Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP xã hội ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.23 KB, 8 trang )

Đánh giá hoạt động trợ giúp xã hội ở Việt Nam
(Video) Toàn thể các hoạt động trợ giúp an sinh xã hội ở Việt Nam.
Đặt vấn đề:
-

Từ xa xưa con người đã biết giúp đỡ lẫn nhau

Giải thích: Trong mỗt cộng đồng xã hội đều có một hoặc một vài nhóm người sống
trong điều kiện thấp kém hơn những người khác. Điều này xảy ra do nhiều nguyên
nhân khác nhau: tuổi già, ốm đau bệnh tật, mất khả năng lao động do phải chịu hậu
quả của các thảm họa thiên nhiên, khủng hoảng kinh tế,… Thậm chí có những
người và bộ phận dân cư còn rơi vào hoàn cảnh sống quá khốn khổ, dưới mức
trung bình chung của cả cộng đồng. Chính vì vậy ngay từ thời xa xưa đã có các
cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng. Ban đầu các hoạt động này chỉ mang
tính tự phát trong phạm vi nhỏ như gia đình, họ hàng, làng xóm,… Cùng với sự
phát triển của xã hội, cứu trợ xã hội nhày nay không chỉ do cộng đồng thực hiện
thông qua các hoạt động tổ chức từ thiện, hảo tâm mà còn là một hoạt động chính
thức của Nhà nước trên quan điểm đây là một trong các chính sách an sinh xã hội
quan trọng của nhà nước.
-

Ở Việt Nam, sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Từ
năm 1946, ngay sau khi thành lập nước, Việt Nam đã thực hiện chính sách an
sinh xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống an sinh xã hội
nước ta, trong đó có hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên đã không ngừng
mở rộng góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống vật chất và tinh thần
của các đối tượng đặc biệt khó khăn



Giải thích: Sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sự


phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại cho đất nước
nhiều biến đổi sâu sắc: kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập và đời sống của nhân
dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, kinh tế thị trường và hội nhập kinh
tế quốc tế cũng đem đến nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh và ngày càng phức tạp
nhất là sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng. Một bộ
phận dân cư rơi vào các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mà nếu không được sự trợ
giúp của xã hội thì sẽ không có khả năng ổn định cuộc sống và hoà nhập cộng
đồng. Để khắc phục điều đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện các
chính sách và biện pháp để bảo vệ hộ gia đình và cá nhân kém may mắn trước các
rủi ro giảm sút thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ và chăm sóc y tế và trợ cấp gia
đình nuôi con nhỏ..., gọi chung là hệ thống an sinh xã hội. Trong hệ thống an sinh
xã hội, hoạt động trợ giúp xã hội là một trụ cột quan trọng, nó tạo nên tấm lưới
cuối cùng nhằm bảo vệ sự an toàn cho mọi thành viên khi họ rơi vào tình trạng rủi
ro xã hội nêu trên. Từ năm 1946, ngay sau khi thành lập nước, Việt Nam đã thực
hiện chính sách an sinh xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống
an sinh xã hội nước ta, trong đó có hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên
đã không ngừng mở rộng góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống vật chất
và tinh thần của các đối tượng đặc biệt khó khăn như: người già cô đơn, trẻ mồ côi,
người tàn tật, người bị nhiễm HIV/AIDS, người cao tuổi …..Tính đến nay nhà
nước đã trợ cấp hàng tháng cho khoảng 1,6 triệu đối tượng đặc biệt khó khăn. Nhờ
hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên của nhà nước, nhiều người đã thoát khỏi
nghèo đói, tránh được rủi ro trong cuộc sống. Tuy nhiên, hoạt động trợ giúp xã hội
thường xuyên của nước ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế, như: còn thiếu tính đồng bộ
và đổi mới chậm; độ bao phủ còn thấp; mức trợ giúp hiện hành thấp...nên các hoạt
động trợ giúp xã hội thường xuyên đã chưa thật sự có tác động mạnh đến chất
lượng cuộc sống của các đối tượng xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thực
trạng hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên đối với những đối tượng đặc biệt khó
khăn và đề xuất định hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động trợ giúp xã hội thường
xuyên cho những năm tới là hết sức cần thiết.

