.11: Bản đồ phân bố địa chất thạch học và trọng số tƣơng ứng ......... 100
Hình 3.12. Bản đồ phân bố lƣợng mƣa và trọng số tƣơng ứng .................... 101
Hình 3.13: Bản đồ cơ cấu sử dụng đất và trọng số tƣơng ứng..................... 102
Hình 3.14: Bản đồ chiều dày vỏ phong hóa và giá trị trọng số tƣơng ứng ... 103
Hình 3.15: Bản đồ nguy cơ trƣợt đất khu vực nghiên cứu............................ 106



Hình 3.16: Bản đồ nguy cơ trƣợt đất khu vực có thể hiện các điểm trƣợt ... 107
Hình 4.1: Sơ đồ nguyên tắc và tổ chức hệ thống quan trắc trƣợt đất ........... 114
Hình 4.2: Bản đồ phân bố các tuyến và trạm quan trắc ................................ 118
Hình 4.3: Nguyên tắc hoạt động của ống ngắm đo khoảng cách.................. 122
Hình 4.4: Diễn biến sự thay đổi yếu tố mƣa trên khu vực nghiên cứu ......... 130


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Hệ thống phân loại trƣợt đất đá theo Lomtadze V.D (1970) ............. 9
Bảng 1.2: Hệ thống phân loại trƣợt đất theo Varnes (1978) ............................ 11
Bảng 1.3: Phân loại mức độ ổn định sƣờn theo SI............................................ 32
Bảng 1.4: Chỉ tiêu của Saaty so sánh cặp đôi các yếu tố .................................. 41
Bảng 1.5: Ma trận kết quả so sánh tầm quan trọng giữa các yếu tố ................. 41
Bảng 1.6: Đánh giá bằng điểm số mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố .............. 42
hình thành và phát triển tai biến ........................................................................ 42
Bảng 2.1: Lƣợng mƣa các tháng trong năm trạm Hà Giang ............................. 47
Bảng 2.2: Lƣợng mƣa các tháng trong năm trạm Bắc Quang ........................... 47
Bảng 2.3: Lƣợng mƣa các tháng trong năm trạm Hoàng Su Phì ...................... 48
Bảng 2.4: Tỷ lệ diện tích các loại đất dốc khu vực các huyện .......................... 53
Bảng 2.5: Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất .......................................................... 61
(nguồn:[1], [7]) .................................................................................................. 61
Bảng 2.6: Phân cấp mật độ của đƣờng giao thông ............................................ 64
Bảng 2.7: Đặc điểm phân bố mật độ các đứt gãy và mật độ điểm trƣợt tƣơng
ứng trong khu vực nghiên cứu ...................................................... 66
Bảng 2.8: Quy mô trƣợt đất tại khu vực cấp xã, thị trấn................................... 70
Bảng 3.1: Phân lớp cao độ địa hình và giá trị trọng số tƣơng ứng ................... 91
Bảng 3.2: Phân loại độ dốc và giá trị trọng số tƣơng ứng ................................ 93
Bảng 3.3: Phân lớp hƣớng dốc và giá trị trọng số tƣơng ứng ........................... 94

Bảng 3.4: Phân lớp mật độ phân cắt ngang và giá trị trọng số tƣơng ứng........ 95
Bảng 3.5: Phân lớp mật độ phân cắt sâu và giá trị trọng số tƣơng tứng ........... 96
Bảng 3.6: Phân lớp khoảng cách đến đƣờng giao thông và trọng số từng lớp ....... 97
Bảng 3.7: Phân lớp các nhóm khoảng cách đến đứt gãy và trọng số tƣơng ứng .... 98
Bảng 3.8: Phân lớp thành phần thạch học và trọng số tƣơng ứng .................... 99
Bảng 3.9. Phân lớp lƣợng mƣa và trọng số tƣơng ứng ................................... 100
Bảng 3.10: Phân lớp sử dụng đất và giá trị trọng số ....................................... 102
Bảng 3.11: Phân lớp chiều dày vỏ phong hóa và giá trị trọng số tƣơng ứng .. 103
Bảng 3.12: Kết quả tính toán trọng số của các yếu tố ..................................... 104
Bảng 4.1: Số phân lớp của các yếu tố phát sinh, phát triển trƣợt đất ............. 117
Bảng 4.2: Tổng hợp khối lƣợng, chu kỳ quan trắc theo các hệ thống quan trắc
thành phần theo năm ................................................................... 119
Bảng 4.3: Thống kê lƣợng mƣa trung bình đo tại các trạm khí tƣợng ........... 128


