Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

luận văn thạc sĩ kỹ thuật CHUYÊN NGÀNH: xây dựng đường ô tô và đường thành phố đề tài: xây dựng, phân tích khung nội dung quy hoạch gtvt vÀ kiến nghị bổ sung một số nội dung trong dự Án quy hoạch tổng thể phát triển gtvt tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 109 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC XY DNG

NGUYN T DUN

xây dựng, phân tích khung nội dung
quy hoạch gtvt Và kiến nghị Bổ SUNG MộT Số
NộI DUNG trong Dự áN QUY HOạCH TổNG THể
PHáT TRIểN gtvt TỉNH HảI DƯƠNG

LUN VN THC S K THUT

CHUYấN NGNH: XD NG ễ Tễ V NG THNH PH
M S: 60.58.30

H NI, 2010


B GIO DC V O TO
TRNG I HC XY DNG

NGUYN T DUN

xây dựng, phân tích khung nội dung
quy hoạch gtvt Và kiến nghị Bổ SUNG MộT Số
NộI DUNG trong Dự áN QUY HOạCH TổNG THể
PHáT TRIểN gtvt TỉNH HảI DƯƠNG

LUN VN THC S K THUT

CHUYấN NGNH: XD NG ễ Tễ V NG THNH PH


M S: 60.58.30
NGI HNG DN KHOA HC

PGS.TS NGUYN QUANG O

H NI, 2010


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn Thạc sỹ, tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập
thể;
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quang Đạo
đã tận tâm hƣớng dẫn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành
Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa đào tạo sau đại học, khoa XD Cầu đƣờng,
Bộ môn Đƣờng ô tô và đƣờng đô thị - Trƣờng Đại học Xây dựng, các thầy cô
đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học
tập, thực hiện và hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hải Dƣơng
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian học cao học, thực hiện và hoàn
thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp thuộc Sở Giao thông vận tải
Hải Dƣơng, Lớp cao học Xây dựng đƣờng ô tô và đƣờng thành phố khóa 2007
đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành Luận
văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 3 năm 2010
Tác giả



MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề. ............................................................................................................................. 6
2. Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................................................ 7
3. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................................. 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu. .................................................................................................... 8
5. Những kết quả đạt đƣợc và đóng góp mới của luận văn. ................................................. 8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. ............................................................................................ 8
7. Kết cấu dự kiến của luận văn. ............................................................................................. 8
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUÁT ................................................................................................... 9
1.1 - MỘT SỐ KHÁI NIỆM .................................................................................................... 9
1.1.1 - Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội ............................................................................ 9
1.1.2 - Quy hoạch là gì ......................................................................................................... 10
1.1.3 - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.......................................................... 10
1.1.4 - Quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế ............................................................. 11
1.1.5 - Kế hoạch phát triển ................................................................................................... 12
1.2 - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐƢỜNG LỐI
CHỦ TRƢƠNG CỦA NHÀ NƢỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QH GTVT,
NHỮNG VĂN BẢN PHÁP QUY ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
GTVT HIỆN HÀNH............................................................................................................... 13
1.2.1 - Đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Chính phủ ........................................................ 13
1.2.2 - Các tài liệu liên quan đến hƣớng dẫn và tham khảo để thực hiện ............................ 16
1.2.3 - Giới thiệu khái quát một số QH GTVT đã đƣợc thực hiện....................................... 18
1.2.4 - Nhận xét chung ......................................................................................................... 20
CHƢƠNG 2 ............................................................................................................................. 24
XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH KHUNG NỘI DUNG QUY HOẠCH GTVT ........................ 24
VÀ ĐỊNH HƢỚNG TIẾP CẬN MỘT SỐ NỘI DUNG QUY HOẠCH ............................ 24
2.1 - QUY HOẠCH GTVT LÀ QUY HOẠCH NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ .............................. 24
2.1.1 - Về phƣơng diện chức năng ....................................................................................... 24
2.1.2 - Về phƣơng diện chuyên ngành ................................................................................. 26

2.1.3 - Về phƣơng diện theo vùng lãnh thổ .......................................................................... 27
2.1.4 - Về phƣơng diện đặc thù kinh tế công nghiệp,dịch vụ và quản lý ............................. 28
2.2 - TIẾP CẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC VÀ TRÌNH TỰ QUY HOẠCH GIAO
THÔNG VẬN TẢI ................................................................................................................. 30

1


2.2.1 - Tiếp cận xây dựng chiến lƣợc phát triển GTVT ....................................................... 30
2.2.2 - Mối quan hệ giữa Quy hoạch GTVT và Quy hoạch kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây
dựng ...................................................................................................................................... 34
2.2.3 - Trình tự xây dựng đề án quy hoạch phát triển GTVT. ............................................. 37
2.3 - PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG QUY HOẠCH
GTVT: ..................................................................................................................................... 38
2.3.1 - Phƣơng pháp điều tra kinh tế: ................................................................................... 38
2.3.2 - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng trong quy hoạch GTVT: ........ 39
2.3.3 - Dự báo nhu cầu vận chuyển trong quy hoạch GTVT ............................................... 42
2.3.4 - Phƣơng pháp đánh giá, lựa chọn phƣơng án quy hoạch ........................................... 49
2.3.5 - Kiểm soát tác động.................................................................................................... 54

CHƢƠNG 3 ............................................................................................................................. 56
BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG DỰ ÁN ............................................................................ 56
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GTVT TỈNH HẢI DƢƠNG ......................... 56
ĐẾN 2010 ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2020 .................................................................................. 56
3.1 - NHẬN XÉT VỀ DỰ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GTVT TỈNH
HẢI DƢƠNG ĐẾN 2010 ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2020 .......................................................... 56
3.1.1 - Nhận xét chung ......................................................................................................... 56
3.1.2 - Nhận xét kết quả thực hiện quy hoạch ...................................................................... 59
3.2 - BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GTVT
.................................................................................................................................................. 63

3.2.1 - Bổ sung quy hoạch đƣờng tỉnh 399 thành quốc lộ ................................................... 63
3.2.2 - Bổ sung quy hoạch phát triển Giao thông nông thôn ............................................... 65
3.3- BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI ................................. 79
3.3.1 - Kết quả hoạt động vận tải tỉnh Hải Dƣơng ............................................................... 79
3.3.2 - Giải pháp quy hoạch ................................................................................................. 82
3.2.3 - Ƣớc tính chi phí ........................................................................................................ 84
3.3.4 - Giải pháp quy hoạch trách nhiệm tổ chức, quản lý nhà nƣớc ................................... 85
3.4 - BỔ SUNG QUY HOẠCH VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẨN LÝ BẢO TRÌ
ĐƢỜNG BỘ. ........................................................................................................................... 86
3.4.1 - Đánh giá mô hình, cơ cấu tổ chức quản lý và bảo trì đƣờng bộ hiện tại .................. 86
3.4.2 - Đề xuất mô hình, cơ cấu tổ chức bảo trì đƣờng bộ ở Hải Dƣơng ............................. 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 93
1. Kết luận: .............................................................................................................................. 93
2. Kiến nghị: ............................................................................................................................ 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 104