Giai đoạn 2011-2015, kinh tế đất nước có khó khăn, thách thức, song Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều giải pháp để bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có lĩnh vực trợ
giúp xã hội tiếp tục là điểm sáng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
xác định: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm


an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân”. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương
khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 cũng nhấn mạnh:
“Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng
với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp
với khả năng ngân sách Nhà nước. Xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều
kiện kinh tế-xã hội làm căn cứ xác định người thuộc diện được hưởng trợ giúp xã
hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ
sở trợ giúp xã hội, phát triển mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại
cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô
hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, nhất là mô hình nhà
dưỡng lão”.
Xem video về hoạt động trợ giúp xã hội của nhà nước (cả hai video)
=> nhận xét: Là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, lại
bị ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu; đang trong quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa nhanh nên hiện nay số người cần trợ giúp xã hội của Việt Nam rất
lớn, chiếm hơn 20% dân số cả nước. Trong đó có khoảng 9,2 triệu người cao tuổi,
7,2 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, gần 5% hộ nghèo,
1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm do thiên tai, hỏa hoạn,
mất mùa, 234 nghìn người nhiễm HIV được phát hiện, 204 nghìn người nghiện ma
tuý, khoảng 30 nghìn nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia đình; ngoài ra, còn
nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm
sống trên đường phố. các chính sách của nhà nướ về trợ giúp xã hội đang đặt ra
nhiều vấn đề: có những chính sách phù hợp, kịp thời, thực hiện thành công nhưng

cũng có còn nhiều lỗ hổng trong quản lý và chúng ta cần làm gì.
I. Khái niệm
1) Khái niệm cơ bản được đồng ý chung
Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, hiện nay có nhiều khái niệm về cứu trợ xã hội.


Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cứu trợ xã hội là sự bảo
đảm và giúp đỡ của Nhà nước, sự hỗ trợ của nhân dân và cộng đồng quốc tế về thu
nhập và các điều kiện sinh sống bằng các hình thức và các biện pháp khác nhau
đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi, yếu
thế hoặc hụt hẫng trong cuộc sống khi họ không đủ khả năng để tự lo liệu được
cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.


Nhấn mạnh khía cạnh bảo hiểm và mở rộng cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho
những đối tượng có nhu cầu và trong khu vự kinh tế phi chính thức.

Theo Ngân hàn thế giới (WB), bảo trợ xã hội là những biện pháp công cộng nhằm
giúp các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng ứng phó với và kiềm chế được nguy cơ
có tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu
nhập.


Nhấn mạnh sự kiềm chế nguy cơ, bảo trợ xã hội vừa là mạng lưới an toàn vừa
là cơ sở để phát triển vốn con người.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cứu trợ xã hội là các hoạt
động của Nhà nước và cộng đồng nhằm chuyển nhượng nguồn lực cho các cá
nhân, các hộ gia đình và các cộng đồng rơi vào tính trạng túng quẫn và dễ bị tổn
thương, giúp cho họ có có thể đảm bảo được mức sống tối thiểu và cải thiện điều

kiện sống.




Nhấn mạnh tính dễ tổn thương nếu người dân không có bảo trợ xã hội và tác hại
của việc không có bảo trợ xã hội đối với người khác

Nếu như hiểu một cách tổng quát, cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội bằng
nguồn lực tài chính của nhà nước và của cộng đồng đối với các thành viên gặp khó
khăn, bất hạnh và rủi ro trong cuộc sống như thiên tai, hỏa hoạn, bị tàn tật, già yếu,
… dẫn đến mức sống quá thấp, lâm vào cảnh neo đơn túng quẫn nhằm trợ giúp họ,
đảm bảo được cuộc sống tối thiểu, vượt qua cơn nghèo khốn và vươn lên cuộc
sống bình thường.
Từ các khái niệm trên có thể thấy cứu trợ xã hội là hoạt động của cả nhà nước và
cộng đồng. Nhà nước thực hiện cứu trợ xã hội trên cơ sở là người có trách nhiệm
bảo vệ cho cuộc sống của các công dân trong cộng đồng luôn ổn định và phát triển,
trong khi việc thực hiện cứu trợ xã hội của cộng đồng lại xuất phát từ bản chất
nhân văn cao đẹp giữa người với người khi đồng bào không may lâm vào cảnh
hoạn nạn hoặc sa vào tình cảnh nghèo khổ. Nội hàm của tất cả các khái niệm trên
đây cho thấy, cứu trợ xã hội phải được hiểu rộng bao gồm cả hoạt động cứu tế xã
hội và hoạt động cứu trợ xã hội.
Cần phân biệt cứu tế xã hội và cứu trợ xã hội
Cứu tế xã hội
Cứu tế xã hội là sự giúp đỡ của cộng
đồng xã hội bằng tiền hoặc hiện vật, có
tính tức thời, khẩn cấp và ở mức độ tối
cần thiết cho người được trợ cấp khi họ
bị rơi vào hoàn cảnh bần cùng, không
còn khả năng tự lo liệu cuộc sống