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
Hiện nay, trong bối cảnh thế gới đang đối mặt với những thách thức,
nguy cơ rất lớn do biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với nhu cầu khai thác tài
nguyên lãnh thổ tăng cao thì việc quy hoạch phát triển bền vững các vùng miền
lãnh thổ của các quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng và đƣợc nhiều nhà
khoa học quan tâm, nghiên cứu. Công tác quy hoạch phát triển bền vững phải
đƣợc lồng ghép các yếu tố về đặc điểm biến động điều kiện tự nhiên, môi
trƣờng nhƣng trong đó đặc biệt phải kể đến các yếu tố tai biến địa chất.
Trƣợt đất là một trong những tai biến địa chất thƣờng xuyên xảy ra ở các
vùng có địa hình phân dị mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống xã hội
của cộng đồng, gây thiệt hại nặng nề về con ngƣời và cơ sở vật chất trong khu
vực. Do vậy, hƣớng nghiên cứu tai biến trƣợt đất mang tính thời sự hiển nhiên.
Ở Việt Nam, nghiên cứu tai biến trƣợt đất đã đƣợc quan tâm, tuy nhiên hệ
thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trƣợt đất chƣa đồng bộ và chỉ áp

dụng cho một vài khối trƣợt cụ thể. Các số liệu phục vụ quan trắc dự báo còn
rất khiêm tốn, thiếu dữ liệu biến đổi theo thời gian của các yếu tố chiếm tỷ
trọng gây trƣợt lớn. Việc quan trắc một cách hệ thống phục vụ cảnh báo tai
biến trƣợt đất cho khu vực hầu nhƣ chƣa đƣợc đề cập cụ thể, chƣa cung cấp
đƣợc dữ liệu phục vụ quy hoạch, khai thác bền vững vùng lãnh thổ.
Do vậy, nội dung nghiên cứu của luận án là đánh giá nguy cơ trƣợt đất
khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang một cách định lƣợng, đồng thời đƣa ra các
luận chứng xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo tai biến trƣợt đất phạm vi
khu vực một cách tin cậy, phục vụ quy hoạch khai thác hợp lý lãnh thổ và giảm
thiểu thiệt hại do tai biến trƣợt đất gây ra đối với khu vực nghiên cứu là rất cần
thiết, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là xây dựng bản đồ dự báo nguy cơ trƣợt
đất và đƣa ra cơ sở khoa học, thực tiễn để xây dựng hệ thống quan trắc phục vụ
cảnh báo tai biến trƣợt đất, áp dụng cụ thể cho khu vực dân cƣ kinh tế miền núi
1


phía Tây Nam tỉnh Hà Giang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là quá trình trƣợt đất tại khu vực Tây Nam tỉnh Hà
Giang, phạm vi nghiên cứu trên địa phận hành chính của các huyện Hoàng Su
Phì, Xín Mần và Quang Bình

Hình 1: Khu vực nghiên cứu (giới hạn phạm vi đường viền màu đỏ)

