Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đánh giá hoạt động ưu đãi xã hội ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.77 KB, 26 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1
Đề tài: Đánh giá hoạt động ưu đãi xã hội ở Việt Nam
I. Mở đầu
1. Định nghĩa:
ƯĐXH là một hệ thông chính sách quan trọng đặc biệt trong hệ thống
chính sách ASXH, là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của nhà
nước và xã hội nhằm ghi nhớ đền đáp công lao của cá nhân, tổ chức có cống
hiến hy sinh đặc biệt cho tổ quốc. Cơ chế ưu đãi xã hội là nét riêng có trong
hệ thống ASXH Việt Nam. Cơ chế này nhằm đảm bảo cho 2 nhóm người
chủ yếu như sau:
Nhóm những người đã có công sức đóng góp cho vận mệnh của đất
nước, công cuộc cách mạng của dân tộc bao gồm: những người đã gắn bó cả
cuộc đời của mình với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của cộng đồng;
những người gặp rủi ro trong quá trình hoạt động cho sư nghiệp chung của
cộng đồng. Phần lớn những người thuộc nhóm này thường bị suy giảm, mất
khả năng lao động, khả năng cầu tiến trong điều kiện cạnh tranh của thị
trường trong khi sự đóng góp của họ là vô giá (tính mạng, thân thể, gia sản,
…). Việc ưu đãi đặc biệt những người này so với những người lao động bình
thường kể cả những người lao động bất hạnh khác là phù hợp với truyền
thống lâu đời của dân tộc: uống nước nhớ nguồn.
Các chính sách đãi ngộ nhóm người này gồm có:
• Chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham
gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam.
• Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ
Cách mạng.
Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bước vào cuộc
kháng chiến chống Pháp, năm 1946, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi thành lập Hội
Binh sĩ bị thương, khởi xướng phong trào “Mùa đông binh sĩ”, luôn quan
tâm thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sĩ, … Sắc lệnh 20/SL
ngày 18/02/1947 ban hành chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ


qui định những khoản BHXH đặc biệt như: hưu bổng, thương tật, tử tuất.
Sắc lệnh 77/SL ngày 22/05/1950 đều có những chính sách bảo đảm cho công
nhân viên ngành quân giới bị thương được hưởng quyền lợi giống như quân
nhân và quyền lợi ưu tiên như đối với thương binh. Tháng 05/1954, Ủy ban
kháng chiến hành chính Nam bộ có văn bản qui định cho nhân viên, cán bộ
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2
dân chính, công an dân quân hoặc thường dân tham gia dân công, tham gia
chiến đấu mà bị thương thì cũng coi là thương binh.
Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, chính sách ưu đãi đối với người có
công được tiếp tục bổ sung, đổi mới: xác định khái niệm thương binh và
người hưởng chính sách như thương binh, qui định chế độ trợ cấp thương
tật, chế độ đối với thương binh ở trại, chế độ miễn, giảm tiền tàu xe, ưu tiên
sắp xếp việc làm, xác định khái niệm “liệt sĩ”thay cho “tử sĩ”, trợ cấp tử tuất
cho gia đình liệt sĩ, chính sách trợ giúp thương binh, gia đình liệt sĩ trong
hoạt động hợp tác xã nông nghiệp. Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của
Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ đối với quân nhân,
thanh niên xung phong, quân dân du kích, tự vệ, quân nhân dự bị, sửa đổi
chế độ phụ cấp thương tật, trợ cấp tử tuất. Chính sách ưu đãi đối với người
có công tiếp tục được mở rộng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đối
với mọi đối tượng trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu mà bị
thương tật, hy sinh như: thanh niên xung phong, dân công thời chiến, lực
lượng vận tải nhân dân, lao động nghĩa vụ, cán bộ y tế xã, hợp tác xã, khối
phố …
Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rồi cuộc chiến biên giới
phía Bắc, biên giới Tây Nam, chiến tranh tình nguyện ở Campuchia xảy ra,
công việc xác định liệt sỹ, tìm kiếm, qui tập hài cốt, xây dựng nghĩa trang
liệt sỹ, xác nhận thương binh, thống nhất chính sách đối với người có công
và gia đình có công được làm hàng ngày, hàng giờ liên tục từ đó đến nay.