2


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ATGT

An toàn giao thông

ATGTĐB

An toàn giao thông đƣờng bộ

CPH


Cổ phần hóa

GTCC

Giao thông công cộng

GTNT

Giao thông nông thôn

GTVT

Giao thông vận tải

HLATGT

Hành lang an toàn giao thông

SCĐB

Sửa chữa đƣờng bộ

SCTX

Sửa chữa thƣờng xuyên

SCĐK

Sửa chữa định kỳ


KCHT

Kết cấu hạ tầng

QLĐB

Quản lý đƣờng bộ

QH GTVT

Quy hoạch Giao thông vận tải

QHGT

Quy hoạch giao thông

QHXD

Quy hoạch xây dựng

QH KTXH

Quy hoạch kinh tế xã hội

TCKT

Tiêu chuẩn kỹ thuật

TDSI


Viện Chiến lƣợc và Phát triển Giao thông vận tải

TEDI

Tổng Công ty Tƣ vấn Thiết kế Giao thông vận tải

TNGT

Tai nạn giao thông

KTXH

Kinh tế xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng Thế giới

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

3



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Các yếu tố hình thành nội dung chiến lƣợc và mối quan hệ ......................9
Hình 1.2. Sơ đồ tiếp cận sự phát triển bền vững ......................................................10
Hình 1.3. Mối quan hệ quy hoạch KTXH và QH GTVT .........................................11
Hình 2.1. Các thành phần chức năng trong hệ thống GTVT.....................................24
Hình 2.2. Quan hệ các loại đƣờng bộ theo chức năng...............................................26
Hình 2.3. Cấu trúc ngành giao thông vận tải theo hệ thống chuyên ngành...............26
Hình 2.4. Phân loại hệ thống GTVT trong vùng lãnh thổ đặc thù ............................ 27
Hình 2.5. Thành phần các khu QH chức năng đô thị ................................................28
Hình 2.6. Cấu trúc Hệ thống GTVT theo đặc thù kinh tế .........................................29
Hình 2.7. Hệ thống Logic tổng quát phục vụ nghiên cứu QL khai thác đƣờng ........30
Hình 2.8. Quy trình kế hoạch hóa phát triển ngành GTVT [26] .............................. 31
Hình 2.9. QH GTVT trong tiến trình QH phát triển KTXH[28] .............................. 35
Hình 2.10. QHGTVT trong tiến trình và mối quan hệ với QHXD[26] ...................36
Hình 2.11. Trình tự xây dựng đề án quy hoạch GTVT ............................................37
Hình 2.12. Quy trình dự báo nhu cầu vận chuyển ....................................................43
Hình 2.13. Quy trình dự báo trong QH GTVT đô thị ...............................................45
Hình 2.14: Sơ đồ đánh giá, lựa chọn phƣơng án quy hoạch[28]:.............................. 50
Hình 2.15. Sơ đồ trình bày phƣơng pháp phân tích SWOT ......................................53
Hình 2.16. Sơ đồ kiểm soát tác động .........................................................................54
Hình 3.1: Đề xuất phƣơng án tuyến nâng cấp đƣờng 399 thành quốc lộ ..................65

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Nhu cầu vốn xây dựng phát triển đƣờng thủy nội địa (TDSI) ..................61
Bảng 3.2: Nhu cầu phƣơng tiện vận tải thuỷ đến năm 2010 (TDSI)......................... 62
Bảng 3.3: Số phƣơng tiện vận tải 2004 - 2008 .......................................................... 62

Bảng 3.4: Kết quả xây dựng GTNT 2001 - 2008 cho các loại đƣờng: .....................66
Bảng 3.5: Kết quả tỷ lệ % xây dựng cho từng loại đƣờng: .......................................66
Bảng 3.6: Kết quả tỷ lệ % loại mặt đƣờng GTNT chủ yếu: ......................................67
Bảng 3.7: Mật độ đƣờng một số nƣớc trong khu vực: ..............................................68
Bảng 3.8: Mật độ đƣờng GTNT phân bổ theo vùng: ................................................69
Bảng 3.9: Mật độ đƣờng GTNT phân bổ các huyện Hải Dƣơng (tính cả đƣờng ra
đồng và lô rừng): .......................................................................................................69
Bảng 3.10: Mật độ đƣờng GTNT phân bổ các huyện Hải Dƣơng (không tính đƣờng
ra đồng và lô rừng): ...................................................................................................70
Bảng 3.11: Sản lƣợng lƣơng thực của tỉnh giai đoạn 2004 - 2008:........................... 71
Bảng 3.12: Sản lƣợng chăn nuôi giai đoạn 2004 - 2008: ..........................................71
Bảng 3.13: Dự báo vận chuyển hàng hóa trong GTNT đến 2020: ............................ 72
Bảng 3.14: Các yếu tố mặt cắt ngang áp dụng cho đƣờng liên xã: ........................... 72
Bảng 3.15: Các yếu tố mặt cắt ngang áp dụng cho đƣờng xã, thôn: ......................... 72
Bảng 3.16: Đề xuất các loại kết cấu đƣờng GTNT: ..................................................73
Bảng 3.17: Ƣớc tính chi phí xây dựng GTNT 2010 - 2020: .....................................74
Bảng 3.18: Phân chia chi phí xây dựng GTNT 2010 - 2020: ....................................75
Bảng 3.19: Kết quả hoạt động vận tải 2005 - 2008 vận tải: ......................................79
Bảng 3.20: Tình hình phƣơng tiện vận tải và năng lực cung ứng vận tải .................80
Bảng 3.21: Kết quả đầu tƣ phát triển vận tải 2006 - 2008.........................................80
Bảng 3.22: Dự báo sản lƣợng vận tải trên địa bàn 2010 - 2020: ............................... 81
Bảng 3.23: Ƣớc tính kinh phí cho phát triển dịch vụ vận tải: ...................................85

5


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
- Giao thông vận tải (GTVT) là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, chính vì vậy cần ƣu tiên đầu tƣ phát triển đi trƣớc một

bƣớc với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nƣớc.
- Công tác Quy hoạch GTVT là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để
phát triển GTVT. Quy hoạch phát triển GTVT là bộ phận của quá trình kế hoạch
hoá nền kinh tế quốc dân là cơ sở để hình thành các chƣơng trình dự án củng cố
phát triển ngành GTVT.
- Tình hình công tác lập quy hoạch hiện nay vẫn còn có một số bất cập
nhất định, cụ thể:
+ Chƣa có quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình hƣớng dẫn công tác lập quy
hoạch GTVT;
+ Những văn bản pháp quy nhƣ: Quy chuẩn Quy hoạch Xây dựng ban
hành theo quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ Xây dựng
trong đó có nội dung quy định về quy hoạch GTVT nhƣng rất sơ sài, chƣa cụ
thể, chủ yếu đƣa ra một vài chỉ tiêu phục vụ cho công tác quy hoạch giao thông
đô thị;
+ Những tài liệu chuyên môn để tham khảo, chƣa đáp ứng với thực tế
thực hiện;
+ Việc quyết định các phƣơng án quy hoạch còn mang tính chủ quan, định
tính thiếu cơ sở từ đó liên tục thay đổi quyết định quy hoạch;
Từ những yếu tố trên dẫn đến tình hình chung của công tác quy hoạch
GTVT là:
+ Nội dung bản quy hoạch GTVT ở mỗi địa phƣơng một khác, hầu hết là
nội dung đề cập không đầy đủ, không hoàn chỉnh, thiếu cơ sở khoa học và khách
quan. Mắt khác đôi khi không thống nhất với quy hoạch phát triển vùng, quy
hoạch phát triển GTVT toàn quốc;
+ Do đó khi thực hiện thì không đủ nguồn lực để thực hiện quy hoạch dẫn
đến quy hoạch treo;
+ Các phƣơng án quy hoạch ít phù hợp với tình hình thực tế mà không
đƣợc điều chỉnh kịp thời dẫn đến làm giảm vai trò của quy hoạch và hầu nhƣ các

giải pháp đặt ra chỉ là đối phó, tạm thời dẫn đến bức tranh về giao thông (đặc
biệt là giao thông đô thị) không sáng sủa. Và từ đó ngƣời ta ám chỉ "Quy hoạch
là những quyết định của ý chí";
6


- Hải Dƣơng là một tỉnh nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc,
có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng
của khu vực. Chính vì vậy việc đầu tƣ xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải là một trong những yêu tiên hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh. Năm 2004 Sở Giao thông vận tải Hải Dƣơng tổ chức lập
Dự án "Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hải Dương đến
2010 và định hướng đến 2020"; sau 5 năm tổ chức thực hiện quy hoạch cho thấy
còn một số tồn tại trong quá trình lập và thực hiện đƣợc thể hiện ở một số nội
dung cơ bản nhƣ sau:
+ Chƣa có sự kết hợp với quy hoạch phát triển KTXH và quy hoạch một
số ngành liên quan khác; còn có những nội dung quy hoạch chƣa đầy đủ;
+ Về chỉ tiêu phát triển GDP đƣợc chọn phục vụ cho lập quy hoạch
GTVT không đúng với chỉ tiêu phát triển GDP trong quy hoạch phát triển
KTXH của tỉnh;
+ Khi xây dựng, lựa chọn các phƣơng án quy hoạch còn có một số nhận
định cảm tính, chƣa cân đối khả năng, nguồn lực dẫn đến nhiều phƣơng án quy
hoạch không thể thực hiện;
+ Chƣa xây dựng các chƣơng trình, đề án, ngắn hạn 3 năm đến 5 năm cụ
thể để triển khai các phƣơng án quy hoạch;
+ Từ đó dẫn đến còn rất nhiều phƣơng án quy hoạch bị "treo" hoặc thực
hiện không đúng nhƣ trong quy hoạch, còn nhiều nội dung trong hệ thống
GTVT chƣa đƣợc nghiên cứu quy hoạch...
- Từ một số nội dung đƣợc đề cập ở trên, rõ ràng là để có đƣợc bản QH
GTVT tốt, có tính thống nhất cao, cần giải quyết nhiều vấn đề, đó là:

+ Quy hoạch GTVT làm những cái gì ? (QH cái gì ? hệ thống GTVT là
gì?...);
+ Quy hoạch GTVT làm nhƣ thế nào ? (Tiến trình, các mô hình kỹ thuật,
kinh tế;xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng quan điểm, mục tiêu, xây dựng mô hình
dự báo, cách tiếp cận... )...
- Với sự nhìn nhận nhƣ vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận
văn là: "Xây dựng, phân tích khung nội dung quy hoạch GTVT và kiến nghị bổ
sung một số nội dung trong Dự án Quy hoạch Tổng thể phát triển Giao thông
vận tải tỉnh Hải Dương", với mong muốn góp phần cho công tác QHGTVT
ngày càng hoàn thiện và trực tiếp đối với phát triển GTVT tỉnh Hải Dƣơng nơi
tác giả đang làm việc.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Luận văn này tập trung nghiên cứu một số nội dung cốt yếu sau đây:
Một là: Xây dựng đƣợc khung nội dung chính khi lập quy hoạch tổng thể
phát triển GTVT và tiếp cận một số nội dung đƣợc nêu ra.
7


Hai là: Trên cơ sở đó vận dụng nhận xét một số nội dung Dự án Quy
hoạch Tổng thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương đến 2010 định
hướng đến 2020 từ khâu lập quy hoạch đến tổ chức thực hiện để bổ sung đề xuất
một số nội dung nhằm làm tốt hơn Dự án đã đƣợc lập và phục vụ cho việc
nghiên cứu điều chỉnh dự án quy hoạch trên với tầm chiến lƣợc xa hơn nữa.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Xây dựng khung nội dung quy hoạch: Bao gồm giới thiệu các nội dung
chủ yếu, trình tự quy hoạch GTVT (không bao gồm nghiên cứu chi tiết);
Những nội dung thuộc lĩnh vực GTVT, các tài liệu, số liệu thực tế trên cơ
sở bản Quy hoạch Tổng thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương đến
2010 định hướng đến 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, mô tả và giải thích để tổng hợp đề
xuất kết quả;
5. Những kết quả đạt đƣợc và đóng góp mới của luận văn.
Xây dựng một khung nội dung về QH GTVT sơ đồ dạng cây, kiến nghị
trình tự QH GTVT và gợi ý tiếp cận một số nội dung trong quá trình lập quy
hoạch. Vận dụng vào bổ sung nội dung bản QH GTVT Hải Dƣơng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Nghiên cứu ở luận văn có thể gọi là nghiên cứu cơ bản rất cần cho công tác
QH GTVT bao gồm cả nghiên cứu và áp dụng.
Đối với bản thân thông qua nghiên cứu và hoàn thành luận văn này góp phần
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý để thực hiện tốt nhiệm
vụ công tác qua đó có đóng góp cụ thể vào địa phƣơng mình.
7. Kết cấu dự kiến của luận văn.
Để đạt đƣợc mục tiêu nói trên, dự kiến luận văn đƣợc trình bày trong 03
chƣơng sau:
Mở đầu.
Chương 1 - Tổng quát.
Chương 2 - Xây dựng, phân tích khung nội dung quy hoạch Giao thông
vận tải và định hƣớng tiếp cận một số nội dung quy hoạch;
Chương 3 - Bổ sung một số nội dung Dự án quy hoạch tổng thể phát triển
GTVT tỉnh Hải Dƣơng đến 2010 định hƣớng đến 2020.
Kết luận và kiến nghị

8


CHƢƠNG 1 - TỔNG QUÁT
1.1 - MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Quy hoạch phát triển GTVT là một thành phần trong việc xây dựng chiến

lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và có mối liên hệ chặt chẽ với các
ngành khác. Chính vì vậy ngoài việc dẫn ra những khái niệm, từ đó tác giả phân
tích những nội dung khái quát và các mối quan hệ, sự tác động lẫn nhau giữa các
yếu tố trong tiến trình quy hoạch phát triển.
1.1.1 - Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội
Theo Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) cho
rằng: "Chiến lược phát triển được coi như bản phác thảo quá trình nhằm đạt
được những mục tiêu xác định cho 10 - 20 năm. Nó hướng dẫn cho các nhà
hoạch định chính sách để huy động và phân bổ nguồn lực...".
Bao gồm việc xây dựng các mục tiêu nhƣ: Tăng trƣởng kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu theo ngành, theo vùng lãnh thổ, xu hƣớng biến đổi chất lƣợng cuộc
sống của dân cƣ trên các vùng lãnh thổ, trình độ phát triển khoa học công nghệ,
khả năng bảo đảm an ninh quốc phòng, xác định các quan điểm và nguyên tắc
cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển theo các định hƣớng nêu trên.
Các mục tiêu định hƣớng của đất nƣớc là nhiệm vụ, là chỉ tiêu phấn đấu
của toàn xã hội trong thời kỳ phát triển. Các mục tiêu định hƣớng của chiến lƣợc
phát triển kinh tế xã hội là căn cứ cho việc xây dựng định hƣớng quy hoạch phát
triển của các ngành, các địa phƣơng trên cả nƣớc.
Dựa theo các chỉ tiêu phấn đấu này mà các ngành, các vùng, các tỉnh,
thành phố tiến hành xây dựng cho mình quy hoạch phát triển tổng thể và mục
tiêu tổng thể cho mình, xây dựng một chiến lƣợc các chính sách hành động để
đạt đƣợc các mục tiêu của toàn xã hội.
Việc hình thành chiến lƣợc xuất phát từ những căn cứ chiến lƣợc và hệ
quan điểm chiến lƣợc, từ đó hình thành các mục tiêu và giải pháp. Mối quan hệ
của các yếu tố theo hình 1.1[27]:
Căn cứ chiến lƣợc

Mục tiêu chiến lƣợc

Hệ quan điểm chiến lƣợc


Giải pháp chiến lƣợc

Hình 1.1. Các yếu tố hình thành nội dung chiến lƣợc và mối quan hệ
9


1.1.2 - Quy hoạch là gì
Theo [26] "Quy hoạch là sự sắp xếp, bố trí một cách hợp lý các bộ phận
cấu thành của một hệ thống (một chỉnh thể) để thực hiện chức năng của hệ
thống đó, được xét đến yếu tố không gian và thời gian"
Nhƣ vậy bất kể một công tác quy hoạch nào cũng phải làm rõ các nội
dung chính:
- Hệ thống đƣợc quy hoạch bao gồm những bộ phận nào?(Ta gọi là đối
tượng quy hoạch) Chức năng của hệ thống là gì?
- Sắp xếp bố trí nhƣ thế nào ? (Cơ sở khoa học để sắp xếp bố trí, trình tự,
phương pháp sắp xếp bố trí,...).
- Yếu tố thời gian và không gian là yếu tố điều kiện biên để phục vụ QH.
1.1.3 - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Theo [27] Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội (KTXH) là một đề
án mang tính khoa học mà ở đó trình bày luận cứ phương án phát triển cho từng
ngành, từng vùng, các quận huyện, nhằm đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc đề ra; chỉ
ra. Cụ thể hóa các mục tiêu phấn đấu và các giải pháp cần thiết cho sự phát triển
của các ngành và của từng địa phƣơng, phù hợp với mục tiêu chung.
Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH phải được xây dựng dựa trên cơ sở
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hoặc định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng và Nhà nƣớc trong từng thời kỳ;
Khi quy hoạch phát triển KTXH hay quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
nào thì 3 mục tiêu: Kinh tế, xã hội, môi trường đều phải cùng đồng thời đạt đƣợc
(Hình 1.2). Các mục tiêu này tác động tuần hoàn và ảnh hƣởng lẫn nhau. Sơ đồ

dƣới đây biểu thị mối quan hệ giữa 3 mục tiêu và các điều kiện tiên quyết khi
nói đến phát triển bền vững [27].
Mục tiêu kinh tế: Tăng trƣởng Hiệu quả - Ổn định
- Đánh giá tác động môi trƣờng.
- Tiền tệ hóa các hoạt động môi
trƣờng.