2


Hình 2: Ảnh một số khối trƣợt tại khu vực nghiên cứu

3


4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm:
- Tổng quan về trƣợt đất, đánh giá nguy cơ trƣợt đất, hệ thống quan trắc
phục vụ cảnh báo tai biến trƣợt đất: định nghĩa, phân loại trƣợt đất và các yếu
tố nguyên nhân, điều kiện gây trƣợt; tỷ trọng tham gia của các yếu tố; các
phƣơng pháp đánh giá, dự báo nguy cơ trƣợt đất khu vực; hệ thống quan trắc .
- Phân tích đánh giá đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, các hoạt động
nhân sinh trong khu vực nghiên cứu và tác động của nó đến quá trình trƣợt đất.
- Đánh giá nguy cơ trƣợt đất khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang
- Luận chứng hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trƣợt đất khu
vực nghiên cứu: phân cấp, mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống quan trắc; sơ đồ tổ
chức và quy trình triển khai; thiết kế mạng lƣới, xác định khối lƣợng quan trắc;
phƣơng pháp và thiết bị quan trắc; định hƣớng các mô hình cảnh báo trƣợt đất
khu vực nghiên cứu từ các dữ liệu quan trắc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu và nội dung nghiên cứu nêu trên, đề tài sử
dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Thu thập và hệ thống hóa tài liệu: Thu thập và hệ thống hóa các tài liệu
nghiên cứu và thực tế hiện có..
- Phân tích, giải đoán ảnh vệ tinh: xác định hiện trạng trƣợt đất, cấu trúc
địa hình - địa mạo, đặc điểm và hiện trạng sử dụng đất
- Khảo sát đo vẽ hiện trƣờng: xác định hiện trạng và quan hệ giữa đặc
điểm trƣợt với các yếu tố gây trƣợt.
- GIS và bản đồ: mô hình hóa và biểu diễn các dữ liệu không gian.
- Các phƣơng pháp tính toán và mô hình: Xây dựng, áp dụng các mô
hình, các phần mềm phù hợp tính toán trọng số các phân lớp của mỗi yếu tố,
trọng số của các yếu tố và chỉ tiêu tích hợp đa biến dự báo nguy cơ trƣợt đất.

6. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Bản đồ dự báo nguy cơ trƣợt đất khu vực Tây Nam tỉnh
Hà Giang (có bản vẽ đi kèm) đƣợc xây dựng trên mô hình chỉ số thống kê tích
4


hợp đa biến, bao gồm 11 yếu tố gây trƣợt (cơ cấu sử dụng đất, cao độ địa
hình, khoảng cách đến đƣờng giao thông, lƣợng mƣa, mật độ phân cắt sâu, địa
chất thạch học, độ dốc, hƣớng dốc, khoảng cách đến đứt gãy, chiều dày vỏ
phong hóa, mật độ phân cắt ngang) với các trọng số tƣơng ứng khác nhau đƣợc
tính toán định lƣợng trên cơ sở phân tích đặc điểm đồ thị hàm phân bố mật độ
trƣợt đất theo giá trị phân lớp của các yếu tố.
Kết quả dự báo phù hợp với hiện trạng trƣợt đất khu vực nghiên cứu, là
cơ sở xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo, định hƣớng các giải pháp quản
lý, phòng chống trƣợt đất và những nghiên cứu tiếp theo.
Luận điểm 2: Hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trƣợt đất
khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang (có bản vẽ đi kèm) đƣợc xây dựng trên cơ sở
bản đồ đánh giá nguy cơ trƣợt đất và các bản đồ thành phần tƣơng ứng (bản đồ
phân vùng giá trị trọng số phân lớp các yếu tố gây trƣợt), cũng nhƣ đặc điểm
biến động theo thời gian của các yếu tố đó, bao gồm 03 phụ hệ thống quan trắc
thành phần:
- Quan trắc phân bố không gian các khối trƣợt ;
- 07 tuyến và 50 trạm quan trắc đo vẽ đặc điểm khối trƣợt và mối quan
hệ với các yếu tố điều kiện gây trƣợt chủ yếu;
- Quan trắc các yếu tố tác động biến đổi nhanh (nguyên nhân gây trƣợt),
bao gồm 13 trạm quan trắc tự động lƣợng mƣa và phân tích ảnh vệ tinh kết hợp
thị sát hiện trƣờng xác định biến động sử dụng đất .
7. Những điểm mới khoa học
- Hiện trạng trƣợt đất khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang đƣợc hệ thống
hóa đầy đủ theo số lƣợng, vị trí phân bố, quy mô thể tích, loại hình và đặc điểm

trƣợt trên toàn bộ diện tích nghiên cứu.
- Bản đồ đánh giá nguy cơ trƣợt đất khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang lần đầu
tiên đƣợc thiết lập theo mô hình chỉ số thống kê tích hợp đa biến với 11 yếu tố
điều kiện và nguyên nhân gây trƣợt (yếu tố gây trƣợt), phù hợp với hiện trạng
trƣợt đất khu vực nghiên cứu, là cơ sở xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo,
5