thường ngày cho bản thân và gia đình.
Ví dụ: những người già coo đơn không
nơi nương tựa là những người không
còn khả năng lao động,không còn bất kỳ
một nguồn thu nhập nào đảm bảo cho
cuộc sống hàng ngày
Người được nhận cứu tế thường là
những người không thể tự lo liệu cho
cuộc sống được nữa và cần có sự giúp
đỡ để tiếp tục cuộc sống bình thường

Cứu trợ xã hội
Trợ giúp xã hội là sự trợ giúp thêm của
cộng đồng xã hội bằng tiền hoặc các
phương tiện thích hợp để người được trợ
giúp có thể phát huy được khả năng tự
lo liệu cho cuộc sống cho bản thân và
gia đình. Sớm hòa nhập trở lại với cộng
đồng

Những người được nhận trợ cấp thực tế
vẫn có thể tự lo liệu cho cuộc sống của
họ và gia đình, nhưng nếu không có trợ
cấp thì cuộc sống của họ sẽ ngày càng
trở lên khó khăn hơn và có thể rơi vào


tình trạng bần cùng
Có tính kịp thời và lâu dài, xem xét tới
việc đảm bảo cuộc sống ổn định lâu dài

cho những người được trợ giúp khi gặp
khó khăn, rủi ro
2) Mục tiêu của trợ giúp xã hội, các hoạt động phổ biến

Thiết kế chương trình cứu trợ xã hội thường bao gồm nhiều nội dung hoạt động
khác nhau. Mỗi hoạt động sẽ nhằm đáp ứng cho các mục đích cụ thể khác nhau.
Tuy nhiên mục đích chính của các hoạt động cứu trợ xã hội là chuyển nhượng các
nguồn lực cho cá nhân, các hộ gia đình và các bộ phận dân xư rơi vào tình trạng
túng quẫn và dễ bị tổn thương nhất, từ đó giúp họ đảm bảo được cuộc sống tối
thiểu và cải thiện điều kiện sống.
Khi xem xét các đặc điểm và nhu cầu cần trợ giúp các đối tượng được hưởng cứu
trợ xã hội và quan sát một cách tổng thể các hoạt động cứu trợ trong chương trình
cứu trợ xã hội, có thể thấy việc thực hiện có hiệu quả chương trình này sẽ nhằm đạt
được mục tiêu sâu xa hơn. Đó chính là giảm nghèo và tạo nhiều cơ hội tiếp cận cho
những người, những nhóm dân cư dễ bị tổn thương để đảm bảo công bằng trong xã
hội. Chính sách cứu trợ xã hội được đặt ra nhằm giảm sự chênh lệch về mức sống
cả về vật chất và tinh thần giữa các thành viên trong xã hội, không để ai rơi vào
cảnh cùng cực, tuyệt vọng hoặc bị bỏ rơi, xây dựng nếp sống tốt đẹp giàu lòng
nhân ái nhân văn giữa con người với nhau, xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp,
nhân đạo, văn minh.
Bảo trợ xã hội bao gồm trợ giúp thường xuyên và trợ giúp không thường xuyên
(đột xuất). Mục đích của trợ giúp xã hội thường xuyên là giữ gìn sự ổn định về
xã hội - kinh tế- chính trị của đất nước, mà quan trọng hàng đầu là ổn định xã hội,
nên nó đã làm giảm sự bất bình đẳng xã hội, bất bình đẳng về giới, phân hoá giàu


nghèo, phân tầng xã hội; tạo nên sự đồng thuận giữa các giai tầng xã hội, giữa các
nhóm xã hội trong quá trình phát triển.




×