- Công bằng thu
nhập.
- Xóa đói nghèo.

Mục tiêu xã hội:
- Bảo tồn văn hóa và
truyền thông.
- Giảm đói nghèo.
- Xây dựng thể chế.

- Sự tham gia của giao
thông.
- Sự tham gia của quần
chúng.

Mục tiêu môi trường:
- Bảo vệ thiên nhiên.
- Đa dạng hóa sinh học.
- Sử dụng hiệu quả nguồn
tài nguyên.

Hình 1.2. Sơ đồ tiếp cận sự phát triển bền vững
10



1.1.4 - Quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế
Quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế là đề án định hướng về sự sắp
xếp, bố trí các cơ sở sản xuất trên địa bàn nhất định nhằm tạo nên sự ăn khớp
giữa sản xuất với tiêu thụ, sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất trong và ngoài
ngành trong và ngoài khu vực, với các khu kinh tế văn hoá, chính trị, khu dân cƣ
một các hợp lý theo không gian và thời gian.
Quy hoạch phát triển của ngành có thể coi là kim chỉ nam cho sự phát
triển của ngành đƣợc cụ thể hoá theo không gian và thời gian trong từng thời kỳ
phát triển.
Quy hoạch phát triển của ngành cần đƣợc xây dựng theo định hƣớng mở,
trƣớc hết cần phải tính đến xu hƣớng phát triển cung cầu trên thị trƣờng, trong
nƣớc và thế giới. Quy hoạch phát triển ngành chỉ mang tính hƣớng dẫn cho công
tác quản lý Nhà nƣớc và làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch chứ không phải
là công cụ phân bổ vốn đầu tƣ theo quyết định mệnh lệnh để thực hiện quy
hoạch đó.
Quy hoạch phát triển của các ngành sản xuất đƣợc xây dựng trên cơ sở
các mục tiêu định hƣớng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa
phƣơng, đồng thời nó có thể đƣợc coi là biện pháp thực hiện của quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Nhƣ vậy, từ việc nêu ra những khái niệm và phân tích chúng ta thấy rằng
GTVT là một ngành trong nền kinh tế quốc dân thì mối quan hệ giữa quy hoạch
phát triển và quy hoạch GTVT có sự gắn bó mật thiết với nhau, khi lập phải căn
cứ các vào các mục tiêu, giải pháp phát triển KTXH của quy hoạch phát triển
KTXH, mối quan hệ đƣợc thể hiện nhƣ hình 1.3:
Chiến lƣợc phát triển
(KT-XH)

Quy hoạch phát triển

(KT-XH)

Quy hoạch phát triển
(KT-XH)

Theo lãnh thổ
- Vùng lớn
- Lãnh thổ
đặc biệt
- Tỉnh
- Thành phố

Kế hoạch phát triển
(KT-XH)

Quy hoạch GTVT

Theo ngành,
lĩnh vực: CN,
NN, GTVT,
XD, thƣơng
mại, du lịch...

Lãnh thổ
- Vùng (cả
nƣớc, vùng)
- Đô thị...

Cơ sở hạ tầng
- Hạ tầng kỹ

thuật;
- Dịch vụ;
- Tổ chức
quản lý...

Hình 1.3. Mối quan hệ quy hoạch KTXH và QH GTVT
11


1.1.5 - Kế hoạch phát triển
Theo [27] Kế hoạch hoá là một quá trình, trong đó lƣợng hoá các yếu tố
có thể đƣợc và phân tích kỹ các yếu tố không có khả năng lƣợng hoá của đƣờng
lối phát triển, cụ thể hoá đƣờng lối chính sách thành mục tiêu, biểu thị bằng các
con số, các chỉ tiêu phấn đấu. Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động đƣợc
sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và
xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đã đƣợc đề ra. Cân đối ở các
phạm vi ngắn hạn và dài hạn, các ràng buộc về nguồn lực cho sự phát triển, chỉ
ra các hạn chế về ngân sách, đƣa ra các nhiệm vụ cần ƣu tiên cho từng giai đoạn
phát triển. Đƣa ra các chỉ tiêu để hình thành và lựa chọn dự án để đảm bảo tính
thống nhất.
Yêu cầu chung của kế hoạch là định hƣớng phát triển nhằm thúc đẩy tăng
trƣởng, duy trì sự ổn định và công bằng xã hội. Nội dung của kế hoạch bao gồm:
- Kế hoạch kinh tế : Xây dựng các đƣờng hƣớng, chính sách phát triển,
các mục tiêu định lƣợng về phát triển kinh tế xã hội.
- Kế hoạch đầu tƣ phát triển : Với các phƣơng hƣớng chung nhằm thực
hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và cụ thể hoá các quan điểm, chính sách trong
kế hoạch kinh tế. Vì việc đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh chủ yếu do các doanh
nghiệp tự giải quyết, nên Nhà nƣớc chỉ tập trung ngân sách cho đầu tƣ phát triển
cơ sở hạ tầng, đồng bộ hoá xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng. Vì vậy, kế
hoạch đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng là bộ phận quan trọng, cốt lõi của kế hoạch

đầu tƣ phát triển. Nó cần đƣợc cân đối tổng thể về nguồn lực và gắn cụ thể vào
các chƣơng trình dự án phát triển.
- Kế hoạch ngân sách: Xây dựng các chƣơng trình chi tiêu ngân sách hàng
năm cho mọi lĩnh vực của quản lý Nhà nƣớc...
Khi triển khai thực hiện quy hoạch phát triển phải đƣợc cụ thể hóa bằng
kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn hay kế hoạch ngân sách hằng năm. Kế
hoạch chỉ rõ đƣợc nguồn lực (ngân sách, tài nguyên...) để thực hiện quy hoạch
phù hợp với mục tiêu, phƣơng án quy hoạch; nếu không cụ thể hóa đƣợc nguồn
lực thì các phƣơng án quy hoạch không thể thực thi và không có ý nghĩa thúc
đẩy sự phát triển. Do đó: Nếu giải pháp quy hoạch được ví như "sợi dây" thì
nguồn lực được ví như "cái gậy"; sợi dây chỉ có thể giữ được vật không đi xa
khỏi nó còn cái gậy vừa giữ được và vừa có thể đẩy đi được (bao hàm ý nghĩa
phát triển).

12


1.2 - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ
ĐƢỜNG LỐI CHỦ TRƢƠNG CỦA NHÀ NƢỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG
TÁC QH GTVT, NHỮNG VĂN BẢN PHÁP QUY ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT HIỆN HÀNH

Trong phần này tác giả giới thiệu một số nội dung chủ trƣơng đƣờng lối
phát triển GTVT của Đảng và Nhà nƣớc qua các thời kỳ gần đây; hệ thống các
văn bản pháp quy về công tác QH GTVT hiện nay. Từ đó nhận xét khách quan
về những bất cập, khó khăn khi áp dụng hệ thống văn bản pháp quy của chúng ta
hiện nay vào công tác QH GTVT.
1.2.1 - Đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Chính phủ
a) Trong các nghị quyết gần đây của Đảng:
Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm đến phát triển GTVT, tại Đại hội lần thứ