định hƣớng các giải pháp quản lý, phòng chống trƣợt đất và những nghiên
cứu tiếp theo.
- Hoàn thiện phƣơng pháp tính toán định lƣợng trọng số (vai trò) của các
yếu tố điều kiện, nguyên nhân gây trƣợt áp dụng cho khu vực nghiên cứu, trên
cơ sở phân tích đặc điểm đồ thị hàm phân bố mật độ trƣợt đất theo giá trị phân
lớp của các yếu tố.
- Hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trƣợt đất lần đầu tiên
đƣợc xây dựng cho khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang trên cơ sở của bản đồ
đánh giá nguy cơ trƣợt đất và các bản đồ thành phần tƣơng ứng (bản đồ phân
vùng giá trị trọng số phân lớp các yếu tố gây trƣợt), cũng nhƣ đặc điểm biến
động theo thời gian của các yếu tố đó. Dữ liệu thu đƣợc từ hệ thống quan trắc
phục vụ cảnh báo nhanh tai biến trƣợt đất, hoàn thiện mạng lƣới quan trắc,
hoàn thiện mô hình dự báo trƣợt đất theo không gian và thời gian.
8. Cơ sở tài liệu
Luận án đƣợc hoàn thành trên cơ sở các tài liệu, số liệu của Chƣơng
trình tăng cƣờng năng lực giảm thiểu, thích ứng với địa tai biến liên quan đến
môi trƣờng và phát triển năng lƣợng ở Việt Nam”. Chƣơng trình hợp tác giữa
ĐHQGHN và Đại sứ quán Nauy, 2013-2015 (ký hiệu SRV-10/0026), pha 2, 3
triển khai tại Hà Giang mà nghiên cứu sinh là thành viên trực tiếp tham gia
chƣơng trình.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng bổ sung các tài liệu của một số đề tài khác
đã triển khai tại Hà Giang, bao gồm:

- Đề tài “Nghiên cứu đánh giá và dự báo chi tiết hiện tƣợng trƣợt – lở và
xây dựng các giải pháp phòng chống cho Thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần,
tỉnh Lào Cai do Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam
thực hiện năm 2010.
- Đề tài “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trƣợt đất đất
đá các vùng miền núi Việt Nam”, do Viện Khoa học Địa chất & Khoáng sản
thực hiện năm 2014.
6


- Đề tài “Những đặc điểm, nguyên nhân T-L, LQ-LBĐ ở Yên Minh,
Hoàng Su Phì, Xín Mần, đề xuất những giải pháp phòng chống thích hợp cho
từng địa phƣơng”, Đề tài NCKH cấp Bộ KC.08.01 & KC.08.01BS do Viện Địa
chất, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam thực hiện năm 2011.
- Và các tài liệu nền khác.
9. Cấu trúc luận án
Nội dung luận án đƣợc cấu trúc nhƣ sau:
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về trƣợt đất đá
Chƣơng 2: Đặc điểm điều kiện hệ tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam
tỉnh Hà Giang
Chƣơng 3: Đánh giá nguy cơ trƣợt đất khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang
Chƣơng 4: Luận chứng hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trƣợt đất
khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang

7


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ TRƢỢT ĐẤT ĐÁ

1.1. Khái niệm về trƣợt đất đá
Trƣợt đất đá là hiện tƣợng mất ổn định mái dốc, sƣờn dốc tạo ra sự dịch
chuyển vật chất, phá hủy mọi thứ liên quan trên đƣờng đi của chúng. Trƣợt đất
đá xảy ra khi khối đất đá bị mất cân bằng, các lực gây trƣợt vƣợt quá các lực
giữ trƣợt. Rõ ràng, quá trình trƣợt là kết quả tác động của những điều kiện tự
nhiên và nhân sinh, có thể là quá trình địa động lực, phát triển của thực vật, khí
hậu, thời tiết, quá trình sử dụng đất, các hoạt động nhân sinh, cũng nhƣ tần
suất, cƣờng độ chấn động. Căn cứ theo các yếu tố tác động, đặc điểm trƣợt mà
các nhà nghiên cứu đƣa ra các khái niệm về trƣợt đất đá rất khác nhau.
Theo Varnes (1978), thuật ngữ “trƣợt„„ bao gồm tất cả các hiện tƣợng
trƣợt trên bề mặt dốc [29]. Các hiện tƣợng này bao gồm cả các hiện tƣợng
không thực sự trƣợt nhƣ đá đổ, đá lăn và dòng bùn đá.
V.Đ Lômtađaze (1979), mô tả hiện tƣợng trƣợt đất đá là “ khối đất đá đã
hoặc đang trƣờn về phía dƣới sƣờn dốc, mái dốc (sƣờn nhân tạo) do ảnh hƣởng
của trọng lực, áp lực thủy động, lực địa chấn và một số lực khác„„ [5]. Sự hình
thành khối trƣợt là kết quả của quá trình địa chất đƣợc biểu hiện ở sự dịch
chuyển thẳng đứng và dịch chuyển ngang những khối đất đá khi đã mất ổn
định, tức là mất cân bằng.
Do đặc điểm phổ biến của trƣợt đất đá khu vực nghiên cứu cũng nhƣ khả
năng của tài liệu cung cấp nên luận án chỉ giới hạn khái niệm trƣợt đất bao
gồm các đặc điểm sau: khối trƣợt xuất hiện trên sƣờn dốc, mái dốc, có xuất
hiện mặt trƣợt, trƣợt trong tầng phủ, không bao gồm các hiện tƣợng đá đổ, đá
lăn, sụt lở đất đá và dòng bùn đá.
1. 2. Phân loại trƣợt đất đá
Các nƣớc trên thế giới sử dụng nhiều hệ thống phân loại trƣợt đất đá
khác nhau tùy theo mục tiêu, nguyên tắc, đặc điểm trƣợt đất ở mỗi nƣớc.
Lomtadze V.D (1970). phân loại khối trƣợt theo loại dạng, phƣơng thức,
8



đặc điểm dịch chuyển của các khối đất đá, tức là cơ chế của hiện tƣợng [38].
Để nhận xét và đánh giá đầy đủ hơn mỗi một hiện tƣợng trong bảng phân loại
có bổ sung thêm 3 dấu hiệu cơ bản, cho phép xét tới nguyên nhân phá hủy cân
bằng các khối đất đá, động lực phát triển và quy mô của nó.
Ngoài ra, Lomtadze V.D (1970) còn phân loại trƣợt đất đá theo thể tích
khối trƣợt, cụ thể: bé, không lớn, trung bình, lớn, rất lớn.
Bảng 1.1: Hệ thống phân loại trƣợt đất đá theo Lomtadze V.D (1970)
Các hiện tƣợng

Dạng dịch chuyển

Các tài liệu phụ đề chi tiết hóa việc mô tả

trọng lực

của các khối đất

và đánh giá hiện tƣợng

Loại

đá

Dạng

Nguyên

Trạng thái

Kích thƣớc


nhân phá

động lực của

(thể tích),

hủy cân

hiện tƣợng

quy mô

bằng

(theo I.V.
Popov)

Trƣợt kiến trúc

Trƣợt một / nhiều Tăng độ dốc Hoạt động - Bé
khối tảng đất, đá của sƣờn/mái Các quá trình riêng
theo

mặt

-

tảng
biệt,


trƣợt dốc khi cắt xác lập cân không lớn

nhƣng không phá xén, khai đào, bằng

đang

hủy đáng kể cấu xói lở cũng tiếp diễn
trúc bên trong của nhƣ thi công
mái quá dốc


Không

Trong đất đá đồng

theo mặt nhất,

mặt

có sẵn

cung tròn

Theo

Trong

mặt
sẵn


đất

trƣợt
đá Làm giảm độ Ổn định tạm Không lớn -

có không đồng nhất, bền của đất thời

-

tác từ vài chục

mặt trƣợt phẳng, do biến đổi động của các đến 100-200
bậc thang - phẳng, trạng thái vật nguyên nhân m3
gợn sóng, nghiêng

lý của nó khi phá hủy tạm
tẩm
9

ƣớt, thời cân bằng


trƣơng

nở, với các yếu tố

giảm độ chặt, ổn định
phong


hóa,

phá hủy kết
cấu

tự

nhiên....
Cắt sâu Trong
vào

đất

đá Tác động lực Ổn

định

không đồng nhất, thủy tĩnh và các
mặt trƣợt cắt sâu thủy

- Trung bình -

nguyên từ vài trăm

động nhân phá hủy đến 1.000m3

vào trong các lớp (gây ra tác cân bằng tạm
nằm ngang hoặc động đẩy nổi thời bị loại
nghiêng, có dạng và phát triển trừ
phẳng, gẫy khúc, biến


dạng

không bằng phẳng thấm của đất
hoặc

cung

tròn đá)

lõm
Trƣợt chảy (luôn Chảy các khối đất Biến
theo mặt có sẵn)