Ngoài những chính sách hỗ trợ trực tiếp (trợ cấp), trong thời kỳ này, nhà
nước ta cũng đã qui định nhiều chính sách ưu tiên trong các hoạt động kinh
tế đối với người và gia đình có công. Năm 1994, Pháp lệnh ưu đãi người
hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh,
người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng và Pháp
lệnh qui định danh hiệu danh dự nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được
công bố đã hoàn thiện chính sách ưu đãi xã hội về nhiều mặt đối với người
có công với cách mạng.
2. Cơ chế ƯĐXH là nét riêng trong hệ thống ASXH ở VN nhằm
đảm bảo cho hai đối tượng:
• Đối tượng 1:
Những người có cống hiến đặc biệt cho công cuộc bảo vệ tổ quốc. Liệt sĩ
và gia đình liệt sĩ: liệt là những người đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc, bảo vệ hòa bình của thế giới, bảo vệ tổ quốc, đấu tranh chống tội phạm,
họ vì lợi ích của cả dân tộc được nhà nước ghi tặng bằng “tổ quốc ghi công”
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3
trong các trường hợp sau: chiến đấu trực tiếp phục vụ chiến đấu, trực tiếp
đấu tranh chính trị, hoạt động cách mạng khi bị bắt tra tấn vấn không chiụ
khai, dũng cảm phục vụ công tác cấp bách nguy hiểm, phục vụ nhân dân, ốm
đau tử nạn trong khi hoạt động ở những khu vực nguy hiểm thương binh
chết vì bệnh tật tái phát. Gia đình liệt sĩ: có quan hệ máu thịt hay có công
nuôi dưỡng liệt sĩ. Thương binh, bệnh binh: thương binh thuộc lực lượng vũ
trang, bị suy giảm khả năng lao động do chiến đấu hay phục vụ chiến đấu.
Bệnh binh thuộc quân nhân, mắc bệnh làm giảm khả năng lao động từ 61%
trở lên do chiến đấu và hoạt động trong điều kiện thiếu thốn. Những người
hoạt động cách mạng: Những người lấy sự nghiệp giải phóng làm mục tiêu
lý tưởng cho cả đời mình. Tham gia giúp đỡ cách mạng nưng không thoát ly
làm chiến sĩ. Những người tham gia hoạt động cách mạng bị địch bắt nhưng

không khai, không làm ảnh hưởng đến cách mạng. Tham gia chiên đấu trong
điều kiện gian khổ làm sức khỏa suy kiệt, sinh con dị dạng…
• Đối tượng 2:
Những người có cống hiến đặc biệt trong quá trình xây dựng đất nước
như giáo sư,bác sĩ, anh hùng lao động, các vị lãnh đạo nhà nước.
3. Vai trò của ƯĐXH:
• Giáo dục cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai ý thức được trách nhiệm của
mình đối với xã hội, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp dân tộc.
• Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội sẽ góp phần ổn định xã hội, giữ
vững thể chế chính trị. Đây là tiền đề cho phát triển kinh tế .
• Thực hiện ưu đãi xã hội là góp phần thực hiện chính sách con người
của quốc gia, thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”,
“ăn quả nhớ người trồng cây”. Thực hiện ưu đãi xã hội không chỉ là
sự bảo vệ, giúp đỡ mà còn thể hiện nghĩa vụ trách nhiện của nhà
nước, của xã hội đối với người đã có cống hiến đặc biệt cho cộng
đồng và xã hội. Chính vì vậy, chính sách ƯĐXH luôn có vị trí đặc
biệt quan trọng trong hệ thống chính sách ở mỗi quốc gia. Đây là yếu
tố thực hiên công bằng xã hội góp phần ổn định chính trị xã hội; thúc
đẩy sự nghiêp đổi mơi với tiến trình hội nhập và phát triển.
4. Chính sách :
• Chính sách ƯĐXH với thương binh, bệnh binh, những người tham gia
kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc màu da cam.
• Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách
mạng.
• Chính sách đối với người cao tuổi (pháp lệnh người cao tuổi).
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
4
• Chính sách đối với bà mẹ trẻ em.
5. Các hình thức ưu đãi xã hội:

• Bằng tinh thần : tặng bằng khen,huân huy chương,dựng tượng đài,ưu
tiên con em gia đình trong vấn đề việc làm.
• Bằng tiền mặt vật chất.
 Tiền: hàng tháng bằng lương chi trả cho chi phí y tế, mai táng.
 Hiện vật xây dựng các nhà tình nghĩa hay tặng quà vào các dịp
lễ tết …
• Bằng các hình thức khác như: hỗ trợ học phí cho con em họ, nghỉ
dưỡng, miễn giảm thuế. Tất cả những hình thức này đảm bảo đời sống
vật chất cho người có công.
6. Mục đích của ƯĐXH:
• ƯĐXH nhằm ghi nhận và tri ân những cá nhân hay tập thể đã có
những cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và cho đát nước.
• Nhằm đảm bảo công bằng xh,vì ai cống hiến nhiều cho xh, người đó
phải được hưởng nhiều, đây là sự cóng hiến đặc biệt bằng cả xương
máu.
• Tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc và giáo dục
truyền thống cho thế hệ tương lai.
• Đảm bảo ổn định thể chế chính trị của nhà nước.
II. Thực trạng hệ thống ưu đãi xã hội ở Việt Nam
A. Tổng quan chung
1. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về ưu đãi xã hội
Do trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, cho nên chính sách xã hội
ở Việt Nam chủ yếu thực hiện đối với các đối tượng là những người có cống
hiến đặc biệt trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc. Họ là những người đã hi sinh
cả tính mạng, cống hiến cả cuộc đời cho sự ngiệp của dân tộc hoặc họ đã
mất mát một phần thân thể hay chịu đựng những hậu quả nặng nề của bom
đạn, chất độc do chiến tranh để lại… Chính sách ưu đãi xã hội luôn được
Đảng và nhà nước ta coi là một quốc sách truyền thống. Qua các thời kì, các
giai đoạn khác nhau của lịch sử, chính sách ưu đãi xã hội luôn được ban
hành và được thực hiên theo các quan điểm sau:

• Thứ nhất: Ưu đãi xã hội đối với người có công vừa là trách nhiệm của
nhà nước vừa là trách nhiệm của toàn dân.
• Thứ 2: Xã hội hóa chăm sóc người có công.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
5
• Thứ 3: Động viên người có công và gia đình họ nỗ lực vươn lên trong
cuộc sống và lao động sản xuất.
2. Chính sách ưu xã hội ở việt nam qua các thời kì
II.1. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
Sau khi giành chính quyền, Đảng và nhà Nước sớm thiết lập một số văn
bản pháp luật ưu đãi một số đối tượng có công như thương binh, gia đình liệt
sỹ đồng thời dấy lên phong trào toàn dân chăm sóc giúp đỡ các đối tượng
này.
Ngày 16/2/1947 Bác Hồ kí sác lệnh số 20/SL, sau đó bổ xung, sửa đổi
bằng sắc lệnh 242/SL ngày 12/10/1948 quy định tiêu chuẩn xác định thương
binh, truy tặng tử sỹ, thực hiện chế độ “lương hưu thương tật” đối với
thương binh, chế độ “tiền tuất” đối với gia đình “tử sỹ”. Đây là văn bản đầu
tiên nói về ưu đãi đối với người có công ở nước ta.
Sau khi hòa bình lập lại ở miền bắc, chính sách đối với thương binh liệt
sỹ được sửa đổi hết sức cơ bản thể hiện ở nghị định số 18/NĐ và 19/NĐ
ngày 17/11/1954 của liên bộ thương binh, y tế, quốc phòng, tài chính và điều
lệ ưu đãi thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương
tật. Nó thể hiện sự ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, giải quyết
được những yêu cầu cấp bách nhất, đồng thời đề ra chủ trương hết sức đúng
đắn là chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ phải dựa trên sự yêu thương,
bác ái của nhân dân.
II.2. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (từ 1954 đến 4/1975).
Ngày 30/10/1964 hội đồng Chính Phủ ban hành nghị định số 161/CP điều
lệ ưu đãi quân nhân, quân nhân dự bị, quân nhân tự vệ bị thương, bị chết…

đánh dấu sự ra đời của chính sách thương binh liệt sỹ, thời kì chống Mỹ.
Chính sách này đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng vẫn bộc lộ
những bất hợp lý, trong đó có một số vấn đề khá gay gắt. Như xét trợ cấp
chưa kịp thời, mức trợ cấp lại quá thấp nên gia đình họ gặp rất nhiều khó
khăn 20 đồng/người đối với dân quân, 10,5 đồng/ người đối với du kích bị
thương hạng 3 mất sức 40%.
Đến giai đoạn sau, do tính chất của cuộc chiến tranh chống Mỹ vào giai
đoạn gay go ác liệt việc ưu đãi với người có công càng được đề cao. Các văn
bản được bổ xung, hoàn thiện, đang chú ý là nghị định 161/CP ngày
30/10/1964 kèm theo điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ quân nhân, dân quân
du kích…
Có thể nói, chính sách ưu đãi người có công trong giai đoạn này đã phát
triển tương đối toàn diện. Tuy vậy chính sách ưu đãi ở thời kì này còn có
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
6
những hạn chế như thiếu đồng bộ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, tính pháp lý
chưa cao.
II.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1985.
Sau khi hòa bình lập lại tren cả nước, hệ thống chính sách xã hội tiếp tục
hoàn thiện:
Tiến hành xác nhận và thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ ở miền
Nam theo nghị định 08/NĐ - 76ngày 17/6/1976 của chính phủ cách mạng
lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Ở phía Bắc, nhà nước chủ trương giải quyết một số vấn đề nổi cộm về
chính sách thương binh, liệt sỹ do lịch sử để lại.
Ban hành quyết định bỏ xung đối tượng là người có công giúp đỡ cách
mạng (quyết định số 208/CP ngày 20/7/1977) chế độ đối với bệnh binh
(quyết định 78/CP ngày 13/4/1978).
Quy định đối tượng, tiêu chuẩn xác nhận thương binh, liệt sỹ trong công

cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc và làm nghĩa vụ quốc tế (qđ 301/CP ngày
20/9/1980).
Trong thời kì 1975-1985, nhà nước đã có nhiều văn bản bổ xung, sửa đổi
chính sách đối với người có công ban hành trước đó, khắc phục một số bất
hợp lý, hình thành một số văn bản pháp quy, có hiệu lực thực hiện thống
nhất cả nước. Tuy nhiên hệ thống chính sách còn nhiều tản mạn, chắp vá.
Nhiều quy định đáp ứng nhu cầu trước mắt nhưng chưa đáp ứng đươc nhu
cầu lâu dài.
II.4. Giai đoạn từ năm 1985 đến 1994.
Nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
các mối quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật theo cơ chế mới.
Vấn đề ưu đãi đối với người có công và hệ thống pháp luật liên quan có
nhiều thay đổ quan trọng.
Trong vòng 10 năm nhà nước đã ban hành 741 văn bản, nhằm điều chỉnh
mối quan hệ với người có công. Nhà nước đã điều chỉnh giá - tiền - lương.
Nghị định 236/HĐBT ngày 19/8/1985 của hội đồng bộ trưởng đã bổ xung,
sửa đổi, thống nhất thực hiện chế độ đói với người có công trong các thời kì
và thống nhất trong cả nước.
Trong những năm đầu của thập kỉ 90, nhà nước ban hành nhiều văn bản
pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng do ủy ban thường vụ cách
mạng ban hành ngày 29/8/2994 quy định danh hiêu vinh dự nhà nước “bà
mẹ việt nam anh hùng” được chủ tịch nước công bố ngày 10/9/1994. Đánh
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
7
dấu sự tiến bộ của hệ thống chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công ở
nước ta.
II.5. Giai đoạn từ 1995 đến nay.
Đây là giai đoạn sau khi ban hành pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng, thể hiện rõ nhất nghĩa tình, đạo lý truyền thống của dân tộc

“uống nước nhớ nguồn” là chủ trương của đảng và nhà nước, là tư tưởng của
Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Các chính sách liên tục dược bổ xung hoàn thiện,
phong trào “toàn dân chăm sóc người có công” tiếp tục được khơi dậy và
phát triển với nhiều nội dung phong phú và thiết thực.
Một số chính sách ưu đãi trong những năm gần đây:
Năm 2007: những người hoạt động CM trước ngày 01/01/1945 đến
trước Tổng KN 19/8/1945, thân nhân liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,
Thương binh, bệnh binh... từ nay, nếu mua nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước sẽ được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất đối với những người có
công với cách mạng “Để người có công yên ổn vật chất, vui vẻ tinh
thần".
Trường hợp mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là nhà một hoặc nhiều
tầng (có một hộ ở) thì được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tiền sử dụng đất
theo các mức cụ thể tùy đối tượng.
Chẳng hạn, Bà mẹ VN Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân, Anh hùng Lao động, thương bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở lên, thân nhân của liệt sĩ đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng
hàng tháng được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất.
Các mức hỗ trợ khác (90%, 80%...) được áp dụng tùy theo đối tượng.
Các mức nêu trên được tính trong định mức đất ở do UBND tỉnh, TP trực
thuộc TƯ quy định và tính trên số tiển sử dụng đất mà người được hỗ trợ
phải nộp.
Trong quyết định số 117/2007/QĐ-TTg, Thủ tướng CP Nguyễn Tấn
Dũng cũng điều chỉnh một số nội dung trong các quyết định đã ban hành
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
8
trước đó (năm 1996 và 2000) về hỗ trợ người có công với CM cải thiện nhà
ở.
Ngoài các đối tượng vừa nêu, Thủ tướng cũng quy định thêm, với