VI (1986) của Đảng đã khẳng định: GTVT "Là khâu quan trọng nhất của kết
cấu hạ tầng" và "Phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền
kinh tế quốc dân"[10]. Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng sau Đại hội VI,
ngành GTVT đã xây dựng các chƣơng trình đề án để biến chủ trƣơng đƣờng lối
của Đảng thành hiện thực.
Đại hội VII(1991) của Đảng cũng tiếp tục có Nghị quyết về GTVT: "Phát
triển kết cấu hạ tầng, sớm khắc phục tình trạng xuống cấp, mở rộng và hiện đại
hóa có trọng điểm mạng lưới GTVT, chú trọng phát triển vận tải đường biển,
đường sông, đường sắt và hàng không quốc tế, phát triển giao thông nông thôn
và miền núi"[10].
Hội nghị TW7 (Khóa VII) đã chỉ rõ nhiệm vụ để phát triển GTVT là:
"Nâng cấp dần hệ thống đường bộ hiện có, đặc biệt là một số trục đường quan
trọng nối liền miền Bắc với miền Nam, nối các trung tâm kinh tế lớn, xây dựng
thêm một số tuyến đường mới. Nâng cấp các tuyến đường trục đến các các vùng
miền núi, đường bộ từ tỉnh đến huyện, xã; mở thêm đường xuống xã. Cải tạo
đường và mở rộng vận tải công cộng tại các đô thị và khu công nghiệp lớn,
nâng cấp một số cảng biển nhỏ và sân bay địa phương. Dành đủ thương quyền
vận tải biển và hàng không quốc tế. Phát triển vận tải đường sông, chủ yếu ở
hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long"[10].
Đại hội X (2006) có nghị quyết "...,huy động các nguồn lực trong và
ngoài nước để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là sân bay
quốc tê, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây,..."[10].
Nhận xét: Nhƣ vậy về lý luận có thể thấy Đảng và Nhà nƣớc vạch ra
đƣờng lối là phƣơng hƣớng, là những điều đƣợc xác định để theo đó hành động.
Chủ trƣơng là những quyết định hành động cần đƣợc nghiên cứu toàn diện hơn
để đi đúng đƣờng lối.
Nếu nhầm lẫn giữa đường lối và chủ trương sẽ dễ làm cho kết quả thực
thi méo mó, không nhận rõ đúng sai, áp đặt. Vì thế nếu nội dung đƣờng lối
13



mang tính khoa học về lý luận thì chủ trƣơng mang tính khoa học về kỹ thuật.
Nghĩa là theo chúng tôi bản chiến lƣợc, cƣơng lĩnh phải chỉ rõ ràng, mạch lạc về
đƣờng lối. Vạch xong đƣờng lối mới tiến hành xây dựng chủ trƣơng. Nội dung ở
Đại hội VII, X chƣa thực phân định rõ ràng điều này, cũng có thể là nguyên
nhân tác động đến những hạn chế của hệ thống GTVT hôm nay.
b) Trong "Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến 2020":
Bố cục nội dung "Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến
2020" gồm có 5 phần:
Phần 1 - Hiện trạng GTVT đƣờng bộ Việt Nam: Nội dung bao gồm 3
mục: Hiện trạng về kết cấu hạ tầng;Hiện trạng về vận tải và Phân tích so sánh
GTVT đường bộ với khu vực;
Phần II - Dự báo nhu cầu vận tải: Nội dung bao gồm 3 mục: Hiện trạng
phát triển KTXH 10 năm (1991-2000) và phương hướng phát triển đến 2020;
Định hướng phát triển KTXH đến 2020 và Dự báo nhu cầu vận tải.
Phần III - Chiến lƣợc phát triển tổng thể mạng lƣới GTVT VN: Nội dung
bao gồm 4 mục: Tổng quan; Chiến lược phát triển GTVT một số hành lang;
CHiến lược phát triển giao thông đô thị và nông thôn và Nhu cầu vốn giai đoạn
2001 - 2020;
Phần IV - Quy hoạch phát triển GTVT đƣờng bộ đến năm 2010 định
hƣớng đến 2020: Nội dung bao gồm 10 mục: Các quan điểm về phát triển GTVT
đường bộ; Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ; Quy hoạch phát triển
KCHTGT đường bộ đến 2010 và định hướng đến 2020; Quy hoạch phát triển
công nghiệp chế tạo ô tô, thiết bị thi công; Quy hoạch phát triển hệ thống tỉnh
lộ; Giao thông đô thị; Giao thông nông thôn; Nhu cầu vốn giai đoạn 2001 2010; Quỹ đất giành cho giao thông đường bộ và Danh mục các công trình ĐB
ưu tiên đến 2005;
Phần V - Cơ chế chính sách phát triển GTVT ĐB: Nội dung gồm 7 mục
nêu các giải pháp, chính sách phát triển GTVT ĐB.
c) Trong "Chiến lược phát triển GTVT đến 2020, tầm nhìn đến 2030":
Bố cục nội dung "Chiến lược phát triển GTVT đến 2020, tầm nhìn đến

2030" gồm có 3 phần:
Phần I - Quan điểm phát triển: Nội dung bao gồm những quan điểm chính
về phát triển GTVT Việt Nam;
Phần II - Chiến lƣợc phát triển GTVT đến 2020, tầm nhìn đến 2030: Nội
dung bao gồm 3 mục: Định hướng phát triển giao thông vận tải đến năm 2020;
Tầm nhìn đến năm 2030 và Mục tiêu phát triển đến năm 2020;
Phần III - Một số chính sách, giải pháp chủ yếu: Nội dung bao gồm 7
nhóm giải pháp: Giải pháp, chính sách phát triển vận tải;Giải pháp, chính sách
tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; Giải pháp, chính sách phát triển
14


công nghiệp giao thông vận tải; Giải pháp, chính sách về hội nhập và cạnh
tranh quốc tế ; Giải pháp, chính sách đổi mới tổ chức quản lý, cải cách hành
chính; Giải pháp, chính sách áp dụng khoa học - công nghệ mới và Giải pháp,
chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Để đánh giá, nhận xét về quy hoạch, chiến lƣợc trên, sau đây xin đƣợc
nêu một vài nội dung trong Định hướng phát triển giao thông vận tải đến năm
2020 nhƣ sau:
Về phát triển hạ tầng GTVT:
Hệ thống quốc lộ và đƣờng tỉnh phải đƣợc đƣa vào đúng cấp kỹ thuật; mở
rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; xây dựng hệ thống
đƣờng bộ cao tốc. Các tuyến đƣờng bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của
đƣờng bộ khu vực.
Hoàn thành cải tạo, nâng cấp các tuyến đƣờng sắt hiện có đạt cấp tiêu
chuẩn kỹ thuật đƣờng sắt quốc gia và khu vực đạt tốc độ 120km/h; xây dựng
mới các tuyến đƣờng sắt cao tốc và đƣờng sắt tốc độ cao; ƣu tiên xây dựng
tuyến đƣờng sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h. Nhanh chóng phát triển
giao thông vận tải bánh sắt tại các đô thị, đƣờng sắt nội - ngoại ô, làm nòng cốt
trong vận tải hành khách công cộng, trƣớc mắt ƣu tiên triển khai tại Thủ đô Hà

Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, bao gồm cảng trung chuyển quốc
tế tại Vân Phong, các cảng cửa ngõ quốc tế, các bến cảng nƣớc sâu tại ba vùng
kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tầu container thế hệ mới, các cảng
tổng hợp, cảng chuyên dùng, cảng hành khách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Đầu tƣ phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng cảng
biển, bao gồm bến cảng, luồng vào cảng, giao thông đến cảng và hệ thống dịch
vụ hỗ trợ sau cảng.
Hoàn thành nâng cấp các tuyến thủy nội địa chính đạt cấp kỹ thuật quy
định; tập trung cải tạo, chỉnh trị một số đoạn tuyến quan trọng; tăng chiều dài
các đoạn, tuyến sông đƣợc quản lý khai thác. Đầu tƣ chiều sâu, nâng cấp và xây
dựng mới các cảng đầu mối, bến hàng hoá và hành khách, đặc biệt ở đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cảng hàng
không đạt tiêu chuẩn quốc tế; tập trung đầu tƣ các cảng hàng không quốc tế
trong khu vực Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu, triển khai
đầu tƣ các cảng hàng không quốc tế mới với quy mô và chất lƣợng phục vụ
ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực. Đƣa năng lực
khai thác các cảng hàng không lên 3,0 ÷ 3,5 lần vào năm 2020.
Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải
công cộng; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16 - 26%. Đối với các
thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt; nhanh chóng đầu tƣ xây dựng
15


các tuyến vận tải công cộng khối lƣợng lớn nhƣ đƣờng sắt trên cao và tầu điện
ngầm tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để đạt tỷ lệ đảm nhận hành
khách công cộng 35 ÷ 45%.
Phát triển đƣờng giao thông nông thôn cho phƣơng tiện giao thông cơ giới
tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt

đƣờng cứng, rải nhựa đạt 60 ÷ 80%. Chú trọng phát triển giao thông đƣờng thủy
nội địa, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Phát triển công nghiệp GTVT:
Đóng mới tầu biển trọng tải đến 300.000 DWT; sửa chữa tầu biển trọng
tải tới 400.000 DWT; đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và có sản phẩm xuất khẩu;
phấn đấu nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 70%.
Phối hợp với các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, luyện kim, hoá
chất… để hình thành ngành công nghiệp ô tô, xe máy thi công; tăng nhanh tỷ lệ
nội địa hóa đạt trên 60%. Tập trung lắp ráp chế tạo xe khách, xe ô tô buýt, xe tải
nặng, xe tải nông dụng và một số chủng loại xe máy thi công bảo đảm cho nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu để có sản phẩm xe ô tô mang thƣơng
hiệu Việt Nam, đủ sức cạnh tranh quốc tế.
Đóng mới các loại toa xe khách và hàng hiện đại, đủ tiện nghi và đa dạng
về chủng loại để sử dụng trong nƣớc và xuất khẩu. Chế tạo một số phụ tùng, linh
kiện và lắp ráp đƣợc các loại đầu máy hiện đại.
Tăng cƣờng năng lực sửa chữa, bảo dƣỡng máy bay, động cơ máy bay và
các trang thiết bị chuyên ngành, đến năm 2020 đảm bảo tự chủ trong việc cung
cấp dịch vụ bảo dƣỡng, sửa chữa máy bay cho các hãng hàng không trong nƣớc,
tiến tới mở rộng dịch vụ cho các hãng hàng không nƣớc ngoài; hợp tác chế tạo
từng phần máy bay, phụ tùng máy bay.
Nhận xét: Thông qua bố cục nội dung của "Quy hoạch phát triển GTVT
đường bộ Việt Nam đến 2020" và "Định hướng phát triển giao thông vận tải đến
năm 2020; Tầm nhìn đến năm 2030" ta thấy còn chƣa có sự nhất quán trong bố
cục, trình tự, ví dụ nhƣ "Mục tiêu", "Quan điểm" và "Định hướng" còn có cách
hiểu chƣa nhất quán, trình bầy lẫn lộn. Chƣa tuân theo một trình tự nhất định của
chu trình kế hoạch hóa phát triển các ngành sản xuất, kinh tế.
Về nội dung định hƣớng phát triển nhƣ ở trên đã nêu, chúng ta cũng dễ
dàng nhận thấy chỉ tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng và công nghiệp giao
thông vận tải, công tác tổ chức quản lý giao thông vận tải, tiếp cận khoa học
công nghệ không đƣợc đề cập tới. Đây là một trong những yếu tố quan trọng và

không thể thiếu trong QH GTVT, nội dung này sẽ đƣợc đề cập kỹ ở phần sau.
1.2.2 - Các tài liệu liên quan đến hƣớng dẫn và tham khảo để thực
hiện
a) Luật, nghị định, thông tư:
16


Nhìn chung các văn bản pháp quy nhƣ Luật, nghị định, thông tƣ của nhà
nƣớc hƣớng dẫn công tác quy hoạch GTVT chƣa đầy đủ, còn mang tính định
hƣớng chung chung, cụ thể nhƣ sau:
Trong Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008, công tác Quy hoạch GTVT
đƣợc quy định tại Điều 6, theo đó chỉ quy định một số nội dung cơ bản về cơ sở
để lập quy hoạch, thời gian, yêu cầu, phân cấp tổ chức lập quy hoạch và đảm
bảo ngân sách nhà nƣớc cho công tác lập quy hoạch phát triển GTVT;
Hiện nay chƣa có Nghị định của Chính phủ và Thông tƣ của các Bộ,
Ngành trung ƣơng hƣớng dẫn;
b) Quy trình quy phạm, tiêu chuẩn:
Về kỹ thuật hiện nay chúng ta có Quy chuẩn Quy hoạch Xây dựng ban
hành theo quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ Xây dựng
trong đó chƣơng IV quy định về quy hoạch giao thông, bao gồm các nội dung:
Các quy định chung về quy hoạch giao thông; các yêu cầu về Quy hoạch giao
thông vùng; yêu cầu về Quy hoạch giao thông đô thị và Quy hoạch giao thông
điểm dân cƣ nông thôn.
Khi nghiên cứu quy chuẩn quy hoạch trên, chúng tôi thấy đây là một quy
chuẩn về xây dựng, trong đó có phần nội dung quy định về quy hoạch giao
thông tại chƣơng 4 là "Quy hoạch giao thông"? nhƣ vậy không hàm chứa yếu tố
vận tải. Tuy nhiên giao thông và vận tải tuy là hai vấn đề nhƣng có sự quan hệ
không thể tách rời. Phát triển hạ tầng giao thông phải xuất phát từ nhu cầu vận
tải (hàng hóa, hành khách...). Thuật ngữ "giao thông" trong quy chuẩn chủ yếu
hàm chứa các vấn đề về kết cấu hạ tầng (đường,cầu, nhà ga, bến cảng, các công

trình phục vụ...). Nội dung về vận tải đƣợc đề cập không nhiều ví dụ: "Lập quy
hoạch phải dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách và các loại phương tiện giao
thông trong đô thị để xác định quỹ đất xây dựng dành cho các phương tiện giao
thông sẽ phát triển trong tương lai"[20] nhƣ vậy ta thấy việc dự báo nhu cầu vận
chuyển đâu phải chỉ phục vụ cho việc "xác định quỹ đất" mà nó còn phục vụ cho
cả việc xây dựng hệ thống các mục tiêu chiến lƣợc (các chỉ tiêu phát triển của
ngành, tỷ lệ đảm nhận phƣơng thức vận tải, là cơ sở cho các phƣơng án phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT và bảo đảm ATGT...).
Đối với yêu cầu quy hoạch mạng lƣới đƣờng giao thông nông thôn, trong
quy chuẩn đƣa ra hàng loạt các yêu cầu nhƣng theo chúng tôi còn một yêu cầu
quan trọng nhất mà ngành GTVT của chúng ta luôn đặt ra với giao thông nông
thôn - miền núi hiện nay là "bảo đảm cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất
cả trung tâm xã hoặc cụm xã"[29] thì trong quy chuẩn chƣa đề cập đến.
Trên đây chỉ là một vài vấn đề rất cụ thể chúng tôi xin phép đƣợc nêu ra
trong quy chuẩn xây dựng hiện nay. Thực tế công tác của bản thân cho thấy khi
tiến hành lập bản QH GTVT và sử dụng quy chuẩn để đối chiếu thì thấy các yêu
cầu quy chuẩn đặt ra khó phù hợp với điều kiện thực tế bởi vì nó tuyệt đối hóa
17


mọi chỉ tiêu mà không tính đến vấn đề hầu hết hệ thống GTVT của chúng ta
hiện nay đặc biệt là giao thông vận tải đô thị đang ở tình thế phải khắc phục
những tồn tại từ chiến tranh và cả một giai đoạn dài chúng ta buông lỏng quản
lý. Hay nói tóm lại quy chuẩn này chỉ phù hợp khi chúng ta tiến hành làm mới
các đô thị và quy hoạch một mạng lƣới GTVT mới.
c) Nội dung đào tạo ở trường học và các nguồn tài liệu tham khảo:
Hiện nay công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch GTVT nói riêng
còn chƣa đƣợc giảng dạy nhiều cho sinh viên thuộc ngành GTVT trong các
trƣờng đại học, chủ yếu ở đào tạo cao học, nghiên cứu sinh. Chính vì vậy lý
thuyết về quy hoạch phát triển GTVT còn rất sơ lƣợc, đơn giản chƣa đƣợc phổ