đổi Ổn

định Lớn – hàng

đá giống nhƣ thể trạng thái ứng hoàn toàn - nghìn,
lỏng,

nhớt

theo suất của đất tác động của nghìn

mặt phẳng nghiêng đá trong đới các
Trƣợt

Theo


mặt

thực thụ

nằm bên dƣới các

trƣợt

lớp bề mặt

hình

nguyên 100-

sƣờn dốc và sự phá hủy bị
thi công mái loại trừ hoàn
dốc

toàn

Theo máng trũng Tác động bên Cổ

dòng

của

tuôn

chảy


chảy

nhanh các tầng đất dốc, mái dốc, gian
đá gần bề mặt

phát Rất

-

chảy, ngoài - chất sinh

tƣơng

đến

thành nhân gây ra 200.000m3

Trƣợt

dòng

chục

trong hàng

đối tải lên sƣờn những
cũng nhƣ các đây,

10


thời nghìn

lớn



trăm
mét

trƣớc khối trở lên
đã

ổn


Trƣợt hỗn hợp

Trƣợt một / nhiều kề cận mép định
khối tảng đất, đá, sƣờn dốc; vi
khi dịch chuyển địa chấn và
các khối này bị vỡ các dao động
vụn và biến thành địa chất khác
thể

lỏng,

trƣờn

theo


nhớt
mặt

trƣợt

Năm 1978, hệ thống phân loại trƣợt đất đƣợc tác giả Varnes đƣa ra làm
nổi bật đƣợc kiểu dịch chuyển và loại vật chất [29]. Phƣơng pháp phân loại
trƣợt đƣợc liệt kê trong bảng 1.2, và đƣợc mô tả theo hình 1.1
Bảng 1.2: Hệ thống phân loại trƣợt đất theo Varnes (1978)
Kiểu vật liệu

Kiểu
dịch chuyển

Đất xây dựng

Đá

Hạt thô là chủ yếu

Hạt mịn là chủ yếu

Đổ

Đổ

Mảnh vụn đổ

Đất đổ


Rơi

Rơi

Mảnh vụn rơi

Đất rơi

Xụp

Mảnh vụn xụp

Đất xụp

Dịch chuyển khối

Dịch chuyển khối

mảnh vụn

đất

Xoay
Trƣợt

Tịnh tiến

Dịch

chuyển


khối

Chảy ngang

Dịch ngang

Chảy dòng

Dòng đá (lở)

Mảnh

vụn

dịch

ngang
Dòng mảnh vụn

Đất dịch ngang
Dòng đất

Trƣợt hỗn hợp bao gồm 2 hoặc nhiều hơn kiểu dịch chuyển cùng xảy ra

11


Vết nứt trên chỏm
Đỉnh trượt


Chỏm

Vách trượt
chính

Vách trượt
phụ
Vết nứt
ngang
Sống
ngang

Vết nứt
tỏa tia
Mặt trượt
Điểm cuối của
thân trượt

Thân trượt
Điểm cuối của
mặt trượt

Chân của
thân trượt
Mặt phân cách

Hình 1.1: Đặc điểm cấu trúc khối trƣợt
Tiêu chuẩn TCVN 9861:2013 về công trình phòng chống đất sụt trên
đƣờng ô tô – yêu cầu khảo sát và thiết kế đƣa ra khái niệm chung về hiện tƣợng