người tham gia tổ chức CM từ 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa
16/8/1945 khi mua nhà ở đang thuê thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định
số 61/CP thì được miễn tiền sử dụng đất đối với nhà nhiều tầng nhiều hộ ở
hoặc được giảm 80% tiền sử dụng đất đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều
tầng một hộ ở...
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT bố trí
kinh phí thực hiện.
Những ưu đãi trên của CP là nhằm để hỗ trợ cho những người có công
"yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần" như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã phát biểu trong mit tinh kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sỹ.
Theo đó, ngoài việc trợ cấp tiền, Nhà nước còn thực thi nhiều ưu đãi
khác như miễn giảm thuế, xây nhà, cấp đất... và nhiều nhà cho nhiều hộ gia
đình
Chiều 17/4, Uỷ ban Thường vụ QH đã xem xét cùng lúc 2 nội
dung: Nghị định chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động
cách mạng trước ngày 1/1/1945 và từ 1/1/1945 đến trước Tổng khởi
nghĩa 19/8/1945; Việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế.
Còn 39.000 đối tượng trong diện ưu đãi.
Trước ngày 1/1/1945 và khoảng 25.000 người khác hoạt động cách
mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 đã hy sinh, từ
trần mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước (trợ cấp hàng tháng
hoặc chế độ hỗ trợ cải thiện nhà ở). Ước có khoảng 70% người còn thân
nhân: vợ, chồng, con...
Cho hay, cả nước có khoảng 14.000 người hoạt động cách mạng. Để
chi trả trợ cấp một lần cho số đối tượng trên, dự kiến mức kinh phí là khoảng
1.000 tỷ đồng thực hiện trong 3 năm: 2007 (400 tỷ); 2008 (400 tỷ) và 2009
(200 tỷ). Để thực hiện điều này, Chính phủ trình xin ý kiến của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho phép ban hành một nghị định có 4
điều.
Dự thảo nghị định quy định về chế độ trợ cấp một lần đối với thân

nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (2 mức: 50 và 10
triệu đồng) và thân nhân người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến
trước 19/8/1945 (25 và 5 triệu đồng) chết trước 1/1/1995.
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
9
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội (CVĐXH) của QH
Nguyễn Thị Hoài Thu cho rằng, quy định này chưa đảm bảo sự công bằng về
chế độ ưu đãi giữa thân nhân của những người hoạt động trước cách mạng
tháng Tám đã được công nhận (hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định hiện
hành) và thân nhân của những người sẽ được công nhận (hưởng chế độ ưu
đãi theo dự thảo nghị định).
Nhiều ý kiến trong Uỷ ban CVĐXH cũng cho rằng việc ban hành nghị
định là không phù hợp vì các vấn đề mà Chính phủ trình xin ý kiến về cơ
bản đã được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Ngoài ra chế độ ưu đãi đối với người có công luôn được nâng lên cùng với
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính phủ đã trình UBTVQH 3 lần
sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh.
Do đó, để thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với các đối tượng trên,
Uỷ ban CVĐXH đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình UBTVQH sửa đổi lại
điều 9, 10 Pháp lệnh người có công với cách mạng. Ngoài ra, uỷ ban này
cũng đề nghị Chính phủ cần xây dựng dự luật ưu đãi người có công với cách
mạng để việc đãi ngộ những đối tượng này được toàn diện, đồng bộ và công
bằng với sự đóng góp của họ.
3. Quy định cụ thể về mức trợ cấp, ưu đãi hàng tháng đối với người
có công với cách mạng.
Chính phủ vứa mới ban hành Nghị định số 35/2010/NĐ-CP ngày
6/4/2010 quy định cụ thể về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có
công với cách mạng. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu
đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là

770.000đ.
Điều 1. Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi
đối với người có công với cách mạng và các mức trợ cấp, phụ cấp.
1. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có
công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 770.000 đồng.
2. Ban hành kèm theo Nghị định này các bảng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi
đối với từng đối tượng người có công với cách mạng, bao gồm:
a) Bảng số 1: mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách
mạng;
b) Bảng số 2: mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh.
c) Bảng số 3: mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B.
Điều 2. Kinh phí thực hiện
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
10
Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp, phụ
cấp quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2010.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 38/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4
năm 2009 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với
người có công với cách mạng.
3. Các khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực
hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng
dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Chất lượng đền ơn đáp nghĩa
(HNM) - Nếu tính từ sắc lệnh đầu tiên "Quy định chế độ hưu
bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ" do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày
16-2-1947, thì đến nay Nhà nước ta đã ban hành 1.400 văn bản về việc
đãi ngộ, ưu đãi thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công (gọi tắt là
người có công).
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội, đến nay có: 20.000
thương, bệnh binh, 60.000 bố, mẹ liệt sỹ cô đơn, già yếu, 100% các Mẹ Việt
10

×