biến, cập nhật.
Hệ thống giáo trình, tài liệu chuyên sâu, chƣa đầy đủ. Các lý thuyết về
quy hoạch, các mô hình dự báo, đánh giá, lựa chọn phƣơng án quy hoạch đƣợc
áp dụng từ của nƣớc ngoài, chƣa có những nghiên cứu chuyên sâu ở trong nƣớc
theo điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm giao thông vận tải của nƣớc ta.
Một số tài liệu, sách giáo khoa có tên: "Quy hoạch GTVT, quy hoạch hạ
tầng GTVT..." nhƣng nội dung trong đó hàm chứa vấn đề "quy hoạch" hầu nhƣ
không đáng kể. Tuy nhiên ngƣời đọc có thể tìm thấy không nhiều nội dung chi
tiết, một số ít vấn đề trong QH GTVT đô thị nhƣ: GS TSKH Nguyễn Xuân Trục,
Quy hoạch Giao thông vận tải và thiết kế công trình đô thị [22]; PGS-TS Phạm
Văn Vạng, Điều tra kinh tế kỹ thuật và quy hoạch giao thông vận tải[28]. Một số
tài liệu khác đề cập nhiều nội dung và sâu sắc thì mới đang đƣợc soạn thảo ở
dạng bài giảng nhƣ: TS Vũ Hoài Nam, Bài giảng Quy hoạch giao thông vận tải
[25]; PGS-TS Nguyễn Quang Đạo, Bài giảng Quy hoạch giao thông vận tải [26].
Những tài liệu trên đã trình bày những lý thuyết về quy hoạch GTVT, các
phƣơng pháp dự báo, đánh giá, tuy nhiên hiện nay chƣa đƣợc hệ thống, trình tự
hóa giúp ngƣời đọc có thể làm "cẩm nang" phục vụ cho vận dụng vào những
hoạt động thực tiễn.
Nhận xét: Những tài liệu mang tính bắt buộc (Luật, nghị định, thông tư)
rất ít (gần như không) đề cập đến QH GTVT. Chƣa có quy chuẩn ngành GTVT
và QH GTVT nói riêng. Các tiêu chuẩn, tài liệu tham khảo rất khó để đáp ứng
tốt cho ngƣời lập QH GTVT nhƣ là: Nội dung QH GTVT là QH những đối
tƣợng nào? Trình tự bắt đầu từ đâu? Tiếp cận những nội dung nhƣ: quan điểm,
định hƣớng, đƣờng lối, mục đích, mục tiêu...nhƣ thế nào? bằng cách nào?
1.2.3 - Giới thiệu khái quát một số QH GTVT đã đƣợc thực hiện
Về phát triển giao thông vận tải toàn quốc Chính phủ đã phê duyệt "Chiến
lược phát triển giao thông vận tải đến 2020, tầm nhìn đến 2030".
Căn cứ "Chiến lƣợc phát triển giao thông vận tải đến 2020, tầm nhìn đến
2030" Bộ GTVT đã triển khai lập các dự án quy hoạch phát triển GTVT vùng,
khu vực nhƣ: Dự án phát triển GTVT khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Trung, Nam

18


Bộ..., các dự án phát triển theo từng lĩnh vực: Đƣờng bộ, đƣờng thủy, hàng
không, công nghiệp GTVT...;
Các địa phƣơng trong cả nƣớc qua từng giai đoạn nhất định cũng đều tiến
hành lập quy hoạch phát triển GTVT của địa phƣơng mình trên cơ sở quy hoạch,
định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng;
Một số dự án quy hoạch cụ thể như sau:
(1)- Quy hoạch phát triển hệ thống đƣờng sắt Việt Nam đến năm 2020:
Giao thông vận tải đƣờng sắt cần chiếm tỷ trọng 25% - 30% về tấn và tấn
- km, 20% - 25% về hành khách và hành khách - km trong tổng khối lƣợng vận
tải của toàn ngành giao thông vận tải đến năm 2020 có tỷ trọng vận chuyển hành
khách đô thị bằng đƣờng sắt đạt ít nhất là 20% khối lƣợng hành khách tại các
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Duy trì khổ đƣờng sắt hiện tại, gồm các khổ đƣờng 1.000 mm, 1.435 mm
và đƣờng lồng (1.000 mm và 1,435 mm) để nâng cấp, cải tạo đạt cấp kỹ thuật.
Khi xây dựng các đoạn, tuyến đƣờng sắt mới phải phù hợp và kết nối thuận tiện
với khổ đƣờng sắt hiện có ở khu vực đó. Riêng đƣờng sắt cao tốc Bắc - Nam xây
dựng theo tiêu chuẩn khổ đƣờng 1.435 mm.
Phát triển phƣơng tiện vận tải đƣờng sắt theo hƣớng đa dạng với cơ cấu
hợp lý, đổi mới sức kéo và sức chở theo hƣớng hiện đại, giảm chi phí, hạ giá
thành, chú trọng phát triển các đoàn tàu tốc độ cao, tàu tự hành, tàu chở
container... áp dụng công nghệ tiên tiến trong vận tải và đóng mới phƣơng tiện
nhằm tăng tốc độ chạy tàu để đến năm 2020, tốc độ tàu hàng đạt 80 km/h và tốc
độ tàu khách đạt 120 km/h trở lên.
(2)- Quy hoạch phát triển hệ thống đƣờng thuỷ nội địa Việt Nam đến năm
2020: Đáp ứng thông qua khối lƣợng hàng hóa năm 2010 đạt 23,40 triệu
tấn/năm, và 68,244 triệu lƣợt hành khách/năm; định hƣớng năm 2020 tiếp nhận
29,6 triệu tấn/năm và 90 triệu lƣợt KH/năm.

(3)- Quy hoạch mạng lƣới đƣờng bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020:
Quy hoạch mạng đƣờng bộ cao tốc Việt Nam gồm 22 tuyến với tổng chiều dài
5.873 km nhƣ tuyến cao tốc Bắc-Nam với tổng chiều dài khoảng 3.262km; hệ
thống đƣờng cao tốc khu vực phía Bắc gồm 7 tuyến hƣớng tâm kết nối với Thủ
đô Hà Nội có tổng chiều dài 1.099km; hệ thống đƣờng cao tốc khu vực miền
Trung và Tây Nguyên gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 264km; hệ thống đƣờng
cao tốc khu vực phía Nam gồm 7 tuyến với tổng chiều dài 984km. Ngoài ra còn
có hệ thống đƣờng vành đai cao tốc tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh với tổng chiều dài khoảng 264km. Dự kiến, tổng quỹ đất để xây dựng các
tuyến đƣờng bộ cao tốc khoảng 41.104 ha, trong đó diện tích đã chiếm dụng của
các tuyến đƣờng đã và đang đƣợc xây dựng khoảng 2.916 ha, diện tích cần bổ
sung thêm khoảng 38.188ha.
19


(4)- Quy hoạch xây dựng Giao thông vận tải vùng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050: Phạm vi lập quy hoạch của Vùng Thủ đô
Hà Nội bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thủ đô Hà Nội và 7 tỉnh: Hà Tây,
Vĩnh Phúc, Hƣng Yên, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hà Nam và Hoà Bình với diện
tích tự nhiên khoảng 13.436km2, bán kính ảnh hƣởng từ 100-150km. Phạm vi
nghiên cứu bao gồm cả Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ và các khu vực liên quan đến không gian phát triển kinh tế xã hội của
Vùng trong Tầm nhìn hƣớng tới 2050.
(5)- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm
2020;
(6)- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.Hồ Chí Minh đến năm
2020;
(7)- Quy hoạch phát triển Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đến năm 2020
và định hƣớng đến năm 2030;
(8)- Quy hoạch tổng thể Cảng hàng không Gia Lâm, thành phố Hà Nội;

(9)- Quy hoạch tổng thể kết cấu hạ tầng kỹ thuật dải ven biển miền trung
Việt Nam;
(10)- Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa đến năm 2010 và
định hƣớng đến năm 2020;
(11)- Quy hoạch tổng thể đƣờng Hồ Chí Minh;
(12) - Quy hoạch phát triển hệ thống cảng đƣờng thủy nội địa khu vực
phía Nam
(13) - Quy hoạch chi tiết cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, tỉnh
Khánh Hoà;
Các dự án quy hoạch phát triển GTVT của các tỉnh, thành phố trong cả
nƣớc...
1.2.4 - Nhận xét chung
Nhìn chung công tác lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung
và quy hoạch GTVT nói riêng đều đƣợc Chính phủ, các Bộ, các cấp các ngành
từ TW đến địa phƣơng quan tâm chỉ đạo. Đã bám sát vào chủ trƣơng đƣờng lối
phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc cụ thể hóa qua Nghị quyết
của Đảng theo từng giai đoạn.
Có thể nói, nếu sử dụng toàn bộ những nội dung của các tài liệu dẫn ra ở
phần trên để lập QH GTVT thì hầu như không đầy đủ nội dung. Trong đó nọi
dung còn chƣa đƣợc đầy đủ đó là: Công tác QH về quản lý bao gồm các yếu QL
từ thƣợng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở, quản lý ngành từ ý tƣởng dự án đến
khai thác dự án...
20