đất sụt trong đó bao gồm trƣợt đất, sụt lở, xói sụt và đá lở, đá lăn. Tùy theo
kích thƣớc chiều cao (H) và chiều dài của khối trƣợt (L), tiêu chuẩn phân loại
quy mô đất sụt từ nhỏ (H<10m, L<20m), vừa (H<20m, 20m(H<50m, 50mvà phân quy mô đất sụt nêu trên chỉ áp dụng cho thiết kế chống đất sụt trên
đƣờng ô tô, chung cho tất cả các hiện tƣợng đất sụt và không làm rõ đƣợc tiêu
chuẩn áp dụng cho từng loại hình trƣợt trong đó có trƣợt đất đá.
Ngoài ra còn rất nhiều cách phân loại khác của các tác giả nƣớc ngoài nhƣ
I.V. Popov (1946), N.N. Maxlop (1955), E.C. Emelianova (1972), Terzaghi K.
(1950), Xavarensky F.P (1935),...Tổng hợp tất cả các phân loại đó, theo những
dấu hiệu đặc trƣng nhất, có thể có những phân loại trƣợt nhƣ sau:
- Theo vị trí xuất hiện trƣợt: Trƣợt trên sƣờn dốc của các lũng sông, trƣợt
trên bờ biển, trƣợt trên núi,...
- Theo hình dạng trên mặt bằng: Trƣợt kéo theo chiều dài, theo chiều
12


ngang, trƣợt hình tròn, trƣợt hình trăng khuyết,...
- Theo mức độ hoạt động: Trƣợt đang hoạt động, trƣợt đang tắt dần,..
- Theo nguyên nhân trực tiếp gây trƣợt hoặc đặc trƣng mất độ bền: Trƣợt
dẻo, trƣợt xói ngầm, trƣợt cấu trúc.
- Theo loại hình dịch chuyển: Trƣợt đẩy (ở phần trên của sƣờn dốc do lực
đẩy của khối lƣợng đất bị tách ra ở phần trên), trƣợt kéo do rửa trôi ở phần
dƣới của sƣờn.
- Theo đặc điểm dịch chuyển: Trƣợt trôi (trƣợt dòng), trƣợt dịch chuyển
chậm (chủ yếu trong đất rời), trƣợt sạt (trƣợt đất rất nhanh).
- Theo cấu trúc của sƣờn dốc: Trƣợt trong đất đá đồng nhất, trƣợt trên mặt
tiếp xúc của các lớp đất đá, trƣợt cắt mặt phân lớp.
- Theo chiều sâu phân bố của mặt trƣợt: Trƣợt nông (đến độ sâu 1-5m cách
mặt đất) và trƣợt sâu (chiều sâu mặt trƣợt lớn hơn 20m).

- Theo số lƣợng mặt trƣợt: Trƣợt có 1, 2 và nhiều mặt trƣợt.
Tất cả các dấu hiệu trên cũng chƣa bao quát đƣợc hết sự đa dạng của hiện
tƣợng trƣợt đất.
Căn cứ đặc điểm khu vực nghiên cứu Tây Nam tỉnh Hà Giang, hiện tƣợng
trƣợt chảy chiếm đa số, chủ yếu xảy ra trên mái dốc, trong lớp vỏ phong hóa
vụn thô có đất đá hỗn hợp, có mặt trƣợt, vì vậy tác giả phân loại khối trƣợt trên
khu vực nghiên cứu bao gồm 02 loại:
- Trƣợt chảy (theo khái niệm của Lomtadze V.D, 1970)
- Trƣợt hỗn hợp bao gồm nhiều tổ hợp từ các loại hình trƣợt nhƣ kiểu trƣợt
triến trúc, trƣợt xoay, trƣợt phẳng, trƣợt tịnh tiến.
1.3. Các yếu tố nguyên nhân, điều kiện gây trƣợt đất
1.3.1. Nguyên nhân gây trƣợt đất
Phần trên của môi trƣờng địa chất (MTĐC), trong phạm vi tƣơng tác với
môi trƣờng xung quanh (khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, phần sâu của
thạch quyển) hoặc giữa các yếu tố của môi trƣờng địa chất với nhau làm biến
đổi cấu trúc và tính chất của môi trƣờng địa chất theo thời gian vật lý và phát
sinh quá trình địa chất động lực đƣợc gọi là vùng có cấu trúc xung yếu. Tồn tại
13