Khó có thể thấy đƣợc quy trình quy hoạch, những đối tƣợng nào quy
hoạch trƣớc, đối tƣợng nào quy hoạch sau. Các nội dung: quan điểm, mục tiêu,
định hƣớng, chính sách đƣợc trình bày theo thứ tự nhƣ thế nào cũng chƣa thống
nhất, ngay trong các tài liệu [30] cũng không thống nhất.
Các dự án quy hoạch hiện nay chủ yếu thiên về nghiên cứu phát triển kết

cấu hạ tầng giao thông (đường, cầu, công trình kỹ thuật...), phát triển hệ thống
phƣơng tiện giao thông và vận tải (loại phương tiện, quá trình vận tải...) còn
xem nhẹ quy hoạch hệ thống tỏ chức quản lý (quản lý nhà nước, quản lý doanh
nghiệp, tổ chức quản lý chuyên môn…) thậm chí không đề cập tới thành phần
này. Nhƣ vậy không bảo đảm tính hệ thống của GTVT, hệ thống tổ chức quản lý
đƣợc xem nhƣ đầu não của Hệ thống GTVT từ TW đến địa phƣơng. Đó cũng là
nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý buông lỏng dẫn đến tình trạng đƣờng vừa
làm xong đã phải đào lên để thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác, tình trạng
lấn chiếm đất quy hoạch giao thông diễn ra phổ biến và chƣa có biện pháp hữu
hiệu để ngăn chặn. Tình trạng này xảy ra do các văn bản của nhà nƣớc chƣa quy
định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc và chính quyền địa
phƣơng trong công tác quản lý quy hoạch GTVT.
Hầu hết ở các thành phố lớn Việt nam đã có nghiên cứu lập quy hoạch
phát triển giao thông vận tải; có dự án do Việt Nam lập, có dự án do tƣ vấn nƣớc
ngoài lập HOUTRANS, HAIDEP...Đa số các quy hoạch, nghiên cứu có thời hạn
quy hoạch đến 2020, định hƣớng đến 2030 hoặc 2050. Các quy hoạch đều đã
đƣa ra đƣợc nội dung về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải, phƣơng
tiện, chính sách và giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện hoặc hành động. Tuy
nhiên các nghiên cứu về quy hoạch phát triển giao thông vận tải đô thị còn chƣa
nêu hoặc nêu chƣa đầy đủ cơ hội, thách thức, chƣa đề xuất các biện pháp, giải
pháp chung để tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức. Việc triển khai thực hiện
quy hoạch cũng gặp nhiều khó khăn nhƣ thiếu vốn, áp dụng chính sách ƣu đãi,
vấn đề giá quyền sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, phối hợp giữa các
cấp , ngành, các bộ phận...Các vấn đề chính của GTVT đô thị, quy hoạch không
gian vùng, thành phố và kế hoạch tài chính. Quy hoạch không gian là vấn đề lớn
đối với kết cấu hạ tầng giao thông đô thị: gắn kết nhƣ thế nào đối với quy hoạch
ngành và tài chính. Tuy nhiên, quy hoạch thƣờng quá cứng nhắc về các quy định
kỹ thuật, dựa trên tầm nhìn lý tƣởng hóa đối với phát triển đô thị mà không tính
đến thực tế nhƣ hiện tƣợng nhập cƣ khá tự do; quy hoạch không gian cần mang
tính chiến lƣợc hơn; chính quyền địa phƣơng cần phải đƣợc giao trách nhiệm

kiểm tra thực tế, điều chỉnh nhỏ quy hoạch; cơ sở thất bại là thiếu ngân sách để
thực hiện quy hoạch ở hầu hết các thành phố; quy hoạch tổng thể ngành không
đƣợc phối hợp trong các giai đoạn, về tài chính cũng nhƣ trong triển khai thực
hiện quy hoạch, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ODA không chú ý đến các
dự án nhỏ và tác động lớn của công tác bảo trì cũng nhƣ chi phí cải tạo, chƣa
chú ý đến quản lý sự biến động: phải quy hoạch theo hƣớng động, thay đổi để
thích nghi với môi trƣờng đầy biến động trong tƣơng lai; còn chƣa có hoặc thiếu
thị trƣờng hoạt động tốt về quyền sử dụng đất đai; giá đất khác nhau tại khu vực
21


dự án làm phức tạp quá trình thực hiện quy hoạch; danh mục dự án do tƣ vấn
trong nƣớc lập còn dài vì chƣa có tiêu chí xác định thứ tự ƣu tiên nhƣ các dự án
do tƣ vấn nƣớc ngoài lập: tỷ lệ nội hoàn kinh tế (EIRR), tỷ lệ lợi ích - chi phí
(B/C), giá trị hiện tại ròng (NPV); thẩm định dự án trƣớc khi thực hiện và giám
sát thực hiện dự án còn chƣa rõ, có chồng chéo hoặc thiếu trách nhiệm ràng
buộc...Dự án xây dựng mới rủi ro cao do không tính toán đầy đủ, thời gian thực
hiện dự án ngắn, nhu cầu vận tải thấp hơn so với dự báo. Thể chế kém hiệu quả
trong phân bổ, sử dụng nguồn lực; môi trƣờng chính sách giao thông đô thị cần
đƣợc cải thiện lớn.
Kết quả thực hiện các dự án quy hoạch thì sao? Lấy Thủ đô Hà Nội là ví
dụ: Năm 1998 Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày
20/6/1998 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội trong đó có nội
dung phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT Hả Nội. Sau hơn 10 năm thực hiện
Quyết định trên những gì đạt đƣợc của Thủ đô chúng ta đều rõ: So với quy
hoạch đặt ra những gì làm đƣợc của 10 năm còn quá cách xa những mục tiêu cần
đạt tới. Điển hình là cầu Thanh Trì xuất hiện trong bản vẽ quy hoạch từ năm
1960, sau ngót nửa thế kỷ mới trở thành hiện thực. Tƣơng tự nhƣ vậy hệ thống
đƣờng vành đai cũng đƣợc đề cập từ rất lâu nhƣng đến nay vẫn chƣa hoàn chỉnh
và còn đang ở cấp rất thấp, nên thƣờng xuyên bị ách tắc ở những nút giao cắt

cùng mức và tại các cửa ra vào của khu đô thị mới. Mấy năm gần đây, Hà Nội
đã xây dựng xong một số nút giao khác nhƣ Nam cầu Chƣơng Dƣơng
(30/4/2001), nút giao Ngã Tƣ Vọng (30/4/2002) và cầu vƣợt Mai Dịch... tuy là
những nút giao lập thể không hoàn chỉnh, còn lộn xộn nhƣng chƣa giải quyết
đƣợc vấn đề ách tắc giao thông. Trong suốt thời gian qua chúng ta chủ yếu đi
vào các giải pháp tình thế nhƣ : Cắt sén vỉa hé, đặt thêm rồi tháo đi các giải phân
cách cứng, lắp đặt đèn tín hiệu, phân luồng chạy xe, không cho mua xe máy ở
bốn quận nội thành...
Kết luận Chƣơng I:
Từ những nghiên cứu những khái niệm cơ bản, phân tích đƣờng lối, chủ
trƣơng của Đảng và Chính phủ và nghiên cứu, xem xét các dự án quy hoạch đã
đƣợc lập, qua những nhận xét ở từng mục và nhận xét chung, chúng ta thấy:
Một là: Khi xây dựng tiến trình kế hoạch hóa phát triển nền kinh tế quốc
dân cũng nhƣ phát triển ngành cần nắm rõ những khái niệm chiến lƣợc, quy
hoạch, kế hoạch cần phải đƣợc hiểu rõ, thống nhất và tránh nhầm lẫn;
Hai là: Khi đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối cần đƣợc xây dựng trên cơ sở
nghiên cứu khoa học, tránh áp đặt cứng nhắc dẫn đến những sai sót hệ thống từ
xây dựng chiến lƣợc đến thực hiện kế hoạch;
Ba là: Cần sớm ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy định, các văn bản quản
lý nhà nƣớc, nâng cao nội dung đào tạo về công tác QH GTVT từ đó tránh
những sai sót trong quá trình lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch nhƣ
hiện nay nhƣ đã nhận xét ở trên.
22


×