vùng có cấu trúc xung yếu chƣa đủ để phát sinh các quá trình địa chất động lực
mà phải có tƣơng tác của các yếu tố từ môi trƣờng xung quanh (năng lƣợng
mặt trời, lƣợng mƣa, nƣớc sông, nƣớc biển, nƣớc hồ, vi khuẩn, thực vật,....)
hoặc các yếu tố của MTĐC. Nhƣ vậy, nguyên nhân của quá trình tai biến trƣợt
đất là một quá trình khác, có thể tác động từ bên ngoài nhƣ mƣa, dòng chảy
sông – suối, chặt phá rừng, cắt xén taluy, xây dựng công trình,...(ngoại nguyên
nhân) hoặc ngay bên trong môi trƣờng địa chất nhƣ vận động nƣớc ngầm, biến
đổi trạng thái ứng suất của đất đá, các chấn động gây ra gia tốc ngang trong
khối đất đá.... (nội nguyên nhân) [39]. Cơ sở lôgic trong việc chỉ ra nguyên nhân
của quá trình trƣợt là phân tích mô hình dịch chuyển khối đất đá ở sƣờn dốc với

các lực thành phần gây dịch chuyển. Dịch chuyển trƣợt phát sinh do tác động của
trọng lực và các lực khác, khi thành phần lực gây trƣợt (lực T) vƣợt quá độ bền
của đất đá nói chung (lực giữ G), thì lúc đó ổn định của mái dốc hoặc sƣờn dốc bị
phá huỷ. Lúc này F (hệ số ổn định) của mái dốc nhỏ hơn 1.
Hiệp hội Địa chất công trình Quốc tế IAEG (1990) đã đƣa ra các định
nghĩa về kích thƣớc một khối trƣợt và đề nghị một cách đơn giản để ƣớc tính
thể tích khối trƣợt. Đó là coi khối trƣợt nhƣ một hình bán elipsoid với chiều dài
mặt trƣợt L, chiều rộng mặt trƣợt W và chiều sâu tới mặt trƣợt D.

NH

H2O

Dtrượ
t đất

P = v.

L

G = v..cos
T = v..sin

G


P

T


Hình 1.2: Sơ đồ biểu diễn các lực tác động lên khối trƣợt (theo V.D.
Lomtadze)
14


F

 G  tg (v. . cos )  D
v. . sin 
T

td

 C.L



f (v. . cos )  Dtd  C.L
v. . sin 

(1-1)

Trong đó:
P: Trọng lực

: Góc dốc [độ]

G: Lực giữ trƣợt

Dtrượt đất: áp lực thủy động [t/m2]


T: Lực kéo trƣợt

f = tg: Hệ số góc ma sát trong

3

v : Thể tích [m ]

C: Lực kết dính của đất đá [t/m2]

: Khối lƣợng thể tích đất [t/m3]

L: Chiều dài cung trượt đơn vị [m]

F > 1: An toàn
F = 1: Cân bằng động
F < 1: Mất an toàn
Công thức (1.1) cho thấy ngoại nguyên nhân trực tiếp gây trượt là:
- Mƣa lớn kéo dài làm gia tăng độ ẩm trong đất, giảm độ bền của đất ;
gia tăng dòng chảy mặt;
- Thay đổi mực nƣớc trong hồ chứa, sông, suối tạo ra áp lực thủy động.
Trong khu vực ven bờ sông, vào những thời gian nhất định chế độ thủy văn
làm tăng tác động của lực cắt ở trên sƣờn dốc, hỗ trợ cho sự phát triển trƣợt.
Trƣợt xuất hiện trên những con sông, suối có mực nƣớc dâng cao đột ngột, rất
lớn vào mùa mƣa, trên đoạn sông, suối có tốc độ dòng chảy lớn.
- Tăng chất tải lên mái dốc, sƣờn dốc thông qua việc xây dựng các công
trình dân dụng; cắt xén taluy; xối nƣớc mái dốc; gia cố mái dốc;...
- Phá rừng, đốt rừng làm rẫy làm suy giảm tính cố kết của đất đá bề mặt,
tạo điều kiện cho quá trình phong hóa nhanh cũng là nguyên nhân gây trƣợt.

Nội nguyên nhân gây trượt là
- Biến đổi trạng thái ứng suất của đất đá ở trong đới hình thành sƣờn
dốc, các quá trình phong hóa vật lý – hóa học – sinh học
- Các chấn động gây ra gia tốc ngang trong khối đất đá nhƣ động đất, núi
lửa phun, …sẽ làm suy giảm một cách đáng kể lực kết dính và góc ma sát trong
của đất.
- Vận động nƣớc ngầm làm tăng áp lực thủy tĩnh, thủy động, làm tăng
15


×